1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế vĩ mô Việt Nam : Phân tích và dự báo. Tập 12 : Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2023

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2023
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,18 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. DIỄN BIẾN KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2023 (6)
  • PHẦN 2: TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 (26)
    • 2.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (26)
    • 2.2. LẠM PHÁT (38)
    • 2.3 TIỀN TỆ TÍN DỤNG (41)
    • 2.4 KHU VỰC NGÂN SÁCH - NỢ CÔNG (53)
      • 2.4.1 Khu vực ngân sách (53)
      • 2.4.2 Trái phiếu Chính phủ (56)
  • PHẦN 3. KỊCH BẢN KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM NĂM 2024 (61)
    • 3.1. TĂNG TRƯỞNG (61)
    • 3.2. LẠM PHÁT (63)
    • 3.3 TIỀN TỆ TÍN DỤNG (64)
    • 3.4 KHU VỰC NGÂN SÁCH - NỢ CÔNG (65)
      • 3.4.1 Khu vực ngân sách (65)
      • 3.4.2 Trái phiếu chính phủ (67)
  • PHẦN 4: ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (69)
    • 4.1. BỐI CẢNH CHUNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM (69)
    • 4.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (74)
      • 4.2.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh (74)
      • 4.2.2. Thực trạng chuyển giao công nghệ vào thành phố Hồ Chí Minh (79)
      • 4.2.3 Hạn chế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2023 (82)
    • 4.3 GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (83)
      • 4.3.1. Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh (83)
      • 4.3.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào thành phố Hồ Chí Minh (85)
  • PHẦN 5: KOLs TRONG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH (87)
    • 5.1. KOL LÀ AI? (87)
    • 5.2. KOLs TRONG TRUYỀN THÔNG THÔNG TIN TỚI CÔNG CHÚNG VÀ MỘT SỐ THÁCH THỨC ĐẶT RA (89)

Nội dung

Mặc dù tăng trưởng GDP đã mạnh hơn so với dự kiến trong năm 2023, nhưng mức độ tăng trưởng hiện vẫn đang ở mức vừa phải do tác động của các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, tăng trưởn

DIỄN BIẾN KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2023

1 Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những thách thức từ lạm phát dai dẳng và triển vọng tăng trưởng thấp Mặc dù tăng trưởng GDP đã mạnh hơn so với dự kiến trong năm 2023, nhưng mức độ tăng trưởng hiện vẫn đang ở mức vừa phải do tác động của các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, tăng trưởng thương mại yếu và niềm tin kinh doanh cũng như sức cầu tiêu dùng cho thấy đà giảm sút Song song với đó, các hạn chế đến từ điều kiện tài chính cùng với việc lãi suất thực tế kỳ vọng nhìn chung đã tăng hơn trong những tháng gần đây Hoạt động kinh doanh dường như chững lại đối với các lĩnh vực tương đối nhạy cảm với biến động lãi suất, đặc biệt là thị trường nhà ở tại các nền kinh tế phụ thuộc vào tài chính ngân hàng, nhất là ở khu vực châu Âu Căng thẳng địa chính trị gia tăng cũng một lần nữa làm tăng thêm tính thiếu chắc chắn về triển vọng kinh tế ngắn hạn

2 Tăng trưởng GDP toàn cầu được dự đoán sẽ giảm xuống 2,7% vào năm

2024, từ mức 2,9% trong năm nay, trước khi tăng lên 3% vào năm 2025 khi tăng trưởng thu nhập thực tế phục hồi và lãi suất chính sách bắt đầu giảm Sự khác biệt ngày càng tăng giữa các nền kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, với tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế thị trường mới nổi nhìn chung ổn định hơn so với các nền kinh tế tiên tiến và tốc độ tăng trưởng ở khu vực châu Âu tương đối thấp so với tốc độ tăng trưởng ở các nước Bắc Mỹ và các nền kinh tế lớn ở châu Á Lạm phát giá tiêu dùng hàng năm ở các nền kinh tế G20 được dự đoán sẽ tiếp tục giảm dần khi áp lực chi phí được xoa dịu, giảm xuống lần lượt là 5,8% và 3,8% trong năm 2024 và 2025, từ mức 6,2% vào năm 2023 Đến năm 2025, lạm phát được dự báo sẽ trở lại mục tiêu trong hầu hết các nền kinh tế lớn

Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP (%) toàn cầu và một số quốc gia điển hình

3 Nhìn chung, trong bối cảnh những cú sốc tiêu cực xuất phát từ cuộc xung đột giữ Ukraine và Nga cũng như việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ khi các ngân hàng trung ương ứng phó với lạm phát vượt mục tiêu, tăng trưởng toàn cầu đã cho thấy một sự phục hồi tương đối Tuy vậy, dữ liệu cũng cho thấy sự khác biệt ngày càng tăng giữa các quốc gia Tăng trưởng đã chậm lại ở nhiều nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là ở châu Âu Nền kinh tế khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng 0,1% trong năm tính đến quý

3 năm 2023 và một số quốc gia đã chứng kiến sản lượng sụt giảm so với cùng kỳ, đặc biệt là ở khu vực Trung và Đông Âu Ngược lại, tăng trưởng GDP được duy trì tốt hơn ở Hoa Kỳ và nhiều nền kinh tế sản xuất hàng hóa khác Bên cạnh đó, các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển đã duy trì tốc độ tăng trưởng gần bằng tốc độ tăng trưởng trước đại dịch Nhật Bản - nền kinh tế tiên tiến lớn duy nhất chưa thắt chặt chính sách tiền tệ - có mức tăng trưởng trên xu hướng trong năm qua mặc dù phải đối mặt với giá năng lượng tăng cao và sản lượng giảm trong quý 3 năm 2023 Tăng trưởng ở Trung Quốc không ổn định kể từ khi mở cửa trở lại nền kinh tế Nền kinh tế vào đầu năm

2023, trong bối cảnh áp lực liên tục đến từ lĩnh vực bất động sản, nhưng cũng

Euro area Japan China đã ổn định trong quý 3 nhờ việc thực hiện một loạt các biện pháp chính sách để hỗ trợ hoạt động

4 Lạm phát nhìn chung đã giảm ở hầu hết các nước trong năm qua, chủ yếu là do sự đảo chiều một phần của đợt tăng giá năng lượng rất cao trong hai năm trước Tuy nhiên, kể từ tháng 6, việc cắt giảm sản lượng của các nền kinh tế chủ chốt trong OPEC+ đã góp phần khiến giá tăng cao Một loạt sự gián đoạn nguồn cung, cùng với căng thẳng địa chính trị gia tăng, cũng góp phần gây ra biến động giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu vào nửa cuối năm 2023 Giá dầu tăng kể từ tháng 6 đã được phản ánh trong giá bán lẻ xăng, với lạm phát chung tăng trở lại ở một số nước có thị trường tiên tiến và mới nổi Lạm phát lõi được ước tính giảm xuống mức dưới 3% ở toàn bộ các nền kinh tế G7 trong quý 3 năm 2023, giảm từ mức hơn 4% trong nửa đầu năm nay

Biểu đồ 2: Diễn biến lạm phát ở một số quốc gia

5 Ở hầu hết các quốc gia, các điều kiện tài chính thắt chặt hơn đang ngày càng đè nặng lên những khoản chi tiêu nhạy cảm với sự biến động của lãi suất Tuy nhiên, tổng mức tiêu dùng hộ gia đình vẫn tăng tốt hơn dự kiến ở các nền kinh tế tiên tiến Chi tiêu cũng được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng việc làm đủ mạnh để giữ tỷ lệ thất nghiệp ở gần mức thấp lịch sử ở nhiều quốc gia Ở một số nền kinh tế, đáng chú ý nhất là Hoa Kỳ, chi tiêu hộ gia đình đang được duy trì nhờ tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình tiếp tục ở mức thấp, với số tiền tiết kiệm vượt mức từ năm đầu tiên của đại dịch đã giảm trong hai năm qua

6 Tăng trưởng thương mại toàn cầu yếu đi một cách đáng kinh ngạc trong năm qua Khối lượng hàng hóa và dịch vụ được giao dịch ước tính chỉ tăng 0,1% theo tỷ lệ hàng năm trong nửa đầu năm 2023, sau khi tăng trưởng yếu trong nửa cuối năm 2022 Khối lượng thương mại hàng hóa giảm 1,9% hàng năm trong nửa đầu năm trong năm, trong khi khối lượng thương mại dịch vụ ước tính tăng 6,6% do việc bình thường hóa hoạt động du lịch đang diễn ra ở châu Á Khối lượng thương mại tăng mạnh ở Trung Quốc trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022 Dữ liệu trong quý 3 cũng cho thấy sự phục hồi trong tăng trưởng thương mại ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, bên cạnh tốc độ tăng trưởng thương mại chậm hơn nhưng vẫn khá tích cực của Trung Quốc Ngược lại, khối lượng thương mại ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha và

Biểu đồ 3: Tăng trưởng khối lượng thương mại

Nguồn: OECD (2023a, b); S&P Global; Bank of Japan; WorldBank (2023); IMF (2023) (Dynamic Asian Economies: Hong Kong (China), Malaysia, the

Philippines, Singapore, Chinese Taipei, Thailand & Viet Nam)

8 Các chỉ số ngắn hạn cho thấy thương mại sẽ chỉ phục hồi dần dần sau đợt suy thoái hiện tại Các chỉ số hoạt động tổng hợp của cảng container cho thấy tổng khối lượng phục hồi nhẹ, bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc Giá vận chuyển hàng hóa cũng giảm mặc dù chi phí năng lượng tăng Giá cước vận chuyển trên hầu hết các tuyến vẫn ở mức thấp, gần bằng mức

United States European Union Dynamic Asian economies

H1 2022 H2 2022 H1 2023 trung bình trong thập kỷ trước đại dịch Bất chấp những dấu hiệu suy yếu này, sản xuất ô tô vẫn tăng trong quý 3 và cho thấy sản xuất liên quan đến công nghệ ở châu Á đã bắt đầu cải thiện, mặc dù ở mức thấp Du lịch quốc tế phần lớn đã phục hồi sau cú sốc đại dịch, tuy số lượng khách du lịch Trung Quốc vẫn thấp hơn khoảng 45% so với mức trước đại dịch Cho đến nay, cuộc xung đột giữ Israel và Hamas đã không làm gián đoạn dòng hàng hóa hoặc dầu qua eo biển Hormuz hoặc kênh đào Suez, nhưng nó gây ra một số rủi ro đáng kể

Biểu đồ 4: Các chỉ số hoạt động trong các ngành giao dịch chính

Nguồn: OECD (2023a, b); S&P Global; Bank of Japan; WorldBank (2023);

9 Sau sự phục hồi nhanh chóng từ những tháng đầu sau đại dịch, tỷ lệ thương mại toàn cầu trên GDP đã tăng lên trên mức năm 2018 vào quý 4 năm 2021 và duy trì ở mức này cho đến quý 3 năm 2022 Tuy nhiên, tỷ lệ thương mại trên GDP vẫn ở dưới mức mong đợi nếu chỉ tiếp tục tăng với tốc độ tương tự như thập kỷ trước đại dịch Kể từ giữa năm 2022, thương mại hàng hóa thấp hơn đã đẩy tổng thương mại so với GDP xuống thấp Sự suy giảm gần đây cùng với tỷ lệ thương mại trên GDP ngày càng ổn định kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phản ánh sự kết hợp của các yếu tố mang tính chu kỳ và cơ cấu Hiểu được liệu các yếu tố mang tính chu kỳ hay cơ cấu

Global autos production Asian tech cycleCommercial flights Passenger travel chiếm ưu thế hơn sẽ mang lại hiểu biết về rủi ro đối với triển vọng thương mại cũng như những con đường tiềm năng mà qua đó các chính sách có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại phục hồi

10 Lãi suất cao hơn và điều kiện tín dụng thắt chặt hơn cũng bắt đầu ảnh hưởng đến chi phí và tính sẵn có của tài chính thương mại Theo đó, một số khảo sát chỉ ra rằng chi phí tài trợ thương mại đã tăng mạnh đối với các doanh nghiệp và hiện là rào cản quan trọng thứ hai đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Ngoài ra, hơn một phần ba số doanh nghiệp nhấn mạnh việc thiếu nguồn tài chính là một vấn đề quan trọng của chuỗi cung ứng, trong khi 22% nhấn mạnh đây là trở ngại cấp bách nhất đối với tăng trưởng

Biểu đồ 5: Thương mại toàn cầu trên GDP theo sản phẩm

Nguồn: Refinitiv; OECD (2023); WorldBank (2023); IMF (2023)

Biểu đồ 6: Những trở ngại đối với tăng trưởng thương mại giai đoạn 2023-24

11 Các điều kiện tài chính gần như bị thắt chặt ở hầu hết các nền kinh tế lớn Điều này phản ánh tác động tích lũy của việc tăng lãi suất chính sách trong quá khứ, việc thắt chặt định lượng, sự đánh giá lại của các bên tham gia thị trường về lộ trình lãi suất chính sách dự kiến trong tương lai và một số tái định giá rủi ro trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng Tuy nhiên, các chỉ số về căng thẳng tài chính hệ thống nhìn chung vẫn được kiểm soát và có một số dấu hiệu cho thấy khẩu vị rủi ro đã bắt đầu hồi sinh gần đây khi tình trạng giảm phát vẫn tiếp tục

12 Lãi suất thực trong tương lai đều dương ở hầu hết các nền kinh tế lớn (Nhật Bản là một trường hợp ngoại lệ) với lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn danh nghĩa cũng tăng đáng kể trong những tháng gần đây ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến Tại Hoa Kỳ, cả lãi suất dài hạn thực và lãi suất danh nghĩa hiện đang ở quanh mức được quan sát trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Sự thay đổi kỳ vọng của thị trường về lộ trình lãi suất chính sách trong tương lai đã góp phần làm tăng lãi suất dài hạn, nhưng phí bảo hiểm kỳ hạn cũng tăng ở nhiều nền kinh tế tiên tiến Lãi suất dài hạn và chênh lệch

Disruption of production/supply chain

Lack of access to finance

Economic uncertainty trái phiếu chính phủ cũng tăng ở hầu hết các nền kinh tế thị trường mới nổi Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu chính phủ danh nghĩa đã giảm ở Brazil, cùng với lạm phát giảm cho phép ngân hàng trung ương bắt đầu giảm lãi suất chính sách, mặc dù lãi suất thực dài hạn vẫn ở mức cao

Biểu đồ 7: Lãi suất thực ngắn hạn trong tương lai ở một số nền kinh tế

Biểu đồ 8: Lãi suất thực dài hạn trong tương lai ở một số nền kinh tế

United States Euro area Japan United Kingdom Brazil

United States Euro area Japan United Kingdom Brazil

Nguồn: Banco Central do Brasil; Bank of England; Bank of Japan; Board of Governors of the Federal Reserve System; OECD (2023a, b); European

TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

30 Năm 2023 tăng trưởng kinh tế đạt 5,1%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,5%, nhưng vẫn cao hơn mức dự báo và nằm trong nhóm những nền kinh tế tăng trưởng cao toàn cầu Dù vậy, cũng cần nhìn nhận thực tế rằng đầy là mức tăng thấp nhất tính từ năm 2000 trở lại đây nếu không tính hai năm đại dịch Diễn biến tăng trưởng hàng quý năm 2023 cho thấy một xu hướng dốc lên rất lạc quan Tăng trưởng GDP quý I và quý II/2023 lần lượt là 3,32% và 4,14%; quý III tăng trưởng ở mức cao hơn là 5,33% và đặc biệt quý

Biểu đồ 17: Tăng trưởng kinh tế các quí năm 2023

31 Xét trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế năm 2023 đã thấp hơn mức sản lượng tiềm năng ngay cả khi tăng trưởng kinh tế của giai đoạn này ở mức thấp nhất trong giai đoạn 30 năm trở lại đây Sản lượng tiềm năng sụt giảm là vấn đề chung xảy ra tại nhiều nền kinh tế từ sau khủng hoảng tài chính 2008 nhưng Việt Nam đang ở điểm cuối thấp nhất trên đường sản lượng tiềm năng của mình Trong mọi trường hợp, tình trạng này phản ánh sự cần thiết của những nỗ lực cải cách cấu trúc nền kinh tế sâu rộng nhằm hỗ trợ sự gia tăng lâu dài trong sản xuất và việc làm cũng như mở đường cho sự phục hồi kinh tế trong dài hạn Bài học kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy rằng cải thiện

Q1 Q2 Q3 Q4 năng suất là chìa khoá để duy trì mức tăng trưởng cao trong dài hạn, đặc biệt là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế

Tăng trưởng sản lượng thực tế, sản lượng tiềm năng và độ lệch sản lượng Việt Nam giai đoạn 2015-2023

*Sản lượng tiềm năng được tính bằng bộ lọc Hodrick Prescott; Trục trái: Tăng trưởng GDP thực tế, Tăng trưởng GDP tiềm năng; Trục phải: Độ lệch Nguồn: GSO (2023) và tính toán của nhóm tác giả

32 Tăng trưởng năng suất sản xuất của Việt Nam lại không bền vững trong 30 năm qua, và đi ngang trong những năm gần đây Tốc độ tăng trưởng TFP trung bình là 2,1% cho đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á Giữa những năm 2000-07, TFP tăng trưởng chậm hơn, trung bình dưới 1% Khủng hoảng tài chính 2008 và bất ổn tài chính trong nước năm

2008 và 2011 đã khiến tốc độ tăng trưởng TFP chậm lại Kể từ năm 2013, TFP đã phục hồi và tăng trưởng bình quân 1,7%/ năm

33 Sản xuất ở các khu vực đều ghi nhận tăng trưởng so với năm trước, dẫn đầu là khu vực dịch vụ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng

3.83% (2022 tăng trưởng 3.2%), đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3.74% (năm 2022 tăng trưởng 10.3%), đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng trưởng 6.82% (năm 2023 tăng trưởng 12,2%), đóng góp 62,29%

1 9 9 5 1 9 9 6 1 9 9 7 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0 2 0 2 1 2 0 2 2 2 0 2 3 Độ lệch (%) Tăng trưởng GDP thực tế (%)

Tăng trưởng GDP tiềm năng (%)

Biểu đồ 18: Tăng trưởng GDP phân theo ngành kinh tế

34 Khu vực nông – lâm – thuỷ sản tăng trưởng tích cực với mức tăng liên tiếp ở năm thứ 4 Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3,88% so với năm trước, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Xuất khẩu một số nông sản tăng mạnh và sự phát triển ổn định của chăn nuôi là 2 nguyên nhân chính yếu cho mức tăng cao nhất từ 2012 này của ngành nông nghiệp Ngành thuỷ sản tăng thấp hơn đáng kể so với năm trước do sự sụt giảm của xuất khẩu sang các thị trường, mức tăng của năm 2023 là 3,71%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung Đây cũng là ngành có sự biến động trong sản xuất lớn nhất do phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nước ngoài Ngành lâm nghiệp có mức tăng trưởng 3,74%; đây là mức tăng trưởng thấp nhất của ngành từ 2011, đóng góp 0,022 điểm phần trăm vào mức tăng chung

NN-LN-TS CN&XD

Biểu đồ 19: Tăng trưởng khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản

35 Sản xuất công nghiệp trải qua một năm đầy khó khăn do suy giảm tổng cầu thế giới Sản xuất công nghiệp chỉ đạt mức tăng trưởng 3,02% (năm

2022 tăng trưởng 10.3%), đây là mức tăng thấp nhất từ năm 2011, kể cả 2 năm đại dịch Trong mức tăng của ngành, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62% (năm 2022 tăng 11.4%), cũng là mức tăng thấp nhất từ năm 2011, đóng góp 0,93 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,79% (năm 2022 tăng 7.5%), đóng góp góp 0,14 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5.18% (năm 2022 tăng 7.3%), đóng góp 0.03 điểm phần trăm vào mức tăng chung Ngành khai khoáng giảm mạnh 3.17% (năm 2022 tăng 4.42%), làm giảm 0.1 điểm phần trăm của mức tăng chung

NN-LN-TS Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản

Biểu đồ 20: Tăng trưởng ngành công nghiệp theo quý năm 2022

36 Ngành chế biến - chế tạo vẫn giữ vai trò dẫn dắt tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung dù mức tăng không dẫn đầu Do sụt giảm tổng cầu thế giới, sản xuất của ngành đã đối diện với những thách thức lớn ngay từ những ngày đầu năm Tình hình dần được cải thiện ở những tháng sau đó đặc biệt là những tháng cuối năm, tuy nhiên, không đủ để mang đến mức tăng trưởng như những năm trước Kịch bản diễn biến tăng trưởng sản xuất của ngành năm 2023 rất giống với năm 2020, càng về những tháng cuối năm, mức tăng trưởng sản xuất càng được cải thiện Tuy nhiên, sản xuất ngành chế biến chế tạo ở năm này lại thấp hơn năm 2020 và cả 2021 – là 2 năm đại dịch

Quí I Quí II Quí III Quí IV 2023

Khai khoángCông nghiệp chế biến chế tạoSản xuất và phân phối điệnCung cấp nước; quản lý và xử lý rác tải, nước thảiToàn ngành công nghiệp

Biểu đồ 21: Tăng trưởng sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo giai đoạn 2018-2023

37 Ngành xây dựng giữ được nhịp tăng trưởng như năm 2022 (năm 2022 tăng trưởng 7%) và là ngành có mức tăng trưởng cao nhất trong năm

2023 phản ánh cho nguồn lực của tăng trưởng năm nay là ở đầu tư công

Tăng trưởng của ngành trong năm 2023 đạt 7%, đóng góp 0.34 điểm phần trăm vào mức tăng chung Tăng trưởng của ngành ở quý I khá thấp, chỉ có 1.95%, do tiếp nối ảnh hưởng của những thông tin bất lợi vào cuối năm 2022 gây khó khăn cho dòng tiền vào thị trường bất động sản và tiến độ thực hiện dự án Từ quý II mức tăng trưởng được cải thiện phần nào nhờ những nỗ lực của giải ngân đầu tư công Tăng trưởng của ngành trong 3 quí còn lại của năm lần lượt là 7.1%, 8% và 9.3%

Biểu đồ 22: Tăng trưởng ngành xây dựng hàng quý giai đoạn 2015-2022

38 Khu vực dịch vụ tiếp tục phục hồi nhưng với tốc độ chừng mực hơn so với năm trước, đạt mức tăng trưởng 6.82% (năm 2022 tăng trưởng là 12.2%) Điều quan trọng là mức tăng trưởng của khu vực rất đều giữa các quý với sự vượt trội nhẹ của quý IV phản ánh cho sự ổn định của khu vực này, lần lượt là 6.79%, 6.1%, 6.4% và 7.3% Một số ngành dịch vụ thị trường vẫn giữ được đà tăng trưởng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng tăng thêm toàn nền kinh tế như: ngành bán buôn, bán lẻ tăng 8.82%, đóng góp 0.86 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 9.18%, đóng góp 0.55 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6.24%, đóng góp 0.37 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ là 12.24%, đóng góp 0.31 điểm phần trăm

Xem xét đóng góp của các khu vực trong giá trị tăng thêm của nền kinh tế trong những năm gần đây có thể thấy được sự ổn định của khu vực dịch vụ, nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản Sự kém ổn định của khu vực sản xuất công nghiệp là phần gây nên biến động của tăng trưởng nền kinh tế hàng năm, trừ hai năm đại dịch

Quí I Quí II Quí III Quí IV Cả năm

Biểu đồ 23: Đóng góp sản xuất các ngành vào tăng trưởng

Biểu đồ 24: Đóng góp sản xuất các ngành vào tăng trưởng

CN-XD NN-LN-TS DV Thuê sản phẩm từ trợ cấp

Lưu trú và ăn uống Van tai kho bai Nong nghiep

SX va phan phoi dien

Hoat dong t/chinh, NH, BH Xay dung

Ban buon va ban le; sua chua

Cong nghiep che bien, che tao

39 Từ góc độ chi tiêu GDP, tăng trưởng tiêu dùng năm 2023 rất cầm chừng, chưa được ẵ mức tăng của năm 2022 Tổng mức bỏn lẻ hàng húa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước (năm 2022 tăng 20%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1% (năm 2022 tăng 15,8%) Sự dè dặt trong tiêu dùng đến từ sự kém lạc quan về diễn biến kinh tế do những căng thẳng từ khu vực tài chính, sự đóng băng của thị trường bất động sản và khó khăn của hoạt động xuất khẩu So với năm 2022, số doanh nghiệp tạm thời dừng kinh doanh có thời hạn tăng 20%, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 29% Tình hình cắt giảm giờ làm, sa thải công nhân của các doanh nghiệp từ tháng 6 càng làm cho các quyết định tiêu dùng càng chặt chẽ lẫn dè dặt

40 Đầu tư toàn xã hội ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong hơn một thập kỷ nếu không tính hai năm đại dịch Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm trước Trong đó, vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong hơn hai thập kỷ, thấp hơn cả hai năm đại dịch Đầu tư khu vực ngoài nhà nước chỉ đạt 1919.7 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng ghi nhận mức tăng trưởng rất thấp là 5,4% so với cùng kỳ năm trước (chỉ cao hơn năm 2012, 2013 và hai năm đại dịch) Những con số này phản ánh cho viễn cảnh kém lạc quan về tình hình kinh tế trong nước nói riêng và toàn cầu nói chung như đã được đề cập ở trên Do vậy, đầu tư khu vực nhà nước buộc phải thể hiện vai trò chống đỡ cho hoạt động của nền kinh tế Đầu tư từ nguồn ngân sách tăng 21.2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất từ năm 2011

Biểu đồ 25: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2019-2023

41 Mặc dù vốn thực hiện tăng không đáng kể, đầu tư trực tiếp nước ngoài ghi nhận mức vốn đăng ký rất lạc quan Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2023 ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua

LẠM PHÁT

46 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 được ghi nhận ở mức 3.25%, thấp hơn mức mục tiêu Quốc hội đặt ra Lạm phát cơ bản bình quân năm

2022 tăng 4.16% so với bình quân năm 2023, là mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây, giai đoạn 2014-2023 Mức tăng của lạm phát cơ bản cao hơn so với lạm phát tổng thể là một tín hiệu đáng được lưu ý Về mặt kỹ thuật tính toán, sự giảm nhiệt của giá xăng dầu và lương thực đã làm giảm lạm phát tổng thể Bình quân giá xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm trước, giá gas giảm 6,94% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản Về mặt xu hướng dài hạn, lạm phát cơ bản tăng hàm ý áp lực lạm phát trong nền kinh tế vẫn cần được lưu ý

Biểu đồ 28: Diễn biến lạm phát giai đoạn 2012 – 2023 (%, yoy)

47 Trong năm 2023, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có CPI bình quân tăng so với năm 2021 Dẫn đầu là nhóm Giáo dục (tăng 7,44%), tiếp theo là các nhóm Nhà ở, vật liệu xây dựng (tăng 6.58%), Hàng hoá khác (tăng 4.65%), Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 3,44%)… Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ

Lạm phát tổng thể Lạm phát cơ bản có CPI bình quân giảm so với năm 2020 bao gồm: Giao thông (giảm 2.49%), Bưu chính viễn thông (giảm 0.81 %) Diễn biến tăng của CPI bình quân năm

2023 chủ yếu do các nguyên nhân: (i) tăng học phí bậc đại học sau một thời gian giữ ổn định; (ii) sự tăng giá của nhóm văn hoá, thể thao, giải trí khi các hoạt động này phục hồi trở lại; (iii) giá các mặt hàng thiết yếu tăng do các nguyên liệu vật tư khan hiếm

Biểu đồ 29: Biến động giá các nhóm hàng năm 2023 (%, ayoy)

48 Giáo dục là nhóm hàng tăng giá mạnh nhất trong năm CPI nhóm hàng này tăng 7.44%, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 7.85%, làm CPI tăng 0.46 điểm phần trăm Về diễn biến, trong 5 tháng đầu năm, nhóm hàng này liên tục giảm giá và chỉ bắt đầu tăng từ tháng 6/2023 và tăng liên tục các tháng sau đó với tháng tăng mạnh nhất là tháng 8 và 9 Trong các năm 2021, 2022, 2023, Chính phủ đã yêu cầu các trường đại học, các địa phương không tăng học phí so với năm 2020 nhằm hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng nặng nề trong và sau dịch COVID-19 Do vậy, học phí đầu năm học 2023-2024 đã được nhiều địa phương điều chỉnh theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP Nghị định 97/2023/NĐ-

CP vừa ban hành đầu năm 2024 mặc dù có điều chỉnh so với nghị định 81 nhưng cũng là kịch bản tăng học phí năm 2023-2024

Giao thông Văn hóa, thể thao, giải trí

May mặc, mũ nón, giày dép

Thiết bị, đồ dùng GĐ Đồ uống, thuốc lá

Giáo dục Hàng ăn và DV ăn uống

49 Nhà ở, vật liệu xây dựng là nhóm hàng tăng giá mạnh thứ hai trong năm CPI nhóm này tăng 6.58%, làm CPI chung tăng 1.24 điểm phần trăm

Thị trường vật liệu xây dựng có nhiều biến động trong năm, một số loại vật liệu cát, đá khan hiếm do tình trạng khan hiếm nguồn cung và nhiều bất cập trong cấp phép mỏ vật liệu Biến động mạnh nhất của thị trường VLXD là mặt hàng thép xây dựng, có thời điểm giá thép lên đến gần 16 triệu đồng/tấn Giá các mặt hàng gạch, cát xây dựng… cũng không ngừng tăng lên Song song đó giá nhà ở cũng tăng cao cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình tăng giá của nhóm hàng này

50 Đối với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình và giá lương thực là nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI Hai nhóm hàng này tăng giá liên tục hàng tháng trong năm, trong đó lương thực tăng 6.85%, làm tăng 0.25 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 4.79%, làm tăng 0.15 điểm phần trăm Giá gạo tăng cao 6.77% theo giá gạo xuất khẩu mà nguyên nhân chủ yếu là lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Nga, UAE, xung đột chính trị và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino Sự tăng lên của giá gạo cũng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến và ngũ cốc khác như giá khoai, bún, bánh phở, bột mì… Nhóm hàng thực phẩm lại tăng rất chừng mực, chỉ 2.33%, đóng góp 0.5 điểm phần trăm; thường chủ yếu vào các dịp lễ tết

51 Nhóm hàng điện sinh hoạt cũng tăng mạnh 4.86%, làm CPI tăng 0.16 điểm phần trăm, do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với từ ngày 04/5/2023 và ngày 09/11/2023, EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3.29% so với năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, do nguyên liệu sản xuất và chi phí nhân công tăng

Biểu đồ 30: Diễn biến tăng giá hàng tháng của nhóm hàng tăng mạnh trong năm 2023

52 Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, các yếu tố chính góp phần kiềm chế tốc độ tăng của CPI năm 2023 Thứ nhất, giao thông giảm 2.49% do sự hạ nhiệt của giá xăng dầu trong nước sau nhiều lần điều chỉnh theo biến động giá thế giới Chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm 2022, làm CPI chung giảm 0,4 điểm phần trăm; dầu hỏa giảm 10,02% Chỉ số giá nhóm gas cũng giảm 6,94% so với năm 2022, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm Thứ hai, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,81% so với năm trước do giá điện thoại di động thế hệ cũ giảm

53 Như vậy, lạm phát năm 2023 trong sự kiểm soát và đạt mục tiêu Quốc hội đề ra Mức lạm phát 3.25% có nguyên nhân chủ yếu là chi phí đẩy; nguyên nhân cầu kéo tập trung chủ yếu ở nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, mà nhóm hàng này lại đóng góp ít vào CPI nên không đáng kể Trong lịch sử, lạm phát chi phí đẩy luôn là thách thức với điều hành vĩ mô do những can thiệp từ tài khoá hoặc tiền tệ đều chỉ có thể tác động lên tổng cầu.

TIỀN TỆ TÍN DỤNG

54 Nền kinh tế toàn cầu sau khi hứng chịu cú sốc đại dịch Covid-19 lớn nhất trong 75 năm qua đã đang dần phục hồi trở lại GDP toàn cầu quý 2 năm 2023 đã tăng 3,4% so với một năm trước đó Từ sự phục hồi mạnh mẽ ban đầu, tốc độ dường như đang chậm lại do các khó khăn đến từ cuộc xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu, sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng tăng

Lương thực Ăn uống ngoài gia đình

Giáo dục Nhà ở và vật liệu xây dựng và các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đồng bộ thắt chặt các điều kiện tiền tệ nhằm khôi phục sự ổn định về giá Có thể thấy, một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trong năm 2023 vẫn là phục hồi kinh tế và giảm lạm phát Lạm phát toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt, dự kiến từ mức đỉnh 8,7% năm 2022 xuống 6,9% năm 2023 và 5,8% năm 2024 Tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ 3,5% năm 2022 xuống còn 3% năm 2023 và 2,9% năm

2024 Đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tại Châu Á, tăng trưởng dự kiến sẽ từ 4,5% năm 2022 lên 5,2% năm 2023 và 4,8% năm 2024 (IMF Research, 2023)

Biểu đồ 31: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lạm phát toàn cầu

55 Ngày 07/11/2023, Việt Nam tiếp tục không nằm trong Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ của Hoa Kỳ Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra nhận xét tích cực đối với công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh nhiều khó khăn thách thức nhưng vẫn duy trì được sự ổn định của thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế vĩ mô (NHNN, 2023a)

56 Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN năm 2023 tiếp tục bám sát nội dung Nghị quyết số 68/2022/QH15 cũng như Nghị quyết số 11/NQ-

CP, Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm, các kế hoạch kinh tế vĩ mô khác của Chính phủ

Do đó, NHNN điều hành CSTT theo hướng linh hoạt, thường xuyên phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả với chính sách tài khoá và các chính sách vĩ mô khác

Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển Châu Á

Lạm phát toàn cầu (%) nhằm đảm bảo đạt mục tiêu chung của CSTT cũng như góp phần đạt được các chỉ tiêu vĩ mô mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra

57 Về tổng phương tiện thanh toán: NHNN luôn chú trọng điều tiết hợp lý mức độ tăng (giảm) tổng phương tiện thanh toán, chủ động cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từng giai đoạn Trong năm 2023, trong khi 3 tháng đầu năm NHNN thực thi CSTT thắt chặt bằng cách giảm cung tiền thì chiều hướng điều hành CSTT có xu hướng ngược lại trong các tháng tiếp theo trên cơ sở xem xét diễn biến mức lạm phát trong nước (đã có xu hướng giảm và được kiểm soát khá tốt) Tính đến tháng 9/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,62% so với cuối năm

2022 và cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (tháng 9/2022: 3,21%) Mức tăng trưởng này phù hợp với bối cảnh NHNN vừa thực thi chính sách kiểm soát lạm phát nhưng vẫn phải đảm bảo cân đối vĩ mô (hạ mặt bằng lãi suất) góp phần hỗ trợ vốn và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2023 tại Việt Nam Để điều tiết lượng cung tiền, NHNN sử dụng phối hợp đồng bộ và linh hoạt các công cụ CSTT (NHNN, 2023h)

Biểu đồ 32: Tăng (giảm) tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại các TCTD 09/2022 – 09/2023

* Số liệu Tổng phương tiện thanh toán tại báo cáo này chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các TCTD khác trong nước mua

Biểu đồ 33: Tốc độ tăng/giảm CPI hàng tháng so với tháng trước (%) năm 2023

Tốc độ tăng (giảm) so với cuối năm (%)

Tổng phương tiện thanh toán (*) - Tiền gửi của các TCKT

- Tiền gửi của dân cư

58 Về tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế: NHNN tiếp tục với điều hành linh hoạt, thận trọng đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế Ngay từ đầu năm 2023, NHNN xác định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14 – 15% và được linh hoạt điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế Trong 6 tháng cuối năm, căn cứ vào tình hình tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm, ngày 10/7/2023, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 với mức giao toàn hệ thống là khoảng 14,5% Đến ngày 29/11/2023, NHNN đã tăng thêm mức tăng trưởng tín dụng cho các TCTD có dư nợ tín dụng đạt đến 80% chỉ tiêu tín dụng đã được thông báo, đồng thời ưu tiên thêm cho những TCTD tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp trong thời gian vừa qua (NHNN, 2023e)

59 Tính đến 30/11/2023, tăng trưởng tín dụng đang đi đúng xu hướng nhưng mức tăng còn khá thấp so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 9,15% so với cuối năm 2022 (tháng 11/2022: 12,01%) (Hình 3) (NHNN, 2023d, 2023g) Mức tăng này còn khá xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2023 (dư địa cho tăng trưởng tín dụng còn khoảng 700.000 tỷ đồng) cho thấy nhu cầu vốn còn khá thấp và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn

Tháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9 Tháng

10Tháng11 còn một số khó khăn nhất định Tuy nhiên, xét theo bối cảnh tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam và toàn cầu năm 2023 có dấu hiệu chậm lại thì mức tăng trưởng tín dụng này khá phù hợp

Biểu đồ 34: Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế tháng 10/2022 – 11/2023

60 Trong 10 tháng năm 2023, cơ cấu dư nợ tín dụng có chiều hướng dịch chuyển nhẹ so với cuối năm 2022 ở các lĩnh vực, trong đó dư nợ chiếm tỷ trọng thấp nhất 7,2% ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, cao nhất ở lĩnh vực hoạt động dịch vụ khác 39,4%; công nghiệp và xây dựng chiếm 25,9%; hoạt động thương mại, vận tải và viễn thông chiếm 27,4% Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tính tới ngày 30/11/2023 khoảng 13 triệu tỷ đồng (NHNN, 2023d, 2023g) Chiều hướng dịch chuyển nhẹ dòng vốn tín dụng diễn ra ở các ngành nghề lĩnh vực cụ thể như sau: giảm nhẹ dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và lĩnh vực các hoạt động dịch vụ khác, tăng nhẹ dư nợ tín dụng lĩnh vực hoạt động thương mại, vận tải và viễn thông

Biểu đồ 35: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế 01/2023 – 10/2023

Tốc độ tăng (giảm) so với cuối năm (%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng

Hoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn thông Các hoạt động dịch vụ khác

61 Về nghiệp vụ thị trường mở: Trong năm 2023, hoạt động trên thị trường mở diễn ra khá sôi động vào khoảng nửa đầu và nửa cuối năm 2023 Số phiên chào mua trung bình khoảng 20 phiên/tháng trong khi số phiên chào bán trung bình khoảng 6 phiên/tháng Tuy nhiên, doanh số giao dịch trung bình/phiên chào bán (94.298 tỷ đồng) cao hơn gấp 3 lần so với doanh số trung bình/phiên chào mua (31.354 tỷ đồng) Trong 6 tháng cuối năm, NHNN liên tục chào mua trên thị trường mở nhưng không có thành viên tham gia Để giảm áp lực tỷ giá tăng cao vào những tháng cuối năm (tháng 10/2023), NHNN đã tăng cường chào bán trên thị trường mở nhằm hút tiền về với lãi suất trúng thầu cũng tăng cao nhằm thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa VND và USD Trong bối cảnh lạm phát thế giới diễn biến khó lường, NHNN đã điều hành linh hoạt kênh thị trường mở, tiến hành điều tiết lượng tiền cung ứng trong lưu thông, giảm áp lực lạm phát và áp lực tỷ giá, đặc biệt vào những tháng cuối năm 2023

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Công nghiệp và xây dựng

Hoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn thông

Các hoạt động dịch vụ khác

Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo từng lĩnh vực (%)

Biểu đồ 36: Số phiên giao dịch và khối lượng trúng thầu bình quân phiên trên thị trường mở 03/01/2023 – 19/12/2023

62 Về công cụ lãi suất chính sách: Kể từ đầu năm 2022 đến nay, FED đã 11 lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành (năm 2023, tăng lãi suất 4 lần) nhằm chống chọi với áp lực giá cả cao, nhu cầu tiêu dùng lớn và thị trường lao động bị thắt chặt Đây là đợt tăng lãi suất kéo dài và đạt mức cao nhất trong 22 năm qua (5,25%) Trong 4 tháng cuối năm 2023 (tháng 9-12/2023), FED đã giữ nguyên lãi suất, tạm thời kết thúc đà tăng lãi suất và đưa ra tín hiệu về việc hạ lãi suất từ năm 2024 tạo nên tác động tích cực và lạc quan tới các thị trường toàn cầu (TradingEconomics, 2023)

Khối lượng trúng thầu chào mua bình quân/phiên (tỷ đồng) Khối lượng trúng thầu chào bán bình quân/phiên (tỷ đồng)

Biểu đồ 37: Diễn biến lãi suất điều hành của FED năm 2023

63 Trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế quốc tế, NHNN luôn chủ động, linh hoạt ứng phó kịp thời trong điều hành CSTT Trong năm

2023, NHNN đã tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 4 lần vào nửa sau 6 tháng đầu năm (từ ngày 15/3/2023), mức giảm dao động từ 0,5 – 2% với các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đồng thời điều chỉnh giảm 3 lần mức trần lãi suất tiền gửi VND và lãi suất cho vay VND ngắn hạn từ 0,5 – 1,25% nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý bám sát mục tiêu đã đề ra (NHNN, 2023j)

KHU VỰC NGÂN SÁCH - NỢ CÔNG

69 Cân đối Ngân sách Nhà nước (NSNN) tính đến ngày 25/12/2023 bội chi 14,1 nghìn tỷ đồng (bằng 4,0% GDP), thấp hơn nhiều so mức dự toán là 455,5 nghìn tỷ đồng Đây là năm thứ tư liên tiếp ở NSNN bội chi kể từ năm 2020 (cùng kỳ năm 2022 bội chi 421,3 nghìn tỷ đồng, năm 2021 bội chi 315,8 nghìn tỷ đồng, và năm 2020 bội chi 125,1 nghìn tỷ đồng Nguyên nhân của tình trạng trên là do mặc dù tổng nguồn thu NSNN giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng tổng chi NSNN cũng giảm mạnh 19,7% so với năm trước đó

Biểu đồ 43: Tình hình thu chi NSNN năm 2023 (Đvt: nghìn tỷ đồng)

1 Chi đầu tư phát triển 726.7 579.8 79.8% -9.1%

Tỷ lệ bội chi so với GDP 4,4% 4,0%

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ

70 Thu NSNN lũy kế đến ngày 25/12/2023 ước đạt 1.717,8 nghìn tỷ đồng, vượt 6% so với mức kế hoạch đề ra, đạt mức thu cao nhất với cùng kỳ trong vòng bốn năm trở lại đây (2019: 1.414,3; 2020: 1.272,5; 2021: 1.523,4; 2022: 1.606,3 nghìn tỷ đồng) Trong đó, thu nội địa vẫn là nguồn thu chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm 83,80%), tiếp theo đó là thu từ xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô với tỷ lệ lần lượt là 12,03% và 3,83% Điểm sáng trong cơ cấu thu ngân sách là ngoại trừ thu từ xuất nhập khẩu thì các nguồn thu lớn của ngân sách như thu nội địa và thu từ dầu thô đều vượt mức dự toán năm với tỷ lệ vượt lần lượt là 7,9% và 49,5%

Biểu đồ 44: Tình hình thu chi NSNN từ năm 2019 đến năm 2023 (Đvt: nghìn tỷ đồng)

71 Nguồn thu nội địa lũy kế đến ngày 25/12/2023 ước đạt 1.439 nghìn tỷ đồng, vượt mức dự toán 7,9% Trong đó, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 285,6 nghìn tỷ đồng, vượt mức dự toán là 16,17%; thu từ doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) đạt mức 222,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,86% dự toán; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 147,1 nghìn tỷ đồng, bằng 95,13% dự toán; thu thuế bảo vệ môi trường mới chỉ đạt 55,27% dự toán, tương ứng đạt mức

CÂN ĐỐI NSNN TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN

35,3 nghìn tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất tăng mạnh đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, vượt mức dự toán 25,34%

72 Thu từ dầu thô tính đến ngày 25/12/2023 đã vượt mức dự toán lên đến 49,5% nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022, đạt giá trị 62,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 149,5% dự toán, thấp hơn cùng kỳ năm 2022 là 15,2 nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ các năm 2019, 2020, 2021 tương ứng lần lượt là 43,5; 59,4; 53,3 nghìn tỷ đồng

73 Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tính đến ngày 25/12/2023 đạt mức

213 nghìn tỷ đồng, tương đương 89,1% dự toán năm, chiếm tỷ trọng 12,4% trong tổng nguồn thu ngân sách, và là tỷ lệ đóng góp thấp nhất trong tổng thu ngân sách trong bốn năm gần đây (2019: 14,86%; 2020:

13,18%; 2021: 14,31%; 2022: 15,24% tổng thu NSNN) Nguyên nhân số thu giảm so với cùng kỳ năm trước được lý giải là do kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đứng trước nguy cơ bị gián đoạn, đứt gãy, ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế Một số mặt hàng nhập khẩu là nguồn thu chính có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2022, như nhóm các mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất; nhóm xăng dầu nhập khẩu đạt 7,6 triệu tấn, trị giá đạt 6,3 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng nhưng giảm 1,4% về trị giá, làm giảm thu khoảng 2.400 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022

Biểu đồ 45: Diễn biến tỷ lệ thu NSNN so với dự toán của năm 2022 và 2023

Biểu đồ 46: Cơ cấu thu NSNN giai đoạn từ năm 2019 đến 2023

2019 2020 2021 2022 2023Thu nội địa Thu từ dầu thôThu từ XNK

74 Chi NSNN được kiểm soát tốt, trong đó NSNN tập trung chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn Chi NSNN tính đến ngày 25/12/2023 ước đạt 1.731,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 83,4% dự toán năm, trong đó cơ cấu chi thường xuyên ước đạt mức 1.058,6 nghìn tỷ đồng chiếm hơn 61% tổng chi NSNN, bằng 90,3% dự toán năm Chi đầu tư phát triển đạt giá trị 579,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 79,8% dự toán Chi trả nợ lãi đạt 90,1 nghìn tỷ đồng, bằng 87,6% dự toán và là mức giải ngân chi trả nợ lãi thấp nhất trong cùng kỳ ba năm gần đây Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công được kỳ vọng sẽ tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế trong bối cảnh đà hồi phục của nền kinh tế còn chậm

Biểu đồ 47: Diễn biến tỷ lệ chi NSNN so với dự toán năm 2022 và 2023

Biểu đồ 48: Cơ cấu chi NSNN giai đoạn từ

75 Trên thị trường sơ cấp, tính đến ngày 20/12/2023 khối lượng TPCP phát hành đạt mức 303,050 nghìn tỷ đồng, hoàn thành được 76% kế hoạch năm Dù lượng phát hành thành công trong tháng 12 (chỉ tính đến ngày

20/12/2023) đã tăng lên so với tháng trước nhưng tỷ lệ phát hành thành công trong năm vẫn thấp hơn so với kế hoạch dự kiến

76 Trong cơ cấu phát hành, tất cả các trái phiếu ở các kỳ hạn đều không đạt kế hoạch, trong đó tỷ lệ phát hành cao tập trung ở nhóm trái phiếu

Chi đầu tư phát triển

2019 2020 2021 2022 2023Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyênChi trả nợ lãi kỳ hạn 10 năm, 5 năm và 15 năm với tỷ lệ phát hành đạt lần lượt là 96%, 91% và 83% so với kế hoạch Nhóm trái phiếu kỳ hạn 3 năm, 20 năm có tỷ lệ phát hành thấp, với tỷ lệ là 0% và 10% so với kế hoạch

Biểu đồ 49: Tình hình phát hành trái phiếu trong năm 2023 (Đvt: tỷ đồng)

2023 Đã phát hành trong năm

Nguồn: Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (2023)

Biểu đồ 50: Tỷ trọng TPCP trúng thầu tính đến 20/12/2023 Biểu đồ 51: Tỷ trọng TPCP trúng thầu qua các năm

Biểu đồ 52: TPCP phát hành theo kỳ hạn năm 2023 (tỷ đồng)

Biểu đồ 53: Lãi suất trúng thầu bình quân TPCP theo kỳ hạn năm 2023

77 Lãi suất trúng thầu TPCP có xu hướng giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn từ đầu năm đến nay, trong đó giảm mạnh nhất ở trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm Tính đến ngày 20/12/2023, lãi suất trúng thầu ở kỳ hạn 5 năm là 1,58%/năm (giảm 222 điểm cơ bản so với đầu năm), với kỳ hạn 10

2019 2020 2021 2022 20233Y 5Y 7Y 10Y 15Y 20Y 30Y năm là 2,23%/năm (giảm 221 điểm cơ bản từ đầu năm), còn đối với kỳ hạn 15 năm thì chạm mức 2,43%/năm và kỳ hạn 30 năm dao động xung quanh mức 3,02%/năm So với các quốc gia khác, lãi suất TPCP 10 năm của Việt Nam giảm mạnh nhất kể từ đầu năm Việc lãi suất TPCP liên tục đi xuống cho thấy Chính phủ đang trong tình trạng thừa thanh khoản nên không có nhu cầu huy động vốn với lợi suất cao

Biểu đồ 54: Lợi suất TPCP 10N tại một số quốc gia (22/12/2023)

78 Trên thị trường thứ cấp, khối lượng giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp trong tháng 12 tăng gấp đôi so với bình quân tháng 11, đạt giá trị 12,9 nghìn tỷ đồng/ngày Trong đó, giao dịch outright chiếm 80,5% khối lượng, đạt mức bình quân 10,4 nghìn tỷ đồng/ngày Giao dịch repo trong tháng

12 cũng tăng đạt 2,5 nghìn tỷ đồng/ngày Tổng giá trị khối ngoại mua ròng

274 triệu đồng TPCP trong kỳ Tính đến ngày 22/12, NĐTNN đã bán ròng khoảng 4,526 tỷ đồng trong năm 2023

79 Lợi suất kỳ hạn 10N tính đến ngày 22/12 vẫn duy trì xu hướng giảm điểm và hiện tại đang ở mức 2.2%/năm, giảm 12 điểm cơ bản so với cuối tháng 11, đồng thời lợi suất kỳ hạn 2N cũng đang ở 1.5%/năm, giảm 8 điểm cơ bản Lợi suất trái phiếu trong nước đã giảm mạnh từ đầu năm và quay trở lại mặt bằng của năm 2021 đồng thời lợi suất của các nước trên thế giới cũng cho thấy xu hướng giảm điểm trong tháng vừa qua

Biểu đồ 55: Giá trị giao dịch Outright và

Repo trên thị trường thứ cấp

Biểu đồ 56: Đường cong lãi suất TPCP – TT thứ cấp (22/12/2023)

Nguồn: VBMA (2023) Nguồn: MBS, Bloomberg

Biểu đồ 57: Giao dịch khối ngoại trên thị trường thứ cấp

Dec-21 Jun-22 22-Dec Jun-23 Dec-23

KỊCH BẢN KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM NĂM 2024

TĂNG TRƯỞNG

Biểu đồ 58: Dự báo tăng trưởng và lạm phát Việt Nam 2024 của các tổ chức quốc tế

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Biểu đồ 59: Mục tiêu Kinh tế - Xã hội năm 2024

Các chỉ tiêu chủ yếu

1 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước

2 GDP bình quân đầu người 4.700 - 4.730 đô la

3 Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong

4 Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%

5 Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4.8 – 5.3%

6 Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội 26,5%

7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong đó có bằng, chứng chỉ

8 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị < 4%

9 Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) Giảm > 1%

10 Số bác sĩ trên 10.000 dân 13,5 bác sĩ

11 Số giường bệnh trên 10.000 dân 32,5 giường bệnh

12 Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 94,1% dân số

13 Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%

14 Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn 95%

15 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

Kinh tế thế giới ảm đạm với những gam màu tối, dự báo tổng cầu thế giới khó khởi sắc:

80 Thứ nhất, nền kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi từ sau đại dịch COVID-19 Các nền kinh tế dẫn đầu vẫn chưa quay lại với quỹ đạo tăng trưởng như trước đại dịch Các nước nghèo trở nên nghèo hơn và tụt hậu hơn với mức thu nhập bị mất được ước tính lên đến 6.5%

81 Thứ hai, xung đột địa chính trị ngày càng leo thang vừa phân mảnh, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế toàn cầu (i) Tranh chấp chiến lược và địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đã chia rẽ kinh tế toàn cầu, gây khó khăn cho chuỗi cung ứng toàn cầu nhiều mặt hàng chiến lược quan trọng Nghiên cứu của IMF cũng đã cho thấy xuất nhập khẩu hàng hoá và sản phẩm cơ bản, giao lưu tài chính như đầu tư trực tiếp và đầu tư danh mục, cho vay ngân hàng đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn giữa các nước trong cùng khối, so với mức tăng trưởng chung cho toàn thế giới (ii) Các xung đột khu vực như Nga – Ukraine gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế như làm tăng giá nhiên liệu, thực phẩm thế giới

82 Thứ ba, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên hơn do hệ quả của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế như mùa màng thất bát, tốn thất tài sản, tăng phí bảo hiểm và các chi phí kinh doanh khác

83 Từ nội tại, việc các điều kiện tài chính có nguy cơ ngày càng xấu đi là rủi ro lớn nhất có thể gây tổn hại cho triển vọng tăng trưởng: Khó khăn của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, tình hình bất ổn của hệ thống tài chính trước sự bất ổn xuất phát từ lĩnh vực bất động sản và gia tăng nợ xấu do hoạt động kinh tế yếu kém

Việc áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (GMT) từ đầu năm 2024 sẽ làm tăng nguồn thu từ thuế và đồng thời đòi hỏi cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam được dự đoán nằm trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bơi GMT vì thường cấp các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp đa quốc gia để thu hút FDI, bao gồm cả việc giảm thuế thu nhập Tuy nhiên, tác động của mức thuế cao hơn có thể được bù đắp bắt cách cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tâng và tăng cường nguồn nhân lực

84 Chính sách tiền tệ nhiều khả năng sẽ thận trọng và chủ động dưới áp lực lạm phát hiện hữu Các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tăng cường kiểm soát hiệu quả của giá xăng, điện, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, giúp cho việc kiểm soát tình hình lạm phát

Trong bối cảnh đó, các động lực cho tăng trưởng tập trung ở:

Nhu cầu trong nước được kỳ vọng vẫn là động lực tăng trưởng chính, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp

Chính sách tài khoá vẫn còn dư địa dồi dào vào được dự kiến là chìa khoá chủ đạo thúc đẩy nhu cầu trong nước Chính sách tiền lương được điều chỉnh sẽ tác động làm tăng đáng kể GDP Đầu tư công sẽ tăng tốc Việc hoãn thuế tạm thời, cắt giảm thuế môi trường, cắt giảm thuế VAT và phí đăng ký ô tô cũng sẽ mang lại những tác động tích cực cho hộ gia đình và doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc tham gia vào mạng lưới FTA rộng khắp của khu vực và toàn cầu trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng và việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên "Đối tác chiến lược toàn diện" sẽ tiếp tục thúc đẩy thu hút FDI mạnh mẽ hơn vào Việt Nam

85 Các FTA thế hệ mới bắt đầu phát huy ưu điểm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu Nhờ các ưu đãi về thuế khi xuát khẩu, nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thuỷ sản có thể dễ dàng tìm kiếm đối tác xuất khẩu mới.

LẠM PHÁT

Tương tự như năm 2023, các áp lực lạm phát năm 2024 không chủ yếu đến từ phía cầu kéo mà chủ yếu đến từ nguyên nhân chi phí đẩy

86 Tình trạng khủng hoảng năng lượng toàn cầu có thể trở nên nghiêm trọng làm giá các loại năng lượng nhập khẩu sẽ tăng Hiện nay Việt Nam đang là nước nhập khẩu ròng năng lượng với mức nhập khẩu lớn các mặt hàng như than, dầu và tương lai gần sẽ là khí tự nhiên hoá lỏng Với tình trạng này, nếu không có những giải pháp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu thì nền kinh tế sẽ phải đối diện với lạm phát giá năng lượng

87 Lạm phát cầu kéo có thể phát sinh do việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024, gây áp lực lên giá nguyên vật liệu xây dựng Nhu cầu tiêu dùng có thể sẽ tăng nhưng sẽ không đột biến đến mức gây áp lực mạnh lên giá cả

88 Về phía nhân tố giúp kiềm chế lạm phát năm 2024 có thể kể đến: sự chủ động của chính sách tiền tệ nhằm giữ ổn định tình hình kinh tế vĩ mô; sự dồi dào và chủ động về nguồn lương thực thực phẩm; các chính sách hỗ trợ về thuế; sự hạ nhiệt của lạm phát toàn cầu.

TIỀN TỆ TÍN DỤNG

89 Trước những biến động khó lường của tình hình xung đột địa chính trị, sự phân mảnh địa kinh tế, biến đổi khí hậu, các tổ chức quốc tế đều đồng loạt có điều chỉnh dự báo vào 6 tháng cuối năm 2023 Một số chỉ tiêu vĩ mô được dự báo điều chỉnh so với dự báo 6 tháng đầu năm 2023 bởi các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam như sau:

Biểu đồ 60: Kết quả dự báo

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được Quốc hội thông qua ngày 09/11/2023 nêu rõ “Tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế” cùng với một số chỉ tiêu vĩ mô cụ thể được xác định: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0-4,5% Trong năm 2024, trên cơ sở tình hình mặt bằng lãi suất toàn cầu vẫn còn ở mức khá cao, một số khuyến nghị cho khu vực tiền tệ tín dụng như sau:

Dự báo tăng trưởng GDP (%) Dự báo CPI (%)

Năm ADB OECD IMF WB Việt Nam Năm ADB OECD IMF WB Việt Nam

- Từ mức tăng trưởng tín dụng 11 tháng năm 2023 cho thấy, cầu vốn tín dụng còn khá yếu do các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, trong năm

2024 NHNN tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời của NHNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cân đối ổn định vĩ mô Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình tín dụng 120.000 tỷ, chương trình cho vay ưu đãi và hỗ trợ lãi suất trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

- Từ diễn biến lạm phát trong nước năm 2023 cho thấy, NHNN tiếp tục phát huy các biện pháp điều hành linh hoạt và phối hợp giữa các công cụ của CSTT như hiện tại để duy trì và ổn định mức lạm phát nhằm đạt được mục tiêu lạm phát đã đề ra

- Từ thống kê của NHNN và WB, dòng kiều hối vào Việt Nam luôn tăng ổn định bất chấp dịch bệnh COVID-19 và các bất ổn vĩ mô trên thế giới Đây là một dòng vốn rất quan trọng và góp phần vào việc ổn định thị trường ngoại tệ và dự trữ ngoại hối quốc gia Điều hành chính sách tiền tệ năm 2023 đã đạt được thành công nhất định, tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2024 cần cân nhắc nhiều hơn trong bối cảnh mặt bằng lãi suất toàn cầu vẫn còn ở mức khá cao.

KHU VỰC NGÂN SÁCH - NỢ CÔNG

Biểu đồ 61: Dự toán thu chi NSNN năm 2024

% so với ước dự toán 2023

1 Chi đầu tư phát triển 726.7 579.8 677.3 93.21%

Tỷ lệ bội chi so với GDP 4.42% 4% 3,6%

90 NSNN năm 2024 được dự đoán sẽ bội chi 399,4 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 3,6% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương là 372,9 nghìn tỷ đồng, và bội chi ngân sách địa phương khoảng 26,5 nghìn tỷ đồng Dự đoán này bám sát theo mục tiêu Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia 2021 –

2025 và dựa trên bối cảnh nền kinh tế sẽ có những phục hồi trong năm 2024

91 Thu NSNN năm 2024 được dự báo đạt 1.700,9 nghìn tỷ đồng, tăng 80,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với dự toán năm 2023 Dự toán thu nội địa là 1.444,4 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 86,3 nghìn tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2023, chiếm 84,9% tổng thu cân đối NSNN Dự toán thu dầu thô là 46 nghìn tỷ đồng, tăng 4 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2023, chiếm 2,9% tổng thu cân đối NSNN, trên cơ sở sản lượng khai thác khoảng 8,3 triệu tấn, giá dầu dự toán khoảng 70 USD/thùng Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 204 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng thu cân đối NSNN Trong đó dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 375 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với ước thực hiện năm 2023; dự toán chi hoàn thuế giá trị gia tăng là 171 nghìn tỷ đồng, tăng 11 nghìn tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2023

92 Chi NSNN năm 2024 dự báo đạt 2.100,3 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1 nghìn tỷ đồng (+1,2%) so với dự toán năm 2023 Năm 2024 vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chi đầu tư công Chi đầu tư phát triển được dự báo đạt 677,3 nghìn tỷ đồng, tăng 108 nghìn tỷ đồng so với dụ toán 2023, và chiếm 32,2% tổng chi cân đối NSNN Dự toán chi trả nợ lãi là 111,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8 nghìn tỷ đồng so dự toán năm 2023, đảm bảo chi trả nợ lãi đầy đủ, đúng hạn Dự toán chi thường xuyên (chưa bao gồm kinh phí đảm bảo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cả năm 2024 và thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ 01/7/2024) là 1.175,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5 nghìn tỷ đồng so dự toán năm 2023

93 Trong năm 2024, lượng phát hành Trái phiếu chính phủ được dự báo sẽ tăng 20%, nhằm bù đắp bội chi ngân sách, trả nợ gốc và chi đầu tư Tỷ lệ phát hành sẽ vẫn tập trung chủ yếu vào kỳ hạn 10 năm và 20 năm

94 Dự kiến mặt bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ tăng trong năm 2024 nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch phát hành Chúng tôi cho rằng mức tăng lãi suất dự kiến sẽ từ 1,5% đến 2% tập trung vào các kỳ hạn dài

VIỆT NAM NÊN CÂN NHẮC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI

KHÓA PHẢN CHU KỲ Chính sách tài khóa phản chu kỳ (counter-cyclical fiscal policy) là chính sách tài khóa được chính phủ các nước thực hiện thắt chặt (giảm chi tiêu, tăng thuế) khi nền kinh tế ở thời kỳ thuận lợi, và thực hiện mở rộng (tăng chi tiêu, giảm thuế) khi nền kinh tế ở thời kỳ khó khăn (Budnevich, 2003)

Việt Nam được IMF đánh giá cao chính sách tài khóa phản chu kỳ của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 Bốn năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, Việt Nam đã thực hiện giảm thâm hụt ngân sách, giảm tỷ lệ nợ công trên GDP, đồng thời tăng dự trữ ngoại hối, kiểm soát tốt tỷ lệ Nhờ các hành động trên đã tạo ra không gian tài khóa thuận lợi giúp chính phủ có thể thực hiện chính sách tài khóa phản chu kỳ trong giai đoạn khủng hoảng, tức chấp nhận tăng thâm hụt thông qua việc tăng chi tiêu và giảm thuế trong giai đoạn đại dịch Điều này giúp GDP trung bình của Việt Nam tăng từ 5,91% lên 5,99% mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid 19, đồng thời có thể triển khai được các gói hỗ trợ kinh tế kịp thời bên cạnh các gói hỗ trợ y tế Đối với giai đoạn 2022-203, trong bối cảnh niềm tin kinh doanh bị sa sút, đầu ra bị sụt giảm, doanh nghiệp không dám vay vốn thì việc tiếp tục sử dụng chính sách phản chu kỳ là một đề xuất hợp lý nhằm giảm bớt gánh nặng vào chính sách tiền tệ trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế Với thặng dư ngân sách trong 5 tháng đầu năm là 116,6 nghìn tỷ, đồng thời tỷ lệ nợ công có xu hướng giảm trong 5 năm gần đây (2018: 58,3%; 2019: 56,1%; 2020: 55,3%, 2021: 43,7%, 2022: 44%), điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách tài khóa phản chu kỳ

Budnevich, C (2003) Countercyclical fiscal policy: a review of the literature, empirical evidence and some policy proposals From Capital Surges to

Drought: Seeking Stability for Emerging Economies, 269-291.

ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỐI CẢNH CHUNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

95 Kinh tế thế giới trong giai đoạn 2017 - 2023 trải qua nhiều biến động, ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước trên thế giới Sau giai đoạn phát triển hoàng kim giai đoạn 2017 - 2019, sự xuất hiện của dịch bệnh Covid 19 năm 2020 đã làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, dòng vốn bị ngưng trệ, kéo theo dòng vốn FDI sụt giảm mạnh Theo báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) (2021), tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2020 chỉ đạt 929 tỷ USD, giảm 42% so với năm trước và ở mức thấp kỷ lục kể từ những năm 1990 và thấp hơn 30% so với khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 Năm 2021, mặc dù dịch bệnh vẫn tiếp tục bùng phát nhưng FDI toàn cầu đã tăng trưởng trở lại ở mức 77%, đạt 1.650 tỷ USD vượt qua mức trước đại dịch Trong đó, FDI vẫn tập trung chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển khi tăng lên 30%, đạt gần

870 tỷ USD Khu vực Đông và Đông Nam Á vẫn là ngôi sao trong thu hút FDI khi chiếm tăng đến 20% so với năm trước Trái ngược với sự gia tăng trong năm 2021, FDI toàn cầu năm 2022 giảm 12% chỉ còn 1.300 tỷ USD Những nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra, theo UNCTAD (2023), bao gồm: (1) cuộc khủng hoảng địa chính trị gắn với xung đột Ukraine - Nga, (2) việc thắt chặt chính sách tiền tệ dựa vào tăng lãi suất của ngân hàng trung ương các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu, (3) những bất ổn trên các thị trường vốn toàn cầu Mặc dù vậy, FDI tại các quốc gia đang phát triển, đặc biêt là các nền kinh tế mới nổi chính, vẫn tiếp tục tăng ở mức 4%, đạt 916 tỷ USD và chiếm đến 70% dòng FDI toàn cầu Trong 2 quý đầu năm 2023, FDI toàn cầu mặc dù tăng lên

727 tỷ USD nhưng vẫn thấp hơn 30% so với nửa đầu năm 2022 FDI toàn cầu tăng chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển và ở trong quý 1 năm 2023

Trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn, FDI toàn cầu sụt giảm, Việt Nam nổi lên như một ngôi sao sáng trong việc thu hút FDI khi vẫn duy trì được mức tăng hoặc chỉ giảm nhẹ trong bối cảnh FDI toàn cầu sụt giảm

Biểu đồ 62: Tốc độ tăng trưởng FDI của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2017 - 2022

96 Hình 6.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn FDI của thế giới là không ổn định khi giảm mạnh trong năm 2018 và năm 2020, phục hồi vào năm

2021 Đối với Việt Nam, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng

FDI chỉ giảm nhẹ so với thế giới trong năm 2020 và sau đó duy trì được trạng thái tăng qua các năm Đặc biệt, năm 2022 càng khẳng định Việt Nam là điểm sáng của việc thu hút vốn FDI khi vốn FDI của thế giới giảm thì Việt Nam lại tăng Đạt được kết quả khả quan như vậy, theo UNCTAD (2022), IMF (2023), Việt Nam có nhiều lợi thế trong thu hút FDI so với các nước ở châu Á nhờ dân số đông, trẻ, chi phí lao động cạnh tranh, chính trị ổn định, pháp lý minh bạch và có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách môi trường đầu tư nhằm tăng khả năng cạnh tranh vốn FDI trên thị trường quốc tế Điều này thể hiện rõ qua việc nước ta tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do và cải cách hàng loạt các văn bản pháp luật như Luật Đầu tư, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế xuất nhập khẩu và các văn bản dưới luật Số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn 227 ngành, giảm 16 ngành so với trước đây Đồng thời, Việt Nam cũng bổ sung thêm một số ngành nghề được ưu đãi đầu tư, có chính sách mở rộng thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong giai đoạn qua Kết quả của các động thái này là hàng loạt “đại bàng” với nhiều ngành nghề, đến từ các quốc gia khác nhau đã đến “lót ổ” đặt cơ sở kinh doanh ở Việt Nam gồm Intel, Dell, General Electric, Walmart, Starbucks, McDonald's Coca-Cola, PepsiCo (Mỹ); Toyota, Honda, Canon, Panasonic, Sony, (Nhật Bản); Samsung, LG, Lotte, Hyundai, Daewoo (Hàn Quốc); Singtel, Sembcorp, Ascendas, Frasers Property (Singapore); Huawei, Xiaomi, Alibaba, Tencent (Trung Quốc); Foxconn, Formosa, Pegatron (Đài Loan) Ngoài ra, một số các tập đoàn đa quốc gia đang xem xét “xây tổ” tại Việt Nam như Pegatron, Foxconn, Google… Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, phổ biến kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới và nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao

97 Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hút FDI vẫn còn một số những hạn chế (Tạp chí Công thương, 2022) Đầu tiên, tương tác đầu ra - đầu vào giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước còn yếu (Tạp chí Công thương, 2022) Nhận định này phản ánh qua tỷ lệ liên kết xuôi

- phản ánh khả năng cung cấp bộ phận đầu vào của doanh nghiệp trong nước cho doanh nghiệp FDI tạo ra sản phẩm sau cùng còn thấp (Hình 6.2) Hình 6.2 cho thấy tỷ lệ liên kết xuôi của Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và đang có xu hướng tiếp tục giảm, trong khi sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu, linh kiện nhập từ bên ngoài để sản xuất hay còn gọi là liên kết ngược trong FDI lại tăng dần (Ngô Thanh Bình, 2021) Thứ hai, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn hạn chế (Phan Thị Ngọc Hoa, 2023) Một số công nghệ mới, hiện đại được nhập vào nước ta trong một số lĩnh vực như điện tử, dầu khí, viễn thông, các lĩnh vực khác công nghệ vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước Hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp FDI mới chỉ tập trung vào những công nghệ nhỏ, đơn giản hoặc cải tiến để phù hợp với Việt Nam (Phan Thị Ngọc Hoa, 2023) Một minh chứng là sau

30 năm thu hút FDI, dựa trên khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2019), các doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến chỉ chiếm 20%

Biểu đồ 63: Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành sản xuất

98 Một trong những lợi ích quan trọng của thu hút vốn FDI là chuyển giao công nghệ từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư Việc chuyển giao công nghệ được hiểu là việc chuyển giao bí quyết, kỹ năng, kiến thức kỹ thuật, công nghệ, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp từ tổ chức này sang tổ chức khác (Tran Thi Bich Ngoc và Anzelmovna, 2018) Xu hướng chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI là chuyển giao từ công ty mẹ sang công ty con (Hình 6.3) Trung bình mỗi năm có hơn 250 đơn chuyển giao công nghệ giữa nước ngoài và nước ngoài, trong khi đó chỉ có dưới 100 đơn đăng ký chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và nước ngoài Các con số này cho thấy việc chuyển giao công nghệ chưa thực sự lan tỏa tới các doanh nghiệp trong nước mà một trong những nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam

Biểu đồ 64: Số lượng đơn đăng ký chuyển giao công nghệ giai đoạn 2017 – 2022

VN-NN: Chuyển giao giữa người Việt Nam – người nước ngoài

NN–NN: Chuyển giao giữa người nước ngoài – người nước ngoài

Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ

99 Bên cạnh việc yếu về số lượng thì chất lượng của hoạt động chuyển giao công nghệ cũng không cao Theo nghiên cứu của VCCI (2022) về quy mô vốn trung bình dự án FDI chỉ có 5% dự án sử dụng công nghệ cao, 80% dự án là công nghệ trung bình còn lại là công nghệ thấp Trong đó, công nghệ của châu Âu và Mỹ chỉ chiếm khoảng 6%, trong khi công nghệ Trung Quốc chiếm đến 30% - 45% Cục Đầu tư nước ngoài (2022), cho thấy chưa có nhiều công nghệ hiện đại, đột phá được chuyển giao ở Việt Nam Bên cạnh đó, các công nghệ của các công ty FDI hiện nay chủ yếu được phát triển là do mua bán chứ không phải xuát phát từ hoạt động nghiên cứu và phát triển Bộ Khoa học và Công nghệ (2022) chỉ ra rằng hiện chỉ đang có 2 tập đoàn là Samsung,

LG là tiến hành đầu tư trung tâm R&D tại Việt Nam Việc chưa thu hút được các trung tâm R&D của các tập đoàn đa quốc gia “làm tổ” tại Việt Nam cho thấy nước ta mới chỉ là nơi cho các đại bàng sản xuất, chưa tạo ra được những giá trị thặng dư ở các giai đoạn cao cấp hơn trong quá trình vận hành của doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.2.1 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố

100 Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Thành phố có nhiều yếu tố thuận lợi cho thu hút FDI nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung như vị trí địa lý sở hữu nhiều kênh giao thương chiến lược, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc điểm dân cư đông đúc Kinh tế thành phố trong giai đoạn nghiên cứu có sự biến động mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng nhìn chung vẫn đang đóng vai trò dẫn đầu trong phát triển kinh tế quốc gia Giai đoạn 2017 -

2022, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn lớn hơn 5% mỗi năm, chỉ có năm 2021 tốc độ tăng trưởng là - 6,78% (đỉnh dịch Covid-19) Xét riêng năm 2023, theo Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh (2023), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lũy kế 11 tháng năm 2023 ước đạt 1.081.301,5 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái, chứng tỏ sức mua nội địa tiếp tục được duy trì Chỉ số IIP (sản xuất công nghiệp) trên địa bàn thành phố trong 11 tháng năm 2023 tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy đã có những phục hồi sau đại dịch

101 Thành phố luôn chú trọng điều chỉnh cơ chế thích hợp để gia tăng khả năng thu hút FDI Sự ra đời của Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày

24/6/2023 của Quốc hội được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm dựa vào những cơ chế đặc thù riêng cho thành phố để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn về pháp lý và vốn Hình 6.5 cho thấy tổng vốn FDI đăng ký và số dự án của thành phố biến động trong giai đoạn nghiên cứu Tổng vốn FDI và số dự án của thành phố giai đoạn 2017

- 2019 đều có xu hướng tăng chứng tỏ thành phố thực sự là một điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đa quốc gia Tuy nhiên, kể từ sau năm 2020 thì dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh đang chững lại do sự suy giảm của cả ba thành phần cấu tạo gồm dự án cấp mới, dự án điều chỉnh vốn và việc góp vốn, mua cổ phần Đối với dự án cấp mới thì kể từ sau năm

2019 đến tháng 11/2023, vốn đăng ký mới chứng kiến xu hướng giảm còn số dự án cấp mới mặc dù có phục hồi nhưng vẫn chưa bằng với con số của năm

2019 Dự án điều chỉnh vào giai đoạn 2020 - 11/2023 chứng kiến sự suy giảm số lượng dự án đăng ký điều chỉnh nhưng giá trị vốn đăng ký điều chỉnh lại có xu hướng tăng Việc góp vốn, mua cổ phần thì sau năm 2020 số lượng và cả giá trị đều giảm qua từng năm Đây cũng là tình hình chung của dòng vốn FDI toàn cầu và Việt Nam trong giai đoạn trong và hậu dịch bệnh khi xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi trên thế giới làm cho các công ty thu hẹp quy mô đầu tư

Biểu đồ 65: Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2017 tới 11/2023

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh

102 Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh đang đánh mất vị trí dẫn đầu trong thu hút FDI của Việt Nam Tỷ trọng nguồn vốn FDI của thành phố đang giảm dần trong tổng vốn FDI của Việt Nam khi giảm từ 22% năm 2019 chỉ còn lại 11% năm 2023 (Hình 6.6) Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài đang có nhiều lựa chọn hơn khi đầu tư vào Việt Nam Thay vì đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh với chi phí nhân công đắt đỏ, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt là những vướng mắc trong thủ tục hành chính, các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn khi rót vốn vào Việt Nam Sự trỗi dậy của các khu công nghiệp lớn, hiện đại, quỹ đất rộng rãi với chi phí nhân công rẻ hơn ở một số tỉnh thành như Quảng Ninh, Bắc Giang đang thực sự tạo thành thách thức của thành phố để duy trì được khả năng thu hút vốn FDI

Biểu đồ 66: Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài của TP Hồ Chí Minh trong cả nước giai đoạn 2017 – 2023

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài (FIA), Cục thống kê TP Hồ Chí Minh

103 Không chỉ giảm về khả năng thu hút FDI, thành phố còn phải đối mặt với việc khó thu hút được những dự án FDI có quy mô vốn lớn (Hình

6.7) Trong giai đoạn 2017 – 2022, thành phố Hồ Chí Minh chỉ đón được 3 dự án FDI có quy mô lớn Các dự án này bao gồm dự án của Techtronic Tools đăng kí vào năm 2019 với vốn đăng ký là 650 triệu USD, dự án Wanna Explore đăng ký năm 2019 với giá trị là 300 triệu USD và đợt điều chỉnh tăng vốn của dự án Samsung HCMC CE vào năm 2022 với giá trị tăng vốn trên 841 triệu USD Trong khi đó, dự án FDI lớn, có giá trị hàng tỷ USD lại được đặt ở các tỉnh thành khác như dự án nhà máy Lego tại Bình Dương với vốn đăng ký mới

1 tỷ USD (2022), dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II với tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD (2021) hoặc dự án LG Display Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (2021) Những con số này cho thấy thành phố đang mất dần đi lợi thế trong việc thu hút vốn các dự án FDI quy mô lớn Như vậy, “đại bàng” FDI đang có xu hướng lựa chọn các điểm đến khác thay vì Hồ Chí Minh

Biểu đồ 67: Cơ cấu phân bố các dự án FDI lớn tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài (FIA), Savills

104 Nguyên nhân không chỉ bởi do bối cảnh vĩ mô thế giới và Việt Nam mà còn do bản thân thành phố Hồ Chí Minh đang mất dần đi lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh thành khác trong cả nước Thực trạng xếp hạng chỉ số PCI của Hồ Chí Minh so với 3 thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và hai điểm sáng mới nổi thu hút FDI là Bắc Giang và Quảng Ninh ở bảng 1 cho thấy xếp hạng năng lực cạnh tranh của Hồ Chí Minh đang giảm mạnh Việc liên tục hạ bậc xếp hạng PCI cho thấy Hồ Chí Minh đang chưa có những thay đổi phù hợp về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính Bên cạnh đó, vấn đề về quỹ đất để triển khai các dự án quy mô lớn cũng đang là vấn đề lớn của thành phố Mặc dù có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp đi vào hoạt động nhưng đã lấp đầy quỹ đất hơn 80% trong khi các dự án mới vẫn chưa được cấp khiến cho quỹ đất công nghiệp của thành phố bị thu hẹp (Nam Phương, 2023) Trong khi đó, theo cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2022) thì đa số các dự án đầu tư vào thành phố đều đến từ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản cũng như hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ và thông tin truyền thông Đây là những ngành yêu cầu quỹ đất lớn Đứng trước tình hình các khu công nghiệp chế xuất đã gần quá tải, các công tác để phát triển quỹ đất công nghiệp vẫn còn trì trệ khi diện tích đất có sẵn để phát triển công nghiệp còn thấp và phân bổ rải rác Hiên nay thành phố vẫn còn 1.500 ha đất/6.000 ha đất công nghiệp bị vướng mắc pháp lý hoặc giải phóng mặt bằng Ngoài ra, cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập cũng là nguyên nhân làm cho thành phố mất dần đi lợi thế trong việc thu hút đại bàng làm tổ Trước đây, mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông là lợi thế của Hồ Chí Minh nhưng trong giai đoạn 2017 - 2022, hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ trong khi dân số và số lương doanh nghiệp ngày càng tăng lên khiến tình trạng giao thông trở nên quá tải Theo Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2022), các trục đường kết nối chính, đặc biệt là hệ thống đường vành đai, chưa được phát triển hoàn thiện, làm cho các tuyến đường nối đến các cảng biển, sân bay bị tắc nghẽn

Hệ thống giao thông cao tốc Bắc Nam thiếu kết nối các vùng và thiếu đồng bộ với hệ thống hàng không và hàng hải Bên cạnh đó, thành phố cũng chưa có trung tâm logistics như trong quy hoạch của thành phố mà đa phần là các nhà kho có diện tích nhỏ Điều này dẫn đến chi phí logistics ở thành phố Hồ Chí Minh cao khiến chi phí sản xuất của một số doanh nghiệp cao, tác động đến ý định đầu tư vào thành phố

Biểu đồ 68: Xếp hạng PCI của các địa phương nổi bật trong thu hút vốn FDI giai đoạn

Nguồn: Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2022

4.2.2 Thực trạng chuyển giao công nghệ vào thành phố Hồ Chí Minh

105 Hồ Chí Minh có lợi thế lớn trong chuyển giao công nghệ với sự ra đời và phát triển của khu công nghệ cao thành phố Hồ chí Minh Khu công nghệ cao được thành lập tháng 10/2002 tại thành phố Thủ Đức (Quận 9 cũ) cho thấy tầm nhìn của thành phố trong việc tập trung thu hút FDI liên quan đến ứng dụng công nghệ cao Lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI của khu công nghệ cao gồm: (i) Điện tử - công nghệ thông tin - viễn thông; (ii) Cơ khí chính xác

- tự động hóa; (iii) Công nghệ sinh học; (iv) Vật liệu mới - năng lượng mới, cho thấy thành phố tập trung vào lĩnh vực công nghệ để giúp thành phố chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 Trải qua hơn 20 năm hoạt động, đây được xem là khu công nghệ cao thành công nhất tại Việt Nam (Phạm Thị Thanh Bình, Đỗ Quỳnh Anh, 2023) Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Bình, Đỗ Quỳnh Anh (2023), Khu công nghệ cao của thành phố đang có “160 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư tương đương hơn 12 tỉ USD; trong đó, có 51 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỉ USD (chiếm 84% tổng vốn đầu tư); gần

110 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 1,9 tỉ USD (chiếm 16%) Trong đó, riêng về sản xuất công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao có 23 dự án và

GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.3.1 Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh

110 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng chững lại, và việc cấp thiết của thành phố hiện tại là nỗ lực xây dựng các thể chế, chính sách để thu hút được các dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng Một số giải pháp được đề xuất bao gồm: Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng các chính sách thu hút mới hấp dẫn hơn

111 Thứ nhất, đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thì thành phố cần phải đẩy nhanh tốc độ triển khai một số dự án phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất Một số nhà máy đã được tiến hành xây dựng xây dựng tại Khu Chế xuất Xuất khẩu Tân Thuận, Khu Công nghiệp Hiệp Phước, Khu Chế xuất Xuất khẩu Linh Trung I và Khu Công nghiệp Đông

Nam Bên cạnh đó, Khu Công nghiệp Phạm Văn Hải I và Phạm Văn Hải II tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được phê duyệt vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam Điều này được kỳ vọng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thu hút nhà đầu tư mới Đối với cơ sở hạ tầng giao thông, thành phố cần phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án giao thông trọng điểm giúp giảm tình trạng quá tải và tăng tính liên kết vùng như tuyến metro số 1, đường vành đai 3 TP.HCM, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cảng biển, cảng thủy nội địa

112 Thứ hai, thành phố cần phải thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Các thủ tục hành chính cần phải được đơn giản hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách tăng tỷ lệ và nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công trực tuyến; tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý các hành vi nhũng nhiễu làm ảnh hưởng đến việc đầu tư của doanh nghiệp Tích cực xây dựng các kênh đối thoại với doanh nghiệp để có thể chủ động hướng dẫn về thể chế, khung pháp lý, môi trường kinh doanh cũng như tiếp cận được với những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp Bên cạnh đó, hiện nay TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt với nhiều doanh nghiệp với đa dạng các lĩnh vực, cũng là nơi tiếp nhận những xu hướng mới từ khu vực và thế giới Điều này dẫn đến các phát sinh những vấn đề mới và khác biệt so với những cơ chế chung Việc TP Hồ Chí Minh được trao quyền tự quyết nhiều hơn sẽ giúp thành phố chủ động hơn trong việc giải quyết các thủ tục, rút ngắn thời gian chờ, giúp thành phố kịp thời nắm bắt các cơ hội đầu tư

113 Thứ ba, thành phố cần phải xây dựng các chính sách thu hút mới hấp dẫn hơn Trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu sẽ bắt đầu đi vào hiệu lực vào năm 2024 thì chính sách ưu đãi miễn giảm thuế của Chính Phủ mất đi hiệu quả thực tế cũng như không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nữa Thành phố và Chính Phủ cần phải đưa ra các chính sách về vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu cũng như luật hóa thành các chính sách càng sớm càng tốt, tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư Thành phố cũng phải tiến hành xây dựng các ưu đãi khác như các khoản hỗ trợ trong việc xây dựng các cơ sở vật chất, đào tạo lao động,

4.3.2 Giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào thành phố Hồ Chí Minh

114 Nhìn chung, việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI chưa đạt được kết quả như mong muốn khi đa phần những công nghệ đều chỉ được chuyển giao giữa công ty mẹ và công ty con, các doanh nghiệp địa phương không có cơ hội để được tiếp cận với việc chuyển giao công nghệ Để có thể thực sự thúc đẩy và lan tỏa việc chuyển giao công nghệ đến với các doanh nghiệp trong nước ở thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố cần phải thực hiện một số chính sách như sau:

115 Thứ nhất, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đầu tư vào phát triển khoa học và công nghệ Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch thực hiện Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù ưu đãi về thuế, thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp FDI xây dựng các trung tâm R&D Chính sách được cho sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp FDI xây dựng các trung tâm R&D tại thành phố Tuy nhiên, chính sách này có thể bộc lộ một số yếu điểm như việc các doanh nghiệp FDI xây dựng các trung tâm R&D mà tiến hành vận hành với nguồn nhân lực không phải từ trong nước Điều này có thể càng khiến khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI ngày càng nới rộng hơn, khiến các doanh nghiệp trong nước ngày càng khó khăn hơn trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI Điểm mấu chốt trong việc xây dựng các trung tâm R&D chính là phải đảm bảo thành phố có các nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành các trung tâm R&D hoạt động hiệu quả Để hiện thực được điều đó, thành phố cũng cần phải chú trọng đối với việc hợp tác giữa đại học và các doanh nghiệp Nếu bỏ quên việc hợp tác này, thành phố sẽ phải đối mặt với tình cảnh các công nghệ được chuyển giao nhưng lại không có nhân lực nào có đủ khả năng tiếp nhận Một hành lang pháp lý, các chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng sẽ giúp các trường đại học có các trung tâm R&D hoạt động hiệu quả, phục vụ các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cả doanh nghiệp FDI Một khi các trường đại học có sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp thì các trường đại học sẽ đào tạo ra các nhân lực với trình độ, kỹ năng được nâng cao, đủ sức đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp FDI

116 Thứ hai, thành phố phải hoàn thiện khung pháp lý về việc chuyển giao công nghệ Luật chuyển giao Công nghệ ban hành năm 2017 đã tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc chuyển giao công nghệ Theo số liệu của Bộ khoa học và công nghệ thì giai đoạn từ 2008 - 2017 thì cả nước chỉ có hơn 300 đơn đăng ký chuyển giao công nghệ Chỉ 5 năm sau khi Luật chuyển giao công nghệ đi vào thực tế (2017 - 2022) thì số lượng đơn đăng ký chuyển giao công nghệ là hơn 400 đơn Điều này cho thấy việc hoàn thiện khung pháp lý sẽ thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ Thành phố cần phải ban hành các hướng dẫn về việc thực hành chuyển giao công nghệ, cập nhật và đơn giản hóa hệ thống pháp lý, làm cho các quy định và thủ tục trở nên minh bạch và dễ hiểu Một khi các doanh nghiệp FDI có được sự tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ về các thủ tục để chuyển giao công nghệ cũng như với thủ tục đơn giản sẽ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro pháp lý và tăng khả năng hợp tác giữa các bên liên quan Bên cạnh đó, Thành phố cần phải tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước để bảo vệ việc chuyển giao công nghệ Tích cực xử lý các hành vi làm ảnh hưởng, xâm phạm đến lợi ích của các bên trong việc chuyển giao công nghệ Điều này giúp tăng cường niềm tin của doanh nghiệp FDI và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển giao công nghệ.

KOLs TRONG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH

KOL LÀ AI?

117 Thuật ngữ “Opinion Leader (OL) - Người dẫn dắt dư luận” được bắt nguồn từ những năm 1940 bởi Paul Felix Lazarsfeld, một nhà xã hội học, trong nghiên cứu của ông về các quá trình tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu trong chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm

1940 Theo đó, nghiên cứu đã phát hiện ra một quá trình gây ảnh hưởng mà

Lazarsfeld gọi là “lãnh đạo ý kiến (opinion leadership)” Ông kết luận rằng quá trình này là “luồng giao tiếp hai bước”, theo đó có một luồng thông tin gồm nhiều bước từ các phương tiện thông tin đại chúng đến những người đóng vai trò là người dẫn dắt dư luận, sau đó được truyền tới công chúng (Katz & Lazarsfeld, 1955; Katz, Lazarsfeld, & Roper, 2017) Các nghiên cứu của Lazarsfeld và các cộng sự của ông đã thu hút sự quan tâm đến những phẩm chất và đặc điểm chính xác tạo nên người lãnh đạo dư luận

118 Từ những năm 1970-90s, khi mà internet ngày càng phát triển, mạng xã hội cũng đã đồng hành cùng với sự phát triển của internet Cho đến đầu thế kỷ 21, cùng với sự phát triển và sự bao phủ của mạng lưới internet trên toàn thế giới, khả năng tiếp cận thông tin của công chúng và sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng cũng ngày càng cao 1 Các thế hệ “Key Opinion Leader (KOL) - Người dẫn dắt dư luận chủ chốt” (hay “Người có tầm ảnh hưởng”) ngày càng xuất hiện nhiều hơn Mạng xã hội dựa trên sự tương tác của người dùng tạo điều kiện thuận lợi cho các KOL nâng cao vai trò của mình hơn nữa Họ là những người dùng có khả năng gây ảnh hưởng và định hình ý kiến của người khác (Bamakan, Nurgaliev, & Qu, 2019) Do đó, sự phối hợp giữa các KOLs trong truyền thông đã ngày càng được ứng dụng nhiều hơn nhằm kết nối thông điệp giữa một bên cần truyền tải và một bên là công chúng tiếp nhận

119 Trong những tình huống và bối cảnh khác nhau của các lĩnh vực nghiên cứu, một số định nghĩa được đề xuất để mô tả về người dẫn dắt quan điểm (OL) Lazarsfeld và các cộng sự (1944) cho rằng, OL là người có

1 https://khoahoc.tv/lich-su-mang-xa-hoi-51632 sức hấp dẫn với các đặc điểm nổi bật về tâm lý, thể chất và xã hội và có kiến thức đáng tin cậy trong một lĩnh vực nhất định (Katz & Lazarsfeld, 1955) Trong khi đó, Roger (2010) nêu quan điểm, OL là người tham gia có địa vị kinh tế xã hội cao hơn so với những người theo dõi (followers) anh ta vì OL có sự duy trì mối liên hệ chặt chẽ và được tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện thông tin đại chúng Cũng có một số nghiên cứu phân biệt giữa người có ảnh hưởng (influencer) và người dẫn dắt dư luận (OL) nhưng một số khác cho rằng OL là thuật ngữ hẹp và sâu khi xem xét theo bối cảnh của lĩnh vực nghiên cứu (Bamakan et al., 2019)

120 Đa số các nghiên cứu về khả năng lãnh đạo dư luận (opinion leadership) tập trung vào việc (i) xác định các đặc điểm, động cơ của các

OL từ đó cho thấy vai trò của họ; (ii) xem xét các khía cạnh liên quan đến niềm tin; (iii) đánh giá ảnh hưởng của KOLs lên các quá trình ra quyết định của hộ gia đình; (iv) các nghiên cứu liên quan đến các KOLs trực tuyến (Belch, Krentler, & Willis-Flurry, 2005; Casalú, Flaviỏn, & Ibỏủez-Sỏnchez, 2020)

121 Sự bùng nổ của internet và mạng xã hội cung cấp một công cụ hiệu quả cho sự phát triển của các KOLs cá nhân và tổ chức Các tổ chức công đang dần quan tâm đến xu hướng phối hợp với các KOLs trong quá trình truyền tải thông điệp, truyền thông nội dung phù hợp với mục tiêu hoạt động của mình Việc truyền đạt thông tin từ OLs có thể được cộng đồng chấp nhận dễ dàng hơn và các OLs có thể tận dụng vị trí của mình trong cộng đồng để truyền bá một cách rộng rãi và hiệu quả hơn (Pertiwi & Purwanti, 2023)

122 Có thể kể đến một điển hình về phối hợp với KOLs trong tổ chức công thông qua Chương trình “Sáng kiến không giới hạn thế hệ - Generation Unlimited Initiative (GenU)” năm 2018 của UNICEF, một chương trình có sự hợp tác giữa khu vực công và tư Để truyền thông rộng rãi, ngoài việc sử dụng các nền tảng kỹ thuật số, GenU còn triển khai nhiều phương pháp khác nhau trong chiến dịch truyền thông đại chúng trong đó phải kể đến việc sử dụng vai trò của các OLs Các OLs được UNICEF sử dụng là những nhân vật của công chúng, nghệ sĩ hoặc những người dẫn dắt nổi tiếng thông qua nền tảng Twitter chính thức của chiến dịch này của hoặc từ UNICEF để tăng cường sự tham gia của công chúng (Pertiwi & Purwanti, 2023).

KOLs TRONG TRUYỀN THÔNG THÔNG TIN TỚI CÔNG CHÚNG VÀ MỘT SỐ THÁCH THỨC ĐẶT RA

123 Vì KOL có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến thông tin hiệu quả hơn trên toàn mạng lưới của họ, nên việc áp dụng KOL đi cùng truyền thông đang ngày càng xuất hiện trong nhiều lĩnh vực Một số lĩnh vực đã đang áp dụng KOL đồng hành có thể kể đến như: (i) Kinh doanh và tiếp thị, (ii) Khoa học chính trị, (iii) Sức khoẻ cộng đồng, (iv) Xã hội học và tâm lý học, (v) Giáo dục (Bamakan et al., 2019)

124 Đối với lĩnh vực Kinh doanh và tiếp thị: KOLs ban đầu được áp dụng trong kinh doanh và tiếp thị, sau đó dần lan sang các lĩnh vực khác (Pertiwi & Purwanti, 2023) Bằng cách quan sát những cá nhân có ảnh hưởng từ góc độ tiếp thị, các công ty sẽ tìm kiếm những người dùng như vậy để có thể đạt được lợi nhuận từ quảng cáo, tiếp thị, áp dụng sản phẩm mới, thu hút khách hàng tiềm năng KOLs là những mục tiêu hấp dẫn của mục tiêu tiếp thị, quảng cáo và đánh giá thương hiệu (Bamakan et al., 2019) Họ có thể là những người nổi tiếng, người xuất hiện với tư cách là đại sứ cho các sự kiện và các hoạt động (Pertiwi & Purwanti, 2023)

125 Đối với lĩnh vực Khoa học chính trị: KOLs là những cá nhân hoặc tổ chức có ảnh hưởng trong cộng đồng nhằm truyền thông điệp chính trị cụ thể đến nhóm dân cư mục tiêu trong xã hội, thúc đẩy sự hài hoà và ổn định xã hội (Bamakan et al., 2019)

126 Đối với lĩnh vực Sức khoẻ cộng đồng: KOLs có thể giúp thúc đẩy cộng đồng thực hành dựa trên các bằng chứng nghiên cứu, tăng khả năng phổ biến những đổi mới nhằm nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa và phòng chống bệnh tật (Bamakan et al., 2019)

127 Đối với lĩnh vực Xã hội học và tâm lý học: Ngày nay, con người bị choáng ngợp bởi một lượng thông tin khổng lồ mà họ có thể tiếp cận, ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định của họ Do đó, trong phạm vi thời gian và khả năng suy nghĩ hạn chế, họ thường bị thao túng bởi những người có thể ảnh hưởng đến ý kiến của họ (Bamakan et al., 2019)

128 Đối với lĩnh vực Giáo dục: KOLs trong lĩnh vực này có thể được gọi là

“Những người lãnh đạo giáo viên - Teacher Leaders” đóng vai trò khá đa dạng, có thể được phân công chính thức hoặc không chính thức trong việc nâng cao phương pháp giảng dạy, định hình tư duy cho học sinh, đóng vai trò lãnh đạo cả học sinh và giáo viên mới, tìm kiếm và cung cấp thêm các nguồn tài nguyên giảng dạy mới… (Bamakan et al., 2019; Pertiwi & Purwanti, 2023)

Bên cạnh những lợi ích mà KOLs mang lại, những thách thức và xu hướng trong tương lai đối với các KOLs cũng cần được xem xét nhiều hơn Một số vấn đề nổi bật như:

129 Thứ nhất là, xác định các KOLs trong từng lĩnh vực: Mức độ ảnh hưởng của các KOL là khác nhau ở những cộng đồng khác nhau, do đó, phương pháp hoặc cách đo lường nhằm phát hiện các KOLs trong từng lĩnh vực là một vấn đề khá trọng yếu (Bamakan et al., 2019)

130 Thứ hai là, kiểm tra độ tin cậy của các KOLs: Đây là một thách thức khác, vì mức độ tin cậy của các thành viên dành cho nhau là yếu tố cơ bản nhất cho bất kỳ sự hình thành cộng đồng xã hội nào, do đó, kiểm tra độ tin cậy của các KOLs giúp cho công tác giám sát truyền thông thông tin và tính chính xác của thông tin được đảm bảo (Bamakan et al., 2019)

131 Thứ ba là, phân biệt những KOLs thực sự và những người “chơi khăm” (troll) trên mạng xã hội: Ngày nay, rất dễ dàng để cho một ai đó đưa ra đánh giá và ý kiến của họ trên trang cá nhân của mình, nhưng tính chính xác và tính toàn vẹn của thông tin trong các đánh giá và ý kiến đó chưa thật sự được kiểm soát một cách đầy đủ bởi các bên liên quan Và có thể xảy ra khả năng thông tin bình luận và ý kiến chưa đúng sự thật, mang tính không xây dựng và không thực tế làm ảnh hưởng đến góc nhìn của cộng đồng (Bamakan et al., 2019)

ADB (2023) 2023 Trade Finance Gaps, Growth, and Jobs Survey ADB

Briefs, No 256, Asian Development Bank

Bank of England (2023), Financial Stability Report, July 2023

Federal Reserve (2023), Financial Stability Report October 2023,

Washington: Board of Governors of the Federal Reserve System

Federal Reserve Bank of New York (2023), Measuring the Natural Rate of

Interest, https://www.newyorkfed.org/research/policy/rstar

IMF (2023a) Inflation Peaking amid Low Growth IMF https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2023/01/31/world- economic-outlook-update-january-2023

IMF (2023b) World Economic Outlook, April 2023: A Rocky Recovery IMF https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2023/04/11/world- economic-outlook-april-2023

OECD (2023b) OECD Economic Outlook, Volume 2023 Issue 2:

Preliminary version Organisation for Economic Co-operation and

Development https://www.oecd-ilibrary.org/economics/oecd- economic-outlook/volume-2023/issue-2_7a5f73ce-en

OECD (2023a) OECD Economic Outlook, Volume 2023 Issue 1:

Preliminary version Organisation for Economic Co-operation and

Development https://www.oecd-ilibrary.org/economics/oecd- economic-outlook/volume-2023/issue-1_ce188438-en

OECD (2022) OECD Economic Outlook, Volume 2022 Issue 2: Confronting the Crisis Organisation for Economic Co-operation and Development https://www.oecd.org/economic-outlook/november-2022/

World Bank (2023) Global Economic Prospects—June 2023 https://www.worldbank.org/en/publication/global-economic- prospects

World Bank (2022) Global Economic Prospects https://www.worldbank.org/en/publication/global-economic- prospects

IMF Research, D (2023) World Economic Outlook, October 2023:

Navigating Global Divergences USA: International Monetary Fund

NHNN (2023a, 08/11/2023) Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ Retrieved from https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_ chitiet?leftWidth %25&showFooterse&showHeaderse&d DocName=SBV581411&rightWidth=0%25¢erWidth%25& _afrLoop8936438776812466#%40%3F_afrLoop%3D3893643877 6812466%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV58 1411%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26sh owFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Du9ag2e72e_9

NHNN (2023b, 19/12/2023) Hoạt động thị trường tiền tệ - Nghiệp vụ thị trường mở Retrieved from https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/hdtttt/ttm

?centerWidth%25&leftWidth %25&rightWidth=0%25&show Footerse&showHeaderse&_adf.ctrl- state=hc34cr5xm_229&_afrLoop9031377075481466#%40%3F_a frLoop%3D39031377075481466%26centerWidth%3D80%2525%26 leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter

%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3D18x2dfymzw_168

NHNN (2023c) Lãi suất Retrieved from https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/ls?centerWidth

&showHeaderse&_adf.ctrl- state=1wsctfqfx_382&_afrLoop#749279425483023#%40%3F_afrLoop%3D23749279425483023%26centerWidth%3D80%2525%26le ftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter

%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3D82irfa036_4

NHNN (2023d, 07/12/2023) Ngành ngân hàng tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô Retrieved from https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_ chitiet;jsessionid&2J9A-gu6u2gJYN4eWG4m- jACUongWT5m3MMbvsJpO2DaNtknVz!1375372124!-

304391220?centerWidth%25&dDocName=SBV584070&leftWi dth %25&rightWidth=0%25&showFooterse&showHeader lse&_adf.ctrl- statex2dfymzw_296&_afrLoop9113841516358023#%40%3F _afrLoop%3D39113841516358023%26centerWidth%3D80%2525% 26dDocName%3DSBV584070%26leftWidth%3D20%2525%26right Width%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Df alse%26_adf.ctrl-state%3D34jc57606_4

NHNN (2023e) Thông cáo báo chí khác Retrieved from https://sbv.gov.vn/webcenter/faces/menu/sm/tcbc/tcbcnhtt?_afrLoop

NHNN (2023f, Quý III/2023) Thống kê - Cán cân thanh toán quốc tế

Retrieved from https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/ccttqt? centerWidth%25&leftWidth %25&rightWidth=0%25&showF ooterse&showHeaderse&_adf.ctrl- state=4w3j7znkn_107&_afrLoop9030996845913466#%40%3F_af rLoop%3D39030996845913466%26centerWidth%3D80%2525%26l eftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter

%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3D18x2dfymzw_4

NHNN (2023g, Tháng 10/2023) Thống kê - Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế Retrieved from https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/dntdd vnkt?centerWidth%25&leftWidth %25&rightWidth=0%25&s howFooterse&showHeaderse&_adf.ctrl- state=hc34cr5xm_320&_afrLoop9031089352840466#%40%3F_a frLoop%3D39031089352840466%26centerWidth%3D80%2525%26 leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter

%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3D18x2dfymzw_45

NHNN (2023h, Tháng 9/2023) Thống kê - Tổng phương tiện thanh toán

Ngày đăng: 29/09/2024, 18:06