1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf

88 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thận mạn theo Hiệp hội cải thiện kết cục bệnh thận toàn cầu 2012 là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh [40]. Hiện nay, bệnh thận mãn tính (BTM) ngày càng được công nhận là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu [45]. Bởi đây là một bệnh phổ biến trên khắp thế giới, ảnh hưởng đến 16% dân số [58], tỷ lệ mắc bệnh thận mạn ngày càng tăng [39], và là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh tim mạch và tử vong sớm [52]. Bên cạnh đó, sức khỏe tâm thần thường đi kèm với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất [70]. Và trầm cảm, lo âu, stress là các rối loạn tâm thần phổ biến gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con người, tạo nên một gánh nặng bệnh tật rất lớn [43]. Các sự hiện diện của bệnh đi kèm với trầm cảm, lo âu, stress có ý nghĩa nghiêm trọng đáng kể đối với việc xác định, điều trị và phục hồi các cá nhân bị ảnh hưởng [70]. Cho nên việc đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu, stress là cần thiết. Theo nghiên cứu Wen Jiun Liu (2018) trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Mỹ thì tỷ lệ stress là 48%, tỷ lệ trầm cảm là 37% và lo âu 20% [29]; tại Bồ Đào Nha (2020) có 37,2% trầm cảm, 24% lo âu và 24% stress [62]; tại Romanian (2009) cho kết quả 61,5% trầm cảm, 81,5% lo âu và 60,9% stress [19]. Theo nghiên cứu tại nhiều quốc gia Châu Á kết quả cho tỷ lệ lo âu, trầm cảm và stress của bệnh nhân suy thận mạn từ 19,9% đến 36,3% [46]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2015) trên bệnh nhân suy thận mạn, đang lọc máu chu kỳ thì 40,4% bệnh nhân lo âu, 40,9% bệnh nhân trầm cảm; 53,8% xuất hiện đồng thời lo âu và trầm cảm [18]. Và các nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi, giới, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, tình trạng cân nặng, tôn giáo và không mắc bệnh mạch vành, trình độ học vấn có liên quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu, stress [18], [29]. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trịnh Viết Then trên bệnh nhân mạn tính cho tỷ lệ stress 60,3% ở nữ, 39,7% ở nam và nghiên cứu tìm được bệnh mạn kết hợp, tăng cường thể lực, kết hôn, quan tâm của bác sĩ liên quan đến tình trạng stress [15]. Hiện nay, Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đà Nẵng đang phục vụ nhu cầu khám, điều trị, lọc máu cho bệnh nhân suy thận mạn trên địa bàn thành phố và các tỉnh lận cận tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về các vấn đề trầm cảm, lo âu, stress trên bệnh nhân. Từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu trầm cảm, lo âu và stress ở bệnh nhân sau phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Đà Nẵng” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu và stress theo thang điểm DASS 21 ở bệnh nhân sau phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo chu kì tại bệnh viện Đà Nẵng. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu và stress ở đối tượng nghiên cứu.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

PHAN ĐÌNH THẢO

NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ STRESS

Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT TẠO THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HUẾ - 2021

Trang 2

DALY Disability-adjusted life year

Số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật

Thay đổi chế độ ăn uống trong bệnh thận

Đánh giá dinh dưỡng toàn diện chủ quan

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đại cương về bệnh thận mạn và chạy thận nhân tạo 3

1.2.Trầm cảm, lo âu, stress 11

1.3.Các nghiên cứu tràm cảm, lo âu, stress trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo 17

1.4.Thang đo DASS-21 17

1.5.Giới thiệu về khoa thận nhân tạo bệnh viện Đà Nẵng 21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 23

2.3 Phương pháp xử lý số liệu 32

2.4 Đạo đức nghiên cứu 32

2.5 Hạn chế nghiên cứu 32

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33

3.2 Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo theo thang đo DASS 21 39

3.3 Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress sau mổ ở đối tượng nghiên cứu 40

Chương 4: BÀN LUẬN 57

4.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57

4.2 Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân sau phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo theo thang đo DASS 21 62

4.3 Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress sau mổ ở đối tượng nghiên cứu 64

KẾT LUẬN 69

KIẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 33

Bảng 3.2 Đặc điểm về môi trường gia đình, xã hội 35

Bảng 3.3 Đặc điểm về hành vi sức khỏe 35

Bảng 3.4 Đặc điểm bệnh lý và tiền sử bệnh 36

Bảng 3.5 Đặc điểm liên quan đến tình trạng phẫu thuật 38

Bảng 3.6 Trình trạng trầm cảm, lo âu, stress ở các đối tượng nghiên cứu 39Bảng 3.7 Mức độ trầm cảm ở các đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.8 Mức độ lo âu ở các đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.9 Mức độ stress ở các đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố xã hội học của đối tượng nghiên cứu 43

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố hành vi của đối tượng nghiên cứu 44

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố bệnh lý của đối tượng nghiên cứu 45

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố bệnh lý thận mạn của đối tượng nghiên cứu 46

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 47

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố xã hội học của đối tượng nghiên cứu 48

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố hành vi của đối tượng nghiên cứu 49

Trang 5

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố bệnh lý của đối tượng

nghiên cứu 50

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố bệnh lý thận mạn của đối

tượng nghiên cứu 51

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa stress với các yếu tố nhân khẩu học của đối

tượng nghiên cứu 52

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa stress với các yếu tố xã hội học của đối tượng

Bảng 3.24 Mối liên quan giữa stress với các yếu tố bệnh lý thận mạn của đối

tượng nghiên cứu 56

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh thận mạn theo Hiệp hội cải thiện kết cục bệnh thận toàn cầu 2012 là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh [40] Hiện nay, bệnh thận mãn tính (BTM) ngày càng được công nhận là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu [45] Bởi đây là một bệnh phổ biến trên khắp thế giới, ảnh hưởng đến 16% dân số [58], tỷ lệ mắc bệnh thận mạn ngày càng tăng [39], và là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh tim mạch và tử vong sớm [52] Bên cạnh đó, sức khỏe tâm thần thường đi kèm với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất [70] Và trầm cảm, lo âu, stress là các rối loạn tâm thần phổ biến gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con người, tạo nên một gánh nặng bệnh tật rất lớn [43] Các sự hiện diện của bệnh đi kèm với trầm cảm, lo âu, stress có ý nghĩa nghiêm trọng đáng kể đối với việc xác định, điều trị và phục hồi các cá nhân bị ảnh hưởng [70] Cho nên việc đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu, stress là cần thiết

Theo nghiên cứu Wen Jiun Liu (2018) trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Mỹ thì tỷ lệ stress là 48%, tỷ lệ trầm cảm là 37% và lo âu 20% [29]; tại Bồ Đào Nha (2020) có 37,2% trầm cảm, 24% lo âu và 24% stress [62]; tại Romanian (2009) cho kết quả 61,5% trầm cảm, 81,5% lo âu và 60,9% stress [19] Theo nghiên cứu tại nhiều quốc gia Châu Ákết quả cho tỷ lệ lo âu, trầm cảm và stress của bệnh nhân suy thận mạn từ 19,9% đến 36,3% [46].Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2015) trên bệnh nhân suy thận mạn, đang lọc máu chu kỳ thì 40,4% bệnh nhân lo âu, 40,9% bệnh nhân trầm cảm; 53,8% xuất hiện đồng thời lo âu và trầm cảm [18] Và các nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi, giới, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, tình trạng cân nặng, tôn giáo và không mắc bệnh mạch vành, trình độ học vấn có liên

Trang 7

quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu, stress [18], [29] Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trịnh Viết Then trên bệnh nhân mạn tính cho tỷ lệ stress 60,3% ở nữ, 39,7% ở nam và nghiên cứu tìm được bệnh mạn kết hợp, tăng cường thể lực, kết hôn, quan tâm của bác sĩ liên quan đến tình trạng stress [15].

Hiện nay, Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đà Nẵng đang phục vụ nhu cầu khám, điều trị, lọc máu cho bệnh nhân suy thận mạn trên địa bàn thành phố và các tỉnh lận cận tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về các vấn đề trầm cảm, lo âu, stress trên bệnh

nhân Từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu trầm cảm, lo âu và stress ở bệnh nhân sau phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Đà Nẵng” với 2 mục tiêu:

1 Đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu và stress theo thang điểm DASS 21 ở bệnh nhân sau phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo chu kì tại bệnh viện Đà Nẵng

2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu và stress ở đối tượng nghiên cứu

Trang 8

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH THẬN MẠN VÀ CHẠY THẬN NHÂN TẠO 1.1.1 Bệnh thận mạn

Bệnh thận mạn (BTM) theo Hiệp hội cải thiện kết cục bệnh thận toàn cầu 2012 là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh [40]

1.1.2 Suy thận mạn

Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận – tiết niệu mạn tính, làm chức năng thận giảm sút dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và mất chức năng không phục hồi Suy thận gây ra các mức cầu thận giảm, ure và creatinin tang, rối loạn cân bằng nước – điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan, rối loạn chức năng nội tiết khác của thận Trong quá trình tiến triển của suy thận mạn có từng đợt nặng lên và cuối cùng dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, lúc này hai thận mất hết chức năng hoàn toàn, đòi hỏi phải điều trị thay thế thận [11]

Khi mức lọc cầu thận giảm đến giai đoạn 5 (mức lọc cầu thận < 15 ml phút), bệnh nhân được chẩn đoán là suy thận và có chỉ định điều trị thay thế thận suy ở đây là chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận (bảng 1.1) [41]

Trang 9

Bảng 1.1: Phân độ giai đoạn bệnh thận mạn dựa vào mức lọc cầu thận theo

The Kidney Disease Outcomes Quality Initiative

Giai đoạn Định nghĩa Mức lọc cầu thận (ml/phút/1,73m2)

Chẩn đóan bệnh thận mạn dựa vào

- Lâm sàng có thể có hoặc không có biểu hiện lâm sàng của bệnh thận biểu hiện bệnh thận như phù toàn thân, tiểu máu…

- Cận lâm sàng tầm soát:

- Xét nghiệm định lượng créatinine huyết thanh: Tử créatinine huyết thanh ước đóan độ thanh lọc créatinine theo công thức Cockcroft Gault, hoặc ước đóan mức lọc cầu thận theo công thức của MDRD (Modification of Diet in Renal Disease)

- Xét nghiệm nước tiểu tìm albumine và protein trong nước tiểu: với mẩu nước tiểu bất kỳ, tốt nhất là mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng sau ngủ dậy

Trang 10

Bảng 1.2 Kết quả xét nghiệm albumine và protein trong nước tiểu

Tỷ lệ Tăng creatinine niệu (ACR)

<30 mg/g <3 mg/mmol

≥30mg g ≥ 3mg mmo Albumine niệu 24 giờ < 30mg/24 giờ ≥ 30mg 24 giờ Tỷ lệ protein/creatinine

niệu (PCR)

<150mg/g <15mg/mmol

≥150mg g ≥15mg mmol Protein niệu 24giờ <150mg/24 giờ ≥150 24 giờ

Protein niệu giấy nhúng âm tính Vết đến dương tính - Xét nghiệm khảo sát cặn lắng nước tiểu (tìm cặn lắng bất thường như hồng cầu, bạch cầu, các trụ niệu), xét nghiệm điện giải đồ, và sinh thiết thận

- Xét nghiệm hình ảnh: siêu âm thận và hệ niệu (tìm sỏi, nang thận, kích thước thận), niệu ký nội tĩnh mạch Chẩn đoán xác định bệnh thận mạn, khi các xét nghiệm vẫn bất thường trong những lần xét nghiệm lập lại sau trong vòng 3 tháng [5]

- Tình trạng suy dinh dưỡng: dựa vào giảm albumin huyết thanh, cân nặng, bảng điểm đánh giá dinh dưỡng toàn diện chủ quan (Subjective Global Assessment, SGA), chế độ dinh dưỡng

- Rối loạn chuyển hóa calcium và phospho: giảm calcium, tăng phospho, tăng PTH huyết thanh gây cường tuyến phó giáp thứ phát, giảm vitamine D, tổn thương xương

Trang 11

- Bệnh lý thần kinh: ngoại biên, trung ương, hệ thần kinh thực vật • Biến chứng tim mạch [5]

1.1.4 Sinh lý bệnh suy thận mạn

Trong suy thận mạn, hội chứng urê máu cao xảy ra mạn tính qua nhiều tháng, nhiều năm và gây tổn thương nhiều cơ quan Những tổn thương này được biểu hiện qua sự rối loạn nước – điện giải – thăng bằng kiềm toan (tang bài tiết natri, tăng thải kali, toan chuyển hóa, tăng phospho và giảm canxi máu), rối loạn tim mạch, rối 7 loạn huyết học (thiếu máu, rối loạn chức năng bạch cầu nên dễ bị nhiễm trùng), rối loạn chuyển hóa và nội tiết liên quan đến đề kháng insulin và di hóa đạm, nhất là gây ra những rối loạn liên quan đến tiêu hóa và dinh dưỡng Hội chứng u rê máu cao gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, gây buồn nôn, nôn, chán ăn (hơi thở có mùi khai và vị kim loại trong miệng) và chế độ ăn giảm đạm làm gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân[10]

1.1.5 Điều trị bệnh thận mạn

1.1.5.1 Mục tiêu điều trị bệnh thận mạn

- Điều trị bệnh thận căn nguyên

- Điều trị nguyên nhân gây giảm GFR cấp tính có thể hồi phục được - Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn

- Điều trị các biến chứng tim mạch, và các yếu tố nguy cơ tim mạch - Chuẩn bi điều trị thay thế thận khi thận suy nặng [5]

1.1.5.2 Nguyên tắc điều trị bệnh thận mạn

Theo KDOQI 2002, chiến lược chung điều trị bệnh thận mạn được phân theo giai đọan của phân độ bệnh thận mạn [5]

Trang 12

Bảng 1.3 Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đọan của BTM Giai

đọan

Mức lọc cầu thận (ml/ph/1,73m2da)

Việc cần làm (giai đoạn sau tiếp tục giai đoạn trước)

Chẩn đoán và điều trị bệnh căn nguyên, giới hạn yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp, làm chậm tiến triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch

2 60-89 + Ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận 3 30-59 +Đánh giá và điều trị biến chứng 4 15-29 + Chuẩn bị điều trị thay thế thận

5 ≤ 15 Điều trị thay thế thận nếu có hội chứng uré huyết

1.1.6 Yếu tố nguy cơ bệnh thận mạn

1.1.6.1 Yếu tố về lâm sàng

- Bệnh tiểu đường - Tăng huyết áp - Bệnh tự miễn

- Nhiễm trùng toàn thân - Nhiễm trùng đường tiết niệu - Sỏi tiết niệu

- Tắc nghẽn đường tiết niệu dưới

- Tiền sử gia đình mắc bệnh thận mãn tính - Phục hồi sau suy thận cấp tính

- Giảm khối lượng thận

- Tiếp xúc với một số loại thuốc - Nhẹ cân [40]

Trang 13

1.1.6.2 Các yếu tố về xã hội

- Tuổi cao

- Tình trạng dân tộc thiểu số của Hoa Kỳ: Người Mỹ gốc Phi, Người Mỹ,

Người Ấn Độ, Tây Ban Nha, Châu Á hoặc Đảo Thái Bình Dương

- Tiếp xúc với một số hóa chất và môi trường - Thu nhập / học vấn thấp [40]

1.1.7 Dự phòng

Do bệnh thận mạn thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng đến giai đọan cúôi, nên mục tiêu quan trọng là phát hiện bệnh sớm ở 3 đối tượng nguy cơ cao là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, và gia đình có người bệnh thận Các đối tượng này cần được làm xét nghiệm tầm sóat định kỳ hằng năm và tích cực điều trị sớm tránh bệnh thận tiến triển đến giai đoạn

cuối [5]

1.1.8 Dịch tễ bệnh thận mạn

Bệnh thận mãn tính là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng [61] Trong năm 2017, BTM dẫn đến 1,2 triệu người chết và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 12 trên toàn thế giới Bên cạnh đó, toàn cầu tỷ lệ tử vong do BTM ở mọi lứa tuổi tăng lên tăng 41,5% từ 1990 đến 2017 [25] Trên toàn thế giới tỷ lệ hiện mắc được ước tính là 8–16% Các biến chứng bao gồm 8 dạng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và bệnh tim mạch, sự tiến triển của bệnh thận, chấn thương thận cấp tính, suy giảm nhận thức, thiếu máu, rối loạn khoáng chất và xương, và gãy xương [38]

Bệnh thận mãn tính là một vấn đề ngày càng gia tăng ở Hoa Kỳ, với tỷ lệ hiện mắc ước tính 9-12% trong năm 1999-2000 tại vì giai đoạn đầu bệnh thường diễn biến chậm, không có triệu chứng đáng chú ý, bệnh nhân có thể không biết tình trạng sức khỏe Ngay cả những người đã được xác định là mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn đầu bởi những bằng chứng về tổn thương thận

Trang 14

hoặc giảm chức năng thận thông qua kiểm tra thường xuyên nhưng họ cũng thiếu hiểu biết và quan tâm [60] Gần đây nhất, CDC Hoa Kỳ đưa ra một số thống kê về căn bệnh phổ biến nhất- Bệnh Thận Mạn, hơn 1 trong 7 người, tức là 15% người trưởng thành ở Hoa Kỳ hoặc 37 triệu người, được ước tính là mắc bệnh BTM, Có tới 9 trên 10 người trưởng thành mắc bệnh BTM không biết mình mắc bệnh BTM, khoảng 2 trong số 5 người lớn bị BTM nặng không biết mình bị BTM [26]

Tại Thái Lan, các báo cáo trước đây về tỷ lệ hiện mắc bệnh thận mãn tính dao động từ 4,3% đến 13,8%, tuy nhiên năm 2010 một nghiên cứu tên nhóm tuổi trung bình 45,2 tuổi cho tỷ lệ cao đến 17,8% Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn ở các giai đoạn I, II, III và IV là 3,3%, 5,6%, 7,5% và 1,1% Tỷ lệ mắc bệnh BTM cao hơn ở Bangkok, các khu vực phía Bắc và Đông Bắc so với tháo đường, tăng huyết áp, tăng acid uric máu, tiền sử sỏi thận và sử dụng thuốc đông y) có liên quan đến BTM Chỉ 1,9% đối tượng được biết rằng họ bị BTM [37]

Tại Việt Nam, năm 2012 ước tính có đến 5,4 triệu người mắc bệnh thận mạn và 8000 bệnh nhân mới mắc bệnh thận giai đoạn cuối mỗi năm; có khoảng 72000 bệnh nhân đang điều trị lọc máu bằng thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng [66]

1.1.9 Đường mạch máu chạy thận nhân tạo

1.1.8.1 Đường mạch máu tạm thời trong thận nhân tạo cấp cứu:

Thường dùng catheter nòng đôi đặt vào tĩnh mạch I đùi hoặc TM cảnh trong

1.1.8.2 Đường mạch máu lâu dài trong thận nhân tạo chu kỳ

Nối tắt bên ngoài: nằm ngoài da, bao gồm nối tắt QuintonScribner, nối

tắt Buselmeier và nối tắt Thomas Do nhiều biến chứng nên các nối tắt bên

ngoài này không còn được sử dụng

Nối tắt bên trong: nằm dưới da, bao gồm:

Trang 15

Nối tắt bên trong có nguồn gốc tự nhiên: tạo rò động mạch (ĐM) quay – TM đầu ở cổ tay, sử dụng được 20-25 năm, ít biến chứng – Cầu nối động – tĩnh mạch bằng ống mạch máu nhân tạo: tỷ lệ biến chứng tắc mạch và nhiễm

trùng cao hơn hẳn chất liệu tự thân

Catheter lâu dài: có nút chặn (cuff), đặt qua đường hầm dưới da trước

khi vào TM, lưu lại được vài ba năm

1.1.8.3 Chỉ định đường mạch máu chạy thận nhân tạo chu kỳ

Chiến lược chung: tạo rò động – tĩnh mạch (Đ-TM) được lựa chọn đầu

tiên Nếu thất bại thì đặt ống mạch máu nhân tạo BN già yếu, bệnh lý nặng

phối hợp, không đồng ý tạo rò thì đặt catheter lâu dài

Chỉ định cụ thể: tùy theo tình trạng ĐM quay và TM nông ở cẳng tay,

tình trạng sức khỏe BN

1.1.8.4 Biến chứng của tạo rò động – tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo

Tĩnh mạch không giãn, phẫu thuật thất bại: gặp khoảng 5% - 10%

trường hợp, do chất lượng mạch máu tạo rò không đảm bảo, chỉ định phẫu

thuật quá rộng rãi và sai sót trong kỹ thuật tạo rò

Hẹp đường rò: gặp ở bất cứ đoạn nào của đường rò, tỷ lệ thuận với thời

gian sử dụng TM dưới đòn là nơi hay gặp nhất

Cục máu đông trong tĩnh mạch: gặp trong khoảng 7% trường hợp,

thường đồng hành với hẹp và phình mạch

Phình mạch: là dạng giả phình, do chọc kim làm tổn thương thành mạch,

nhất là khi chọc sai kỹ thuật và chọc nhiều lần trên một vị trí

Hội chứng “trộm máu” và thiếu máu ngọn chi: gặp khoảng 2,9% nếu tạo

rò ở cổ tay, còn ở vùng khuỷu lên đến 17%

Tăng áp tĩnh mạch ngoại biên, phù nề bàn ngón tay: khoảng 2,3%

trường hợp, chủ yếu gặp trong kiểu nối bên – bên

Trang 16

Nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân: gặp trong khoảng 3,6% trường hợp và

ít gây nguy hiểm cho tính mạng BN [17]

1.1.8.5 Ảnh hưởng của thủ thuật nối thông động tĩnh mạch

Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng về nhiễm trùng, phù nề, thiếu máu với thủ thuật nối thông động tĩnh mạch [17] Trong khi đó, tình trạng thiếu máu có liên quan mật thiết với tình trạng lo âu Việc bổ sung sắt giảm nguy cơ các rối loạn tâm thần đặc biệt là lo âu [44] Cho nên cần quan tâm đến các bệnh đã nối thông động tĩnh mạch

1.2 TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS 1.2.1 Trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi một hoặc nhiều giai đoạn Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến với tình trạng giảm khí sắc, mất hứng thú, giảm năng lực ý chí, cảm giác có tội lỗi hay tự đánh giá thấp bản thân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống và khả năng tập trung suy nghĩ làm việc kém Hơn nữa, trầm cảm thường có triệu chứng lo âu và các biểu hiện trầm cảm thường trở nên mạn tính, lặp đi lặp lại dẫn tới suy giảm đáng kể khả năng tự chăm sóc [8]

Người bị trầm cảm có thể xuất hiện một số dấu hiệu và triệu chứng sau đây, với tần suất gần như hằng ngày và xảy ra trong ít nhất hai tuần:

- Tâm trạng buồn dai dẳng, lo lắng hoặc “trống rỗng” - Cảm giác tuyệt vọng hoặc bi quan

- Cáu gắt

- Cảm giác tội lỗi, vô dụng hoặc bất lực

- Mất hứng thú hoặc mất hứng thú với các sở thích và hoạt động - Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi

- Di chuyển hoặc nói chậm hơn

- Cảm thấy bồn chồn hoặc khó ngồi yên

- Khó tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định

Trang 17

- Khó ngủ, thức dậy vào sáng sớm hoặc ngủ quên - Cảm giác thèm ăn và hoặc thay đổi cân nặng - Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự sát

- Đau hoặc nhức, đau đầu, chuột rút hoặc các vấn đề tiêu hóa mà không có nguyên nhân rõ 12ang về thể chất và / hoặc không thuyên giảm ngay cả khi điều trị

Không phải ai bị rối loạn trầm cảm cũng trải qua mọi triệu chứng Một số người chỉ gặp một vài triệu chứng trong khi những người khác có thể gặp nhiều triệu chứng Nếu có một số triệu chứng dai dẳng cùng với tâm trạng không tốt là cần thiết để chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng Mức độ nghiêm trọng, tần suất và thời gian kéo dài của các triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và bệnh tật cụ thể của họ Các triệu chứng cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh [56]

1.2.2 Lo âu

Đôi khi lo lắng là một phần mong đợi của cuộc sống Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi đối mặt với một vấn đề trong công việc, trước khi làm bài kiểm tra hoặc trước khi đưa ra một quyết định quan trọng Nhưng rối loạn lo âu liên quan đến nhiều thứ hơn là lo lắng hoặc sợ hãi tạm thời Đối với một người bị rối loạn lo âu, cảm giác lo lắng không biến mất và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian Các triệu chứng có thể cản trở các hoạt động 12ang ngày như hiệu suất công việc, bài tập ở trường và các mối quan hệ

Có một số loại rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn hoảng sợ và các rối loạn liên quan đến ám ảnh khác nhau

1.2.2.1 Rối loạn lo âu lan toả

Những người bị rối loạn lo âu tổng quát biểu hiện sự lo lắng hoặc lo lắng quá mức, hầu hết các ngày trong ít nhất 6 tháng, về một số vấn đề như sức khỏe cá nhân, công việc, tương tác xã hội và hoàn cảnh cuộc sống thường

Trang 18

ngày Nỗi sợ hãi và lo lắng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong các lĩnh vực của cuộc sống của họ, chẳng hạn như giao tiếp xã hội, trường học và công việc

Các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát bao gồm: - Cảm thấy bồn chồn, đau đớn hoặc căng thẳng - Dễ mệt mỏi

- Khó tập trung; đầu óc trống rỗng - Cáu kỉnh

- Bị căng cơ

- Khó kiểm soát cảm giác lo lắng

- Gặp vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc hoặc ngủ không ngon giấc

1.2.2.2 Rối loạn hoảng sợ

Những người bị rối loạn hoảng sợ có những cơn hoảng sợ bất ngờ tái diễn Các cơn hoảng sợ là giai đoạn sợ hãi dữ dội đột ngột xảy ra nhanh chóng và đạt đến đỉnh điểm trong vòng vài phút Các cuộc tấn công có thể xảy ra bất ngờ hoặc có thể được gây ra bởi một yếu tố kích hoạt, chẳng hạn như một đối tượng hoặc tình huống đáng sợ

Trong cơn hoảng loạn, mọi người có thể gặp phải:

- Tim đập nhanh, tim đập thình thịch hoặc tim đập nhanh - Đổ mồ hôi

- Run rẩy hoặc run rẩy

- Cảm giác khó thở, ngạt thở hoặc nghẹt thở - Cảm giác diệt vong sắp xảy ra

- Cảm giác mất kiểm soát

Những người bị rối loạn hoảng sợ thường lo lắng về thời điểm xảy ra cơn hoảng sợ và tích cực cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai

Trang 19

bằng cách tránh những địa điểm, tình huống hoặc hành vi mà họ liên kết với cơn hoảng sợ Lo lắng về các cơn hoảng loạn và nỗ lực cố gắng tránh các cuộc tấn công, gây ra các vấn đề đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống của người đó

1.2.2.3 Rối loạn liên quan đến ám ảnh

Một nỗi ám ảnh là một nỗi sợ hãi mãnh liệt hay là ác cảm với đối tượng cụ thể hoặc các tình huống Mặc dù lo lắng trong một số trường hợp có thể là thực tế, nhưng nỗi sợ hãi mà người mắc chứng ám ảnh cảm thấy không tương xứng với mức độ nguy hiểm thực tế do hoàn cảnh hoặc đối tượng gây ra

- Chịu đựng những đồ vật và tình huống không thể tránh khỏi với sự lo lắng dữ dội

Có một số loại ám ảnh và rối loạn liên quan đến ám ảnh ví dụ như nỗi ám ảnh cụ thể (đôi khi được gọi là chứng ám ảnh sợ hãi đơn giản): Như nghe tên gọi, những người mắc chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể có một nỗi sợ hãi dữ dội hoặc cảm thấy lo lắng dữ dội về các loại đồ vật hoặc tình huống cụ thể

1.2.2.4 Rối loạn lo âu xã hội (trước đây được gọi là ám ảnh xã hội):

Những người bị rối loạn lo âu xã hội có một nỗi sợ hãi hoặc lo lắng chung về các tình huống xã hội hoặc hoạt động Họ lo lắng rằng những hành động hoặc hành vi liên quan đến sự lo lắng của họ sẽ bị người khác đánh giá tiêu cực, khiến họ cảm thấy xấu hổ Sự lo lắng này thường khiến những người mắc chứng lo âu xã hội trốn tránh các tình huống xã hội Rối loạn lo âu xã hội

Trang 20

có thể biểu hiện trong một loạt các tình huống, chẳng hạn như trong môi trường làm việc hoặc trường học [57]

1.2.3 Stress

Stress được Larazus (1999) khái quát là trạng thái hay cảm xúc mà cá nhân trải nghiệm khi họ nhận định rằng các yêu cầu và đòi hỏi từ bên ngoài và bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vượt quá nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động được [42]

Stress được hiểu là một quá trình diễn tiến liên tiếp nhau và được phân thành hai loại chính:

- Stress dương tính (eustress)-giai đoạn báo động, giai đoạn đề kháng: Stress trong một thời gian ngắn với tính chất, cường độ tác động vừa phải có thể tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất tức thời Loại stress này sẽ giúp lượng máu dồn đến các cơ bắp để làm các cơ bắp cứng lên, đồng thời cũng làm 15ang nhịp tim và huyết áp trong máu Nó có thể giúp cá nhân cải thiện tư duy, trí nhớ, sáng tạo, năng động, hăng hái, hào hứng; nhận thức được những tác nhân gây stress và khả năng phản ứng của mình trước stress Nếu sự kiện hay mối nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường

- Stress âm tính (distress): Phản ứng stress trở thành bệnh lý khi tình huống gây stress là bất ngờ, quá dữ dội, hoặc tình huống quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn xếp của chủ thể Tiếp theo giai đoạn báo động và đề kháng là giai đoạn kiệt quệ với khả năng thích nghi bị thất bại và xuất hiện stress bệnh lý

Stress ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể con người, bao gồm: cảm xúc, hành vi, khả năng suy nghĩ và cả về thể chất Nhưng mỗi người đáp ứng với stress khác nhau, vì vậy dấu hiệu stress rất đa dạng và không giống nhau kể cả ở những người có tình trạng sức khỏe như nhau Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo chung và triệu chứng của stress:

Trang 21

- Nhận thức: suy giảm trí nhớ, không có khả năng tập trung, khả năng phán xét giảm, tiêu cực, luôn lo lắng quá mức hoặc có suy nghĩ ganh đua

- Cảm xúc: trầm cảm hoặc không cảm thấy vui, lo lắng và kích động, buồn rầu, cáu kỉnh/ giận dữ, cảm thấy quá tải, cô đơn cô lập

- Hành vi: thay đổi thói quen ăn uống: ăn nhiều ít hơn bình thường, ngủ nhiều ít hơn, sống thu mình, chậm trễ công việc hoặc chối bỏ trách nhiệm, sử dụng chất kích thích (rượu, thuốc lá, ma túy) để thư giãn, có những hành vi liên quan thần kinh như cắn móng tay

- Thể chất: đau ngực, tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, giảm ham muốn, thường bị cảm lạnh/ cảm cúm [2]

1.2.4 Gánh nặng bệnh tật của trầm cảm, lo âu, stress

Rối loạn trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng trong các nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu 1990 và 2000 Các con số được sử dụng để tính số năm sống với tình trạng khuyết tật (YLD) và số năm sống được điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật (DALYs) Kết quả nghiên cứu của Ferrari AJ nhận định rối loạn trầm cảm là nguyên nhân thứ hai của YLD trong năm 2010 Rối loạn trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu của DALYs mặc dù không có trường hợp tử vong nào được cho là nguyên nhân cơ bản và trầm cảm nặng chiếm 2,5% (1,9% - 3.2%) tỷ lệ mắc bệnh DALY trên toàn cầu Tại Hoa Kỳ, chi phí cho trầm cảm khoảng 53 tỉ đô la mỗi năm bao gồm điều trị tâm lý, điều trị không liên quan đến tâm lý, chi phí người thân chăm sóc, chi phí do giảm năng suất công việc và tử vong [34] Năm 2015, theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới thì Việt Nam có khoảng 3.564.000 người mắc rối loạn trầm cảm (4,0% dân số) với chỉ số YDLs là 7.4% [71]

Rối loạn lo âu là nguyên nhân gây tàn tật đứng 16ang thứ sáu về YLD, ở cả các nước có thu nhập cao và thu nhập thấp và trung bình Trên toàn cầu, rối loạn lo âu chiếm 390 DALY trên 100.000 người vào năm 2010, không có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian Nữ giới chiếm khoảng 65% DALY do rối loạn

Trang 22

lo âu gây ra, với gánh nặng cao nhất ở cả nam và nữ là những người trong độ tuổi từ 15 đến 34 [24] Theo thống kê tại Hoa Kỳ, chi phí cho bệnh rối loạn lo âu khoảng 47 tỉ đô năm 1996 và 42 tỉ năm 1999 Bao gồm chi phí điều trị tâm lý, điều trị không liên quan đến tâm lý, chi phí người thân chăm sóc, chi phí do giảm năng suất công việc và tử vong [34] Đến năm 2015 có 1.941.166 người mắc rối loạn lo âu vói chỉ số YLD là 2.2% [71]

Stress đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của con người Stress có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý các triệu chứng bệnh Các hành vi liên quan đến stress ví dụ như ăn uống, sử dụng rượu, hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực, quên uống thuốc… cũng ảnh hưởng đến việc tự chăm sóc và đây cũng là những nguy cơ làm tăng mức độ bệnh Stress ảnh hưởng đến khởi phát bệnh cũng như diễn biến và kết thúc bệnh Mặt khác, có nhiều yếu tố liên quan đến stress, bao gồm các yếu tố bên trong của cá nhân và từ phía môi trường bên ngoài Không phải tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng không tốt, mà ngược lại, mang tính chất bảo vệ đối với chủ thể [15]

1.3 THANG ĐO DASS-21

Thang đo DASS-21 là phiên bản rút gọn của DASS được phát triển bởi Lovibond SH và Lovibond PF, để đánh giá các triệu chứng rối loạn trầm cảm, lo lắng và căng thẳng ở người lớn [48]

DASS-21 là một công cụ được thiết lập tốt để đo trầm cảm, lo lắng và căng thẳng với độ tin cậy và hiệu lực tốt được báo cáo từ người lớn Mỹ gốc Tây Ban Nha, Anh và Úc Bộ công cụ đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam và được dịch thuật phù hợp với văn hóa, ngữ cảnh và sử dụng trên nhiều đối tượng khác nhau [6], [14]

Thang đo DASS21 đã được kiểm tra về độ tin cậy và tính giá trị Kết quả các nghiên cứu đã báo cáo các ước tính tốt về độ tin cậy (coefficient-α) khoảng từ 0,82 đến 0,97 trong các mẫu thực nghiệm và lâm sàng [48] Nghiên

Trang 23

cứu gần đây của Osman.A cho kết quả hệ số coefficient-α trầm cảm là 0,85, lo âu là 0,81 và stress là 0,88 Tính giá trị omega(ω) cũng khá tốt: kết quả cho cả thang đo DASS-21 là 0,89, trong đó cho lĩnh vực trầm cảm là 0,88, lo âu là 0,83 và stress là 0,85 tổng điểm của thang điểm DASS-21 có mối tương quan cao hơn với điểm của thang đo trầm cảm và lo lắng hỗn hợp hơn là với điểm của thang đo trầm cảm hoặc lo âu cụ thể được đề xuất Ước tính hệ số omega cho điểm thang đo DASS-21 là tốt [23]

Trong thang đo DASS-21, người trả lời được yêu cầu suy nghĩ về những trải nghiệm của họ trong 7 ngày vừa qua

Có 21 mục trong thang điểm này với bốn mức độ phản hồi: 0 “Hoàn toàn không áp dụng cho tôi – Không bao giờ”, 1 “Áp dụng cho tôi ở một mức độ nào đó hoặc đôi khi – Đôi khi”, 2 “Đã áp dụng cho tôi mức độ đáng kể, hoặc một phần thời gian tốt – Thường xuyên” và 3 “Áp dụng cho tôi rất nhiều, hoặc hầu hết thời gian – Hầu như luôn luôn”

Sau đó, tính điểm trên ba thang điểm phụ là DASS-21-Trầm cảm (DASS-21-D), DASS-21-Lo lắng (DASS-21-A) và Căng thẳng (DASS-21-S) Có 7 mục trong mỗi hạng mục con; điểm được cho từ 0 đến 21 [14]

1.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS TRÊN BỆNH MẠN TÍNH

1.4.1 Trên thế giới

Theo nghiên cứu một nghiên cứu khác ở Hoa Kỳ của tác giả Yohannes và công sự (2019) đánh giá độ tin cậy của thang DASS 21 ở 557 bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở nhóm tuổi trung bình của những người tham gia là 71,6 (9,4) tuổi và 49% là phụ nữ cho thấy tỷ lệ lo âu, trầm cảm và stress lần lượt là 54%, 38% và 25% [35]

Theo nghiên cứu của tác giả Mohamad A Bujang và công sự (2015) thực hiện trên 1332 bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị lọc máu chu kỳ tại

Trang 24

nhiều quốc gia Châu Á (chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia) bao gồm tiêu chuẩn là: đối tượng từ 18 tuổi trở lên chạy thận nhân tạo ít nhất ba tháng Kết quả cho thấy, độ tuổi trung bình của đối tượng là 54,4 ± 15,4 Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS trên bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị lọc máu chu kỳ và kết quả cho tỷ lệ lo âu, trầm cảm và stress lần lượt là 36,3%, 46,6% và 19,9% [46]

Nghiên cứu của Wen Jiun Liu và cộng sự năm 2018 (Hoa Kỳ) đã Sử dụng bảng câu hỏi thang điểm trầm cảm, lo âu và căng thẳng (DASS21) dạng ngắn, chúng tôi nhằm mục đích để đo trạng thái tâm lý của các đối tượng chạy thận nhân tạo Tổng số 1.332 đủ điều kiện để phân tích, Căng thẳng (48%) ghi nhận trạng thái cảm xúc tiêu cực cao nhất, tiếp theo là trầm cảm (37%) và lo lắng (20%) Bằng phân tích đa biến, tình trạng cân nặng của chỉ số khối cơ thể bình thường, tôn giáo và không mắc bệnh mạch vành có liên quan đến điểm số thấp hơn cho trầm cảm, lo âu và căng thẳng, tương ứng Giáo dục đại học có liên quan đến điểm thấp nhất về trầm cảm và lo lắng, trong khi HD có điểm thấp hơn về căng thẳng so với PD Tuổi trẻ hơn có liên quan đến chứng lo âu và căng thẳng có điểm DASS21 kém hơn Nghĩa là béo phì, tôn giáo và bệnh mạch vành có liên quan đáng kể đến cả 3 triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng [29]

Một nghiên cứu của tác giảGerogianni G và cộng sự tại 24 phòng khám tại Hy Lạp cho kết quả trong tổng số 414 bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tỷ lệ trầm cảm là 29,4% và tỷ lệ lo âu là 35,9% theo thang đo HADS Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trầm cảm và lo lắng có liên quan rõ rệt đến phụ nữ, trình độ học vấn thấp, bệnh nhân tăng tuổi, nghỉ hưu, tài chính kém hoàn cảnh, tình trạng hôn nhân và các bệnh lý mắc kèm [32]

Nghiên cứu của tác giả Mosleh H tại Saudi Arabia (2020) đã cho kết quả trong số 122 bệnh nhân BTM có đến 24,6% bị trầm cảm và 19,7% có các

Trang 25

triệu chứng lo âu Sự lo ngại các triệu chứng phổ biến ở nữ hơn nam (P = 0,04) Tuổi lớn hơn là liên quan đáng kể với trầm cảm (P = 0,003) Các triệu chứng trầm cảm và lo lắng của bệnh nhân liên quan không đáng kể đến trình độ học vấn, tình trạng việc làm, thời gian bệnh tật và thời gian chạy thận nhân tạo [53]

1.3.2 Tại Việt Nam

Các vấn đề sức khỏe tâm thần luôn thường trực trên các bệnh nhân mạn tính

Nghiên cứu của tác giả Trịnh Viết Then và cộng sự, qua khảo sát 335 bệnh nhân bị bệnh mạn tính gồm: tim mạch, tiểu đường và tăng huyết áp tại các bệnh viện: Chợ Rẫy, quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9 TP.HCM năm 2017, kết quả cho thấy: Có đến 22,4% số bệnh nhân được nghiên cứu có biểu hiện stress (nghiên cứu này sử dụng thang đo stress ở bệnh nhân đã được Phạm Phương Thảo xây dựng) Ở nhóm nam, tỷ lệ mắc stress là 22,6%, còn ở nhóm nữ, tỷ lệ này là 22,3% và không có sự khác biệt về stress giữa 2 giới tính và những nhóm người thuộc các tôn giáo khác nhau Nghiên cứu cũng tìm ra được nhóm bệnh tim mạch có 32,2% bệnh nhân bị stress, 27,3% nhóm bệnh đái tháo đường và 17,1% nhóm tăng huyết áp Một người càng mắc nhiều bệnh, nguy cơ stress càng cao Stress kéo theo hiện tượng mất ngủ, mệt mỏi, buồn rầu, giảm sức khỏe ở bệnh nhân Các yếu tố: kết hôn, sự quan tâm chăm sóc của bác sĩ là những yếu tố bảo vệ, ngược lại, tình trạng kinh tế thấp là yếu tố nguy cơ gây stress ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu [15]

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hà An (2018) trên bệnh nhân Đái Tháo Đường điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết – ĐTĐ và Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch mai Trong nhóm nghiên cứu, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn với tỷ lệ 64,8% (160 người), nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn với tỷ lệ 35,2% (87 người) Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 60,4 ± 10,5, thấp nhất là 29

Trang 26

tuổi và cao nhất là 87 tuổi Theo ICD – 10, số bệnh nhân có trầm cảm chiếm 44,5% trong khi theo điểm số thang Beck, số bệnh nhân trầm cảm (điểm thang Beck ≥ 14) chiếm 48,2% Cụ thể, Theo ICD – 10: Số bệnh nhân trầm cảm vừa chiếm tỷ lệ cao nhất với 40%, sau đó là nhóm trầm cảm nhẹ với 31,8% trong khi chỉ có 6,4% các bệnh nhân trầm cảm ở mức độ nặng có loạn thần Theo điểm số thang Beck: Nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,1% có điểm từ 14 – 19 (tương đương với trầm cảm nhẹ); 33,6% có điểm từ 20 – 29 (trầm cảm vừa), và ít nhất là số các đối tượng có điểm từ 30 trở lên với 19,3% (trầm cảm nặng) Và có cho kết quả tổng số người mắc biến chứng thận là 27 trong đó 13 người chiếm 48,1% mắc trầm cảm và 14 người chiếm 51,9% không mắc trầm cảm [1]

Một nghiên cứu tại Việt Nam được thực hiện bởi Nguyễn Thị Quỳnh Vân vào năm 2015 trên 342 bệnh nhân suy thận mạn, đang lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo bệnh viên Bạch Mai cho thấy có 40,4% bệnh nhân lo âu, 40,9% bệnh nhân trầm cảm; 53,8% xuất hiện đồng thời lo âu & trầm cảm Tình trạng trầm cảm có mối liên quan mật thiết với tình trạng lo âu Bệnh nhân giới tính nữ, trình độ dưới THCS và không có việc làm có tỷ lệ lo âu và tỷ lệ trầm cảm cao hơn bệnh nhân giới tính nam, trình độ học vấn trên THCS và bệnh nhân có việc làm (p<0,05) Bệnh nhân có bệnh khác kèm theo có nguy cơ lo âu cao gấp 1,9 lần bệnh nhân không có bệnh gì (p<0,05) Tỷ lệ trầm cảm của bệnh nhân có kinh tế đủ cao hơn tỷ lệ trầm cảm của bệnh nhân có kinh tế thiếu thốn (p<0,05) [18]

1.5 GIỚI THIỆU VỀ KHOA THẬN NHÂN TẠO BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đà Nẵng được thành lập và tách ra từ khoa Hồi Sức Cấp Cứu vào năm 2002 nhằm đáp ứng nhu cầu khám, điều trị, lọc máu cho bệnh nhân suy thận mạn trên địa bàn thành phố và các tỉnh lận

Trang 27

cận tại khu vực như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, KonTum, Gia Lai Khoa gồm có 32 nhân viên y tế

Hoạt động chính của khoa: Khám và điều trị ngoại trú các bệnh nhân

- Thẩm tách siêu lọc HDF online

- Tạo lỗ dò FAV bằng hệ thống kim lỗ sinh học BIOHOLE

- Hướng dẫn, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật cho Bác sỹ, kỹ thuật viên về chuyên ngành lọc máu

- Nghiên cứu khoa học

- Lọc máu cho người nước ngoài

Trang 28

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh

- Bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối có chỉ định chạy thận chu kỳ, đã được phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch tại Bệnh viện Đà Nẵng để chạy thuận nhân tạo

- Nghiên cứu trên chẩn đoán bệnh án và đã được bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân không hợp tác, từ chối tham gia vào nghiên cứu và các bệnh nhân không không tự trả lời hoặc lú lẫn, sa sút trí tuệ…

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đà Nẵng

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 2020 đến tháng 5/2021

Thời điểm thu thập số liệu: tại thời điểm cắt chỉ sau phẫu thuật 07 ngày

2.2.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

Đối tượng được chọn tham gia vào nghiên cứu bao gồm tất cả bệnh nhân được phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đà Nẵng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu từ tháng 05 2020 đến tháng 05/2021 Cỡ mẫu thu thập được là 151 bệnh nhân

Trang 29

2.2.4 Nội dung nghiên cứu

2.2.4.1 Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân sau phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Đà Nẵng

- Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress theo thang DASS 21 ở bệnh nhân sau phẫu

thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Đà Nẵng - Phân loại mức độ trầm cảm, lo âu, stress theo thang DASS 21

2.2.4.2 Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân sau phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Đà Nẵng

- Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và trầm cảm, lo âu, stress - Liên quan giữa môi trường gia đình, xã hội và trầm cảm, lo âu, stress - Liên quan giữa hành vi sức khỏe và trầm cảm, lo âu, stress

- Liên quan giữa đặc điểm bệnh lý/tiền sử bệnh và trầm cảm, lo âu, stress - Liên quan giữa tình trạng phẫu thuật và trầm cảm, lo âu, stress

Trang 30

Sơ đồ 2.1 Khung lý thuyết 2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu

Để đảm bảo tính khách quan, hạn chế tối đa sai số thông tin và tăng độ tin cậy đối với kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu bao gồm 03 nhân viên Y tế thuộc khoa thận nhân tạo bệnh viện Đà Nẵng tham gia vào việc thu thập số liệu nghiên cứu Chúng tôi tiến hành tập huấn đầy đủ và kỹ lưỡng về nội dung, phương pháp và công cụ thu thập số liệu cho nhóm nghiên cứu

Nhân khẩu học

Giới Tuổi Dân tộc Tôn giáo

Trình độ học vấn Hoàn cảnh kinh tế Nơi ở

Hoạt động thể lực

Bệnh lý, tiền sử bệnh

Tình trạng thiếu máu Giai đoạn suy thận Bệnh lý cơ thể mạn tính kèm theo

Tiền sử gia đình có người mắc trầm cảm Tiền sử gia đình có người mắc lo âu Tiền sử gia đình có người mắc stress

Tình trạng phẫu thuật

Cách thức phẫu thuật Tay phẫu thuật

Biến chứng liên quan đến phẫu thuật

Trầm cảm, lo âu, stress trên bệnh nhân chạy

thận nhân tạo theo thang đo

DASS 21

Trang 31

Thu thập số liệu dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn tại khoa thận nhân tạo bệnh viện Đà Nẵng Thu thập các thông tin nhân khẩu học, đặc điểm lối sống, đặc điểm tình trạng bệnh và các thông tin khác để đánh giá tình trạng trầm cảm, lo

âu, stress (bộ câu hỏi DASS21)

Quy trình thu thập số liệu

- Đối tượng nghiên cứu có đủ các tiêu chuẩn lựa chọn, đồng ý tham gia sẽ được cán bộ nghiên cứu giải thích và hướng dẫn kỹ những nội dung tham gia nghiên cứu

- Người nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập gồm các thông tin trong phiếu câu hỏi được chuẩn bị sẵn

- Bệnh nhân được yêu cầu đọc kỹ và điền/trả lời đầy đủ các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra

2.2.6 Các biến số nghiên cứu và cách lƣợng hóa

2.2.6.1 Các biến về nhân khẩu học

- Giới: (có 2 giá trị) Nam, Nữ

- Tuổi: Dương lịch, lấy năm điều tra trừ năm sinh, trong phân tích mối liên quan, biến số tuổi được phân thành 3 nhóm như sau: nhóm < 40 tuổi, nhóm 40 – 59 tuổi, nhóm ≥ 60 tuổi

- Dân tộc: (có 2 giá trị) Kinh, thiểu số

- Tôn giáo (có 4 giá trị): Không tôn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, tôn giáo khác Trong phân tích mối liên quan được phân thành 2 nhóm như sau:

+ Có tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, tôn giáo khác + Không tôn giáo

- Nơi ở của gia đình: (có 02 giá trị) + Khu vực thành thị

+ Khu vực nông thôn

- Trình độ học vấn (có 5 giá trị): Mù chữ, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, sau trung học phổ thông

Trang 32

- Nghề nghiệp (có 5 giá trị): CBCCVC, Công nhân, Nông nghiệp, Buôn bán, Nghề khác (bao gồm thất nghiệp)

- Tình trạng hôn nhân: (có 2 giá trị) Chưa lập gia đình, Đã lập gia đình (bao gồm đã kết hôn, ly hôn, góa),

- Hoàn cảnh kinh tế gia đình: (có 2 giá trị)

+ Hộ nghèo: Theo Quyết định số 59 2015 QĐ-TTg ngày 19 11 2015 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 [16]

* Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng người/tháng (từ 8.400.000 đồng người năm) trở xuống

* Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 900.000 đồng người/tháng (từ 10.800.000 đồng người năm) trở xuống

+ Không phải hộ nghèo

2.2.6.2 Các biến về môi trường gia đình, xã hội

- Môi trường gia đình: (có 2 giá trị)

+ Không có mâu thuẫn gia đình thường xuyên

+ Có mâu thuẫn gia đình thường xuyên (ít nhất 1 lần/tuần): Mâu thuẫn vợ chồng, con cái với bố mẹ, các thành viên khác trong gia đình (tất cả những hình thức bất đồng ý kiến, tranh luận, cãi nhau)

- Quan hệ xã hội: (có 2 giá trị)

+ Không có mâu thuẫn xã hội thường xuyên

+ Có mâu thuẫn xã hội thường xuyên (ít nhất 1 lần/tuần): Mâu thuẫn ở cơ quan, hàng xóm láng giềng, thất bại trong công việc, làm ăn thua lỗ

2.2.6.3 Các biến hành vi sức khỏe

- Hút thuốc lá (có 3 giá trị): Hiện có hút, Trước kia có hút, Chưa bao giờ hút Trong phân tích mối liên quan được phân thành 2 nhóm như sau:

+ Hiện tại có hút = Có hút thuốc lá

+ Trước kia có hút, Chưa bao giờ hút = Không hút thuốc lá

Trang 33

- Sử dụng rượu bia (Có 3 giá trị): Hiện có uống, Trước kia có uống, Chưa bao giờ uống Trong phân tích mối liên quan được phân thành 2 nhóm như sau:

+ Hiện tại có uống = Có sử dụng rượu bia

+ Trước kia có uống, Chưa bao giờ uống = Không sử dụng rượu bia - Hoạt động thể lực Trong phân tích mối liên quan được phân thành 2 nhóm

+ Không hoạt động thể lực: < 30 phút ngày X dưới 5 ngày/tuần + Có hoạt động thể lực bao gồm:

* Nhẹ: Đi bộ, đi xe đạp: ≥ 30 phút ngày X ít nhất là 5 ngày trở lên/ tuần * Trung bình: Mang vác vật nhẹ, chơi cầu lông, ten-nít, bơi: ≥ 30 phút/ngày X ít nhất là 5 ngày trở lên/ tuần

* Nặng: Đào đất, cày ruộng, thợ nề, thợ mộc, chạy, đạp xe nhanh, bơi nhanh: ≥ 30 phút/ngày X ít nhất là 3 ngày trở lên/ tuần

2.2.6.4 Đặc điểm bệnh lý và tiền sử bệnh

- Tình trạng thiếu máu (theo hồ sơ bệnh lý): (có 3 giá trị) + Nhẹ

+ Vừa + Nặng

- Giai đoạn suy thận (theo hồ sơ bệnh lý): (có 5 giá trị) + Giai đoạn 1

+ Giai đoạn 2 + Giai đoạn 3 + Giai đoạn 4 + Giai đoạn 5

Trong phân tích mối liên quan được phân thành 2 nhóm như sau: ≤ Giai đoạn III, > Giai đoạn III

- Bệnh lý cơ thể mạn tính kèm theo: (có 2 giá trị)

Trang 34

2.2.6.5 Biến số liên quan đến tình trạng phẫu thuật

- Cách thức phẫu thuật: (có 4 giá trị) + Nối tĩnh mạch đầu – động mạch quay + Nối tĩnh mạch đầu – động mạch cánh tay + Nối tĩnh mạch nền – động mạch cánh tay

+ Nối tĩnh mạch – động mạch bằng mạch máu nhân tạo - Tay phẫu thuật: (có 2 giá trị)

+ Tay thuận

+ Tay không thuận

- Các biến chứng liên quan phẫu thuật: bao gồm 3 biến số + Chảy máu

+ Tổn thương dây thần kinh

+ Tăng huyết áp dẫn tới phù phổi do đau

2.2.6.6 Tình trạng trầm cảm, lo âu và stress:

Đánh giá theo thang điểm DASS 21 Của Livibond và Livibind gồm 21

câu hỏi, đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress trong 1 tuần trước khi điều

Trang 35

tra Thang đo gồm có 21 câu hỏi với 4 lựa chọn cho mỗi khía cạnh đo lường Mỗi câu hỏi được thiết kế để trả lời theo thang 4 điểm từ “0 = không đúng đối với tôi” đến “3 = rất đúng đối với tôi”, điểm số càng cao thể hiện mức độ trầm cảm, lo âu và stress càng nặng

Nội dung thang đo DASS-21 như sau:

1 Mức độ đánh giá

0 : Không đúng với tôi chút nào cả

1 : Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng 2 : Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng 3 : Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng

2 Các tình trạng

S 1 Tôi thấy khó mà thoải mái được 0 1 2 3

D 3 Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc tích cực nào 0 1 2 3 A 4 Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm

D 5 Tôi thấy khó bắt tay vào công việc 0 1 2 3 S 6 Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với mọi tình huống 0 1 2 3 A 7 Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay ) 0 1 2 3 S 8 Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều 0 1 2 3 A 9 Tôi lo lắng về những tình huống có thể làm tôi hoảng

sợ hoặc biến tôi thành trò cười 0 1 2 3 D 10 Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả 0 1 2 3 S 11 Tôi thấy bản thân dễ bị kích động 0 1 2 3

Trang 36

S 12 Tôi thấy khó thư giãn được 0 1 2 3 D 13 Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng 0 1 2 3

S 14 Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào

A 15 Tôi thấy mình gần như hoảng loạn 0 1 2 3 D 16 Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa 0 1 2 3 D 17 Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người 0 1 2 3 S 18 Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái 0 1 2 3 A 19 Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì

cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp) 0 1 2 3

Mức độ trầm cảm, lo âu và stress: Điểm của Trầm cảm, Lo âu và

Stress được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần và nhân với 2, sau đó đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress như sau:

Trang 37

2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu thập, làm sạch và được nhập vào phần mềm Epidata 3.1 Xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 20.0 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích (Phép kiểm định Chi bình phương để so sánh sự khác biệt giữa hai hay nhiều tỷ lệ với tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở đối tượng nghiên cứu)

2.4 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu chỉ được tiến hành sau khi nhận được sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức nghiên cứu-Trường Đại học Y Dược Huế

Nghiên cứu được sự cho phép của Ban lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng Giải thích rõ cho đối tượng về mục đích nghiên cứu, sự tham gia của đối tượng vào nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện

Giữ kín mọi thông tin liên quan đến đời tư, tình hình bệnh tật của đối tượng nghiên cứu.- Các thông tin của bệnh nhân chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác Cuối cùng, thông báo cho bệnh nhân về kết quả đánh giá rối loạn trầm cảm, lo âu, stress

2.5 HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tiến hành trong bối cảnh đại dịch COVID – 19 Điều này làm kết quả tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress của nghiên cứu có thể cao hơn so với thực tế bởi có nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng các vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống cũng như tăng nguy cơ tử vong ở bệnh

nhân chạy thận nhân tạo trong đại dịch COVID-19 [62]

Trang 38

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tuổi: Mean ± SD: 53,77 ± 15,475, Min – Max: 24 – 87

Trang 39

Đặc điểm Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%) Nghề nghiệp

Nhận xét: Tuổi của đối trượng nghiên cứu dao động từ 24-87 tuổi, tuổi

trung bình là 53,77 tuổi Nam giới chiếm tỷ lệ 52,3% Dân tộc kinh chiếm chủ yếu với 90,7% Các đối tượng cho biết gần 24% có tôn giáo và 58,9% đang ở thành thị Trình độ học vấn cao nhất là Tiểu học với 36,4% sau đó là trình độc THCS và trình độ từ THPT trở lên lần lượt là 25,2% và 27,8%, đáng chú ý tỉ lệ mù chữ là 10,6% Nông nghiệp là nghề nghiệp chủ yếu trong đối tượng nghiên cứu chiếm 35,1%, xếp sau đó là buôn bán với 27,2%, nghề nghiệp khác chiếm 17,9%, thấp nhất là CBCNVC và công nhân với tỉ lệ gần 10% Đối tượng nghiên cứu cho biết hầu hết đã có gia đình với tỉ lệ 92,1% và có hơn 1 8 đối tượng thuộc hộ nghèo

Trang 40

3.1.2 Môi trường gia đình, xã hội

Bảng 3.2 Đặc điểm về môi trường gia đình, xã hội

Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Môi trường gia đình

Không có mâu thuẫn gia đình thường xuyên 120 79,5

Quan hệ xã hội

Không có mâu thuẫn xã hội thường xuyên 118 78,1

Uống rượu bia

Nhận xét: Tỉ lệ hút thuốc lá chiếm hơn 1 3, đây cũng là tỉ lệ uống rượu

bia của đối tượng nghiên cứu Trong khi đó hơn 50% cho biết họ có hoạt động thể lực nhẹ, 29,1% thể lực trung bình, có 12,6% cho biết hoạt động thể

lực nặng và có đến 7,3% không có hoạt động thể lực

Ngày đăng: 06/05/2024, 22:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Phân độ giai đoạn bệnh thận mạn dựa vào mức lọc cầu thận theo - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 1.1 Phân độ giai đoạn bệnh thận mạn dựa vào mức lọc cầu thận theo (Trang 9)
Bảng 1.3. Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đọan của BTM   Giai - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 1.3. Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đọan của BTM Giai (Trang 12)
Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết  2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu (Trang 30)
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (Trang 38)
Bảng 3.3. Đặc điểm về hành vi sức khỏe. - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.3. Đặc điểm về hành vi sức khỏe (Trang 40)
Bảng 3.2. Đặc điểm về môi trường gia đình, xã hội. - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.2. Đặc điểm về môi trường gia đình, xã hội (Trang 40)
Bảng 3.5. Đặc điểm liên quan đến tình trạng phẫu thuật. - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.5. Đặc điểm liên quan đến tình trạng phẫu thuật (Trang 43)
Bảng 3.8. Mức độ lo âu ở các đối tượng nghiên cứu - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.8. Mức độ lo âu ở các đối tượng nghiên cứu (Trang 45)
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố nhân khẩu học của - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố nhân khẩu học của (Trang 47)
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố xã hội học của đối - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố xã hội học của đối (Trang 48)
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố hành vi của đối tượng - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố hành vi của đối tượng (Trang 49)
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố bệnh lý thận mạn của - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố bệnh lý thận mạn của (Trang 51)
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố xã hội học của đối tượng - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố xã hội học của đối tượng (Trang 53)
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố hành vi của đối tượng - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố hành vi của đối tượng (Trang 54)
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố bệnh lý của đối tượng - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố bệnh lý của đối tượng (Trang 55)
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố bệnh lý thận mạn của đối - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố bệnh lý thận mạn của đối (Trang 56)
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa stress với các yếu tố xã hội học của đối tượng - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa stress với các yếu tố xã hội học của đối tượng (Trang 58)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa stress với các yếu tố hành vi của đối tượng - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa stress với các yếu tố hành vi của đối tượng (Trang 59)
Bảng 4.1. So sánh tình trạng trầm cảm, lo âu, stress giữa các nghiên cứu - Nghiên Cứu Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Tạo Thông Động Tĩnh Mạch Để Chạy Thận Nhân Tạo Tại Bệnh Viện Đà Nẵng (Full Text).Pdf
Bảng 4.1. So sánh tình trạng trầm cảm, lo âu, stress giữa các nghiên cứu (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w