1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật ở Việt Nam

10 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Bùi Tiến Đạt
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Xây dựng văn bản pháp luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 432,95 KB

Nội dung

Dưới góc độ Lý luận Nhà nước và pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật được giải thích là loại văn bản pháp lý có nội dung, tính chất của loại văn bản cá biệt, có tính chất quyền lực được

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Môn học: Xây dựng văn bản pháp luật

Giáo viên hướng dẫn: TS Bùi Tiến Đạt

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Anh

Mã sinh viên: 19062005

Lớp: K64 Luật Chất lượng cao

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

đề……… ………….3

II Những vấn đề chung về xây dựng văn bản áp dụng pháp luật………3

luật……… ………….… 3

luật……….… … 4

III Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật ở Việt Nam…….…… ……4

1 Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật……….……… 4

luật………6

luật……… ………….6

luật……… ….…… 7

luật……….…… ……….7

IV Kết

Luận……….8

khảo………9

Trang 4

4

I Đặt vấn đề

Văn bản pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng, là những hình thức pháp luật sử dụng trong công tác quản lý kinh tế, xã hội Nhà nước ta quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế Vai trò quan trọng của văn bản pháp luật là phương tiện để quản lý Nhà nước, thực hiện sư lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của nhân dân Đối với các cơ quan nhà nước, văn bản pháp luật là hình thức chủ yếu để nhiệm vụ cụ thể hoá luật pháp Đối với các cơ quan Đảng, tổ chức xã hội, văn bản có vai trò như công cụ tổ chức, vận động thực hiện chủ trương, chính sách và mục tiêu chung của tổ chức đó Không thể quản lý xã hội tốt, nếu thiếu nguồn thông tin này Vì vậy, việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật có vị trí đặc biệt, diễn ra thường xuyên trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các chủ thể ban hành văn bản pháp luật nhằm thực hiện hoạt động quản lý một cách có hiệu quả nhất Khác với các loại văn bản pháp luật thông thường áp dụng cho tất cả các đối tượng trong một phạm vi điều chỉnh, văn bản áp dụng pháp luật mang tính chất cá biệt, chỉ áp dụng cho những vấn đề riêng lẻ, một đối tượng hay một tổ chức xác định Vậy văn bản áp dụng pháp luật có những gì khác với các văn bản pháp luật còn lại, cách xây dựng văn bản này như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung bài tiểu luận

II Những vấn đề chung về xây dựng văn bản áp dụng pháp luật

1 Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật

Có khá nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau về văn bản áp dụng pháp luật, vì vậy khái niệm về văn bản áp dụng pháp luật cũng xuất hiện nhiều cách hiểu

Dưới góc độ Lý luận Nhà nước và pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật được giải thích

là loại văn bản pháp lý có nội dung, tính chất của loại văn bản cá biệt, có tính chất quyền lực được xác lập dựa trên yêu cầu của vụ việc do các chủ thể có thẩm quyền đưa

ra quyết định ban hành trên cơ sở pháp luật theo một tình tự và thủ tục nhất định nhằm điều chỉnh cụ thể một đối tượng hay tổ chức đã xác định danh tính trong những trường hợp cụ thể

Dưới góc độ trong hoạt động hành chính nhà nước thì văn bản áp dụng pháp luật được hiểu là các văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền trong nhà nước ban hành, nhằm áp dụng các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể trong đời sống, và bởi vậy làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền hay nghĩa vụ của các đối tượng đó Văn

Trang 5

5

bản áp dụng pháp luật bởi vậy có thể do các cơ quan hành chính hay cơ quan tư pháp ban hành, trong một số trường hợp các cơ quan quyền lực nhà nước cũng có thể ban hành văn bản áp dụng pháp luật

2 Đặc điểm văn bản áp dụng pháp luật

Từ khái niệm trên, có thể thấy văn bản áp dụng pháp luật có những đặc điểm sau:

Văn bản áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước, quan chức, công chức có

thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước giao quyền áp dụng pháp luật, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước Chỉ những chủ thể có có thẩm quyền về những nội dung trong văn bản do pháp luật quy định mới có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành theo hình thức và thủ tục do pháp luật

quy định ví dụ như: bản án, quyết định, lệnh,…Hình thức của văn bản pháp luật bao

gồm tên gọi và thể thức của văn bản pháp luật Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì tên gọi do pháp luật quy định, tùy thuộc vào tính chất công việc mà văn bản áp dụng pháp luật có tên gọi khác nhau, đồng thời thông qua tên gọi của văn bản áp dụng pháp luật ta có thể nhận biết được cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật đó

Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất áp dụng khá cá biệt, các văn bản áp dụng pháp luật thì xác định sẽ được áp dụng một lần đối với tổ chức, cá nhân cụ thể, xác định

Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế, phải phù hợp với luật và dựa trên những quy định của pháp luật cụ thể Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện ở việc các mệnh lệnh đưa ra phải phù hợp với các quy phạm pháp luật về nội dung và mục đích điều chỉnh, nếu không có sự phù hợp trên thì văn bản áp dụng pháp luật có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ

III Xây dựng văn bản áp dụng pháp luật tại Việt Nam

1 Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật

Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật được hiểu là giới hạn do pháp luật quy định cho phép chủ thể ban hành văn bản pháp luật để giải quyết những công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình

Để bảo đảm văn bản áp dụng pháp luật ban hành hợp pháp và phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, điều đó đòi hỏi chủ thể ban hành văn bản áp dụng pháp luật phải

Trang 6

6

xác định chính xác những nội dung có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật Bởi

vì, áp dụng pháp luật trước hết là hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể có thẩm

quyền Do vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật chủ thể có thẩm quyền buộc phải ban

hành các mệnh lệnh để giải quyết công việc phát sinh trong hoạt động quản lý

Hiện nay, thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong rất nhiều văn bản áp dụng pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, các đạo luật về tổ chức

bộ máy Nhà nước, các pháp lệnh về quản lý nhà nước trong những lĩnh vực cụ thể Các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật:

- Cơ quan nhà nước: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,

- Thủ trưởng cơ quan nhà nước: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Viện trưởng,

- Nhân viên Nhà nước đang thi hành công vụ, bao gồm: nhân viên hải quan, chiến sĩ cảnh sát, …

- Cá nhân được uỷ quyền (chủ thể đặc biệt): người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng Nhóm chủ thể này không phải là người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước nhưng trong những trường hợp đặc biệt thì họ được trao quyền ban văn bản áp dụng pháp luật để duy trì trật tự quản lý hành chính, khi kết thúc hoạt động này thì họ không còn được phép ban hành văn bản áp dụng pháp luật nữa

Để văn bản áp dụng pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, người soạn thảo cần hết sức thận trọng, nghiên cứu kỹ pháp luật hiện hành để xác định chủ thể ban hành và hình thức văn bản cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể

Ngoài việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết nội dung loại việc cần áp dụng pháp luật như trên, hoạt động áp dụng pháp luật còn đòi hỏi sự lựa chọn chính xác thẩm quyền về hình thức Trong hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật, thẩm quyền

về hình thức được xác lập thông qua việc sử dụng tên loại văn bản để áp dụng pháp luật Việc lựa chọn đúng tên loại văn bản pháp luật trong nhiều trường hợp còn cho phép xác định được những vấn đề thuộc nội dung của văn bản, cũng như thẩm quyền ban hành văn bản Chẳng hạn, Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết trong việc bầu thành viên

ủy ban nhân dân cùng cấp; toà án nhân dân ban hành bản án trong hoạt động xét xử

Trang 7

7

Như vậy, xác định đúng thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật giữ vai trò quan trọng bảo đảm cho quá trình áp dụng pháp luật thực hiện đúng quy định của pháp luật

2 Thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật

Hiện nay, chưa có quy định nào trình bày về thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật mà chỉ quy định về thủ tục áp dụng pháp luật giải quyết đối với mỗi loại việc

cụ thể, trong đó có xác định hình thức văn bản và những vấn đề có liên quan

Thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật rất đơn giản, chỉ bao gồm một số hoạt động chuyên môn như: soạn thảo, thông qua, ban hành văn bản và mỗi hoạt động này thường có nội dung khá hẹp, được tiến hành trong thời gian ngắn, không cần sự tham gia của nhiều người Thậm chí có những văn bản áp dụng pháp luật được ban hành

từ khâu soạn thảo đến thông qua do một chủ thể đảm nhiệm

3 Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật thường có nội dung đơn giản, cụ thể và luôn được hình thành dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật, do vậy trong quá trình soạn thảo không bắt buộc phải thành lập ban soạn thảo Trên thực tế, việc soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật được tiến hành bởi đơn vị cấp dưới trực tiếp của chủ thể ban hành văn bản hoặc trong một số trường hợp do chính công chức khi thi hành công vụ trực tiếp soạn Việc xác định trách nhiệm soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật thường căn cứ vào nội dung của văn bản

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.Khi soạn thảo văn bản, các chủ thể này phải xác định rõ hình thức cũng như nội dung của văn bản cần soạn thảo thông qua việc thu thập,

xử lý các thông tin có liên quan Từ đó xác định hướng lựa chọn các quy phạm pháp luật tương ứng để áp dụng pháp luật

Hiện nay pháp luật quy định đối với trường hợp giải quyết một số loại việc đơn giản, đòi hỏi kịp thời, nhanh chóng thì cho phép chủ thể có thẩm quyền là cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ soạn thảo và ban hành văn bản áp dụng pháp luật thực hiện theo thủ tục đơn giản (mẫu có sẵn) như chiến sĩ cảnh sát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong khi thi hành công vụ hoặc chánh thanh tra sở ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trang 8

8

Văn bản áp dụng pháp luật được soạn thảo để giải quyết các vấn đề thuộc phạm

vi nội bộ một cơ quan hay tác động đến một đối tượng, tổ chức cụ thể nên trong quá trình soạn thảo, chủ thể soạn thảo cần xuất phát từ tính chất của mỗi loại việc hoặc tình huống cụ thể để đưa ra hướng xác định chính xác, phù hợp với các nhóm đối tượng của

văn bản

4 Thông qua văn bản áp dụng pháp luật

Thông thường, dự thảo văn bản áp dụng pháp luật được người soạn thảo trình trực tiếp lên chủ thể ban hành sau khi người soạn thảo đã hoàn tất dự thảo văn bản áp dụng Nếu văn bản giải quyết các vấn đề phát sinh trong nội bộ cơ quan, tổ chức thì chủ thể soạn thảo trực tiếp trình dự thảo văn bản đến chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản Chủ thể ban hành văn bản đồng ý với nội dung của dự thảo thì dự thảo đó được thông qua bởi thủ trưởng cơ quan ban hành văn bản Nếu nội dung công việc áp dụng pháp luật đòi hỏi tính chất nhanh chóng, kịp thời hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết trực tiếp của công chức thì cơ quan, đơn vị trực tiếp trình văn bản mà không cần tờ trình, công văn để trình và công chức trực tiếp kí ban hành văn bản

Nếu chủ thể ban hành văn bản đồng ý với dự thảo được trình, sẽ tiến hành thủ tục thông qua văn bản đó Có hai cách thông qua văn bản áp dụng pháp luật đó là thông qua bởi tập thể (nếu cơ quan ban hành văn bản hoạt động theo nguyên tắc tập thể) và thông qua trực tiếp bởi cá nhân thủ trưởng (nếu cơ quan hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng

cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm)

5 Ban hành văn bản áp dụng pháp luật

Dự thảo văn bản áp dụng pháp luật sau khi thông qua sẽ được xác lập giá trị pháp

lý bằng chữ kí của cấp có thẩm quyền và con dấu hợp thức của cơ quan ban hành văn bản Do vậy, việc kí văn bản áp dụng pháp luật với các thể thức kí theo quy định hiện nay thường căn cứ vào tính chất loại việc cũng như vị trí của cơ quan ban hành văn bản Theo đó, chức vụ của người kí luôn được ghi trước chữ kí và được trình bày theo các thể thức nhất định, phù hợp với cách thức thông qua và thẩm quyền của người kí văn bản:

- Đối với cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ký tất cả văn bản và có thể giao cho cấp phó của mình ký thay các văn bản áp dụng pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công (KT.) Cấp phó kí thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật

Trang 9

9

- Đối với cơ quan nhà nước hoạt động theo chế độ tập thể, việc kí các văn bản có nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, người đứng đầu cơ quan thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo kí các văn bản của

cơ quan mình, cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay mặt tập thể, kí thay người đứng đầu cơ quan những văn bản thuộc phạm vi được ủy quyền và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách

- Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan có thể giao cho Chánh văn phòng, Trưởng phòng Hành chính, Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh với những văn bản áp dụng ít quan trọng đối với những văn bản có nội dung ít quan trọng Việc giao kí thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức

Văn bản áp dụng pháp luật sau khi được chủ thể có thẩm quyền kí phải được vào sổ, đánh số, đóng dấu để theo dõi và sao gửi tới các đối tượng có liên quan Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật thường được thực hiện bằng cách giao trực tiếp cho các đối tượng hoặc có thể gửi văn bản qua đường công văn tới đối tượng tiếp nhận văn bản

IV Kết luận

Quá trình ban hành ra một văn bản áp dụng pháp luật luôn đỏi hỏi cần có một quy trình ban hành nhất định với những giai đoạn quan trọng, cho phép chủ thể ban hành ra những quy định áp dụng phù hợp với những chủ thể nhất định Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế, phải phù hợp với luật và dựa trên những quy định của pháp luật, vì vậy yêu cầu quá trình xây dụng phải cẩn thận, chính xác Việc tìm hiểu quy trình này cho chúng ta thấy được sự khó khăn, phức tạp của quá trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật đồng thời cũng giúp cho chúng ta có thêm những kiến thức về xây dựng văn bản pháp luật và tù đó áp dụng kiến thức trong học tập, công việc

Trang 10

10

Danh mục tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Đăng Dung và Bùi Tiến Đạt (2020), Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội

2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

3 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ quy định về công tác văn thư

4 Cao Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị Hà (2011), Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật

5 https://luatminhkhue.vn/van-ban-ap-dung-phap-luat-la-gi -quy-dinh-ve-van-ban-ap-dung-phap-luat.aspx (Ngày truy cập 30/05/2021)

6 http://eldata10.topica.edu.vn/VLD101/PDF%20slide/VLD101_Bai3_v1.0016101215.pdf (Ngày truy cập 30/05/2021)

7

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w