BAO CAO TONG KET
DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG
“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC NAM 2022” CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
HOAN THIEN PHAP LUAT CUA VIET NAM VE CHAM SOC THAY THE - NHIN TU NHU CAU DAP
UNG HO TRO TRE EM BI MO COI DO ANH HUONG CUA DAI DICH COVID-19.
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội
Năm 2022
Trang 2Hôn nhân gia đình
Lao động thương binh xã hội Trẻ em mồ côi
Ủy ban nhân dân
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
Trang 33798006710077 1 3:7 08)19)8))00 02177 7 Chương I KHÁI LUẬN CHUNG VE CSTT VÀ PHÁP LUẬT VE CSTT 7 1.1 Khái luận chung vé CS TTT 5- 2 5£ s52 ss£ s£S£Es£ 9s Es£Ss se sese£sessesersese 7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của CS TT <s< sẻ se sEsesEssEsexsEseEsessrsersrsers 7
a Lịch sử hình thành, khải quát cách hoạt AON - c5 cv **vvEE+seeeseeexss 7
b Khải niệm “chăm sóc thay tHIẾ ”” - + ce+t+Et+E‡EkSEEEEEE12EE11212111111121121 111cc 8 c Đặc điểm CU CSTD oecseeessessssessssesssessssecsseesneessseesnscssveesnscssneesnscssnessuesesneesneenneeesnees 9
A Vai tO CUA CST T v.eeeceeccccscceseceseceseceseeesecesecesecenecececcecececceeeeeeeeeeeeeeaeeeeeeeeeaeenaes 10
1 12 Quan điểm của các tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế về các van dé liên quan
(IÊN M0 THAN CSTTi caainadiicisiuainadtnitdaidagtiatirlg161ã485160501614210633355590LE140143960501 Il
a Vai trò và tam quan trọng của nuôi dưỡng trong môi trường gia đình 11 b Quan điểm về các hình thức chăm sóc TE.MC s+-s+cs+ce+xe+kertsrxsrsd 12 1.2 TEMC và CSTT đối với TE/MC - «<< +s+xxse+rsetrkeerrserrkserreerrkee 14
1.2.1 Khai HiỆm tré em va nhận diện TEM Cossssccssvvesrsvxvscsssssenvaexesounssnessuaneeansvnouns 140 4//208/112/.N1/12.,N8NNƯH 14
b Nhận điện TEMC và tình hình trẻ em bị mô côi do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 ở Việt Nam thời SIAM Q14Œ - óc +83 8 E3 E+EEESeEEeeeeeeeeeeeeeerke 16
C CSTT AOi 7.1.1 786 n6 nen 20 1.3 Pháp luật về S'TTT s- << s£ s£ s£SsES£ES£ E34 E3 E5 sEE3ES4ES4E35 3955252525 ssge 22 1.3.1 Khái niệm pháp luật vé /STTT - o< s< se s£ss+ss+ssEseEseEstxsetsetsrssersersersee 22 1.3.2 Đặc điểm của pháp luật ĐỀ C/STTT -.- << se se sEssEsExsEsexsEssssessesersrssree 23
CHƯƠNG II: THỰC TRANG MÔ HÌNH CSTT DOI VỚI TEMC Ở VIỆT NAM HIẾN NÀY sua naeneneooiiisriiiniDEDnEAiLtttg1600000151416 010100818 1086000800104 1ữ016N90800000060128084001/0000008 25
2.1 Khái quát chung về thực hiện CSTT ở Việt Nam hiện nay 25
2.2.Tính phù hợp của mô hình CSTT tai VN Go S0 090896 282.2.1 Thực trạng các mô hình bao trợ trẻ em hiện nay ở Việt NaM 28
2.2.2 Những đặc điểm của Việt Nam phù hop với mô hình CSTT . 30 2.3 Một số khó khăn thực hiện CSTT tại Việt ÌNdIm - 5-5-5 scsecscsesssese 33
Trang 4MO HÌNH CSTT DOI VOI TEMC VA THUC TIEN THUC HIEN 37 3.1 Khái quát chung pháp luật về mô hình CSTT TEMC tại Việt Nam 37
3.1.1 Cơ sở pháp lý của mô hình nuôi dưỡng TÌMC << «se ssss 37
3.1.2 Pham vi điều chỉnh và nguyên tắc pháp luật v CSTT . -s-se-s se 38 3.2 Quy định của pháp luật hiện hành về CSTTT -2 s2 5° se <sessessessese 39 3.2.1 Các yêu cầu đối với việc thực hiện C'ŠTTT << csecsesscseesesersesscse 39 3.2.2 Điều kiệm CSTT oesessssessesssressessscesssssscessscessssssccsssscsssssssessssssscssssesssssssesassesseeseseess 41 a, Điều kiện trẻ em AUOC COST T BE 41 b, Diéu kién về nhân thân RE COST TP sa anauntistghottiiEtAIDL.HBHDTDG040010108380 7M589f40500.013400.I800X0080038088 i 42 c, Diéu kiện về khả năng của người CIŠTTT - 2: 2+5e+E++k‡ESEEEEE2EE2EE2ErEerkerkered 44 3.2.3 Trách nhiệm và quyén của các ĐÊN s-s co s©sscsss+sessEsstsessesetsessrse 45 a, Trách nhiệm và quyên của cá nhân, gia đình nhận CSTT - z-secs+cse: 45 b, Trách nhiệm và quyên của cơ quan có thẩm qIyÊH - - +55 5s+e+ts£zters+ed 46 c, Trách nhiệm và quyên của TEMC được nhận C ”ŠTÏT' + ccc+cceeeeeeeees 48
3.2.4 CHỤP inh, Khi tực ANGER CÃT TT icccacadaidaddiagidiidiá2330044326644361555685654456345466600483 493.2.5 Theo dõi, danh giá trẻ em được nhận Š TĨTT - << sssess se se 49
3.755, CORE ii CST crannnnsuruontrndnontighrdiTtHDHSNGHE.74H.7404D2N0H0.330001040:0000H3/070710480:g0103071 52 a, Các trường hợp chấm diet CSTT vccccceccsscsssscsssssssssssssssesssssvssssesssstsssssssesssevsseees 52 b, That tục chấm ditt CSTT .esssscsssssssessssssssssssssesssseeesseessnsessneessueesnsesnneessneeesneeesneees 54 3.3 Thực tiễn thi hành pháp luật về CST T 2-2 2° s2 se <ssssessesessesses 54 3.3.1 Thực tiễn thi hành pháp luật vé CSTT .o- < ss< ssescsEsessxsesessrsesersese 54 a, Két qua đã dat được trên thực 54 b, Những bắt cập còn tÔN tại . c- St St EEEEEEEEEEEE1E11111112111111211111111e xe 57 3.3.2 Nguyên nhân của những Đất CẬ - s-e scsec<csesesEseeeksEsetsteesersrsesersree 61 a, Về văn hóa, xã /10PEEEEEE - á 62 b, Vẻ điều kiện kinh tế . -cc:c2Sxt2EtttÈ tre 62 C, Vẻ thể chế, pháp WUGt 2-5-5252 +E+EE+E£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrkee 63 Chương IV ĐÈ XUẤT HOÀN THIEN MÔ HÌNH CSTT VÀ PHÁP LUAT VE CSTT ĐÓI VỚI TEMC TẠI VIỆT NAM 5- 55° << se ssesssessesessese 66 4.1 VE mô hình (STTT s° + °+#E+e©EE©2E.eeEkseereprkeorsseorrseeorsee 66 4.2 Về xây dựng, hoàn thiện pháp luật . 2< 5 ss2sesssessess£sesesesses 69
Trang 54.2.2 Dé xuất xây dựng Luật Chăm sóc có thời ÏqH .s-oc se csecsesecsesscse 75 4.3 Về hiệu quả thi hành pháp luật - 2-2 5° s2 s£ ss2 s£ss£s£ssese=sessesesses 76 ¡37.08 431000107) .Ô 80 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5- 5-2 se s se sess£sesseszssesse 81
PHU LUC 1 0057 .,ôÔỎ 93PHU LUC 1 1003:18 89/717 H.H Ô 112
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự
nghiệp vô cùng lớn lao và hệ trọng, việc này quyết định đến vận mệnh của dân tộc Hệ thống pháp luật về quyền trẻ em Việt Nam ngày càng được hoàn thiện Quyên trẻ em đã tương đối day đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mỗi quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn điện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là quan điểm nhất quán, xuyên suốt Quyền trẻ em chính là cơ sở khoa học đầu tiên dé xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trẻ em phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
TEMC thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khi trẻ còn nhỏ mà đã mat cha mẹ hoặc mat cha hoặc mat me, là đối tượng yếu thế trong xã hội, luôn cần được sự quan tâm của xã hội và Nhà nước Trong khi những người bạn đồng trang lứa nhận được sự yêu thương của cha mẹ, của gia đình, TEMC phải một mình tự lập song trong cac co so bao tro xã hội, các trại trẻ mồ côi, các cơ sở tôn giáo hoặc với những trẻ may man hơn được nhận về các gia đình CSTT, được nhận làm con nuôi TEMC thường có tâm lý không ổn định do các em phải trải qua sự mat mát quá lớn từ khi còn nhỏ và thường dé bị kẻ xấu lợi dụng, có xu hướng nôi loạn do không còn cha mẹ ở bên dé day dỗ, uốn nắn các em Theo thống kê,
vào năm 2019, Việt Nam có 1,9 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có
157.000 TEMC cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em không nơi nương tựa! Theo các
nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội, con số này sẽ thấp hơn với con số trên thực tế do “Chính phủ ước tính dựa trên các số liệu hành chính và thường thấp hơn rất nhiều so với các số liệu có được từ các cuộc điều tra độc lập của các tô chức phi chính phủ và các học viện tiễn hành Các số liệu ước tính ở Việt Nam dựa trên định nghĩa trẻ em là những người
2021, Bộ LDTBXH cho biết đại địch COVID-19 đã dé lại hậu quả rất lớn với 2.093 TEMC, không nơi nương tựa, trong đó có 133 trẻ em đưới 5 tuổi và tập trung chủ yếu tại các tỉnh ! Hoàng Hải (2019), Cả nước có 157.000 trẻ em mô côi, không nơi nương tựa, Báo VnMedia.vn, truy cập 13/2/2022, <
2 T.H (2016), LHO: Việt Nam có 21.000 trẻ em đường phố, Báo Thanh Tra, truy cập 23/1/2022, <
https://thanhtra.com.vn/xa-hoi/doi-song/LHQ-Viet-Nam-co-2 1000-tre-em-duong-pho-105167.html>.
Trang 7phía Nam Từ đó đặt ra câu hỏi lớn cho toàn thé xã hội và các cơ quan quản lý về bảo vệ trẻ em răng phải có một giải pháp triệt để dé giúp TEMC có một gia đình Có thé thấy có rất nhiều loại hình CSTT khác như đưa TEMC vào trại trẻ mồ côi, cơ sở trợ giúp xã hội hoặc các cơ sở tôn giáo có nhận nuôi day trẻ em Tuy nhiên trên thực tế, không ít nhưng cơ sở, trung tâm đã lợi dụng việc nuôi dưỡng trẻ và trục lợi băng cách lạm dụng tiền từ thiện,
hành hạ, đánh đập trẻ em, nghiêm trọng hon là buôn ban trẻ em.
Thực tiễn về mô hình CSTT chưa phát triển tại Việt Nam Mô hình CSTT chưa được nhận diện nhiều và chưa được nhận sự quan tâm của xã hội Hiện nay, các mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng cho TEMC chủ yếu là chăm sóc tại các trại trẻ m6 côi và cơ sở bảo trợ xã hội Mô hình này phô biến và là giải pháp hang đầu cho TEMC tại Việt Nam Nhung với
trẻ em, được nuôi dưỡng trong một gia đình và được lớn lên với tình yêu thương của các
thành viên gia đình là điều quan trọng nhất Về mặt lý luận, các nghiên cứu về mô hình CSTT và pháp luật về CSTT chưa được thực hiện nhiều tại Việt Nam.
Đứng trước thực trạng như trên, đặt ra một van dé làm thế nào dé TEMC vừa được chăm sóc về sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, vừa được giáo dục, phát triển đầy đủ mà vừa được đón nhận tình yêu thương của một mái am gia đình Xuất phát từ những đòi hỏi bức thiết như vậy, đồng thời muốn làm cho nguồn tư liệu về mô hình CSTT cho TEMC nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói chung, đề tài “Hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về CSTT - Nhìn từ nhu cau đáp ứng hỗ trợ trẻ em bị mô côi hóa do ảnh hưởng của đại dich Covid-19” được chọn làm đề tài nghiên cứu Với mong muốn trên cơ sở lý luận cũng như đánh giá thực tiễn, chỉ ra các điểm bất cập của pháp luật, nhóm nghiên cứu nhằm đưa ra kiến nghị hoàn thiện có hiệu quả dé góp phần giúp cho mô hình CSTT được phát triển
hơn tại Việt Nam.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
TEMC là một hiện tượng — một van dé xã hội phổ biến và có tính toàn cầu Thực trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, như: kinh tế suy thoái do toàn cầu hóa, dân số thế giới tăng nhanh (từ năm 1960 đến năm 2000, dân số thế giới đã tăng gấp đôi, từ 3 tỷ lên 6 tỷ
3 Thu Hằng (2021), Hơn 2.000 trẻ em mo côi, không nơi nương tựa do Covid-19, Báo Thanh niên thời sự, truy cập 9/10/2021, <
https://thanhnien.vn/hon-2-000-tre-em-mo-coi-khong-noi-nuong-tua-do-covid-19-post1389150.html>.
Trang 8người, và tính đến năm 2021 là 7,8 tỷ người?), thiên tai, thất nghiệp, sinh con ngoài ý muốn, và đặc biệt là đại dich COVID-19 — là những nguyên nhân cả trực tiếp và gián tiếp khiến cho số lượng TEMC tăng nhanh ở nhiều nước, đặc biệt là những nước đang phát triển Chính vi thế, đã có rất nhiều tác giả quan tâm và có những bài viết nghiên cứu về đối tượng TEMC, thực tiễn thực hiện và bảo vệ quyền của TEMC dưới nhiều góc độ và mô hình “Foster Care” — CSTT Qua quá trình tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, có thể kế đến những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài tiêu biểu như sau:
Trong tác phẩm “Orphans and vulnerable children: Trends in School Access and Experience in Eastern and Southern Africa” (2013) của 04 tac giả Anne Smiley, Carina Omoeva, Benjamin Sylla va Ania Chaluda; TEMC được đưa ra định nghĩa về TEMC theo nguyén tắc phổ biến: TEMC là trẻ em dưới 18 tuôi, bị mất cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ Dưới góc nhìn văn học, TEMC được phân loại bao gồm mồ côi kép (TEMC mắt cả cha và mẹ), m6 côi mẹ và mồ côi cha.
Các tác giả Paul Gertler, David I Levine va Minnie Ames trong tác phẩm “Schooling and parental death” (2004) cho rang, mat cha mẹ là một trong những sự kiện đau buồn và gây ra nhiều chan thương tâm lý nhất mà trẻ em phải đối mặt Số liệu phân tích đã chỉ ra rằng, việc này không chỉ khiến cho các khoản đầu tư cần thiết vào sự phát triển của trẻ em bị giảm hoặc mất đi, mà còn gây ra nhiều hệ lụy về lâu dài đến chất lượng cuộc sông và sinh kế sau này của các em.
Trong “New Directions in Orphan and Vulnerable Children Policy and Research: AFocus on supporting “Suitable Institutions when placement is “Necessary” for a Child”
(2014), tác gia Hy V Huynh khang định rang có rất nhiều yếu tô có thé tác động tiêu cực về nhiều lĩnh vực đến TEMC hoặc trẻ em dé bị tổn thương - những trẻ em này đang ở nhu cầu cần được cung cấp một môi trường sống ồn định, hạnh phúc và khỏe mạnh; đáng lo ngại là số lượng trẻ em đang được chăm sóc bởi các tổ chức chăm sóc nhỏ hơn quá nhiều so với sô lượng trẻ em có nhu câu.
4 Thu Hà (2021), Dán số thé giới sẽ đối mặt với những thách thức nào trong 2 thập kỷ tới?, truy cập 04/03/2022,
<http://hdll.vn/vi/tin-tuc/dan-so-the-gioi-se-doi-mat-voi-nhung-thach-thuc-nao-trong-2-thap-ky-toi html#:~:text=C%C3%A 1c6%20s%E1%BB%I1%20liME1 %BB%87u%20t%E1 MBB%AB%20qu%C3%A 1 t%E1%BB%B7%20ng%C6%BO%E1%BB%IDI%20V%C3%AN0%20n%C4%83m%202050>.
Trang 9Tác phâm “Foster Care today” (2006) của Kathy Barbell va Madelyn Freundlich đã nêu khái quát về mô hình “Foster Care” tai bang Washington, đó là: “Foster Care” là một hệ thống dịch vụ mà trẻ em có thé được nuôi dưỡng bởi người chăm sóc không phải là cha mẹ ruột, hoặc bởi họ hàng, bởi những gia đình có ý định nhận nuôi, các nhóm gia đình hoặctrung tâm chăm sóc dân cư/xã hội Sự chăm sóc này mang mục đích đáp ứng tạm thời hoặc
dài hạn cho trẻ em một gia đình an toàn, ôn định và đầy đủ tình yêu thương.
Trong tác phẩm “Children in Foster Care” (2007) viết bởi các tác giả Ellen Pinderhughes, Brenda Jones Harden và Amanda E Guyer, nhận định như sau: Sống cùng gia đình gốc thường được coi là lựa chọn tốt nhất cho trẻ em; tuy nhiên, đôi khi, những gia đình đó không thé cung cấp cho trẻ em sự chăm sóc mà các em cần Khi đó, hệ thống phúc lợi trẻ em sẽ cung cấp cho trẻ những điều kiện mà cha mẹ các em không thể thực hiện được Thuật ngữ “Foster Care” được sử dụng dé chỉ việc trẻ em được nuôi dưỡng ngoài gia đình gốc, nguyên nhân phan lớn là do các em bị bỏ rơi bởi người chăm sóc mat do bệnh tật hoặc mat khả năng lao động, đi tù.
Về tình hình nghiên cứu trong nước, tính đến thời điểm của bài nghiên cứu này, số lượng những công trình nghiên cứu về mô hình CSTT chưa có nhiều, nêu không muốn nói là hiếm gặp - do tính mới của dé tài này Tiêu biểu chỉ có cuốn sách “Giới thiệu tổng quan về nhận nuôi dưỡng trẻ em: Loại hình CSTT dành cho trẻ em có nguy cơ hoặc đã bị tồn thương tại Việt Nam” (2015) Trong đó, Tô chức UNICEF Việt Nam đã đưa ra khái niệm: “Nhận nuôi dưỡng là một loại hình phúc lợi xã hội nhằm đem đến môi trường chăm sóc tại một gia đình thay thé cho những trẻ em dang tạm thời hay vĩnh viễn bị mat di nguôn nuôi
dưỡng từ gia đình ruột “ ” Những gia đình này thường là gia đình tự nguyện tham gia vàđược gọi là gia đình nhận nuôi dưỡng”.
3 Mục tiêu đề tài và điểm mới của đề tài
- Nghiên cứu, làm rõ những van đề lý luận chung về mô hình CSTT cho TEMC.
- Nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam và tham khảo các quy định pháp
luật của nước ngoai về các tiêu chí: 1) Các yêu cầu đối với việc thực hiện CSTT; 2) Điều kiện CSTT; 3) Trách nhiệm và quyền của các bên; 4) Quy trình, thủ tục nhận CSTT; 5) Theo dõi, đánh giá trẻ em được nhận CSTT; 6) Chấm dứt CSTT.
Trang 10- Phân tích, đánh giá 6 tiêu chí trên, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện mô hình CSTT cho TEMC tại Việt Nam hiện nay.
- Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào các chương trình đào tạo, giáo dục, nghiên cứu, quản lý nhà nước, hoàn thiện chính sách và pháp luật về CSTT.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: 1) TEMC cả cha và mẹ; hoặc chỉ m6 côi cha; hoặc chỉ mé
côi me; 2) Mô hình CS TT cho TEMC là mô hình có người CSTT là người thân thích hoặc
không là người thân thích, nhận chăm sóc TEMC trong một khoảng thời gian ngắn, dài nhất
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi pháp luật trong nước, pháp luật về mô hình CSTT được nghiên cứu cơ bản trong Luật Trẻ em 2016 trong đó có sự đối chiếu, so sánh với các nghị định hướng dẫn thi hành Trong phạm vi pháp luật nước ngoài, đề tài nghiên cứu các văn bản pháp luật về CSTT của một số nước như Anh, Mỹ, Úc, Ireland Bên cạnh nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, đề tài có sự nghiên cứu, phân tích, khảo sát thực trạng về nhận diện mô hình CSTT tại Việt Nam.
5 Cách tiếp cận
- Thực hiện, nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, một số nước trên thế giới và các văn bản được ban hành của các tổ chức quốc tế.
- Nghiên cứu tình hình TEMC tại Việt Nam va CSTT tại Việt Nam.
- Thu thập ý kiến va bảng khảo sát dé phân tích rõ ràng van dé còn tồn đọng trong
mô hình CSTT.
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tông hợp tài liệu hiện có: Nhóm nghiên cứu tiễn hành thu thập, thống kế, xử lý các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, báo cáo khoa học cả trong nước và ngoài nước liên quan đến mô hình CSTT.
- Phương pháp điều tra xã hội hoc: Dé thu thập được những ý kiến, sự hiểu biết về đề tài nghiên cứu của cộng đồng, nhóm nghiên cứu đã làm phiếu khảo sát xoay quanh các thông tin co bản về mô hình CSTT và thu về được hơn 400 phiếu khảo sát.
Trang 11- Phương pháp so sánh: Dé có thé tham khảo, học hỏi các quy định pháp luật của các quốc gia có cùng sự tương đồng về mặt văn hóa với Việt Nam cũng như của các quốc gia có sự phát triển lâu đời về mô hình CSTT, nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh pháp luật về mô hình CSTT của một số nước dé từ đó phát triển, học hỏi các quy định pháp luật cho
Việt Nam.
7 Kết cầu của đề tài
Đề tài được kết cầu thành ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết và phụ lục kèm theo Phần nội dung của đề tài gồm có bốn chương:
Chương I Khái luận chung về CSTT và pháp luật về CSTT.
Chương II Thực trạng mô hình CSTT đôi với TEMC ở Việt Nam hiện nay.
Chương III Thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam về mô hình CSTT đối
với TEMC và thực tiễn thực hiện.
Chương IV Đề xuất hoàn thiện mô hình CSTT và pháp luật về CSTT đối với TEMC
tại Việt Nam.PHỤ LỤC
Trang 12PHẢN NỘI DUNG
Chương I KHÁI LUẬN CHUNG VE CSTT VÀ PHÁP LUẬT VE CSTT 1.1 Khái luận chung về CSTT.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của CSTT.
a Lịch sứ hình thành, khai quát cách hoạt động.
Ý tưởng về mô hình CSTT (Foster-care) đã xuất hiện vào khoảng những năm 1392-1490 tại Nhật Bản nhưng phải đến những năm 1895 mới được đưa vào thực hién.> Mô hình CSTT xuất hiện và được triển khai vào những năm 1890 Cụ thể qua sự kiện The Orphan Train Movement (Phong trào Chuyến tàu m6 côi) tại Mỹ, mô hình CSTT đã được di vào
hoạt động.
Mô hình CSTT được ra đời do động lực muốn loại bỏ các trại trẻ mô côi tập trung vì mục đích trẻ em không nên bị tước đoạt cuộc sống gia đình Mô hình này được nêu lần đầu tiên trong Hội nghị Nhà Trắng về Trẻ em do Tổng thống Theodore Roosevelt của Mỹ
lúc đó triệu tập Hội nghị cho rằng, trẻ em nên được song, chăm sóc, nuôi dưỡng ở trong
mô hình CSTT hơn là ở trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung.
Theo pháp luật Việt Nam CSTT bao gồm bốn hình thức là (i) CSTT bởi người thân thích; (ii) CSTT bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích; (iii) CSTT băng hình thức nhận con nuôi theo quy định pháp luật về nuôi con nuôi; (iv) CSTT tại cơ sở trợ giúp xã hội Tuy nhiên, phạm vi bài nghiên cứu hướng đến mô hình Foster-care - mô hình chỉ
có hình thức CS TT bởi người thân thích và CS TT bởi cá nhân, gia đình không phải là người
thân thích Vậy nên, trong toàn bộ bài nghiên cứu, cụm từ “CSTT” sẽ chỉ tiếp cận tới hai hình thức nay dé đảm bảo đúng với định nghĩa mô hình Foster-care.
Tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn có mối quan tâm đặc biệt đến trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn nói chung và TEMC nói riêng Học hỏi kinh nghiêm triển khai mô hình CSTT ở các nước trên thế giới và để có chính sách đặc thù với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngày 25/3/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Chăm sóc TEMC không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa
5 Kumasaka, Y, and H Aiba (1986), Foster Care in Japan: Past and Present, The Milbank Memorial Fund Quarterly, p.255.Điêu 61 Luật Trẻ em 2016.
Trang 13vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010, gọi tắt là Đề án 65 Đề án 65 được coi là bước đi đầu
tiên trong việc đưa mô hình CSTT ap dụng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Ngày 26/4/2013, tiếp nối thực hiện Đề án 65, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 647/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 647 và được triển khai tại tỉnh một số tỉnh thành Năm 2017, Bộ LDTBXH đã phối hợp với Tổ chức Care for Children tổ chức Hội nghị Triển khai Dự án Thí điểm mô hình CSTT cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và dễ bị tổn thương tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Đà Nẵng Pháp luật về mô hình CSTT cũng được quy định cụ thể hơn trong Luật Trẻ em 2016, Nghị định SỐ
56/2017/NĐ-CP và Thông tư 14/2020/TT-BLDTBXH, tuy nhiên mô hình này trên thực
tiễn vẫn chưa được thực thi rộng rãi trên toàn quốc.
b Khải niệm “chăm sóc thay thé”:
Theo Tổ chức thuộc Chính phủ Child Welfare của Cục Trẻ em Bộ Y tế và Dịch vụ con người Hoa Kỳ nêu định nghĩa về mô hình như sau: “CSTT (còn được biết đến là chăm sóc ngoài gia đình) là một dich vụ tạm thời được Nhà nước cung cấp dành cho trẻ em không có diéu kiện sống cùng gia đình của mình Trẻ em được CSTT có thé song cùng người thân thích hoặc những người CSTT không có cùng huyết thông”.
Bên cạnh đó, Tổ chức U.K Fostering thuộc chính quyên địa phương tại nhiều thành phố của nước Anh đưa ra khái niệm: “CSTT là một hình thức cung cấp cho tré em va tre vi thành niên một mái nhà trong trường hợp gia đình các em không thé nuôi dưỡng và cham
sóc chúng”.Š
Pháp luật Việt Nam thông qua Luật Trẻ em năm 2016 lần đầu đưa ra định nghĩa về CSTT tại khoản 3 Điều 4 là: “Việc tô chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ de; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo dam sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em”.
Theo nhóm nghiên cứu, CSTT là một loại hình phúc lợi xã hội nhăm đem đến môi trường chăm sóc tại một gia đình thay thế cho những trẻ em đang tạm thời hay vĩnh viễn bị
7 Child Welfare Information Gateway, U.S Department of Health & Human Services,
<https://www.childwelfare gov/topics/outofhome/foster-care/>.
8 What is foster care, U.K Fostering, truy cap 14/01/2022,
<https://ukfostering.org.uk/fostering-information-3/what-is-foster-care/>.
Trang 14mat đi nguồn nuôi đưỡng từ gia đình ruột CSTT theo phạm vi nghiên cứu ở đây là hình thức gửi chăm sóc có tô chức cho TEMC trong các gia đình đã được lựa chọn, đánh giá, tập huấn Gia đình CSTT là gia đình tự nguyện tham gia nhận chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng
trẻ em trong môi trường gia đình trong khoảng thời gian khi trẻ không có người thân thích
dé chăm sóc Khoảng thời gian của CSTT rất đa dạng, có thé một vài ngày, vài tháng hoặc kéo dài nhiều năm.
Với đề tài nghiên cứu về mô hình CSTT, nhóm nghiên cứu giới hạn việc nghiên cứu mô hình CSTT trong phạm vi là hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc từ người có cùng huyết thống nhận nuôi hoặc người không cùng huyết thống nhận nuôi đối với TEMC.
c Đặc điểm của CSTT.
Thứ nhất, chăm sóc, nuôi dưỡng theo mô hình CSTT là một thỏa thuận có thời han.
TEMC được chăm sóc tạm thời bởi những người CSTT được đào tạo, đánh giá vàcông nhận theo quy định đã có Thời hạn chăm sóc này phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhâncủa đứa trẻ và gia đình nhận nuôi dưỡng Với cá nhân TEMC khi được nhận nuôi theo mô
hình này, trẻ được sinh sống trong một gia đình và được đón nhận day đủ tình yêu thương,
sự quan tâm, chăm sóc của cha, mẹ nuôi, các thành viên trong gia đình nuôi dưỡng Tuy
nhiên, với người CSTT của mô hình có thời hạn nay lại là một thử thách đối với họ vì sẽ rất khó khăn dé họ có thé thoải mái chia tay đứa trẻ khi họ đã cùng gắn bó với nhau trong một khoảng thời gian.” Day cũng chính là một rào cản với những cá nhân có nhu cầu nhận
nuôi dưỡng theo mô hình này.
Thứ hai, mô hình CSTT là mô hình chăm sóc theo cơ sở gia đình.
Cụ thể, TEMC và người CSTT sau khi được đánh giá, xác định về sự phù hợp sẽ được ghép cặp đề sông với nhau như gia đình trong một khoảng thời gian có thời hạn Trong
khoảng thời gian TEMC được nhận CSTT, người CSTT đảm nhận trách nhiệm nuôi dưỡngtrẻ trong một môi trường gia đình phải đảm bảo sự an toàn Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà,
Trường Đại học Giáo dục — Đại học Quốc gia Hà Nội, việc có một gia đình hạnh phúc là
nhân tô quan trọng trong sự phát triên của cả trẻ và cha, mẹ Vậy nên, nuôi dưỡng truyên
? Jennifer Grimes-Vawters (2016), Identifying Future Effective Foster Parent Characteristics: Using the Casey Foster Family
Assessment, Walden dissertations and Doctoral studies, Walden University, p.23.
Trang 15thống gia đình là cách tốt nhất để trẻ em trở thành người thành công, tự tin, có tầm nhìn rộng mở.
Thứ ba, người CSTT không chịu trách nhiệm pháp lý với trẻ được nhận cham sóc,nuôi dưỡng.
Người CSTT chịu trách nhiệm cung cấp chỗ ở, chăm sóc trẻ và được cơ quan Nhà nước hỗ trợ dé chi trả các khoản phí khi chăm sóc trẻ Người CSTT có quyền đưa ra các quyết định thông thường liên quan đến lợi ích của trẻ nhưng không có toàn quyền giám sát dé đưa ra quyết định về những van đề về chăm sóc y tế, các quyết định về cuộc sống như hôn nhân Các cơ quan có thâm quyền sẽ luôn đưa ra các hướng dẫn, quyết định cho trẻ trong suốt khoảng thời gian trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng thay thé.
d Vai tro cua CSTT.
Thứ nhất, vai trò đối với TEMC được nhận CSTT.
Trẻ em sinh ra đều có quyền được sống trong gia đình, được yêu thương và được cha mẹ chăm sóc Do đó, mô hình CSTT được thiết kế dé mang đến cho TEMC một môi trường sống an toàn, lành mạnh, 6n định và được sống trong tình yêu thương của mái 4m
gia đình Vì trẻ được chăm sóc bởi người CS TT đã được chọn lọc, đánh gia theo một quy
chuẩn nghiêm ngặt và được giám sát bởi chính quyền địa phương nên trẻ được sống trong môi trường an toàn hơn khi sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội Khi được CSTT trong môi
trường gia đình, trẻ em được quan tâm nhiều hơn trong mọi mặt của đời sống, cụ thể như
về giáo dục, trẻ em được đảm bảo giáo dục từ trường học, từ các mối quan hệ con người
xung quanh và được giáo dục từ chính người CSTTT và các thành viên trong gia đình nuôidưỡng của mình.
Thứ hai, vai trò đối với người CSTT,
Việc nuôi dưỡng, chăm sóc một trẻ khác có thê không phải là người cùng huyết thống nhưng đối với người CSTT không có khả năng tự sinh con thì mô hình CSTT là giải pháp thay thế, hỗ trợ cho chính người chăm sóc Có thể thấy nhu cầu được có một người con đề yêu thương, nuôi dưỡng đối với những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con là một nhu cầu lớn CSTT không ràng buộc về trách nhiệm pháp lý đối với người CSTT, cho nên cũng có nhiều người nuôi đưỡng cảm thấy cởi mở hơn với mô hình này Từ đó, sẽ giải
quyêt được cả vân đê ai nhận trẻ chăm sóc và người muôn chăm sóc sẽ nhận ai.
Trang 16Thứ ba, vai trò đối với kinh tế - xã hội của đất nước.
Thực tế cho thấy, khi trẻ được lớn lên trong môi trường tốt, phần trăm cao trẻ sẽ thành công trong tương lai Mỗi trẻ em là một nhân tố giúp đất nước đi lên va môi trường song của trẻ em cũng quyết định phan nao thành công trong tương lai của trẻ Khi trẻ trưởng thành trong tương lai, trẻ sẽ đóng góp giá trị kinh tế cho bản thân và đất nước.
Đối với quy mô kinh phí của mô hình CSTT được nhận thấy là có kinh phí duy trì thấp hơn kinh phí để duy trì các co sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng hàng trăm trẻ em !° Điều này góp phần giảm thiêu ngân sách nhà nước, thúc day an sinh xã hội, đảm bảo phát triển kinh tế, định hướng đất nước 6n định, văn minh.
1.1.2 Quan điểm của các tổ chức quốc tế, điều ưóc quốc tế về các van dé liên quan đến mô hình CSTT.
CRC là tuyên bố đầy đủ nhất về quyền trẻ em và là công ước quốc tế về quyền con người được phê chuẩn, công bố rộng rãi nhất trong lịch sử Uy ban CRC xây dựng hệ thông các Bình luận chung (General Comments) nhăm làm rõ nội dung quy phạm của các quyền cụ thê được quy định trong CRC hoặc các chủ đề liên quan đến Công ước, cũng như đưa ra các hướng dẫn về biện pháp giải quyết trên thực tế.
a Vai trò và tâm quan trọng của nuôi dưỡng trong môi trường gia đình
Gia đình - với ý nghĩa là môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân từ khi chào đời đến phát triển, trưởng thành liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các
thành viên, văn hóa gia đình là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội, vì rằng, đó là khởi nguồn
sinh ra con người, nuôi dưỡng con người từ thuở lọt lòng đến khi trưởng thành Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, gắn liền với những điều kiện cụ thé của tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội.!! Quan điểm của CRC được thé hiện rõ, tổ chức cơ bản nhất của xã hội có trách nhiệm đối với sự chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em chính là gia đình Đặt trong sự cân nhắc đối với một môi trường gia đình như vậy, trong CRC phản ánh các hình thức gia đình khác nhau phát triển từ nhiều bản sắc văn hóa !9 UNICEF Việt Nam (2015), Giới thiệu tổng quan về nhận nuôi dưỡng trẻ em: Loại hình CSTT dành cho trẻ em có nguy cơ hoặcđã bị ton thương tại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.27.
!! Văn Thị Thanh Mai (2020), Giáo duc gia đình góp phan quan trọng hình thành và phát triển nhân cách con người, Tuyên giáo
- Tạp chi của ban tuyên giáo trung ương, truy cập 2/12/2022, <htfps://tuyeng1ao.vn/dua-nghi-quyef-cua-dang-vao-cuoc-song/ø1ao-duc-gia-dinh- han-quan-trong-hinh-thanh-va-phat-trien-nhan-cach-con-nguoi-127016>.
Trang 17đa dang và các quan hệ gia đình rõ nét; trên cơ sở đó, có thé hiểu rằng CRC ủng hộ sự cần thiết áp dụng môi trường gia đình đối với mọi trẻ em Sự cân nhắc kỹ lưỡng và những giải pháp theo hướng này giúp đảm bảo được sự hỗ trợ cần thiết và phù hợp đối với quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em.!? CRC nhận định chung về tam quan trọng của môi trường gia đình đối với sự phát triển của trẻ em như sau: “Trẻ em có quyên được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt”; “Dé phát triển đây đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cân được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bau không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông”.!3 Vai trò của gia đình và đặc biệt là cha mẹ có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ em từ khi mới ra đời cho đến khi trưởng thành càng được khắng định qua các Bình luận chung số 4 và số 7 Trong những trường hợp bình thường, trẻ nhỏ hình thành sự gắn bó chặt hợp
với cha mẹ hoặc người chăm sóc Theo những cách này, cha mẹ (và những người chăm sóc
khác) thường chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn va đảm bảo cho sự hiểu biết của trẻ em về những quyền của mình.!* Đối với trẻ em, cốt lõi của quyền được sống độc lập và được là một phần của cộng đồng là được lớn lên trong một gia đình Quyền sống và quyền được phát triển trong gia đình được bắt nguồn từ quyền cốt lõi này và không có một biện pháp pháp lý nào có thé thay thé được ngoài việc thực hiện đầy đủ quyền này cho trẻ em Các cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động chăm sóc giống như gia đình vẫn là các tô chức và không thé thay thé được gia đình.
b Quan điểm về các hình thức chăm sóc TEMC.
Các quốc gia thành viên được khuyến khích đầu tư và hỗ trợ các hình thức CSTT có thé dam bảo an ninh, tinh cảm, và cơ hội cho trẻ nhỏ hình thành và phát triển nhân cách
dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ví dụ thông qua việc nuôi dưỡng, nhận con nuôi
và hỗ trợ cho các thành viên của các gia đình mở rộng Quyền phát triển của trẻ em có nguy cơ nghiêm trọng khi bị tước đi quyền được chăm sóc gia đình, hay ké cả khi trẻ bị chia cắt với các mối quan hệ gia đình Các biện pháp can thiệp cần được thực hiện trước bang việc đánh giá toàn điện và liên ngành về các nhu cau của trẻ em Hiện nay, biện pháp nuôi dưỡng TEMC pho biến nhất trên thé giới và Việt Nam là chăm sóc tại các trại trẻ mô côi Tuy đã I2 Vai trò của Gia đình trong việc Thúc đẩy Quyên trẻ em (Role of the Family in the Promotion of the Rights of the Child (1994),
CRC/C/24, < https://www.ohchr.org/EN/HRBodies/CRC/Documents/Recommandations/family pdf>.'3 Công ước Liên Hop Quéc về Quyên trẻ em 1989 (CRC) _
'4 Điêu 16, Bình luận chung Số 7, Công ước quốc tê về quyên trẻ em.
Trang 18được trang bị những yếu tổ cơ sở vật chất và có các tiêu chuẩn nhất định nhưng UNICEF và CRC đều cho răng các cơ sở bảo trợ chỉ là “biện pháp cuối cùng” sau khi đã cân nhắc đến các biện pháp khác và đặc biệt ưu tiên CSTT dựa trên mô hình gia đình !Š Nuôi dưỡng, chăm sóc bởi gia đình, với sự hỗ trợ của cộng đồng xung quanh, có thé là biện pháp chăm sóc cho trẻ được nhiều tình yêu thương nhất Do đó, CSTT là cách tốt nhất dé chăm sóc TEMC Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy, những cơ sở bảo trợ xã hội nếu không đảm bảo được chất lượng tuyệt đối sẽ không có khả năng thúc đây sự phát triển thể chất và tâm lý lành mạnh và có thê gây ra hậu quả tiêu cực nghiêm trọng đối với việc điều chỉnh xã hội lâu dài, đặc biệt là trẻ em dưới 05 tuổi Tai Bình luận chung Số 20'5 đã nêu nổi bật van đề thực trạng quyền trẻ em CSTT trong độ tuổi vị thành niên Bình luận chung ghi nhận một số lượng đáng ké các báo cáo về hiệu quả kém trong việc chăm sóc trẻ vị thành niên trong
các cơ sở lớn và dài hạn cũng như trong hình thức CSTT hoặc chăm sóc theo nhóm nhỏ
Những trẻ vị thành niên này có trình độ học vẫn thấp hơn, có sự phụ thuộc vào phúc lợi xã hội và nguy cơ vô gia cư, mang thai ngoài ý muốn, trở thành cha mẹ sớm, lạm dụng chất kích thích, tự làm hai bản thân và tự tử Những dich vụ CSTT thường yêu cầu người đã đủ 16-81 tuôi rời nơi chăm sóc; và họ thường là đối tượng dễ dàng bị lạm dụng do không có sự hỗ trợ hay bảo vệ, đồng thời cũng thiếu những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân Chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội thường có tác động tiêu cực với sự phát triển tong thé của trẻ em Qua một số nghiên cứu về tâm lý, việc đưa trẻ em vào các cơ sở bảo trợ xã hội đã được chứng minh là có liên quan đến sự phát triển không bình thường của não, làm tăng nguy co về rối loan cảm xúc, nhận thức và hành vi.!” Theo nghiên cứu của Dự án can thiệp sớm Bucharest, đã so sánh kết quả của trẻ em sống trong cơ sở bảo trợ xã hội với những trẻ em khác được CSTT Nghiên cứu cho thấy trẻ em được chuyền từ cơ sở về các gia đình CSTT có cải thiện đáng kể về tăng trưởng thê chất, ngôn ngữ, trí tuệ, các chỉ số có biến chuyên tích cực như chỉ số về phản ứng căng thăng, đánh giá sự thích ứng về cảm xúc và
hành vi Cũng từ những lý do cơ bản trên, từ năm 1909 tại Hội nghị Nhà Trắng, Hoa Kỳ đã
là nước tiên phong đi đâu trong việc loại bỏ dân các cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung theo
15 UNICEF, Children in alternative care, <https://www.unicef.org/protection/children-in-alternative-care>.
! Bình luận chung số 20 về Công ước CRC của Liên Hợp Quốc.
17 Holtan, A., Rønning, J A., Handega’rd, B H., & Sourander, A (2005), A comparison of mental health problems in kinship and
nonkinship foster care, European Child Adolescent Psychiatry, 14(4), p.50.
Trang 19quy mô lớn và thay vào đó là phát triển, nhân rộng mô hình CSTT.!8
Gia đình CSTT không phải là hoàn hảo, nhưng xét về tổng thể các tiêu chí khi so sánh với việc được chăm sóc trong cơ sở xã hội, thì chúng tốt hơn các mô hình còn lại Bất kỳ hình thức chăm sóc nào đều có ưu điểm và nhược điểm Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em chỉ ra rằng việc sống trong gia đình có tiềm năng tạo điều kiện cho trẻ em thiết lập sự gan bó tinh cam và tao co hội cho sự phát triển cá nhân, kết nối xã hội tốt hơn bat kỳ hình thức chăm sóc theo nhóm nao khác Sự cần thiết của trẻ được lớn lên
cùng với gia đình đã được công nhận rộng rãi.
1.2 TEMC và CSTT đối với TEMC.
1.2.1 Khái niệm trẻ em và nhận diện TEMC.a Khai niệm trẻ em.
Trong các công ước quốc tế, thuật ngữ trẻ em được sử dung thống nhất và đã được dé cập trong tuyên ngôn Giơ-ne-vơ năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thế giới và quyền con người năm 1968, Công ước quốc tế về quyên trẻ em 1989,, Theo Điều 1 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em: “Tré em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn ” Phần lớn các nước đều định nghĩa trẻ em theo dau hiệu tuổi Việc xác định một người là trẻ em căn cứ vào các yếu tổ nhân chủng học, các chỉ số phát triển tâm ly, thé lực va trí tuệ của con người, các điêu kiện kinh tê - xã hội trong các giai đoạn khác nhau mà moi
Lệ^
nước quy định một độ tuổi khác nhau Báo cáo của Quỹ Nhi đồng LHQ cho thấy, trong số 66 quốc gia có thông tin về độ tuôi trẻ em, có 56 quốc gia quy định tuôi trẻ em dưới 18 tuổi, 2 nước quy định dưới 21 tuổi, còn 8 quốc gia (trong đó có Việt Nam) quy định tuổi thấp
hơn so với Công ước CRC.!?
Luật pháp quy định trẻ em dựa trên căn cứ độ tuổi nhất định có ý nghĩa trong việc thống nhất xác định một nhóm đối tượng, thành phần trong xã hội được coi là trẻ em, dé
!8 Adoption & Foster Care Statistics, <https://www.acf.hhs.gov/cb/research-data-technology/statistics-research/afcars>.
19 Bộ Lao động - Thương binh va Xã hội (2015), Một số ý kiến xung quanh việc nâng tuổi trẻ em đến dưới 18 tuổi, Công thông tin
điện tử Bộ Lao động - Thuong binh va Xa hội, truy cập 9/3/2022,
<http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=24040#:~:text=B%C3%A 1o%20c%C23%A1o%20c%E1I%BB%A7a%20Qu%E1%BB%%B9%20Nhi,so%20v%ET %BB9%9BI%20C%C3%B4ng%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20CRC.>.
Trang 20trao cho họ những quyền lợi nhất định, cần thiết đảm bảo cho sự phát triển, phù hợp với nhận thức, tâm — sinh ly của đối tượng này Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, trẻ em có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau Trong mỗi giai đoạn, trẻ em có những đặc điểm tâm — sinh lý, nhận thức và sự phát triển khác nhau Gia đình và xã hội cần nhận biết để có sự chăm sóc và giáo dục cho phù hợp mặc dù có sự khác biệt nhất định đối với việc quy định ngưỡng tuôi của trẻ em ở từng quốc gia nhưng nhìn chung, các quốc gia đều đồng nhất cho rằng trẻ em là đối tượng còn non nớt về thê chất và trí tuệ, chưa có sự phát triển, hoàn thiện về nhận thức cũng như thé lực, cần có chính sách ưu tiên bảo vệ, quan tâm chăm sóc đặc biệt dé đảm bảo sự tôn tại và phát triển của trẻ em.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên là quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 1979: “Tré em trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi”?0 Ngay sau khi tham gia Công ước về quyén trẻ, Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc va
Giáo dục Trẻ em năm 1991 quy định “Tre em trong luật này là công dan Việt Nam dưới 16
21 quy định này tiếp tục được kế thừa tại Luật Trẻ em 2016 tuổi
Vào thời điểm trước khi Luật Trẻ em 2016 được ban hành và chính thức có hiệu lực cho đến nay, van có nhiều tranh cãi xung quanh việc nâng tuôi trẻ em đến dưới 18 tuổi Y kiến trên được đề xuất dựa trên các dẫn chứng sau đây Thir nhất, xét về mặt khoa học, theo nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, người từ 16 đến đưới 18 tuổi là người chưa thành niên, chưa phát triển đầy đủ về sức khỏe và nhận thức, chưa đủ các điều kiện cần thiết dé trở thành người lớn, chưa hoàn thiện về thé chat và tinh than, đặc biệt về nhận thức và ý thức xã hội, Vi vậy, trẻ vị thành niên chưa được coi là người trưởng thành, cần được nhận sự quan tâm đặc biệt từ phía Nhà nước, xã hội, cộng đồng và gia đình dé các em phát triển lành mạnh, không bị bỏ rơi, xao nhãng va sa vào các hành vi lệch lạc, thậm chí vi phạm pháp luật Thi? hai, theo tinh than của Công ước CRC mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1990, không bắt buộc nhưng khuyến khích các quốc gia thành viên quy định “trẻ em là người đưới 18 tuổi”, như vậy nếu nâng độ tuôi trẻ em cũng sẽ tương thích với các công ước quốc tế Thứ ba, về hệ thống pháp luật của Việt Nam, độ tuổi từ 14-18 tuổi trong các luật và bộ luật quy định các quyền và trách nhiệm pháp lý khác nhau (Bộ luật Dân sự, Bộ 2) Điều 1 Pháp lệnh Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 1979.
?! Điêu 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em 1991.
Trang 21luật Lao động, Bộ luật Hình sy, ) Điền hình, Bộ Luật Hình sự 2015 quy định tuôi chịu trách nhiệm hình sự trong độ tuổi đủ 14 đến dưới 18 tuổi thành hai giai đoạn khác nhau: từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi với các chính sách hình sự riêng Bộ luật Lao động cũng quy định một chương riêng đối với lao động chưa thành niên, trong đó có các quy định cụ thé cho lứa tuôi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi, dưới 15 tuổi và dưới 13 tudi, Nếu vậy, người từ 16 đến dưới 18 tuổi không phải là trẻ em để được hưởng các quyền và sự bảo vệ đặc biệt theo Luật Trẻ em, nhưng cũng không được coi là một người trưởng thành day đủ dé có kha năng tham gia vào tat cả các quyền và trách nhiệm của một công dân trưởng thành theo Hiến pháp và các luật dân sự, hình sự, lao động Thi tu, xét về mặt thực tế, nhóm trẻ từ đủ 16 đến dưới 18 đang phải chịu khá nhiều thiệt thoi và nhiều ảnh hưởng thật đáng tiếc khi đang bị xã hội lên án khi họ bị vi phạm pháp luật, bị mua bán, bắt cóc, xâm hại, bỏ mặc, bỏ rơi Hầu hết các chính sách và quy định pháp luật hiện hành của nước ta về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chủ yếu tập trung vào nhóm dưới 16 tuôi (theo Luật Trẻ em), trong khi đó chưa có sự quan tâm đúng mức để nhóm trẻ em — thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi theo CRC dé nhóm trẻ này phát triển toàn diện về tinh than và thê chất trước khi bước vào tuổi trưởng thành 7 năm, về tính khả thi, trong giai đoạn trước đây, việc quy định độ tuôi trẻ em đưới 16 tuổi được xem là dé phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi về nguồn lực thực thi các chính sách về trẻ em Tuy nhiên, ké từ năm 2010, tiềm lực kinh tế của Việt Nam đã tăng lên rất nhiều, Việt Nam đã
tham gia vào nhóm nước có thu nhập trung bình.
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, việc mở rộng phạm vi bảo đảm quyền và các chính sách trợ giúp đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như áp dụng đối với người đưới 16 tudi là cần thiết và hợp lý, đặc biệt khi những yêu cầu về nguồn nhân lực tăng lên đều rất nhỏ so với tiềm lực hiện nay của đất nước Nói tóm lại, xét từ góc độ hoàn cảnh, điều kiện thực tế của đất nước, việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên dưới 18 là
mang tính khả thi ở nước ta hiện nay.
b Nhận diện TEMC và tình hình trẻ em bị mô côi do ảnh hưởng cua đại dich
COVID-19 ở Việt Nam thời gian qua.
TEMC thuộc nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt Khoản 10 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 định nghĩa: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ Điều kiện thực hiện
Trang 22được quyên sống, quyên được bảo vệ, quyên được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyên học tập, can có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng” Khoản 6 Điều 4 Luật Con nuôi 2010: “TEMC là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được”.
Tác giả Luis H Zayas trong tác phẩm Forgotten Citizens: Deportation, children and the making of American exiles and orphans đã viết : “TEMC, don giản là những đứa trẻ có cha mẹ đã qua đời Một định nghĩa toàn điện hon, TEMC là trẻ em đã bị tước di sự cham sóc của cha mẹ Ngay cả khi được một bên cha mẹ chăm sóc, diéu đó có nghĩa là sự vắng mặt của tình cảm, sự quan tâm và sự hiện diện thé chat của người kia Trong trường hop không có cả cha và mẹ, trẻ em có thể được đặt trong sự chăm sóc của những người thân, bạn bè yêu thương, hoặc những người chăm sóc, giúp đỡ nhưng không thé thay thé thực sự
tình cảm của cha mỹ).
Trong phạm vi bài viết này, nhóm nghiên cứu đồng tình với quan điểm trên và định hướng tiếp cận việc nhận diện TEMC được theo hai nhóm chính sau day:
- TEMC cả cha và mẹ: Là nhóm trẻ em có cả cha và mẹ đã chết, không có người chăm sóc hoặc sông với người thân thích; được nuôi dưỡng trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc cơ sở trợ giúp xã hội; được nhận CS TT bởi cá nhân, gia đình khôngphải người thân thích (trừ trường hợp được nhận làm con nuôi).
- TEMC cha hoặc mẹ, người còn lại không có khả năng chăm sóc: Là nhóm trẻ em
có cha hoặc mẹ đã chết, người còn lại thuộc các trường hợp mất tích theo quy định của pháp luật; đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng; đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang
chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Đặc trưng lớn nhất của TEMC là không kế trẻ em đó không còn cha, hay mẹ ruột, hay là cả hai, đó là: chúng là những đứa trẻ thiếu thốn hoặc mắt đi tình yêu thương, sự chăm sóc từ cha mẹ ruột của mình; đây được coi là nhóm trẻ em dễ bị tôn thương và cần nhận được sự giúp đỡ từ phía xã hội, từ phía cộng đồng Để đảm bảo cho các em có được điều kiện sống và trưởng thành, phát triển như mọi trẻ em khác; cũng như nhăm đảm bảo mọi quyền lợi của TEMC; đòi hỏi sự quan tâm va bảo vệ đặc biệt của Nhà nước và các cá nhân,
cơ quan và tô chức có thâm quyên, cũng như của từng cá nhân của toàn xã hội.
Trang 23TEMC thường được nhận diện qua bốn đặc điểm chính sau đây: Thứ nhất, TEMC là trẻ em bị mắt cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ.
Khi cha mẹ của một người mat, người đó được gọi là “mồ côi cha mẹ”, hoặc “mô
côi cha” khi chỉ có cha chết, hoặc “mé côi mẹ” khi chỉ có mẹ chết Tương tự như vậy với TEMC Khi đột ngột mắt đi gia đình của minh, trẻ em phải chịu những tốn thương, mat mát không nhỏ từ việc phải chứng kiến gia đình mình đang hạnh phúc, có đủ cả cha lẫn mẹ thì bỗng phải chia ly; nhiều em nhỏ còn ở độ tudi ăn học, đang cần được yêu thương, nuôi
nắng, dạy bảo thì cha mẹ đã mất và em trở thành trẻ mô côi Đặc biệt, trong đại dịch
COVID-19, có rất nhiều TEMC trên toàn thế giới đang tìm cho mình một gia đình mới để được chở che, chăm sóc, an ủi với sự mat mát của gia đình các em.
Thứ hai, TEMC là đối tượng được nhận CSTT tại cơ sở bảo trợ xã hội và tại gia đình thay thế.
Với đặc điểm thứ nhất nêu trên, do TEMC là trẻ em mất cả cha mẹ hoặc cha hoặc mẹ Do đó, TEMC là đối tượng được nhận các phương pháp CSTT khác như chăm sóc theo quy mô lớn tại cộng đồng như được nhận chăm sóc trong các trại trẻ mồ côi, mái âm nuôi trẻ m6 côi, các chùa nuôi trẻ m6 côi hoặc chăm sóc theo môi trường gia đình là CSTT tại gia đình với người CSTT là người huyết thông và người không cùng huyết thống hoặc TEMC có thể được nhận làm con nuôi Trên thực tế thực hiện và trong quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, các hình thức CSTT khác với TEMC đều được ghi nhận Với đặc điểm kinh tế thị trường nước ta, phần trăm lớn TEMC được chăm sóc, nuôi dung ở trong các trại trẻ mồ côi tập chung có quy mô lớn.
Thứ ba, TEMC là đối tượng dé bị tốn thương.
Đối tượng dé bị tôn thương có thé hiểu là người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng chịu nhiều tác động bắt lợi từ cuộc sống hơn với những nhóm người khác trong
cộng đồng TEMC là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do sự đột ngột mắt mát cha mẹ.
TEMC phải đối mặt với những vết thương tâm lý, từ sự gia tăng các cảm xúc tiêu cực như
căng thang, lo lang, buồn chan, tức giận, thiếu kết nối xã hội, gia tăng các hành vi tiêu cực,
sử dụng mạng và internet nhiều hơn dẫn đến các em gặp phải những khó khăn như cảm nhận tiêu cực về hạnh phúc va có suy nghĩ tự ti về bản thân TEMC có những khó khăn về tâm lý khá đa dang và phan lớn trẻ nào cũng phải trải qua các van đề của sức khỏe tâm than.
Trang 24Thứ tư, TEMC là đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và xã hội Xuất phát từ truyền thống của dân tộc ta là việc chăm lo cho những người bất hạnh trong đó có TEMC đã được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, trợ giúp, góp phần cải thiện cuộc sống Nhà nước luôn đặt mối quan tâm rất lớn cho TEMC như thành lập các mô hình CSTT cho TEMC như cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, tìm gia đình thay thế cho TEMC Trong thời gian đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, cho đến nay, Viện Khoa học Lao động và Xã hội cung cấp thông tin, dai dịch COVID-19 đã làm 2532 trẻ em rơi vào hoàn cảnh mồ côi, trong đó có 81 TEMC cả cha lan mẹ Một SỐ lượng lớn trẻ em rơi vào hoàn cảnh mồ côi rat cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng, xã hội TEMC vì
COVID-19 phải đối mặt với nỗi đau, khó khăn về tâm lý.
Tại một số quốc gia, ngay từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, các chính sách và chương trình an sinh xã hội đã ngay lập tức được mở rộng, nhằm giải quyết những thách thức mới mà gia đình và trẻ em gặp phải Các gói an sinh xã hội mở rộng giúp giải quyết những nhu cầu phát sinh từ tác động kinh tế - xã hội của đại dịch như suy giảm thu nhập từ sinh kế gia đình và nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ về lương thực, trang trải chi phí y tế và thuốc men, chăm sóc trẻ em, đi lại và học tap, Trong bối cảnh đó, Chính phủ nhận thấy tính cấp thiết và nhất trí răng trợ cấp cho trẻ em là phù hợp với thực tế và cần được ưu tiên Trợ giúp xã hội kịp thời và đầy đủ đóng một vai trò quan trọng để các quốc gia giải quyết những khó khăn do đại dịch, dam bảo có thé phục hồi tốt hơn và duy trì tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) Vai trò này đã được chứng minh trên toàn cau Tại Việt Nam, Kế hoạch quốc gia Ung phó đại dịch COVID-19 đã thé hiện những nỗ lực ứng phó đa ngành, toàn diện của Chính phủ Việt Nam đối với đại dịch.
Đề hỗ trợ cho TEMC do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ban ngành, địa phương và cộng đồng xã hội đã cùng vào cuộc, chung tay hỗ trợ các em vượt qua khó khăn bằng nhiều giải pháp khác nhau Vào tháng 9/2021, Bộ trưởng Bộ
LĐTBXH quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng/người cho TEMC cha mẹ; trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ do đại dịch COVID-19 Cục Trẻ em đã yêu cầu các địa phương cần nắm nhanh, sát thông tin trẻ em cần giúp đỡ, đặc biệt là TEMC, có hoàn cảnh khó khăn dé huy động sự trợ giúp kịp thời và day đủ nhất với tinh thần dành tat cả những gi tốt đẹp nhất cho trẻ em và không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau, không trẻ em nào phải bỏ
Trang 25học vì COVID-19 Các tổ chức phi chính phủ là Saigon Children’s Charity (Saigon Children); Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD); Trung tâm Nâng cao Năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em (CSWC) cũng có những hỗ trợ kêu gọi phát động chiến dịch dé cung cấp hỗ trợ khan cấp va dài hạn cho TEMC do đại dich COVID-19.
Các chính sách hỗ trợ hiện này cho TEMC do đại dịch COVID-19 kha đầy đủ, nhưng về lâu dài thì cần hỗ trợ thêm cho các em về mặt sinh kế dé các em có cuộc sống én định hơn Chính quyền địa phương cần triển khai những quy định pháp luật dé co quan, tổ chức, cá nhân nhận CSTT TEMC trong khoảng thời gian dài hơn bởi trẻ em phát triển tốt nhất
trong môi trường gia đình.
c CSTT đối với trẻ mô côi.
Về yêu cau khách quan của việc áp dung mô hình chăm sóc phù hợp với TEMC Ở bắt cứ giai đoạn nào, trẻ em cũng luôn được gia đình và xã hội quan tâm, ưu tiên phát triển về mọi mặt TEMC càng được coi là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện hết sức có thể trong cuộc sống và sau đây là những nguyên nhân khách quan dẫn tới việc cần áp dụng một mô hình chăm sóc phù hợp đối với những TEMC.
Thứ nhất, số lượng TEMC trong những năm gần đây đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Nguyên nhân là do những van dé, mặt trái của xã hội; đồng thời, dai dịch COVID-19 cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng đột biến của số lượng các TEMC Điều này đòi hỏi cấp thiết cần phải áp dụng một mô hình chăm sóc thật sự hiệu quả đối với nhóm trẻ em này Hơn ai hết, TEMC chính là đối tượng cần và xứng đáng nhận được sự chăm sóc, bảo vệ từ phía Nha nước và các chính quyền địa phương, bất kế chúng sinh sống tại quốc gia nào.
Thứ hai, TEMC là đôi tượng dé bị ton thương và cần được bảo vệ.
Về mặt đời sống tâm lý, bất kể là trong trường hợp các em đột ngột trở thành trẻ mô côi hay đã là trẻ mồ côi từ khi mới sinh ra, thì nhìn chung, đại đa số những trẻ em này luôn ở trong tình trạng thiếu thốn tình yêu thương và thường có tâm ly dé bị tốn thương hon những trẻ em có được sự chăm sóc của cha mẹ mình Nguyên nhân chính của vẫn đề này là giai đoạn tuổi ấu thơ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý của các em trong
tương lai, việc thiêu thôn sự chăm sóc của cha mẹ có thê dân đên sự hạn chê trong việc phát
Trang 26triển bản thân hay kết nối với những mối quan hệ trong cuộc sống.?2 Đặc biệt, trong những trường hợp trẻ em phải chịu nỗi dau, ton thương và sự mat mát quá lớn về mặt cảm xúc khi đột ngột mat đi cha mẹ của mình, việc các em gặp phải vấn đề về tâm lý và tình cảm là một hệ quả tất yếu Vì các nguyên do trên, TEMC được coi là đối tượng cần một sự quan tâm, hỗ trợ thích hợp, đặc biệt là về mặt tình cảm, tránh nguy cơ sang chấn tâm lý nghiêm trọng hay có những ảnh hưởng dài hạn tới sức khỏe tinh than Về mặt đời sống vật chất, cũng có sự đòi hỏi cần phải được đáp ứng tương tự như về mặt tâm lý đối với TEMC Đối với những quyền mà mọi trẻ em trên thế giới đều được trao và bảo đảm, TEMC được coi là nhóm đối tượng có nguy cơ không được bảo vệ những quyền cơ bản này nhất Rõ ràng, các em cần phải có sự bảo vệ của pháp luật, của Nhà nước và của cả xã hội nhằm đảm bảo được những quyền cơ bản của trẻ em; đồng thời tạo điều kiện dé các em được sống và phát triển dưới
sự chăm sóc, nuôi dưỡng như mọi trẻ em khác với một tương lai rộng mở.
Về yêu cau khách quan của việc áp dung CSTT đối với TEMC.
Thứ nhất, được sống trong môi trường gia đình và được nhận tình yêu thương của người chịu trách nhiệm chăm sóc (có thể là cha mẹ hoặc không phải là cha mẹ của trẻ) là một quyền của trẻ em CRC cũng nêu rõ: “Đề phát triển đây đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cân được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bau không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông”.?3 Gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, yếu t6 quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “Gia đình” ở đây không chỉ dé chỉ riêng người cha, người mẹ - những người có quan hệ huyết thống, ruột thịt với trẻ em; mà “gia đình” còn có thê là người CSTT TEMC, trong những trường hợp trẻ em đó bị mắt đi sự chăm sóc từ cha mẹ ruột của mình Họ không chỉ có thé trở thành tổ 4m của các em, mà còn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình trưởng thành, phát triển, hình thành nhân cách và tình cảm của những trẻ em đó Việc áp dụng CSTT là nham đảm bảo trẻ em được sống và được chăm sóc trong môi trường gia đình khi đã mắt đi gia đình của chính mình.
Thứ hai, một s6 mô hình cơ sở bảo trợ xã hội được xem là đã không còn thật sự phù hợp với tình hình thực tiễn, với nhu cầu trong sự phát triển của những TEMC Như đã phân
Bắn thiếu thôn trong tuổi thơ có thé ảnh hưởng đến sau này (2020), truy cập 15/01/2022,
<https://www.apureday.com/post/4-th%E1%BA%BEu-th%E1%BB%91n-trong-tu%E1%BB%951-th%C6%A 1-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%E1%BA%A3nh-h%Có6%B0%EI%BB%9Fng-%C4%91%E1%BA%BEn-sau-n%C3%A0>
23 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyên trẻ em (1989).
Trang 27tích ở trên, xã hội hiện nay ngày càng nhận thức rõ ràng được răng, TEMC cũng như bao trẻ em khác, các em không chỉ cần một nơi ở, cần thức ăn; mà các em còn có những nhu cầu cần được đáp ứng khác khi đặt những nhu cầu đó trong mục đích phát triển toàn diện như: nhu cầu về tình cảm, sự yêu thương; nhu cầu về sự kết nối và giao tiếp với xã hội; Mức độ đáp ứng của những nhu cầu cá nhân này ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tương lai, cuộc sống sau này của chính các em Dĩ nhiên, không thể khang định rang mô hình CSTT chỉ có ưu mà không có khuyết, nhưng vẫn có thể xem tính không còn phù hợp với đặc điểm xã hội của thế giới hiện nay nói chung và nước ta nói riêng của những cơ sở bảo trợ xã hội là tiền đề, là yêu cầu khách quan đối với sự ra đời và phát triển của một mô hình
có tính mới và tính phù hợp cao hơn.
1.3 Pháp luật về CSTT.
1.3.1 Khái niệm pháp luật về CSTT.
Trên khắp thế giới, hàng triệu trẻ em được nuôi dưỡng mà không có gia đình hoặc cha mẹ trong các trại trẻ m6 côi hoặc các cơ sở giáo dục Việc này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đối tượng đều là những trẻ em không có sự chăm sóc và nuôi dưỡng của cha mẹ, không được cung cấp những nhu cầu thiết yếu về vật chất hay chăm sóc y tế, sự bảo vệ và giáo dục.
Do đó, xuất phát từ vai trò của việc chăm sóc TEMC - khi số lượng trẻ em sống tại các mô hình cơ sở nội trú và CSTT tại 142 quốc gia chiếm hon 80% số trẻ em trên toàn thé giới, theo một báo cáo thống kê vào năm 2017 — khái niệm pháp luật về CSTT ra đời CRC cũng như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận và hợp pháp hóa mô hình CSTT, đồng thời quy định cụ thê về mô hình này Không chỉ được ghi nhận bởi CRC, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã có những quy định cụ thé: các nước như Úc, An Độ, Việt Nam quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật và trong đó có bao gồm quy định riêng đối với CSTT (Ví dụ: Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam, The Children and Young
Persons - Care and protection Act - Lát Chăm sóc và bảo vệ Trẻ em và Trẻ vị thành niên
ban hành năm 1998 của Úc); một số quốc gia khác như Anh, Mỹ, thì có những chế định
4 Nicole Petrowski, Claudia Cappa, Peter Gross (2017), Eliminating the number of children in formal alternative care:
Challenges and results, <http://data.unicef.org/wp-content/uploads/2017/06/Estimating-the-number-of-children-in-formal-alternative-care.pdf>.
Trang 28riêng biệt rõ ràng về mô hình này (Ví dụ: Nước Anh quy định tại The Fostering Services
Regulations — Luật Dịch vụ CSTT ban hành năm 2011, Fostering Services: National
Minimum Standards — Dịch vụ CSTT: Tiêu chuẩn quốc gia toi thiểu ban hành năm 2011 ) Nhìn chung, có thê thấy, quy định của mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau về CSTT phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội tại quốc gia đó Tuy vậy, từ quy định của pháp luật về CSTT, tựu chung lai thì có thể thấy, pháp luật về CSTT chính là tong thé các quy phạm pháp luật quy định về quyền của trẻ em, trách nhiệm và nghĩa vụ của người CSTT cũng
như cua Nhà nước trong quan hệ CSTT.
1.3.2 Đặc điểm của pháp luật về CSTT.
Trên cơ sở pháp luật về CSTT mang những đặc điểm, đặc trưng cơ ban của pháp luật nói chung; đồng thời mang những đặc tính riêng biệt mà chỉ quy định về vấn đề này mới có, pháp luật về CSTT có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật về CSTT thể hiện ý chí và mang tính quyên lực của Nhà nước Pháp luật về CSTT pháp điển hóa và bảo đảm hoạt động CSTT đối với TEMC Thông qua những quy định của pháp luật về vấn đề này, một Nhà nước trao cho cha mẹ nhận CSTT, cũng như cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền những trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định trong việc thực hiện CS TT Nói cách khác, pháp luật về CSTT là sự thừa nhận của một Nhà nước, cũng là công cụ của Nhà nước dé thực hiện việc tổ chức và quản lý công tác triển khai mô hình, từ đó nhằm đảm bảo chất lượng CSTT.
Thứ hai, pháp luật về CSTT bảo đảm quyên và lợi ích cho trẻ em nói chung và TEMC
nói riêng được thực hiện.
Sở đĩ, chỉ cần là trẻ em thì đều được trao và được bảo đảm đầy đủ, tuyệt đối các quyền trẻ em, không kể trẻ em đó là hay không là TEMC; tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa TEMC và những trẻ em khác là, các em là những đối tượng có quyền và lợi ích dễ dàng bị xâm phạm và không được bảo đảm bởi hoàn cảnh hoặc bởi những chủ thé khác trong xã hội Pháp luật về van dé này tại mỗi quốc gia khác nhau thì lại có những đặc điểm khác nhau; thế nhưng, những quy định này luôn gặp nhau tại một điểm, đó là: đều hướng tới mục đích cao cả, mang tính nhân văn — giúp đỡ, bảo vệ và chăm sóc hướng tới đối tượng là các TEMC mà vì nhiều lý do, không nhận được sự chăm sóc từ gia đình, từ cha mẹ ruột của
mình Chính vì mat đi sự bảo vệ cân có từ cha mẹ, các em mới cân sự quan tâm đặc biệt và
Trang 29kịp thời đến từ phía Nhà nước, từ phía quốc gia và pháp luật về CSTT chính là kết quả của sự bảo đảm, bảo vệ thé hiện, và giúp đỡ mà các em được hưởng từ phía Nhà nước trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc quá trình phát triển của các em.
Thứ ba, pháp luật về CSTT có tính xác định về hình thức.
Trong phạm vi một quốc gia, pháp luật về CSTT thé hiện đặc điểm nay ở những văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy định tại những điều khoản cụ thể; những quy định về CSTT này được quốc gia đảm bảo thực hiện thống nhất trên toàn xã hội Bên cạnh đó, trên phạm vi quốc tế, ngày nay, sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, sự tác động qua lại, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn Dé điều chỉnh quan hệ đó, pháp luật quốc tế nói chung và cụ thé là pháp luật quốc tế về CSTT là hệ thống quy phạm những thỏa thuận xây dựng từ việc điều chỉnh mô hình trong xã hội trong đời sống
quôc tê mà các quôc gia, các tô chức đã cùng nhau thỏa thuận.
Trang 30CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CSTT ĐÓI VỚI TEMC Ở VIỆT NAM HIEN NAY.
2.1 Khái quát chung về thực hiện CSTT ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, về quá trình hình thành và phát triển CSTT tại Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, xã hội Việt Nam đã trải qua những thay đổi quan trọng về kinh tế - xã hội và chính trị Trong giai đoạn này, mức sống của người dân Việt Nam nhìn chung đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn ton tại nhiều van dé, mặt trái của xã hội trở thành nguyên nhân dẫn đến những gia đình không thê cung cấp đầy đủ sự bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ cho con cái mình Cụ thể, nhiều trẻ em có thê trở thành trẻ mồ côi vì nhiều nguyên do như: cha mẹ thiếu điều kiện vật chất, gia đình
có kinh tế khó khăn; tác động cua HIV/AIDS, van đề sức khỏe tai nạn ngoàải ý muốn, qua
đời; gia đình đồ vỡ do ly hôn; sinh con ngoài mong muốn;
Hiện nay, tại Việt Nam, sỐ lượng trẻ em không có sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, do đó cần sự bảo vệ đặc biệt ngày càng nhiều và tăng mạnh Đặc biệt, dai dịch COVID-19 trong thời gian qua đã để lại hậu quả là hơn 2.184 trẻ em ghi nhận đến hết ngày 14/10/2021?" và 2.532 trẻ em ghi nhận đến ngày 10/11/2021? phải trở thành trẻ mồ côi, không nơi nương tựa do đại dich theo báo cáo thống kê của Bộ LDTBXH Van đề này dan tới hệ quả là SỐ lượng những TEMC, không có sự chăm sóc của cha mẹ là 157.000 vào nam 2019 cho tới hiện tại, con số thống kê này đã tăng lên tới hơn 170.000 trẻ theo thống kê của
UNICEF Việt Nam.”’ Dịch bệnh đã cướp đi của các em chính cha, mẹ ruột của mình, các
em cần nhất một chỗ nương thân, chỗ dựa để vươn lên, được sống và phát triển như bao trẻ
em khác.
Không phân biệt các trẻ em có những hoàn cảnh khác nhau, bất kỳ trẻ em nào cũng được trao và được bảo vệ những quyên trẻ em của mình Việc chăm sóc và nuôi dưỡng
25 Trần Yến (2022), Cả nước có hon 2.000 TEMC do Covid-19: Làm gì để có giải pháp hỗ trợ lâu dài?, Tạp chí Quân đội Nhân
dân, truy cập 07/01/2022,
Trang 31TEMC một cách tốt nhất không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần là yếu tố vô cùng quan trọng, không chỉ đối với cả tương lai, cuộc đời của các em mà còn đối với sự phát triển vững mạnh của đất nước, của xã hội Dé làm được điều đó, cần đưa ra và phát triển những phương pháp, mô hình khác bên cạnh mô hình đã tồn tại từ lâu, nhăm đạt được hiệu quả chăm sóc và nuôi dưỡng TEMC một cách tốt nhất, bao đảm quyên lợi của tất cả các em.
Thứ hai, về các loại hình CSTT tại Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, mặc dù chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các loại hình CSTT
trên thực tiễn thực hiện, nhưng nhóm xin chia thành các loại hình cơ bản dựa trên sự tham
khảo từ Tổ chức Care for Children sau đây:
- Nhận CSTT trong trường hợp khẩn cấp: Trong các trường hợp khân cấp, khi trẻ và gia đình trẻ bất ngờ rơi vào tinh trạng khủng hoảng — kết quả của việc cha mẹ em đột xuất mat kha năng chăm sóc, trẻ em được đưa đến CSTT tại một gia đình trong vòng 30 ngày.
- Nhận CSTT ngắn hạn: Trẻ em sống với gia đình chăm sóc thay thế dudi 12 tháng trước khi đoàn tụ lại với gia đình gốc hoặc được chuyên toi song với gia đình nhận con nuôi
hay các hình thức CS TT dài hạn hơn.
- Nhận CSTT dài hạn: Trẻ em sẽ sống với gia đình nhận chăm sóc trên 12 tháng cho đến tuôi trưởng thành, hoặc cho đến khi cha mẹ ruột của trẻ được xác nhận hoặc được nhận
chăm sóc bởi người thân thích.
Nhìn chung, việc phân loại giữa các hình thức CSTT ở nước ta vẫn chưa được thể hiện rõ trong quá trình thực hiện mô hình Tuy nhiên, có thé hiểu, việc phân loại các trường hợp trên được coi là cần thiết; bởi việc này có thể giúp những cá nhân, cơ quan thực hiện áp
dụng các biện pháp giúp đỡ kip thời, cũng như lựa chọn phương pháp áp dụng sao cho đúng
và có hiệu quả những nhu cầu riêng khác nhau trong từng trường hợp Thứ ba, về tình hình việc thực hiện CSTT tại Việt Nam hiện nay.
Với nỗ lực hướng đến việc giảm hình thức chăm sóc trẻ tập trung và thúc đây các loại hình CSTT cho trẻ em dựa vào gia đình và cộng đồng đang được áp dụng trên toàn thé giới, nước ta mà cụ thê là Bộ LDTBXH kết hợp với các Sở cùng những tổ chức bảo vệ trẻ em đã có những hành động cụ thể đối với việc phát triển và đây mạnh mô hình CSTT, một số ví dụ tiêu biêu có thê kê đên:
Trang 32- Ngày 27 và 28/02/2014, Bộ LĐTBXH phối hợp cùng Tổ chức Care for Children và UNICEF tổ chức “Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quốc té và tăng cường hành lang pháp lý về mô hình gia đình nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” Phát biểu tại Hội nghị, nguyên Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết mô hình CSTT là một trong các hình thức chăm sóc trẻ m6 côi đã và đang được Nhà nước triển khai Theo các chuyên gia, kinh nghiệm của Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới cho thấy, hình thức CSTT cho trẻ em tại
gia đình, họ hàng hoặc các gia đình không có quan hệ ruột thịt nhưng có tình yêu thương
trẻ em là hình thức tốt nhất, bảo đảm được nguyên tắc “vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em”2Š - Ngày 20/11/2017, Bộ LĐTBXH phối hợp Tổ chức Care for Children tổ chức “Hồi nghị triển khai Dự án Thí điểm mô hình CSTT cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và dé bị ton thương” Hội nghi một lần nữa nhân mạnh quan điểm và nhận định trên, đồng thời triển khai Dự án Thí điểm tại hai tỉnh Hà Nội và Thái Nguyên — nham tạo cơ sở và tiền dé để Việt Nam làm tốt hon công tác CSTT cho trẻ em” Dự án được coi là một bước tiễn lớn thúc đây triển khai có hiệu quả công tác CSTT cho trẻ em.
- Trong những năm vừa qua, cụ thể là từ tháng 12/2018 cho đến thời điểm hiện tại, Sở LĐTBXH thành phố Hỗ Chi Minh đã thực hiện việc đăng tải những bài viết “Thông báo về việc tim gia đình thay thé cho trẻ em” trên Công thông tin điện tử của Sở Tư pháp”? nhằm đưa ra danh sách những TEMC bị bỏ rơi tại các cơ sở bảo trợ xã hội cần được nhận CSTT Từ đó, 20 bài viết với gần 100 trẻ em được liệt kê, thể hiện sự khuyến khích, tạo điều kiện của Sở trong việc đây mạnh công tác truyền thông, thông tin nhằm vận động xã hội, nâng cao khả năng tiếp cận và xã hội hóa trong công tác thực hiện phát triển mô hình CSTT cho TEMC tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung.
Nhìn chung, hình thức CSTT đối với TEMC ở Việt Nam vẫn còn là một mô hình chăm sóc mới và đang trên đà phát triển Theo báo cáo “Đánh giá nhanh tình trạng bỏ rơi trẻ em
28 Mô hình CSTT: Lợi ích tốt nhất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (2014), Công thông tin điện tử của Bộ Lao động — Thuong
binh và Xã hội, truy cập 08/01/2022, <http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=20394>.
29 Thi điểm mô hình CSTT cho trẻ em ngay tại cộng đồng (2017), Tạp chí Dân sinh, truy cập 07/01/2022,
<https://baodansinh vn/thi-diem-mo-hinh-cham-soc-thay-the-cho-tre-em-ngay-tai-cong-dong-67089.htm>.
30 Tim gia đình thay thé cho trẻ em, Công thông tin điện tử của Sở Tư pháp Thanh phố Hồ Chí Minh, truy cập 09/01/2022,
<https://sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/161?p_p_id=101 INSTANCE u§BZkvOgoOnl&p p_lifecycle=0&p_p_state=normal&pp_mode=view&p p col
id=column-lấp p col countcl& 101 INSTANCE u8BZkvOgoOnJ delta=20& 101 INSTANCE u8BZkvOgoOnJ keywords=& 101 INSTANCE u8BZkvOgoOnJ advancedSearch=false& 101 INSTANCE u8BZkvOgoOnJ_ andOperator=true&p r p 564233524resetCur=false& 101 INSTANCE u8BZkvOgoOnJ cur=Trang%204>.
Trang 33và chăm sóc nhận nuôi ở Việt Nam” năm 2020 do Tô chức Dịch vụ xã hội quốc tế (ISS)
thực hiện, các chuyên gia cho rằng, CSTT tại Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn thai
nghén, việc phát triển hoạt động này đang được thực hiện thông qua các chương trình thí điểm được xây dựng và tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ quốc tế?! Thứ trưởng Bộ LDTBXH Nguyễn Thi Hà cũng phát biểu: “CSTT trẻ em tại Việt Nam trong thời gian quan được ưu tiên và UNICEF hỗ trợ để tham mưu xây dựng chính sách cũng như mô hình tại các địa phương” Có thể nói, hiện nay, nước ta bước đầu đã có nhận thức rõ ràng, những triển khai và hành động cụ thê hơn trong việc phát triển và nhân rộng mô hình CSTT dành cho TEMC Tuy vậy, nhìn theo hướng bao quát hon, thì việc thực hiện cho đến nay vẫn còn nhiều bất cap, han chế dan đến việc mô hình này ở thời điểm hiện tại vẫn chưa mang tính bao quát và phủ rộng trên khắp cả nước.
2.2.Tính phù hợp của mô hình CSTT tại VN.
2.2.1 Thực trạng các mô hình bảo trợ trẻ em hiện nay ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê đến năm 2019, Việt Nam có khoảng 1.500.000 trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có khoảng 157.000 TEMC cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi
và trẻ em không nơi nương tya.***? Theo luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi trẻ em không
có hoặc mat đi sự chăm sóc của cha me thì ông bà và những người thân trong gia đình có
nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc, hỗ trợ con, cháu của mình Nhưng trong trường hợp không
có điều kiện do hoàn cảnh cá nhân hoặc không không có người thân khác sẵn sàng chăm sóc cho trẻ thì trại trẻ mồ côi trở thành đối tượng đại diện cho xã hội và Nhà nước chăm sóc cho trẻ em Đây cũng là loại hình nuôi dưỡng trẻ mô côi phố biến nhất ở nước ta, song chính bản thân nó còn tồn tại một số bat cập và điểm yếu sau đây.
Thứ nhất, quy mô chăm sóc trẻ em ở trại trẻ mô côi tập chung là rất lớn, quy tụ thành một cộng đồng riêng không chỉ dạy học mà còn nuôi ăn, ở, chăm sóc đến khi trưởng thành Sở dĩ số lượng trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc trong trại trẻ mồ côi tập trung lớn vì trại
trẻ mô côi là một trong sô ít các loại hình cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc cho trẻ em có hoàn
31 CSTT theo hình thức gia đình là lựa chọn hàng dau (2020), Công thông tin điện tử của Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội,
Trang 34cảnh đặc biệt nói chung và cho TEMC nói riêng Quy mô chăm soc lớn, nhân lực ít (một
cán bộ, nhân viên chăm sóc sẽ chăm sóc cho khoảng 8 đến 10 em) dẫn đến có ít cơ hội đảm bảo việc chăm sóc cá nhân cho trẻ em giống như môi trường gia đình.
Thư hai, cuộc sống trong trại trẻ mồ côi được điều chỉnh bởi một thói quen chung Trẻ em phải tuân theo một lịch trình cố định hàng ngày theo quy định của trại mồ côi và hiểm khi trẻ được linh hoạt thay đổi lịch trình này, bởi do đặc điểm quy mô chăm sóc, nuôi dưỡng ở trại trẻ m6 côi rất lớn, nên việc linh động các hoạt động hàng ngày của mỗi trẻ gần như là không thé Mỗi việc làm của trẻ đều có người làm và hướng dẫn sẵn Nên trại trẻ mé côi thường không cung cấp được cho trẻ một bộ kỹ năng sống cơ bản đề sống độc lập.Khi rời khỏi cơ sở chăm sóc, trẻ phải đối mặt với việc sống một cuộc sống độc lập trong một thế giới không được chuẩn bị trước.
Thứ ba, cuộc song trong trại trẻ mồ côi có xu hướng tách ra khỏi cộng đồng Trong trại trẻ mồ côi, trẻ em sẽ được học, sinh hoạt, vui chơi, kết bạn, nhưng chỉ hầu như giới hạn ở trong khuôn viên trại trẻ, giới hạn sự kết nối với môi trường bên ngoài Trong giai đoạn phát triển và hình thành tính cách, nhân cách trẻ, đặc biệt hơn với TEMC bị thiếu thốn tình yêu thương thì rất cần xây dựng các mối quan hệ xã hội xung quanh dé cải thiện sức khỏe tinh thần Nhưng dường như việc sinh hoạt trong trại trẻ m6 côi một cách toàn thời gian có thé làm trẻ bị gián đoạn các kỹ năng về xây dựng mối quan hệ - một kỹ năng nén tảng cho trẻ em phát triển vững chắc và toàn diện trong tương lai.
Trong thời điểm đại dịch COVID-19 như hiện nay, trẻ em ở các trung tâm bảo trợ xã hội cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.3 Trong những ngày đầu của đại dịch, hầu hết tất cả các trung tâm đều đối mặt với tinh trạng thiếu nguồn cung cấp như xà phòng, nước rửa tay, khiến trẻ khó thực hành rửa tay phòng tránh lây nhiễm Bên cạnh đó, hầu hết các trung tâm BTXH không có các hướng dẫn, tập huấn cụ thé, chi tiết về phòng chống dich từ các cơ quan y tế trên địa bàn Về nguồn nhân lực y tế, các trung tâm BTXH thiếu tram trọng bác sĩ và các trang thiết bị cần thiết phục vụ trong bệnh xá Về học tập, đại địch COVID-19 đã khiến các trường học phải đóng cửa, học sinh sinh viên đều không thé đến trường.
Giông như trẻ em sinh sông tại cộng đông, các em cũng phải nghỉ học và học trực tuyên
34 UNICEF Việt Nam, Đánh giá nhanh nhu cầu trợ giúp xã hội của trẻ em và gia đình chịu ảnh hưởng cua đại dịch Covid-19 tại
Việt Nam.
Trang 35theo các chương trình của nhà trường trong thời gian giãn cách xã hội Điều này dẫn đến việc tất cả các trung tâm đều đối mặt với tình trạng thiếu trang thiết bị phục vụ học trực tuyên cho các em vi hầu hết máy tinh của trung tâm chỉ trang bị phục vụ hoạt động quản lý va văn phòng, do vậy, không thé đáp ứng được nhu cầu học trực tuyến đồng loạt của nhiều trẻ em Dé khắc phục tình trạng gián đoạn học tập của các em, các cán bộ, nhân viên của
trung tâm chủ động hướng dẫn trẻ học tap, trẻ lớn dạy và kèm cặp trẻ bé Với hình thức này
thì chỉ có thé duy trì tinh than học tập và hỗ trợ một phần kiến thức, nhưng không thé đảm bảo trẻ em thu nhận được đầy đủ kiến thức cần thiết
2.2.2 Những đặc điểm của Việt Nam phù hợp với mô hình CSTT.
Thứ nhất, truyền thông văn hóa “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam.
Lòng nhân ái là một giá trị truyền thong về văn hóa, dao đức và tinh than lâu đời của dân tộc ta Gia tri này được hình thành từ hoàn cảnh: Việt Nam là dân tộc có lịch sử chống
giặc ngoại xâm, từng bị áp bức, bóc lột và đô hộ bởi kẻ thù, cùng với những khó khăn từ
thiên tai, dịch bệnh mà nhân dân ta phải trải qua Giá trị văn hóa này đã trở thành nếp nghĩ, cách ứng xử, triết lý sống giữa người dân Việt Nam với nhau Lòng nhân ái giữa người và
người trong xã hội Việt Nam được thể hiện trong các mối quan hệ từ gia đình, làng xóm
đến cộng đồng xã hội Đối với TEMC, là đôi tượng dé bị ton thương về cả thé xác lẫn tinh thần, đặc biệt trong thời điểm đại dịch COVID-19 đang diễn biến nghiêm trọng và phức tạp, hàng ngàn trẻ em đột ngột mất đi cha mẹ Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, trẻ em mat cha, mẹ sẽ có nguy cơ sang chan tâm lý nghiêm trọng Đặc biệt là trẻ em ở các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khi mắt đi trụ cột gia đình thì cuộc sống càng bấp bênh, tương lai phải đối mặt với nhiều thử thách Hiểu được hoàn cảnh này, thời gian vừa qua đã có nhiều nhà hảo tâm, cả tô chức lẫn cá nhân đã đứng ra kêu gọi, giúp đỡ về cả vật chất và tinh thần dé trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và TEMC nói riêng có cuộc sông bình thường và đảm bảo sự phát triển của trẻ Điều này càng minh chứng cho truyền thống tương thân
tương ái, “lá lành đùm là rách” của dân tộc ta, khẳng định cho tinh than tương trợ lẫn nhau
của nhân dân trước những hoàn cảnh khó khăn.
Thứ hai, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thong chính trị và nhận thức trong việc bảo vệ trẻ em ngày càng được nâng cao.
Trang 36Ngày nay, nhận thức của xã hội nói chung và gia đình nói riêng về việc bảo đảm và thúc đây quyên trẻ em ngày được cải thiện Từ trung ương cho đến cơ sở phối hợp liên ngành trong việc xây dựng luật pháp, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch hành động; phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động thúc đây việc thực hiện quyên trẻ em; phối hợp liên ngành trong việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em Đặc biệt đối với TEMC, Nhà nước có ban hành cụ thé những chính sách dé bảo vệ các quyên và tạo điều kiện tốt nhất dé trẻ có thé phát triển một cách bình thường, bù đắp được phần nào những thiếu sót về cả vật chất lẫn tinh thần của trẻ Về phần cá nhân, hộ gia đình, nhiều gia đình tham gia tích cực vào việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua nhận chăm nuôi đỡ đầu trẻ, nhận trẻ làm con nuôi, tạo cho trẻ một mái ấm gia đình giúp trẻ phát triển toàn diện Theo thống kê của Bộ Tư Pháp cho thấy, trong giai đoạn
2011-2020, cả nước có 30.519 trẻ em được nhận làm con nuôi” Các hoạt động tuyên
truyền, tìm hiểu về quyền trẻ em được phổ biến thường xuyên và rộng khắp trên cả nước qua đó cũng nâng cao được hiểu biết và ý thức của người dân trong việc bảo vệ trẻ em.
Thứ ba, sự gia tăng CSTT từ nhu cầu nhận chăm sóc trẻ em của nhiều cá nhân, gia
Bên cạnh nhu câu cấp thiết khi mà số lượng TEMC cần được chăm sóc gia tăng đáng kể, thì còn có nhu cầu xuất phát từ nhiều cá nhân, gia đình tại Việt Nam - nói cách khác, CSTT có thể được coi là mối quan hệ hai chiều, đứng từ cả góc nhìn của TEMC lẫn từ góc nhìn của nhiều cá nhân, gia đình tại Việt Nam thì đều mang tính phù hợp nhất định.
Thực tế cuộc song cho thay, hiện nay, có nhiều gia đình, nhiều cap vợ chồng có nhu
cầu và mong muốn nhận, nuôi dưỡng và chăm sóc những trẻ em không phải là con ruột của mình Điều này có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tùy từng trường hợp: họ có thé là không có mong muốn lập gia đình, không hay không thể sinh con (như quá độ tudi/khéng có kha nang sinh san, không đủ sức khỏe thể chất) hoặc bị mất con, say thai, ; cũng có thé chi đơn giản là xuất phát từ mong muốn, khát khao có thé biến long thương va đồng cảm thành hành động - đem đến cho những em nhỏ mồ côi cơ hội được sống trong
một mái nhà với một gia đình chăm lo và coi các em như con ruột Day là một quan hệ giữa
35 Viết Long (2021), Hơn 30.500 trẻ em được nhận làm con nuôi trong 10 năm qua, Pháp luật Thanh phé Hồ Chí Minh, truy cập
9/11/2021, <https://plo.vn/xa-hoi/hon-30500-tre-em-duoc-nhan-lam-con-nuoi-trong- 10-nam-qua-1026856.html>.
Trang 37hai bên mà một bên là các TEMC cần người nuôi dưỡng và bên còn lại là các cá nhân, gia đình cần hoặc mong muốn được cho các em sự chăm sóc mà các em cần.
Mô hình CSTT là lựa chọn phù hợp với các cá nhân, gia đình không muốn sự giúp đỡ của mình chỉ đừng lại ở việc từ thiện, quyên góp cho các TEMC và đồng thời cũng
không có nhu cầu, ý định nhận nuôi các em Hình thức CSTT so với hình thức nhận con
nuôi được coi là có cùng một mục đích hướng tới TEMC cần được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình; tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điểm khác biệt giữa hai mô hình này Thi nhất, khác biệt về trách nhiệm pháp lý Nuôi con nuôi là một chế định pháp lý trong hệ thống pháp luật, là một tình trạng pháp lý khi các bên tham gia phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật và là một mối quan hệ pháp ràng buộc về mặt pháp lý Cha mẹ thay thế chỉ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ Mặt khác, cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ như cha mẹ đẻ và con Thi? hai, khác biệt về thời hạn nuôi đưỡng Quan
hệ cha mẹ và con giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác lập trên cơ sở pháp lý mà không
gan huyết thong.Tuy nhiên, quan hệ này thường tồn tại một cách lâu dài, bền vững, có thé suốt cả đời người với việc nuôi con nuôi được hiểu là việc một cá nhân tạo ra những quan hệ mới mang tính chất gia đình với gia đình nhận nuôi, có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ mối liên hệ ruột thịt Tuy nhiên, với CSTT, người CS TT thường chỉ chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cho đến khi trẻ có đủ khả năng độc lập, hoặc chỉ chăm sóc khi họ
còn đủ khả năng.°5
Thứ tư, mặt bằng chung kinh tế của đất nước và của người dân được cải thiện Có thé nói, sau nhiều thập kỷ xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã vươn mình và có những bước tiễn vượt bậc trong phát triển kinh tế qua đó đời sống kinh tế của người dân cũng được cải thiện đáng kê so với trước đây Nhà nước tạo điều kiện cho người
dân có công việc, ôn định cuộc song, xây dung một cộng đồng văn hóa hài hòa Cũng chính
từ xã hội phát triển đó đã sinh ra rất nhiều những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân san sàng chăm sóc và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống Như đã phân tích trên, TEMC là đối tượng cần có sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt, lay vi du tai thoi điểm dịch COVID-19 này, ngoài những chính sách giúp đỡ của nhà nước còn có những 36 Ahmadi Nader (2005), Tinh hình chăm sóc trẻ em tại các trung tâm va các chương trình chăm sóc thay thế, Tạp chí Lao động
và Xã hội sô 270/2005, tr 5.
Trang 38đóng góp từ các cá nhân, tổ chức Nhiều các chương trình gây quỹ cũng được tô chức và cá nhân xây dựng, tiêu biểu: Nhà xuất bản Trẻ, tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) với chương trình “Care to Rise - Yêu thương Nâng bước”, các doanh nhân và các tổ chức phi
lợi nhuận Gần đây nhất, Chương trình "Mùa xuân cho em” lần thứ 15 - năm 2022 với chủ
đề “Vì ngày mai tươi sáng” do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tô chức, nhằm mang đến cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn những món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến, xuân về Tại Chương trình, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tiếp nhận hơn 100 tỷ đồng từ các tô chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm
trong và ngoài nước.
Thứ năm, phù hợp với xu thé tot đẹp, nhân văn trên thể giới.
Ngay tai Công ước CRC đã khang định gia đình là môi trường tốt nhất dé bảo dam quyên và sự phát triển của trẻ em Đặc biệt, đối với trẻ mô côi, đối tượng cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, xã hội và Nhà nước, cần đặt ra những mô hình, chính sách để đảm bảo tính hiệu quả nhất cho trẻ em Trên thực tế, Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, kết quả đánh giá nhiều năm về trẻ em trong các cơ sở tập trung, kết quả của nhiều năm nghiên cứu, và đáng buôn là bằng chứng từ nhiều năm bị mat đi cơ hội và phát trién của nhiều trẻ em, đã cho thấy rất rõ ràng rằng các cơ sở tập trung không phải là nơi đúng đắn hoặc thậm chí không phải là một nơi an toàn cho trẻ em.3” Như phân tích trên, các tổ chức và các quốc gia trên thế giới đã thê hiện quan điểm ủng hộ về mô hình CSTT, đặc biệt đối với tổ chức và công ước thé giới mà Việt Nam tham gia là UNICEF và CRC cũng đồng thuận với quan điểm này Các ác quốc gia, tổ chức có mục dich chung là bảo vệ những quyền lợi cơ bản và tạo những điều kiện tốt nhất cho trẻ em nói chung và TEMC nói riêng, tuy vậy, cần phải xem xét nhiều yếu tố dựa trên các điều kiện kinh tế-xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia dé có thé triển khai mô hình trên.
2.3 Một số khó khăn thực hiện CSTT tại Việt Nam.
Do hình thức chăm sóc này còn mới tại Việt Nam, trong quá trình triển khai, CSTT bộc lộ một số hạn chế về nhiều mặt, đòi hỏi cần phải có những biện pháp cải thiện cụ thé.
Một sô hạn chê nôi bật có thê kê đên như sau:
37 Dương Ngọc (2021), UNICEF bày tỏ quan điểm về việc chăm sóc TEMC do Covid-19 tại Việt Nam, Báo người lao động, truy
cập 26/12/2021, <https://nld.com.vn/thoi-su/unicef-bay-to-quan-diem-ve-viec-cham-soc-tre-em-mo-coi-do-covid-19-tai-viet-nam-20210926131745278.htm>.
Trang 39Xét đến tình hình thực tiễn
So sánh với việc thực hiện cho trẻ em được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơsở chăm sóc nuôi dưỡng tập trung khác thì việc CSTT cho TEMC theo gia đình chưa được
thực hiện rộng rãi mặc dù việc trẻ em được chăm sóc theo gia đình là ưu tiên hàng đầu dé trẻ được phát triển toàn diện Với các Đề án đã được thực hiện về CSTT theo hình thức gia đình, tuy đã được phố cập nhưng phạm vi không rộng rãi, chưa triệt dé, các bộ, ban, ngành phối hợp chưa chặt chẽ khiến cho việc thực hiện không được toàn diện Thực tiễn có nhiều TEMC cần được CSTT Với phương châm ưu tiên tìm cho trẻ một mái ấm gia đình thay thế, hoặc có người thân đỡ đầu và trường hợp cuối cùng mới tính đến phương án là đưa trẻ
vào các cơ sở bảo trợ xã hội.
Tuy nhiên, xét về tình hình thực tiễn tại Việt Nam, khi số lượng TEMC là nhiều và
ngày một tăng như đã nêu ở trên, cơ sở bảo trợ xã hội được xem như là một mô hình đáp
ứng được nhu cầu về số lượng TEMC cần được nuôi dưỡng Khi xét về quy mô của mô hình cơ sở bảo trợ xã hội - trại trẻ mồ côi tập trung, dù SỐ lượng trẻ em mỗi trại là không đồng đều, nhưng có một điều có thé dé dàng nhận thấy, đó là các trại trẻ mồ côi thường có quy mô tương đối lớn và mang tính chất tập trung, quy tụ các em nhỏ mồ côi thành một
LệA
cộng đồng riêng.3# Từ đó có thé thay, tuy mat đi tinh kèm cặp cần thiết, nhưng về mặt số lượng, đặc điểm của các cơ sở bảo trợ xã hội có thể đáp ứng và mang lại lợi ích tốt hơn cho tat cả trẻ em cần một nơi dé sống và phát trién.
Xét đến vấn đề về điều kiện kinh tế xã hội, nhận thức, văn hóa
Việc thực hiện chăm sóc và bảo vệ TEMC ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội công lập hoặc các cơ sở nuôi dưỡng ngoài công lập do cá nhân
hoặc cơ sở tôn giáo thành lập dưới sự quản lý của Nhà nước Việc chăm sóc TEMC tại cơ
sở bảo trợ xã hội tập trung với SỐ lượng trẻ được chăm sóc lớn là khả thi, mặc dù chi phi dé duy trì, trợ giúp, nuôi dưỡng trẻ ở cơ sở tập trung có tốn kém hơn so với CSTT theo hình
thức người thân thích chăm sóc.”? Tuy nhiên, hình thức chăm sóc tai cơ sở tập trung ít phức
38 Nguyễn Thúy Uyên Phương (2021), Nuôi day trẻ mô côi: mô hình nào?, truy cập 09/01/2022,
<https://tuoitre.vn/nuoi-day-tre-mo-coi-mo-hinh-nao-202 1092210421693 1.htm>.
39 UNICEF Việt Nam (2015), Giới (hiệu tong quan về nhận nuôi dưỡng trẻ em: Loại hình CSTT dành cho trẻ em có nguy cơ hoặc
đã bị tôn thương tại Việt Nam, Nxb Thông kê, Hà Nội, tr.27.
Trang 40tạp hơn CSTT theo hình thức gia đình Mặc dù người CSTT và trẻ được nhà nước cung cấp khoản hỗ trợ phí dé phục vu cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tuy nhiên, trên thực tế dé cho trẻ một môi trường sóng tốt nhất thì người CSTT phải chi trả số tiền nhiều hơn so với số tiền mà được nhà nước hỗ trợ Dé trở thành người CSTT, người chăm sóc nuôi dưỡng phải có mức thu nhập ôn định dé đảm bảo vừa nuôi dưỡng được trẻ mà vừa chăm lo được cho gia đình gốc của họ Các nước phát triển có mô hình CSTT phát triển va thay thé gan như toàn bộ cơ sở bảo trợ xã hội có GDP bình quân đầu người rất cao, cụ thé GDP bình quân đầu người năm 2020 của Mỹ là 63.544 USD/người, của Anh là 40.285 USD/người và GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ là 2.786 USD/người Có thê thấy, tình hình tài chính của các gia đình tại Anh, Mỹ có thé dé dàng chi trả dé chăm sóc, nuôi dưỡng TEMC.
Tuy nhiên, với mức thu nhập của người dân Việt Nam, thì việc nhận CS TT cho TEMC nhìn
chung khá khó dé thực hiện, mặc dù đã được hỗ trợ các khoản phí nhưng dé cho trẻ được sống với cuộc sống tốt nhất thì người CSTT cần và buộc phải có đầy đủ khả năng kinh tế dé đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình sống và phát triển của các em.
Việc CSTT tại các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Úc, người CSTT và cả trẻ em đang được CSTT đều được nhận hỗ trợ từ cơ quan quản lý và nhân viên công tác xã hội Ở Việt Nam hiện nay, việc tô chức các cơ quan giám sát và quản lý tuy đã có nhưng không phải ở địa phương nào cũng có nhân viên công tác xã hội đạt tiêu chuẩn về số lượng và
chuyên môn đánh giá, giám sát Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em tại cơ sở, đặc
biệt là đội ngũ cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội còn thiếu các kiến thức, kỹ năng
trong việc đánh giá trẻ em va gia đình nhận CSTT, kỹ năng giảm sát đánh giá quá trình
CSTT trẻ em tại các gia đình Bên cạnh đó, dân số ở nông thôn chiếm tỷ lệ chủ yêu do vậy cơ quan cung cấp dịch vụ xã hội hay nhân viên công tác xã hội ở các địa phương này cũng gặp khó khăn trong việc quản lý, đào tạo Do đặc điểm về xã hội ở nước ta cũng như còn những hạn chế trong việc tô chức, giám sát thực hiện CS FT nên mô hình này chưa được trién khai rộng rãi Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực phát triển các chính sách an sinh xã hội quốc gia cho phù hợp với xu hướng quốc tế, hướng tới việc giảm hình thức chăm sóc trẻ em tập trung, thúc day mô hình CSTT dựa vào gia đình dang được áp dụng trên toàn thế
gidi.