Để hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức để Nhà nước tổ chức cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, đòi hỏi công t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Đề 3: Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật ở Việt
Nam.
Họ và tên: Nguyễn Lê Hải Đức
Lớp: K64 CLC
MSV: 19062016
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng văn bản pháp luật là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với bất cứ nhà nước nào Đây là hoạt động mang tính chuyên môn và là cơ sở pháp lý cho những hoạt động và tổ chức cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thông qua việc xác lập những hình thức văn bản khác nhau Xây dựng văn bản pháp luật được quy định thành 2 hình thức đó
là xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng văn bản áp dụng pháp luật với những quy trình xây dựng đầy chặt chẽ Và trong phạm vi bài lần này, em xin phép trình bày về “ Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật” tại Việt Nam
Trang 3I Khái niệm
1 Khái niệm văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, luôn mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước
2 Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật được xác định là văn bản do các chủ thể có đủ
tư cách về thẩm quyền ban hành theo hình thức cũng như các nội dung trình tự thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định
II Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật
1 Về thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật
Trong xây dựng văn bản pháp luật được chia ra làm 2 hình thức xây dựng
văn bản đó là hình thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hình thức xây
dựng văn bản áp dụng pháp luật Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật
thường được quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh từng lĩnh vực thông qua thủ tục áp dụng áp dụng pháp luật Thủ tục ban hành văn bản
áp dụng văn bản pháp luật thông thường được thực hiện đơn giản hơn so với thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm giải quyết các loại việc cụ thể phát sinh trong thực tiễn Để hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật vừa
là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức để Nhà nước tổ chức cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, đòi hỏi công tác xây dựng văn bản áp dụng pháp luật cần thực hiện theo những bước như: xác định thẩm quyền và tính chất loại việc cần áp dụng pháp luật; lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng để giải quyết công việc, soạn thảo, thông qua, ban hành văn bản
Trang 42 Các bước xây dựng văn bản áp dụng pháp luật
2.1 Xác định thẩm quyền giải quyết công việc cần áp dụng pháp luật và lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng pháp luật
- Thẩm quyền giải quyết công việc cần áp dụng pháp luật:
Trước tiên, chủ thể ban hành văn bản áp dụng pháp luật phải xác định chính xác những nội dung có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm văn bản áp dụng pháp luật ban hành hợp pháp và phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước bởi áp dụng pháp luật trước hết là hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền Chính vì lý do đấy, trong quá trình áp dụng pháp luật chủ thể có thẩm quyền buộc phải ban hành các mệnh lệnh để giải quyết công việc phát sinh trong hoạt động quản lý Theo đó, việc chỉ ra thẩm quyền giải quyết vấn đề bao gồm thẩm quyền nội dung và thẩm quyền hình thức thuộc chủ thể nào sẽ được xác lập dựa trên các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể trực tiếp giải quyết vấn đề đó
a) Thẩm quyền về nội dung trong hoạt động áp dụng pháp luật
Thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong hoạt động quản lý nhà nước thì thẩm quyền áp dụng pháp luật thường được pháp luật thừa nhận qua các quy định đã nêu trên Hiện nay, đối với các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng đồng thời có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề theo nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định Ví dụ: Quốc hội - ngoài khả năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì còn có khả năng ban hành văn bản áp dụng pháp luật nhằm giải quyết các công việc có tính chất nội bộ liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội Bên cạnh đấy còn có những chủ thể không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn được pháp luật trao thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật như thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương ( sở, ban, ngành ); các đơn vị sự nghiệp công lập ( trường học, bệnh viện…)… nhằm thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của nhóm các cơ quan
Trang 5chuyên môn ở địa phương, các đơn vị sự nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp nhà nước như: tuyển dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật…Thường thì đây là hình thức chủ yếu để các chủ thể trên áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước Ngoài các quy định theo hướng gián tiếp về việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật hiện nay thì vẫn có những quy định trực tiếp về thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật đối với một số chủ thể: cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ cụ thể là: chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp; thanh tra chuyên ngành cấp bộ, cấp sở; hải quan; công an nhân dân…
b) Thẩm quyền về hình thức trong hoạt động áp dụng pháp luật
Được xác lập thông qua việc sử dụng tên loại văn bản để áp dụng pháp luật
Để bảm bảo cho quán trình áp dụng pháp luật thực hiện đúng quy định của pháp luật thì việc xác định đúng thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật là rất quan trọng
- Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng pháp luật
Chủ thể có thẩm quyền sẽ lựa chọn và sử dụng các quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng pháp luật thông qua việc tương ứng với nội dung, tính chất của các nhóm công việc… Đây là việc đòi hỏi các chủ thể phải lựa chọn đúng quy phạm pháp luật tương ứng với loại việc cần áp dụng pháp luật để phù hợp với yêu cầu thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật được thực hiện một cách hợp pháp và phù hợp với yêu cầu thực tiễn
2.2 Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật
Việc soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật được quy định thuộc về các đơn
vị trực thuộc chủ thể ban hành mà không thành lập bộ phận chuyên trách soạn thảo văn bản hoặc thành lập ban soạn thảo đối với từng văn bản cụ thể; đơn vị cấp dưới trực tiếp của chủ thể ban hành văn bản, hoặc trong một số trường hợp
do cán bộ, công chức trực tiếp soạn thảo văn bản khi đang thi hành công vụ theo thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật
Xác định thẩm quyền soạn thảo của văn bản áp dụng pháp luật theo hướng văn bản liên quan trực tiếp tới chức năng của đơn vị nào thì đơn vị đấy soạn thảo
Trang 6Trong trường hợp liên quan tới nhiều đơn vị thì đơn vị quản lý sẽ soạn thảo và các đơn vị liên quan sẽ góp ý Thường thì trách nhiệm soạn thảo được căn cứ vào nội dung của văn bản
Với những quy định về nguyên tắc thì nội dung công việc thuộc cơ quan, đơn vị cấp dưới của chủ thể áp dụng có trách nhiệm tham mưu giúp việc, sẽ do
cơ quan, đơn vị đó soạn thảo văn bản căn cứ tính chất, nội dung của vấn đề cần
áp dụng pháp luật Theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ quy định về công tác văn thư thì các chủ thể phải xác định được rõ nội dung, hình thức của văn bản thông qua được thu thập và xử lý các thông tin nhằm chọn ra được các quy phạm tương ướng để áp dụng pháp luật
Bên cạnh đấy đối với việc áp dụng pháp luật có tính chất tác động đến nhiều đối tượng, nhiều đơn vị phát sinh bên ngoài cơ quan, tổ chức thì cơ quan, đơn vị soạn thảo cần phải:
a) Tổ chức lấy ý kiến đối với cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến công việc áp dụng pháp luật
b) Xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ liên quan đến công việc nhằm đảm bảo ban hành văn bản áp dụng pháp luật chính xác
Theo như pháp luật hiện hành thì các chủ thể có thẩm quyền như cán bộ, công chức trong trường hợp cần giải quyết việc đơn giản, kịp thời, nhanh chóng thì được soạn thảo và ban hành văn bản áp dụng pháp luật theo thủ tục đơn giản ( hoàn chỉnh các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo mẫu có sẵn) Ví dụ: Công an giao thông ra quyết định xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông trong khi đang thi hành công vụ
Trong quá trình soạn thảo thì chủ thể cần xuất phát từ tính chất của mỗi loại việc hoặc tình huống cụ thể để đưa ra hướng xác, phù hợp với các nhóm đối tượng của văn bản
2.3 Trình, thông qua và ký văn bản áp dụng pháp luật
2.3.1 Quy trình trình:
Trang 7Trước tiên khi được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản thông qua văn bản áp dụng pháp luật thì cơ quan, đơn vị soạn thảo văn bản phải trình trực tiếp lên sau khi dự thảo văn bản áp dụng pháp luật đã được soạn thảo.Văn bản khi trình lên được quy định không có văn bản đính kèm theo Tuy vậy, để thuận tiện cho cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật thì trong hồ sơ trình, bên cạnh dự thảo văn bản áp dụng pháp luật cũng cần đầy đủ các loại giấy tờ liên quan và những văn bản quy phạm pháp luật Với mỗi nhóm công việc khác nhau thì việc trình văn bản áp dụng pháp luật đều mang những đặc điểm khác nhau:
a) Đối với công việc phát sinh trong nội bộ cơ quan, tổ chức thì chủ thể soạn thảo trình trực tiếp dự thảo văn bản lên cho người có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật Trong trường hợp công việc quan trọng thì chủ thể trình lên bằng tờ trình còn với trường hợp ít quan trọng thì có thể trình bằng công văn
b) Với trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý trực tiếp của công chức mà công việc áp dụng pháp luật gấp rút, cần phải nhanh chóng và kịp thời thì cơ quan, đơn vị trực tiếp trình văn bản mà không cần đến tờ trình hay công văn để trình và công chức trực tiếp ký ban hành văn bản
2.3.2 Quy trình thông qua:
* Nếu người có thẩm quyền không chấp nhận dự thảo thì được trực tiếp đưa ra yêu cầu sửa đổi đối với người soạn thảo hoặc có thể trực tiếp sửa vào bản thảo để được đánh máy lại (đây sẽ được coi là bản gốc và lưu ở hồ sơ vụ việc): nếu đồng ý thì sẽ được ký vào văn bản để ban hành
* Nếu chủ thể ban hành văn bản đồng ý với dự thảo được trình thì sẽ tiến hành thông qua văn bản đó Có 2 cách chính thông qua văn bản áp dụng pháp luật đó là: Thông qua bởi tập thể và thông qua trực tiếp bởi cá nhân thủ trưởng
2.3.3 Quy trình ký:
Dự thảo ngay sau khi thông qua sẽ được xác lập giá trị pháp lý bằng chữ ký của bên có thẩm quyền cùng con dấu hợp thức của cơ quan ban hành văn bản
Trang 8Việc ký văn bản áp dụng pháp luật thường sẽ căn cứ vào tính chất loại việc và vị trí của cơ quan ban hành Vì vậy, chức vụ của người ký luôn ghi trước chữ ký và được trình bày theo những thể thức nhất định, phù hợp với cách thức thông qua
và thẩm quyền của người ký văn bản:
- Theo như Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày
05/3/2020 của Chính phủ quy định về công tác văn thư: Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó
ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng
- Theo như Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ quy định về công tác văn thư: Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo
ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách
2.4 Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
Sau khi trải qua đầy đủ các bước, thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật
về công tác văn thư ( vào sổ, đánh số, đóng dấu) và được các cấp có thẩm quyền thông qua thì văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bằng cách gửi tới các đối tượng có liên quan để thực hiện Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật thường được thực hiện bằng cách giao trực tiếp cho các đối tượng hoặc có thể gửi văn bản qua đường công văn tới đối tượng tiếp cận văn bản
Trang 9TỔNG KẾT
Với những quy định trên về việc xây dựng văn bản áp dụng pháp luật đã cho thấy được rằng văn bản áp dụng pháp luật là một văn bản pháp lý cá biệt, áp dụng đầy đủ quyền lực nhà nước do cơ quan, chủ thể, người có thẩm quyền hoặc được nhà nước trao quyền ban hành theo thủ tục và hình thức do pháp luật quy định; có tính mệnh lệnh cụ thể đối với từng cá nhân, tổ chức thông qua nội dung
và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước
~ Hết ~
Trang 10Tổng hợp nguồn tham khảo:
1) Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật của Đại học Quốc gia Hà Nội
( Nguyễn Đăng Dung - Bùi Tiến Đạt)
2) Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật của trường Đại học Luật ( xuất bản năm 2018 ) ( Đoàn Thị Tố Uyên)
3) Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật của trường Đại học Luật ( Xuất bản năm 2009) (Nguyễn Thế Quyền)
05/3/2020 của Chính phủ quy định về công tác văn thư)
https://luatminhkhue.vn/quy-trinh-xay-dung-van-ban-ap-dung-phap-luat-hien-nay-o-viet-nam.aspx
Trang 11MỤC LỤC
Lời mở đầu ………2
I Khái niệm … ……… 3
1 Khái niệm văn bản pháp luật ……….….3
2 Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật ……… 3
II Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật ……… 3
1 Về thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật………… …….….3
2 Các bước xây dựng văn bản áp dụng pháp luật……… 4
2.1 Xác định thẩm quyền giải quyết công việc cần áp dụng pháp luật và lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng pháp luật……… 4
2.2 Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật ……… 5
2.3 Trình, thông qua và ký văn bản áp dụng pháp luật ……… 7
2.3.1 Quy trình trình………7
2.3.2 Quy trình thông qua ……… 8
2.3.3 Quy trình ký ………8
2.4 Ban hành văn bản áp dụng pháp luật …… .……… ……… 9
Tổng kết ……… 10