Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu khái niệm văn bản quy phạm pháp luật Các loại văn bản quy phạm pháp luật Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM: KHÁI NIỆM, CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHO VÍ DỤ VỀ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC
GIÁO DỤC.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phương Thảo
Mã sinh viên : 21051291
Lớp : QH2021E Kinh tế CLC 1
Mã học phần : THL1057 18
Giảng viên hướng dẫn : TS Lê Thị Phương Nga
0
Trang 2Hà Nội – 2022
MỞ ĐẦU
Nhà nước và pháp luật luôn tồn tại song song Thông qua quyền lực Nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tốt vai trò quản lí Nhà nước, xã hội Pháp luật được đánh giá là công cụ để Nhà nước
tổ chức và quản lí xã hội Không chỉ vậy, pháp luật đã trở thành
“tài sản” chung của toàn xã hội, một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày Vì vậy, để tổ chức và quản lí xã hội, Nhà nước đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều tiết những vấn đề thực tiễn
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1 Mục đích nghiên cứu
Đọc, xử lí các tài liêu, sắp xếp ý tưởng thành văn bản để chứng minh một vấn để
Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Các loại văn bản quy phạm pháp luật
Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
Cho ví dụ về một số văn bản quy phạm pháp luât liên quan đến lĩnh vực giáo dục
1
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh Tế đã đưa môn học Nhà nước và pháp luật đại cương vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Lê Thị Phương Nga đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt thời gian vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc
Bộ môn Nhà nước và pháp luật đại cương là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có xã hội cao Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em
đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót Kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn.
3
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU···1 LỜI CẢM ƠN
NỘI DUNG
Chương 1: Khái niệm quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật···4
1) Quy phạm pháp luật
Khái niệm
2) Văn bản quy phạm pháp luật
Khái niệm
Đặc điểm
Chương 2: Các loại văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật···6
1) Các loại văn bản quy phạm pháp luật
2) Các loại văn bản áp dụng pháp luật
Chương 3: Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật···8
1) Khái niệm
2) Thẩm quyền ban hành
3) Nội dung ban hành
4) Hình thức tên gọi
5) Phạm vi áp dụng
6) Cơ sở ban hành
7) Trình tự ban hành
8) Thời gian có hiệu lực
4
Trang 6Chương 4: Ví dụ về một số văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến lĩnh vực giáo dục···11
1) Luật
2) Nghị định
3) Thông tư
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1) Quy phạm pháp luật
Khái niệm: Quy ph愃⌀m pháp lu;t l< quy t>c x@ sự chung, c漃Ā hiệu lực b>t buDc chung, đưFc áp d甃⌀ng lHp đi lHp l愃⌀i nhiIu lần đ Āi với cơ quan, tK chLc, cá nh愃Ȁn trong ph愃⌀m vi cả nước hoHc đơn vị h<nh ch椃Ānh nh Āt định, do cơ quan nh< nước, ngưQi c漃Ā thRm quyIn quy định trong Lu;t n<y ban h<nh v< đưFc Nh< nước bảo đảm thực hiện
2) Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà
nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục theo luật định, trong đó có quy
tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 định nghĩa:
i) Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy
phạm pháp luật, được ban hành theo đ甃Āng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này
ii) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban
hành không đ甃Āng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy
phạm pháp luật
5
Trang 7 Đặc điểm:
i) Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành
ii) Việc ban hành luôn luôn theo thủ tục, trình tự luật định iii) Nội dung văn bản quy phạm pháp luật gồm những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung (quy phạm pháp luật)
Đó là những khuôn mẫu của hành vi mà mọi thành viên
xã hội hoặc các cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan phải xử sự theo
iv) Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện Nhà nước sử dụng mọi biện pháp về kinh tế, chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, pháp luật, trong
đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính trừng phạt, để bảo đảm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành Biện pháp cưỡng chế có tính trừng phạt chỉ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra và việc áp dụng đó cũng dựa trên cơ sở nhằm giáo dục, thuyết phục, cải tạo
v) Văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần trong thực tế đời sống, được áp dụng khi có sự kiện pháp lý xảy ra; được tất cả thành viên xã hội hoặc cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan thực hiện nhiều lần cho tới khi nó bị đình chỉ hoặc bị sửa đổi hoặc
bị bãi bỏ một phần hay toàn bộ bởi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
6
Trang 8vi) Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là sự điều chỉnh có phạm vi (giới hạn) nhất định về thời gian, không gian và đối tượng điều chỉnh
7
Trang 9CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1) CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Theo điều 4 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 26 loại văn bản :
1 Hiến pháp
2 Bộ luật của Quốc hội
3 Luật của Quốc hội
4 Nghị quyết của Quốc hội
5 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội
6 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
7 Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
8 Lệnh của Chủ tịch nước
9 Quyết định của Chủ tịch nước
10.Nghị định của Chính phủ
11.Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
12.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
13.Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 14.Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
15.Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 16.Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
17.Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
18.Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
8
Trang 1019.Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
20.Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
21.Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
22.Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
23.Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)
24.Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
25.Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn
26.Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn
2) CÁC LOẠI VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Các loại văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản pháp luật
được thể hiện thông qua các hình thức của quyết định cá biệt, như:
1 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
2 Lệnh
3 Bản án
9
Trang 11CHƯƠNG 3: PHÂN BIỆT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1) Khái niệm
1 Văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội
2 Văn bản áp dụng pháp luật:
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp luật có chứa các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và chỉ được áp dụng một lần đối với chủ thể tương ứng
Theo đó, văn bản áp dụng pháp luật có nội dung không áp dụng một cách rộng rãi đối với nhiều đối tượng hoặc nhóm đối tượng mà được xác lập dựa trên từng vụ việc, sự kiện pháp lý cụ thể
Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành dựa trên trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và bởi chủ thể được Nhà nước trao quyền thì mới có hiệu lực pháp lý
2) Thẩm quyền ban hành
10
Trang 12Văn bản quy phạm pháp luật: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Chương II Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
Văn bản áp dụng pháp luật: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể
3) Nội dung ban hành
Văn bản quy phạm pháp luật: Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực
Văn bản áp dụng pháp luật: Chứa quy tắc xử sự riêng Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi
gì Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đ甃Āng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành) Mang tính cưỡng chế nhà nước cao
4) Hình thức tên gọi
Văn bản quy phạm pháp luật: Các hình thức quy định tại điều 4 Luật ban hành VBQPPL 2015 (Hiến pháp, Bộ luật, Luật,…)
Văn bản áp dụng pháp luật: Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện.(Thường được thể hiện dưới hình thức: Quyết định, bản án,…)
5) Phạm vi áp dụng
11
Trang 13Văn bản quy phạm pháp luật: Rộng rãi Áp dụng là đối với tất
cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định
Văn bản áp dụng pháp luật: Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản
6) Cơ sở ban hành
Văn bản quy phạm pháp luật: Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật
Văn bản áp dụng pháp luật: Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật
7) Trình tự ban hành
Văn bản quy phạm pháp luật: Theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
Văn bản áp dụng pháp luật: Luật không có quy định trình tự
8) Thời gian có hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật: Lâu dài
Văn bản áp dụng pháp luật: Thời gian có hiệu luật ngắn theo
vụ việc
12
Trang 15CHƯƠNG 4: VÍ DỤ VỀ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC GIÁO DỤC.
Ngày nay, quyền được giáo dục là quyền cơ bản, thiết yếu của mỗi công dân Thông qua giáo dục, mỗi cá nhân sẽ trang bị được những kiến thức, kĩ năng thiết yếu cho bản thân và góp phần xây dựng, phát triển xã hội Với ý nghĩa đó, quyền được giáo dục đã được ghi nhận trong luật pháp quốc tế Nhờ đó, quyền giáo dục đã
và đang ngày càng được quan tâm, ch甃Ā trọng ở mỗi quốc gia và được ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Một số ví dụ:
1) Luật:
1.1 Luật giáo dục 2019
1.2 Luật giáo dục đại học 2012
1.3 Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018
1.4 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
1.5 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013
1.6 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
2) Nghị định:
2.1 Nghị định 24/2021/NĐ-CPquy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập 2.2 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
2.3 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số
2.4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
2.5 Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
14
Trang 162.6 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
3) Thông tư:
3.1 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
3.2 Thông tư 56/2021/TT-BTC hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục thường xuyên
3.3.Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định về quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, trình
độ cao đẳng
3.4.Thông tư 20/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông
tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông 3.5.Thông tư 19/2021/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1 Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc
15
Trang 17TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công cụ tìm kiếm:
1 Google.com.vn
Website:
1 tailieutuoi.com
2 luatminhkhue.vn
3 vi.wikipedia.org
4 luatduonggia.vn
5 thuvienphapluat.vn
6 hoatieu.vn
Giáo trình:
1 Giáo trình về Nhà nước và Pháp luật đại cương – Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội
16