1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]

167 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Tác giả Nguyễn Đức Trung, Bùi Hữu Toàn, Đoàn Thanh Hà, Nguyễn Văn Lê, Lê Hoài Ân, Nguyễn Minh Nhật, Phạm Thị Tuyết Trinh, Trần Việt Dũng, Lê Quang Minh, Đặng Thị Quỳnh Anh, Lê Hoàng Anh, Trần Kim Long
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Đức Trung
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại Báo cáo kinh tế vĩ mô thường niên
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 4,17 MB

Nội dung

Tương tự, với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, Trung Quốc đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng GDP trước COVID-19 vào năm 2020, trong khi các quốc gia khác được dự báo sẽ không làm

Trang 1

PGS TS Nguyễn Đức Trung

Khuôn khổ Báo cáo kinh tế vĩ mô thường niên

KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO

TẬP 7: NĂM 2021 - XU HƯỚNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ

TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Trang 2

2

KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO

TẬP 7: NĂM 2021 - XU HƯỚNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ

TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

TS Lê Quang Minh

TS Lê Hoàng Anh

TS Nguyễn Văn Lê

TS Nguyễn Minh Nhật

TS Trần Việt Dũng

TS Đặng Thị Quỳnh Anh ThS Trần Kim Long

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Tình hình kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2021 cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng khả quan dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do sự xuất hiện những biến chủng vi rút Corona mới Các tổ chức quốc tế (WB, OECD, IMF) đang cho thấy sự lạc quan khi nâng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới Động thái này phản ánh kỳ vọng vào việc triển khai vắc xin trên toàn cầu và các gói chính sách cứu trợ lớn được các nước đồng loạt thực hiện, đặc biệt ở một

số nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu dự kiến

sẽ tăng trưởng 5,6% vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất sau suy thoái trong 80 năm OECD đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 lên 5,8% so với 4,2% đưa ra hồi tháng 12/2020 Dự báo của IMF cho thấy sự lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng dự kiến là 6% vào năm 2021

Kinh tế toàn cầu đang có sự phục hồi nhưng không đồng đều trong bối cảnh nhiều nước đang phát triển vẫn phải vật lộn với các tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 và các biến chủng virus mới Sự phục hồi này đang diễn ra ở các vùng lãnh thổ, các nhóm quốc gia với mức độ phục hồi khác nhau tùy thuộc vào tốc độ triển khai tiêm chủng vắc xin, các gói cứu trợ kinh tế, chính sách hỗ trợ và các yếu tố thúc đẩy liên quan đến hoạt động du lịch Với các nền kinh tế phát triển,

Mỹ được mong đợi vượt qua mức GDP trước COVID-19 trong năm 2021, trong khi các nền kinh

tế khác được kỳ vọng sẽ phục hồi về mức GDP trước COVID-19 trong năm 2022 Tương tự, với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, Trung Quốc đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng GDP trước COVID-19 vào năm 2020, trong khi các quốc gia khác được dự báo sẽ không làm được điều này trước năm 2023

Giống như các quốc gia đang phát triển khác, trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam vẫn đang đối mặt với các làn sóng bùng phát dịch COVID-19 Hoạt động đầu tư đang bị chững lại khi các tập đoàn đa quốc gia cân nhắc lại chiến lược đầu tư cũng như các biện pháp phong tỏa do dịch bệnh COVID-19 cũng ảnh hưởng tới việc triển khai các dự án mới Tương tự như diễn biến ở năm đại dịch thứ nhất, ở năm đại dịch thứ hai này dịch vụ tiếp tục là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam đã đạt 5,64%, ở mức tương đương với giai đoạn 2016-2017, cao hơn đáng kể so với mức tăng 1,81% cùng kỳ 2020 cũng như giai đoạn 2012-2014 Kết quả này thể hiện được nỗ lực của Chính phủ trong thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” Trong đó, trụ đỡ quan trọng nhất chính

là chính sách tiền tệ linh hoạt với các giải pháp chủ động trước diễn biến khó lường của đại dịch Covid 19 Theo đó, Thống đốc NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, đảm bảo tỷ giá hối đoái phù hợp với các cân đối vĩ mô cũng như chỉ đạo toàn hệ thống ngân hàng việc triển khai các gói tín dụng, việc cơ cấu nợ/giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ với các khách hàng vay vốn gặp khó khăn do đại dịch Covid 19

Trong 6 tháng cuối năm 2021, bức tranh “xuất nhập khẩu” của Việt Nam đang khá tươi sáng trước sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 Sự phục hồi mạnh mẽ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc được dự báo là sẽ có tác động tích cực đến tăng

Trang 4

trưởng kinh tế do đây là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam Đồng thời, Việt Nam vẫn

là một trong những điểm đến an toàn, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu

Bên cạnh những điểm sáng, triển vọng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2021 vẫn còn

đó những khó khăn “bủa vây” trước mắt Dịch COVID-19 có thể tiếp tục diễn biến phức tạp trong

2 quý cuối năm với các biến thể mới và nguồn lây nhiễm khó kiểm soát hơn, đặc biệt tại các khu công nghiệp và thành phố lớn Các chương trình tiêm chủng vắc xin chưa thể triển khai rộng rãi tại Việt Nam cho tới cuối năm 2021 do nguồn cung hạn chế khiến tâm lý tiêu dùng và đầu tư của các thành phần kinh tế vẫn ở mức thận trọng Hoạt động kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư trong nước theo đó chỉ diễn ra ở mức độ cầm chừng và đầu tư công cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng dịch Cũng giống như các điểm đến du lịch khác tại châu Á, Việt Nam chưa thể đón các du khách nước ngoài cho tới khi vắc xin toàn cầu được triển khai rộng rãi trên các khu vực với

độ phủ cao

Thách thức vẫn còn đó nhưng sau cơn mưa trời lại sáng, nhằm gửi đến bạn đọc bức tranh toàn cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 với những phân tích thực trạng, nhận định tác động và triển vọng tương lai, nhóm nghiên cứu trường Đại học Ngân hàng TP.HCM trân trọng giới thiệu Báo cáo vĩ mô 6 tháng đầu năm 2021 với chủ đề “Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19” Bên cạnh việc phân tích kinh tế vĩ mô thế giới 6 tháng đầu năm

2021 và những tác động đến kinh tế Việt Nam, báo cáo đưa ra cái nhìn toàn cảnh về kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 và kịch bản cho 6 tháng cuối năm 2021

Nội dung chính của báo cáo tập trung vào phân tích chính sách tiền tệ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và đưa ra các khuyến nghị đối với chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm 2021 liên quan đến điều hành hoạt động tỷ giá, hoạt động cấp tín dụng, phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu cũng thực hiện phân tích tác động của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc thúc đẩy cán cân vãng lai, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm duy trì, thu hút và tận dụng dòng vốn này để phát triển nền kinh tế trong bối cảnh mới Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng phân tích khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam trong thời gian qua, ước tính quy mô của khu vực này dao động trong khoảng từ 17,8% – 39,2% và có

xu hướng tăng trong những năm gần đây Do đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp khai thác và phát huy các điểm mạnh cũng như hạn chế các tác động tiêu cực của khu vực này nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững khi khu vực kinh tế chính thức đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Với mong muốn chia sẻ các thành quả nghiên cứu cũng như tiếp thu những đóng góp của các học giả, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cá nhân trên cả hai miền Nam Bắc, chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ công tác điều hành, nghiên cứu tại Việt Nam

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

MỤC LỤC 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4

DANH MỤC BẢNG 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 11

PHẦN 1: KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM 15

1.1 DIỄN BIẾN KINH TẾ THẾ GIỚI 15

1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐẾN VIỆT NAM 28

1.2.1 DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021 28

1.2.2 NHỮNG TÁC ĐỘNG DỰ KIẾN ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021 30

PHẦN 2: TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ KỊCH BẢN CHO NĂM 2021 32

2.1 TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021 32

2.1.1 KHU VỰC KINH TẾ THỰC 67

2.1.2 KHU VỰC KINH TẾ THỰC 32

2.1.3 KHU VỰC NGÂN SÁCH - NỢ CÔNG 42

2.1.4 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 47

2.1.5 TIỀN TỆ TÍN DỤNG 62

2.2 KỊCH BẢN KINH TẾ VĨ MÔ CHO 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021 67

2.2.1 KHU VỰC NGÂN SÁCH - NỢ CÔNG 70

2.2.2 XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021 71

2.2.3 KHU VỰC TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG 91

PHẦN 3: XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH VÀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 93

CHUYÊN ĐỀ 1: TRIỂN VỌNG MỘT SỐ NGÀNH KINH DOANH CỦA VIỆT NAM VƯỢT BÃO ĐẠI DỊCH COVID 19 93

CHUYÊN ĐỀ 2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 101 CHUYÊN ĐỀ 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, CÁN CÂN VÃNG LAI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 117

Trang 6

CHUYÊN ĐỀ 4: QUY MÔ KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT TẠI VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2019 142

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu thực 15

Biểu đồ 1.2: Lạm phát toàn cầu 15

Biểu đồ 1.3 Tăng trưởng của các nền kinh tế lớn 16

Biểu đồ 1.4 Tăng trưởng thương mại toàn cầu 16

Biểu đồ 1.5: Dòng vốn FDI toàn cầu và các nhóm nền kinh tế 16

Biểu đồ 1.6: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 17

Biểu đồ 1.7: Tăng trưởng kinh tế Mỹ 17

Biểu đồ 1.8: Biến động giá dầu 19

Biểu đồ 1.9: Biến động giá vàng 19

Biểu đồ 1.12: Tăng trưởng cung tiền M2 của Mỹ giai đoạn 2015-2021 21

Biểu đồ 1.10: Chỉ số giá tiêu dùng và thâm hụt ngân sách Mỹ 21

Biểu đồ 1.11: Khả năng Fed tăng lãi suất 21

Biểu đồ 1.13: Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ 22

Biểu đồ 1.14: Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ 23

Biểu đồ 1.15: Tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của Mỹ 23

Biểu đồ 1.16: Tăng trưởng giá cổ phiếu ngành tài chính tiêu dùng 23

Biểu đồ 1.17: Tăng trưởng đầu tư theo ngành nghề của Mỹ 24

Biểu đồ 1.18: Chính sách tiền tệ của Trung Quốc giai đoạn 2015-2021 25

Biểu đồ 1.19: Tăng trưởng giá cổ phiếu theo ngành nghề tại thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2021 25

Biểu đồ 1.20: Tăng trưởng cung tiền M2 của các nước giai đoạn 2018-2021 26

Biểu đồ 2.1:Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2021 32

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng kinh tế quý 1 và quý 2 giai đoạn 2015-2021 32

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng sản xuất các ngành 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2021 34

Trang 7

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng sản xuất khu vực nông – lâm – thuỷ sản 6 tháng đầu năm 34

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm giai đoạn 2014-2021 34

Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo 6 tháng đầu năm 35

Biểu đồ 2.7: Tăng trưởng ngành xây dựng 6 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2021 35

Biểu đồ 2.8: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2021 36

Biểu đồ 2.9: Tăng trưởng xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2021 37

Biểu đồ 2.10: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng tháng năm 2019 38

Biểu đồ 2.11: Lạm phát 6 tháng đầu năm giai đoạn 2016 – 2021 39

Biểu đồ 2.12: Diễn biến lạm phát tổng thể và lạm phát cơ bản 6 tháng 2021 39

Biểu đồ 2.13: Biến động giá của các nhóm hàng 6 tháng đầu năm 2021 39

Biểu đồ 2.14: Giá dầu thế giới 6 tháng đầu năm 2021 40

Biểu đồ 2.15: Giá xăng dầu trong nước 6 tháng đầu năm 2021 40

Biểu đồ 2.16: Biến động nhóm hàng giao thông 40

Biểu đồ 2.17: Biến động giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống 40

Biểu đồ 2.19: Thu NSNN tính đến 15/6 (dự toán) 43

Biểu đồ 2.20: Chi NSNN tính đến 15/6 (dự toán) 43

Biểu đồ 2.21: Tỷ lệ phát hành TPCP hoàn thành kế hoạch cả năm 2021 44

Biểu đồ 2.23: Đường cong lợi suất TPCP 45

Biểu đồ 2.24: Cơ cấu các loại trái phiếu đang lưu hành (tính đến 30/06/2021) 45

Biểu đồ 2.25: Giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp 45

Biểu đồ 2.26 Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm 46

Biểu đồ 2.29: Mức tăng đầu tư mở rộng toàn thị trường và tăng trưởng chỉ số VN-Index 47

Biểu đồ 2.30: Chỉ số PMI của Việt Nam 48

Biểu đồ 2.31: Tăng trưởng giá cổ phiếu theo ngành nghề tại thị trường Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 48

Biểu đồ 2.32: Diễn biến VN-Index và VN-30 từ khi bắt đầu phục hồi 48

Biểu đồ 2.33: Tăng đầu tư theo ngành của doanh nghiệp Việt Nam trong Q1-2021 49

Biểu đồ 2.34: Tăng đầu theo ngành nghề của Việt Nam 50

Trang 8

Biểu đồ 2.35: Thống kê 10 năm lịch sử P/E của các thị trường trên thế giới 52

Biểu đồ 2.36: Huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của toàn thị trường 52

Biểu đồ 2.38 : Tỷ lệ giá trị giao dịch so với vốn hóa thị trường chứng khoán 53

Biểu đồ 2.37: Tỷ lệ giá giao dịch so với vốn hóa thị trường của các nước 53

Biểu đồ 2.39: Cơ cấu giao dịch của các nhóm nhà đầu tư giai đoạn 2016-2021 54

Biểu đồ 2.40: Cơ cấu giao dịch của các nhóm nhà đầu tư 6 tháng đầu năm 2021 54

Biểu đồ 2.41: Tăng trưởng tiền gửi của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016-2021 54

Biểu đồ 2.42: Lãi suất huy động 6 tháng của ngân hàng Vietcombank 55

Biểu đồ 2.43: Diễn biến giá và khối lượng giao dịch Bitcoin 55

Biểu đồ 2.44: Tình hình kinh doanh bất động sản căn hộ giai đoạn 2017-2021 56

Biểu đồ 2.45: Đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp niêm yết 56

Biểu đồ 2.47: Thống kê giao dịch của khối ngoại ở thị trường Việt Nam 59

Biểu đồ 2.48: Giá trị rút ròng 5T-2021 của nhà đầu tư nước ngoài theo ngành nghề 59

Biểu đồ 2.49: Giao dịch nhà đầu tư tổ chức bao gồm cả tự doanh 60

Biểu đồ 2.50: Dòng vốn của các quỹ đầu tư chủ động giai đoạn 2020-2021 61

Biểu đồ 2.51: Dòng vốn của các quỹ đầu tư ETF 61

Biểu đồ 2.52: Tỷ lệ danh mục cổ phiếu/Tổng tài sản của các công ty chứng khoán 61

Biểu đồ 2.53: Tỷ trọng các cổ phiếu tiêu biểu trong tổng danh mục đầu tư của các công ty chứng khoán 62

Biểu đồ 2.54: Tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế 64

Biểu đồ 2.55: Tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế 64

Biểu đồ 2.57:Tỷ lệ dư nợ tín dụng/huy động vốn tính đến 30.6 các năm 66

Biểu đồ 2.58: Tỷ lệ FCD/M2 và dư nợ tín dụng ngoại tệ/M2 đến 30.6 các năm 66

Biểu đồ 2.61: Các tín hiệu thể hiện dấu hiệu quá nóng của thị trường 72

Biểu đồ 2.62: Lợi nhuận Q1-2021 theo ngành 72

Biểu đồ 2.63 Tỷ trọng lợi nhuận ngành ngân hàng so với toàn thị trường 74

Biểu đồ 2.64: Tăng trưởng CASA của ngành ngân hàng 74

Biểu đồ 2.65: Tăng trưởng phi dịch vụ 75

Trang 9

Biểu đồ 2.66: Mức cải thiện trong hệ số CIR của ngành ngân hàng 75

Biểu đồ 2.67: Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế theo khu vực 76

Biểu đồ 2.68: Nợ hộ gia đình/GDP của các nước phát triển và một số nước châu Á 77

Biểu đồ 2.69: Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng so với tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giai đoạn 2015-2020 78

Biểu đồ 2.70: Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng và NIM toàn hệ thống 78

Biểu đồ 2.71: Kết quả kinh doanh và tăng trưởng tín dụng ngân hàng Q1-2021 79

Biểu đồ 2.72: Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp ngành công nghệ 80

Biểu đồ 2.73: Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp ngành vật liệu 82

Biểu đồ 2.74: Ước tính chi phí vật liệu xây dựng cho 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam và cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ 83

Biểu đồ 2.75: Diễn biến giá thép HRC giai đoạn 2016-2021 83

Biểu đồ 2.76: Định giá ngành Thép các nước trong khu vực (PE; EV/EBITDA; P/B) 84

Biểu đồ 2.77: Tăng đầu tư của ngành bất động sản 85

Biểu đồ 2.78: Mức tăng đầu tư và tăng trưởng giá cổ phiếu VIC 86

Biểu đồ 2.79: Giao dịch bất động sản phân khúc căn hộ giai đoạn 2017-2021 86

Biểu đồ 2.80: Giá bất động sản 87

Biểu đồ 2.82: Tăng đầu tư của ngành thực phẩm 88

Biểu đồ 2.83: Diễn biến chỉ số VN-Index và giá cổ phiếu thực phẩm 88

Biểu đồ 2.84: Quy mô ngành thực phẩm đồ uống 89

Biểu đồ 2.85:Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ngành thực phẩm 89

Biểu đồ 2.86: Doanh thu và biên lợi nhuận sau thuế của VNM 90

Biểu đồ 2.87: Huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của VNM 90

Biểu đồ 2.88: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận sau thuế của MSN 90

Biểu đồ 2.89: Huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của MSN 91

Biểu đồ 3.1: Định giá VN-Index trong 10 năm 93

Biểu đồ 3.2: Dự báo tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2021 94

Biểu đồ 3.3: Số lượng tài khoản mở mới 96

Trang 10

Biểu đồ 3.4: Kế hoạch kinh doanh 2021 96

Biểu đồ 3.5 : Kế hoạch tăng Vốn điều lệ trong 2021 96

Biểu đồ 3.6: Bùng nổ giá HRC ở Mỹ 98

Biểu đồ 3.7: Chỉ số giá hàng hóa giao ngay toàn cầu (Index level) 98

Biểu đồ 3.8: Dự phóng tăng trưởng sản lượng sản xuất 2016-2022 98

Biểu đồ 3.9: Dự phóng sản lượng ngành thép giai đoạn 2016-2022 98

Biểu đồ 3.10: Chi phí vận chuyển container đường biển 6 tháng đầu năm 2021 tăng cao 100 Biểu đồ 3.11: Tăng trưởng của các nền kinh tế lớn 101

Biểu đồ 3.12: Tăng trưởng thương mại toàn cầu 101

Biểu đồ 3.13: Tăng trưởng GDP theo ngành 6 tháng đầu giai đoạn 2012-2020 102

Biểu đồ 3.14: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2020 102

Biểu đồ 3.15: Khung phân tích FDI, cán cân vãng lai và tăng trưởng kinh tế 122

Biểu đồ 3.16: Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 123

Biểu đồ 3.17 Dòng vốn FDI đổ vào 124

Biểu đồ 3.18: Cơ cấu dòng vốn FDI bình quân tháng 124

Biểu đồ 3.19: Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế 124

Biểu đồ 3.20: Cán cân thanh toán giai đoạn 2007-2017 126

Biểu đồ 3.21: Cân đối tài khoản vãng lai 126

Biểu đồ 3.22: Cán cân thương mại hàng hóa 126

Biểu đồ 3.23: Các thành phần của cán cân vãng lai 128

Biểu đồ 3.24: Tỷ trọng thương mại khu vực FDI và khu vực trong nước 128

Biểu đồ 3.25: Cán cân thương mại khu vực FDI và khu vực trong nước 128

Biểu đồ 3.26: Kết quả phân rã phương sai của tăng trường kinh tế 139

Biểu đồ 3.27: Kết quả phân rã phương sai của FDI 139

Biểu đồ 3.28: Kết quả phân rã phương sai của cán cân vãng lai 139

Biểu đồ 3.29: Cấu trúc tổng quát mô hình MIMIC 142

Biểu đồ 3.30: Mô hình đo lường quy mô NOE 144

Trang 11

Biểu đồ 3.31: Quy mô khu vực NOE của Việt Nam so với các nước trong khu vực châu Á giai đoạn 1995 – 2019 (%/GDP) 150 Biểu đồ 3.32: Thể chế và hệ thống pháp luật ở Việt Nam 151

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Dự báo của IMF về tăng trưởng, thương mại, giá cả 28

Bảng 2.1: Dự kiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 68

Bảng 2.2: Diễn biến lạm phát cơ bản tháng 6 các năm gần đây 69

Bảng 2.3: Tình hình thu chi NSNN 6 tháng đầu năm 2020 42

Bảng 2.4: Tình hình phát hành TPCP đến ngày 15/06/2021 44

Bảng 2.5: Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm 46

Bảng 2.6: Chênh lệch lợi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm và lạm phát của các nước 46

Bảng 2.7: Xu hướng rút ròng của khối ngoại ở các quốc gia Châu Á 58

Bảng 2.8: Một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ ứng phó đại dịch Covid 19 65

Bảng 2.9: Những thông tin về chính sách 87

Bảng 2.10: Kinh tế vĩ mô Việt Nam điều chỉnh theo kịch bản 6 tháng cuối năm 2021 92

Bảng 3.1: Sản lượng khai thác quặng sắt (triệu tấn) 97

Bảng 3.2: Các chính sách tiền tệ ứng phó đại dịch ở một số quốc gia 103

Bảng 3.3: Một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ ứng phó đại dịch Covid 19 104

Bảng 3.4: Mô tả các biến chính 108

Bảng 3.5: Thống kê mô tả và Ma trận tương quan giữa các biến 112

Bảng 3.6: Tác động của chính sách tiền tệ đối với thị trường tài chính 114

Bảng 3.7: Tác động của mức độ nghiêm trọng của đại dịch đến chính sách tiền tệ 115

Bảng 3.8: Tóm tắt các biến trong mô hình 130

Bảng 3.9: Kết quả kiểm định quan hệ đồng tích hợp 131

Bảng 3.10: Kết quả ước lượng mô hình VECM 132

Bảng 3.11: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc D(GDPPC) 134

Bảng 3.12: Kiểm định tương quan chuỗi và phương sai thay đổi 135

Bảng 3.13: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc D(FDI) 135

Bảng 3.14: Kiểm định tương quan chuỗi và phương sai thay đổi 137

Bảng 3.15: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc D(CA) 137

Bảng 3.16: Kiểm định tương quan chuỗi và phương sai thay đổi 138

Bảng 3.17: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 147

Bảng 3.18: Kết quả hồi quy mô hình MIMIC 148

Bảng 3.19: Quy mô khu vực NOE của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 149

Bảng 3.20: Chỉ số tự do kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 152

Trang 13

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt

ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á

ASEAN Association of Southeast Asian

CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

EIA Energy Information

Administration

Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng (Mỹ)

EVFTA European Union – Vietnam

Foreign Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài FTA Foreign Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

Trang 14

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

ICR Interest Coverage Ratio Hệ số khả năng thanh toán lãi

vay IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IPO Initial Public Offering Phát hành lần đầu ra công chúng

OECD Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

OPEC Organization of Petroleum

ROA Return On total Assets Suất sinh lời trên tổng tài sản

hữu

Trang 15

USD United States Dollar Đô la Mỹ

VAMC Vietnam Asset Management

Company

Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

WEO World Economic Outlook Triển vọng Kinh tế Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

WTOI World Trade Outlook Indicator Chỉ số triển vọng thương mại

thế giới

Trang 16

NHNNg Ngân hàng nước ngoài

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước

Trang 17

PHẦN 1: KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN

VIỆT NAM

1.1 DIỄN BIẾN KINH TẾ THẾ GIỚI

1 Tình hình kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2021 cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng khả quan dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do sự xuất hiện những biến chủng

vi rút Corona mới Các tổ chức quốc tế (WB, OECD, IMF) liên tục nâng các mức dự báo về

tăng trưởng kinh tế thế giới, phản ánh kỳ vọng vào việc triển khai vaccine trên toàn cầu và các gói chính sách cứu trợ lớn được các nước đồng loạt thực hiện, đặc biệt ở một số nền kinh

tế lớn như Mỹ và châu Âu Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 5,6% vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất sau suy thoái trong 80 năm OECD

đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 lên 5,8% so với 4,2% đưa ra hồi tháng 12/2020 Dự báo của IMF cho thấy sự lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng dự kiến là 6% vào năm 2021 Thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng ở mức 6,7%, trong khi, con số này ở các nền kinh tế tiên tiến dự kiến khoảng 5,1% Việc triển khai vắc-xin và các chính sách tài khóa lớn kích cầu ở nhiều nền kinh

tế tiên tiến đã và đang thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế toàn cầu Tuy nhiên theo OECD thu nhập toàn cầu sẽ vẫn thấp hơn khoảng 3 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022 so với dự kiến trước khi dịch bệnh xảy ra Con số 3 nghìn tỷ USD này tương đương với quy mô của toàn bộ nền kinh tế Pháp hiện nay

Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu

thực Biểu đồ 1.2: Lạm phát toàn cầu

* Ghi chú: số liệu 2021 – 2022 là số ước tính

Nguồn: IMF, tháng 4/2021

2 Thương mại toàn cầu đang phục hồi mạnh nhờ chiến lược tiêm chủng vắc xin

Covid-19 được đẩy nhanh trên toàn thế giới Theo Báo cáo cập nhật thương mại toàn cầu của Hội

nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), sự phục hồi của thương mại thế giới kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đã đạt mức cao kỷ lục trong quý đầu năm 2021, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 4,9% so với quý 4/2020 Theo đó, giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu được dự báo sẽ đạt 6,6 nghìn tỷ USD vào quý 2/2021

Trang 18

Biểu đồ 1.3 Tăng trưởng của các nền kinh tế

3 Dòng vốn đầu tư trên toàn cầu giảm 35% vào năm 2020 do cuộc khủng hoảng

COVID-19 Theo UNCTAD dòng vốn FDI trên toàn cầu năm 2020 đã giảm xuống còn 1 nghìn tỷ USD

từ mức 1,5 nghìn tỷ USD của năm trước đó Sự cố ngừng hoạt động do đại dịch COVID-19 trên khắp thế giới đã làm chậm lại các dự án đầu tư hiện có và triển vọng suy thoái khiến các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) phải đánh giá lại các dự án mới Đồng thời, theo UNCTAD vốn FDI năm 2020 có sự sụt giảm lớn hơn ở các nền kinh tế phát triển, với mức sụt giảm là 58% so với năm trước đó, một phần do tái cơ cấu doanh nghiệp và sự sụt giảm của các dòng tài chính nội bộ trong các MNE FDI vào các nền kinh tế đang phát triển giảm vừa phải hơn 8%, chủ yếu là do các điểm sáng thu hút FDI ở khu vực châu Á Trong tương lai, dòng vốn FDI toàn cầu dự kiến sẽ chạm đáy vào năm 2021 và phục hồi một số điểm đã mất với mức tăng từ 10% đến 15% Tuy nhiên, với mức tăng này, vốn FDI toàn cầu vẫn thấp hơn từ 20% đến 25% so với mức của năm 2019

Biểu đồ 1.5: Dòng vốn FDI toàn cầu và các nhóm nền kinh tế

$999, -35%

66%

Trang 19

4 Kinh tế Mỹ được dự báo có mức tăng trưởng nhanh nhất trong gần 4 thập niên GDP

quý 1/2021 chính thức của Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng 6,4% qoq, bằng với con số báo cáo cuối tháng 5/2021, cao hơn so với mức tăng trưởng 4,3% trong quý 4/2020 GDP quý 2/2021 được

dự kiến tăng trưởng chậm lại, ở mức 3,4% qoq Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng 5/2021 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 năm trở lại đây Thâm hụt ngân sách của Mỹ ghi nhận mức cao kỷ lục, trong đó thâm hụt ngân sách liên bang tháng 3 của Mỹ là 659,6 tỷ USD, tăng mạnh so với thâm hụt tháng trước (-310,9 tỷ USD) CPI tháng 5 tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo tăng 4,7% và ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2008 Theo FED, các yếu tố thúc đẩy lạm phát tăng chủ yếu do nhu cầu ngày càng tăng về hàng hóa

và dịch vụ khi nền kinh tế tái mở cửa sau đại dịch và sự đứt gãy chuỗi cung ứng FED đánh giá việc lạm phát leo thang chỉ mang tính tạm thời và những áp lực đẩy giá tăng sẽ dần tự hạ nhiệt, sau đó lạm phát dự kiến sẽ về lại ngưỡng mục tiêu dài hạn 2% FED nâng triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2021 từ 6,5% (đưa ra hồi tháng 3/2021) lên 7%, cao hơn so với mức 6,4% theo dự báo của IMF; dự báo tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2021 được giữ nguyên, ở mức 4,5% FED dự báo tỷ lệ lạm phát trong năm nay tăng từ 2,4% lên 3,4%, song

sẽ giảm xuống còn 2,1% vào năm 2022

Biểu đồ 1.6: Tăng trưởng kinh tế Trung

Quốc Biểu đồ 1.7: Tăng trưởng kinh tế Mỹ

Nguồn: National Bureau of statistics of China Nguồn: U.S Bureau of Economic Analysis

Ghi chú: tốc độ tăng trưởng được hiển thi theo năm và được tính theo công thức 𝑔 =[(𝐺𝐷𝑃𝑡

𝐺𝐷𝑃0)𝑚/𝑛− 1] × 100, 𝐺𝐷𝑃𝑡 là GDP tại thời điểm sau, 𝐺𝐷𝑃0 là GDP tại thời điểm trước,

m là tính chu kỳ của dữ liệu (ví dụ: 1 cho dữ liệu hàng năm và 4 cho dữ liệu hàng quý), n là

số khoảng thời gian giữa thời điểm sau và thời điểm trước

5 Kinh tế Trung Quốc tiếp tục cho thấy những dấu hiệu phục hồi nhờ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tăng mạnh Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2021

của Trung Quốc đạt 18,3% yoy, một mức tăng kỷ lục so với mức 6,5% yoy hồi quý 4/2020

200 220 240 260 280

Trang 20

và các quý trước đó Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 27,9% trong tháng 5/2021 so với cùng kỳ năm trước Sự phục hồi của thị trường trong nước khiến nhập khẩu tăng tới 51,1%

so với cùng kỳ năm trước – tốc độ tăng cao nhất kể từ đầu năm 2011 Trái ngược với xu hướng tăng lạm phát tại nhiều quốc gia lớn, lạm phát tại Trung Quốc vẫn ở mức thấp Lạm phát tổng thể tháng 4/2021 giảm 0,3% mom và tăng 0,9% yoy (tháng 3/2021: -0,5% mom; +0,4% yoy), khá sát so với mức dự báo (-0,2% mom; +1% yoy) Lạm phát cơ bản tăng 0,7% mom trong tháng 4 và tăng thấp so cùng kỳ năm trước (+1,1%) Mặc dù số liệu công bố cho thấy nền kinh

tế Trung Quốc đang hồi phục, thậm chí là tăng trưởng mạnh mẽ nhưng con số này cần phải được xem xét một cách thận trọng Quy ước báo cáo tăng trưởng GDP của Trung Quốc dựa trên nền tảng quy chiếu năm (year-on-year, yoy), tức mức tăng trưởng 18,3% của quý 1/2021 vừa báo cáo được dựa trên sự quy chiếu với quý 1/2020, thời điểm Trung Quốc đóng cửa kinh

tế để kiểm soát dịch Trên thực tế, nếu Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP trên nền tảng quy chiếu quý (quarter-on-quarter) như cách làm của Mỹ và Nhật thì mức tăng trưởng quý 1/2021 của Trung Quốc lại giảm 25,34% qoq Tuy nhiên những điểm sáng trong nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu vẫn cho thấy triển vọng hồi phục của nền kinh tế Trung Quốc Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 lên 8,5%, trước đó dự báo của WB đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là 7,9% Còn theo IMF, kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 được dự báo sẽ tăng trưởng 8,4%

6 Kinh tế châu Âu tiếp tục rơi vào suy thoái trong quý 1/2021 do sự chậm chạp triển

khai tiêm chủng vắc xim Covid-19 Kinh tế Eurozone giảm 0,3% qoq và giảm 1,3% yoy

trong quý 1/2021, trong khi kinh tế Liên minh châu Âu (EU) giảm 0,1% qoq và giảm 1,2% yoy Tỷ lệ thất nghiệp giảm liên tiếp từ mức 8,3% (tháng 1) xuống 8,2% (tháng 2), 8,1% (tháng 3) và 8% trong tháng 4 Tuy nhiên, chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 6 đạt mức 3,3 điểm, thể hiện xu hướng cải thiện liên tục trong 6 tháng trở lại đây và là mức niềm tin tiêu dùng cao nhất của khu vực Eurozone kể từ tháng 11/2018 Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự báo CPI khu vực Eurozone đạt 1,9% trong năm 2021 và ở mức 1,5% trong năm 2022; nâng

dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 lên 4,6% (trước đó là 4%), năm 2022 tăng 4,7%

7 Kinh tế Nhật Bản tiếp tục điều chỉnh giảm do những biện pháp ứng phó với Covid-19

kể từ đầu năm 2021 GDP quý 1/2021 của Nhật Bản điều chỉnh ở mức -3,9% so với cùng kỳ

năm trước, cao hơn so với mức -5,1% ước tính lần đầu Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản tính đến cuối tháng 5/2021 ở mức 1.387,5 tỷ USD, cao hơn mức 1.378,5 tỷ USD tại thời điểm cuối tháng 4/2021 Thặng dư cán cân vãng lai của nước này trong tháng 4/2021 ở mức 1.321,8 tỷ Yên, thấp hơn mức 2.650,1 tỷ Yên trong tháng 3/2021 Kinh tế Nhật Bản tiếp tục ở trong tình trạng giảm phát trong tháng 5/2021 Tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản trong tháng 5/2021 ở mức -1%, ghi nhận 8 tháng liên tiếp nền kinh tế Nhật Bản trong tình trạng giảm phát do tác động của COVID-19 Cán cân thương mại của nước này chuyển sang trạng thái thâm hụt 187,1 tỷ JPY trong tháng 5/2021 từ mức thặng dư 856,7 tỷ JPY trong tháng trước Sản lượng công

Trang 21

nghiệp của Nhật Bản tháng 4/2021 tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,8% so với cùng

kỳ năm trước

8 Hầu hết giá cả hàng hóa thế giới đều tăng mạnh trong bối cảnh thị trường ghi nhận triển vọng cải thiện, nhu cầu tiêu dùng gia tăng ở các nền kinh tế phát triển Giá dầu thế

giới tăng mạnh do sự phục hồi kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ dầu thô có nhiều diễn

biến tích cực Dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát và có chiều hướng đi xuống tại Ấn

Độ, quốc gia tiêu thụ dầu thô thứ ba thế giới Các nước khu vực EU đã tiến hành mở cửa trở lại cho hoạt động du lịch, qua đó làm tăng nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là lĩnh vực hàng không Tính đến cuối quý 2/2021, giá dầu WTI giao dịch quanh mức 72,62 USD/thùng

và giá dầu Brent ở mức 74,36 USD/thùng, tăng tương ứng 49,67% và tăng 43,55% so với thời điểm cuối quý 4/2020 Giá vàng tăng sau khi giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2021, chủ yếu do: (i) Gia tăng tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid bùng phát trở lại; (ii) Giới đầu tư tích cực đổ tiền vào các tài sản tài chính an toàn trước rủi ro

do dịch bệnh Covid-19 Tính đến ngày 29/6/2021, giá vàng thế giới giao dịch ở mức 1.775,78 USD/ounce, tăng 4,03% so với cuối tháng 3/2021 và tăng 0,2% so với cùng kỳ 2020

Biểu đồ 1.8: Biến động giá dầu Biểu đồ 1.9: Biến động giá vàng

9 Trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Chính phủ các nước đã đồng loạt thực

hiện các biện pháp kích thích kinh tế Các gói cứu trợ kinh tế với quy mô lớn chưa từng có

được áp dụng trên phạm vi toàn cầu, cùng với đó là các biện pháp hỗ trợ khác như cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch Covid-19 Mỹ đưa ra nhiều gói cứu trợ mới với giá trị lần lượt là 1,9 nghìn

tỷ USD, 878 tỷ USD, 200 tỷ USD và 60 tỷ USD Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua khoản ngân sách bổ sung trị giá 15.000 tỷ Won (13,2 tỷ USD) để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, người thất nghiệp và các đối tượng dễ bị tổn thương khác trong xã hội bị tác động bởi dịch Covid-

19, đồng thời cân nhắc gói hỗ trợ khẩn cấp lần thứ 5 với quy mô hơn 30 tỷ USD nhằm giúp người dân khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19 Chính phủ Italia thông qua gói cứu trợ

Nguồn: US Energy Information Administration

1,400 1,600 1,800 2,000 2,200

Trang 22

kinh tế trị giá 32 tỷ EUR (tương đương khoảng 38 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động nước này bị ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch Covid-19 Anh triển khai gói hỗ trợ 485 triệu GBP (672,4 triệu USD) cho các công ty trong lĩnh vực giao thông công cộng để duy trì mạng lưới giao thông Chính phủ Canada công bố kế hoạch ngân sách năm

2021, trong đó dành 101,4 tỷ đôla Canada (tương đương 80,9 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau tác động đại dịch Covid-19 và thúc đẩy tăng trưởng xanh Thái Lan thông qua gói cứu trợ kinh tế bổ sung trị giá 93 tỷ bath (tương đương 2,9 tỷ USD), phê duyệt các biện pháp kích thích kinh tế trị giá 4,5 tỷ USD, đồng thời vay 500 tỷ Baht (16 tỷ USD) tại thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tài trợ các biện pháp cứu trợ Covid-19 cho người dân

và doanh nghiệp Chính phủ Malaysia sẽ phân bổ 40 tỷ Ringgit (9,66 tỷ USD) để hỗ trợ người dân cũng như giải quyết những tác động trước mắt đến cuộc sống trong thời gian phong tỏa toàn diện Chính phủ Na Uy thông báo kế hoạch chi ngân sách cao kỷ lục 402,6 tỷ kroner (49

tỷ USD) trích từ doanh thu dầu mỏ cho các biện pháp hỗ trợ kinh tế "chưa từng có tiền lệ" nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 NHTW Ấn Độ dự kiến giành 500 tỷ Rupee (6,8 tỷ USD) để hỗ trợ hoạt động y tế và phòng chống Covid-19, tái cơ cấu các khoản vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ

10 Các động thái điều hành chính sách tiền tệ theo định hướng nới lỏng tiếp tục được các ngân hàng trung ương trên thế giới áp dụng chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2021 và

dự kiến kéo dài để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19 Các NHTW tiến hành

nới lỏng CSTT thông qua các biện pháp như hạ lãi suất chính sách, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bơm tiền vào nền kinh tế thông qua chương trình thu mua tài sản tài chính, cấp tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn…Tính từ đầu năm đến cuối tháng 6/2021 có 31 lượt điều chỉnh lãi suất chính sách của NHTW các nước, trong đó có 25 lượt điều chỉnh tăng trong khi chỉ có 6 lượt điều chỉnh giảm) Sau cuộc họp chính sách tháng 6, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách nhưng bất ngờ phát đi thông điệp sẽ tăng lãi suất 2 đợt cho đến cuối năm 2023, sớm hơn một năm so với dự báo hồi tháng 3, trong bối cảnh kinh tế Mỹ hồi phục nhanh chóng Trước bối cảnh đó, các NHTW lớn như ECB, BoE và PBoC vẫn tiếp tục

áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng vì cho rằng giai đoạn lạm phát chỉ là tạm thời Trong khi

đó, một số NHTW ở các nước đang phát triển đã tăng lãi suất cơ bản (Nga, Brazil, Mexico…) Cùng thời điểm, Hàn Quốc công bố kế hoạch thắt chặt tiền tệ để hạn chế khả năng phát sinh bong bóng tài sản, đặc biệt là bất động sản Ngân hàng Trung ương Na Uy cũng công bố dự định sẽ tăng lãi suất vào tháng 9

12 Cung tiền của Mỹ đã thể hiện sự gia tăng dốc đứng trong giai đoạn gần đây Cung

tiền đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn quý 1 đến quý 3 năm 2020 và tiếp tục sự gia tăng này trong những tháng đầu năm 2021 Thị trường rất quan tâm đến việc bao giờ Fed sẽ thắt chặt dần lại các chính sách tiền tệ, mà quan trọng hơn hết là việc điều chỉnh tăng lãi suất khi lạm phát quốc gia này đã tăng lên mức kỷ lục Chính vì vậy, kết quả từ các cuộc họp của Fed là rất quan trọng Tại cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang gần nhất (FOMC) kéo dài 2

Trang 23

ngày từ 15/06 – 16/06 đã cho thấy các tín hiệu tăng lãi suất sớm hơn Biểu đồ “chấm” Dot Plot bên dưới cho thấy có 13 quan chức của Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất trong năm 2023 và

11 quan chức kỳ vọng rằng sẽ có đến 2 lần tăng lãi suất trong năm 2023 với mức tăng mỗi lần

là 0,25% Thậm chí rằng đến 7 vị dự kiến sẽ tăng lãi suất sớm hơn nữa trong năm 2022

Biểu đồ 1.10: Tăng trưởng cung tiền M2 của Mỹ giai đoạn 2015-2021

11 Trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải tiến hành thực hiện chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, nhằm vực dậy nền kinh tế

số một thế giới bước qua giai đoạn khủng hoảng Fed đã bất ngờ hạ lãi suất cơ bản hai lần trong

tháng 3/2020, giảm từ mức 1,5-1,75% xuống còn mức 0-0,25%, tương đương 150 điểm phần trăm Bên cạnh đó, Fed còn thực hiện chương trình mua tài sản với quy mô chưa từng có với giá trị

120 tỷ đô la Mỹ mỗi tháng Theo đó, Fed sẽ mua lại các trái phiếu và chứng khoán có tài sản đảm bảo với khối lượng không giới hạn Điều này đã phản ánh mức độ tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đối với các các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế Mỹ mà cần phải có các gói kích cầu lớn và liên tục để vực dậy

Biểu đồ 1.11: Chỉ số giá tiêu dùng và thâm

Thâm hụt ngân sách 2021F Thâm hụt ngân sách

Chỉ số giá tiêu dùng (YoY)

2016 2017 2018 2019

2020 2020

0 1 2 3 4

2021 2022 2023 Dài

hạn

Nguồn: Fed

Trang 24

12 Nền kinh tế Mỹ thể hiện sức bền vững trong giai đoạn dịch Covid-19 khi hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết được duy trì ổn định Điều đó góp phần lý giải cho

xu hướng tăng trưởng giá bền vững của chứng khoán Mỹ từ sau giai đoạn chiến tranh thương mại đến nay, bất chấp việc xảy ra giai đoạn sụt giảm mạnh khi dịch Covid-19 bùng phát Việc lãi suất được Fed điều chỉnh giảm vào cuối năm 2019 để hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc cho đến những hỗ trợ trong dịch Covid-19 đã giúp mức lãi suất cho vay ở Mỹ chỉ được duy trì ở mức 3,25% trong suốt thời gian qua Điều này

đã góp phần giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn với chi phí rẻ để duy trì các hoạt động đầu tư kinh doanh Mức đầu tư mở rộng và gia tăng hàng tồn kho trung bình mỗi quý vẫn được duy trì 1.000 tỷ USD So với các quốc gia khác trên thế giới, dù là cả các thị trường phát triển và thị trường đang phát triển thì mức đầu tư mới của Mỹ được duy trì tốt hơn rất nhiều Điều này càng cho thấy nền kinh tế có nền tảng tăng trưởng rất bền vững

Biểu đồ 1.13: Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ

14 Các cổ phiếu năng lượng phục hồi mạnh khi giá dầu phục hồi Trong giai đoạn trước

đây khi đại dịch Covid-19 lan rộng, Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã phải thực hiện hết sức nghiêm ngặt các biện pháp hạn chế đi lại và thậm chí là phong tỏa để có thể chặn đứng

đà lây lan của đại dịch Chưa dừng lại ở đó, cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga diễn

ra đã tạo nên áp lực kép rất lớn đối với giá dầu Việc giá dầu suy yếu trong năm 2020 đã tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh các doanh nghiệp dầu khí trong ngành năng lượng của

Mỹ Theo dữ liệu từ Capital IQ, tổng thu nhập ròng các doanh nghiệp ngành năng lượng Mỹ bắt đầu ghi nhận các khoản lỗ đầu tiên vào quý 2/2020 ở mức 133 tỷ đô la Mỹ và thực sự khởi sắc hơn vào quý 1/2021 với thu nhập ròng ở mức 59,89 tỷ đô la Mỹ Kết quả kinh doanh sụt giảm đã khiến cho giá cổ phiếu các doanh nghiệp dầu khí trong ngành năng lượng Mỹ giảm mạnh trong 3 quý đầu tiên của năm 2020 trước khi gia tăng trở lại theo xu hướng phục hồi của giá dầu Quán tính tăng giá tiếp tục kéo dài và tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm 2021 bất chấp việc đầu tư gia tăng mở rộng các doanh nghiệp dầu khí có sự sụt giảm Tuy nhiên,

việc tăng trưởng giá cổ phiếu dầu khí chỉ dựa vào triển vọng giá dầu tăng sẽ không bền vững

1,000 2,000 3,000 4,000 5,000

Trang 25

Biểu đồ 1.14: Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ

15 Ngành tài chính tiêu tại Mỹ dùng tăng trưởng mạnh dư nợ Mỹ được mệnh danh là xã

hội nợ tiêu dùng, vay tiêu dùng trước sau đó mới thanh toán các khoản nợ sau, do đó nhu cầu

đi vay để tiêu dùng của người Mỹ là rất lớn Tính đến quý 1 năm 2021, dư nợ tiêu dùng của

Mỹ đạt 14,64 nghìn tỷ đô la, tăng nhẹ 1% so với quý trước và tăng 2% so với cùng kỳ Sự gia tăng nợ tiêu dùng có thể thấy chủ yếu tập trung ở các khoản vay thế chấp, vay mua xe và các khoản vay sinh viên Xu hướng chi tiêu tiêu dùng thông qua vay nợ của nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, không chỉ bởi vì đó là cấu trúc đặc thù của nền kinh tế mà còn là niềm tin về triển vọng kinh tế sẽ tốt hơn khi tỷ lệ tiêm vắc-xin tăng cao, các hoạt động

kinh doanh được bình thường hóa, niềm tin người tiêu dùng cũng được cải thiện hơn

Biểu đồ 1.15: Tổng dư nợ tín dụng tiêu

1,000 2,000 3,000 4,000 5,000

Trang 26

Biểu đồ 1.17: Tăng trưởng đầu tư theo ngành nghề của Mỹ

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Capital IQ

17 Chính sách tiền tệ của Trung Quốc được sử dụng như một công cụ cầm máu Trong

giai đoạn chiến tranh thương mại với Mỹ thì những đòn áp thuế của Mỹ đã khiến cho các

doanh nghiệp Trung Quốc cắt giảm hoạt động đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến các hoạt động

thương mại và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc Để có thể gia tăng mức thanh khoản của hệ

thống thì NHTW Trung Quốc đã cho tiến hành cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của hệ thống

các ngân hàng thương mại Việc cắt giảm này đã giúp gia tăng lượng cung tiền và tín dụng

cho nền kinh tế để giúp Trung Quốc có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó

khăn Đến khi dịch Covid-19 hoành hành ở Trung Quốc trong giai đoạn đầu năm 2020 thì

NHTW Trung Quốc đã gia tăng mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng để có thể

bơm vốn hỗ trợ nền kinh tế Khác với các nền kinh tế phương Tây thì chính quyền Trung

Quốc không hỗ trợ tài chính trực tiếp cho những người dân mà họ sẽ hỗ trợ thông qua việc

khuyến khích các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh gia tăng hỗ

trợ vốn đối với các đối tượng doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh để có thể khôi

phục sản xuất Tuy nhiên, Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp tăng trưởng tín dụng rất

thận trọng để đảm bảo cân bằng của tăng trưởng và rủi ro tài chính cho nền kinh tế

6/2017

Công nghiệp

-50 0 50 100 150

3/2021 6/2020 9/2019 12/2018 3/2018 6/2017

6/2017

Bất động sản

-50 0 50 100 150

3/2021 6/2020 9/2019 12/2018 3/2018 6/2017

Hàng tiêu dùng thiết yếu

Trang 27

Biểu đồ 1.18: Chính sách tiền tệ của Trung Quốc giai đoạn 2015-2021

Nguồn: Capital IQ

18 So với các doanh nghiệp được niêm yết ở Mỹ thì các doanh nghiệp được niêm yết ở Trung Quốc có hoạt động đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào những động thái thay đổi trong chính sách tiền tệ của NHTW Trung Quốc Sự thay đổi của chính sách tăng trưởng

tín dụng trong những năm qua được ảnh hưởng rất nhiều bởi chính sách cân bằng rủi ro tài chính của Chính phủ sau một thời gian dài gia tăng nợ quá nhanh Kèm với đó là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19 đã khiến Trung Quốc điều chỉnh lại những chiến lược liên quan đến chính sách tiền tệ Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc đã giảm mạnh trong giai đoạn chiến tranh thương mại, đi kèm với đó là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Tuy nhiên, nhờ vào chính sách kích cầu tiền tệ mà hoạt động đầu tư

đã được cải thiện từ quý 4/2018 Tuy nhiên, dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán đã buộc Chính phủ phải mở van tiền tệ một lần nữa để thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Hoạt động đầu tư tăng trưởng mạnh trong suốt năm 2020, trước khi được điều chỉnh giảm bởi sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ để nền kinh tế không quá nóng

Biểu đồ 1.19: Tăng trưởng giá cổ phiếu theo ngành nghề tại thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2021

Công nghệ thông tin

Dịch vụ viễn thông

Bất động sản

Tài chính

Trang 28

19 Tác động của đại dịch Covid-19 khiến các khu vực sản xuất của các quốc gia đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đó các quốc gia phải thực hiện cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đồng bộ để hỗ trợ nhau trong quá trình khôi phục sản xuất cho cả phía cầu và phía cung Hai chính sách vĩ mô quan trọng được thực hiện một cách độc lập nhưng

bổ trợ lẫn nhau nhằm duy trì các tác động phụ của các chính sách Chính phủ, Bộ Tài chính các nước đã hỗ trợ NHTW thông qua nhiều kênh khác nhau trong khi đó các chính sách của NHTW cũng hỗ trợ Chính phủ trong việc huy động vốn từ thị trường trái phiếu Về chính sách tiền tệ thì phần lớn các ngân hàng trung ương (NHTW) các nước đều nhanh chóng đưa ra những chính sách cắt giảm lãi suất mạnh mẽ đồng thời thực hiện hỗ trợ thanh khoản tối đa cho hệ thống ngân hàng Mỗi quốc gia sẽ sử dụng mỗi công cụ tiền tệ khác nhau để tác động vào tổng cung tiền để hỗ trợ nền kinh tế Phần lớn các quốc gia đều trải qua giai đoạn gia tăng mạnh của cung tiền nhằm ngăn chặn đà sụt giảm trong mức tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo sự lưu thông xuyên suốt của hệ thống tài chính để nguồn vốn có thể được bơm đầy đủ đến các hộ gia đình và doanh nghiệp

Biểu đồ 1.20: Tăng trưởng cung tiền M2 của các nước giai đoạn 2018-2021

20 Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết ở các quốc gia vẫn chưa phục hồi lại như trước dịch Tuy nhiên, mức độ phản ứng của thị trường chứng khoán các nước là

khác nhau Ngoại trừ Nhật Bản có hoạt động đầu tư vẫn được duy trì ổn định suốt giai đoạn dịch thì các quốc gia khác khác đều thể hiện sự sụt giảm mạnh trong mức đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết Ngoại trừ Ấn Độ thì thị trường chứng khoán Indonesia, Malaysia và Thái Lan vẫn chưa quay lại mức ban đầu trước khi dịch bệnh xảy ra Thị trường Ấn Độ dù bị thiệt hại nhiều nhất trong giai đoạn dịch Covid-19 tuy nhiên thị trường chứng khoán lại tăng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước dịch

Trang 29

Hình 1 Đầu tư và diễn biến chỉ số chứng khoán của một số quốc gia

mức độ phục hồi khác nhau tùy thuộc vào tốc độ triển khai tiêm chủng vắc xim Covid-19, các gói cứu trợ kinh tế, chính sách hỗ trợ và các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch Với các nền kinh tế phát triển, Mỹ được mong đợi vượt qua mức GDP trước Covid-19 trong năm

2021, trong khi các nền kinh tế khác được kỳ vọng sẽ phục hồi về mức GDP trước Covid-19 trong năm 2022 Tương tự, với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, Trung Quốc đã trở lại mức GDP trước Covid-19 vào năm 2020, trong khi các quốc gia khác được dự báo sẽ không làm được như vậy trước năm 2023

10,000 20,000 30,000 40,000

-500 0 500 1,000

6/2017 3/2018 12/2018 9/2019 6/2020 3/2021

Nhật Bản

Chi đầu tư mở rộng Tăng hàng tồn kho Chỉ số chứng khoán Nhật Bản (Nikkei 225)

Điểm

0 5,000 10,000 15,000 20,000

Thay đổi tồn kho

Chỉ số chứng khoán Đức (Germany DAX)

Điểm

1,200 1,500 1,800 2,100

Thay đổi tồn kho

Chỉ số chứng khoán Malaysia (FTSE Bursa Malaysia KLCI)

Điểm

500 1,000 1,500 2,000 2,500

-200 -100 0 100 200

6/2017 3/2018 12/2018 9/2019 6/2020 3/2021

Thái Lan

Đầu tư mở rộng Thay đổi tồn kho Chỉ số chứng khoán Thái Lan (SET)

Điểm

20,000 30,000 40,000 50,000 60,000

Thay đổi tồn kho

Chỉ số chứng khoán Ấn Độ (S&P BSE Sensex)

Điểm

3,000 4,000 5,000 6,000 7,000

-20 0 20 40 60

6/2017 3/2018 12/2018 9/2019 6/2020 3/2021

Indonesia

Đầu tư mở rộng Thay đổi tồn kho Chỉ số chứng khoán Indonesia (Jakarta Composite)

Điểm

Trang 30

1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐẾN VIỆT NAM 1.2.1 DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021

12 Các tổ chức quốc tế nhận định kinh tế toàn cầu đã có nhiều dấu hiệu hồi phục kể từ quý 1/2021 Việc triển khai tiêm văcxin phòng ngừa Covid-19 trên diện rộng kết hợp với các

gói cứu trợ kinh tế, chính sách hỗ trợ tại một số quốc gia đã đem lại niềm tin về bức tranh kinh tế sáng sủa hơn trong 6 tháng cuối năm Tuy nhiên triển vọng tăng trưởng còn nhiều yếu

tố bất lợi do diễn biến dịch Covid-19 tái bùng phát với các biến thể virus mới, tăng trưởng kinh tế thế giới đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng của 2 nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc Mặc dù sự phục hồi là chưa đồng đều giữa các nền kinh tế tuy nhiên 2 nền kinh tế lớn đã cho thấy tốc độ tăng trưởng khả quan Do đó, IMF dự báo triển vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong năm 2021, tăng 0,4 đpt so với mức dự báo 5,6% trước đó hồi tháng 1/2021 Năm 2021, IMF dự báo tăng trưởng của Mỹ ở mức 6,4%; Châu Âu 4,6%; Nhật Bản 3,3% và Trung Quốc 8,4%

Bảng 1.1: Dự báo của IMF về tăng trưởng, thương mại, giá cả

2017 2018 2019 2020 2021F Tăng trưởng kinh tế (%)

Trang 31

13 Các định chế tài chính toàn cầu không thể phục hồi tốc độ tăng trưởng trong thời gian ngắn Mặc dù kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng đáng kể trong năm 2021 nhưng

nhiều ngân hàng trung ương cũng như các định chế tài chính toàn cầu cho rằng hầu hết các nền kinh tế phát triển sẽ không phục hồi trở lại trước năm 2022 Bên cạnh đó, các thị trường mới nổi và đang phát triển phải mất hơn 2 năm nữa để có thể phục hồi kinh tế trở lại giai đoạn trước khi dịch Covid-19 xảy ra Trong bối cảnh đó, lạm phát năm 2021 được dự báo sẽ gia tăng do nhu cầu tiêu dùng ở một số quốc gia phát triển tăng trở lại nhưng vẫn tiếp tục ở mức thấp do tâm lý thận trọng của các hộ gia đình Lạm phát khu vực Eurozone và Mỹ được dự báo sẽ vượt ngưỡng mục tiêu 2% trong 2 năm tới trong chính sách tăng trưởng cung tiền mạnh

mẽ ở những quốc gia này Theo đánh giá từ IMF, lạm phát khu vực các nền kinh tế mới nổi ở khu vực Châu Á sẽ giảm từ mức 3,1% trong năm 2020 xuống mức 2,3% trong năm 2021 do tiến độ tiềm ngừa Vac-xin vẫn đang chậm Đồng thời với đó thì giá dầu được dự báo sẽ tăng 41,7% cho năm 2021

14 Các tổ chức quốc tế dự báo thương mại toàn cầu tăng trưởng và các dòng vốn đầu

tư lấy lại đà phục hồi trong năm 2021 IMF dự báo thương mại toàn cầu trong năm 2021 sẽ

tăng trưởng 8,4% so với năm 2020, chủ yếu là do sự phục hồi về khối lượng hàng hóa giao dịch cộng với mức nền thấp trong giá trị giao dịch của năm 2020 Thương mại dịch vụ xuyên biên giới (du lịch, vận tải) dự kiến sẽ vẫn giảm cho đến khi đại dịch được kiểm soát hoàn toàn

ở phần lớn các khu vực kinh tế lớn trên thế giới Những hạn chế liên quan đến đại dịch đối với du lịch quốc tế và tâm lý sợ đi du lịch nói chung sẽ ảnh hưởng lâu dài đến thu nhập từ các dịch vụ xuất khẩu Bên cạnh đó, theo UNCTAD thì dòng vốn FDI trên toàn cầu sẽ chạm đáy trong nửa đầu năm 2021 và chỉ có dấu hiệu phục hồi từ 10% đến 15% vào cuối năm 2021 Sự phục hồi tương đối khiêm tốn về vốn FDI toàn cầu dự kiến cho năm 2021 phản ánh sự không chắc chắn kéo dài về khả năng tiếp cận vắc xin, sự xuất hiện của các biến thể vi rút mới và sự chậm trễ trong việc mở cửa trở lại của các ngành kinh tế Việc gia tăng chi tiêu cho cả tài sản

cố định và tài sản vô hình sẽ không trực tiếp dẫn đến sự phục hồi nhanh chóng của FDI ở hầu hết các nền kinh tế

15 Do sự phục hồi là không đồng đều giữa các nền kinh tế nên việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong thời gian tới sẽ linh hoạt tùy vào điều kiện bình thường mới tại mỗi quốc gia Các quốc gia sẽ phải điều chỉnh các phản ứng chính sách cho

phù hợp với các giai đoạn của đại dịch, khả năng phục hồi và cơ cấu của nền kinh tế Một khi việc tiêm chủng trở nên phổ biến và năng lực dự phòng trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe được khôi phục về mức trước Covid-19, các hạn chế có thể bắt đầu được dỡ bỏ Tuy nhiên, trong ngắn hạn, khi đại dịch vẫn tiếp diễn thì các chính sách kinh tế của các Chính phủ sẽ ưu tiên vào việc đưa các nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, ưu tiên chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, cung cấp hỗ trợ tài khóa có mục tiêu tốt và duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng kết hợp với giám sát rủi ro bất ổn tài chính

Trang 32

1.2.2 NHỮNG TÁC ĐỘNG DỰ KIẾN ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021

16 Kinh tế thế giới có sự phục hồi đáng kể nhưng không đồng đều giữa các quốc gia Hầu hết các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam vẫn đang vật lộn với các tác động kéo dài của đại dịch Covid-19 Hoạt động đầu tư cũng bị chững lại khi các tập đoàn

đa quốc gia cân nhắc lại chiến lược đầu tư cũng như các biện pháp phong tỏa do dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng tới việc triển khai các dự án mới Các nước nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất, đồng USD giảm giá tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định thị trường ngoại hối, tạo cơ hội cho Việt Nam giảm lãi suất điều hành, hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam là một trong những quốc gia có mức giảm lãi suất cao nhất trên thế giới

17 Dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam rất khó phục hồi nền kinh tế trở lại mức bình thường trước năm 2023 Các tác

động tiêu cực kéo dài của đại dịch Covid-19 có thể sẽ tạo ra sự suy thoái sâu ảnh hưởng đến năng suất của nền kinh tế Các thị trường mới nổi và đang phát triển được kỳ vọng sẽ chịu ít tác động tiêu cực đến năng suất hơn là các nền kinh tế phát triển Để hạn chế các vết sẹo cho nền kinh tế, việc điều hành chính sách trong thời gian tới cần tiếp tục hỗ trợ các ngành nghề

và người lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Các chính sách hỗ trợ, tích lũy vốn lao động, các biện pháp thúc đẩy đầu tư và các sáng kiến hỗ trợ tái phân bổ lao động (đào tạo lại, thay đổi kỹ năng ) sẽ là chìa khóa giải quyết vấn đề năng suất của nền kinh tế

18 Giá dầu được dự báo tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2021 do sự phục hồi của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Trung Quốc - nền kinh tế khát dầu hàng đầu thế giới Giá

dầu tăng dẫn đến gia tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, đặc biệt là chi phí logistic Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có chi phí logistic cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực ASEAN Do đó, tác động từ tăng chi phí logistics, chi phí đầu vào khác đến tăng giá hàng hóa và lạm phát của Việt Nam là khó tránh khỏi

19 Lạm phát trong nước dự kiến sẽ tăng do tác động của các chính sách hỗ trợ kinh tế tại các quốc gia và sự gia tăng của giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt là các hàng hóa đóng vai trò nguyên liệu đầu vào Là một quốc gia nhập khẩu tương đối lớn nên việc tăng giá cả

hàng hóa thế giới có tác động tương đối nhiêu lên mặt bằng giá cả nói riêng và lạm phát nói chung trong ngắn hạn Bên cạnh đó, việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng để ứng phó với các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 trong hiện tại và tương lai cũng có thể gây ra áp lực lạm phát khi hiệu quả sử dụng vốn thấp Ngoài ra, các cơ hội kinh doanh bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ khiến dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán gây ra các cơn sốt, tăng nóng của thị trường Tuy nhiên, Việt Nam có một số điểm đặc thù khác với các quốc gia trên thế giới để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát Đầu tiên, Việt Nam khó có khả năng bùng nổ tiêu dùng nội địa do dịch bệch Covid-19 đang được kiểm soát Khi dịch bệnh được khoanh vùng và khống chế cục

Trang 33

bộ, khả năng người dân chi tiêu mạnh mẽ như các nước Mỹ, châu Âu là khó xảy ra Bên cạnh

đó, tỷ lệ tiêm vắc xin của Việt Nam so với các nước trên thế giới hiện là khá thấp cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, dẫn đến khả năng mở cửa lại các dịch

vụ du lịch và hàng không với bên ngoài còn bỏ ngỏ

20 Các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ bật tăng mạnh và thuộc

nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực và trên thế giới, trong miền từ 7%: World Bank (T7/2020) dự kiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 ở mức 6,7%; AMRO (T8/2020) dự báo đạt 7%; ADB (T9/2020) dự báo ở mức 6,3%; IMF tiếp tục giữ nguyên mức

6,3-dự báo 6,5% đã được đưa ra hồi tháng 10/2020

Những bài học chống suy thoái kinh tế

Đại dịch covid-19 và suy thoái kinh tế đang hiện hữu Về mặt nguyên nhân, suy thoái kinh tế lần này khá giống với suy thoái kinh tế giai đoạn 1918-1920 theo sau dịch cúm Tây Ban Nha Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng 1918-1920 là do hậu quả của thế chiến I Về mức độ nghiêm trọng, nhiều dự báo chỉ ra suy thoái lần này sẽ tương tự như cách mà Đại khủng hoảng 1929-1930 tàn phá các nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu Dù các nhận định cho đến hiện giờ vẫn chưa nhất quán, các bài học từ những lần chống suy thoái kinh tế trong lịch sử có thể giúp ích cho các nền kinh tế cũng như các nhà điều hành chính sách

Thứ nhất, việc tiến hành dỡ bỏ các hạn chế nhằm kiểm soát dịch bệnh mặc dù

là một việc làm cần thiết để đảm bảo việc nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, tuy nhiên cách thực hiện ở các nước phải cẩn trọng để tránh những làn sóng tự quay lại Trong dịch cúm Tây Ban Nha 1918, Mỹ đã gánh chi ̣u ba làn sóng tuần tự quay trở la ̣i: làn sóng thứ nhất vào đầu năm 1918; làn sóng thứ hai vào tháng 9/1918 gây chết chóc thâ ̣m chí nhiều hơn rất nhiều so với đợt dịch lần mô ̣t; và làn sóng thứ ba kéo dài cho đến năm

1920 Nền kinh tế Mỹ đã chứng kiến diễn biến kinh tế dạng chữ W - một hình thức phục hồi mới vừa bắt đầu la ̣i tiếp theo là sự tái phát tiếp diễn, qua đó là kiểu nền kinh tế lại tiếp tục gánh chịu những hậu quả Với dịch Covid-19 lần này, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore

là những nơi chứng kiến những làn sóng tự quay lại của dịch bệnh Điều đó sẽ có thể ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của các doanh nghiệp khi những triển vọng của nền kinh tế

Thứ hai, Chính phủ không nên thực hiện dừng các gói kích thích kinh tế quá sớm Các giải pháp mở rộng tài khoá và mở rộng tiền tệ mạnh đã giúp kinh tế Mỹ đạt được những bước phục hồi đáng kể sau khủng hoảng 1930 Đến 1936, chính quyền Liên bang bắt đầu giảm chi tiêu và tăng thuế Đồng thời lúc đó, Cu ̣c Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cũng đảo chiều thắt chă ̣t tiền tê ̣ Động thái này đã đẩy nền kinh tế Mỹ quay về tình tra ̣ng suy thoái nghiêm tro ̣ng và kéo dài suốt năm 1938 Các Chính phủ ngày nay, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, luôn có sự cân nhắc rất lớn trong việc sử dụng mở rộng quá lớn chính sách tiền tệ, do lường trước những tác động phụ tạo ra từ lạm phát

Trang 34

PHẦN 2: TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ

KỊCH BẢN NĂM 2021

2.1 TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

2.1.1 KHU VỰC KINH TẾ THỰC

2.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế

21 Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5,64%, cao hơn đáng kể so với mức tăng 1,81% cùng kỳ 2020, nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2017-2019 Tăng trưởng

quý 1 và qúy 2 năm 2021 lần lượt là 4,48% và 6,61%, đều cải thiện so với cùng kỳ năm 2020 Giữa hai qúy, tăng trưởng qúy 2 cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của quý 1 Đây là diễn biến khác biệt so với năm đại dịch thứ nhất Năm 2020, tăng trưởng quý 2 giảm sút nghiêm trọng khi Chính phủ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Ở năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng Tư với những diễn biến phức tạp, khó lường nhưng mức tăng trưởng kinh tế trong quý 2 của Việt Nam vẫn rất đáng ghi nhận, cho thấy những nỗ lực của nền kinh tế trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” của Chính phủ đã đề ra

Biểu đồ 2.1:Tăng trưởng kinh tế 6 tháng

đầu năm giai đoạn 2012-2021

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng kinh tế quý 1 và quý 2 giai đoạn 2015-2021

Nguồn: TCTK (2021)

22 Tăng trưởng được cải thiện ở tất cả các khu vực Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

sản đạt mức tăng trưởng 3,82%, đóng góp 8,17% vào mức tăng trưởng chung Khu vực công nghiệp và xây dựng dẫn đầu về mức tăng trưởng đạt 8,36%, đóng góp 59,05% vào mức tăng

Trang 35

trưởng chung Khu vực dịch vụ chỉ tăng 3,96%, đóng góp 32,78% vào mức tăng trưởng chung

Trang 36

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng sản xuất các ngành 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2021

23 Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2021 đặt mức tăng trưởng cùng kỳ cao thứ hai trong giai đoạn 2012-2021và chỉ thấp hơn mức tăng 3,93% của 6T đầu năm 2018 Nhờ sản lượng lúa đông xuân tăng cao, ngành nông nghiệp tăng 3,69%, chỉ

thấp hơn tốc độ tăng 4,24% của 6 tháng đầu năm 2011 trong giai đoạn 2011-2021, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Ngành lâm nghiệp tăng 3,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm Ngành thủy sản tăng trưởng cao nhất trong nhóm ngành này, ở mức 4,25%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng sản xuất khu vực

nông – lâm – thuỷ sản 6 tháng đầu năm

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm giai đoạn 2014-2021

Trang 37

24 Sản xuất công nghiệp đã dần lấy lại nhịp tăng trưởng Mức tăng trưởng 6 tháng đầu

năm đạt 8,91% so với cùng kỳ 2021, cao hơn đáng kể mức tăng 2,81% của cùng kỳ 2020 và chỉ thấp hơn mức tăng cùng của của năm 2015, 2018 và 2019 Trong các ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về tăng trưởng, đạt 11,42%, đóng góp 2,9 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,16%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,75%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 6,61% do sản lượng khai thác dầu thô giảm 7,3% và khí đốt tự nhiên dạng khí giảm 12,5%) làm giảm 0,25 điểm phần trăm trong mức tăng chung

25 Ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng cao hơn nhưng chưa có sự khởi sắc rõ nét 6

tháng đầu năm 2021, giá trị tăng thêm mà ngành tạo ra là 5,59%, cao hơn nhẹ so với với mức tăng 6T đầu năm 2020 nhưng đều thấp hơn mức cùng kỳ trong giai đoạn từ 2015 Với mức tăng này, ngành xây dựng đóng góp 0,37 điểm phần trăm vào mức tăng chung

Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng công nghiệp

chế biến chế tạo 6 tháng đầu năm

Biểu đồ 2.7: Tăng trưởng ngành xây dựng

6 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2021

Trang 38

27 Từ góc độ chi tiêu GDP, tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2021 đã góp phần vào sự tăng lên của tổng cầu Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu

năm 2021 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,55% (cùng kỳ năm 2020 giảm 1,1%) Sự tăng trở lại của tiêu dùng một mặt phản ánh cho tính ổn định của tiêu dùng nội địa; mặt khác là tin tưởng và lạc quan của người dân đối với việc kiểm soát dịch bệnh

28 Đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.169,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 3% của năm 2020 Tuy nhiên, mức tăng

này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ giai đoạn từ 2015-2019 Điểm sáng của hoạt động này là đầu tư của các khu vực có sự tăng trưởng rất tương đồng nhau, phản ánh kết quả của các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp, cũng như xu thế đón đầu dòng vốn FDI đang chuyển dịch vào Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 được kiểm soát Vốn khu vực Nhà nước đạt 295,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,3% tổng vốn và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; mức tăng này tương đương với mức tăng 7,4% của 6T đầu năm 2020 Khu vực ngoài Nhà nước đạt 660,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,4% tổng vốn và tăng 7,4% Đáng nói nhất là đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng trở lại, đạt 214,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,3% tổng vốn và tăng 6,7% so với cùng kỳ 2020 (6T đầu năm 2020 giảm 3,8%)

Biểu đồ 2.8: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2021

Tổng vốn đầu tư Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nguồn: Tổng cục đầu tư nước ngoài

Trang 39

29 Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng trưởng trở lại phản ánh cho một chu kỳ vốn mới tìm kiếm những điểm đến an toàn trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu Tổng vốn đầu

tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,27

tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước Trong đó có 804 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt gần 9,55 tỷ USD, giảm 43,3% về số dự án và tăng 13,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 460 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4,12 tỷ USD, tăng 10,6%; có 1.855 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 1,60 tỷ USD, giảm 54,3% Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 624 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 772,7 triệu USD và 1.231 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 832,9 triệu USD Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

30 Hoạt động xuất nhập khẩu đã khởi sắc nhưng nhập siêu cũng đã quay trở lại Tổng

kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4% (6T năm 2020 giảm 1,24%); nhập khẩu đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% (6T 2020 giảm 4,46%) Theo đó, thâm hụt thương mại

ở mức 1,47 tỷ USD

Biểu đồ 2.9: Tăng trưởng xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2021

31 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất nhập khẩu Về phía xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,89 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm

25,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 116,74 tỷ USD, tăng 33%, chiếm 74,1% Ở phía nhập khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 55,9 tỷ USD, tăng 30,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103,2 tỷ USD, tăng 39,5% Như vậy, thâm hụt thương mại gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước

-5 0 5 10 15

Trang 40

32 Xuất nhập khẩu các nhóm hàng có tăng trưởng rất khác nhau Ở phía xuất khẩu,

nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đa ̣t 84 tỷ USD, tăng 29,3% so với cùng

kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiê ̣p nhe ̣ và tiểu thủ công nghiê ̣p ước tính đa ̣t 58 tỷ USD, tăng 31,2%; nhóm hàng nông, lâm sản đa ̣t 11,58 tỷ USD, tăng 15,8%; nhóm hàng thủy sản đạt 4,05 tỷ USD, tăng 12,4% Đối với nhập khẩu, nhóm hàng tư liê ̣u sản xuất ước tính đa ̣t 149,32 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết

bi ̣, du ̣ng cu ̣ phu ̣ tùng đa ̣t 72 tỷ USD, tăng 33%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vâ ̣t liê ̣u đa ̣t 77,35 tỷ USD, tăng 40,2% Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đa ̣t 9,78 tỷ USD, tăng 28%

Biểu đồ 2.10: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng tháng năm 2019

33 Như vậy, tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2021 đã có sự khởi sắc mặc dù nền kinh tế vẫn đang trong bối cảnh của đại dịch Ở năm thứ hai của đại dịch, nền kinh tế đã quen

hơn, sẵn sàng hơn trong tâm thế chấp nhận sự tồn tại dịch bệnh và sống chung với nó Khi vacxin được triển khai trên diện rộng, sự lạc quan về việc kiểm soát dịch bệnh tốt hơn đã tiếp tục kích thích các hoạt động kinh tế Từ phía cung, tất cả các khu vực đều chuyển mình tăng trưởng, trong đó, hoạt động sản xuất công nghiệp với mũi nhọn là công nghiệp chế biến chế tạo là nhân tố tăng trưởng chủ đạo Ở phía cầu, cả tiêu dùng và đầu tư đều khởi sắc làm nhân

tố chính thúc đẩy tổng cầu

2.1.1.2 Lạm phát

34 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với cùng

kỳ năm 2020, đây là mức tăng bình quân 6 tháng đầu năm cao thấp nhất trong giai đoạn 2017-2021 Diễn biến của CPI chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong tháng 2 (1,52%)

do nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán tăng cao, sau đó sụt giảm trong tháng tiếp theo, rồi giữ ở mức thấp trong các tháng còn lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Dự báo của IMF về tăng trưởng, thương mại, giá cả - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 1.1 Dự báo của IMF về tăng trưởng, thương mại, giá cả (Trang 30)
Bảng 2.2: Tình hình phát hành TPCP đến ngày 15/06/2021 - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 2.2 Tình hình phát hành TPCP đến ngày 15/06/2021 (Trang 46)
Bảng 2.3: Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 2.3 Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm (Trang 48)
Bảng 2.5: Xu hướng rút ròng của khối ngoại ở các quốc gia Châu Á - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 2.5 Xu hướng rút ròng của khối ngoại ở các quốc gia Châu Á (Trang 60)
Bảng 2.6: Một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ ứng phó đại dịch Covid 19 - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 2.6 Một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ ứng phó đại dịch Covid 19 (Trang 67)
Bảng 2.8: Diễn biến lạm phát cơ bản tháng 6 các năm gần đây - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 2.8 Diễn biến lạm phát cơ bản tháng 6 các năm gần đây (Trang 71)
Bảng 2.9: Những thông tin về chính sách - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 2.9 Những thông tin về chính sách (Trang 89)
Bảng 2.10: Kinh tế vĩ mô Việt Nam điều chỉnh theo kịch bản 6 tháng cuối năm 2021 - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 2.10 Kinh tế vĩ mô Việt Nam điều chỉnh theo kịch bản 6 tháng cuối năm 2021 (Trang 94)
Bảng 3.1: Sản lượng khai thác quặng sắt (triệu tấn) - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.1 Sản lượng khai thác quặng sắt (triệu tấn) (Trang 99)
Bảng 3.2: Các chính sách tiền tệ ứng phó đại dịch ở một số quốc gia - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.2 Các chính sách tiền tệ ứng phó đại dịch ở một số quốc gia (Trang 105)
Bảng 3.3: Một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ ứng phó đại dịch Covid 19 - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.3 Một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ ứng phó đại dịch Covid 19 (Trang 106)
Bảng 3.4: Mô tả các biến chính - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.4 Mô tả các biến chính (Trang 110)
Bảng 3.5: Thống kê mô tả và Ma trận tương quan giữa các biến - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.5 Thống kê mô tả và Ma trận tương quan giữa các biến (Trang 114)
Bảng 3.6: Tác động của chính sách tiền tệ đối với thị trường tài chính - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.6 Tác động của chính sách tiền tệ đối với thị trường tài chính (Trang 116)
Bảng 3.7: Tác động của mức độ nghiêm trọng của đại dịch đến chính sách tiền tệ - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.7 Tác động của mức độ nghiêm trọng của đại dịch đến chính sách tiền tệ (Trang 117)
Bảng 3.8: Tóm tắt các biến trong mô hình - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.8 Tóm tắt các biến trong mô hình (Trang 132)
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định quan hệ đồng tích hợp - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.9 Kết quả kiểm định quan hệ đồng tích hợp (Trang 133)
Bảng 3.11: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc D(GDPPC) - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.11 Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc D(GDPPC) (Trang 136)
Bảng 3.12: Kiểm định tương quan chuỗi và phương sai thay đổi - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.12 Kiểm định tương quan chuỗi và phương sai thay đổi (Trang 137)
Bảng 3.14: Kiểm định tương quan chuỗi và phương sai thay đổi - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.14 Kiểm định tương quan chuỗi và phương sai thay đổi (Trang 139)
Bảng 3.16: Kiểm định tương quan chuỗi và phương sai thay đổi - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.16 Kiểm định tương quan chuỗi và phương sai thay đổi (Trang 140)
Bảng 3.17: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.17 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu (Trang 149)
Bảng 3.18: Kết quả hồi quy mô hình MIMIC - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.18 Kết quả hồi quy mô hình MIMIC (Trang 150)
Bảng 3.19: Quy mô khu vực NOE của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.19 Quy mô khu vực NOE của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 (Trang 151)
Bảng 3.20: Chỉ số tự do kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 - Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 7: Năm 2021 - Xu hướng dòng vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đức Trung, [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.20 Chỉ số tự do kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 (Trang 154)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN