- Để việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật vừa là hình thức thực thi pháp luật vừa là phương thức để nhà nước tổ chức áp dụng các chủ thể pháp luật, việc xây dựng văn bản quy phạm phá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
- -
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN:
Đề tài: Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật ở
Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Mai Trung Kiên
Mã Sinh Viên: 19062025
Ngày sinh: 06/05/2001
Lớp: K64CLC
Giảng viên giảng dạy: Bùi Tiến Đạt
Trang 2Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… ……… 3
I Khái niệm……… ……….4
1 Khái niệm văn bản pháp luật……….4
2 Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật……… ……….4-5 II Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật……….……….5
1 Thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật……….……… 5
2 Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật……… 5
2.1 Thẩm quyền giải quyết công việc cần áp dụng pháp luật:……… ………….5-6 a) Thẩm quyền về nội dung trong hoạt động áp dụng pháp luật………….……….6
b) Thẩm quyền về hình thức trong hoạt động áp dụng pháp luật……….6
c) Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng pháp luật……… …………6
3 Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật……… ….7
4 Trình, thông qua, kí và ban hành văn bản áp dụng pháp luật………….… 8
4.1 Quy trình trình………8
4.2 Quy trình thông qua………8
4.3 Quy trình kí và ban hành………………… … ….8
KẾT LUẬN……… ………9
Trang 33
LỜI MỞ ĐẦU
Ở mỗi quốc gia việc xây dựng văn bản pháp luật đều là rất cần thiết và quan trọng Xây dựng pháp luật là hoạt động phức hợp bao gồm phạm vi rộng lớn các hành vi
kế tiếp nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều chủ thể có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành nhằm chuyển hóa ý chí của giai cấp cầm quyển thành những quy tắc pháp lý, thể hiện chúng dưới những hình thức pháp luật Xây dựng văn bản pháp luật được chia ra làm hai hình thức chính đó là: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng văn bản áp dụng pháp luật Ở trong bài tiểu luận lần này, em xin phép được trình bày về “Quá trình xây dựng văn bản áp dụng Pháp luật ở Việt Nam”
Trang 44
I Khái niệm
1 Khái niệm văn bản pháp luật:
- Văn bản pháp luật (VBPL) do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức theo pháp luật quy định, có nội dung là ý chí của nhà nước, mang tính bắt buộc và được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước
- Văn bản pháp luật bao gồm ba nhóm văn bản là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính
2 Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật:
- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục quy định, có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt,
áp dụng một lần trong một trường hợp cụ thể
Khác với văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể, áp dụng cho một chủ thể xác định và được abn hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật
Trang 55
- Ví dụ: Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh A được ban hành để bổ nhiệm ông Nguyễn Văn B giữ chức vụ Giám đốc Sở Tư pháp
II Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật
1 Thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật
- Quy trình làm văn bản quy phạm pháp luật thường đơn giản hơn quy trình lập văn bản quy phạm pháp luật Điều này nhằm mục đích ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết các loại vấn đề cụ thể trong thực tế Tuy nhiên, thủ tục công bố văn bản hiện hành của luật áp dụng chủ yếu là điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thông qua thủ tục áp dụng pháp luật Vì vậy trong một số trường hợp, thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật hiện nay thường căn cứ vào thủ tục áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại việc nhất định
- Để việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật vừa là hình thức thực thi pháp luật vừa là phương thức để nhà nước tổ chức áp dụng các chủ thể pháp luật, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần thực hiện theo các bước sau: thẩm quyền và tính chất của công việc áp dụng pháp luật; Lựa chọn, áp dụng pháp luật và quy định tương ứng để xử lý công việc, soạn thảo, thông qua và ban hành văn bản
2 Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật
- Có thể nói, xác định thẩm quyền giải quyết công việc cần áp dụng pháp luật
và lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng pháp luật là việc cần thực hiện trước khi tiến hành hoạt động soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật Trên thực tế, nội dung này thường được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật
2.1 Thẩm quyền giải quyết công việc cần áp dụng pháp luật:
- Để bảo đảm văn bản áp dụng pháp luật ban hành hợp pháp và phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, đòi hỏi chủ thể ban hành văn bản áp dụng pháp luật phải xác định chính xác những nội dung có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật Bởi vì, áp dụng pháp luật trước hết là hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền Do vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật chủ thể có thẩm quyền buộc phải ban hành các mệnh lệnh để giải quyết công việc phát sinh trong hoạt động quản lý Do văn bản áp dụng pháp luật được ban hành là để giải quyết những công việc cụ thể, nên trong quá trình áp dụng pháp luật cần phải xác định rõ: có những loại việc, nhóm việc
Trang 66
nào xảy ra trong thực tiễn cần áp dụng pháp luật, và khi áp dụng pháp luật thì tương ứng với mỗi loại việc, nhóm việc sẽ sử dụng những nhóm mệnh lệnh
cá biệt liên quan nào
a) Thẩm quyền về nội dung trong hoạt động áp dụng pháp luật:
Hiện nay, quyền áp dụng pháp luật thường được pháp luật ghi nhận bằng việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể trong hoạt động quản lý nhà nước Hình thức giám sát này hiện được coi là một cách gián tiếp để quy định thẩm quyền áp dụng pháp luật và rất phổ biến trong hoạt động áp dụng pháp luật của nhiều cơ quan, tổ chức Cũng có thể hiểu rằng, hầu hết các đơn vị có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng có quyền ban hành văn bản giải quyết vướng mắc phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định Cụ thể, ngoài thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
để giải quyết các công việc nội bộ liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội như ban hành nghị quyết bầu, miễn nhiệm, bổ nhiệm cán bộ cấp cao Vị trí của bộ máy
nhà nước như: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Tham khảo: Luật Cơ quan Quốc hội năm 2014); hoặc Chính phủ ban hành các nghị quyết áp dụng đối với việc sáp nhập, chia, giải thể các đơn vị hành chính hoặc các cơ quan thuộc chính phủ Tình huống (xem: Luật Tổ chức Chính phủ 2015)
b) Thẩm quyền về hình thức trong hoạt động áp dụng pháp luật:
Ngoài việc xác định quyền và cho phép xử lý các loại công việc yêu cầu luật
áp dụng, các hoạt động áp dụng luật cũng cần phải lựa chọn đúng về mặt hình thức Trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chính thức thiết lập luật áp dụng thông qua tên của văn bản Trong nhiều trường hợp, việc chọn loại tên văn bản quy phạm pháp luật phù hợp cũng có thể xác định được các vấn đề về nội dung của văn bản và thẩm quyền công bố văn bản Ví dụ, tòa án nhân dân ra quyết định trong hoạt động xét xử; ủy ban nhân dân ra quyết định bầu thành viên ủy ban nhân dân cùng cấp; công an nhân dân ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Do đó, việc xác định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là quan trọng đối với việc đảm bảo áp dụng và tuân thủ pháp luật Các quy định pháp luật đóng một vai trò quan trọng
c) Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng pháp luật:
- Trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ của các sự việc phát sinh trong thực tiễn cần giải quyết bằng việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật, chủ thể có
Trang 77
thẩm quyền xem xét việc lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung vấn đề để giải quyết Theo đó, tương ứng với nội dung, tính chất của các nhóm công việc, chủ thể có thẩm quyền
sẽ lựa chọn và sử dụng các quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng pháp luật
3 Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật
- Nội dung chứa đựng trong văn bản áp dụng pháp luật thường cụ thể, đơn giản và được xác định dựa trên các quy phạm pháp luật tương ứng Việc xác định trách nhiệm soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật thường căn cứ vào nội dung của văn bản Về nguyên tắc, nội dung công việc thuộc cơ quan, đơn vị cấp dưới của chủ thể áp dụng có trách nhiệm tham mưu giúp việc, sẽ do cơ quan, đơn vị đó soạn thảo văn bản căn cứ tính chất, nội dung của vấn đề cần
áp dụng pháp luật (Xem: Điều 10 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ quy định về công tác văn thư)
- Khi soạn thảo văn bản, các đối tượng này phải xác định rõ hình thức và nội dung của văn bản cần soạn thảo thông qua việc thu thập và xử lý các thông tin cần thiết (Xem: Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 30/2020 / NĐ- CP ngày 5 tháng 3 năm 2020) Xác định hướng chọn ra tiêu chuẩn pháp luật phù hợp để
từ đó áp dụng pháp luật Ví dụ như: Sở Nội vụ sẽ chuẩn bị quyết định của
Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều động, luân chuyển các bộ ở cấp tỉnh Hiện
nay, văn bản pháp luật thích hợp được lựa chọn để áp dụng là Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước hiện nay
- Nguyên tắc chung khi lựa chọn chủ thể soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật
là nội dung của văn bản liên quan đến chức năng của đơn vị nào do đơn vị đó soạn thảo, nếu liên quan đến nhiều đơn vị khác nhau thì do đơn vị có chức năng quản lý công việc đó soạn thảo còn các đơn vị khác có liên quan tham
gia góp ý cho dự thảo Ví dụ: Khi ban hành chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường sẽ do Sở Tài nguyên và Môi trường soạn thảo và các Sở Y tế, Công thươg, Xây dựng… có thể tham gia tham gia góp ý
- Nếu nội dưng công việc cần áp dụng pháp luật có tính chất phức tạp và tác động đến nhiều đối tượng, nhiều đơn vị phát sinh bên ngoài cơ quan, tổ chức (môi trường, giao thông, đất đai, đầu tư, khiếu nại, tố cáo ) thì trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan, đơn vị soạn thảo phải tiến hành những hoạt động sau:
Trang 88
a) Tổ chức lấy ý kiến đối với cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến công việc áp dụng pháp luật
b) Xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ liên quan đến công việc nhằm đảm bảo ban hành văn bản áp dụng pháp luật chính xác
Ngoài việc soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật theo cách thức tiến hành nêu hên, hiện nay pháp luật còn có quy định đối với trường hợp giải quyết một số loại việc đơn giản, đòi hỏi kịp thời, nhanh chóng thì cho phép chủ thể có thẩm quyền là cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ soạn thảo và ban hành văn bản áp dụng pháp luật thực hiện theo thủ tục đơn giản (là việc hoàn chỉnh các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo mẫu cho sẵn) ví
dụ như : chánh thanh tra sở, chánh thanh tra bộ ban hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính (Xem: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012)
4 Trình, thông qua, kí và ban hành văn bản áp dụng pháp luật
4.1 Quy trình trình:
Việc nộp các giấy tờ pháp lý khác nhau tùy thuộc vào loại công việc: a) Đối với công việc phát sinh trong cơ quan, tổ chức, chủ thể soạn thảo giao ngay dự thảo văn bản cho người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Trong trường hợp có công việc quan trọng, đối tượng có thể gửi nó dưới dạng báo cáo, trong khi công việc ít quan trọng hơn có thể được trình bày bằng văn bản
b) Trường hợp công chức có thẩm quyền giải quyết trực tiếp nhưng công việc áp dụng pháp luật cấp bách, cần hoàn thành nhanh chóng, kịp thời thì
cơ quan, đơn vị trực tiếp trình văn bản mà không cần báo cáo, công văn
để trình và trực tiếp ký văn bản để ban hành
4.2 Quy trình thông qua:
- Thông thường, dự thảo văn bản áp dụng pháp luật được người soạn thảo trình trực tiếp lên chủ thể ban hành sau khi người soạn thảo đã hoàn tất dự thảo văn bản áp dụng được Trưởng đơn vị trực tiếp kiểm tra trước về nội dung, sau đó dự thảo được chuyển quan Văn phòng là đơn vị thẩm định thể thức Trong trường hợp dự thảo văn bản áp dụng pháp luật phải qua thủ tục trình, sau khi nhận được dự thảo văn bản áp dụng pháp luật, chủ thể ban hành có thể thông qua Việc thông qua văn bản áp dụng pháp luật cũng được tiến hành theo hai cách tuỳ thuộc văn bản đó được ban hành bởi thủ trưởng
cơ quan hay tập thể cơ quan: thông qua bởi cá nhân và thông qua bởi tập thể
Trang 99
biểu quyết theo đa số Ngoại lệ, có những văn bản áp dụng pháp luật do một người soạn thảo và chính là người thông qua.
4.3 Quy trình kí và ban hành
- Chủ thể có thẩm quyền thông qua và xác nhận bằng cách ký vào văn bản áp dụng pháp luật Đối với cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng, 119 người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ký tất cả văn bản và có thể giao cho cấp phó của mình ký thay các văn bản áp dụng pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công Đối với cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, thủ trưởng cơ quan
ký thay mặt vào văn bản áp dụng pháp luật và cũng có thể uỷ quyền cho cấp phó thay mặt tập thể ký thay thủ trưởng cơ quan Người đứng đầu cơ quan có thể giao cho Chánh văn phòng, Trưởng phòng Hành chính, Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh với những văn bản áp dụng ít quan trọng
- Sau khi chủ thể có thẩm quyền ký vào văn bản, văn thư vào sổ, đánh số, đóng dấu vào văn bản và sao gửi tới các đối tượng có liên quan Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật thường được thực hiện bằng cách giao trực tiếp cho đối tượng tiếp nhận hoặc có thể gửi qua con đường công văn tới từng đối tượng tiếp nhận đó
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận này, chúng ta đã có thể thấy được văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt, áp dụng một lần trong trường hợp
cụ thể Văn bản áp dụng pháp luật có những quy trình riêng biệt, áp dụng đầy đủ quyền lực của nhà nước, cơ quan có thẩm quyền Đồng thờ văn bản áp dụng pháp luật cũng thể hiện được tính mệnh lệnh đối với các cá nhan, tổ chức, nhằm ghi lại
Trang 1010
và truyền đạt các quyết định quản lý nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước
~HẾT~
Trang 1111
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật của Đại học Quốc
gia Hà Nội ( Nguyễn Đăng Dung - Bùi Tiến Đạt)
- Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật của trường Đại học
Luật ( xuất bản năm 2018 ) ( Đoàn Thị Tố Uyên)
https://luatminhkhue.vn/van-ban-ap-dung-phap-luat-la-gi -quy-dinh-ve-van-ban-ap-dung-phap-luat.aspx
-
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-
chinh/Nghi-dinh-30-2020-ND-CP-cong-tac-van-thu-436532.aspx