1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf

95 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung
Tác giả Nguyễn Duy Hướng
Trường học Đại Học Huế
Chuyên ngành Y Dược
Thể loại Luận Văn Chuyên Khoa Cấp II
Năm xuất bản 2020
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 1.1. Một số khái niệm cơ bản (10)
    • 1.2. Giới thiệu về các thang đo lường trầm cảm, lo âu và stress (11)
    • 1.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên (14)
    • 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đề tài (19)
    • 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (24)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (26)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (26)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (26)
    • 2.3. Xử lý số liệu (31)
    • 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu (32)
    • 2.5. Hạn chế của nghiên cứu (32)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.1. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress của đối tượng nghiên cứu (33)
    • 3.2. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên (42)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (66)
    • 4.1. Thực trạng trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên 2 Trường đại học Phú Yên và đại học xây dựng Miền Trung (66)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên (68)
  • KẾT LUẬN (73)
  • PHỤ LỤC (83)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe tâm thần là một cấu phần cơ bản trong các định nghĩa về sức khỏe. Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị các loại rối loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân. Sức khoẻ tâm thần là một khái niệm đa yếu tố, bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội và môi trường. Các vấn đề sức khỏe tâm thần có ảnh hưởng đến một phần tư dân số thế giới, trong đó rối loạn trầm cảm đã tác động đến 350 triệu người trên toàn cầu [28],[32]. Lo âu và trầm cảm là những bệnh lý tâm thần phổ biến nhất trong vị thành niên và thanh niên khắp thế giới [28]. Một loạt các yếu tố xã hội và môi trường bao gồm biến đổi xã hội nhanh chóng, di cư, cô lập xã hội, môi trường xung đột/hậu xung đột, thất nghiệp và đói nghèo, khủng hoảng gia đình và cá nhân, thay đổi các giá trị truyền thống và mâu thuẫn với cha mẹ, được nhìn nhận là có vai trò như những căn nguyên dẫn đến bệnh tâm thần và căng thẳng tâm lý xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ [28]. Sinh viên, lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi có những thay đổi điều kiện sống, học tập, thay đổi môi trường giao tiếp, môi trường xã hội hay những thói quen cá nhân như tình trạng sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy, sử dụng Internet … kết hợp với đặc điểm tâm lý như bồng bột, thiếu kinh nghiệm thì nguy cơ bị stress, trầm cảm, lo âu ở nhóm đối tượng này lại càng cao hơn. Các nghiên cứu trên thế giới đã báo cáo tỷ lệ biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên đang ở mức cao [36],[37],[43],[57]. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam đã cho thấy tỷ lệ thanh niên có biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm ở thanh niên đang có chiều hướng gia tăng. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng (2014) đã tìm thấy có sự liên quan giữa thời gian, môi trường học tập, đặc điểm nhân khẩu với biểu hiện trầm cảm của sinh viên y khoa [47]. Tại Phú Yên có hai trường đại học, trường Đại học Phú Yên là trường đại học đào tạo về lĩnh vực sư phạm và Trường đại học Xây dựng Miền Trung đào tạo đại 2 học chuyên ngành xây dựng. Với số lượng không nhỏ các sinh viên ngoại tỉnh, sinh viên từ miền quê, đồng bào dân tộc đến học tập tại trường, họ phải đối mặt với môi trường tự lập, tự quản lý tài chính, sinh hoạt của bản thân, phải thích nghi với hoàn cảnh sống tập thể và những phương pháp học tập tại trường đại học. Những yếu tố này có thể gây nên áp lực, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và học tập của sinh viên. Việc đánh giá các tình trạng sức khỏe tâm thần như stress, lo âu và trầm cảm hiện nay của sinh viên để đưa ra những giải pháp dự phòng cho các tình trạng này là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình hình trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung năm 2019” với mục tiêu sau: 1. Mô tả tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung năm 2019; 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở đối tượng nghiên cứu

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên hệ đại học chính quy của trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng

- Sinh viên đại học chính quy đang theo học tại trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung năm 2019

- Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu

- Sinh viên năm thứ nhất vì mới vào trường do các em mới bắt đầu làm quen với môi trường đại học và sinh viên năm cuối do các em hầu hết đang đi thực tập tốt nghiệp ở ngoài trường

- Sinh viên không có mặt trong thời gian nghiên cứu

2.1.3 Thời gian và địa điểm:

Nghiên cứu triển khai từ tháng 06/2019 đến tháng 12/2019 Địa điểm: tại trường Đại học Phú Yên và Đại học Xây dựng Miền Trung.

Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

Chọn mẫu toàn bộ tất cả sinh viên đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu của hai Trường đại học Tổng cộng có 930 sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu, cụ thể số lượng như sau:

- Đại học Phú Yên: 173 - Đại học Xây dựng Miền Trung: 757

2.2.3 Nội dung và các biến số nghiên cứu

2.2.3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố cá nhân bao gồm:

- Tuổi chia theo nhóm (3 nhóm): < 20 tuổi, 20- 25 tuổi, >25 tuổi - Dân tộc (2 nhóm): Kinh, Thiểu số

- Giới tính (2 nhóm): Nam, nữ

- Tôn giáo (2 nhóm): có, không

- Năm học (3 nhóm): năm thứ 2, năm thứ 3, năm thứ 4

- Nhận định về tình hình tài chính bản thân (4 nhóm): Không đủ đóng học phí, không đủ chi phí sinh hoạt, gần đủ, đắn đo trong chi tiêu, đủ

- Nơi cư trú (2 nhóm): Thành thị, Nông thôn - Nơi ở hiện tại (4 nhóm) : ký túc xá, nhà người thân, nhà riêng, thuê trọ

- Tập thể dục thể thao (2 nhóm): có, không

Có: khi tập từ 30 phút/lần; chia làm 3 nhóm: Thường xuyên: 4-5 lần/tuần, Thỉnh thoảng: 1-3 lần/tuần, Hiếm khi: 2-3 lần/1 tháng

- Uống rượu bia (3 nhóm): có, không, đã bỏ

Có: uống từ 330 ml bia trở lên hoặc từ 40 ml rượu; chia thành 3 nhóm:

Thường xuyên: 3 lần/tuần trở lên, Thỉnh thoảng: uống 1-2 lần/tuần hay ít hơn lượng trên với tần suất thường xuyên, hiếm khi: uống ít hơn 1 lần/ tuần hay ít hơn lượng trên với tần suất thỉnh thoảng

- Hút thuốc lá (3 nhóm): có, không, cai thuốc

Có chia làm 3 nhóm: Hút ≥ 10 điếu/ngày, 5 - < 10 điếu/ngày, < 5 điếu/ngày

- Số giờ ngủ/ngày (2 nhóm): ngủ ≤ 8 giờ, >8 giờ

- Thời gian sử dụng Internet (4 nhóm): Thường xuyên (> 3 lần/tuần), Thỉnh thoảng (1-3 lần/ tuần), Hiếm khi (1-3 lần/tháng), Không bao giờ

- Thời gian sử dụng mạng xã hội (4 nhóm): Thường xuyên (>3 lần/tuần),

Thỉnh thoảng (1-3 lần/ tuần), Hiếm khi (1-3 lần/tháng), Không bao giờ

- Thời gian chơi game trên Internet (4 nhóm): Thường xuyên (>3 lần/tuần), Thỉnh thoảng (1-3 lần/ tuần), Hiếm khi (1-3 lần/tháng), Không bao giờ

Các yếu tố gia đình

- Tình trạng hôn nhân của bố mẹ (2 nhóm): Hiện đang sống với nhau, Ly thân/ ly dị/ bố mẹ qua đời

- Kinh tế gia đình (3 nhóm): Nghèo, Cận nghèo, Trung bình Đánh giá tình hình kinh tế gia đình, chuẩn nghèo dựa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 59/2015/QĐ-TTg ngày 30/01/2015, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020 tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện và xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo [23]

* Thành thị + Nghèo: thu nhập ≤ 900.000 đồng/người/tháng + Cận nghèo: thu nhập > 900.000 - 1.300.000 đồng/người/tháng

+ Nghèo: thu nhập ≤ 700.000 đồng/người/tháng + Cận nghèo: thu nhập > 700.000 - 1.000.000 đồng đồng/người/tháng

- Cấu trúc hộ gia đình: 1 thế hệ, 2 thế hệ, ≥ 3 thế hệ

Các yếu tố môi trường học tập

+ Đại học Phú Yên + Đại học Xây dựng miền Trung

+ Khối ngành Khoa học tự nhiên, + Khối ngành Sư phạm mầm non, Tiểu học, + Khối ngành kỹ thuật

+ Khối ngành Kinh tế - Năm học: Năm thứ 2, 3,4

Công cụ đánh giá áp lực học tập ESSA (Educational Stress Scale for Adolescents) [50]

Thang đo ESSA gồm 16 câu hỏi được đánh giá gồm 5 mức điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý) với số điểm càng cao đồng nghĩa với áp lực học tập càng lớn Thang đo được chia làm 3 nhóm nhân tố:

- ESSA – 1: áp lực học tập - ESSA – 2: áp lực về điểm số - ESSA – 3: Khối lượng bài tập Áp lực học tập được phân thành 3 nhóm:

Áp lực trong công việc được chia thành 3 cấp độ: áp lực cao, áp lực trung bình và áp lực thấp Để xác định cấp độ áp lực, ta tính điểm trung bình cộng từ các câu hỏi được đưa ra Cụ thể, với điểm trung bình từ 4 trở lên được xếp vào loại áp lực cao, từ 3 đến dưới 4 được xếp vào loại áp lực trung bình, còn điểm trung bình dưới 3 là loại áp lực thấp.

- Hài lòng với ngành học (02 nhóm): có, không

- Lập kế hoạch học tập ( 02 nhóm): có, không - Xếp loại học tập năm trước: yếu, trung bình, khá, giỏi Các yếu tố xã hội bao gồm

- Sự hỗ trợ xã hội cảm nhận được

Thang đo yếu tố hỗ trợ xã hội được áp dụng trong nghiên cứu này là thang đo MSPSS tác giả Zimet (1988) với mục tiêu để đo lường sự nhận thức về sự hỗ trợ xã hội Bộ câu hỏi này gồm 12 câu hỏi với 3 nhóm về hỗ trợ xã hội của (1) Người thân

(4 câu hỏi), (2) Gia đình (4 câu hỏi), và (3) Bạn bè (4 câu hỏi) Mỗi câu hỏi có 7 phương án trả lời từ 1“rất đồng ý” đến 7 “rất không đồng ý” Tổng điểm dao động từ 12 đến 84 điểm Phân nhóm hỗ trợ xã hội cảm nhận được dựa vào tổng điểm trung bình của thang đo [67]:

+ Hỗ trợ xã hội thấp: 1-2,9 + Hỗ trợ xã hội trung bình: 3-5 + Hỗ trợ xã hội cao 5,1-7

- Tham gia câu lạc bộ/ nhóm/đoàn thể trong trường (2 nhóm): có, không - Số lượng câu lạc bộ/nhóm/đoàn thể đã tham gia (3 nhóm): 1; 2; ≥ 3 2.2.3.2 Trầm cảm, lo âu và stress

Mức độ các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên bao gồm mức độ trầm cảm,lo âu,stress được đo lường bằng Bộ công cụ DASS -21

Thang đo DASS -21 (Depression, Anxiety, Stress Scale - 21) là bộ công cụ tự điền gồm 21 tiểu mục chia thành 3 phần, tương ứng với mỗi phần là 7 tiểu mục;

+ Cấu phần Trầm cảm gồm các tiểu mục 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21;

+ Cấu phần Lo âu gồm các tiểu mục 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20;

+ Cấu phần Stress gồm các tiểu mục 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18 Điểm cho mỗi tiểu mục từ 0 đến 3 điểm, tùy thuộc mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng Khi sử dụng DASS - 21 để đo lường, tổng điểm của từng phần được nhân đôi trước khi kết luận [62],[65] Kết quả được đánh giá theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1 Mức điểm tương ứng với mức độ trầm cảm, lo âu và stress

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress

Mỗi loại rối loạn được chia làm hai mức độ khi phân tích liên quan -Trầm cảm: có (≥ 10 điểm), không (< 10 điểm);

- Lo âu: có (≥ 8 điểm), không (< 8 điểm);

- Stress: có (≥ 15 điểm), không ( 0,05)

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa các đặc điểm kinh tế xã hội với tình trạng trầm cảm của sinh viên Đặc điểm

Không đủ đóng học phí 60 59,4 41 40,6 101

Không đủ chi phí sinh hoạt 83 73,5 30 26,5 113

Gần đủ, đắn đo khi chi tiêu 332 72,2 128 27,8 460 Đủ 205 80,1 51 19,9 256

Đặc điểm tôn giáo và tình trạng tài chính có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với tình trạng trầm cảm ở sinh viên Sinh viên tham gia tôn giáo có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với nhóm còn lại Sinh viên không thể chi trả học phí và chi phí sinh hoạt có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với sinh viên có tình hình tài chính tốt Tuy nhiên, không có mối liên hệ nào giữa dân tộc, nơi cư trú hiện tại và nơi ở với tình trạng trầm cảm.

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể thao, rượu bia, thuốc lá của sinh viên với trầm cảm Đặc điểm

Tổng p Bình thường Có trầm cảm n % n %

Tập thể dục thể thao

Nhận xét: Sinh viên có hút thuốc lá có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với sinh viên không hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc, sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm về thói quen tập thể dục thể thao, uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu với biểu hiện trầm cảm của sinh viên (p > 0,05)

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thời gian ngủ, sử dụng Internet, mạng xã hội, chơi game của sinh viên với trầm cảm Đặc điểm

Tổng p Bình thường Có trầm cảm n % n %

Số giờ ngủ/ngày ≤ 8 giờ 461 72,7 173 27,3 634

Thời gian sử dụng Internet

Thời gian sử dụng mạng xã hội 2 nhóm

Thời gian chơi game 2 nhóm

Nhận xét: Sinh viên có thời gian chơi game thường xuyên và thỉnh thoảng có biểu hiện trầm cảm cao hơn so với nhóm sinh viên không và hiếm khi chơi game, sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm về thói quen thời gian ngủ, thời gian sử dụng Internet, mạng xã hội của đối tượng nghiên cứu với biểu hiện trầm cảm của sinh viên (p > 0,05)

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên cứu với trầm cảm Đặc điểm

Tổng p Bình thường Có trầm cảm n % n %

Hôn nhân của bố mẹ

Hiện đang sống với nhau 631 72,8 236 27,2 867

0,388 Ly thân, ly dị, bố/mẹ đã qua đời 49 77,8 14 22,2 63

Cấu trúc hộ gia đình

Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có hoàn cảnh kinh tế gia đình thuộc hộ nghèo có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn so với nhóm sinh viên có hoàn cảnh kinh tế trung bình và cận nghèo Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rõ ràng, với mức p-value nhỏ hơn 0,05 Điều này cho thấy tình trạng kinh tế gia đình nghèo là một yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở sinh viên.

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa các đặc điểm về môi trường học tập của đối tượng nghiên cứu với trầm cảm Đặc điểm

Tổng p Bình thường Có trầm cảm n % n %

Khối ngành Khoa học tự nhiên 34 87,2 5 12,8 39

Khối ngành Sư phạm mầm non, tiểu học 110 82,1 24 17,9 134 Khối ngành Kỹ thuật 502 70,7 208 29,3 710 Khối ngành Kinh tế 34 72,3 13 27,7 47

Kết quả học tập năm học trước

Giỏi 59 71,1 24 28,9 83 Áp lực học tập

Hài lòng với ngành học

Nhận xét: Về môi trường học tập: trường, ngành học, năm học, kế hoạch học tập, kết quả học tập năm học trước, áp lực học tập, hài lòng với ngành học của sinh viên có liên quan có ý nghĩa thống kê với biểu hiện trầm cảm (p < 0,05) Tỷ lệ sinh viên đại học Xây dựng Miền trung có biểu hiện trầm cảm cao hơn sinh viên đại học

Phú Yên Sinh viên khối ngành Kỹ thuật, Kinh tế có tỷ lệ trầm cảm cao hơn khối ngành Sư phạm mầm non, tiểu học và Khoa học tự nhiên và sinh viên năm thứ 4 có biểu hiện trầm cảm cao hơn sinh viên các lớp năm hai, năm ba Sinh viên không có kế hoạch học tập có tỷ lệ trầm cảm cao hơn sinh viên có kế hoạch học tập Sinh viên có kết quả học tập năm học trước loại yếu có tỷ lệ trầm cảm cao so với sinh viên có học lực từ trung bình trở lên Sinh viên có áp lực học tập thấp có biểu hiện trầm cảm cao hơn nhóm còn lại và sinh viên không hài lòng với ngành học có tỷ lệ trầm cảm cao hơn sinh viên hài lòng với ngành học

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu với trầm cảm Đặc điểm

Tổng p Bình thường Có trầm cảm n % n %

Tham gia câu lạc bộ/ nhóm/ Đoàn thể

Nhận xét: Có mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm của sinh viên với sự hỗ trợ xã hội (p< 0,05) Sinh viên cảm nhận sự hỗ trợ xã hội ở mức thấp có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nhóm sinh viên có hỗ trợ xã hội ở mức trung bình và cao Không có sự khác biệt giữa tình trạng trầm cảm của sinh viên với việc họ tham gia câu lạc bộ/nhóm/đoàn thể (p > 0,05)

Bảng 3.17 Kết quả phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến trầm cảm Đặc điểm OR 95% CI p

Tình trạng Hôn nhân Độc thân 1

Năm thứ 4 2,65 1,73 - 4,06 < 0,001 Áp lực học tập

Hài lòng với ngành học

Nhận xét: Kết quả phân tích hồi qui đa biến logistic cho biết sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao hơn thuộc các nhóm: có vợ chồng, có tham gia tôn giáo, có hút thuốc lá, thường xuyên chơi game, sinh viên năm thứ 4, có áp lực học tập thấp, không hài lòng với ngành học và sinh viên cảm nhận sự HTXH thấp (p < 0,05)

3.2.2 Các yếu tố liên quan đến lo âu Bảng 3.18 Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với lo âu của sinh viên Đặc điểm

Tổng p Bình thường Có lo âu n % n %

Nơi cƣ trú Thành thị 174 68,5 80 31,5 254

Nơi cư trú hiện tại có ảnh hưởng đến tình trạng lo âu của sinh viên Cụ thể, sinh viên sống ở khu vực nông thôn có biểu hiện lo âu cao hơn đáng kể so với sinh viên sống ở khu vực thành thị.

Sinh viên sống ký túc xá và nhà người thân có biểu hiện lo âu cao hơn những sinh viên sống trong nhà trọ, nhà riêng Không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện lo âu với nhóm tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân của sinh viên (p > 0,05)

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân về kinh tế xã hội với tình trạng lo âu của sinh viên Đặc điểm

Tổng p Bình thường Có lo âu n % n %

Tình trạng tài chính bản thân

Không đủ đóng học phí 51 50,5 50 49,5 101

Không đủ chi phí sinh hoạt 65 57,5 48 42,5 113

Gần đủ, đắn đo khi chi tiêu 291 63,3 169 36,7 460 Đủ 177 69,1 79 30,9 256

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng tài chính bản thân với tình trạng lo âu của sinh viên (p < 0,05).Sinh viên có tình trạng tài chính không đủ đóng học phí và chi phí sinh hoạt có biểu hiện lo âu cao hơn các nhóm khác Không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện lo âu với tham gia tôn giáo của sinh viên (p > 0,05)

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể thao, rượu bia, thuốc lá với lo âu của sinh viên Đặc điểm

Tổng p Bình thường Có lo âu n % n %

Tập thể dục thể thao

Nhận xét: Không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen cá nhân về thể dục thể thao, rượu bia, thuốc lá với biểu hiện lo âu của sinh viên (p > 0,05)

Vai trò của các đặc điểm thói quen cá nhân trong việc sử dụng thời gian ngủ, Internet, mạng xã hội và chơi game ảnh hưởng đến lo lắng ở sinh viên đã được nghiên cứu trong Bảng 3.21.

Tổng p Bình thường Có lo âu n % n %

Thờigian sử dụng mạng xã hội 2 nhóm

BÀN LUẬN

Thực trạng trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên 2 Trường đại học Phú Yên và đại học xây dựng Miền Trung

- Thực trạng biểu hiện trầm cảm ở sinh viên:

Theo kết quả nghiên cứu điểm số trung bình của trầm cảm là 7,1 (SD = 5,0) và 26,8% sinh viên có dấu hiệu trầm cảm, nghĩa là cứ trong 10 sinh viên thì có gần 3 sinh viên có dấu hiệu trầm cảm Trong đó mức độ biểu hiện trầm cảm từ nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 13,5%,11,6% và 1,7% tỷ lệ này xấp xỉ so với nghiên cứu các tác giả trong nước và trên thế giới cùng sử dụng thang đo này như Trần Thơ Nhị ở sinh viên năm thứ 2 hệ bác sĩ của trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016-2017, Nguyễn Thanh Trung [19],[27], Fahad Khalid Al Bahili & CS (2016) trên sinh viên y khoa ở Saudia Arabia tỷ lệ trầm cảm 12,9% [46] và tác giả Abdulaziz A Alkanhal (2011) ở Bangladesh, tỷ lệ trầm cảm sinh viên mức vừa và nặng lần lượt 21,7% và

37,2% [54] Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy tỷ lệ trầm cảm của sinh viên hai trường Đại học ở Phú Yên không có sự khác biệt lớn so với các nghiên cứu khác tuy nhiên với ảnh hưởng nghiêm trọng mà trầm cảm có thể mang lại, việc có các biện pháp hỗ trợ, can thiệp về tâm lý cho sinh viên từ phía nhà trường, gia đình và quan trọng hơn nữa là từ bản thân các em là hết sức cần thiết

- Thực trạng biểu hiện lo âu ở sinh viên:

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ biểu biện lo âu trong sinh viên 02 trường đại học ở Phú Yên cho thấy điểm số trung bình của lo âu: 6,9 (SD = 4,9) Tỷ lệ có lo âu 37,2% nghĩa là cứ trong 10 sinh viên thì có gần 4 sinh viên có dấu hiệu lo âu ở các mức độ khác nhau Trong đó mức độ lo âu nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 11,1%, 18,3% và 7,8% Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trung

(2017) cùng sử dụng thang đo DASS-21 (42%) đối với sinh viên cử nhân Đại học y tế công cộng Hà Nội [27] nhưng cao hơn so với Trần Kim Trang (2012) ở sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh [26], sự khác biệt này có thể do đặc điểm tính cách khác nhau của người dân 3 miền, người dân miền trung thường xuyên phải đối mặt với nhiều mối lo âu khác như chiến tranh, thiên tai, bão lũ, do vậy những vấn đề khác có thể đã trở nên nhẹ nhàng hơn với họ Tác giả Wafaa Yousif Abdel Wahed (2016) nghiên cứu ở sinh viên y khoa Đại học Fayoum [65] kết quả cũng cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi Mặc dù tỷ lệ lo âu thấp hơn so với nghiên cứu khác song khi so sánh với tỷ lệ có dấu hiệu stress và trầm cảm của nghiên cứu, ta thấy tỷ lệ lo âu cao hơn gấp 3 lần so với stress và cao hơn gần 10% so với trầm cảm Điều này cho thấy lo âu là vấn đề sức khỏe tâm lý cần được quan tâm và cần có các biện pháp hỗ trợ cho sinh viên trong vấn đề này

- Thực trạng biểu hiện stress của sinh viên

Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ biểu hiện stress ở mẫu sinh viên nghiên cứu là 9,3% theo thang đo DASS-21, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với kết quả các nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trung (2017) đối với sinh viên cử nhân Đại học Y tế công cộng Hà Nội (15,3%) [27] và nghiên cứu trên sinh viên y khoa của Trần kim Trang (2012) và Lê Minh Thuận (2011) cũng sử dụng cùng thang đo đều cho thấy tỷ lệ có dấu hiệu stress ở mức trên 60%, cao gấp 6 lần so với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi [24],[26] Sự khác biệt này có thể được lý giải là do sự khác nhau trong đối tượng nghiên cứu, sinh viên ngành y thường có chương trình học nặng hơn nhiều so với các chuyên ngành khác Trên thế giới nghiên cứu của Shamsuddin (2003) ở sinh viên 4 trường đại học công lập tại Klang Valley, Malaysia tỷ lệ stress là 18,6%, cao gấp đôi kết quả của chúng tôi [60] Mức độ stress nặng ở sinh viên trong nghiên cứu chúng tôi chỉ 0,1%, thấp hơn rất nhiều các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng như trên thế giới Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung là 2,2% và ở nghiên cứu của Fahad Khalid Al Bahili là 5,1% [27],[46] Kết quả này cho thấy mặc dù vấn đề sức khoẻ tâm thần ở sinh viên trường Đại học Phú Yên và Đại học xây dựng miền trung có khả quan hơn sinh viên ở các trường khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhưng vẫn có một tỷ lệ các em có biểu hiện từ mức độ trung bình đến nặng về trầm cảm, lo âu và stress cần được quan tâm

Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên

4.2.1 Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm

Kết quả phân tích đa biến từ bảng 3.9 cho biết có sự liên quan giữa tôn giáo và tình trạng hôn nhân với trầm cảm của sinh viên (p < 0,05) Những sinh viên đã kết hôn bên cạnh các áp lực do học tập họ còn phải có với trách nhiệm với gia đình riêng của họ vì vậy nguy cơ bị trầm cảm cao hơn các sinh viên chưa kết hôn (OR 2,98) Nghiên cứu chúng tôi cho thấy những sinh viên có tôn giáo có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn nhóm không có tôn giáo (OR = 5,11) Simon Dein (2018) đã đưa ra những bằng chứng để cho thấy tôn giáo có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên sức khoẻ tâm thần phụ thuộc vào niềm tin của đối tượng Niềm tin tôn giáo cũng có thể làm con người lạc quan giúp họ đối phó với các sự cố của đời sống và vì thế có khả năng giảm các nguy cơ trầm cảm Tuy nhiên khi niềm tin này trở nên thái quá sẽ làm cho con người luôn có cảm giác bị phạt, bị cấm do nghĩ rằng họ đã vi phạm các quy định của tôn giáo và vì thế có ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ tâm thần

[63] Những sinh viên hút thuốc lá cho thấy có nguy cơ bị trầm cảm hơn các đối tượng khác Việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích đã làm cho sinh viên không làm chủ được bản thân mình, ho trở nên kích thích và hưng phấn quá mức, thậm chí đôi khi ảo giác Nguy cơ trầm cảm tăng gấp nhiều lần so với những sinh viên khác Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây ở Việt nam và trên thế giới cho kết quả có mối liên quan giữa hành vi hút thuốc lá và sức khoẻ tâm thần của thanh thiếu niên [24],[27],[56] Điều này cho thấy biện pháp can thiệp phòng chống hút thuốc lá, đặc biệt là dự án “Ngôi trường không khói thuốc” là rất quan trọng trong việc thay đổi ý thức về hành vi hút thuốc lá của sinh viên Cùng với hút thuốc lá, việc chơi game trên Internet trong thời đại 4.0 cũng là hình thức được sinh viên ưa chuộng Nghiên cứu cũng đã cho thấy sinh viên có thời gian chơi game thường xuyên và thỉnh thoảng có biểu hiện trầm cảm cao hơn so với nhóm sinh viên không và hiếm khi chơi game Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Sara Thome´e và CS (2007) “Liên quan giữa sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông với nguy cơ stress, trầm cảm, mất ngủ ở sinh viên” đối với nữ sinh viên việc sử dụng máy tính, điện thoại di động, email và chat, tăng nguy cơ trầm cảm [58]

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tình trạng trầm cảm của sinh viên với sự hỗ trợ xã hội Những sinh viên có sự hỗ trợ xã hội ở mức thấp có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với những sinh viên nhận được sự hỗ trợ ở mức độ trung bình và cao Điều này tương đồng với các nghiên cứu trước đây, chỉ ra rằng những cá nhân thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc những người thân thiết có nguy cơ trầm cảm cao hơn.

Các yếu tố môi trường học tập ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Sinh viên năm cuối có nguy cơ cao hơn do chương trình học chuyên sâu, đòi hỏi nhiều thời gian và tạo áp lực về tương lai Ngành học cũng là yếu tố tác động, sinh viên không hứng thú với ngành học có nguy cơ trầm cảm cao hơn Trong khi đó, áp lực học tập thấp cũng liên quan đến nguy cơ trầm cảm cao hơn, xuất phát từ gánh nặng bài vở, kỳ vọng của gia đình và bản thân, cũng như tính cạnh tranh trong học tập.

Những sinh viên càng chú trọng đến học tập càng dễ bị áp lực Áp lực học tập thường được cho là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở sinh viên [26],[27],[29] Tuy nhiên ở nghiên cứu chúng tôi, nguy cơ trầm cảm được tìm thấy ở nhóm những sinh viên áp lực học tập thấp, điều này có thể giải thích do họ có những đam mê khác ngoài học tập như nghiện game, nghiện các chất kích thích như rượu, thuốc lá … là những nguy cơ của trầm cảm, hoặc sự thờ ơ, không quan tâm đến học tập cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho rối loạn trầm cảm

4.2.2 Một số yếu tố liên quan đến lo âu

Kết quả phân tích đa biến cho thấy kinh tế hộ gia đình, nơi ở hiện tại, năm học và áp lực học tập có liên quan đến tình trạng lo âu của sinh viên (p < 0,05)

Những sinh viên thuộc hộ nghèo có nguy cơ bị lo âu cao gấp 2,8 lần những sinh viên thuộc hộ không nghèo Kết quả này tương tự với tác giả Nguyễn Thành Trung, sinh viên ở hộ gia đình có thu nhập bình quân dưới 1,3 triệu sẽ tăng nguy cơ biểu hiện lo âu gấp 2,5 lần so với gia đình thu nhập bình quân trên 2 triệu/tháng [28] Những sinh viên sống trong gia đình khó khăn, thường có xu hướng trưởng thành và sớm đối mặt với các khó khăn, áp lực trong thu nhập và chi tiêu của gia đình Các em luôn ở trong tình trạng lo lắng với chi phí sinh hoạt hàng ngày, lâu dần sẽ trở thành một vấn đề về sức khoẻ tâm thần Những sinh viên ở nhà người thân có khả năng lo âu cao gấp 1,5 lần ở nhà trọ Ở trọ mặc dù phải đối diện với vấn đề khó khăn tài chính do phải trả tiền thuê trọ, nhưng sinh viên cảm thấy được tự do hơn khi sống ở nhà người thân, đây có lẽ là lý do khiến nguy cơ lo âu cao hơn ở nhóm này

Liên quan giữa năm học của sinh viên với tình trạng lo âu kết quả nghiên cứu thấy rằng sinh viên ở các năm thứ tư có nguy cơ lo âu hơn sinh viên năm thứ hai (OR = 1,6) Chương trình học đặc thù nghề nghiệp hơn và lo lắng cho tương lai sau khi tốt nghiệp là những lý do giải thích cho kết quả này Tác giả Mehmet Aktekin

&CS (1996) cũng báo cáo tỷ lệ lo âu sinh viên y khoa năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất ở một nghiên cứu ở Thỗ Nhĩ Kỳ [52]

Trong khi nhiều nghiên cứu trước đây báo cáo áp lực học tập cao là nguy cơ của biểu hiện lo âu của sinh viên [46] Nghiên cứu chúng tôi tìm thấy những sinh viên có áp lực học tập thấp có khả năng lo âu cao hơn những sinh viên có ALHT cao (OR = 2,7) Với bối cảnh của mẫu nghiên cứu áp lực học tập thấp có thể xuất phát từ sự không quan tâm đến ngành học, kết quả phân tích đơn biến cho thấy những sinh viên không hài lòng với ngành học có tỷ lệ lo âu cao hơn nhóm tương ứng (p < 0,05) Biểu hiện lo âu ở đây có lẽ do sinh viên chưa tìm thấy hướng nghề nghiệp phù hợp với mình từ môi trường đang học

4.2.3 Một số yếu tố liên quan đến stress

Kết quả phân tích đa biến tìm thấy mối liên quan giữa biểu hiện stress của sinh viên và kinh tế hộ gia đình, sự hỗ trợ xã hội và năm học (p < 0,05)

Sinh viên có kinh tế gia đình nghèo có biểu hiện stress cao hơn những sinh viên thuộc hộ gia đình xếp vào nhóm không nghèo (OR = 2,5) Có 72,8% số sinh viên tham gia nghiên cứu từ nơi khác lên thành phố học tập, với những em thuộc hộ gia đình nghèo tiền học phí, tiền sinh hoạt hằng tháng là một gánh nặng của hộ gia đình tạo áp lực lên sinh viên Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và trên thế giới [4],[8],[13],[14],[54] Kết quả này cho thấy những giải pháp hỗ trợ cho những sinh viên nghèo là cần thiết để giúp các em giảm bớt những stress trong cuộc sống Đặc điểm các yếu tố xã hội của sinh viên với tình trạng stress: sinh viên cảm nhận hỗ trợ xã hội thấp có biểu hiện stress cao hơn có hỗ trợ xã hội cao (OR = 2,9)

Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới Eleine Chang và cs đã cho biết những sinh viên y khoa có sự hỗ trợ từ bạn bè và khoa giảm stress so với những người không có sự hỗ trợ đó [45] Một nghiên cứu ở Ấn độ cũng cho kết quả tương tự, mạng lưới xã hội đã làm cải thiện tình trạng stress của sinh viên y khoa [50] Phạm Thị Thu Ba (2015) cũng cho biết những học sinh được sự hỗ trợ của cha mẹ, có bạn thân chia sẻ ở mức thấp thì tỷ lệ stress cao hơn [38]

Cũng tương tự như trầm cảm và lo âu, sinh viên năm thứ tư có nguy cơ bị stress cao hơn những sinh viên năm một (OR = 2,4) Áp lực chương trình học và lo lắng tương lai sau khi tốt nghiệp là những lý do có thể giải thích cho kết quả này

Điểm hạn chế của nghiên cứu là thang đo DASS-21 chỉ sàng lọc triệu chứng chứ không chẩn đoán xác định trầm cảm, lo âu, stress Để chẩn đoán chính xác, cần thăm khám lâm sàng và sử dụng thang đo phù hợp Mặc dù nghiên cứu xác định yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên nhưng không chứng minh được mối quan hệ nhân quả Nghiên cứu trong tương lai nên tiến hành thuần tập để theo dõi đối tượng trong suốt giai đoạn học tập, cung cấp thông tin chính xác hơn cho việc cải thiện sức khỏe tâm thần cho sinh viên.

Ngày đăng: 23/05/2024, 14:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Số sinh viên đại học chính qui tại Đại học Phú Yên và Đại học xây dựng - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 1.1. Số sinh viên đại học chính qui tại Đại học Phú Yên và Đại học xây dựng (Trang 25)
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng nghiên cứu - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng nghiên cứu (Trang 34)
Bảng 3.3. Đặc điểm về thói quen cá nhân về thể dục thể thao, rượu bia, thuốc lá - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.3. Đặc điểm về thói quen cá nhân về thể dục thể thao, rượu bia, thuốc lá (Trang 35)
Bảng 3.5. Đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên cứu - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.5. Đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên cứu (Trang 37)
Bảng 3.7. Đặc điểm hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.7. Đặc điểm hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 3.9. Mức độ các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.9. Mức độ các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên (Trang 40)
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với trầm cảm của sinh viên - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với trầm cảm của sinh viên (Trang 42)
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các đặc điểm kinh tế xã hội với tình trạng trầm cảm - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các đặc điểm kinh tế xã hội với tình trạng trầm cảm (Trang 43)
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể thao, - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể thao, (Trang 44)
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thời gian ngủ, sử - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thời gian ngủ, sử (Trang 45)
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên (Trang 46)
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các đặc điểm về môi trường học tập của đối tượng - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các đặc điểm về môi trường học tập của đối tượng (Trang 47)
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu với trầm cảm - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu với trầm cảm (Trang 48)
Bảng 3.17. Kết quả phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến trầm cảm - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.17. Kết quả phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến trầm cảm (Trang 49)
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với lo âu của sinh viên - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với lo âu của sinh viên (Trang 50)
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân về kinh tế xã hội với tình trạng - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân về kinh tế xã hội với tình trạng (Trang 51)
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể thao, - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể thao, (Trang 52)
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thời gian ngủ, sử - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các đặc điểm thói quen cá nhân về thời gian ngủ, sử (Trang 53)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên (Trang 54)
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu với tình - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu với tình (Trang 56)
Bảng 3.25. Kết quả phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến lo âu - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.25. Kết quả phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến lo âu (Trang 57)
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tình trạng stress của - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tình trạng stress của (Trang 58)
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân về kinh tế xã hội với tình trạng - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân về kinh tế xã hội với tình trạng (Trang 59)
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể thao, rượu - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa đặc điểm thói quen cá nhân về thể dục thể thao, rượu (Trang 60)
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa đặc điểm thói quen cá nhân về thời gian ngủ, sử - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa đặc điểm thói quen cá nhân về thời gian ngủ, sử (Trang 61)
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa đặc điểm các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên (Trang 62)
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu với tình - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu với tình (Trang 64)
Bảng 3. 33. Kết quả phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến stress - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
Bảng 3. 33. Kết quả phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến stress (Trang 65)
Phụ lục 1: Bảng hỏi tự điền - Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Phú Yên Và Đại Học Xây Dựng Miền Trung Năm 2019 (Full Text).Pdf
h ụ lục 1: Bảng hỏi tự điền (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN