Bài nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng.. Tôi xin cam đoan rằng đề tài khóa l
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Tín dụng tiêu dùng đóng vai trò then chốt trong việc đáp ứng nhu cầu thiết thực của cá nhân, hộ kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế Nó giúp người dân quản lý tài chính hiệu quả, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh nhỏ và góp phần phát triển thị trường tài chính Mặt khác, tín dụng tiêu dùng của ngân hàng cũng là mục tiêu then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Với bề dày hoạt động hơn 10 năm tại thị trường TP.HCM nói riêng cùng với sự lớn mạnh của toàn hệ thống MB nói chung Trong năm 2023, Ngân hàng MB – Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực cho vay KHCN nhờ vào việc đa dạng hóa sản phẩm, quảng bá thương hiệu, nâng cấp chất lượng dịch vụ, giảm lãi suất và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như biến động kinh tế ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng, cạnh tranh khốc liệt, thay đổi về các quy doanh nghiệp đã làm cho dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp năm 2022 chiếm tỷ trọng đáng kể Đến năm 2023, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân dự kiến đạt 65%, với tốc độ tăng trưởng gần 14% so với dư nợ năm 2022 Mặc dù dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng qua các năm, tỷ lệ tổng dư nợ lại có xu hướng giảm
Từ đó, câu hỏi đặt ra là khách hàng cá nhân sẽ dựa trên những yếu tố nào để quyết định vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng? Để giải quyết vấn đề này, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân, qua đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm thu hút khách hàng tiềm năng đến vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của quyết định vay vốn đến khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng
- Đề xuất hàm ý quản trị nhằm duy trì khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới đến vay vốn từ Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng? khai các chính sách nào để thu hút khách hàng cá nhân đến vay vốn tại chi nhánh?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng Đối tượng khảo sát: Các khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu gồm:
Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng Phạm vi thời gian: trong giai đoạn 2021 – 2023
Thời gian khảo sát: từ tháng 04 năm 2024 đến tháng 05 năm 2024.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ vay vốn tại ngân hàng nhằm mục đích điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho phù hợp để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát Tiếp đến, tác giả tiến hành khảo sát trên 256 khách hàng cá nhân giao dịch tại NHTM Cổ phần Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng khảo sát
Phương pháp nghiên cứu định lượng: nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) và phân tích hồi quy Tác giả sẽ xử lý và phân tích dữ liệu qua phần mềm SPSS 20.0
Ý nghĩa của nghiên cứu
bài nghiên cứu làm cơ sở để thực hiện những biện pháp điều chỉnh, chính sách, chiến lược cụ thể nhằm mở rộng hoạt động cho vay vốn thu hút đối tượng khách hàng cá nhân tham gia.
Bố cục của đề tài
Khóa luận được trình bày với cấu trúc 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Đưa ra lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cấu trúc bố cục của khóa luận
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan nghiên cứu Trình bày các lý thuyết nền tảng liên quan và các nghiên cứu trong và ngoài nước ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu Trình bày chi tiết về mô hình và mô tả các biến trong nghiên cứu, đồng thời nêu ra các giả thuyết và dấu kỳ vọng Ứng dụng các phương pháp nghiên cứu vào việc xử lý và phân tích dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phân tích các dữ liệu được thu thập và trình bày kết quả qua thang đo đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết trên phân mềm SPSS để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Từ các kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận, đề xuất giải pháp, hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiềm năng trong tương lai
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Ở chương 1, tác giả đã trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cấu trúc bố cục của khóa luận.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tổng quan cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng chuyển giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng cho mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuẩn với nguyên tắc có hoàn trả cả nợ gốc và lãi”
2.1.2 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân của NHTM
Căn cứ vào thời hạn cho vay
Hình 2.1 Các hình thức cho vay theo thời hạn
Nguồn: Trầm Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Minh Ngọc (2013)
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
Cho vay sản xuất kinh doanh: là khoản vay mà số tiền vay được sử dụng để tăng cường vốn mua sắm, xây dựng tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp
Cho vay sinh hoạt tiêu dùng là khoản vay dùng để chi tiêu cho các mục đích khác nhau như mua sắm vật dụng tiêu dùng, xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, cũng như đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
Căn cứ vào phương thức vay
Cho vay từng lần: là phương thức vay vốn mà mỗi lần vay, khách hàng và ngân hàng phải hoàn tất tất cả các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng
Cho vay theo hạn mức: là phương thức vay vốn mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định
Cho vay dự án đầu tư là hình thức vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống Hình thức cho vay này thường được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng để huy động vốn nhằm thực hiện các dự án của mình.
Cho vay hợp vốn: là phương thức vay vốn mà nhiều ngân hàng cùng cung cấp vốn cho một nhu cầu vốn của một khách hàng, với một ngân hàng làm đầu mối
Cho vay trả góp: là phương thức vay vốn mà lãi vay cộng với nợ gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời gian vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là phương thức vay vốn mà ngân hàng cam kết sẵn sàng cho khách hàng vay trong phạm vi hạn mức nhất định, với thỏa thuận về thời hạn hiệu lực và mức phí
Cho vay thông qua thẻ tín dụng: là phương thức vay vốn mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng vốn vay trong hạn mức tín dụng để thanh toán mua hàng
Căn cứ vào hình thức đảm bảo nợ vay
Cho vay tín chấp: là hình thức vay vốn mà khách hàng không cần cung cấp tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, chỉ dựa vào uy tín của chính họ hoặc sự bảo lãnh tín dụng
Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức vay vốn mà khách hàng phải sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng, hoặc quyền quản lý của mình để đảm bảo khoản vay thông qua việc thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh
2.1.3 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reason Action) là một mô hình lý thuyết trong lĩnh vực tâm lý học xã hội được phát triển bởi Icek Ajzen và Martin Fishbein Lý thuyết này cho thấy hành vi của một cá nhân được hình thành bởi thái độ và chuẩn mực chủ quan của cá nhân và bị ảnh hưởng bởi niềm tin của cá nhân cũng như nhận thức của người khác
Thái độ cảm nhận tích cực hoặc tiêu cực của một cá nhân đối với việc thực hiện một hành vi cụ thể Thái độ này thường được xác định bởi niềm tin của cá nhân về kết quả của hành vi và đánh giá của họ về những kết quả đó
Chuẩn mực chủ quan là sự nhận thức của cá nhân về áp lực xã hội đối với việc thực hiện hay không thực hiện hành vi đó Chuẩn mực chủ quan thường bao gồm niềm tin về việc những người quan trọng đối với cá nhân (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) nghĩ gì về hành vi đó
Một điểm mạnh khác của TRA là khả năng dự đoán hành vi Lý thuyết này dự đoán rằng các cá nhân sẽ hành động theo cách phù hợp với thái độ và chuẩn mực chủ quan của họ Do đó, nếu thái độ của một cá nhân đối với một hành vi là tích cực thì họ có nhiều khả năng thực hiện hành vi đó hơn và nếu chuẩn mực chủ quan của một cá nhân là tiêu cực thì họ sẽ ít có khả năng thực hiện hành vi đó
Hình 2.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý - TRA
2.1.4 Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB)
Các nghiên cứu có liên quan
Theo Christos C Frangos và cộng sự (2012) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng đối với vay vốn ngân hàng: Trường hợp khách hàng Hy Lạp” Trong nghiên cứu này, tác giả thu thập dữ liệu bằng cách chọn ngẫu nhiên 277 công dân Hy Lạp để kiểm tra các giả thuyết Kết quả hồi quy logistic cho thấy, các yếu tố nhân khẩu học, chất lượng dịch vụ, chính sách cho vay, sự hài lòng từ dịch vụ của ngân hàng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng nhất
Nghiên cứu của Theo Martin Owusu Ansa (2014) về "Các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng tại Ghana: Áp dụng phân tích đối với giáo viên trung học tại Kumasi" sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và khảo sát 250 giáo viên trung học phổ thông tại Kumasi Nghiên cứu xác định sáu yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng, bao gồm: lãi suất tín dụng, danh tiếng ngân hàng, tính an toàn, dễ vay vốn, thời gian hoạt động lâu dài và mức phí dịch vụ thấp.
Theo Hoàng Hải Yến (2018) “Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để giao dịch của các khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Phước”
Dữ liệu được thu thập ngẫu nhiên của 300 khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Phước bao gồm các yếu tố như sau: Thương hiệu ngân hàng, Chất lượng dịch vụ, Sự thuận tiện, Lợi ích tài chính, Thái độ của nhân viên và Hoạt động chiêu thị
Nghiên cứu của Hồ Ngọc Khoa (2018) đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân tại Tây Ninh Kết quả cho thấy các yếu tố quyết định bao gồm: sự thuận tiện, hình ảnh ngân hàng, lãi suất tín dụng, sản phẩm dịch vụ và hoạt động tiếp thị.
Theo Kattel và Shah (2020) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Nepal” Tác gỉa đã thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi trên 150 khách hàng có tài khoản tại các ngân hàng thương mại khác nhau Các phương pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích hệ số tương quan và phương pháp phân tích mô hình hồi quy tuyến tính Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng đối với ngân hàng thương mại ở Nepal là : danh tiếng, chất lượng dịch vụ, lợi ích tài chính, sự thuận tiện, ảnh hưởng của nhóm, tính sẵn có của thông tin và cơ sở vật chất Trong đó, danh tiếng, chất lượng dịch vụ và lợi ích tài chính có ảnh hưởng mạnh nhất
Theo Bùi Văn Thụy, Vũ Bùi Quang Chiến, Nguyễn Khánh Ly (2021) “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Đồng Nai” Nghiên cứu đã khảo sát ngẫu nhiên 341 KHCN tại Vietcombank Đông Đồng Nai Sau đó, tác giả đã thực hiện phương pháp hồi quy Binary Logistic cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn, gồm: Chất lượng dịch vụ, Hình ảnh danh tiếng ngân hàng, Chi phí lãi suất, Sự thuận tiện, Ảnh hưởng xung quanh, Nhân viên ngân hàng và Thủ tục vay vốn
Theo Lê Minh Trường (2023) “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại: Trường hợp nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh” Tác giả thực hiện khảo sát đối với 350 khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Tác giả đã sử dụng các phương pháp: kiểm định độ tin cậy, kiểm định EFA, kiểm định cấu trúc tuyến tính SEM Kết quả cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại tại TP Hồ Chí Minh, gồm: Chất lượng dịch vụ; Lãi suất cho vay; Danh tiếng ngân hàng; Ảnh hưởng từ xã hội và
Bảng 2.1 Tổng hợp các công trình nghiên cứu trước
STT Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
Tác giả Chiều tác động
(1) Thương hiệu ngân hàng Kattel và Shah (2020); Lê Minh Trường
(2023); Nguyễn Khánh Ly,Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021);
Hoàng Hải Yến (2018), Hồ Ngọc Khoa
(2) Chất lượng dịch vụ Christos C Frangos và cộng sự (2012);
Kattel và Shah (2020); Lê Minh Trường (2023); Nguyễn Khánh Ly,Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021);
Hoàng Hải Yến (2018); Hồ Ngọc Khoa (2018)
(3) Lãi suất Martin Owusu Ansa (2014); Kattel và
Nguyễn Khánh Ly,Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021); Hoàng Hải Yến (2018); Hồ Ngọc Khoa (2018)
(4) Sự thuận tiện Kattel và Shah (2020); Lê Minh Trường
(2023);Nguyễn Khánh Ly,Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021);
Hoàng Hải Yến (2018); Hồ Ngọc Khoa (2018)
(5) Hoạt động chiêu thị Hoàng Hải Yến (2018), Hồ Ngọc Khoa
(6) Chính sách tín dụng Christos C Frangos và cộng sự (2012);
Martin Owusu Ansa (2014); Nguyễn Khánh Ly,Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Trong chương này chủ yếu nêu lên các vấn đề cơ bản liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN Trước tiên, tác giả sẽ trình bày khái niệm, các chỉ tiêu đo lường và các lý thuyết nghiên cứu trước Cuối cùng tác giả sẽ trình bày bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu trước có liên quan.
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau:
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã được thực nghiệm, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN Tuy nhiên, tác giả dựa vào các mô hình nghiên cứu của Kattel và Shah (2020); Lê Minh Trường (2023); Nguyễn Khánh Ly,Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021); Hoàng Hải Yến (2018) đề xuất các yếu tố sẽ xuất hiện trong mô hình nghiên cứu bao gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng như sau: thương hiệu ngân hàng, chất lượng dịch vụ, lãi suất cho vay, sự thuận tiện, hoạt động chiêu thị và chính sách tín dụng
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Quyết định vay vốn của KHCN (QD): là biến thể hiện ý định và hành vi sử dụng dịch vụ vay vốn tại ngân hàng
Thương hiệu ngân hàng (TH): là biến thể hiện bản sắc riêng, uy tín, quá trình hình thành lâu đời của ngân hàng Nói cách khác, thương hiệu của một ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng về ngân hàng Nhân tố thương hiệu ngân hàng được đề cập qua các nghiên cứu: Martin Owusu Ansa (2014); Kattel và Shah (2020);
Lê Minh Trường (2023); Nguyễn Khánh Ly, Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021); Hoàng Hải Yến (2018)
Giả thuyết 1: Thương hiệu ngân hàng có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Chất lượng dịch vụ (CL) là yếu tố bao gồm đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao cùng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng Vì vậy, doanh nghiệp thường cố gắng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn đối thủ để thu hút khách hàng Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia như Christos C Frangos (2012), Kattel và Shah (2020), Lê Minh Trường (2023), Nguyễn Khánh Ly, Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021), Hoàng Hải Yến (2018), yếu tố chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến việc vay vốn của ngân hàng.
Giả thuyết 2: Chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Lãi suất cho vay (LS) đóng vai trò quan trọng trong quyết định vay vốn của khách hàng Các nghiên cứu của Martin Owusu Ansa (2014), Kattel & Shah (2020), Lê Minh Trường (2023), Nguyễn Khánh Ly, Vũ Bùi Quang Chiến & Bùi Văn Thụy (2021), và Hoàng Hải Yến (2018) đều nhấn mạnh ảnh hưởng đáng kể của lãi suất cho vay đối với quyết định vay vốn Do đó, trước khi vay vốn, khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng mức lãi suất cho vay để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình.
Giả thuyết 3: Lãi suất cho vay có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Hoạt động chiêu thị (CT): là biến nhằm tạo ra sự ấn tượng và khuyến khích sự quan tâm và quảng bả sản hoặc dịch vụ đến khách hàng Nghiên cứu của Hoàng Hải Yến (2018) đã chỉ ra rằng giá cả có tác động tích cực đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Giả thuyết 4: Hoạt động chiêu thị có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Sự thuận tiện (TT): là biến thể hiện sự tiện lợi có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng và là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt, tạo ưu thế cạnh tranh Theo Martin Owusu Ansa (2014); Lê Minh Trường (2023); Nguyễn Khánh Ly,Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy(2021); Hoàng Hải Yến (2018) các nghiên cứu này cho thấy nhân tố sự thuận tiện là một trong những nhân tố có ảnh hưởng nhất định đến quyết định cho vay vốn của KHCN tại ngân hàng
Giả thuyết 5: Sự thuận tiện có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Chính sách tín dụng (TD): gồm các chính sách về tín dụng, lãi suất, các gói sản phẩm cho vay đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Kết quả nghiên cứu Christos C Frangos và cộng sự (2012); Martin Owusu Ansa (2014); Nguyễn Khánh Ly,Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy(2021) đã xác định rằng chính sách tín dụng có tác động tích cực đến quyết định vay vốn của KHCN tại ngân hàng
Giả thuyết 6: Chính sách tín dụng có tác động cùng chiều lên sự quyết định
Bảng 3.1 Tổng hợp biến và dấu kỳ vọng
Tên nhân tố Ký hiệu Nguồn và các nghiên cứu liên quan
TH Martin Owusu Ansa (2014); Kattel và Shah (2020); Lê Minh Trường (2023); Nguyễn Khánh Ly, Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021); Hoàng Hải Yến (2018)
CL Christos C Frangos và cộng sự
(2012); Kattel và Shah (2020); Lê Minh Trường (2023); Nguyễn Khánh Ly, Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021); Hoàng Hải Yến (2018)
LS Martin Owusu Ansa (2014); Kattel và Shah (2020); Lê Minh Trường (2023); Nguyễn Khánh Ly, Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021); Hoàng Hải Yến (2018)
Sự thuận tiện TT Martin Owusu Ansa (2014); Lê
Minh Trường (2023);Bùi Văn Thụy, Nguyễn Khánh Ly, Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021);
CT Hoàng Hải Yến (2018), Hồ Ngọc
TD Christos C Frangos và cộng sự
Nguyễn Khánh Ly, Vũ Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thụy (2021)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng “phi số” để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra nhằm phục vụ mục đích phân tích Tác giả thực hiện phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đã tiến hành khảo sát trên 256 khách hàng cá nhân đang giao dịch tại NHTM Cổ phần Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng thông qua hình thức gửi biểu mẫu Google Form qua các trang mạng xã hội như Gmail, Zalo, của khách hàng Qua kết quả nghiên cứu sơ bộ tác giả thấy rằng có 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn đối với KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng Trong đó, các nhân tố được chỉ ra là: Thương hiệu ngân hàng (TH), Chất lượng dịch vụ (CL), Lãi suất cho vay (LS), Sự thuận tiện (TT), Hoạt động chiêu thị (CT), Chính sách tín dụng (TD)
3.3.1.1 Xây dựng thang đo định tính và mã hóa
Thang đo thiết kế cho các biến quan sát:
Thang đo ghi nhận đánh giá quyết định vay vốn của KHCN trong nghiên cứu này là dạng Likert 5 điểm (1 Hoàn toàn không đồng ý, 2 -Không đồng ý, 3 –Bình thường, 4 -Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý) Xây dựng các thang đo cho bảng khảo sát như sau:
Thang đo khía cạnh Thương hiệu ngân hàng (TH): bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ TH1 đến TH4
Thang đo khía cạnh Chất lượng dịch vụ (CL): bao gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ CL1 đến CL5
Thang đo khía cạnh Lãi suất (LS): bao gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ LS1 đến LS3
Thang đo khía cạnh Sự thuận tiện (TT): bao gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ TT1 đến TT3
Thang đo khía cạnh Hoạt động chiêu thị (CT): bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ CT1 đến CT4
Thang đo khía cạnh Chính sách tín dụng (TD): bao gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ TD1 đến TD3
Thang đo khía cạnh Quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân (QD): bao gồm 3 biến quan sát được ký hiệu từ QD1 đến QD3
Bảng 3.2 Mô tả thang đo và mã hóa các biến
STT Nội dung biến Ký hiệu
(1) Ngân hàng có chi nhánh, PGD rộng khắp TH1
(2) Ngân hàng có uy tín trên thị trường TH2
(3) Ngân hàng có thương hiệu dễ nhận biết TH3
(4) Ngân hàng được nhiều người biết đến TH4
(5) Ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng CL1 (6) Ngân hàng có cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại CL2 (7) Nhân viên có trình độ chuyên môn, thái độ lịch sự, tôn trọng khách hàng
(8) Nhân viên sẵn sàng giúp đỡ và giải quyết nhanh chóng các vấn đề của khách hàng
(9) Nhân viên giải quyết than phiền, khiếu nại thỏa đáng CL5
(10) Lãi suất và phí cho vay thấp LS1
(11) Chương trình khuyến mãi, ưu đãi lãi suất cho vay LS2
(12) Lãi suất cho vay linh động LS3
(13) Ngân hàng có nhiều địa điểm giao dịch TT1
(14) Ngân hàng có phòng giao dịch gần nhà, gần chỗ làm việc TT2 (15) Ngân hàng có dịch vụ Internet banking thuận tiện cho giao dịch TT3
(16) Ngân hàng thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng
(17) Ngân hàng có nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng và hậu mãi
(18) Đa dạng về phương thức tiếp thị (điện thoại, gửi email, tin nhắn,…)
(19) Ngân hàng thực hiện nhiều hoạt động vì cộng đồng CT4
(22) Hồ sơ, thủ tục vay đơn giản, dễ hiểu TD3
(23) Thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng TD4
(24) Anh/chị hài lòng với quyết định vay vốn tại ngân hàng QD1
(25) Anh/chị sẽ giới thiệu cho gia đình, bạn bè, người thân vay vốn QD2
(26) Anh/chị sẽ giới thiệu cho gia đình, bạn bè, người thân vay vốn QD3
Nghiên cứu định lượng tập trung vào dữ liệu số học và sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê để hiểu rõ các hiện tượng Sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý và phân tích dữ liệu Bao gồm phân tích mô tả, kiểm định hệ số tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis), hồi quy tuyến tính, và phân tích phương sai (ANOVA) Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu vừa thu thập được
3.3.3 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập bằng cách thực hiện khảo sát với nhóm đối tượng là KHCN tại ngân hàng thông qua bảng câu hỏi
Phương pháp chọn mẫu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và tiến hành khảo sát các KHCN hiện đang vay vốn tại ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng
Theo Hair và cộng sự (2006), hướng dẫn cho kích thước mẫu trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) là khoảng 100 đến 200 quan sát Điều này đảm bảo rằng dữ liệu có đủ độ phong phú để phân tích các mô hình nhân tố một cách chính xác và đáng tin cậy Kích thước mẫu tối thiểu cần được tính theo công thức n >=5*m (m là số biến quan sát) Trong nghiên cứu, có 26 biến quan sát, do đó kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được là 5 * 26 = 130 Với dữ liệu nghiên cứu thu được 256 khảo sát, kích thước mẫu này đáp ứng đủ điều kiện cơ bản để phân tích EFA
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
3.3.5.1 Kiểm định hệ số tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha là một chỉ số phổ biến được dùng để đánh giá độ tin cậy của một thang đo, đo lường tính nhất quán nội tại của các mục trong thang đo Mục đích của việc kiểm định độ tin cậy là để đảm bảo rằng thang đo sẽ cho ra kết quả nhất quán khi được áp dụng trong các điều kiện khác nhau hoặc ở các thời điểm khác nhau Độ tin cậy cao của thang đo cho thấy công cụ này có khả năng đo lường chính xác và đáng tin cậy các khái niệm nghiên cứu
Cronbach's Alpha có giá trị dao động từ 0 đến 1, với giá trị càng cao thể hiện độ tin cậy càng cao Một thang đo được xem là tin cậy nếu hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.7 SPSS sử dụng hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh để đánh giá độ liên quan giữa biến đo lường và tổng các biến còn lại trong thang đo Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh lớn hơn hoặc bằng 0.3, thì biến đó được xem là đáp ứng yêu cầu (Nunnally & Bernstein, 1994)
3.3.5.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp thống kê giúp khám phá và phân tích các cấu trúc ẩn trong một tập hợp các biến quan sát Mục tiêu chính của EFA là đánh giá mức độ tương quan giữa các biến quan sát để xác định khả năng nhóm chúng lại thành các yếu tố chung.
Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0 đến 1, với các giá trị cao hơn, thường là trên 0.6, cho biết dữ liệu phù hợp để thực hiện EFA Giá trị Sig của kiểm định Bartlett thường cần nhỏ hơn 0.05 để có thể tiếp tục phân tích EFA Trị số Eigenvalue là tiêu chí phổ biến để xác định số lượng yếu tố trong phân tích EFA; chỉ có những yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình Tỷ lệ phần thường được coi là có ý nghĩa
Phân tích hồi quy là một phương pháp thống kê dùng để nghiên cứu mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một hoặc nhiều biến độc lập Mục tiêu của phân tích hồi quy là đo lường và dự đoán mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.Phân tích hồi quy bao gồm nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như tuyến tính, đa tuyến tính và phi tuyến tính Các mô hình phổ biến nhất là mô hình hồi quy tuyến tính đơn nếu chỉ có một biến độc lập và mô hình hồi quy tuyến tính bội nếu có từ hai biến độc lập trở lên Phân tích hồi quy phi tuyến thường được sử dụng cho các tập dữ liệu phức tạp hơn trong đó các biến phụ thuộc và độc lập thể hiện mối quan hệ phi tuyến
Phép phân tích hồi quy tuyến tính bội là một phương pháp dự đoán giá trị của một biến phụ thuộc dựa trên nhiều biến độc lập Công thức của hồi quy tuyến tính bội là: Y = a + bX1 + cX2 + dX3 + ϵ, trong đó Y là biến phụ thuộc, X1, X2, X3 là các biến độc lập, a, b, c, d là các tham số ước tính và ϵ là lỗi ngẫu nhiên Phân tích hồi quy tuyến tính bội hữu dụng khi có nhiều biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Y – biến phụ thuộc, là biến chịu tác động của biến khác
X1, X2, X3 – biến độc lập, là biến tác động lên biến khác a – hằng số hồi quy, biểu thị giá trị của Y khi tất cả các X đều bằng 0 b, c, d – hệ số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số góc, biểu thị mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập tương ứng tác động lên biến phụ thuộc Y ϵ – phần dư
Phương trình này được sử dụng rộng rãi trong thống kê và nghiên cứu khoa học để phân tích mối quan hệ giữa các biến và dự đoán giá trị của biến phụ thuộc dựa trên các biến độc lập
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Ở chương 3 tác giả đã trình bày chi tiết về mô hình và mô tả các biến trong nghiên cứu Đồng thời tác giả cũng nêu ra các giả thuyết và dấu kỳ vọng Chương 3 cũng đã trình bày đầy đủ các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tổng quan về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Cho vay KHCN là hoạt động chiếm tỉ trọng lớn trong MB – PGD Đinh Tiên Hoàng, khách hàng chủ yếu là các cá nhân nên chủ yếu là cho vay ngắn và trung hạn Các hoạt động cho vay KHCN gồm cho vay KHCN mua nhà, sửa nhà, cho vay mua ôtô, bất động sản, cho vay du học, cho vay tiêu dùng khác…
Cùng với sự gia tăng hoạt động tín dụng và nhu cầu phục hồi kinh tế sau đại dịch, hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ Doanh số cho vay và thu nợ KHCN liên tục tăng qua từng năm, với những số liệu đáng chú ý cho thấy triển vọng khả quan cho mảng kinh doanh này.
Bảng 4.1 Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại MB - Đinh Tiên Hoàng
Dư nợ cho vay KHCN 682.139 66% 703.300 64% 800.840 65%
Dư nợ cho vay KHDN 354.525 34.20% 403.764 36.47% 425.894 34.72% Tổng dư nợ cho vay 1.036.664 100% 1.107.064 100% 1.226.734 100% Đánh giá dư nợ cho vay giúp xác định sự hiệu quả của hoạt động tín dụng Ta có thể đo lường hiệu quả vốn được sử dụng và đánh giá lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động cho vay Điều này giúp bản thân ngân hàng xác định các kênh tín dụng mà có hiệu suất cao và tập trung phát triển các lĩnh vực mang lợi nhuận cao nhất
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, mức phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội- PGD Đinh Tiên Hoàng đang ngày càng được tăng cường phát triển Đặc biệt là ngân hàng MB cũng nhận thấy và đánh giá được tiềm năng phát triển hoạt động cho vay các doanh nghiệp tại Bình Thạnh và khu vực lân cận Mức sống dân cư tại Bình Thạnh ngày càng được nâng cao, dân số đông đúc, cơ sở hạ tầng ngày phát triển và nhu cầu hoạt động kinh doanh càng sôi nổi hơn Do đó, nhận thấy được nhu cầu vay vốn của các khách hàng cá nhân đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2021 – 2023
Giai đoạn năm 2021-2022 dư nợ cho vay đối với KHCN tăng từ 688.139 triệu đồng lên 703.300 triệu động tức tăng hơn 3% nhưng tỷ trọng trên tổng dư nợ toàn ngân hàng xu hướng giảm 2% do một phần ảnh hưởng của Covid lên các doanh nghiệp nên dư nợ cho vay KHDN năm 2022 chiếm tỷ trọng đáng kể Sang năm 2023 tỷ trọng cho vay KHCN chiếm 65% với tốc độ tăng trưởng gần 14% so với dư nợ năm 2022
Nhìn chung giai đoạn 2021-2023, mức độ tăng trưởng của dư nợ cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - PGD Đinh Tiên Hoàng ổn định với mức chênh lệch không đáng kể.
Thống kê mô tả
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát các nhóm đối tượng thông qua email để thu thập dữ liệu Sau khi thu thập được 261 mẫu quan sát, tác giả đã loại bỏ những mẫu không đáp ứng yêu cầu và lựa chọn được 256 mẫu quan sát phù hợp để thực hiện nghiên cứu Tiếp theo, tác giả đã nhập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm chuyên dụng.
Bảng 4.2 Thống kê mô tả nghiên cứu
Tổng 256 100 Độ tuổi Từ 18 đến 24 38 14.8
Trình độ học vấn THPT 9 3.5
Cán bộ, công nhân viên 125 48.8
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)
Về giới tính: Trong tổng số 256 người tham gia khảo sát thì có 144 người là Nam chiếm tỷ trọng 56.3% và 112 người là Nữ chiếm 43.8%
Về độ tuổi: nhóm độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi với 134 người chiếm tỷ trọng lớn nhất với 52.3% Lần lượt là nhóm độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi với 70 người tham gia chiếm 27.3% Tiếp đến là nhóm độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi với 38 người chiếm 14.3% và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là nhóm trên 50 tuổi với 5.5% tương ứng với 14 người
Về trình độ học vấn: trình độ Đại học có 178 người chiếm tỷ trọng 69.5%, lần lượt theo sau là trình độ Cao đẳng với 47 người chiếm 18.4%, trình độ Cao học với
22 người chiếm 8.6%, cuối cùng là trình độ THPT là 9 người chiếm 3.5% Từ kết quả này, cho thấy rằng phần lớn người vay có trình độ học vấn cao Những người có trình độ học vấn cao hơn thường có khả năng tài chính tốt hơn và dễ dàng tiếp cận các khoản vay hơn
Về nghề nghiệp: cán bộ, công nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất, gổm 125 người và chiếm 48.8%; Lao động phổ thông có 58 người chiếm 22.7%; Kinh doanh có 43 người chiếm 16.8% và còn lại là Sinh viên là 30 người chiếm 11.7%
Về mức thu nhập, phân nhóm thu nhập phổ biến nhất (40,2%) có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng, tiếp theo là nhóm từ 5 đến 10 triệu đồng (37,5%) Thu nhập trên 15 triệu đồng chiếm 17,6%, và nhóm dưới 5 triệu đồng chỉ chiếm 4,7% Phân bổ này cho thấy nghiên cứu phản ánh đa dạng các tầng lớp kinh tế trong xã hội.
Kiểm định độ tin cậy bằng Hệ số Cronbach’s Alpha
Tác giả sẽ kiểm định lần lượt các biến để kiểm định độ tin cậy của các yếu tố sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach's Alpha
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG: CRONBACH’S ALPHA = 0.820
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ: CRONBACH’S ALPHA = 0.829
SỰ THUẬN TIỆN: CRONBACH’S ALPHA = 0.770
HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ: CRONBACH’S ALPHA = 0.787
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG: CRONBACH’S ALPHA = 0.810
QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN: CRONBACH’S ALPHA = 0.808
( Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)
Từ kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của bảng 4.2 cho thấy tất cả các thang đo đều hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đều đạt từ 0.3 trở lên Như vậy tác giả nhận thấy rằng các thang đó đều đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều có nghĩa giải thích tốt cho các nhân tố.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập
Sau khi kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích EFA nhằm giải thích mối quan hệ giữa các biến quan sát và xác định các biến quan sát nào tải lên từng nhân tố Có 23 biến quan sát cho 6 thành phần của thang đo
Bảng 4.4 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett ban đầu của biến độc lập
KMO và Kiểm định Bartlett
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) 0.764
Giá trị Chi-Bình phương xấp xỉ 2902.320 df 253
(Nguồn: Dữ liệu được xử lý qua phần mềm SPSS)
Bảng 4.5 Ma trận xoay nhân tố ban đầu của biến độc lập Biến quan sát
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)
Từ kết quả của bảng 4.4 cho thấy giá trị hệ số KMO = 0.764 thỏa mãn điều kiện 0 0.05 thì phương sai của nhóm độ tuổi là đồng nhất Kiểm định t có giá
Sig bằng 0.821 > 0.05 như vậy không có sự khác biệt giữa nhóm tuổi khác nhau khi quyết định vay vốn tại ngân hàng
4.6.3 Kiểm định sự khác biệt nhóm trình độ
Bảng 4.15 Sự khác biệt về quyết định vay vốn của nhóm trình độ học vấn
Nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)
Từ kết quả trên cho ta thấy, kiểm định Levene (kiểm định F) có giá trị Sig bằng 0.787 > 0.05 thì phương sai của nhóm trình độ là đồng nhất Kiểm định t có giá trị Sig bằng 0.879 > 0.05 như vậy không có sự khác biệt giữa các nhóm trình độ khác nhau khi quyết định vay vốn tại ngân hàng
4.6.4 Kiểm định sự khác biệt nhóm nghề nghiệp
Bảng 4.16 Sự khác biệt về quyết định vay vốn của nhóm nghề nghiệp
Cán bộ, công nhân viên
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)
Từ kết quả trên cho ta thấy, kiểm định Levene (kiểm định F) giá trị Sig bằng 0.146 > 0.05 thì phương sai của nhóm nghề nghiệp là đồng nhất Kiểm định t có giá Sig bằng 0.949 > 0.05 như vậy không có sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau khi quyết định vay vốn tại ngân hàng
4.6.5 Kiểm định sự khác biệt về nhóm thu nhập
Bảng 4.17 Sự khác biệt về quyết định vay vốn của nhóm thu nhập
Nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)
Từ kết quả trên cho thấy, kiểm định Levene (kiểm định F) có giá trị Sig bằng 0.451 > 0.05 thì phương sai của nhóm thu nhập là đồng nhất Kiểm định t có giá trị Sig bằng 0.917 > 0.05 như vậy không có sự khác biệt giữa nhóm thu nhập khác nhau khi quyết định vay vốn tại ngân hàng.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa như sau:
QD = 0.163* TH + 0.152* CL + 0.266* LS + 0.200* TT + 0.180* CT + 0.233*TD+£
Bảng 4.18 Tóm tắt kết quả kiểm định nghiên cứu
Nội dung Sig Hệ số hồi quy
H1 Thương hiệu ngân hàng có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
H2 Chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
H3 Lãi suất cho vay có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
H4 Sự thuận tiện có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
H5 Hoạt động chiêu thị tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của
H6 Chính sách tín dụng có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Vậy mô hình nghiên cứu đã xác định được 6 nhân tố tác động đến quyết định vay vốn của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng Bao gồm: Lãi suất cho vay có tác động mạnh nhất, lần lượt là Chính sách tín dụng, Sự thuận tiện, Hoạt động chiêu thị, Thương hiệu ngân hàng và cuối cùng là Chất lượng dịch vụ
Giả thuyết H1: Thương hiệu ngân hàng có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy giá trị Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy rằng nhân tố Thương hiệu ngân hàng có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng Hệ số hồi quy là 0.163 > 0, cho thấy quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là cùng chiều Khi Thương hiệu ngân hàng tăng lên 1 đơn vị, quyết định vay vốn tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng cũng tăng lên 0.163 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Do đó, giả thuyết H1 được chấp nhận
Giả thuyết H2: Chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Kết quả phân tích hồi quy cũng chỉ ra rằng giá trị Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy rằng nhân tố Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng Hệ số hồi quy là 0.152
> 0, cho thấy quan hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc là cùng chiều Khi Chất lượng dịch vụ tăng lên 1 đơn vị, quyết định vay vốn vào ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng cũng tăng lên 0.152 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Do đó, giả thuyết H2 cũng được chấp nhận
Giả thuyết H3: Lãi suất cho vay có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy giá trị Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy rằng nhân tố Lãi suất cho vay có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng Hệ số hồi quy là 0.266 > 0, cho thấy quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là cùng chiều Khi Lãi suất cho vay tăng lên 1 đơn vị, quyết định vay vốn vào ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng cũng tăng lên 0.266 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Do đó, giả thuyết H3 được chấp nhận
Giả thuyết H4: Sự thuận tiện có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Kết quả phân tích hồi quy cũng chỉ ra rằng giá trị Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy rằng nhân tố Sự thuận tiện có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng Hệ số hồi quy là 0.200 > 0, cho thấy quan hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc là cùng chiều Khi Sự thuận tiện tăng lên 1 đơn vị, quyết định vay vốn vào ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng cũng tăng lên 0.200 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Do đó, giả thuyết H4 cũng được chấp nhận
Giả thuyết H5: Hoạt động chiêu thị có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Kết quả phân tích hồi quy cũng chỉ ra rằng giá trị Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy rằng nhân tố Hoạt động chiêu thị có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN động chiêu thị tăng lên 1 đơn vị, quyết định vay vốn vào ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng cũng tăng lên 0.180 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Do đó, giả thuyết H5 cũng được chấp nhận
Giả thuyết H6: Chính sách tín dụng có tác động cùng chiều lên sự quyết định vay vốn của KHCN
Kết quả phân tích hồi quy cũng chỉ ra rằng giá trị Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy rằng nhân tố Chính sách tín dụng có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng Hệ số hồi quy là 0.233
> 0, cho thấy quan hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc là cùng chiều Khi Chính sách tín dụng tăng lên 1 đơn vị, quyết định vay vốn vào ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng cũng tăng lên 0.233 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Do đó, giả thuyết H6 cũng được chấp nhận
Vậy mô hình nghiên cứu đã xác định được 6 nhân tố tác động đến quyết định vay vốn của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng
Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đinh Tiên Hoàng được tác giả nghiên cứu kỹ lưỡng trong chương 4 Tác giả đã tiến hành kiểm tra độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS Nghiên cứu xác định 6 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân, gồm: Thương hiệu ngân hàng, Chất lượng dịch vụ, Hoạt động chiêu thị, Sự thuận tiện, Lãi suất và Chính sách tín dụng Trong đó, Lãi suất cho vay có tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định vay vốn.