Lãi suất thị trường ở Hoa Kỳ tăng mạnh hơn so với nhiều nền kinh tế khác đã đẩy đồng đô la Mỹ lên mức cao nhất trong hai thập kỷ qua, góp phần tạo ra sự biến động lớn hơn trên thị trường
DIỄN BIẾN KINH TẾ THẾ GIỚI
1 Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang cho thấy xu hướng chậm lại giữa bối cảnh lạm phát gia tăng Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn gây nên những tác động tiêu cực đáng kể đến các điều kiện kinh tế toàn cầu Theo đó, GDP toàn cầu bị đình trệ trong quý 2 năm 2022, với sản lượng giảm mạnh ở cả Ukraine và Nga lẫn Trung Quốc (phản ánh tình trạng duy trì chính sách Zero – Covid ở nước này) và Hoa Kỳ Tăng trưởng toàn cầu tăng trong quý 3 đến từ sự phục hồi ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ tuy vậy vẫn ở mức khiêm tốn Tăng trưởng GDP toàn cầu được dự đoán đạt 3,1% cuối năm 2022, bằng khoảng một nửa tốc độ tăng trưởng năm 2021 tiếp theo sau thời kỳ phục hồi từ đại dịch và ước tính sẽ chậm lại còn 2,2% vào năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng dự kiến trước xung đột Nga và Ukraine Sang năm 2024, tăng trưởng toàn cầu được dự đoán là 2,7% dựa trên các chính sách điều chỉnh ban đầu về giảm lãi suất ở một số quốc gia Triển vọng kinh tế toàn cầu cũng ngày càng trở nên mất cân đối, với việc các nền kinh tế lớn từ các nước thuộc thị trường mới nổi ở châu Á chiếm gần 3/4 tăng trưởng GDP toàn cầu vào năm
2023 Điều này, một mặt cho thấy sự mở rộng một cách ổn định của nền kinh tế ở các nước này, mặt khác cho thấy một sự suy giảm mạnh ở Hoa Kỳ và Châu Âu
Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP (%) toàn cầu và một số quốc gia điển hình
Khu vực Châu Âu Nhật Trung Quốc
2 Áp lực về lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng Ở các nền kinh tế thuộc thị trường mới nổi và tiên tiến, lạm phát giá tiêu dùng toàn phần lần lượt tăng 9,6% và 10,8% trong quý 3 năm 2022 Áp lực lạm phát kéo dài trong năm nay phần lớn đến từ chiến sự bùng nổ ở Ukraine, sự kiện đã đẩy giá cả một số mặt hàng then chốt tăng vọt ngay lập tức, đơn cử như: dầu mỏ, khí đốt và than đá, một loạt kim loại, lúa mì và ngô và một số loại dầu ăn, cũng như phân bón Mặc dù sự tăng đột biến này sau đó đã chững lại ở hầu hết các mặt hàng, một phần do nhu cầu suy yếu của Trung Quốc, giá khí đốt và than đá giao dịch trên thị trường quốc tế vẫn tăng cao
Biểu đồ 2: Gia tăng lạm phát (%) ở một số quốc gia
3 Kỳ vọng lạm phát ngắn hạn tăng lên ở nhiều nền kinh tế Cùng với áp lực lạm phát đã và đang dần trở nên phổ biến hơn, chi phí tăng cao đang ngày một được chuyển dịch vào giá cả các hàng hóa và dịch vụ, đồng thời đã đẩy tỷ suất lợi nhuận tăng lên trong một số lĩnh vực Trong bối cảnh này, không có gì ngạc nhiên khi kỳ vọng lạm phát của các hộ gia đình đã tăng lên trong ngắn hạn, mặc dù về dài hạn kỳ vọng lạm phát nói chung vẫn bám sát mục tiêu của các ngân hàng trung ương
G20 OECD Mỹ Khu vực Châu Âu Nhật
Biểu đồ 3: Lạm phát kỳ vọng tại Hoa Kỳ Biểu đồ 4: Lạm phát kỳ vọng tại Khu vực Châu âu
Biểu đồ 5: Lạm phát kỳ vọng tại Anh Biểu đồ 6: Lạm phát kỳ vọng tại
Nguồn: Federal Reserve Bank of New York; European Central Bank;
Bank of England; Bank of Canada; và OECD
4 Tăng trưởng thương mại giữ vững trong nửa đầu năm 2022, nhưng các chỉ báo gần đây cho thấy một dấu hiệu yếu đi Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi trong nửa đầu năm 2022 nhờ vào nhu cầu mạnh mẽ và một số vấn đề liên quan đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng được khắc phục cũng như việc dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid – 19 ở nhiều quốc gia Điều này đã giúp bù đắp cho nhu cầu nhập khẩu sụt giảm mạnh Trung Quốc trong nửa đầu năm 2022 do chính sách Zero – Covid vẫn được duy trì ở nước này Cùng với đó là sự phục hồi của ngành du lịch đã thúc đẩy
1 năm tới 3 năm tới 5 năm tới
1 năm tới 2 năm tới 5 năm tới
1 năm tới 2 năm tới 5 năm tới xuất khẩu dịch vụ ở hầu hết các khu vực Tính đến quý 3 năm 2022, khối lượng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu năm 2022 cao hơn 7% so với quý 4 năm 2019, mặc dù thương mại dịch vụ chưa phục hồi hoàn toàn Cuộc xung đột ở Ukraine đã phá vỡ mô hình thương mại song phương thông thường, với sự sụt giảm mạnh về thương mại giữa các nền kinh tế tiên tiến và Nga, đồng thời gia tăng thương mại giữa Nga và một số nền kinh tế châu Á “Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen” (The Black Sea grain initiative) cho phép nối lại hoạt động buôn bán ngũ cốc từ cảng Odessa, hệ quả là 10 triệu tấn ngũ cốc đã được phê duyệt xuất cảng kể từ chuyến hàng đầu tiên vào ngày 1 tháng 8 năm 2022 Tuy vậy, các chỉ số thương mại gần đây là không rõ ràng và có những tín hiệu cho thấy tăng trưởng thương mại sẽ chậm lại Các thước đo khảo sát về đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong lĩnh vực sản xuất đã giảm mạnh, đặc biệt là ở Châu Âu Lưu lượng vận tải cảng container tiếp tục tăng cho đến tháng 9, nhưng ước tính ban đầu từ Chỉ số thương mại Kiel cho thấy thương mại hàng hóa toàn cầu có thể đã giảm trong tháng 10
Biểu đồ 7: Tốc độ tăng trưởng khối lượng thương mại toàn cầu
Biểu đồ 8: Mức độ biến động của khối lượng thương mại qua độ lệch chuẩn
Nguồn: S&P Global; CPB Netherlands Bureau for Economic Policy Analysis; Federal Reserve Bank of New York.
5 Nhiều quốc gia đã có những thay đổi đáng kể về điều kiện thương mại trong năm 2022, do những biến động về tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa
Do đó, tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập khả dụng quốc gia thực tế (RGNDI) được dự đoán sẽ rất khác so với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế ở nhiều quốc gia Đơn cử, tăng trưởng tổng thu nhập khả dụng của Na Uy và Ả – rập Xê – út trong năm 2022 được dự đoán sẽ cao hơn 14 điểm phần trăm so với tăng trưởng GDP, phản ánh giá xuất khẩu dầu và khí đốt cao Ngược lại, lợi ích thương mại (thay đổi về điều kiện thương mại) được dự đoán là âm ở hầu hết các nền kinh tế châu Âu khác trong năm 2022
6 Một số chỉ số về hoạt động kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và thương mại quốc tế, đã ổn định sau quý thứ hai đặc biệt suy yếu Điều này đã được hỗ trợ bởi các biện pháp nới lỏng hơn trong việc phòng chống sự lây lan COVID – 19 của Trung Quốc Tuy nhiên, các chỉ số khảo sát cho thấy sự mất đà ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Châu Âu Trong lĩnh vực sản xuất, PMI đơn đặt hàng mới toàn ngành trên toàn cầu đã giảm đều trong vài tháng cho đến tháng 10, với sự suy giảm trên diện rộng giữa các ngành Niềm tin của người tiêu dùng cũng yếu đi một cách đáng chú ý, một phần phản ánh sự suy giảm thu nhập thực tế của hộ gia đình ở hầu hết các nền kinh tế với lạm phát tăng cao Các hộ gia đình có thu nhập thấp và các hộ gia đình ở nông thôn đặc biệt bị ảnh hưởng, nhất là đối với các khoản chi tiêu cho lương thực và năng lượng
Biểu đồ 9: Các chỉ số hoạt động toàn cầu Biểu đồ 10: Chỉ số niềm tin tiêu dùng
Nguồn: CPB Netherlands Bureau for Economic Policy Analysis; S&P Global; Refinitiv; và OECD
Doanh số bán lẻ Sản xuất công nghiệp
OECD Mỹ Khu vực Châu Âu
7 Tăng trưởng chậm lại và lãi suất tăng đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến Giá giảm tương đối lớn ở nhiều nước Trung và Đông Âu, phản ánh triển vọng tăng trưởng yếu đi Làn sóng bùng phát COVID – 19 tái diễn ở Trung Quốc và tăng trưởng chậm lại ở Hàn Quốc đã dẫn đến dòng vốn quốc tế chảy ra ngoài và cũng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Ngược lại, giá cổ phiếu đã tăng ở một số nước xuất khẩu hàng hóa, nơi các hiệp định thương mại tự do mới đã thu hút vốn nước ngoài
8 Lãi suất trái phiếu chính phủ đã tăng ở hầu hết các quốc gia kể từ tháng
5 Tại khu vực đồng Euro, lãi suất trái phiếu chính phủ nhìn chung đã tăng tương đương với Hoa Kỳ, bất chấp việc Hoa Kỳ bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn Việc ECB công bố Công cụ bảo vệ chuyển dịch (Transmission Protection Instrument) vào tháng 7 và việc sử dụng đáng kể tính linh hoạt giữa các quốc gia trong tái đầu tư trái phiếu đã hạn chế sự gia tăng chênh lệch lãi suất trái phiếu trong khu vực Lãi suất tăng ít hơn ở các nền kinh tế thị trường mới nổi và vẫn ổn định ở Nhật Bản, phản ánh chính sách kiểm soát đường cong lãi suất
9 Tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ ngày càng nhanh tại các nền kinh tế lớn và tâm lý lo ngại rủi ro gia tăng đã dẫn đến việc thắt chặt hơn nữa đối với các điều kiện tài chính toàn cầu Lãi suất thị trường ở Hoa Kỳ tăng mạnh hơn so với nhiều nền kinh tế khác đã đẩy đồng đô la Mỹ lên mức cao nhất trong hai thập kỷ qua, góp phần tạo ra sự biến động lớn hơn trên thị trường tiền tệ ở các nền kinh tế thị trường tiên tiến và mới nổi Sự suy giảm nghiêm trọng về thanh khoản trên thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp cũng đã đẩy vấn đề thêm trầm trọng hơn Lãi suất thực tế dài hạn đã tăng ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và khu vực đồng euro, phản ánh sự truyền dẫn nhanh chóng từ lãi suất chính sách tăng cao
Biểu đồ 11: Trái phiếu Chính phủ điều chỉnh lạm phát kỳ hạn 10 năm
Biểu đồ 12: Trái phiếu Chính phủ điều chỉnh lạm phát kỳ hạn 10 năm
10 Gánh nặng trả nợ của khu vực tư nhân gia tăng và tính thanh khoản của thị trường trái phiếu thấp hơn là những rủi ro chính ở các nền kinh tế tiên tiến Đối với các hộ gia đình và công ty, lãi suất tăng nhanh hơn dự kiến sẽ làm tăng các khoản thanh toán nợ và khiến việc tái đầu tư trở nên khó khăn hơn Lãi suất tăng mạnh có thể gây rủi ro về khả năng thanh toán nợ của các hộ gia đình và doanh nghiệp, có khả năng dẫn đến vỡ nợ và phá sản, và điều chỉnh giá BĐS Khi lãi suất tiếp tục tăng, tình hình tài chính của các hộ gia đình có thể rơi vào tình trạng căng thẳng do mức nợ tăng cao Ở nhiều nền kinh tế tiên tiến, việc gia tăng lãi suất chính sách đã được truyền dẫn vào lãi suất thế chấp đồng thời các tiêu chuẩn cho vay cũng bị thắt chặt bởi các ngân hàng
11 Căng thẳng gia tăng đối với các hộ gia đình và công ty, và khả năng vỡ nợ, cũng làm tăng rủi ro tổn thất tiềm tàng đối với các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Điều này có thể khuếch đại tác động của một cú sốc đối với chi phí đi vay cao hơn nếu nó dẫn đến việc thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính và tiêu chuẩn cho vay cũng như tạo thêm áp lực đối với khả năng trả nợ Các bài kiểm tra căng thẳng thường cho thấy rằng các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn được đưa ra kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã giúp cải thiện khả năng phục hồi của ngành ngân hàng trước các cú sốc (Ding & cộng sự, 2022) Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn có thể đối mặt với tổn thất đáng kể nếu xảy ra suy thoái lớn hơn dự kiến, đặc biệt là
Khu vực Châu Âu Anh ở các nền kinh tế thị trường mới nổi, nơi các ngân hàng đặc biệt nhạy cảm với các cú sốc và thường có tỷ lệ vốn thấp hơn so với các nền kinh tế tiên tiến
TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2022
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1 Tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 8%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra là 7%, cao hơn đáng kể so với mức tăng 2,58% năm 2021, và là mức tăng cao nhất kể từ khi gia nhập WTO Đây là năm bình thường mới đầu tiên sau đại dịch Covid – 19 nhờ quá trình bình thường hoá hoạt động kinh tế được triển khai rộng rãi Đã 15 năm kể từ năm 2007, nền kinh tế mới ghi nhận mức tăng trưởng lên số 8 Trong đó, tăng trưởng GDP quý I/2022 và quý II/2022 lần lượt là 5,03% và 7,72%; quý III và quý IV tăng trưởng ở mức cực kỳ ấn tượng là 13,67% và 9%
Biểu đồ 20: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2022 (%)
2 Tuy nhiên, sự lạc quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cần được nhìn nhận một cách đầy đủ hơn để thấy được tình trạng thực của nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng năm 2022 vẫn khá chừng mực so với trước đại dịch, do cầu trong nước chưa thực sự phục hồi Con số tăng trưởng ấn tượng 13,67% ở quý III/ 2022 là do mức tăng trưởng âm 6,02% ở cùng kỳ năm trước, và con số tăng trưởng 8% của cả năm là do mức tăng trưởng thấp của 2 năm đại dịch Theo đó, so với năm 2019, sản lượng của năm 2022 đã tăng 14% và trong 3 năm 2020 – 2022, trung bình mỗi năm nền kinh tế đã tăng trưởng 4,6%, là mức tăng thấp nhất từ trước đến nay, và thấp hơn cả những năm khủng hoảng tài chính châu Á và khủng hoảng tài chính toàn cầu
Biểu đồ 21: Tăng trưởng kinh tế các quý trong năm 2022
Biểu đồ 22: Tăng trưởng kinh tế theo các giai đoạn
3 Trong bức tranh tăng trưởng theo chu kỳ 5 năm của nền kinh tế từ năm 1995, tăng trưởng của giai đoạn từ 2021 cũng là mức tăng trưởng thấp nhất được ghi nhận Nghiêm trọng hơn, mức tăng trưởng trung bình của các giai đoạn 5 năm đang giảm dần và xuống dưới 5,5%/năm Song song đó, tăng trưởng sản lượng tiềm năng cũng theo xu hướng giảm dần Tất cả những điều này cho thấy nền kinh tế cần những động lực mới cho tăng trưởng để khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 7% như giai đoạn trước đó
Biểu đồ 23: Tăng trưởng GDP giai đoạn 1995-2022
*Sản lượng tiềm năng được tính bằng bộ lọc Hodrick Prescott
Tăng trưởng sản lượng thực Tăng trưởng sản lượng tiềm năng
4 Sản xuất ở các khu vực đều ghi nhận sự phục hồi đáng kể với sự dẫn đầu của khu vực dịch vụ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,2%
(2021 tăng trưởng 2,9%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,3% (năm
2021 tăng trưởng 4,05%) Dịch vụ phục hồi trở lại sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch với mức tăng 12,2% (2020 tăng trưởng 2,34%; 2021 tăng trưởng 1,22%)
Biểu đồ 24: Tăng trưởng GDP phân theo ngành kinh tế (%)
5 Khu vực nông – lâm – thuỷ sản đã có mức tăng liên tiếp ở năm thứ 3 bất kể bối cảnh trong và sau đại địch Covid – 19, mặc dù các mức tăng rất chừng mực
Biểu đồ 25: Tăng trưởng khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản
NN-LN-TS CN&XD Dịch vụ GDP
NN-LN-TS Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản
6 Tăng trưởng của khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản không ổn định do đặc thù của sản xuất phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên
Tuy nhiên, từ năm 2011 – năm nhận mức tăng trưởng cao nhất của khu vực sản xuất này (4,34%) thì giữa 3 ngành thì nông nghiệp có sự ổn định nhất về tăng trưởng sản xuất, trong khi ngành thuỷ sản là ngành bất ổn định nhất về tăng trưởng sản xuất Dù vậy, hai ngành vẫn duy trì được xu hướng đi ngang phản ánh các tiềm lực cho tăng trưởng sản xuất vẫn còn Ngành lâm nghiệp đã bắt đầu với xu hướng giảm tăng trưởng sản xuất từ năm 2016 Ảnh hưởng của hai năm đại dịch làm mức tăng trưởng sản xuất của ngành chạm đáy Sự phục hồi trở lại năm 2022 đã điểm sáng rất tích cực cho hoạt động của ngành
Biểu đồ 26: Tăng trưởng ngành công nghiệp theo quý năm 2022
7 Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ nhờ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng Hoạt động sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng 10,3%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng 4,82% ở năm 2021 Trong mức tăng của ngành, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là ngành tăng trưởng mũi nhọn, tăng 11,4% (năm 2021 tăng 7,8%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,5% (năm 2021 tăng 5,24%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,3% (năm 2021 tăng 4,0%) Ngành khai khoáng đảo
Quí I Quí II Quí III Quí IV 2022
Khai khoángCông nghiệp chế biến chế tạoSản xuất và phân phối điệnCung cấp nước; quản lý và xử lý rác tải, nước thảiToàn ngành công nghiệp chiều tăng trưởng trở lại do hưởng lợi biến động mạnh của giá xăng dầu từ xung đột Nga – Ukraina Tăng trưởng của ngành đạt mức dương 4,42% (năm
8 Ngành chế biến – chế tạo vẫn giữ vai trò dẫn dắt tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung Ngay từ đầu năm, sản xuất của ngành đã phục hồi và tăng tốc với các mức tăng trưởng hàng tháng lên 2 con số so với cùng kỳ năm trước Đặc biệt là diễn biến sản xuất của ngành đã về với hình dáng của những năm trước đại dịch như 2018 – 2019, trong đó nổi bật là sự ổn định của sản xuất và sự tập trung cao độ vào những tháng giữa năm và cuối năm
Biểu đồ 27: Tăng trưởng sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo giai đoạn 2018 – 2022
Biểu đồ 28: Tăng trưởng ngành xây dựng hàng quý giai đoạn 2015 – 2022
9 Sau năm 2021 gần như không có tăng trưởng, ngành xây dựng đã ghi nhận lại sự tăng trưởng trong sản xuất Tăng trưởng của ngành trong năm
2022 đạt 7% (năm 2021 chỉ tăng 0,63%) Mặc dù vậy, đây vẫn là năm không lạc quan của ngành xây dựng với trong bối cảnh giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh, dòng tín dụng vào thị trường bất động sản được kiểm soát chặt hơn và nhu cầu nhà ở dân dụng có xu hướng giảm Tăng trưởng của ngành ở quý I, II khá thấp, và cũng là mức thấp nhất từ 2015 Sang quý III mức tăng trưởng lên hai con số ở mức 16,65%, tuy nhiên, đây chỉ là sự phục hồi sản
Quí I Quí II Quí III
Quí IV Cả năm xuất phần nào của ngành trong quý do mức tăng trưởng âm lớn của cùng kỳ năm 2021 khi các biện pháp phòng dịch được triển khai Những thông tin không tốt của ngành trong những tháng cuối năm 2022 đã gây thêm khó khăn cho dòng tiền vào thị trường bất động sản và tiến độ thực hiện các dự án của doanh nghiệp trong ngành, mức tăng trưởng sản xuất đã chững lại
Biểu đồ 29: Đóng góp sản xuất các ngành vào tăng trưởng (%)
10 Khu vực dịch vụ phục hồi mạnh mẽ trở lại với tốc độ tăng trưởng đạt mức 12,2% (năm 2021 chỉ tăng 1,22%) Đây cũng là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2022, trong đó, riêng quý III/2022 ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục lên đến 18,85% Tuy nhiên, như trường hợp của các khu vực khác, do mức tăng trưởng âm của cùng kỳ năm trước, con số kỷ lục này cần được nhìn nhận đầy đủ để thấy được mức tăng của khu vực thực chất không cao đến như vậy mà chỉ là sự phục hồi của sản xuất Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá tăng thêm toàn nền kinh tế như ngành bán buôn, bán lẻ tăng (dự đoán tăng 10,24%); ngành vận tải kho bãi (dự đoán tăng 14,2%); ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ (dự đoán tăng 41,7%); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (dự đoán tăng 9,05%); ngành thông tin và truyền thông (dự đoán tăng 7,65%) Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội sau một năm
CN-XD NN-LN-TS DV Thuê sản phẩm từ trợ cấp là nhân tố tự bình ổn đã trở về mức bình thường, theo đó, dự đoán giảm 2,67%, do dịch Covid – 19 đã được kiểm soát
11 Từ góc độ chi tiêu GDP, tiêu dùng cũng đã phục hồi mạnh mẽ Tính đến tháng 10/2022 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 ước đạt 4.643,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20,2% so với năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5,1%) Theo xu hướng này, đến cuối năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng dự đoán tăng 25% (năm 2021 giảm 3,8% so với năm 2020)
Biểu đồ 30: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội năm 2022
12 Đầu tư toàn xã hội phục hồi, ước đạt tăng 20,5% so với năm trước
Trong đó, vốn khu vực Nhà nước có mức tăng trưởng mạnh nhất tăng 19,6% so với năm trước và chiếm 28,7% tổng vốn Mức tăng này phản ánh cho những chính sách hỗ trợ và nỗ lực giải ngân đầu tư tạo động lực lan toả đối với cộng động doanh nghiệp Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 16,3% và chiếm 15,8% tổng vốn Trong khi đó, đầu tư khu vực ngoài Nhà nước chỉ tăng 10% thấp hơn hai khu vực còn lại nhưng chiếm 55,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Khu vực ngoài Nhà nước 55.50%
Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước Khu vực FDI
Biểu đồ 31: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 – 2022
TIỀN TỆ TÍN DỤNG
24 Căn cứ vào mục tiêu của Quốc hội tại Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xác định mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 như sau: “1 Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát: Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước 2 Nhiệm vụ cụ thể: (i) Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ phù hợp nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra (ii) Điều hành nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ (iii) Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát (iv) Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu (v) Điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Hỗ trợ và tạo điều kiện để các TCTD, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.”
Biểu đồ 36: Tăng giảm tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại các
* Số liệu Tổng phương tiện thanh toán tại báo cáo này chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các TCTD khác trong nước mua
25 Về tổng phương tiện thanh toán, NHNN luôn chú trọng điều tiết hợp lý mức độ tăng (giảm) tổng phương tiện thanh toán, chủ động cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt
Nam từng giai đoạn Tính đến tháng 8/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,68% so với cuối năm 2021 1 (tốc độ tăng 10,66% so với cuối năm 2020) So với 6 tháng đầu năm 2022, lượng tiền trong nền kinh tế đã được điều chỉnh phù hợp (tháng 3: 3,28%; tháng 6: 3,78%) (Biểu đồ 36) Mức tăng trưởng này hợp lý với bối cảnh lạm phát đang ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam Để điều tiết lượng cung tiền, NHNN sử dụng phối hợp đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT điều hành nhằm kỳ vọng lạm phát Việt Nam đạt mức 4% như mục tiêu đề ra, cụ thể như: thường xuyên giao dịch trên thị trường mở với giá trị giao dịch chào bán trung bình phiên cao gấp hơn 5 lần so với
1 Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội quý III và 9 tháng đầu năm
2022, tính đến 20/9/2022, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán đạt 2,49% so với cuối năm
2021 (cùng thời điểm năm 2021 là 4,95%) (TCTK, 2022)
Tổng phương tiện thanh toán (*) - Tiền gửi của các TCKT - Tiền gửi của dân cư giao dịch chào mua, tăng lãi suất điều hành lên 1% (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) đồng thời tăng mức trần lãi suất tiền gửi VND và lãi suất cho vay VND ngắn hạn, kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý bám sát mục tiêu đã đề ra
26 Ngày 10/11/2022, Việt Nam chính thức không còn nằm trong Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ của Hoa Kỳ 2 Đây là dấu hiệu cho thấy
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức (NHNN, 2022h)
27 Về tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, NHNN tiếp tục với điều hành linh hoạt, thận trọng đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, năm 2022, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14% nhằm mục tiêu vừa đảm bảo các ngân hàng có dư địa tái cơ cấu nợ cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn bởi dịch bệnh, vừa tiếp tục cho vay mới ra nền kinh tế Tính đến tháng 9/2022, tăng trưởng tín dụng đang đi đúng hướng như mục tiêu đã đề ra, đạt mức 11,05% so với cuối năm 2021 (tăng trưởng tín dụng tháng 10 đạt mức 11,53% so với cùng kỳ năm 2021 theo công bố World Bank cập nhật tình hình vĩ mô tháng 11/2022) (Biểu đồ 37) (NHNN, 2022d) Đây là mức tăng trưởng tín dụng đạt khá, hỗ trợ tích cực cho vốn tín dụng gắn với tăng trưởng kinh tế, góp phần đạt được các mục tiêu vĩ mô năm 2022 mà Nhà nước đã đề ra (TCTK, 2022) Trong 9 tháng năm 2022, cơ cấu dư nợ tín dụng vẫn ổn định so với cuối năm 2021 ở các lĩnh vực trong đó dư nợ chiếm tỷ trọng thấp nhất 7,7% ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, cao nhất ở lĩnh vực hoạt động dịch vụ khác 39,4%; công nghiệp và xây dựng chiếm 26,7%; hoạt động thương mại, vận tải và viễn thông chiếm 26,3% (Biểu đồ
2 Báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ tháng 11 về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” tiếp tục xem xét khả năng thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại chính dựa trên cơ sở ba tiêu chí về: (i) thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ; (ii) thặng dư cán cân vãng lai; và (iii) can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài
38) Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tính tới tháng 9/2022 là 11.597.310,32 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là 888.367,35 tỷ đồng; công nghiệp và xây dựng là 3.097.070,35 tỷ đồng; hoạt động thương mại, vận tải và viễn thông là 3.047.214,50 tỷ đồng; các hoạt động dịch vụ khác 4.564.657,63 tỷ đồng (NHNN, 2022d)
Biểu đồ 37: Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế tháng 12/2021 – 09/2022
Biểu đồ 38: Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế 9 tháng năm 2022
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng
Hoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn thông Các hoạt động dịch vụ khác
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Hoạt động thương mại, Vận tải và Viễn thông
Các hoạt động dịch vụ khác
28 Về nghiệp vụ thị trường mở, trong 6 tháng cuối năm 2022, hoạt động trên thị trường mở diễn ra khá sôi động, đặc biệt vào tháng 10/2022 Số phiên chào mua trung bình hơn 20 phiên/tháng trong khi số phiên chào bán trung bình hơn 10 phiên/tháng (Biểu đồ 39) Tuy nhiên, doanh số giao dịch trung bình/phiên chào bán cao hơn gấp 5 lần so với doanh số trung bình/phiên chào mua Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng vào những tháng cuối năm, NHNN điều hành đã linh hoạt vận dụng kênh thị trường mở tiến hành điều tiết lượng tiền cung ứng trong lưu thông, góp phần giảm áp lực lạm phát các tháng cuối năm
Biểu đồ 39: Số phiên giao dịch và khối lượng trúng thầu bình quân phiên trên thị trường mở 01/7/2022 – 15/11/2022
29 Về công cụ lãi suất chính sách, kể từ tháng 3/2022, FED đã 6 lần tăng lãi suất nhằm chống chọi với áp lực giá cả cao, nhu cầu tiêu dùng lớn và thị trường lao động bị thắt chặt (Biểu đồ 40) (TTXVN, 2022) Như vậy, với những lần điều chỉnh lãi suất, FED kỳ vọng sẽ giảm lạm phát trong tương lai Trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế quốc tế, NHNN Việt Nam luôn chủ động, linh hoạt ứng phó kịp thời trong điều hành chính sách tiền tệ NHNN thận trọng trong việc điều chỉnh tăng lãi suất điều hành, tính chung cả năm
2022, NHNN đã thực hiện 02 lần điều chỉnh tăng lãi suất chính sách vào giai
Khối lượng trúng thầu chào mua bình quân/phiên (tỷ đồng) Khối lượng trúng thầu chào bán bình quân/phiên (tỷ đồng)
Số phiên chào bán đoạn 6 tháng cuối năm 2022 (Bảng 1) Đồng thời, NHNN cũng điều chỉnh quy định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức (trừ TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân gửi tại các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam (Bảng 2) Điều này cho thấy, việc điều chỉnh tăng lãi suất của NHNN trên cơ sở có xem xét diễn biến quốc tế nhưng thận trọng cân đối phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam Đây là đợt điều chỉnh lãi suất chủ chốt và quy định tăng lãi suất mới nhất kể từ năm 2020 đến nay
Bảng 1: Diễn biến lãi suất điều hành giai đoạn 2019 – 2022
Ngày áp dụng Văn bản quyết định Lãi suất tái chiết khấu
Lãi suất tái cấp vốn 25/10/2022 1809/QĐ-NHNN ngày 24/10/2022 4,5% 6%
16/09/2019 1870/QĐ-NHNN ngày 12/09/2019 4,0% 6% Nguồn: NHNN (2022c)
Bảng 2: Tăng lãi suất trần đối với lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngắn hạn
Mức lãi suất tiền gửi VND tối đa
Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng 0,2% 0,5% 1%
Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng
* Tổ chức và cá nhân 4,0% 5,0% 6%
* Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô 4,5% 5,5% 6,5%
Mức lãi suất cho vay VND ngắn hạn tối đa (%/năm)
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 4,5% 5,5%
Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô 5,5% 6,5%
Biểu đồ 40: Những lần điều chỉnh lãi suất gần đây của FED (%)
30 Về điều hành công cụ tỷ giá, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, áp lực đối với thị trường tiền tệ và ngoại hối trong nước cũng ngày càng cao Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2022, NHNN đã chủ động, linh hoạt đưa ra các giải pháp ứng phó, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối như NHNN (i) tiến hành bán ngoại tệ can thiệp nhằm ổn định thị trường kịp thời và phù hợp, (ii) điều chỉnh tỷ giá trung tâm linh hoạt, tự động (tỷ giá trung tâm giữa USD và VND có biến động không nhiều trong tháng 7,
8, 9 và có sự tăng mạnh trong tháng 10, sang tháng 11, xu hướng tỷ giá đã dần ổn định và giảm nhẹ dần (Biểu đồ 41)), (iii) điều chỉnh biên độ tỷ giá nhằm ổn định tâm lý kỳ vọng của người dân (ngày 17/10/2022, nhằm giảm áp lực hạ giá đồng tiền của Việt Nam, NHNN Việt Nam đã nâng độ linh hoạt của tỷ giá bằng cách nới rộng biên tỷ giá VND/USD từ +/- 3 phần trăm lên +/- 5 phần
2018 2019 2020 2021 2022 trăm (Quyết định 1747/QĐ–NHNN) (World Bank, 2022b) Đây là đợt điều chỉnh biên độ mới nhất kể từ năm 2015 đến nay) Áp lực tỷ giá khá lớn trong
9 tháng đầu năm 2022, giai đoạn cuối năm áp lực đã giảm nhẹ phần nào một phần do việc chuyển tiền về nước của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt vào cao điểm tháng 9, 10/2022 Đến nay, thị trường diễn biến ngày càng tích cực và tâm lý đã ổn định Thành công từ chính sách tỷ giá còn đến từ việc NHNN đã phối hợp nhịp nhàng với công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO) nhằm điều tiết lượng tiền linh hoạt, hợp lý và kịp thời đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp, góp phần kiểm soát lạm phát Các phiên giao dịch trên thị trường mở bao gồm cả phiên chào mua và chào bán với doanh số giao dịch trung bình/phiên chào bán cao hơn gấp 5 lần so với doanh số trung bình/phiên chào mua (Biểu đồ 41)
Biểu đồ 41: Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND
31 Việc FED liên tục điều chỉnh tăng lãi suất đã làm xáo trộn mặt bằng chung tỷ giá toàn cầu Cùng với áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng, các ngân hàng trung ương trên thế giới lần lượt tăng lãi suất nhằm cố gắng giữ ổn định tỷ giá, đảm bảo đồng tiền không bị mất giá quá lớn Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, doanh nghiệp trong nước nhập siêu, doanh nghiệp FDI xuất siêu
KHU VỰC NGÂN SÁCH - NỢ CÔNG
33 Cân đối NSNN trong 10 tháng đầu năm 2022 thặng dư 254,3 nghìn tỷ đồng, và là mức bội thu cao nhất so với 3 năm gần đây (2021: +74,9 nghìn tỷ đồng; 2020: -122,9 nghìn tỷ đồng và 2019: +104,71 nghìn tỷ đồng) Nguyên nhân do sự gia tăng mạnh từ tất cả các nguồn thu, đặc biệt là thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu, trong khi đó chi ngân sách chỉ tăng nhẹ trong kỳ
Bảng 4: Tình hình thu chi NSNN 10 tháng đầu năm 2022 (Đvt: nghìn tỷ đồng)
1 Chi đầu tư phát triển 526,1 297,8 56,6% 16,8%
Tỷ lệ bội chi so với GDP 4%
Tổng mức vay của NSNN 572,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính
34 Tổng thu ngân sách Nhà nước lũy kế 10 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 103,7% so với dự toán Cụ thể tổng thu Ngân sách nhà nước tính đến ngày 29/10/2022 đạt 1.464,3 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021 Các cấu phần trong tổng thu ngân sách đều có tỷ lệ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt thu từ dầu thô và thu từ xuất nhập khẩu đã vượt so với kế hoạch Thu ngân sách nhà nước thặng dư nhờ các khoản thu thuế tăng cao, từ thu nội địa các hoạt động kinh doanh bất động sản và xuất khẩu hàng hóa, tạo dự địa để điều hành chính sách tài khóa Có thể thấy nguồn thu đã tăng mạnh trong khoảng thời gian từ cuối năm
2021 đến hết quý 3 năm 2022 khi các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả GDP Quý III/2022 đã có mức tăng trưởng rất cao, lên đến 8,83%, đây là mức tăng cao nhất so trong 5 năm trở lại đây (2018: +7,08%, 2019: +7,02%, 2020: +2,91%, 2021: + 2,58%) Bên cạnh đó, CPI tăng nhẹ trong 9 tháng đầu năm 2022 cũng là yếu tố góp phần khiến cho thu ngân sách sớm đạt mức dự toán Tuy nhiên, chất lượng thu ngân sách chưa thực sự bền vững do cấu phần vượt thu chủ yếu tập trung vào dầu thô và thu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trong khi thu từ các lĩnh vực khác rất chậm Thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ba năm đều không đạt dự toán
Biểu đồ 42: Thu ngân sách tính đến 31/10
Biểu đồ 43: Chi ngân sách tính đến 31/10 (% theo dự toán)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính
Thu nội địa Thu từ dầu thô Thu từ XNK
Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên
35 Thu nội địa trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt 1.157,7 nghìn tỷ đồng, bằng 98,4% dự toán năm và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2021 Kết quả trên đạt được là do nền kinh tế đã có sự phục hồi và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi có tác động tích cực đến nguồn thu nội địa, và ước tính đến cuối năm 2022, thu nội địa có khả năng cao sẽ vượt kế hoạch
36 Thu từ dầu thô trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt 65,5 nghìn tỷ đồng, bằng 118,6% dự toán năm và tăng 95% so với cùng kỳ năm 2021 Như vậy, thu từ dầu thô đã vượt so với dự toán năm 2022 xuất phát từ nguyên nhân giá dầu tăng cao so với giá dự toán Tính đến ngày 30/10/2022, giá dầu WTI và giá dầu Brent đã chạm ngưỡng 83,57 USD và 84,38 USD/thùng
37 Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 236,1 nghìn tỷ đồng, bằng 118,6% dự toán và tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân là do sự phục hồi sau dịch COVID – 19 dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ từ hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể trong 10 tháng đầu năm 2022 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,9%; nhập khẩu tăng 12,2% Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 89,1% Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 93,7%
38 Tổng chi NSNN tính đến cuối tháng 10/2022 đạt 1.210 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán năm, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 841,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 69,53% tổng chi NSNN), bằng 75,7% dự toán năm, tăng 5,4% so với cùng kỳ; chi đầu tư phát triển đạt 297,8 nghìn tỷ đồng, bằng 56,6% dự toán năm, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2021; chi trả nợ lãi đạt 78,3 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán năm Các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ, nhằm đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí cho công cuộc khôi phục sau dịch bệnh, thiên tai cũng như đủ ngân sách cho các khoản lương hưu, trợ cấp xã hội từ NSNN
39 Chi đầu tư phát triển tuy giá trị giải ngân có tăng so với cùng kỳ năm
2021 nhưng tiến độ vẫn còn chậm Tỷ lệ giải ngân chỉ mới đạt 51,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 là 55,8%), trong đó giải ngân vốn nước ngoài chỉ đạt 20,14% kế hoạch Có thể thấy tỷ lệ giải ngân không cao mặc dù số tiền giải ngân tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021 Nguyên nhân là do tổng số vốn đầu tư công được Thủ tướng giao thêm 38 nghìn tỷ đồng vào 12/10/2022 nhưng chưa giải ngân được và nhiều dự án đầu tư công chậm tiến độ do giá nhiên liệu tăng, nguồn nhân lực chuyên gia bị gián đoạn và còn nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng Tỷ lệ giải ngân thấp là vấn đề của Việt Nam trong ba năm gần đây, và sẽ gây khó khăn cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo
40 Tỷ lệ nợ công/GDP đang được kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng giảm dần Cụ thể, tỷ lệ nợ công của Việt Nam vào năm 2017 là 61,4% GDP thì đến cuối năm 2022 được dự tính đạt ở mức 43–44%
41 Với định hướng tăng bội chi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch Covid 19 nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, Chính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa theo hướng mở rộng một cách thận trọng, linh hoạt tùy theo diễn biến thực tế của nền kinh tế Cụ thể Chính phủ đã triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ–CP và Nghị quyết số 43/2022/QH15 với trọng tâm miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí; tăng chi đầu tư phát triển; hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
Bảng 5: Cơ cấu, quy mô Chương trình phục hồi kinh tế 2022 – 2023 theo Nghị Quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ–CP (30/1/2022)
Chính sách Nghìn tỷ Cơ cấu %GDP 2021
Miễn, giảm thuế, tiền thuế đất, phí, lệ phí 63,8 18,4 0,76
Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất 6,0 1,73 0,07
Tăng chi đầu tư phát triển 127,85 36,87 1,52
Hỗ trợ 2% lãi suất cho danh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 40 11,53 048
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
42 Ngân sách nhà nước bội thu tạo dư địa cho chính sách tài khóa Sự linh hoạt trong các chính sách hỗ trợ đã đem lại các kết quả tích cực cho các ngành sản xuất và tiêu dùng Sản xuất công nghiệp phục hồi, trong 9 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đã tăng 9,6% Tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng trưởng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021 Ngành hàng không đã phục hồi sau giai đoạn khó khăn nhờ việc giảm thuế bảo vệ môi trường Tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn giảm, gia hạn là 157,9 nghìn tỷ đồng Trong đó số tiền gia hạn khoảng 97,9 nghìn tỷ đồng, bằng 72,5% số dự kiến gia hạn (135 nghìn tỷ đồng) và số tiền miễn, giảm thuế khoảng 60 nghìn tỷ đồng, bằng 63,1% tổng số dự kiến miễn giảm (95 nghìn tỷ đồng) Ngân sách trung ương đã chi 4,6 nghìn tỷ đồng để phòng chống dịch, hỗ trợ người dân khó khăn do dịch bệnh Covid – 19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản Đến hết tháng
09/2022, đã thông báo bổ sung kinh phí cho 22 địa phương với tổng kinh phí là 4.149 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Nghị quyết 43 (tương đương 62,7% quy mô gói hỗ trợ)
Bảng 6: Tình hình thực hiện của các chính sách hỗ trợ
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
43 Trên thị trường sơ cấp, trong 10 tháng đầu năm 2022, Kho bạc Nhà nước đã tổ chức tổng cộng 144 phiên đấu thầu TPCP với tổng giá trị đạt 156,372 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 39% so với kế hoạch năm 2022 (400 nghìn tỷ đồng) Kỳ phát hành chủ yếu là kỳ hạn 10 năm và 15 năm, kỳ hạn phát hành bình quân là 13,24 năm Cụ thể, tính từ đầu năm tới nay, tổng giá trị phát hành của kỳ hạn 10, 15, 20 và 30 năm lần lượt là 83,21 nghìn tỷ đồng (đạt 59% kế hoạch năm), 62,27 nghìn tỷ đồng (đạt 42% kế hoạch năm), 2,26 nghìn tỷ đồng (đạt 8% kế hoạch năm), 8,62 nghìn tỷ đồng (đạt 25% kế hoạch năm)
STT Chính sách hỗ trợ Ước thực hiện đến tháng 07/2022
1 Giảm 2% thuế suất thuế GTGT từ ngày 1/2/2022 đến 31/12/2022 Đã giảm 21.810 tỷ đồng (đạt 45% kế hoạch)
2 Gia hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất Đã gia hạn 43.058 nghìn tỷ đồng (đạt 32% kế hoạch)
3 Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô theo
Nghị định số 103/2021/NĐ–CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ Ước tính đã thực hiện khoảng 6.555 tỷ đồng
4 Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12/2022 theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 Đã thực hiện khoảng 737 tỷ đồng
5 Giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng theo Nghị định số 101/2021/NĐ–CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ Đã thực hiện khoảng 925 tỷ đồng
6 Giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Thông tư số 120/2021/TT–BTC ngày 24/12/2021, có hiệu lực trong 6 tháng đầu năm 2022 Ước tính đã thực hiện khoảng 900 tỷ đồng
7 Giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022, áp dụng từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12/2022 Ước tính đã thực hiện khoảng 8.909 tỷ đồng
Bảng 7: Tình hình phát hành TPCP đến ngày 09/11/2022 (ĐVT: nghìn tỷ đồng)
Kỳ hạn Kế hoạch năm
Khối lượng trúng thầu trong năm 2022 % hoàn thành kế hoạch năm 2022
Nguồn: Kho bạc Nhà nước
Biểu đồ 44: Tỷ trọng TPCP phát hành năm 2022
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
48 Sự phát triển của thị trường cổ phiếu trong 7 năm qua, giai đoạn 2015
– 2022 cho thấy sự gia tăng mạnh về số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường Tổng số lượng nhà đầu tư tăng khoảng 185%, từ 1,5 triệu tài khoản tại cuối năm 2015 tăng lên là 6,6 triệu tài khoản tại thời điểm 9 tháng đầu năm 2022
Số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ giữa 2021 đến giữa 2022 khi số lượng nhà đầu tư cuối năm 2022 đã tăng gần gấp 2,5 lần so với thời điểm đầu năm 2021 và chiếm hơn 99% tổng số tài khoản đầu tư Các bộ phận nhà đầu tư khác bao gồm nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và nhà đầu tư tổ chức chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng số các nhà đầu tư tham gia TTCK, cho thấy sự chênh lệch khá lớn trong cơ cấu nhà đầu tư
Biểu đồ 50: Số lượng tài khoản nhà đầu tư tham gia TTCK giai đoạn 2015 – 2022
Nguồn: ssc.gov.vn Dữ liệu cập nhật đến 30/9/2022
49 Các nhà đầu tư cá nhân mới chưa có nhiều kinh nghiệm bắt đầu tham gia vào thị trường, tạo ra một xu hướng và tâm lý đám đông, mua đi bán lại, hưởng chênh lệch giá, dòng vốn thực sự cũng không đi vào doanh nghiệp, vô hình chung đẩy định giá lên rất cao khi VN – Index chạm mức
NĐT tổ chức trong nước NĐT cá nhân nước ngoàiNĐT tổ chức nước ngoài NĐT cá nhân trong nước
1530, cao nhất từ trước đến nay Như vậy, dòng tiền chính là yếu tố chính góp phần làm gia tăng mức chỉ số, trong khi đó yếu tố cơ bản của doanh nghiệp chỉ đóng vai trò thứ yếu cả trong xu hướng tăng và giảm Ngoài ra, thực trạng đầu tư theo phong trào cũng dẫn đến hiện tượng nhiều nhóm lợi dụng các diễn đàn, mạng xã hội để tung tin đồn, phát tán tài liệu giả mạo, thông tin không đúng sự thật nhằm mục đích lôi kéo, xúi giục nhà đầu tư đổ tiền, vay vốn để mua bán chứng khoán Điều này về lâu dài sẽ bóp méo tính minh bạch, rõ ràng về thông tin trên TTCK và dẫn đến các nguy cơ về thao túng giá
50 Theo cơ cấu, vốn hóa thị trường cổ phiếu vẫn chiếm phần lớn tổng vốn hóa trên GDP, 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 70%, giảm 23,6% so với cuối năm 2021 Sự sụt giảm này đến từ những áp lực tăng lãi suất trên các thị trường quốc tế, những sự kiện tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam cùng với nền kinh tế tăng trưởng chậm so với 2 quý trước đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn
51 Xu hướng giảm giá của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm
2022 so với các nước, thị trường chứng khoán Việt Nam với chỉ số VN –
Index tính đến ngày 11/11 giảm hơn 37% so với đầu năm, qua đó biến Việt Nam trở thành một trong những thị trường chứng khoán có mức tăng trưởng kém nhất thế giới trong năm qua Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trước những diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và những bất ổn vĩ mô từ thị trường bất động sản trong nước
52 Các yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn được duy trì tốt trong bức tranh vĩ mô 9 tháng đầu năm khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt dự báo Tuy nhiên, thị trường trong nước đang phản ứng thái quá trước những diễn biến bên ngoài như (1) lạm phát tại Mỹ giảm chậm hơn so với dự kiến, (2) Fed tăng lãi suất chính sách nhanh hơn dự kiến và (3) đồng đô la Mỹ tiếp tục mạnh lên, gây thêm áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam, lãi suất và dòng vốn đầu tư nước ngoài Rõ ràng đặc thù thị trường chứng khoán Việt
Nam vẫn đang nhạy cảm rất nhiều đối với các diễn biến quốc tế liên quan đến lãi suất và áp lực lên tỷ giá
Biểu đồ 51: Diễn biến thị trường chứng khoán quốc tế 11T2022
Biểu đồ 52: Diễn các đồng tiền so với USD từ tháng 1/2021
Nguồn: Capital IQ Dữ liệu cập nhật đến ngày 11/11/2022
53 Khi thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu định giá được hết các yếu tố bất trắc nhất trên thế giới như tốc độ tăng lãi suất của FED sẽ chậm lại, chính sách chống dịch Zero – Covid của Trung Quốc có khả năng được nới lỏng thì mức đáy đã được thiết lập và cho tín hiệu hồi phục ngắn hạn Diễn biến này bắt đầu hình thành từ nửa đầu tháng 10 và kéo dài trong vòng hơn 1 tháng Các chỉ số chứng khoán chính như S&P 500 của Mỹ, Shanghai Composite của Trung Quốc hay chỉ số chứng khoán SET của Thái Lan đều cho tín hiệu tạo đáy và hồi phục từ nửa đầu tháng 10 Trái lại, thị trường chứng khoán Việt Nam lại gặp phải các trục trặc trong nền kinh tế liên quan đến lĩnh vực bất động sản trong việc phát hành các trái phiếu doanh nghiệp, nổi bật nhất là sự kiện liên quan đến Công ty Vạn Thịnh Phát Chính các sự kiện trong nước đã khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh, dù cho các căng thẳng quốc tề dần đà được nới lỏng
54 Thanh khoản thị trường quay lại mức trung bình sau giai đoạn tăng trưởng đột biến Thanh khoản chính là yếu tố chính tạo ra những đợt sóng
Thái Lan Mỹ Đức Việt Nam
VND/USD JPY/USD CNY/USD
IDR/USD EUR/USD tăng trưởng thị trường trong năm ngoái cũng như những đợt giảm giá mạnh trong năm nay Biểu đồ bên dưới thể hiện mức thanh khoản đã tăng trưởng và giảm mạnh như thế nào trong vòng hai năm qua Mức thanh khoản thời điểm đỉnh đã cao gần 5 lần so với giai đoạn trước dịch, qua đó không những tạo một sức ép lớn lên hạ tầng giao dịch của các sàn chứng khoán mà còn khiến thị trường giai đoạn đó bị chi phối hoàn toàn bởi xu hướng dòng tiền Trong bối cảnh, các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước bán ra khi thị trường tăng quá mạnh thì dòng tiền vào từ các nhà đầu tư là lực đẩy cho thị trường tiếp tục vượt qua các cột mốc Mức thanh khoản hiện nay thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn thanh khoản đạt đỉnh vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022 Việc gia tăng số lượng nhà đầu tư cá nhân với số lượng lớn đã khiến một dòng tiền
“nóng” với quy mô lớn đang chảy vào thị trường để tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn
Biểu đồ 53: Thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022
Nguồn: FiinPro Dữ liệu cập nhật đến ngày 11/11/2022
55 Mức thanh khoản đột biến so với quy mô vốn hóa của Việt Nam so với các thị trường chứng khoán khác cho thấy sự tăng trưởng thiếu bền vững của thị trường Biểu đồ bên dưới thể hiện mối quan hệ giữa thanh khoản và giá trị vốn của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường chứng
02/2020 02/2020 10/2020 03/2021 10/2021 12/2021 01/2022 10/2022 khoán khác Với quy mô là một thị trường chứng khoán phát triển nhất thế giới như thị trường Mỹ thì mức chỉ số này chỉ vào khoảng 0,2% Nghĩa là với giá trị vốn hóa là 40.000 tỷ USD thì mức thanh khoản giao dịch hàng ngày ở thị trường này vào khoảng 80 tỷ USD Trong khi đó, chỉ số này ở thị trường chứng khoán Trung Quốc là cao hơn gấp đôi với mức 0,4%, thể hiện mức giao dịch năng động bởi tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân ở Trung Quốc là lớn hơn nhiều so với ở Mỹ, vốn phần nhiều là các nhà đầu tư tổ chức Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn trước dịch đều ổn định ở mức xấp xỉ 0,12–
0,2% Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng rất nhanh trong giai đoạn dịch, thậm chí giai đoạn đỉnh điểm còn cao hơn cả thị trường chứng khoán Trung Quốc Chính vì tăng trưởng không bền vững nên những cú sốc từ thị trường quốc tế và trong nước đã khiến thị trường điều chỉnh mạnh và khiến một lượng tiền lớn rút khỏi thị trường, giúp chỉ số này dần quay về mức cân bằng trong dài hạn
Biểu đồ 54: Giá trị giao dịch trung bình ngày trên vốn hóa thị trường giai đoạn 2015 – Q3/2022
Nguồn: FiinPro Dữ liệu cập nhật đến ngày 11/11/2022
Hộp phân tích 1: Nhà đầu tư cá nhân khiến sự biến động của thị trường chứng khoán gia tăng
Các số liệu thống kê cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam thực tế đã biến động hơn rất nhiều từ giai đoạn 2018 trở lại đây khi số phiên biến động trên +/2% cao nhất từ giai đoạn 2010 Ngoại trừ năm 2019 thị trường chứng khoán rơi vào giai đoạn đi ngang dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung thì gần như số phiên biến động mạnh đều xấp xỉ 38–40 phiên trên tổng số khoảng 250 phiên trong năm, tương đương với khoảng 15–16% tổng số phiên, tức là trung bình 6 phiên sẽ có phiên biến động mạnh Thị trường chứng khoán năm 2017 cũng tăng trưởng mạnh với VN – Index tăng gần 50% tuy nhiên mức độ biến động lớn trong các phiên trong năm của thị trường là rất thấp Điều này trái ngược hoàn toàn so với giai đoạn 2020 – 2022 khi thị trường tăng trưởng đột biến nhưng thực tế số phiên biến động lớn hơn rất nhiều, trong đó phiên giảm mạnh nhiều hơn phiên tăng mạnh Sự tham gia mạnh của những nhà đầu tư cá nhân chưa nhiều kinh nghiệm đã khiến thị trường biến động nhiều hơn theo hai cực
Biểu đồ 55: Số phiên biến động lớn của thị trường
Dữ liệu cập nhật đến ngày 05/10/2022
Thị trường giai đoạn vừa qua cũng cho thấy tầm quan trọng của các cố vấn đầu tư chuyên nghiệp Những cố vấn đầu tư sẽ giúp gia tăng sự hiểu biết, nhận thức thị trường của nhà đầu tư và định hướng hoạt động đầu tư theo hướng dài hạn hơn Việc đào tạo và định hướng cho nhà đầu tư dài hạn trở thành một yếu tố cấp thiết trong giai đoạn sắp tới để thị trường có thể phát triển bền vững
56 Mức P/E của thị trường chưa hẳn đã thấp Mức P/E của thị trường chứng khoán đã giảm về mức thấp nhất trong gần 10 năm qua khi mức P/E chỉ còn xấp xỉ 10 lần So với mức P/E trung bình của các nước trong khu vực thì mức P/E hiện tại của VN – Index đang được giao dịch với mức chiết khấu từ
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
72 Mối quan hệ giữa các giai đoạn sốt đất và chu kỳ tăng giá của bất động sản Biểu đồ bên dưới trình bày mối quan hệ giữa VN – Index và các giai đoạn sốt giá trên thị trường bất động sản trong 20 năm qua Các quan sát cho thấy chỉ số VN – Index thường giảm trong đoạn cuối của giai đoạn tăng giá đất Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa thị trường bất động sản và kênh đầu tư thay thế như cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Dựa trên quy mô vốn hóa lớn của các doanh nghiệp bất động sản trên thị trường chứng khoán thì những bất ổn trong triển vọng của nhóm ngành nghề này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng chung của thị trường chứng khoán
73 Một lý giải khác đó chính là mối quan hệ chặt chẽ giữa thị trường cổ phiếu và hoạt động kinh doanh bất động sản của những doanh nghiệp niêm yết trên sàn Khi thị trường bất động sản đạt đỉnh hoặc không thể tiêu thụ tốt được nữa thì các kết quả kinh doanh kém hoặc mức thanh khoản kém của các doanh nghiệp niêm yết sẽ được phản ảnh vào trong mức giá cổ phiếu Kết quả kinh doanh kém của các doanh nghiêp bất động sản cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại Do các cổ phiếu ngân hàng và cổ phiếu bất động sản luôn chiếm một tỷ trọng vượt trội trong chỉ số VN – Index, do đó sự sụt giảm trong mức giá cổ phiếu của những nhóm ngành này sẽ có thể dẫn đến sự sụt giảm chung của chỉ số VN – Index trong cả ngắn hạn và dài hạn Chính những bất ổn trên thị trường bất động sản đã đang kích hoạt các rủi ro của hệ thống tài chính, từ đó ảnh hưởng đến cả hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu Những biện pháp làm trong sạch thị trường của Chính phủ trong thời gian qua là những bước đi đúng đắn để có thể giúp thị trường phát triển lành mạnh Tuy nhiên, thị trường sẽ cần các giải pháp hỗ trợ để những đơn vị kinh doanh nghiêm túc và bài bản không bị ảnh hưởng quá tiêu cực từ những diễn biến xấu của thị trường
74 Sau gần hơn 2 năm tăng trưởng được xem là “nóng”, thị trường BĐS Việt Nam dường như một lần nữa đứng trước nguy cơ “xì hơi bong bóng” xuất phát từ việc thanh khoản kém đi, tắc nghẽn dòng vốn đầu tư, gia tăng chi phí vốn vay, và đặc biệt là niềm tin vào thị trường Những vấn đề này có lẽ khá quen thuộc với nhà đầu tư khi quy chiếu về thời điểm của những năm đầu thập niên 2010, khi bong bóng BĐS đổ vỡ theo sau sự gia tăng của lãi suất ngân hàng và dĩ nhiên là những khoản nợ xấu xuất hiện trên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng thương mại trong nước Thông qua nội dung này, nhóm tác giả nhằm phân tích và đánh giá các loại hình BĐS tại Việt Nam hiện nay để từ đó có thể cung cấp một bức tranh tổng thể nhất có thể và nêu bật một số định hướng cần thiết đối với thị trường BĐS trong thời gian tới
75 BĐS nhà ở: khi nguồn cung xa rời nhu cầu thực tế Số liệu mới nhất của Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy trong khi 9 tháng đầu năm
2022, tổng nguồn cung sản phẩm đạt khoảng 41.886 – tương đương hơn 77% năm 2021 – nhưng tỷ lệ hấp thụ chỉ vào khoảng 43%, cụ thể tỷ lệ này trong riêng quý 3/2022 chỉ đạt hơn 33% giảm mạnh so với quý trước đó Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên, tuy nhiên dường như có một sự đồng thuận giữa các chuyên gia trong ngành về việc cung xa rời cầu Thực tế cho thấy, mặc dù nhu cầu thực về BĐS trong nền kinh tế là khá lớn (những người mua với mục đích là an cư lạc nghiệp), lượng BĐS tung ra thị trường lại thiên về phân khúc khách hàng cao cấp và mục tiêu chính là để đầu tư.Hai đồ thị bên dưới biểu thị khá rõ vấn đề này Cụ thể, tỷ lệ hấp thụ 9 tháng đầu năm
2020 giảm gần ẵ lần so với thời điểm năm 2018 Song song với xu hướng này, lượng hấp thụ cũng suy giảm tương ứng Tuy vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, lượng hấp thụ theo phân khúc căn hộ bình dân vẫn chiếm một lượng khá lớn trong 9 tháng đầu năm 2022 so với các phân khúc trung và cao cấp khác
Biểu đồ 72: Lượng cung/giao dịch BĐS nhà ở giai đoạn 2018 – 9T2022
Biểu đồ 73: Lượng hấp thụ BĐS nhà ở giai đoạn 2018 – 9T2022
Biểu đồ 74: Lượng hấp thụ BĐS nhà ở theo phân khúc 9T2022
Nguồn: Hội Môi giới bất động sản Việt Nam
76 BĐS du lịch, nghỉ dưỡng: dư thừa lượng cung và tiềm ẩn rủi ro Mặc dù loại hình BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đã chứng kiến sự hồi phục tương đối ngoạn mục sau đại dịch Covid – 19, lượng cung dư thừa và sự giảm sút nhu cầu đang gây nên một số lo ngại rủi ro nhất định Trong Quý 2/2022, tổng số lượng du khách tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, trong đó lượng khách quốc tế tăng lên đến gần gấp 6 lần Chính điểm sáng này đã phần nào thúc đẩy thị trường phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng trở nên sôi động hơn so với giai đoạn dịch bệnh trước đó Tuy vậy, loại hình BĐS này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro
Cung Giao dịch Tỷ lệ hấp thụ 0% 25% 50% 75% 100%
77 Đầu tiên, điều dễ nhận thấy là các loại hình BĐS này thường tập trung và phát triển mạnh tại những khu vực ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Ninh Thuận,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc (Kiên Giang),… Tuy điều này đem lại một số lợi ích nhất định cho địa phương, đơn cử như: giải quyết công ăn việc làm, kích thích kinh tế địa phương, việc gia tăng nhanh chóng loại hình này đã và đang làm nảy sinh những lo ngại về vấn đề: cơ chế quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực BĐS
78 Hơn nữa, loại hình BĐS này đang chứng kiến sự dư thừa nguồn cung đến từ sự phát triển ồ ạt, trong lúc lực cầu đang cho thấy một sự suy giảm đáng kể Theo số liệu từ Hội môi giới BĐS Việt Nam, tổng số lượng sản phẩm mới trong Quý 3/2022 giảm 35% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 24% so với Quý 2, bên cạnh tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 48%, giảm từ gần 76% quý trước đó Mặt khác, các sản phẩm ở phân khúc này được đánh giá là khá tương tự nhau và chủ yếu chạy theo số lượng hơn là chất lượng Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhà đầu tư dần cảm thấy kém hấp dẫn ở loại hình đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, du lịch
Biểu đồ 75: Tỷ lệ hấp thụ BĐS nhà ở giai đoạn 2020 – 9T2022
Biểu đồ 76: Tỷ lệ nguồn cung mới theo miền
Nguồn: Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, VNDIRECT
79 BĐS công nghiệp: cơ hội đi cùng với thách thức, có thể nói, trong các loại hình BĐS kể trên, BĐS công nghiệp hiện là điểm khá sáng về cả cung lẫn cầu Số liệu gần đây cho thấy số lượng khu công nghiệp (KCN) đã vượt 400 KCN, với tỷ lệ lấp đầy hơn 70% Cụ thể, đối với 6 tỉnh trọng điểm miền Bắc, tỷ lệ này đạt hơn 80%, trong khi tại 6 tỉnh trọng điểm phía Nam tỷ lệ này đạt khoảng 84% Theo báo cáo đánh giá từ SSI, miền Bắc sẽ cần bổ sung khoảng 3.600 ha diện tích KCN và miền Nam cần khoảng 3.500 ha KCN trong 2 năm tới để đáp ứng nhu cầu ở phân khúc BĐS này Cùng với các chính sách ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài, các dự án phát triển và mở rộng sản xuất của các công ty công nghệ, và việc tham gia các hiệp định thương mại, sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự mở rộng ở phân khúc thị trường BĐS này trong thời gian tới Ngoài ra, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cho thuê quanh khu công nghiệp mặc dù chưa được cải thiện, tuy nhiên nhu cầu thực tế cho thấy là khá lớn Hơn nữa, các dịch vụ đi kèm như: ăn uống, mua sắm, chợ cửa hàng sẽ phát triển cùng với sự mở rộng loại hình BĐS công nghiệp
80 Tuy vậy, loại hình BĐS này cũng đang đối mặt với một số thách thức nhất định Cùng với giá đất tăng cao trong thời gian gần đây, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, và chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ tăng theo Điều này phần nào sẽ gây trở ngại nhất định cho các chủ đầu tư trong việc phát triển các dự án KCN mới Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cũng là bài toán cần giải quyết Chúng tôi cho rằng, chính sách tài khóa hiện nay của Việt Nam vẫn còn khá nhiều dư địa để phát huy Việc mở rộng cơ sở hạ tầng sẽ kích thích các lĩnh vực kinh tế liên quan khác nói riêng và nền kinh tế nói chung Ngoài ra, một thách thức gián tiếp khá quan trọng đó là việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng trong thời gian tới Chúng tôi đánh giá rất cao chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2021 đến năm 2030 nhằm cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận đào tạo, đã được chính phủ vạch ra Khi nguồn nhân lực được cải thiện sẽ trở thành yếu tố kích thích làn sóng đầu tư nước
76 ngoài trong bối cảnh chuyển dịch sản xuất khỏi công xưởng quốc tế là Trung Quốc hiện nay
81 BĐS bán lẻ: miền đất tiềm năng nhưng cần sự thích ứng Song song với việc dỡ bỏ các hạn chế được thực thi trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid – 19, thị trường bán lẻ đã chứng kiến sự phát triển mạnh và là động lực chính cho phân khúc BĐS bán lẻ ở thời điểm hiện tại cũng như trong thời gian tới Theo số liệu từ Hội Môi giới BĐS Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại và siêu thị lớn trong Quý 3/2022 đạt dao động từ 92 đến 95% Theo đó, giá thuê tại các trung tâm thương mại ở những vùng ngoài trung tâm tại TP.HCM dao động ở mức khoảng 40$/m 2 /tháng, trong khi mức giá này ở trung tâm là 130$/m 2 /tháng Tại Hà Nội, hai mức giá này tương ứng vào khoảng 30$/m 2 /tháng và 100$/m 2 /tháng Theo nhận định từ các chuyên gia trong ngành, xu hướng 2 năm tới Việt Nam sẽ đón nhận nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng phát triển và mở rộng, đi kèm với đó là việc tìm kiếm các trung tâm thương mại chuyên nghiệp Do vậy, phân khúc BĐS bán lẻ sẽ được kỳ vọng tương đối trong thời gian tới
82 Tuy vậy, chúng tôi cho rằng, thị trường BĐS bán lẻ cần có một số thích ứng Cụ thể, trong khi thương mại điện tử ngày một mở rộng, BĐS bán lẻ ngoài là nơi để “trao đổi hàng hóa” cần cung cấp những tiện ích về trải nghiệm hơn nữa Nếu không cho thấy sự khác biệt lớn, xu hướng thương mại điện tử gia tăng sẽ tác động không nhỏ đến không gian thương mại truyền thống Hơn nữa, khi người tiêu dùng phải “thắt lưng buộc bụng” trong bối cảnh lạm phát, việc đánh giá và kịp thời phản ứng với những biến số vĩ mô cùng là điều cần thiết phải lưu ý trong giai đoạn tới
83 Tóm lại, vấn đề đáng kể nhất hiện nay đối với thị trường BĐS trong nước là việc giá BĐS dường như đang được định giá cao hơn so với thu nhập bình quân của người Việt và do vậy gây ảnh hưởng đến sự phát triển hiệu quả và bền vững của thị trường BĐS Thị trường khi không hướng đến
KỊCH BẢN KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM NĂM 2023
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Bảng 10: Dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát cho Việt Nam năm 2023
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023 được dựa trên chương trình
94 Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội được thông qua mới đây được đánh giá là kịp thời và tạo hành lang cho sự phục hồi kinh tế Theo đó, chi đầu tư cơ sở hạ tầng theo Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế – xã hội và tăng trưởng xuất khẩu khả quan dự kiến sẽ bù đắp cho sự phục hồi chậm hơn của cầu tư nhân và củng cố bộ đệm của khu vực hộ gia đình Đầu tư công cũng được kỳ vọng là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2023
95 Dư địa từ doanh nghiệp trên nền tảng lạc quan là động lực quan trọng khác cho tăng trưởng Các thống kê về doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp trở lại hoạt động đều cho thấy những tín hiệu rất khởi sắc Những đặc điểm về mở cửa kinh tế rộng, hội nhập kinh tế sâu làm cho các quan hệ và liên kết quốc tế có tác động mạnh trong việc chuyển dịch nền kinh tế theo hướng bắt nhịp với cách mạng công nghệ thế hệ 4 Theo đó trở thành điểm đến tiềm năng cho các dòng FDI mới này
96 Quan trọng hơn hết trong các động lực là bối cảnh ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế – điều mà không phải quốc gia nào có được Chính điều này là môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, đầu tư, tiêu dùng được thực hiện, các quyết định kinh tế trở nên giảm rủi ro hơn
97 Bên cạnh những yếu tố tích cực, tăng trưởng năm 2023 vẫn chịu ảnh hưởng của những yếu tố đáng lo ngại Tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy
87 giảm dưới tác động của xung đột Nga – Ukraine và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, kéo theo tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và sự gia tăng giá các hàng hoá nguyên nhiên vật liệu sẽ tiếp tục còn xảy ra trong năm 2023 Những bất ổn này sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi kinh tế, nhất là khi một số lĩnh vực khó tiếp cận với hàng hóa trung gian cần thiết do gián đoạn chuỗi cung ứng, tác động tới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và làm chậm lại tăng trưởng sản xuất và công nghệ
98 Trong bối cảnh lạm phát càn quét các nền kinh tế phát triển, các điều kiện tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục được thắt chặt trong thời gian tới làm gia tăng chi phí tài trợ và rủi ro đảo chiều dòng vốn tại nhiều nền kinh tế mới nổi mà Việt Nam có khả năng cũng sẽ chịu ảnh hưởng theo cùng kịch bản
99 Mặt khác, nền kinh tế vẫn chưa có sự thay đổi đột phá liên quan đến tái cấu trúc, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao Điều này làm tăng trưởng tiếp tục dàn trải theo chiều rộng, năng suất lao động không cao và giá trị gia tăng thấp
Bảng 11: Dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2023
Ngành Giá trị dự báo
LẠM PHÁT
100 Lạm phát năm 2023 sẽ hạ nhiệt so với năm 2022 nhưng vẫn đứng trước những áp lực lớn, trong đó chủ yếu đều là lạm phát từ phía cung
101 Xung đột địa chính trị vẫn là nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến giá xăng dầu và nhiều hàng hoá nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới do sự thiếu hụt nguồn cung và đứt gãy chuỗi cung ứng Trong bối cảnh chưa có tín hiệu hạ nhiệt của cuộc xung đột, giá nguyên nhiên liệu sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức cao Theo đó, giá hàng hóa tăng của các ngành thâm dụng
88 năng lượng sẽ tăng cao đồng thời lan truyền sang cả những ngành ít thâm dụng năng lượng
102 Lạm phát toàn cầu vẫn duy trì ở mức khá cao dẫn đến nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ các đối tác thương mại lớn Theo dự báo OECD, lạm phát các nước G20 năm 2023 sẽ xoay quanh mức 6,6% Mặt bằng lạm phát thế giới cao dẫn đến nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ các đối tác thương mại lớn Về phía tổng cầu, sự phục hồi của sản xuất và tiêu dùng nội địa sẽ gây áp lực lên giá cả trong nước Trong bối cảnh của đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ tạo thêm áp lực cho chênh lệch cung cầu và càng làm áp lực từ phía cầu kéo.
KHU VỰC TIỀN TỆ TÍN DỤNG
102 Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 10/11/2022 nêu rõ “tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế” cùng với một số chỉ tiêu vĩ mô cụ thể được xác định: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5% Như vậy, điều hành CSTT trong năm 2023 tiếp tục phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác của Chính phủ một cách hài hoà nhằm đạt được mục tiêu chung mà Nghị quyết đã đề ra Một số khuyến nghị cho khu vực tiền tệ tín dụng như sau:
• Từ động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến có thể tiếp tục nâng lãi suất, NHNN cân nhắc tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt kết hợp với công cụ lãi suất nhằm giảm áp lực mất giá đồng tiền, bao gồm cho phép tỷ giá tham chiếu tăng nhanh hơn Do áp lực tỷ giá kéo dài, biện pháp bán ngoại tệ trực tiếp nên được áp dụng thận trọng để bảo tồn dự trữ ngoại hối Tiếp tục phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ để đảm bảo giá cả ổn định trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước tăng Biến động trong khu vực ngân hàng đòi hỏi NHNN phải thận trọng hơn và tăng cường hơn nữa các biện pháp giám sát hệ thống ngân hàng (World Bank, 2022b)
• Trước các áp lực lạm phát quốc tế cũng như trong nước đang gia tăng, CSTT nên tiếp tục thận trọng Nếu xuất hiện các áp lực lạm phát dai dẳng, NHNN nên thắt chặt vị thế CSTT và truyền thông rõ ràng các yếu tố dẫn đến quyết định này để giúp kiểm soát lạm phát Trong thời gian tới, chính sách tăng trưởng tín dụng nên cân bằng hợp lý giữa thúc đẩy phục hồi kinh tế và đảm bảo ổn định tài chính (IMF, 2022)
• Bên cạnh điều hành nhằm đạt mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2023, CSTT của NHNN năm 2023 phải phù hợp với nội dung chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-
CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ, trong đó đặc biệt lưu ý đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong năm 2023 trên cơ sở xem xét biện pháp khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai như: (i) tâm lý e ngại của đối tượng được hỗ trợ vì thủ tục hồ sơ trước và sau khi vay, (ii) khó xác định theo tiêu chí “khả năng phục hồi” vì bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay còn nhiều bất ổn (NHNN, 2022a)
• Tác động từ dịch bệnh COVID-19 làm cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2020 – 2021 (năm 2020: 2,91%; năm 2021: 2,59%) khá thấp so với giai đoạn 2016 – 2019 (trung bình đạt 6,78%), năm 2022 ước tính đạt 8%, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng hàng năm tăng khá đều (trung bình giai đoạn
2016 – 2019: 16%; năm 2020: 12,17%; năm 2021: 13,61%; sơ bộ 10 tháng năm 2022: 11,53%) Diễn biến của tình hình lạm phát cùng với biến động về giá năng lượng trên thế giới dẫn đến tình trạng khan cung trên thị trường, các biện pháp thắt chặt tiền tệ và kiểm soát chặt chẽ về tăng trưởng tín dụng nên được tiếp tục xem xét trong năm 2023 Với diễn biến về tình hình nền kinh tế trong nước và quốc tế, bằng phương pháp lập trình tài chính, trên cơ sở cân đối các tài khoản vĩ mô năm 2023, dự kiến tăng
90 trưởng M2 từ 10-11%, thấp hơn mức bình quân giai đoạn trước COVID – 19 và tăng trưởng tín dụng từ 12-13% là phù hợp để đạt được mục tiêu kiểm soát áp lực lạm phát đang tăng cao hơn và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2023.
KHU VỰC NGÂN SÁCH – NỢ CÔNG
Bảng 12: Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023
Chỉ tiêu Dự toán 2022 Ước thực hiện 2022 Dự toán 2023 % so với dự toán 2022
1 Chi đầu tư phát triển 526,10 663,3 726,70 38,13%
Tỷ lệ bội chi so với GDP 4% 4,5% 4,42%
Tổng mức vay của NSNN 572,70
Tổng mức vay của NSNN 488,90 608,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính
104 Dự toán cho năm 2023, cân đối NSNN sẽ bội chi ở mức cao là 455,5 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 4,42% GDP điều chỉnh Năm 2023, nền kinh tế được dự báo có nguy cơ rơi vào tình trạng suy thoái và áp lực lạm phát tăng cao, do các yếu tố vĩ mô biến động, đặc biệt tình hình xung đột giữa
Nga – Ukraine vẫn chưa kết thúc và chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ và EU nhằm kiềm chế lạm phát Trong bối cảnh đó, Chính phủ vẫn phải duy trì chính sách tài khóa ổn định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phục hồi cũng như phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư công, do đó ngân sách được dự đoán có thể thâm hụt ở mức cao
105 Mặc dù các khoản thu trong dự toán năm 2023 đều tăng so với dự toán năm 2022 (tăng 14,8%), nhưng nếu so với ước thực hiện năm 2022 thì có sự điều chỉnh giảm Cụ thể là trong cơ cấu dự toán thu thì chỉ có thu từ nội địa tăng 3,2% so với ước thực hiện năm 2022, còn thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đều được dự báo giảm lần lượt là 38,2% và 2,8% Nguyên nhân là do áp lực từ rủi ro suy thoái kinh tế, sự biến động của giá dầu, thị trường bất động sản gặp khó khăn, các quốc gia đang đồng loạt thắt chặt chính sách tiền tệ, và xung đột địa chính trị chưa kết thúc Trong năm 2023, Chính phủ có thể gia hạn thêm hiệu lực cho Chương trình phục hồi kinh tế để hỗ trợ ổn định dòng tiền cho doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí, hỗ trợ lãi suất vay Ngoài ra, vấn đề điều hành giá xăng dầu chưa hợp lý khiến xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung xăng, và dự kiến sẽ có những điều chỉnh về chính sách thuế xăng dầu trong tương lai chẳng hạn (i) sửa đổi luật liên quan tới thời gian điều hành giá xăng dầu, (ii) giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ xăng dầu, và (iii) sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu trợ giá
106 Chi ngân sách 2023 được dự báo tăng 16,34% so với dự toán năm
2022 Trong đó, chi đầu tư phát triển chiếm 35% tổng dự chi ngân sách, tăng
38,13% so với dự toán năm 2022, chi trả nợ lãi giảm 0,77% và chi thường xuyên tăng 5,5% so với dự toán năm 2022 Ngoài ra, tổng vốn đầu tư công dự kiến cho năm 2023 tăng 28,9% so với năm 2022, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư công
107 Nợ công năm 2023 được dự báo sẽ tăng và đạt mức khoảng 44 – 45% so với GDP Mặc dù tỷ lệ này chưa vượt trần nhưng rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất đều gia tăng trong năm 2023
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
3.5.1 Triển vọng của thị trường cổ phiếu năm 2023
108 Thị trường chứng khoán hiện tại đang được giao dịch với mức định giá hấp dẫn tuy nhiên những bất ổn trong môi trường vĩ mô sẽ khiến cho thị trường rất khó tạo ra các sức bật trong những quý sắp tới Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết trong quý vừa rồi cũng cho thấy kết quả kinh doanh của họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới
109 Sau 2 quý đầu năm phục hồi mạnh mẽ thì hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết đã sụt giảm mạnh trong quý 3 khi xu hướng giảm thể hiện trên tất cả các ngành nghề Hoạt động đầu tư sụt giảm thể hiện xu hướng e dè trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trước xu hướng diễn biến phức tạp của thị trường thế giới
Biểu đồ 87: Diễn biến dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2015
Biểu đồ 88: Biểu đồ dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết
Nguồn: FiinPro Dữ liệu được cập nhật ngày 13/11/2022
110 Mức giải ngân đầu tư của các doanh nghiệp bất động sản sụt giảm đáng kể so với quý trước, chủ yếu do phần nhiều các dự án đều đang chậm lại trong bối cảnh nguồn vốn từ tất cả các kênh dẫn vốn đều gặp khó khăn Trong khi đó thì nhóm ngành xây dựng và vật liệu cũng thể hiện xu hướng sụt giảm mạnh khi các doanh nghiệp trong ngành thực hiện điều chỉnh giảm mạnh kế hoạch tồn kho trước nhu cầu sụt giảm của thị trường bất động sản
T ỷ đồn g Đầu tư vào công ty con Đầu tư mở rộng
Tăng hàng tồn kho Chỉ số VN-Index
B ất độn g sả n B án lẻ T hự c ph ẩm T iệ n íc h C ôn g ng hi ệp C ôn g ng hi ệp Dư ợc D ệt m ay Nă ng lư ợn g Vậ t l iệ u
Biểu đồ 89: Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
Nguồn: FiinPro Dữ liệu được cập nhật đến ngày 11/11/2022
T ỷ đồ ng Đầu tư vào công ty con Đầu tư mở rộng
Tăng tồn kho Tăng giá cổ phiếu TB ngành
T ỷ đồ ng Đầu tư vào công ty con Đầu tư mở rộng
Tăng tồn kho Tăng giá cổ phiếu TB ngành
T ỷ đồ ng Đầu tư vào công ty con Đầu tư mở rộng
Tăng tồn kho Tăng giá cổ phiếu TB ngành
T ỷ đồ ng Đầu tư vào công ty con Đầu tư mở rộng
Tăng tồn kho Tăng giá cổ phiếu TB ngành
T ỷ đồ ng Đầu tư vào công ty con Đầu tư mở rộng
Tăng tồn kho Tăng giá cổ phiếu TB ngành
T ỷ đồ ng Đầu tư vào công ty con Đầu tư mở rộng
Tăng tồn kho Tăng giá cổ phiếu TB ngành
T ỷ đồ ng Đầu tư vào công ty con Đầu tư mở rộng
Tăng tồn kho Tăng giá cổ phiếu TB ngành
T ỷ đồ ng Đầu tư vào công ty con Đầu tư mở rộng
Tăng tồn kho Tăng giá cổ phiếu TB ngành
T ỷ đồ ng Đầu tư vào công ty con Đầu tư mở rộng
Tăng tồn kho Tăng giá cổ phiếu TB ngành
Tăng tồn kho Đầu tư mở rộng Đầu tư vào công ty con Tăng giá cổ phiếu TB ngành
Hàng tiêu dùng không thiết yếu
111 Thị trường có thể trải qua giai đoạn đi ngang trước khi những bất ổn trên thị trường trái phiếu được giải quyết Dựa trên bối cảnh dòng tiền cạn kiệt cộng với triển vọng kinh doanh của các ngành nghề đều không lạc quan dựa trên các số liệu trên thì chúng ta có thể kỳ vọng một thị trường sẽ bước vào giai đoạn đi ngang và tích lũy trong năm 2023 Thị trường sẽ chỉ bắt đầu có tín hiệu phục hồi mạnh khi các vấn đề bất ổn từ thị trường bất động sản được giải quyết triệt để Hoạt động gián đoạn của lĩnh vực phía bất động sản sẽ ảnh hưởng đến một loạt các ngành nghề khác như xây dựng, vật liệu Thị trường Trung Quốc đã tiến hành tái cấu trúc thị trường bất động sản và bùng phát việc tái cơ cấu ngành bất động sản vào cuối năm ngoái Sau hơn một năm thực hiện tái cơ cấu thì thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đang còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết Do đó, chúng ta có thể kỳ vọng rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ cần phải chờ đợi các vấn đề bất ổn vĩ mô được hấp thụ trong giai đoạn tiếp theo
112 Bối cảnh thị trường đi ngang sẽ yêu cầu các hoạt động đầu tư trên thị trường sẽ phải lựa chọn các nhóm ngành có triển vọng vượt trội hơn trong năm, tương tự như giai đoạn thị trường 2018 – 2019 Điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư cá nhân bị gặp nhiều bất lợi hơn bởi các bất lợi về kiến thức, kinh nghiệm cũng như khả năng phân tích so với các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp Nhà đầu tư cá nhân đã có một năm khó khăn khi giá trị danh mục giảm mạnh tuy nhiên họ sẽ còn có thể tiếp tục gặp khó khăn với một thị trường đi ngang trong giai đoạn tích lũy Đây là thời gian nhà đầu tư cá nhân sẽ nhận ra tầm quan trọng của kiến thức và yếu tố chuyên môn khi tham gia thị trường chứng khoán Họ cũng sẽ có thể hiểu được tại sao các hoạt động quản lý quỹ và tư vấn hoạch định tài chính và đầu tư bền vững cho các cá nhân phát triển từ rất lâu ở các thị trường phát triển nước ngoài trong việc quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp cho các nhóm nhà đầu tư khác nhau
113 Một điểm tích cực trong giai đoạn này đó là việc quay trở lại mua ròng mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài sau giai đoạn bán ròng mạnh liên tục trong suốt hai năm qua Hoạt động mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài diễn ra mạnh nhất vào giai đoạn tháng 10 và tháng 11 năm 2022, khi họ nhận thấy thị trường đã giảm về một mức định giá hấp dẫn trong dài hạn Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài thực hiện mua mạnh các cổ phiếu Việt Nam thông qua các quỹ ETF, cơ hội đầu tư thụ động
Biểu đồ 90: Giá trị giao dịch ròng theo loại nhà đầu tư giai đoạn 2021 – 2022
Nguồn: FiinPro Dữ liệu cập nhật đến ngày 01/11/2022
114 Quy mô của thị trường chứng chỉ quỹ đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua Bên cạnh rất nhiều các quỹ đầu tư ngoại đang đầu tư vào thị trường Việt Nam thì các quỹ đầu tư trong nước vẫn cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc Quỹ đầu tư Diamond ETF chỉ mới đi vào hoạt động trong năm nay tuy nhiên đã có thể thu hút hơn 8.000 tỷ đồng ở thời điểm đạt đỉnh
115 Giải pháp tổng thể phát triển một thị trường vốn bền vững Thị trường tài chính Việt Nam đang cần một giải pháp mang tính chất tổng thể để giải quyết một cách căn bản và toàn diện cho các nút thắt của thị trường trong dài hạn Thị trường tài chính được sinh ra để phục vụ cho các hoạt động kinh tế thực do đó những thay đổi lớn của thị trường tài chính hiện tại sẽ phản ánh những kỳ vọng về sự thay đổi của các hoạt động kinh tế thực trong tương lai, liên quan đến động lực tăng trưởng kinh tế và khả năng phân bổ dòng vốn vào các lĩnh vực tạo ra động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn
Cá nhân trong nước Tổ chức trong nước Tổ chức nước ngoài
Hình 1: Giải pháp phát triển thị trường vốn
116 Bài học từ việc dịch chuyển dòng vốn khỏi thị trường bất động sản
Nếu như giai đoạn 2018 – 2019, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng hai con số thì thị trường Trung Quốc đã bắt đầu bước vào giai đoạn bão hòa kể từ năm 2015 Trung Quốc đã thực hiện việc tái cấu trúc thị trường tài chính từ sau 2012 nhằm giảm thiểu rủi ro về hệ thống cho nền kinh tế
117 Hiện nay, các khoản nợ vẫn còn đang rất lớn đối với lĩnh vực bất động sản, với hơn 20% tổng dư nợ tín dụng là nằm trong cho vay mua nhà ở Trung Quốc Định hướng của chính quyền Trung Quốc là muốn dịch chuyển dòng vốn đầu tư khỏi thị trường bất động sản để phát triển các hoạt động kinh tế thực đồng thời giảm thiểu mức rủi ro cho hệ thống
118 Những định hướng đó được cụ thể hóa bởi những thay đổi trong xu hướng nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc trong những năm qua Biểu đồ bên dưới thể hiện xu hướng gia tăng trong hoạt động huy động vốn từ nguồn tự huy động và nguồn khách hàng ứng trước của các doanh nghiệp Trung Quốc như thế nào trong những năm qua
Thị trường BĐS Thị trường cổ phiếu
Thị trường trái phiếu Thị trường chứng chỉ quỹ
REIT Cố vấn đầu tư Đánh giá tín nhiệm
Trong khi đó, dư nợ đối với nguồn vay trong nước gần như không đổi từ năm
2015 đến nay Điều này là một điểm rất đặc biệt đối với những nền kinh tế tăng trưởng dựa vào tín dụng từ hệ thống ngân hàng như Trung Quốc Việc gia tăng nguồn vốn ứng trước từ khách hàng cũng sẽ yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư phải nâng cao năng lực tài chính và triển khai trong mắt khách hàng, để họ có thể thực hiện gia tăng mức ứng trước Những việc đó cũng góp phần minh bạch hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực bất động sản
119 Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam đang có nhiều điểm tương đồng khi các thị trường công cụ nợ đang có nhiều tiềm năng phát triển khi hệ thống ngân hàng thực hiện tái cơ cấu danh mục nhằm tăng cường quản trị rủi ro
Biểu đồ 91: Sự thay đổi trong cơ cấu huy động của các doanh nghiệp BĐS Trung Quốc
Nguồn: China National Bureau of statistics, Absolute Strategy Research
120 Bối cảnh thắt chặt của thị trường bất động sản Trung Quốc đã tạo tiền đề để dẫn nguồn vốn chảy vào một kênh khác Khi đó, thị trường chứng chỉ quỹ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển để có thể khơi thông dòng vốn của xã hội vào các lĩnh vực sản xuất và công nghệ mà Chính phủ đang định hướng Chiến lược xóa nợ và tập trung dòng tiền vào sản xuất có vẻ thành công khi mà thị trường quản lý quỹ ở Trung Quốc đã có thể hứng tốt dòng vốn chạy
Vay trong nước Tự huy động Khách hàng ứng trước Vay thế chấp
98 khỏi thị trường bất động sản Thị trường quản lý quỹ tại Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ từ năm 2015 đến nay, đặc biệt là sự gia tăng mạnh trong năm 2020 và 2021 Sản phẩm chứng chỉ quỹ tăng trưởng nhiều nhất ở thị trường Trung Quốc trong những năm qua đó là sản phẩm chứng chỉ quỹ thị trường tiền tệ và sản phẩm chứng chỉ quỹ trái phiếu
DỰ BÁO RỦI RO TIỀM NĂNG ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 109 CHUYÊN ĐỀ 1: KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TP.HCM NĂM 2023
Năm 2023, Việt Nam dự kiến sẽ đối mặt với một số rủi ro sau:
146 Rủi ro đến từ giá năng lượng, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có thể tiếp tục đối mặt với những thách thức đáng kể từ sự gián đoạn nguồn cung ứng năng lượng, theo sau cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine Dưới góc nhìn kinh tế học, biến động về tỷ lệ chi tiêu năng lượng trong tổng chi tiêu có liên quan chặt chẽ với những thay đổi mang tính chu kỳ trong hoạt động kinh tế Trong khi năng lượng là yếu tố đầu vào tối quan trọng đối với các doanh nghiệp, việc tăng giá năng lượng thường gây dịch chuyển đường tổng cung trong nền kinh tế lên trên, làm giảm sản lượng và giá cả gia tăng Hệ quả là, điều này sẽ làm xói mòn sức mua của các hộ gia đình Vấn đề này sẽ càng bị khuếch đại nếu cuộc xung đột Nga – Ukraine càng trở nên trầm trọng, nhất là khi mùa đông ở các nước châu Âu khắc nghiệt và kéo dài hơn Do vậy, các chính sách kinh tế vĩ mô cần theo sát diễn biến xung đột này nhằm đề ra những ứng phó kịp thời
147 Rủi ro đến từ chính sách ‘Zero-Covid’ của Trung Quốc Các chính sách liên quan đến sự hạn chế lây lan dịch bệnh của Trung Quốc sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động giao thương hiện nay của Việt Nam Trong bối cảnh
110 lượng lớn hàng hóa, kể cả tiểu ngạch lẫn chính ngạch, được xuất khẩu sang Trung Quốc, việc thắt chặt và kiểm soát hoạt động giao thương sẽ ảnh hưởng đáng kể đến đầu ra của các sản phẩm trong nước Chưa kể, trường hợp Trung Quốc giải cứu thị trường BĐS, đồng nghĩa với việc một lượng tiền lớn được bơm ra nền kinh tế ở nước này Hệ quả là đồng nhân dân tệ sẽ giảm giá tương đối và do vậy có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước Hơn nữa, các chính sách liên quan này có thể kìm hãm đà tăng trưởng ở Trung Quốc, và tác động đến sức cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam
148 Rủi ro đến từ chính sách quản lý kinh tế từ Trung Quốc Ở một khía cạnh liên quan khác, trường hợp Trung Quốc giải cứu thị trường BĐS, đồng nghĩa với việc một lượng tiền lớn được bơm ra nền kinh tế ở nước này Hệ quả là đồng nhân dân tệ sẽ giảm giá tương đối và do vậy có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước Hơn nữa, nhằm kích thích và tạo đà tăng trưởng trong nước, chính phủ Trung Quốc có thể lặp lại chính sách phá giá đồng nhân dân tệ như đã diễn ra trong năm 2015 Điều này, một mặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh về giá của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt khác sẽ gây sức ép không nhỏ đến tỷ giá trong nước Do vậy, nhóm tác giả cho rằng, kịch bản này cần phải xem xét đến trong năm 2023 khi điều hành chính sách vĩ mô
149 Rủi ro đến từ chính sách thắt chặt chính sách tiền tệ ở các thị trường phát triển Các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, đồng đô la Mỹ tăng giá mạnh và tăng trưởng thị trường xuất khẩu chậm lại có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kinh tế trong nước Ngoài ra, các điều kiện kinh tế toàn cầu bất lợi và sự không chắc chắn gia tăng sẽ làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và gia tăng sự biến động của thị trường tài chính Sự biến động của dòng vốn đầu tư nước ngoài cần được xem xét cẩn trọng, bởi lẽ điều này sẽ tác động trực tiếp đến sự ổn định tài chính và nguồn lực dự trữ ngoại hối trong nước Hơn nữa, việc nội
111 tệ mất giá mạnh so với đồng đô la Mỹ có thể làm tăng thêm gánh nặng trả nợ do lãi suất toàn cầu có xu hướng cao hơn
150 Rủi ro đến từ biến động tỷ giá Như đã đề cập một phần ở trên, việc gia tăng những vấn đề không chắc chắn đến từ triển vọng kinh tế toàn cầu có thể kích hoạt dòng vốn quốc tế rút khỏi nền kinh tế Điều này có thể gây áp lực đáng kể lên dự trữ ngoại hối trong nước Mặt khác, khi đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng giá sẽ tạo nên kỳ vọng với tỷ giá trong thời gian tới Điều này có thể bị khuếch đại khi lượng cung ngoại tệ sụt giảm đến từ sự giảm sút xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển (do các quốc gia Châu Âu vẫn trong đà suy giảm kinh tế) Hơn nữa, nó còn tạo áp lực lớn đối với lãi suất Việt Nam trong thời gian tới
CHUYÊN ĐỀ 1: KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
PHÂN TÍCH ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TP.HCM
Do kiểm soát tốt dịch Covid – 19 và triển khai kịp thời Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thành phố, kinh tế xã hội thành phố trong 11 tháng đầu năm 2022 diễn biến tích cực Trong đó, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, sản xuất công nghiệp, hoạt động dịch vụ, đảm bảo thu ngân sách, tăng chi đầu tư phát triển, khôi phục niềm tin doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư nước ngoài là những điểm sáng, góp phần duy trì đà phục hồi kinh tế Và đây cũng chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2023
Xem xét ở góc độ tổng cung, cả 3 khu vực kinh tế đều tăng trưởng theo chiều hướng tích cực
(1) Đối với khu vực công nghiệp, sản xuất trong nước phục hồi mạnh mẽ, khôi phục những đứt gãy của chuỗi cung ứng sản xuất
Sản xuất công nghiệp duy trì được đà phục hồi từ đầu năm, thể hiện qua chỉ số sản xuất 4 ngành công nghiệp trọng yếu đạt tăng 21,7% so với cùng kỳ Và điểm đáng ghi nhận là 25/30 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp trong 11 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ So với cả nước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp thành phố tăng 15,7%, gần gấp đôi mức tăng chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp cả nước (tăng 8,6%)
Biểu đồ 96: Chỉ số IIP 11 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Cục Thống kê TPHCM
(2) Đối với lĩnh vực dịch vụ, du lịch từng bước hồi phục với lượng du khách tăng ổn định và dịch vụ vận tải đã dần khôi phục, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và vận chuyển khách
Ngành du lịch thành phố tiếp tục đà phục hồi nhanh, khách nội địa 11 tháng đầu năm 2022 đạt 28 triệu lượt, tăng 234,2%; khách quốc tế đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái Theo đó, tổng doanh thu du lịch 11 tháng đầu năm 2022 đạt 117.988 tỷ đồng, tăng 176,5% so với cùng kỳ Hoạt động dịch vụ vận tải cũng ghi nhận mức tăng trưởng khá, tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 281.712 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái
(3) Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nền nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững gắn với phát triển du lịch
Sản xuất ngành nông nghiệp cơ bản ổn định Nền nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững gắn với phát triển du lịch mang nét đặc trưng riêng của Thành phố
IIP cả nước IIP TPHCM IIP 4 ngành CN trọng yếu TPHCM
Xem xét ở góc độ tổng cầu, 4 nhân tố tác động đến tăng trưởng bao gồm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, vốn đầu tư, chi ngân sách địa phương và xuất nhập khẩu đều ghi nhận điểm sáng
(1) Đối với tiêu dùng trong nước, thị trường bán lẻ, sức mua của người tiêu dùng tiếp tục duy trì đà phục hồi Đáng chú ý là trong 11 tháng đầu năm 2022, thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng phục hồi, đặc biệt là sức mua người tiêu dùng đã phục hồi mạnh mẽ, tương đương với năm 2020 (giai đoạn trước dịch) Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 994.074 tỷ đồng, tăng 30,5% Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Thành phố tăng trưởng cao hơn cả nước, chiếm 19,18% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước
Biểu đồ 97: Tổng mức bán lẻ và doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng
Nguồn: Cục Thống kê TPHCM
(2) Đối với vốn đầu tư, tăng trưởng thực hiện vốn ngân sách nhà nước tạo động lực phục hồi kinh tế, bên cạnh đó tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã phục hồi tương đương năm 2020 và bằng khoảng một nửa so với năm 2019
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng
Số liệu 11 tháng đầu năm 2022 cho thấy tổng vốn ngân sách nhà nước thực hiện là 26.887,7 tỷ đồng, đạt 60,3% kế hoạch năm, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm trước Các doanh nghiệp vẫn duy trì sự lạc quan về triển vọng phát triển trong tương lai kéo theo tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố 11 tháng đầu năm 2022 đạt 3.539,7 triệu USD, tăng 3,26% so với cùng kỳ năm ngoái
Biểu đồ 98: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của TPHCM 11 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Cục Thống kê TPHCM
(3) Đối với chi ngân sách, chi đầu tư phát triển tăng và chiếm tỷ lệ khá lớn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng Song song đó, thu ngân sách tăng trưởng tốt
Tổng thu cân đối NSNN 11 tháng đầu năm 2022 đạt 434.857 tỷ đồng, tăng 23,57% so với cùng kỳ năm ngoái So với năm 2020, thu ngân sách tăng gấp 1,35 lần Cùng lúc đó, chi đầu tư phát triển 11 tháng đầu năm 2022 đạt 16.950 tỷ đồng, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 30,1% trong tổng chi ngân sách địa phương chưa tính tạm ứng; đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Vốn cấp mới Điều chỉnh vốn Góp vốn mua cổ phần
Góp vốn mua cổ phần Điều chỉnh vốn Vốn cấp mới
Tổng vốn FDI qua các năm (triệu đồng)
Hình 3: Thu chi ngân sách TPHCM 11 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Cục Thống kê TPHCM
Biểu đồ 99: Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 11 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Tổng Cục thống kê, Cục Thống kê TPHCM
Tỷ trọng thu cân đối NSNN TPHCM/Cả nước Tăng trưởng thu cân đối NSNN TPHCM
Tổng chi NS địa phương chưa tính tạm ứng
Chi đầu tư phát triển
Tổng thu cân đối NSNN
Thu hoạt đông xuất nhập khẩu
Thu ngân sách tăng gấp 1,35 lần so với năm 2020
Chi đầu tư phát triển chiếm 30,1% dự toán, tăng 30,8%, tạo động lực tăng trưởng kinh tế
(4) Đối với hoạt động ngoại thương, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần khôi phục so với giai đoạn trước dịch (năm 2020)
Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố cũng là điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế 10 tháng qua, mặc dù bối cảnh thế giới nhiều bất lợi Số liệu cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2022 đạt 44,16 tỷ USD, tăng 10,78%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 58,15 tỷ USD, tăng 9,14% so với cùng kỳ năm ngoái
Hình 4: Hoạt động xuất nhập khẩu TPHCM 11 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê TPHCM, Cục Thống kê TPHCM
Xem xét các yếu tố động lực khác, hoạt động doanh nghiệp, an sinh xã hội và các hoạt động văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục cũng tạo đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế thành phố
Kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng vượt so với năm 2020, cho thấy hoạt động ngoại thương đã phục hồi mạnh mẽ
Tỷ trọng KNNK TPHCM/Cả nước (%)
Tăng trưởng NK cả nước (%)
Tỷ trọng KNXK TP.HCM/Cả nước (%) Tăng trưởng XK cả nước (%) Tăng trường XK TP.HCM
(1) Đối với hoạt động doanh nghiệp, niềm tin doanh nghiệp được khôi phục; đồng thời công tác giải quyết việc làm, kết nối cung cầu lao động đã thúc đẩy tiến trình phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Số liệu 11 tháng đầu năm 2022 cho thấy tổng số doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới đạt 40.831 doanh nghiệp, tăng 47,81%; với tổng vốn là 433.352 tỷ đồng, tăng 2,39% Công tác giải quyết việc làm thực hiện khá tốt Qua 11 tháng đầu năm 2022, giải quyết việc làm đạt 290.996 lượt lao động, đạt 97% kế hoạch năm Song song đó, số chỗ việc làm mới đạt 131.455 chỗ việc làm mới; tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 90,62% kế hoạch năm
Hình 5: Tình hình doanh nghiệp 11 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư
512.316 doanh nghiệp trên hệ thống, tổng vốn 9.851.756 tỷ đồng
Số doanh nghiệp hoạt động trở lại 12.739 doanh nghiệp 8,12%
Tổng vốn đăng ký và bổ sung vào nền kinh tế
Doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới 40.831 doanh nghiệp 47,81%
DOANH NGHIỆP GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG PHỤC HỒI SẢN XUẤT KINH DOANH
Số doanh nghiệp thành lập mới cao hơn số doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động
(2) Công tác an sinh xã hội được thực hiện khá tốt
KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TPHCM NĂM 2023
1.2.1 Cơ sở và phương pháp xây dựng kịch bản năm 2023
1.2.1.1.Cơ sở xây dựng kịch bản:
Các kịch bản tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2023 được xây dựng đặt trong mối quan hệ với cả nước, có xem xét bối cảnh thế giới Các cơ sở cho việc xây dựng kịch bản bao gồm:
(1) Tăng trưởng kinh tế Thành phố năm 2022
(2) Bối cảnh kinh tế toàn cầu
(4) Tình hình kiểm soát dịch
(5) Hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế Thành phố giai đoạn 2022 – 2025
Do biến cố đại dịch Covid – 19 là một cú sốc kinh tế, gây tổn thất lớn cho kinh tế thành phố và đã kéo giảm đà tăng trưởng kinh tế thành phố liên tiếp trong 2 năm 2020 và 2021 Năm 2022, thành phố cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid – 19 và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế Thành phố giai đoạn 2022 – 2023, vì vậy tăng trưởng kinh tế thành phố đã bật tăng cao (theo như dự ước của Tổng cục thống kê vào tháng 9/2022) Sang năm 2023, dịch Covid – 19 tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bùng phát với những biến chủng mới, áp lực lạm phát gia tăng, rủi ro thị trường tài chính, hoạt động sản xuất vẫn phụ thuộc nhất định vào nước ngoài nên khả năng có thể suy giảm theo đà giảm của kinh tế thế giới Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 của thành phố
127 Để xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023, tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2020 – 2021 bị kéo giảm mạnh và được xem như một giá trị ngoại lai (outlier) trong chuỗi dữ liệu tăng trưởng kinh tế thành phố, do đó sẽ vận dụng thuật toán Robust Scaler để chuẩn hóa dữ liệu Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 sẽ vận dụng một số mô hình ARIMA, mô hình ANN, mô hình tổng cầu để xây dựng các kịch bản với những giả định về tăng trưởng tiêu dùng trong nước, xuất nhập khẩu, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng chi ngân sách địa phương Song song đó, với bối cảnh năm 2023, sức mua người tiêu dùng thành phố sẽ bị tác động khá lớn do chỉ số giá cả có chiều hướng tăng cao; xuất nhập khẩu thành phố chịu sự chi phối mạnh của các yếu tố như tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giá cả thế giới, vì vậy mô hình sẽ sử dụng thêm các biến (tốc độ tăng trưởng toàn cầu, chỉ số giá, giá cả thế giới) để xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 Đối với yếu tố lạm phát, đây chỉ là một trong những thách thức làm kéo giảm các yếu tố động lực tạo đà tăng trưởng kinh tế thành phố do đó lạm phát sẽ không được đưa vào mô hình để xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế Đồng thời, kịch bản tăng trưởng kinh tế thành phố được xây dựng trên cơ sở tham chiếu dự báo tăng trưởng kinh tế cả nước và toàn cầu năm 2023 của các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức nghiên cứu trong nước, mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất
1.2.2 Kịch bản tăng trưởng kinh tế TPHCM năm 2023
1.2.2.1.Bối cảnh tăng trưởng kinh tế năm 2023
+ Bối cảnh kinh tế toàn cầu:
Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cập nhật vào cuối tháng 11 năm 2022 Thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất từ thập niên 70 Tăng
128 trưởng GDP dự báo trong năm 2023 giảm xuống còn 2,2% Khu vực châu Á sẽ là động lực phát triển trong khi châu Âu, châu Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại
Dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm còn 0,5% vào năm 2023 Khu vực châu Âu dự báo tăng trưởng chỉ 0,5% ở năm 2023 do những bất ổn về cuộc chiến Nga – Ukraine, tiền lương giảm, áp lực lạm phát Kinh tế Trung Quốc đạt 4,6% vào năm 2023 Với các nền kinh tế ở châu Á, tăng trưởng GDP thực tế Nhật Bản được dự đoán là 1,8% vào năm 2023 Hàn Quốc tăng trưởng GDP dự kiến đạt dưới 2% vào năm 2023
Hình 10: Cập nhật tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nguồn: (OECD), cập nhật tháng 11/2022
+ Bối cảnh kinh tế cả nước Ở thời điểm cuối tháng 10 và đầu tháng 11, tình hình rất khó khăn, thách thức, tuy nhiên kinh tế vĩ mô cả nước cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn như cân đối thu chi (bội thu khoảng 276.000 tỷ đồng, tạo dư địa để thực hiện các nhiệm vụ); xuất – nhập khẩu (xuất siêu hơn 10 tỷ USD); bảo đảm lương thực – thực Ả Rập Xê-út Thổ Nhĩ Kỳ Tây Ban Nha Vương quốc Anh Ý Liên minh Châu Âu
Thế giới Hàn Quốc Mexico Đức Nhật Bản
GDP trên thế giới năm
129 phẩm (xuất khẩu khoảng 50 tỷ USD hàng nông sản và 7 triệu tấn gạo); cơ bản bảo đảm đủ điện, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu An sinh xã hội được bảo đảm; chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập được tăng cường, mở rộng
Với những điểm ghi nhận nêu trên, mức tăng trưởng GDP năm 2022 được các tổ chức quốc tế dự báo ở mức khá lạc quan, ở mức từ 7,5–8,2% Trong đó, Nikkei Asia đánh giá Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về đà phục hồi sau đại dịch COVID – 19 (đứng thứ 8 thế giới) Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng ổn định
Và Bộ KHĐT đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng của GDP của cả nước năm 2022; ở kịch bản thấp, dự kiến trong quý IV vẫn còn nhiều khó khăn, bất định, tăng trưởng cả năm 2022 đạt khoảng 7,5%; ở kịch bản 2, với diễn biến như hiện nay, nếu không có đột biến với nền kinh tế từ bên ngoài, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng 8% 4
Các tổ chức quốc tế cũng đã cập nhật dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023, Ngân hàng UOB vẫn giữ mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam ở 6,6% Ngân hàng thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,9% và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng của Việt Nam là 5,8% trong năm 2023 Đồng thời, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến kế hoạch kinh tế – xã hội cả nước năm 2023, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,5%
4 Kịch bản tăng trưởng năm 2023 khoảng 6,5% | Thời báo Tài chính Việt Nam (thoibaotaichinhvietnam.vn)
Tuy nhiên, cả nước cũng sẽ đối phó với một số thách thức như lạm phát toàn cầu cao; nhiều quốc gia tăng lãi suất kéo dài và thắt chặt chính sách tiền tệ; đồng USD tăng giá và nhiều đồng tiền tiếp tục mất giá Tình hình sản xuất kinh doanh suy giảm, thất nghiệp gia tăng, nhiều thị trường lớn có xu hướng thu hẹp Rủi ro tài chính, tiền tệ, bất động sản, nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực gia tăng Một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế Các tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2022 – 2023 Biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan ngày càng phức tạp, khó lường Trong khi đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam còn khiêm tốn, có độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế, chịu ảnh hưởng lớn trước các biến động của thế giới
1.2.3 Kịch bản tăng trưởng kinh tế TPHCM năm 2023
Trên cơ sở phân tích tổng quan kinh tế – xã hội thành phố 10 tháng đầu năm 2022, bối cảnh kinh tế toàn cầu và cả nước trong năm 2022 và 2023 và dựa trên dự ước tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2022 của Tổng cục Thống kê, kịch bản tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2023 sẽ liên tục được cập nhật Tại thời điểm hiện nay, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 được cập nhật như sau:
Năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số nền kinh tế lớn có chiều hướng chậm lại, dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo dự báo sẽ chậm lại trong ngắn hạn khi nhu cầu trên toàn cầu yếu đi Chính sách Zero Covid của Trung Quốc đang dần nới lỏng cùng với việc mở cửa du lịch của các quốc gia trên thế giới, du khách quốc tế dần quay trở lại thành phố kéo theo khu vực dịch vụ phục hồi mạnh mẽ Chiến sự Nga – Ukraine diễn biến theo chiều hướng giảm dần căng thẳng, tạo điều kiện dần ổn định nguồn cung xăng dầu và nguồn nguyên liệu chính phục vụ
131 cho ngành điện – điện tử (một trong bốn ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố)
Mặc dù WHO cảnh báo dịch Covid – 19 vẫn có nguy cơ tái bùng phát với chủng mới nhưng thành phố vẫn đang kiểm soát dịch tốt Đối với sự tăng trưởng các khu vực kinh tế, các gói hỗ trợ kinh tế cũng như các dự án đầu tư công dân phát huy hiệu quả; song song đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi dẫn đến thu nhập và việc làm tăng, kéo theo tiêu dùng nội địa tăng Mặc dù, tăng trưởng xuất khẩu dự báo sẽ chậm lại trong ngắn hạn do ảnh hưởng tăng trưởng toàn cầu; tuy nhiên, tiêu dùng trong nước mạnh hơn dự kiến sẽ bù đắp cho việc nhu cầu bên ngoài chững lại Với lượng khách du lịch quốc tế và nội địa quay lại TPHCM, kỳ vọng khu vực dịch vụ sẽ phục hồi và phát triển mạnh do tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ tiêu dùng khác… Các doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với bối cảnh kinh tế Đối với vốn đầu tư, các dự án đầu tư công triển khai sẽ thúc đẩy gia tăng tỷ lệ giải ngân, cùng với sự tăng trưởng vốn từ khu vực đầu tư trong và ngoài nước do niềm tin nền kinh tế thành phố dần khôi phục Bên cạnh đó, Thành phố tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn thông qua các chương trình như Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp, Chương trình hỗ trợ lãi suất… Song song đó, thu ngân sách từ các hoạt động kinh tế tăng trưởng khá sẽ tạo điều kiện cho chi đầu tư phát triển gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố
Vì vậy, năm 2023, kinh tế thành phố tiếp tục đà tăng trưởng đã đạt được ở năm trước và sẽ đạt mức tăng trưởng tương đương với giai đoạn trước dịch Với giả định như trên, tăng trưởng kinh tế năm 2023 của thành phố sẽ đạt ở mức 7,5%, dự báo khoảng là 6,94–8,1%.
Biểu đồ 103: Dự báo tăng trưởng kinh tế TPHCM năm 2023 (Kịch bản cơ sở)
Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển, cập nhật ngày 12/11/2022
CÁC VẤN ĐỀ LỚN TRONG HỘI NHẬP TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM
2.1.1 Chủ trương, định hướng của nhà nước trong hội nhập tài chính
Chủ trương, định hướng hội nhập tài chính của Việt Nam đã được đặt nền móng và phát triển từ năm 1986 đến nay thông qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc và nằm trong khuôn khổ hội nhập kinh tế quốc tế Các quan điểm lớn của Đảng và Chính phủ Việt Nam về quá trình hội nhập quốc tế gồm (World Trade Organisation, 2013a, 2021a):
− Thứ nhất, hội nhập kinh tế là trung tâm Hội nhập trên các phương diện khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, bảo đảm và củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa – xã hội
− Thứ hai, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách chủ động, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhân dân, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ đổi mới thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế theo định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước
− Thứ ba, xây dựng và triển khai chiến lược, tham gia các hiệp định thương mại khu vực với các đối tác kinh tế thương mại quan trọng phải nằm trong kế hoạch tổng thể với lộ trình phù hợp với lợi ích và năng lực của quốc gia, có biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước
− Thứ tư, chủ động, tích cực tham gia vào các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa bình, thúc đẩy hợp tác lẫn nhau Đặc biệt chú trọng tham gia xây dựng cộng đồng ASEAN, phát huy
137 vai trò của Việt Nam trong ASEAN cũng như các cơ chế, diễn đàn mà ASEAN đóng vai trò trung tâm, nhằm tăng cường đoàn kết, nâng cao liên kết nội khối, củng cố quan hệ với các đối tác đối thoại của ASEAN, thúc đẩy hơn nữa xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực
2.1.2 Về thỏa thuận song phương và đa phương của Việt Nam
Trên cơ sở các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Chính phủ trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam chủ động tham gia và hoạt động tích cực trong các thể chế kinh tế đa phương và khu vực Các mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam là gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), làm thành viên sáng lập của Hội nghị Á – Âu (ASEM), thành viên của tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và đặc biệt là trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế
Việt Nam cũng đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, ở cả cấp độ song phương và đa phương Về song phương, Việt Nam đã ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Nhật Bản, Chile và Hàn Quốc Về hợp tác đa phương và khu vực Việt Nam đã ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á – Âu, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) Trước đó, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam đã ký một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand và Hong Kong (Trung Quốc) và đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP – hiệp định giữa ASEAN và 5 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand) Gần đây, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Vương quốc Anh trên cơ sở kế thừa EVFTA với một số sửa đổi tương ứng
138 Đến nay, Việt Nam đã ký 15 Hiệp định thương mại song phương và khu vực, trong đó 14 Hiệp định đã thực thi Ngoài ra, hiện Việt Nam đang đàm phán 02 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Khu vực Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA – bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) và với Israel Đây là 02 Hiệp định tự do thế hệ mới
2.1.3 Về vấn đề cải cách thể chế
Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách về thể chế nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và tuân thủ các cam kết quốc tế như cải cách thể chế trong lĩnh vực hải quan và thuế, cạnh tranh, tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ, quản lý doanh nghiệp nhà nước Báo cáo của Tổ chức thương mại thế giới (2021b) trích dẫn đánh giá của các cơ quan quản lý Việt Nam rằng 60% các tiêu chuẩn và kỹ thuật quản lý của Việt Nam năm 2020 phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, tăng so với mức 40% của năm 2013
Về tài chính, Việt Nam thực hiện nhiều cải cách về thể chế và hệ thống luật pháp trong hệ thống tài chính, ngân hàng và tiền tệ như ban hành Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990; ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 Tuy nhiên, quá trình hội nhập chỉ thật sự cởi mở hơn khi Việt Nam công nhận khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1 trong 6 thành phần kinh tế chính thức của VN tại Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 (Phan Khoa Cương, Trần Thị Bích Ngọc và Phạm Quốc Khang, 2016) Đặc biệt từ năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, hội nhập tài chính của Việt Nam bắt đầu đi vào chiều sâu hơn Cơ chế, chính sách phát triển về lĩnh vực chứng khoán luôn được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, phù hợp thực tiễn trong từng giai đoạn, đồng thời từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, tăng tính minh bạch của thị trường, tạo cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vốn vào Việt Nam
THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM139 1 Quan hệ thương mại
Việt Nam theo đuổi chính sách thương mại định hướng xuất khẩu và coi hội nhập kinh tế quốc tế là động lực chính để cải thiện thể chế, tăng trưởng và phát triển kinh tế Trong Chiến lược xuất khẩu và nhập khẩu giai đoạn 2011 – 2021, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam đặt ra các mục tiêu liên quan đến thương mại như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm hai con số, tốc độ tăng nhập khẩu chậm hơn xuất khẩu và giảm dần thâm hụt thương mại, cho đến khi đạt thặng dư trong thập kỷ tới
Sau giai đoạn bị tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu 2010, giai đoạn 2010 – 2021 bình quân tăng trưởng GDP thực của Việt Nam đạt mức 6% (mặc dù năm 2020 và 2021 tăng trưởng GDP Việt Nam giảm mạnh do tác động của dịch Covid và chỉ đạt 2,95
% và 3,78% tương ứng) Tỷ trọng xuất khẩu/GDP năm 2007 là 77% đã tăng lên mức 87,8% năm 2010 và đạt đỉnh năm 2019 ở mức 106,8%, trong khi đó tỷ trọng nhập khẩu/GDP tăng song hành với xuất khẩu và ở mức 103,6% năm
2019 Giai đoạn 2011 đến 2021, cán cân thương mại phần lớn thặng dư hoặc thâm hụt nhẹ (biểu đồ 106) Giai đoạn trước đó 2007 – 2010 thâm hụt ở mức rất cao (thâm hụt cán cân so với GDP năm 2007 là 10%, năm 2008 là 12,10% và và 2009 là 7,2%) Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu ở mức hai con số trong giai đoạn 2010 – 2019, tăng trưởng xuất khẩu (bình quân 12,17%) cao hơn tăng trưởng nhập khẩu (bình quân 11,57%) Nếu tính trung bình cả giai đoạn 2010 – 2021 thì xuất khẩu vẫn đạt ở mức tăng trưởng hai con số là 10,47% Điều này cho thấy đến nay chiến lược xuất nhập khẩu vẫn đi đúng hướng và đạt được kết quả tốt ngay cả trong điều kiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid Việt Nam đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, với tỷ trọng thương mại trên GDP tăng từ 164,8% năm 2010 lên 210% năm
2019 (biểu đồ 107) Đến năm 2019, Việt Nam đã ghi nhận một sự thăng tiến đáng kể trong xếp hạng các quốc gia kinh doanh hàng hóa hàng đầu thế giới, cải thiện vị trí từ thứ 39 năm 2009 lên thứ 23 vào năm 2019 Sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2020 do sự đứt gãy chuỗi cung ứng và hoạt động logistic, kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021
Biểu đồ 106: Cán cân vãng lai và tỷ trọng xuất nhập khẩu giai đoạn 2010 –
Biểu đồ 107: Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021
Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và Tổng cục thống kê
Ghi chú: xuất khẩu và nhập khẩu/GDP 2021 ước sơ bộ
Việt Nam hiện nay tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), nổi lên như một trung tâm sản xuất hàng may mặc và điện tử tiêu dùng, đặc biệt là điện thoại thông minh Chính sách thương mại trước đây của Việt Nam trong hội nhập chủ yếu tập trung vào biện pháp truyền thống là giảm hàng rào thuế quan, tuy nhiên chính sách hiện tại của Việt Nam dường như đang tập trung nhiều hơn vào tái định vị quốc gia trong thương mại quốc tế (Deprez, 2018) Thông qua các hiệp định thương mại ưu đãi với các thị trường xuất khẩu chính đối với hàng hóa cuối cùng, Việt Nam muốn đặt mình vào vị trí cuối của chuỗi sản xuất và giá trị toàn cầu Thông qua việc đưa sản xuất hàng hóa của Việt Nam đi lên trong chuỗi giá trị gia tăng, Việt Nam mong muốn tạo ra một ngành cung ứng địa phương và chuyển khỏi vị thế chỉ là nhà cung cấp lao động giá rẻ cho các nhà sản xuất quốc tế Sự gia tăng theo cấp số nhân của xuất khẩu
Cán cân vãng lai (%GDP) - trục trái
Tăng trưởng nhập khẩu (%)Tăng trưởng xuất khẩu (%)Tăng trưởng GDP thực ( %)Kim ngạch XNK/GDP(%) - trục trái
141 điện thoại di động lắp ráp tại Việt Nam sang các quốc gia Châu Âu (EU) và
Mỹ là minh chứng thành công gần đây của chiến lược mới này Samsung đã tăng đáng kể việc lắp ráp và sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam trong năm 2014, và Việt Nam hiện là nước xuất khẩu điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc Năm 2019, khoảng 85% sản phẩm điện tử nhập khẩu là hàng trung gian, một nửa trong số đó do Hàn Quốc và Trung Quốc cung cấp; 44% xuất khẩu các sản phẩm điện tử là hàng tiêu dùng cuối cùng, một nửa trong số đó được chuyển đến Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Áo
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải hứng chịu đại dịch COVID – 19 do nhu cầu suy yếu và thương mại giảm Tuy nhiên, Tổ chức thương mại thế giới (2021a) đánh giá dựa trên những bằng chứng sơ bộ cho thấy hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam vào năm
2020, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và may mặc, dường như không bị mất đà, so với kết quả hoạt động của các lĩnh vực này trong năm 2019, phần nào phản ánh các biện pháp chủ động của Chính phủ
2.2.2 Quan hệ tài chính Đầu tư trực tiếp nước ngoài – Foreign Direct Investment (FDI) là dòng vốn đem lại những tác động tích cực đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực FBI là kênh bổ sung vốn đắc lực cho nền kinh tế; tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính trong nước Để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài; thì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, mức độ phát triển và sự hoàn thiện của các thể chế đóng vai trò rất quan trọng
Xét theo thành phần dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam giai đoạn 2005 –
2020 thì mức độ hội nhập tài chính chủ yếu tại Việt Nam vẫn dành cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI FDI chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn
142 đầu tư từ nước ngoài và giai đoạn từ năm 2015 cho đến nay có xu hướng tăng đều theo từng năm (biểu đồ 108), chiếm trung bình từ 4–5% GDP của Việt Nam (biểu đồ 109) Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) đổ vào Việt Nam nhìn chung vẫn còn hạn chế, tỉ trọng thấp và biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro (biểu đồ 108)
Biểu đồ 108: Dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam giai đoạn 2005 –
Biểu đồ 109: Tỷ trọng dòng vốn FDI ròng vào Việt Nam so với GDP giai đoạn 2005 – 2020
Biểu đồ 110: Tốc độ tăng trưởng FDI ròng vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2020
FDI ròng vào (tỷ USD) FBI ròng (tỷ USD)
Nhìn vào những dữ liệu trên biểu đồ 108, 109, 110 ta thấy trước năm 2007, dòng vốn nước ngoài đầu tư đổ vào Việt Nam khá là thấp, nhưng kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO từ năm 2007, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ mạnh vào Việt Nam, đặc biệt là trong 2 năm đầu mới gia nhập WTO 2007 và 2008 Nếu như trước đó năm 2006, vốn FDI ròng vào VN chỉ là 2,4 tỷ USD, chiếm 3,62% GDP thì năm 2007 tăng kỷ lục 179% so với năm 2006, dòng vốn FDI ròng vào VN lên tới 6,7 tỷ USD, chiếm 8,65% GDP và năm 2008 tiếp tục tăng lên tới 9,58 tỷ USD, chiếm 9,66% GDP cả nước Bước sang năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008; dòng vốn FDI vào VN đã giảm hơn 20% và chỉ còn 7,6 tỷ USD, chiếm 7,17% GDP và sau đó gần như không biến động nhiều trong giai đoạn 2010 –
2014 Dòng chảy FDI ròng vào VN dao động quanh mức 8–9 tỷ USD, chiếm 4–5% GDP cả nước
Từ năm 2015 trở đi, dòng vốn FDI có xu hướng quay trở lại và tăng liên tục theo từng năm Cụ thể, tổng vốn FDI ròng vào VN tăng mạnh năm 2015 (tăng 28% so với năm 2014), đạt 11,8 tỷ USD; và đến năm 2019 con số này là 16,12 tỷ USD Nguyên nhân là do VN đã đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương Với lợi thế môi trường chính trị ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, chính sách ưu đãi thuế và nguồn lao động giá rẻ, VN đang trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, thu hút một lượng lớn dòng vốn FDI của các tập đoàn lớn trên thế giới như: Samsung, LG, Emart, Lotte, Doosan đầu tư vào Việt Nam
Năm 2020 sự bùng phát và lây lan của đại dịch Covid – 19 đã làm cho nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI toàn cầu Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), COVID – 19 đã khiến nguồn vốn FDI toàn cầu giảm giảm 35% vào năm 2020; tuy nhiên dòng vốn FDI
ĐO LƯỜNG HỘI NHẬP TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo ngày về chỉ số giá cổ phiếu từ cơ sở dữ liệu Thomson Reuters Eikon trong khoảng thời gian từ 30/11/2006 đến 11/3/2022 Các biến cho các mô hình là các chỉ số giá cổ phiếu, được dùng để tính suất sinh lời Do mục tiêu của nghiên cứu là đo lường mức độ hội nhập của thị trường cổ phiếu Việt Nam với các thị trường cổ phiếu lớn trong khu vực và trên thế giới, chúng tôi chọn 10 thị trường vốn bao gồm Việt Nam, các thị trường vốn lớn trong khu vực Châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các thị trường vốn nhỏ hơn trong khu vực Châu Á bao gồm Singapore, Hàn Quốc, Pháp và Đức đại diện cho thị trường vốn khu vực đồng tiền chung Châu Âu, Mỹ và Anh đại diện cho thị trường vốn thế giới Để đảm bảo cho sự thống nhất của dữ liệu, chúng tôi sử dụng các chỉ số giá cổ phiếu các quốc gia được tính bằng đồng USD và được xây dựng bởi Morgan Stanley Capital International (MSCI) được cung cấp bởi Thomson Reuters Eikon
Tần suất dữ liệu được lấy theo ngày Các suất sinh lời được tính bằng chênh lệch của logarit giá cổ phiếu ngày t so với ngày giao dịch liền trước
2.2.2 Mô hình và phương pháp
Nghiên cứu sử dụng mô hình GARCH – tương quan động có điều kiện (Generalized Autogressive Conditional Heterokedasticity – Dynamic conditional correlation – GARCH – DCC) (Engle & Sheppard, 2001) để phân tích mối tương quan có điều kiện thay đổi theo thời gian cho các thị trường, từ đó cho phép phát hiện hành vi của nhà đầu tư phản ứng trước những tin tức và cú sốc (Celik, 2012) Việc ước lượng mô hình GARCH – DCC theo Engle (2002) bao gồm hai bước: bước đầu tiên, phương sai có điều kiện được ước tính bằng mô hình GARCH đơn biến cho mỗi chuỗi thời gian; bước thứ hai để
147 ước tính DCC dựa trên phần dư chuẩn hoá thu được từ ước lượng GARCH ở bước đầu tiên Mô hình cho phép phương sai có điều kiện phụ thuộc vào độ trễ trước đây với suất sinh lời của tài sản k của một thị trường vốn được xác định bởi: r t = γ 0 + ∑ n k=1 γ k r t−k + γ US r t−1 U.S + ε t (2) Với ε t |Ω t−1 ~N(0, H t ) và t = 1, … , T; n là các độ trễ và được xác định bởi SBIC; r t−1 U.S được hiểu là AR (1) – suất sinh lời trễ của thị trường vốn Mỹ, thể hiện cho nhân tố toàn cầu; ε t là véc tơ các cú sốc trong điều kiện thông tin Ω t−1 Véc tơ ε t được giả định là tuân theo phân phối chuẩn đa biến có điều kiện với giá trị trung bình kỳ vọng bằng 0 và có ma trận hiệp phương sai thay đổi theo thời gian có điều kiện:
• D t = diag√h i,t (với i = 1, 2, , n ) là ma trận (n x n) của phương sai thay đổi theo thời gian của suất sinh lời từ mô hình GARCH đơn biến, với: h i,t = α i0 + ∑ q q=1 i b iq ε it−q 2 + ∑ p p=1 i c ip h i,t−p (4) α i0 là hằng số, b i và c i lần lượt là hiệu ứng ARCH và GARCH (điều kiện: b i + c i < 1); h i,t phụ thuộc vào giá trị quá khứ của véc tơ cú sốc ε i,t được đại diện bởi biến ε i,t−p bình phương, và các giá trị quá khứ của chính h i,t được đại diện bởi các biến h i,t−p
• R t là ma trận hệ số tương quan có điều kiện thay đổi theo thời gian, được xác định theo Engle và Sheppard (2001):
√q kk,t ), 𝒬 𝑡 là ma trận hiệp phương sai có điều kiện, dùng để xác định mối tương quan trong mô hình DCC tiêu chuẩn và được tính toán như sau:
𝒬 t = (1 − α − β)𝒬̅ + α(δ t−1 δ t−1 ′ ) + β𝒬 t−1 (6) Các phần dư được chuẩn hóa δ i,t = ε i,t /√h i,t được sử dụng để ước tính các mối tương quan; 𝒬̅ = E(δ t , δ t ′ ) là ma trận phương sai không điều kiện của phần dư được chuẩn hóa Các đại lượng vô hướng α, β ≥ 0, thể hiện hiệu ứng của cú sốc và tương quan động có điều kiện (DCC) trước đó lên DCC ở hiện tại Yêu cầu: α + β < 1 theo (Engle, 2002; Bauwens & Laurent, 2005), 𝒬 t |q ij,t | biểu thị ma trận phương sai – hiệp phương sai của δi,t
Tương quan có điều kiện tại thời diểm t được xác định như sau: ρ ij,t = q ij,t
∀i,j = 1, , n.i ≠j Với qij, t là phần tử của dòng thứ i và cột thứ j của ma trận 𝒬 t ρ ij,t = (1−α−β)q ̅̅̅̅+α(δ ij t−1 δ t−1
2.2.3 Kết quả Đối với ước lượng GARCH, có hai kết quả nổi trội Một là suất sinh lời trên thị trường chứng khoán Mỹ luôn dương, lớn, và có ý nghĩa thống kê trong phương trình trung bình, dao động từ 0,263 cho Đức đến 0,600 cho Hàn Quốc Kết quả này tương thích với nhiều nghiên cứu trước về tầm ảnh hưởng quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ đến các thị trường chứng khoán các nước Thứ hai, đối với phương trình phương sai, hệ số ARCH và GARCH luôn dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Thêm vào đó, tổng hệ số ARCH và GARCH gần bằng 1 đối với tất cả thị trường, thể hiện tính chất biến động cao của tỷ suất sinh lời cổ phiếu Đối với ước lượng tương quan động có điều
149 kiện, alpha và beta dương và thỏa α + β < 1 Hơn nữa, ước lượng alpha và beta cũng thể hiện rằng hầu hết quá trình DCC có quán tính cao Ở dòng cuối của bảng 15, chúng tôi tính toán giá trị trung bình của tương quan động có điều kiện của từng thị trường chứng khoán quốc tế với Việt Nam Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện tương quan thấp với các thị trường chứng khoán quốc tế, với hệ số tương quan đi từ 0,05 (đối với Anh) đến 0,1 (đối với Nhật Bản) DCC trung bình của thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường cổ phiếu Anh, Mỹ là thấp nhất trong các thị trường quốc tế dùng trong mẫu Trong khi đó, Việt Nam thể hiện mối tương quan cao hơn đối với các thị trường chứng khoán trong khu vực, với hệ số tương quan động trung bình từ 0,07 (đối với Singapore) đến 0,1 (đối với Nhật Bản) Mặc dù tương quan của thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường chứng khoán trong khu vực cao hơn so với các thị trường chứng khoán quốc tế nhưng hệ số tương quan vẫn còn thấp Để thể hiện rõ hơn sự thay đổi của hệ số tương quan động có điều kiện qua thời gian, chúng tôi vẽ đồ thị minh họa tương quan động có điều kiện cho từng cặp thị trường cổ phiếu Việt Nam và thị trường chứng khoán quốc tế trong biểu đồ 111 So với các quốc gia khác, DCC của thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nhiều bởi các cú sốc mặc dù tính quán tính của DCC vẫn chiếm ưu thế Trong khi đó, DCC của thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường chứng khoán khác trong mẫu ít chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc Về mối tương quan thì do đặc điểm dữ liệu theo ngày nên đồ thị DCC chưa thể hiện rõ mối tương quan động theo thời gian Do đó chúng tôi tiến hành lọc xu hướng bằng cách sử dụng bộ lọc Hodrick – Prescott (HP) để tìm ra xu thế chủ đạo trong DCC Biểu đồ 112 thể hiện kết quả lọc Hodrick – Prescott tương quan động có điều kiện cho từng cặp thị trường cổ phiếu Việt Nam và thị trường chứng khoán quốc tế Nhìn chung, DCC giữa Việt Nam và Nhật Bản khá ổn định và duy trì
150 ở mức gần bằng 0,1 Đối với hầu hết các quốc gia ngoại trừ Nhật Bản, hệ số tương quan trong giai đoạn đầu 2006 – 2008 là khá thấp (dưới 0,05), và sau đó tăng dần theo thời gian Đặc biệt trong giai đoạn đầu năm 2020, mối tương quan với các quốc gia tăng mạnh và đạt đỉnh, nhiều khả năng là do thông tin về dịch bệnh COVID – 19 đã bắt đầu lan rộng trên toàn cầu vào khoảng tháng
3 năm 2020; cá biệt hệ số tương quan tăng lên đến 0,25 với thị trường chứng khoán Singapore, sau đó mối tương quan giảm dần và trở lại mức thấp Tuy nhiên, điều này thể hiện mối tương quan trong phản ứng đối với cú sốc hơn là thể hiện mức độ hội nhập tăng lên Đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc, DCC trung bình là 0,09 Kết quả này tương thích với Yu và cộng sự (2010) Nghiên cứu của họ chỉ ra DCC của Trung Quốc với các thị trường trong khu vực là khoảng 0,1 hoặc thấp hơn Đồ thị cũng thể hiện mối tương quan tăng dần ở giai đoạn gần đây thể hiện sự gia tăng mối liên kết của thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường cổ phiếu Trung Quốc mặc dù mối liên kết còn khiêm tốn Đối với thị trường cổ phiếu Mỹ, tương quan động trung bình dao động trong khoảng 0,025 đến 0,15 Đồ thị cũng thể hiện tương quan động tăng lên gần bằng 0,1 trong giai đoạn 2008 – 2009 và gần bằng 0,15 vào khoảng đầu năm
2020, tương ứng với giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới và dịch bệnh COVID – 19 Sau đó tương quan động giảm còn gần 0,05 trong khoảng thời gian 2021 – 2022 Có thể nói rằng sự gia tăng tương quan động trong các khoảng thời gian trên là do sự lây lan các cú sốc làm tăng sự tương quan giữa các thị trường trong việc phản ứng với các cú sốc Điều này thể hiện thị trường cổ phiếu Việt Nam có mối liên kết ngày căng tăng đối với thị trường cổ phiếu
Mỹ Mặc dù có sự gia tăng, mối liên kết này vẫn còn rất khiêm tốn khi so với các quốc gia khác Ví dụ, Lean và Teng (2013) sử dụng cùng mô hình GARCH – DCC để nghiên cứu sự liên kết giữa thị trường chứng khoán Malaysia với thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật, Trung Quốc, và Ấn Độ Kết quả cho thấy
DCC của Malaysia với Mỹ dao động từ 0,35 đến 0,52 Yu và cộng sự (2010) cũng dùng mô hình GARCH – DCC nghiên cứu trạng thái hội nhập của các thị trường cổ phiếu trong khu vực Đông Nam Á không bao gồm Việt Nam Kết quả cho thấy DCC của một số quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản với các quốc gia Đông Nam Á khác đi từ 0,2 đến 0,5 Như vậy so với các quốc gia khác, mối liên kết giữa thị trường cổ phiếu Việt Nam và các thị trường cổ phiếu trong khu vực và quốc tế còn rất thấp Điều này có thể là do thị trường cổ phiếu Việt Nam còn non trẻ, mang đặc điểm của thị trường cổ phiếu cận biên là nhiều rủi ro và kém thanh khoản
Bảng 15: Ước lượng tương quan động có điều kiện suất sinh lời của thị trường cổ phiếu Việt Nam với các thị trường cổ phiếu quốc tế
Nhật Bản Trung Quốc Ấn Độ Hàn Quốc Singapore Pháp Đức Mỹ Anh
Phương trình trung bình AR(1) -0,152***
(0,014) (0,019) (0,017) (0,019) (0,013) (0,016) (0,017) (0,012) (0,015) Phương trình phương sai ARCH 0,128*** 0,083*** 0,095*** 0,085*** 0,088*** 0,134*** 0,103*** 0,147*** 0,108***
Phương trình trung bình AR(1) 0,126*** 0,129*** 0,130*** 0,131*** 0,128*** 0,129*** 0,128*** 0,126*** 0,128***
Phương trình phương sai ARCH 0,142*** 0,144*** 0,141*** 0,141*** 0,142*** 0,143*** 0,143*** 0,143*** 0,144***
Phần C Điều chỉnh Tương quan 0,085*** 0,253*** 0,095*** 0,089*** 0,102** 0,072*** 0,083*** 0,062** 0,140***
Chú thích: Độ trễ được xác định bằng chỉ tiêu SBIC, * p