Dựa trên kết quả thu được, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư đưa ra các giải pháp hoặc quyết định phù hợp về các
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, vai trò của TTCK càng được khẳng định rõ ràng hơn TTCK là nơi mà các chủ thể kinh doanh huy động vốn nhanh nhất và hiệu quả nhất, là kênh đầu tư đáng chú ý cho các nhà đầu tư Cụ thể hơn, đối với các nhà đầu tư, thị trường chứng khoán với đa dạng các sản phẩm đầu tư Mặt khác, đối với chủ thể doanh nghiệp, TTCK cũng đóng góp vai trò vô cùng to lớn Đầu tiên, TTCK giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa các hình thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu, giúp các doanh nghiệp tránh được các khoản vay ngân hàng với lãi suất cao Ngoài ra, TTCK còn là nơi đánh giá doanh nghiệp một cách chi tiết và chính xác nhất thông qua chỉ số chứng khoán trên thị trường Giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK phản ánh được hiện tại và tương lai hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Nhận biết được vai trò của cổ phiếu, các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của công ty được niêm yết trên TTCK
Trên thực tế, trong nước không hiếm các nghiên cứu đi trước về các tác động của các yếu tố đến giá cổ phiếu Nghiên cứu của Đặng Thị Lan Phương cùng cộng sự
(2023) đã phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam Trong nghiên cứu, tác giả đã làm rõ tương quan giữa các biến như quy mô, EPS, GDP, tỷ lệ chi trả cổ tức,v.v và giá cổ phiếu nhằm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới thị giá cổ phiếu của 15 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường giai đoạn từ năm 2016-2022 bị đại dịch Covid-19 tác động Hơn thế nữa, ở nước ngoài, cũng tồn tại các công trình về các tác động qua lại giữa các yếu tố khác nhau với giá cổ phiếu Ví dụ, nghiên cứu của Sattam Allahawiah và cộng sự (2012) xác định tác động của các yếu tố cơ bản về thị giá cổ phiếu của các công ty được niêm yết tại SGD chứng khoán Amman hay Fouzan Al Qaisi và cộng sự (2016) điều tra tác động của một số yếu tố đến giá cổ phiếu thị trường
Tuy nhiên, dù cho đã có nhiều nghiên cứu đi trước về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nhưng còn hạn chế về mặt thời gian và đối tượng và phạm vi nghiên cứu khi đa phần các nghiên cứu hiện nay đều nằm trong giai đoạn trước Covid-19 hay trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của Covid-19 và một số ngành kinh tế vẫn chưa được khai thác như ngành thực phẩm, ngành dệt may hay ngành hàng tiêu dùng,v.v Trong đó, ngành hàng tiêu dùng còn kha khá một số phân ngành vẫn chưa được quan tâm như phân ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng tiêu dùng không thiết yếu,v.v Bên cạnh đó, Việt Nam chúng ta đã bước vào giai đoạn từng bước phục hồi tình hình kinh tế sau đại dịch và đây là tiền đề để phát triển thị trường tài chính Vì vậy, khóa luận dùng dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2018 – 2023, đây là khoảng thời gian mà nền kinh tế chịu tác động của dịch Covid-19 cho đến khi tình hình kinh tế đang dần hồi phục Và dùng các công ty NHTD thiết yếu nói riêng và công ty NHTD nói chung để làm đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ đó, tác giả mong muốn một lần nữa phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD được niêm yết trên TTCK Việt Nam và nêu vài khuyến nghị cho các nhà đầu tư, công ty có chiến lược phù hợp để cải thiện khả năng tài chính, phát triển tiềm lực.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là phân tích các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam Từ đó, đưa ra các hàm ý quản trị nhằm giúp các nhà đầu tư nâng cao khả năng ra quyết định đầu tư, hạn chế rủi ro, góp phần ổn định thị trường tài chính Việt Nam, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của bài như sau:
Một là, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam;
Hai là, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam;
Ba là, đề xuất đưa ra các hàm ý quản trị nhằm tối đa hoá giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tương ứng với các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu xem xét lần lượt là: Câu hỏi 1: Những yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu của công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam?
Câu hỏi 2: Các yếu tố đó sẽ tác động đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên thị trường như thế nào?
Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị nào đưa ra để tối đa hoá giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam?
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu khóa luận là các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam
Phạm vi về không gian, đề tài nghiên cứu trong phạm vi 51 công ty NHTD được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (bao gồm hai sàn HNX và HSX) trong tổng số khoảng 156 công ty NHTD trên TTCK Việt Nam Vì một số dữ liệu nghiên cứu không đồng nhất, không liên tục, chưa kiểm toán, chưa công bố nên tác giả sử dụng 51 công ty NHTD này, có thông tin tài chính được công bố đầy đủ và BCTC đã được kiểm toán trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài
Phạm vi về thời gian, đề tài nghiên cứu trong thời gian từ năm 2018- 2023 Giai đoạn bắt đầu bùng nổ dịch bệnh COVID-19 từ ngày 31/12/2018 đến 31/12/2023 (5 năm) Vì đây là giai đoạn giá cổ phiếu Việt Nam hiện nay có xu hướng biến động.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ BCTC đã được kiểm toán từ 51 công ty NHTD được niêm yết trên TTCK Việt Nam ( bao gồm hai sàn HNX và HSX) trong thời gian ngày 31/12/ 2018- 31/12/2023 Dữ liệu thứ cấp được lấy từ website: https://vietstock.vn/ Dữ liệu thứ cấp được xử lý thông qua phần mềm Stata, dữ liệu gồm Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), Lạm phát (INF), Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Khả năng sinh lời (ROA), Cấu trúc vốn (CAP), Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Số năm hoạt động (AGE)
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả những đặc điểm cơ bản của dữ liệu thu thập được cũng như mô tả tổng quát về mẫu nghiên cứu Sau đó, áp dụng mô hình bình phương OLS thông thường để ước lượng tham số Bên cạnh đó, áp dụng hai mô hình FEM/ REM để xác định tác động (FEM giúp xác định các yếu tố ổn định theo thời gian hoặc địa lý còn REM xem xét các tác động ngẫu nhiên không ổn định) Để chọn lựa mô hình tối ưu giữa OLS và FEM, FEM và REM,OLS và REM tác giả sử dụng lần lượt các kiểm định F- test, Hausman và Breusch-Pagan Lagrangian để tính tối ưu nhất kiểm định của ba mô hình, kết hợp với phần mềm phân tích dữ liệu kinh tế Stata 17 Cuối cùng, có thể sử dụng thêm ước lượng FGLS (Feasible Generalized Least Squares) để khắc phục các khuyết tật của mô hình (nếu có).
ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
Khóa luận cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam Nghiên cứu cũng sẽ giúp cho các công ty NHTD nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của công ty, từ đó có cơ sở để tăng cường xây dựng; thúc đẩy sản xuất; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
BỐ CỤC KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1 Giới thiệu về nghiên cứu
Xuyên suốt chương, tác giả đã sơ lược tổng quan bài nghiên cứu về những vấn đề cốt lõi như đặt vấn đề; tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu của đề tài và đưa ra các câu hỏi nghiên cứu nhằm giải thích cho các mục tiêu của đề tài đã đặt ra; đối tượng
& phạm vi; phương pháp; đóng góp & bố cục đề tài
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và các tổng quan nghiên cứu thực nghiệm
Tác giả trình bày các cơ sở lý thuyết về giá cổ phiếu Bên cạnh đó, tác giả tiến hành lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK
Chương 3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Từ cơ sở nền tảng của lý thuyết ở chương 2 & lược khảo các nghiên cứu đi trước, chương 3 sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu Tiếp theo, trình bày quy trình phân tích bằng sơ đồ, trình bày các biến ở trong mô hình, đưa ra các giả thuyết & phương pháp cho đề tài
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tại đây, từ mô hình được đề xuất trong chương 3 cùng các dữ liệu thu thập từ
51 công ty NHTD trên TTCK Việt Nam, tiến hành thực hiện phân tích Sau đó, thực hiện các bước kiểm định Hausman và ước lượng các biến Kết quả đó, tác giả sẽ thảo luận kết quả dựa trên các giả thuyết mà đã đưa ra và kết luận
Chương 5 Kết luận và hàm quản trị
Tiếp theo chương 4, chương 5 sẽ đánh giá kết quả của đề tài, những hạn chế và hướng phát triển tiếp theo Từ đó mà đưa ra những hàm quản trị nhằm tối đa hoá giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam
TÓM T Ắ T CHƯƠNG 1 Trong chương này, để có cái nhìn tổng quan về đề tài Tác giả đã tóm lược các nội dung của từng chương trong khóa luận thông qua các phần cụ thể như mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và nội dung nghiên cứu cũng như đưa ra được đóng góp và bố cục cho đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA DOANH NGHIỆP
TỔNG QUAN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU
Cổ phiếu là một loại đầu tư có thể mang lại lợi nhuận dựa trên hiệu suất kinh doanh của công ty phát hành Theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu là giấy chứng nhận do công ty cổ phần phát hành, được ghi nhận trong sổ sách hoặc dữ liệu điện tử để xác nhận quyền sở hữu cổ phần của công ty đó Chỉ có công ty cổ phần mới có thể phát hành cổ phiếu Để sở hữu cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu với giá niêm yết trên TTCK vào thời điểm đó
Theo Warren Buffet (1997), định nghĩa giá cổ phiếu như sau: “Giá của cổ phiếu là sự thống nhất về số tiền mà một nhóm người có hiểu biết sẽ trả cho nó Giá được xác định bởi yếu tố cung cầu của thị trường, nhiều yếu tố khác trên thị trường và cả hiệu quả hoạt động của công ty phát hành cổ phiếu, vị thế cạnh tranh của bản thân cổ phiếu công ty đó, vị thế của nó trong ngành, tình trạnh ngành của cổ phiếu đó, nền kinh tế tổng thể và nhiều thứ khác nữa.” Từ đó, có thể thấy giá cổ phiếu bao gồm hai giá trị là chỉ số giá mà các nhà giao dịch phải trả để sở hữu nó và giá trị nội tại của cổ phiếu gắn liền với giá trị của công ty phát hành cổ phiếu Hai chỉ số giá này thông thường sẽ không giống nhau Chỉ số giá thị trường dùng để chi trả để sở hữu cổ phiếu được xác định chủ yếu bởi cung cầu và xu hướng của thị trường Trong khi giá trị nội tại của cổ phiếu được xác định gắn liên với các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động của DN (EPS,ROA,ROE, v.v…)
Ngoài ra, bên cạnh giá thị trường, giá sổ sách của cổ phiếu được quy định rõ ràng theo Luật chứng khoán 2019 được gọi là mệnh giá cổ phiếu Trong bộ luật có quy định: “Mệnh giá cổ phiếu là giá trị của một cổ phiếu được ghi nhận trên sổ sách kế toán của công ty đại chúng, được ấn định theo quyết định của Hội đồng quản trị và phải được nêu rõ trong tài liệu thông tin công bố.” Nói chung, mệnh giá cổ phiếu là một giá trị cố định không bị tác động bởi các yếu tố trên thị trường được xác định dựa trên quyết định của các ban lãnh đạo của công ty phát hành cổ phiếu
Theo Luật chứng khoán 2019, có quy định về cách phân loại các cổ phiếu khác nhau dựa trên các tiêu chí đánh giá khác nhau Tuy nhiên, hai loại cổ phiếu phổ biến hay thấy trên các BCTC, BCTN, v.v… chính là cổ phiếu thường và cổ phiếu phổ thông được quy định trong bộ luật như sau:
- Cổ phiếu thường: Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường có quyền tự do chuyển nhượng, quyền biểu quyết đối với các quyết định của Đại hội cổ đông, được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu nắm giữ
- Cổ phiếu ưu đãi: Các cổ đông bị hạn chế như lợi tức ổn định, không có quyền bầu cử, ứng cử Tuy nhiên các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi luôn được ưu tiên chi trả cổ tức, kể cả khi công ty bị phá sản, các cổ đông này cũng được ưu tiên trả trước rồi mới đến các cổ phiếu thường
Ngành hàng tiêu dùng gồm hai phân ngành lớn theo tiêu chí phân ngành GICS là ngành hàng tiêu dùng thiết yếu và không thiết yếu Đối với ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu, phân ngành GICS liệt kê một số ngành cụ thể như là ô tô và linh kiện, hàng gia dụng lâu bền, sản phẩm giải trí và dệt may Còn về ngành hàng tiêu dùng thiết yếu được phân ngành GICS phân bổ gồm các ngành như sản xuất và phân phối thực phẩm, đồ uống, thuốc lá và các sản phẩm cá nhân Nhìn chung, ngành hàng tiêu dùng là ngành sản xuất các loại sản phẩm mà khách hàng sử dụng cho nhu cầu cá nhân NHTD đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong đời sống hằng ngày nói chung và NHTD thiết yếu nói riêng Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu, do ảnh hưởng của dịch covid – 19, sự tăng trưởng của NHTD suy giảm và chỉ có dấu hiệu hồi phục, tăng trưởng trở lại trong giai đoạn từ 2022 trở đi, khi đại dịch đã qua đi và nền kinh tế toàn quốc đang phục hồi.
LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.1.1 Thuyết thị trường hiệu quả
Lý thuyết thị trường hiệu quả lần đầu tiên được công bố trong nghiên cứu của Eugene Fama vào năm 1970 Sau đó, rất nhiều sách sau này sử dụng lý thuyết làm cơ sở lý luận để phân tích nhiều vấn đề trong thị trường tài chính Trong đó, cuốn “Đầu tư tài chính” của Zvi Bodie, Alex Kane, and Alan Marcus đã cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về đầu tư tài chính nói chung và cả lý thuyết thị trường hiệu quả nói riêng
Giả thuyết thị trường hiệu quả là một lý thuyết trong lĩnh vực tài chính khẳng định rằng thị trường tài chính hoạt động hiệu quả Từ đó, không thể thu được lợi nhuận bằng cách dựa vào thông tin đã biết hoặc biến động giá cả trong quá khứ
Lý thuyết này có ba phiên bản: weak form, semi-strong form và strong form Weak form cho rằng giá chứng khoán phản ánh đầy đủ thông tin đã công bố trong quá khứ Semi-strong form cho rằng giá chứng khoán đã ảnh hưởng đầy đủ từ thông tin công bố trong quá khứ và gần đây Người đầu tư không thể mua rẻ và bán đắt chứng khoán dựa trên thông tin đã biết vì giá đã điều chỉnh ngay sau khi thông tin được công bố
Dạng mạnh của lý thuyết này khẳng định rằng thị trường tài chính hiệu quả, giá cổ phiếu phản ánh toàn bộ thông tin đã được công bố và thông tin nội bộ Lý do là người biết thông tin nội bộ sẽ mua bán cổ phiếu để kiếm lời, dẫn đến biến động giá cổ phiếu cho đến khi không còn cơ hội lợi nhuận
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng dạng yếu và bán-mạnh của lý thuyết có thể đúng Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu phản đối dạng mạnh, cho rằng thị trường không hoàn toàn hiệu quả Có nhiều không hiệu quả trong thị trường mà nhà đầu tư có thể tận dụng để kiếm lời
Lý thuyết về thị trường hiệu quả của Eugene Fama cho thấy giá cổ phiếu phản ánh thông tin thị trường và biến động của thông tin, khó đoán trước Để đánh giá giá cổ phiếu, cần nghiên cứu tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô
Lý thuyết Dow được đưa ra lần đầu tiên và được phân tích bởi Charles Dow trong bài xã luận của ông từ những năm 1900 đến 1902 trên Wall Street Journal Sau đó, lý thuyết này được kế thừa và phát triển thành một chiến lược mang tên Dog of the Dow được giới thiệu bởi Michael O'Higgins trong cuốn Beating The Dow vào năm 1991
Lý thuyết Dow là lý thuyết đầu tiên phân tích các xu hướng của thị trường chứng khoán, và với mỗi xu hướng được chia ra làm các giai đoạn khác nhau Cụ thể hơn, lý thuyết Dow phác thảo các xu hướng mà một TTCK trải qua gồm: xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng nhỏ Với mỗi xu hướng trong lý thuyết đề cập đều ba giai: giai đoạn tích luỹ, giải đoạn bùng nổ và giai đoạn phân phối
Lý thuyết Dow gồm 6 nguyên lý cơ bản nhằm phân tích TTCK:
Trong nguyên lý đầu tiên của lý thuyết Dow, thị trường giảm giá tất cả mọi thứ Theo nguyên lý này, Lý thuyết Dow hoạt động dựa trên giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH), trong đó nêu rằng thị trường đã phản ánh tất cả các thông tin sẵn có Mọi thứ cần biết đều đã được phản ánh trên thị trường thông qua giá cả Dựa trên nguyên tắc này, các yếu tố như tiềm năng thu nhập, lợi thế cạnh tranh, năng lực quản lý và nhiều yếu tố khác đều được xác định thông qua thị trường Qua đó, giá cổ phiếu trên TTCK sẽ được theo các xu hướng trong nguyên lý thông qua các yếu tố được xác định thông qua thị trường Các yếu tố bất ngờ có thể xảy ra nhưng chỉ có thể ảnh hưởng đến xu hướng nhỏ, xu hướng chính không bị ảnh hưởng Dựa vào điều này các nhà đầu tư để dự báo về các biến động của giá cổ phiếu
Trong nguyên lý thứ hai, ba xu hướng trong lý thuyết Dow trong giới thiệu giải thích về các thay đổi về giá trên TTCK:
- Xu hướng chính: những chuyển động chính trong thị trường kéo dài trong từ một hoặc nhiều năm Xu hướng chính dùng để xác định đây là một thị trường tăng giá hoặc giảm giá
- Xu hướng thứ cấp: là xu hướng đi ngược lại với xu hướng chính, làm gián đoạn chuyển động của xu hướng chính Xu hướng này rất khó xác định và được hình thành trong khoảng thời gian từ ba tuần đến vài tháng
- Xu hướng nhỏ: đây là xu hướng xảy ra trong thời gian rất ngắn trong vài ngày hoặc dưới 3 tuần Đây là xu hướng với khả năng gây nhiễu cao hơn hẳn so với xu hướng thứ cấp Nó có thể ngược chiều với cả xu hướng thứ cấp và xu hướng chính Đến với nguyên lý thứ ba, các xu hướng trong thị trường đều tồn tại ba giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn tích luỹ: Xảy ra sau xu hướng giảm mạnh, giá cổ phiếu có thể thấp chạm đáy Khi này, sẽ có nhiều nhà đầu tư lớn và quỹ sẽ tham gia vào thị trường bằng cách mua lượng lớn cổ phiếu ở mức giá thấp như vậy thường xuyên, trong thời gian dài Khối lượng mua cổ phiếu khổng lồ sẽ giúp cho giá cổ phiếu tăng lên thông qua việc thúc đẩy nhu cầu mua Đưa cổ phiếu đó vào giai đoạn tăng trưởng
- Giai đoạn tăng trưởng: Đây là được xem là lúc thăng hoa nhất của giá cổ phiếu khi mà các tín hiệu thị trường được các nhà giao dịch ngắn hạn, những người theo phân tích kỹ thuật nhận ra các tín hiệu và tham gia vào thị trường Các xu hướng tăng giá sẽ được thừa kế từ giai đoạn tích luỹ và trở nên mạnh mẽ hơn, có độc dốc về xu hướng ở giai đoạn tăng trưởng
- Giai đoạn phân phối: Sau xu hướng tăng giá mạnh mẽ ở giai đoạn tăng trưởng, giá cổ phiếu sẽ chạm “đỉnh” Lúc này, cổ phiếu bắt đầu bán ra thị trường một cách có hệ thống Hành động này trái ngược với giai đoạn tích luỹ Khi này, lượng cung cổ phiếu trong thị trường không ngừng tăng lên, mỗi khi giá cổ gắng vượt qua một mức nhất định, việc bán tháo sẽ ngăn cản xu hướng tăng giá Lúc này giá cổ phiếu sẽ chỉ dừng xu hướng tăng ở một mức giá nhất định gọi là “đỉnh” Sau đó, xu hướng giảm sẽ bắt đầu sau khi giá cổ phiếu chạm “đỉnh”, dẫn đến sự giảm giá cổ phiếu có thể là kéo dài cho đến khi một giai đoạn tích luỹ khác được thiết lập lại
Sau ba nguyên lý đầu, các nội dung chính của lý thuyết Dow đã được thể hiện
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Cho tới thời điểm hiện tại, có nhiều nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nhưng mỗi nghiên cứu đều thể hiện một cách khác nhau cũng như đối tượng, phương pháp, bao gồm các nghiên cứu đi trước ở trong và ngoài nước
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Muhammed Atiq và cộng sự (2010) nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu với bằng chứng thực nghiệm là 15 công ty niêm yết Sở giao dịch chứng khoán Karachi Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp hồi quy mô hình FEM, REM và mô hình WLS Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai biến MS và EPS có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu Các biến còn lại là GDP và INT không có ý nghĩa thống kê đối với nghiên cứu này
Sattam Allahawiah và cộng sự (2012) xác định tác động của các yếu tố cơ bản đến thị giá cổ phiếu của các công ty được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Amman Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng mẫu dữ liệu gồm 227 công ty niêm yết tại SGD Amman tính đến cuối năm 2009 mà trong đó, một mẫu ngẫu nhiên gồm 60 công ty đã được rút ra Tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ và sơ cấp, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp kiểm định ANNOVA Kết quả cho biết: Tất cả các biến chính sách cổ tức, chất lượng quản lý, tình hình tài chính, quy mô
DN, tính chất kinh doanh đều có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu Nghiên cứu của tác giả thể hiện một bước tiến trong việc tìm hiểu hành vi giá TTCK và sẽ chứng tỏ có giá trị đối với danh mục đầu tư
Fouzan Al Qaisi và cộng sự (2016) xác định và đo lường tác động của một số yếu tố đến giá cổ phiếu thị trường Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu sử dụng 20 công ty bảo hiểm niêm yết trên TTCK Amman trong giai đoạn 2011 đến 2015 Tác giả phân tích dữ liệu bao gồm hồi quy tuyến tính đơn giản và bội số Theo kết quả nghiên cứu, biến ROA, tỷ lệ nợ, tuổi công ty, quy mô công ty tác động cùng chiều với giá cổ phiếu; biến ROE tác động ngược chiều với giá cổ phiếu Và nhờ đó, nghiên cứu đã gợi ý một số đề xuất trong tương lai cho các công ty bảo hiểm được đề cập đến trong bài nghiên cứu
Zakia Maulida Antonoa, Adam Amril Jaharadaka and Abdul Ali Khatibia
(2019) phân tích ảnh hưởng của vài yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty khai thác mỏ bằng là 35 công ty khai thác mỏ thu thập từ báo cáo thường niên của sàn IDX, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng (EIA) và Ngân hàng Indonesia Dữ liệu được xử lý bằng dữ liệu bảng thông qua việc áp dụng EVIEWS 10 Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số giá trên thu nhập (PER), giá dầu thế giới, tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu Tuy nhiên, lạm phát có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu
Fatmasari Sukesti và đồng nghiệp (2021) đã điều tra tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu nợ (DER), tỷ suất lợi nhuận ròng (NPM) và quy mô đối với giá cổ phiếu thông qua hiệu quả hoạt động của công ty được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) dưới dạng biến trung gian Mẫu dữ liệu bao gồm 136 công ty sản xuất chế tạo niêm yết trên sàn IDX trong giai đoạn từ 2014 đến 2018 Nghiên cứu này áp dụng phương pháp thống kê Wrap PLS để phân tích mô hình tuyến tính (PLS-SEM) nhằm kiểm chứng các giả thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa các biến được đề xuất trong nghiên cứu Kết quả cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu nợ (DER) ảnh hưởng tiêu cực đến ROA, nhưng thông qua biến trung gian là ROA, DER lại có tác động tích cực đến giá cổ phiếu; trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận ròng (NPM) tác động tích cực đến cả ROA và giá cổ phiếu thông qua ROA; ROA và quy mô (SIZE) cũng đều ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Phạm Tiến Mạnh (2017) dựa vào mẫu nghiên cứu gồm 359 công ty thuộc sàn HNX trong 5 năm (2012-2016) để tìm xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến thị giá cổ phiếu Bằng các phương pháp là phân tích EFA, phân tích độ tin cậy Cronch's Alpha, mô hình hồi quy và mô hình tương quan, kết quả thu được sau quá trình phân tích như sau: cổ tức (DIV), EPS, P/E, CPI và GDP tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu; số năm thành lập có tác động ngược chiều với thị giá cổ phiếu
Bùi Đan Thanh và cộng sự (2022) tìm ra và xác định mức độ tác động của các yếu tố khác nhau lên giá cổ phiếu các công ty ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam Các phương pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu là: mô hình hồi quy (FEM,REM), kiểm định khuyết tật mô hình và xử lý các khuyết tật bằng mô hình FGLS Kết quả chỉ ra SIZE, EPS và giá dầu tác động tích cực đến giá cổ phiếu; VOL và D/E tác động ngược chiều Đặng Thị Lan Phương và cộng sự (2023) phân tích các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu với nguồn dữ liệu từ 15 công ty ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam từ 2016-2022 Bằng các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bằng mô hình FEM/REM, kiểm định khuyết lựa chọn mô hình bằng mô hình robust Kết quả hồi quy cho thấy, SIZE, GDP và EPS là các biến có ý nghĩa và tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu; các biến còn lại (ROA, ROE, CPI, P/E, DPR) không có ý nghĩa thống kê đối với nghiên cứu
Bảng 2.1 Tổng hợp biến của các nghiên cứu liên quan
Yếu tố Cùng chiều (+) Ngược chiều (-)
Thu nhập trên mỗi cổ phần Phạm Tiến Mạnh (2017), Bùi Đan Thanh & cộng sự (2023), Đặng
Thị Lan Phương & Cộng sự (2023) Khả năng sinh lời Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự( 2016), Fatmasari Sukesti & Cộng sự
(2021), Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023)
Cấu trúc tài chính Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự( 2016) Bùi Đan Thanh & cộng sự (2023)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023), Muhammad Atiq & Cộng sự (2010), Phạm Tiến Mạnh ( 2017)
Lạm phát Muhammad Atiq & Cộng sự (2010), Zakia
Maulida Antonoa & Cộng sự (2019), Phạm Tiến Mạnh (2017), Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023)
Số năm hoạt động Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự ( 2016) Phạm Tiến Mạnh (2017)
Quy mô doanh nghiệp Sattam Allahawiah & Cộng sự (2012), Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự (2016), Bùi Đan Thanh & cộng sự (2023), Đặng Thị Lan Phương
& Cộng sự (2023) Tình hình tài chính Sattam Allahawiah & Cộng sự (2012)
Tính chất kinh doanh Sattam Allahawiah & Cộng sự (2012)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự (2016), Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023) Cung tiền Muhammad Atiq & Cộng sự (2010)
Lãi suất Muhammad Atiq & Cộng sự (2010)
Tỷ giá hối đoái Zakia Maulida Antonoa & Cộng sự (2019)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Fatmasari Sukesti & Cộng sự (2021)
Chính sách cổ tức Sattam Allahawiah & Cộng sự (2012)
Giá dầu Zakia Maulida Antonoa & Cộng sự (2019), Bùi Đan Thanh & cộng sự (2023)
Tỷ lệ chi trả cổ tức Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023)
Covid-19 Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023)
Tỷ suất lợi nhuận ròng Fatmasari Sukesti & Cộng sự (2021)
Khối lượng giao dịch cổ phiếu
Bùi Đan Thanh & cộng sự (2023)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.3.3 Thảo luận các nghiên cứu trước và khoảng trống của đề tài
Các nghiên cứu trước đây đã tập trung vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu với dữ liệu không gian và thời gian khác nhau Mỗi nghiên cứu áp dụng các phương pháp đo lường khác nhau và cho ra kết quả khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó Đa số các nghiên cứu trước đều sử dụng các phương pháp phổ biến như hồi quy tuyến tính, mô hình FEM, REM, OLS, các kiểm định, v.v để xác định tác động của các yếu tố như lãi suất, cung tiền, chính sách cổ tức, quy mô DN, thu nhập trên mỗi cổ phần, ROA, ROE, lạm phát, v.v Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế tồn đọng và cần nghiên cứu thêm
Mặc dù các nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, tuy nhiên ảnh hưởng của mỗi yếu tố không đồng đều, phụ thuộc vào thời điểm nghiên cứu Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu chưa được đa dạng trong nhiều ngành Do đó, cần có thêm bằng chứng thực nghiệm để xác minh rõ chân lý và mở rộng nguồn tài liệu có liên quan cho các công trình sau
Các nghiên cứu trước thường tập trung vào thời gian từ năm 2010 đến năm
2023 Một số sự kiện lớn đã có tác động đến các công ty niêm yết trên TTCK Trong thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2016, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009, nền kinh tế và các doanh nghiệp cũng gặp phải nhiều vấn đề như lạm phát cao, biến động trên thị trường tiền tệ, ngoại hối, vàng, v.v… Đến năm 2020 - 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến nền kinh tế cũng như các công ty, doanh nghiệp trên TTCK gặp khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề do việc phong tỏa làm giảm giao dịch mua bán trực tiếp gần như tê liệt, kinh tế chậm lại Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ukraine vào năm 2022 cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam Cuộc chiến này đã làm tăng giá hàng hóa, dẫn đến lạm phát gia tăng, có thể đưa vào giai đoạn suy thoái Vì nghiên cứu sử dụng tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát là biến độc lập, cần chú ý đến những vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong quá trình thực hiện nghiên cứu Đánh giá kỹ mốc thời gian từ 2010 đến 2023 đã xảy ra một số biến động trên thị trường và không ổn về tài chính Có thể thấy rằng việc nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty trong NHTD là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn Vì vậy, tác giả cho rằng cần có thêm bằng chứng thực nghiệm để kiểm tra chính xác những yếu tố nào gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam Do đó, kết luận này đóng góp vào việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2018-2023, giúp hiểu rõ hơn về các công ty niêm yết nói chung và các công ty NHTD nói riêng tại Việt Nam, làm phong phú thêm tài liệu nghiên cứu và đa dạng hóa so với các nghiên cứu trước đó, đồng thời đóng góp vào cơ sở khoa học
Trong chương 2 đã trình bày chi tiết các khái niệm về giá cổ phiếu một số khái niệm liên quan và đưa ra cách đo lường Đồng thời, thông qua việc thu thập và tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả qua đó đưa ra được các lý thuyết cũng như đưa ra hướng nghiên cứu cho đề tài ở các phần tới.
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu được triển khai cụ thể gồm 6 bước:
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bước 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết; lược khảo các nghiên cứu có liên quan
Tác giả thực hiện một hệ thống cơ sở lý thuyết bao gồm định nghĩa và lý thuyết nền có liên quan đến đề tài, cùng với đó là lược khảo các nghiên cứu trước đó bao gồm cả trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó nhận xét để nhìn nhận những thiếu sót các nghiên cứu trước đây
Bước 2: Xây dựng giả thuyết, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, tác giả xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu từ đó áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm giúp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam
Bước 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam, Xây dựng, thu thập và xử lỹ dữ liệu, Phân tích hồi quy
Khi số liệu đã được xử lý hoàn chỉnh, tác giả sẽ tiến hành phân tích thống kê bằng phần mềm stata 17 Tác giả phải hoàn thành việc thống kê mô tả, kiểm tra sự tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng Sau khi xây dựng mô hình, tác giả áp dụng các phương pháp để ước lượng mô hình bao gồm phương pháp bình phương thông thường OLS, phương pháp định lượng bằng mô hình FEM và mô hình REM, khắc phục tự tương quan, phương sai thay đổi, vấn đề nội sinh bằng FGLS Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được tác giả thu thập trên BCTC đã được kiểm toán của các công ty NHTD được niêm yết trên TTCK Việt Nam
Bước 4: Kiểm định mô hình hồi quy Để kết quả của bài nghiên cứu tăng tính tin cậy hơn, tác giả đã tiến hành các kiểm định liên quan như tự tương quan, hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng đa cộng tuyến và xác định vấn đề nội sinh Tác giả sử dụng kiểm định F-test sẽ giúp chọn được nên sử dụng mô hình OLS hay sử dụng mô hình FEM Để lựa chọn nên sử dụng mô hình FEM hay mô hình REM thì tác giả sẽ sử dụng kiểm định Hausman Sử dụng kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian để tác giả lựa chọn sự phù hợp giữa mô hình Pooled OLS hay mô hình REM Còn lại, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn REM & FEM
Bước 5: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu
Sau khi ra kiểm định và chạy các mô hình, tác giả tiến hành trình bày các kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam, cùng với đó là thảo luận, so sánh với các nghiên cứu trước
Bước 6: Đề xuất hàm ý quản trị
Cuối cùng, tác giả sẽ đưa ra kết luận, bên cạnh đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm tối đa hoá giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên cơ sở tham khảo và kế thừa từ các nghiên cứu đi trước về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trên khi sử dụng Giá cổ phiếu (P) làm biến phụ thuộc và được sự ủng hộ từ các nghiên cứu trước như:Fouzan
Al Qaisi & Cộng sự (2016), Zakia Maulida Antonoa & Cộng sự (2019), Fatmasari Sukesti & Cộng sự (2021), Phạm Tiến Mạnh (2017), Bùi Đan Thanh & Cộng sự
(2023), Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023)
Mô hình tổng quát có dạng:
P : giá cổ phiếu của công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt nam
EPSit: Thu nhập trên mỗi cổ phần của cty NHTD thứ (i) trong năm (t)
ROAit: Khả năng sinh lời của công ty NHTD thứ (i) trong năm (t)
CAPit: Cấu trúc tài chính của công ty NHTD thứ (i) trong năm (t)
SIZEit: Quy mô doanh nghiệp NHTD thứ (i) trong năm (t)
GDPt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm (t)
INFt: Lạm phát trong năm (t)
AGEit: Số năm thành lập của công ty NHTD thứ (i) trong năm (t)
3.2.2 Giải thích các biến của mô hình nghiên cứu
Là biến phụ thuộc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD được niêm yết trên TTCK Việt Nam, là thị giá cổ phiếu của phiên giao dịch
P = β 0 + β 1 EPSit + β 2 ROAit + β 3 CAPit + β 4 SIZEit + β 5 GDPt + β 6 INFt + β 7 AGEit+ εit đóng cửa cuối cùng của từng năm (giá đóng cửa) trong khoảng thời gian từ ngày 31/12/2018 đến ngày 31/12/2023 Được lấy từ website: https://finance.vietstock.vn/ Trong bài nghiên cứu, giá cổ phiếu được thu thập từ giá để sở hữu cổ phiếu thường của công ty được niêm yết
❖ Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
Tác giả sử dụng chỉ số EPS là biến độc lập đo lường thu nhập trên mỗi cổ phần được đánh giá dựa trên chỉ số EPS Đây là một trong những yếu tố cơ bản, thiết yếu để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một dự án hay công ty Theo các bài nghiên cứu của Phạm Tiến Mạnh (2017), Bùi Đan Thanh & cộng sự (2023), TS Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023), tác giả xác định công thức tính EPS thông qua P như sau:
❖ Khả năng sinh lời (ROA)
Tác giả sử dụng chỉ số ROA làm biến độc lập được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của công ty Chỉ số này dựa trên vốn hiện có của doanh nghiệp phản ánh năng lực hoạt động của doanh nghiệp Chỉ số này nhận được sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư và việc mua đi bán lại cổ phiếu sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu tăng cao Theo nghiên cứu của Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự (2016), Fatmasari và cộng sự
(2021) xác định được công thức tính như sau:
❖ Cấu trúc tài chính (CAP)
Tác giả sử dụng cấu trúc tài chính (CAP) làm biến độc lập tác động trực tiếp lên giá cổ phiếu Vì với doanh nghiệp có tỷ trọng nợ càng cao thì rủi ro về giá cổ phiếu càng mạnh Điều này tác động trực tiếp lên tâm lý của các nhà đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp đến lượng mua – bán của cổ phiếu công ty được xem xét Qua đó, giá cổ phiếu cũng sẽ thay đổi dựa theo cấu trúc tài chính của công ty Theo Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự (2016), thì tác giả xác định công thức tính cấu trúc tài chính theo tỷ lệ nợ nhằm tập trung vào đòn bẫy tài chính như sau:
A: Tổng tài sản bình quân
❖ Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Tác giả sử dụng chỉ số (SIZE) là biến độc lập được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản doanh nghiệp SIZE là yếu tố quan trọng, giúp công ty, doanh nghiệp thể hiện được tiềm lực và khả năng của mình Doanh nghiệp có quy mô lớn giá cổ phiếu thường ổn định hơn và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn đầu tư của khách hàng Theo Sattam Allahawiah & Cộng sự (2012), Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự (2016), Bùi Đan Thanh & cộng sự (2023), Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự
(2023), quy mô doanh nghiệp được tính như sau:
❖ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tốc độ tăng trưởng (GDP) là một trong số các biến độc lập của bài nghiên cứu Chỉ số GDP đo lường tăng trưởng kinh tế Đây là chỉ số vĩ mô của nền kinh tế cho thấy sức mạnh phát triển của quốc gia Và cũng là chỉ số được quan tâm để đánh giá sự phát triển của đất nước Chính phủ sẽ dựa vào chỉ số GDP sẽ đưa ra các chính sách về kinh tế, tiền tệ phù hợp với thời điểm của nền kinh tế Theo Đặng Thị Lan Phương
& Cộng sự (2023), Muhammad Atiq & Cộng sự (2010), Phạm Tiến Mạnh ( 2017) thì GDP được tính bằng công thức sau:
Trong đó 𝐺𝐷𝑃 n : Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay
𝐺𝐷𝑃 n−1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm trước
Chỉ số lạm phát (INF) là biến độc lập được xem như một nhân tố không thể bỏ qua trong mọi nền kinh tế Đây là chỉ số vĩ mô về nền kinh tế của một quốc gia, cho thấy các vấn đề đang gặp phải Khi của đất nước lạm phát tăng cao có nghĩa là giá cả của hàng hóa, dịch vụ trong quốc gia tăng cao và sự sụt giảm về giá trị của tiền tệ của quốc gia đó Theo Muhammad Atiq & Cộng sự (2010), Zakia Maulida Antonoa & Cộng sự (2019), Phạm Tiến Mạnh (2017), Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023) thì tỷ lệ lạm phát được tính bằng công thức:
𝐶𝑃𝐼 (3.7) Trong đó 𝐶𝑃𝐼 n : Lạm phát năm nay
❖ Số năm hoạt động của công ty (AGE)
Chỉ số Số năm hoạt động (AGE) làm biến độc lập cuối cùng của công trình Chỉ số này đo lường được tính thâm niêm, kinh nghiệm của các công ty trên lĩnh vực mà họ hoạt động Điều đó phản ánh rằng họ có khả năng duy trì khả năng sinh lời từ các hoạt động của công ty dù cho đối diện với các biến động của nền kinh tế Nghiên cứu của Fouzan Al Qaisi & cộng sự (2016) và Phạm Tiến Mạnh (2017), tác giả xác định được cách tính AGE là:
❖ Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS): Nghiên cứu của Phạm Tiến Mạnh (2017) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu mà trong đó, thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) tạo ra tác động mạnh lên thị giá cổ phiếu Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phần cao đồng nghĩa với việc thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó cũng sẽ cao Đặng Thị Lan Phương & cộng sự (2023) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tương quan cùng chiều giữa thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) với thị giá cổ phiếu Do đó, tác giả kỳ vọng tương quan cùng chiều của thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) với biến phụ thuộc
Giả thuyết H 1 : Thu nhập trên mỗi cổ phần có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam
❖ Khả năng sinh lời (ROA)
Khả năng sinh lời (ROA): Đã tồn tại rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác động đáng kể của ROA lên thị giá cổ phiếu Nghiên cứu của Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự (2016), chứng minh tác động cùng chiều của khả năng sinh lời (ROA) lên giá cổ phiếu Với các công ty có khả năng sinh lời (ROA) cao thể hiện rằng công ty đó đã sử dụng hợp lý nguồn tài sản của công ty Điều này cho thấy là công ty có hiệu quả hoạt động tốt, có uy tín cao và thu hút các nhà đầu tư góp vốn Vì vậy, tác giả đề ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H 2 : Khả năng sinh lời (ROA) có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam
❖ Cấu trúc tài chính (CAP)
Cấu trúc tài chính (CAP): Được thể hiện bằng các tỷ lệ khác nhau của công ty nhằm tìm hiểu hơn về cơ cấu vốn của doanh nghiệp Trong bài tác giả đã sử dụng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản để đo lường biến cấu trúc tài chính (CAP) như đòn bẫy tài chính của công ty Tỷ lệ này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Dr Fouzan Al Qaisi
& Cộng sự( 2016) và các tác giả này cho thấy tác động tích cực của tỷ lệ nợ lên giá cổ phiếu Các công ty sử dụng đòn bẫy tài chính tốt sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và từ đó làm tăng giả cổ phiếu Ngoài ra, cấu trúc tài chính cũng được tác giả Bùi Đan Thanh và cộng sự (2022) nghiên cứu với phương pháp đo lường là tổng nợ trên vốn chủ sở hữu với kết quả là tương quan ngược chiều của biến này với giá cổ phiếu Căn cứ theo những lý luận trên tác giả kỳ vọng như sau:
Giả thuyết H 3 : Cấu trúc vốn (CAP) có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam
❖ Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Quy mô doanh nghiệp (SIZE): Theo các nghiên cứu nước ngoài Sattam
Allahawiah & Cộng sự (2012), Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự (2016) cho thấy mối quan hệ cùng chiều của quy mô doanh nghiệp với giá cổ phiếu Quy mô doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, giúp công ty, doanh nghiệp thể hiện được tiềm lực và khả năng của mình Doanh nghiệp có quy mô lớn giá cổ phiếu thường ổn định hơn và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn đầu tư của khách hàng Và điều tương tự ở nghiên cứu Bùi Đan Thanh & cộng sự (2023), Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023) Chính vì vậy, theo giải thích về SIZE được đề cập ở trên, tác giả nghiên cứu này kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa SIZE với giá cổ phiếu
Giả thuyết H 4 : Quy mô doanh nghiệp (SIZE) có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam
❖ Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Đối với nghiên cứu nước ngoài, Muhammad
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ trang chính thống sở giao dịch chứng khoán Việt Nam website: https://finance.vietstock.vn/ dữ liệu gồm Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), Lạm phát (INF), Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Khả năng sinh lời (ROA), Cấu trúc tài chính (CAP), Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Số năm hoạt động (AGE) với thời gian nghiên cứu 31/12/2018 đến ngày 31/12/2023 Mẫu nghiên cứu gồm 51 công ty NHTD được niêm yết trên TTCK Việt Nam (trên cả hai sàn HNX & HSX) tính đến năm 2023 Tổng số theo dõi của nghiên cứu là 306 quan sát, đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê các kết quả.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp được dùng để khái quát các dữ liệu thu thập một cách đơn giản cũng như mô tả tổng quát về mẫu nghiên cứu Phương pháp này đo lường biến động: số quan sát, độ lệch chuẩn, giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất
Phân tích tương quan được sử dụng để kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình Ma trận tương quan được dùng để chẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
3.4.3 Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng
Phân tích hồi quy dữ liệu bảng (panel data) nhằm phát hiện và đo lường tốt về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD được niêm yết trên TTCK Việt Nam Trong phân tích hồi quy dữ liệu bảng thường gồm hai phương pháp sau: FEM, REM, sử dụng thêm OLS và sau đó kiểm định mô hình bằng 2 trong 3 kiểm điểm F- test, kiểm định Hausman và Kiểm định Breusch – Pagan Largrangian nhằm tăng độ tin cậy của kết quả Và nếu có nảy sinh vi phạm mô hình, tác giả sử dụng phương pháp bình phương tổng quát FGLS (Feasible Generalized Least Squares) để khắc phục các vi phạm mà các mô hình hồi quy mắc phải
3.4.5 Các kiểm định trong mô hình
Trong bài nghiên cứu của tác giả, chia làm hai loại với hai mục đích khác nhau:
❖ Kiểm định lựa chọn mô hình gồm: Kiểm định F-test, kiểm định Hausman và kiểm định Breusch – Pagan Largrangian
❖ Kiểm định vi phạm mô hình, ta sẽ có: Kiểm định đa cộng tuyến VIF, Kiểm định Wooldridge (kiểm định tự tương quan), Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian (Kiểm định phương sai sai số thay đổi)
3.4.6 Kiểm định lựa chọn mô hình
Kiểm định F-test là một kiểm định thống kê trong kinh tế lượng Kiểm định này nhằm so sánh giữa mô hình OLS hoặc FEM phù hợp hơn
Dựa vào giá trị Prob>chi có ý nghĩa thống kê < 0.05 thì mô hình FEM phù hợp hơn và ngược lại, nếu Prob>chi > 0.05 thì mô hình OLS phù hợp hơn
Kiểm định Hausman giúp xem xét mô hình FEM/ REM phù hợp hơn Thực chất kiểm định này dùng xem có tồn tại mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập hay không Dựa vào giá trị P-value và tiến hành kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp
Giả thiết: 𝐻 0 : εi và biến độc lập không tương quan
𝐻 1 : εi và biến độc lập có tương quan
Khi giá trị P_value < 0.05 ta bác bỏ 𝐻 0 , khi đó biến phụ thuộc εi và biến độc lập tương quan với nhau ta sử dụng mô hình tác động cố định (REM) Ngược lại, ta sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên(FEM)
❖ Kiểm định Breusch – Pagan Largrangian
Kiểm định Breusch – Pagan Largrangian nhằm lựa chọn mô hình phù hợp giữa OLS và REM; Căn cứ giả thuyết 𝐻 0 không đổi vì phương sai khác biệt giữa OLS & REM
𝐻 0 : Phương sai sai số không đổi;
𝐻 1 : Phương sai sai số thay đổi
Nếu a > (p-value) cho phép kết luận giả thuyết 𝐻 0 bị bác bỏ, khi đó kết luận mô hình REM là phù hợp hơn Ngược lại, khi a < (p-value) thì mô hình OLS sẽ phù hợp hơn để ước lượng và giải thích mối quan hệ giữa các biến
3.4.6.1 Kiểm định vi phạm mô hình
❖ Kiểm định đa cộng tuyến Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả sử dụng hệ số phóng đại VIF trong bài Giá trị của hệ số phóng đại phương sai VIF thì sẽ có dấu hiệu đa cộng tuyến, đây là dấu hiệu không mong muốn
Tuy nhiên, trên thực tế, nếu hệ số VIF < 10 thì ta vẫn có thể chấp nhận được kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến và mô hình vẫn có thể được thực hiện Và khi VIF > 10, có xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến và tác giả cần xem xét lại mô hình
❖ Kiểm định tự tương quan
Nghiên cứu sử dụng kiểm định Wooldridge để phát hiện ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình Với giả thuyết như sau:
𝐻 0 : Mô hình không có hiện tượng tự tương quan
𝐻 1 : Mô hình có hiện tượng tự tương quan
Khi thực hiện kiểm định Wooldrigde, có chỉ số đáng chủ ý chính là Prob > chi2
Khi Prob > chi2 > 5%, ta kết luận chấp nhận 𝐻 0 và ngược lại
❖ Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Một lần nữa, đến với kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian để kiểm tra phương sai sai số thay đổi Giả thuyết được đưa ra như sau:
𝐻 0 : Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
𝐻 1 : Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Cũng tương tự với kiểm định Wooldridge, kiểm định Breusch and Pagan
Lagrangian cũng kiểm tra phương sai sai số thay đổi bằng chỉ số Prob > chi2
Nếu Prob > chi2 lớn hơn 5% thì chấp nhận 𝐻 0 rằng mô hình không có hiện tượng sai số thay đổi Còn nếu Prob > chi2 nhỏ hơn 5% thì bác bỏ 𝐻 0 và chấp nhận
Trong chương 3, tác giả đã đưa ra tiến trình nghiên cứu, phương pháp và mô hình và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu Dữ liệu thu thập được tác giả tiến hành tính toán và xử lý thông tin qua phần mềm Stata 17 Đây là cơ sở để tác giả thực hiện các bước phân tích và trình bày kết quả trong chương tiếp theo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
THỐNG KÊ MÔ TẢ
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Stata 17
Bảng 4.1 trình bày kết quả tổng quan về số liệu gồm 306 quan sát từ 51 công ty khác nhau NHTD từ TTCK Việt Nam (bao gồm sàn HNX và HOSE) Để có cái nhìn tổng quan về các nhân tố tác động lên thị giá cổ phiếu của các công ty NHTD được niêm yết trên TTCK Việt Nam, dữ liệu được tóm tắt qua các tiêu chí: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất
Thị giá cổ phiếu (P) là biến phụ thuộc trong mô hình này và chịu tác động bởi các yếu tố khác nhau trong mô hình Thị giá cổ phiếu có giá trị trung bình là 37002.71, độ lệch chuẩn là 42158.55 Giá trị nhỏ nhất của thị giá cổ phiếu là 1800 (giá đóng cửa cổ phiếu cty TTH vào cuối năm 2022) trong khi giá trị lớn nhất là 267500 (giá đóng cửa cổ phiếu cty SAB cuối năm 2018) Điều này cho thấy chênh lệch thị giá cổ phiếu giữa các công ty NHTD là khá cao và các nhà đầu tư có đa dạng lựa chọn phù hợp với kế hoạch đầu tư của họ khi tiếp cận với cổ phiếu NHTD
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) có giá trị trung bình là 3326.53 nghìn đồng với độ lệch chuẩn là 4897.344 nghìn đồng cho thấy các công ty NHTD nhìn chung có khả năng sinh lời trên mỗi cổ phiếu khá tốt Tuy nhiên giá trị thấp nhất của biến EPS có giá trị âm (-14066.64) nghìn động của công ty SCD vào năm 2023 chênh lệch rất lớn với giá trị cao nhất là 33368.38 nghìn đồng của công ty RAL vào năm 2021 Điều này cho thấy là rủi ro của các cổ phiếu NHTD là cao khi chênh lệch giữa lợi nhuận là cao và thậm chí là có các cổ phiếu có giá trị âm về thu nhập trên mỗi cổ phần
Khả năng sinh lời (ROA) có giá trị trung bình là 6.8% với độ lệch chuẩn là 0.0847463 cho ta thấy khả năng sinh lời của các công ty NHTD là có khi cho ra giá trị dương nhưng không cao khi giá trị trung bình đang khá thấp Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị cao nhất của biến ROA khá cao với giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là -46.7% của công ty TTF năm 2019 và 33.8% của công ty VCF vào năm 2020
Cấu trúc tài chính (CAP) có giá trị trung bình 47.7% và độ lệch chuẩn 0.1991267 cho thấy khả năng tài trợ cho tài sản bằng nợ ở mức trung bình, cho thấy rủi ro đầu tư vào các công ty NHTD không quá cao Tuy nhiên, điều đáng chủ ý là ở giá trị lớn nhất của CAP lại lớn hơn 100% với giá trị cụ thể là 129.45% thuộc về cổ phiếu công ty TTF vào năm 2018, bên cạnh đó giá trị này cũng lớn hơn 100% ở năm 2019 (1,2610) Điều đó cho thấy có xuất hiện công ty “âm” vốn chủ sở hữu cho thấy sự bất ổn của công ty này Mặt khác, có tồn tại các công ty với tỷ lệ nợ rất thấp với chỉ 1.6% của công ty KSD vào năm 2018 cho thấy chênh lệch tỷ lệ nợ giữa các công ty này rất cao với rủi ro và đòn bẫy tài chính đa dạng Các nhà đầu tư cần chú ý tìm hiểu và lựa chọn cẩn thận hơn với các danh mục đầu tư của ngành này
Quy mô doanh nghiệp (SIZE) có giá trị trung bình 27.72542 tỷ đồng với độ lệch chuẩn 1.451889 cho thấy mặt bằng chung các doanh nghiệp NHTD có quy mô khá cao Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất ở mức tương đối với giá trị lần lượt là 24.3065 tỷ đồng của công ty ABR vào năm 2018 và 32.00898 của công ty BBC vào năm 2018 Từ đó cho thấy các công ty vẫn có sự đa dạng về quy mô, song khác biệt là không quá nhiều
Số năm thành lập (AGE) có giá trị trung bình là 31 năm có nghĩa là các công ty NHTD có độ tuổi ở mức độ trung bình, không quá cao không quá thấp cho thấy khả năng tiếp cận các đổi mới trong công nghệ tân tiến ở mức tốt và cả kinh nghiệm trong quá trình hoạt động cũng tương đối Giá trị trung thấp nhất và giá trị cao nhất của biến AGE lại khá cao với lần lượt hai giá trị đó là 6 là công ty ABR vào năm 2018 và
66 của công ty CAN vào năm 2023 Chính vì thế, đa dạng về tuổi đời phù hợp với các tiêu chí khác nhau của các nhà đầu tư
Hai biến GDP và INF là hai biến yếu tố kinh tế vĩ mô nên chúng đều phản ánh chung về nền kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu Về lạm phát, giá trị trung bình ở mức khoảng 3%, một con số khá thấp Điều này cho thấy không có phát sinh đáng kể nào về chênh lệch giá hàng hóa sinh ra từ việc mất giá đồng tiền, NHNN không cần đưa ra các chính sách điều chỉnh trong giai đoạn này để can thiệp vào nền kinh tế Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn duy trì ở giá trị trung bình đáng kể là 5,5%
Có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục sau dịch Covid-19 và từng bước trên đà phát triển.
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH
Bảng 4.2 Phân tích ma trận hệ số tương quan
P EPS ROA CAP AGE SIZE GDP INF
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Stata 17
Dựa vào Bảng 4.2, các hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc thị giá cổ phiếu (P) với các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 0.8 nên có thể kết luận không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Trong đó, biến phụ thuộc có mối tương quan âm với các biến CAP, GDP và INF; đồng thời tương quan dương được phát hiện giữa thị giá cổ phiếu với EPS, ROA, SIZE và biến AGE
4.2.2 Phân tích hồi quy bằng ba phương pháp
Tác giả hồi quy mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc (P) bằng ba phương pháp lần lượt là: OLS, FEM và REM thu được kết quả sau:
Bảng 4.3 Kết quả mô hình Pooled OLS, FEM và REM
Hệ số t Hệ số t Hệ số t
EPS 3.285*** (7.53) 1.200* (2.19) 1.930*** (3.88) ROA 87757.2*** (3.34) 30277.4 (1.24) 41677.8 (1.76) CAP -18718.7* (-2.03) 16383.4 (1.38) 3447.0 (0.34) AGE 656.6*** (5.94) -428.5 (-0.69) 751.8*** (3.50) SIZE 7661.2*** (6.70) -1177.7 (-0.26) 5312.8* (2.44) GDP -101861.1 (-1.20) -89710.5 (-1.93) -83592.0 (-1.71) INF -160762.1 (-0.49) -250239.7 (-1.39) -182604.6 (-0.97) Cons -193434.9*** (-6.08) 81400.0 (0.70) -134567.4* (-2.32) R-
***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5%, 10%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Stata 17
Dựa vào Bảng 4.3, kết quả ước lượng đối với mô hình OLS cho thấy rằng có 5 biến độc lập có ý nghĩa thống kê, gồm biến EPS với hệ số β là 3.285, ROA với hệ số là β là 87757.2, CAP với hệ số β là -18718.7, AGE với hệ số β là 656.6, SIZE với hệ số β là 7661.2 Còn lại các biến GDP và INF đều không có ý nghĩa thống kê R- squared = 0.595 cho biết các biến độc lập giải thích được 59.5% sự biến động của dữ liệu
Theo kết quả mô hình FEM, chỉ có biến độc lập EPS có ý nghĩa thống kê với hệ số β là 1.200 Các biến còn lại ROA, CAP, AGE, SIZE, GDP, INF không có ý nghĩa thống kê R-squared = 0.114 cho biết các biến độc lập có thể giải trình được 11.4% biến động của dữ liệu
Theo kết quả mô hình REM, thấy rằng có 3 biến độc lập có ý nghĩa thống kê Trong đó, biến EPS có ý nghĩa với hệ số β là 1.930, biến AGE có ý nghĩa với hệ số β 751.8, biến SIZE ý nghĩa với hệ số β là 5312.8 Còn lại 4 biến ROA,CAP, GDP và INF không đạt ý nghĩa thống kê R-squared = 0.0797 cho biết các biến độc lập có thể giải trình được 7.97% sự biến động của dữ liệu
4.2.3 Kiểm định mô hình phù hợp
Sau khi thực hiện hồi quy như Bảng 4.3, ta tiến hành kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho việc phân tích
❖ Tác giả sử dụng kiểm định F-test để xem xét giữa hai mô hình OLS và FEM với giả thuyết như sau, nếu:
✓ Prob > F nhỏ hơn 0,05 (5%) → Bác bỏ H0, chấp nhận H1 → Lựa chọn mô hình FEM
✓ Prob > F lớn hơn 0,05 (5%) → Bác bỏ H1, và ngược lại → Lựa chọn mô hình OLS
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định F – test
Nguồn: Tổng hợp dựa trên kết quả phân tích thông qua STATA 17.0
Kết quả thực hiện kiểm định F-test thông qua Bảng 4.4 cho thấy:
Giá trị Prob > F = 0.0000 < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0, có thể hiểu rằng mô hình FEM phù hợp hơn mô hình OLS
❖ Tiếp theo, để xem xét giữa hai mô hình Pooled OLS và REM bằng kiểm định Breusch-Pagan test, nếu:
✓ Prob > Chibar2 nhỏ hơn 0,05 (5%) → Bác bỏ H0, chấp nhận H1 →Lựa chọn mô hình REM
✓ Prob > Chibar2 lớn hơn 0,05 (5%) → Bác bỏ H1, chấp nhận H0 → Lựa chọn mô hình OLS
Bảng 4 5 K ế t qu ả ki ểm đị nh Breusch and Pagan chibar2(01) = 280.25
Nguồn: Tổng hợp dựa trên kết quả phân tích thông qua STATA 17.0
Kết quả thực hiện kiểm định Breusch and Pagan thông qua Bảng 4.5 cho giá trị Prob > chibar2 = 0.0000 nên bác bỏ giả thuyết H0, có thể hiểu mô hình REM phù hợp hơn
❖ Cuối cùng, tác giả sử dụng kiểm định Hausman test để xem xét hai mô hình FEM và REM với giả thuyết như sau, nếu:
✓ Prob > Chi2 nhỏ hơn 0,05 (5%) → Bác bỏ H0, chấp nhận H1 → Lựa chọn mô hình FEM
✓ Prob > Chi2 lớn hơn 0,05 (5%) → Bác bỏ H1, chấp nhận H0 → Lựa chọn mô hình REM
Bảng 4 6 Kết quả kiểm định Hausman
Nguồn: Tổng hợp dựa trên kết quả phân tích thông qua STATA 17.0
Kết quả thực hiện kiểm định Hausman thông qua Bảng 4.6 cho giá Prob > chi2
= 0.0018 < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 có thể hiểu mô hình FEM tối ưu hơn mô hình REM
Từ các kiểm định trên, kết quả kiểm định lựa chọn mô hình tổng hợp như sau:
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định của các mô hình F-test Breusch-Pagan test Hausman test Pooled OLS và
Pooled OLS là mô hình phù hợp
Pooled OLS là mô hình phù hợp
REM là mô hình phù hợp Giả thuyết
FEM là mô hình phù hợp
REM là mô hình phù hợp
FEM là mô hình phù hợp
Prob > chi2 0.0001 Ý nghĩa thống kê 5% 5% 5%
Kết luận Bác bỏ 𝐻 0 Bác bỏ 𝐻 0 Bác bỏ 𝐻 0
Lựa chọn FEM REM FEM
Mô hình FEM phù hợp
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Dựa vào bảng tổng hợp các kết quả kiểm định trên của P, kết quả cho thấy, FEM là mô hình phù hợp nhất trong số hai mô hình còn lại Tác giả sẽ áp dụng mô hình FEM để tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018 -2023
4.2.3 Kiểm định khuyết tật trong mô hình
4.2.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến VIF
Bảng 4 8 Ki ểm định đa cộ ng tuy ế n b ằ ng h ệ s ố VIF
Nguồn: Tổng hợp dựa trên kết quả phân tích thông qua STATA 17.0
Từ Bảng 4.8, ta thấy giá trị trung bình của VIF là 1.26 tức là chỉ số này nhỏ hơn
2 Bên cạnh đó, hầu tất cả các biến trong bài cũng đồng thời cho ra kết quả thấp hơn
2 (ngoại trừ biến ROA) Và hơn hết, tất cả các chỉ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên ta có thể kết luận rằng mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
4.2.3.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian nhằm phát hiện ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình Với giả thuyết như sau:
H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Bảng 4 9 K ế t qu ả ki ểm định phương sai sai số thay đổ i chi2(1) = 133.50 Prob > chibar2 = 0.0000
Nguồn: Tổng hợp dựa trên kết quả phân tích thông qua STATA 17.0
Kết quả thực hiện kiểm định thông qua Bảng 4.9 cho giá trị prob = 0.0000 < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0, Chấp nhận H1 Từ đó, mô hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi
4.2.3.3 Kiểm định tự tương quan
Nghiên cứu sử dụng kiểm định Wooldridge để phát hiện ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình, Với giả thuyết như sau:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan
H1: Có hiện tượng tự tương quan
Bảng 4 10 K ế t qu ả ki ểm đị nh t ự tương quan
Nguồn: Tổng hợp dựa trên kết quả phân tích thông qua STATA 17.0
Kết quả thực hiện kiểm định thông qua Bảng 4.10 cho giá trị Prob = 0.0021 < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0, dẫn đến mô hình có tồn tại hiện tượng tự tương quan
4.2.4 Mô hình hồi quy FGLS
Sau khi thực hiện kiểm định các khuyết tật, nhận thấy mô hình tồn tại cả hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan Vì vậy, tác giả tiến hành thực hiện hồi quy FGLS để khắc phục các khuyết tật trong mô hình Kết quả như sau:
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy FGLS của mô hình
Number of obs = 306 Wald chi2(7) = 183.44
Number of groups = 51 Prob > chi2 = 0.0000
***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5%, 10% Nguồn: Tổng hợp dựa trên kết quả phân tích thông qua STATA 17.0
Kết quả hồi quy theo phương pháp FLGS thông qua Bảng 4.11 cho thấy các biến EPS, AGE, SIZE, GDP, INF đều có ý nghĩa thống kê, chỉ có biến ROA và CAP là không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này với mức ý nghĩa là 95% Cụ thể hơn về tác động của các biến, ta thấy các biến EPS, AGE, SIZE có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc là thị giá cổ phiếu Bên cạnh đó, hai biến INF và GDP lại có tác động ngược chiều với giá cổ phiếu Kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:
Bảng 4.12 Bảng tóm tắt giả thuyết và kết quả nghiên cứu
Biến Dấu kỳ vọng Kết quả nghiên cứu
Có ý nghĩa thống kê
ROA (+) Không có ý nghĩa thống kê
CAP (+) Không có ý nghĩa thống kê
Có ý nghĩa thống kê
Có ý nghĩa thống kê
Có ý nghĩa thống kê
Có ý nghĩa thống kê
Nguồn: Tác giả tổng hợp
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.1 Tác động của thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) lên giá cổ phiếu
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu được tác giả chứng minh là có tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu với mức ý nghĩa là 1% Như rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam trước đây như nghiên cứu của Phạm Tiến Mạnh (2017), Bùi Đan Thanh & cộng sự
(2023), Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023) Chỉ số EPS càng cao cho thấy sự hấp dẫn của cổ phiếu công ty đó càng tốt Nó cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty đó qua lợi nhuận trên từng cổ phiếu Nhờ đó, giá cổ phiếu của công ty sẽ càng tăng lên nhờ thu nhập trên mỗi cổ phần càng cao Điều này phù hợp với lý thuyết Dow khi mà chỉ số EPS càng cao sẽ càng thu hút lượng lớn các nhà đầu tư kỹ thuật tiến hành mua cổ phiếu của công ty, mà khi khối lượng giao dịch tăng, bất kể tình hình cổ phiếu đang tăng hay giảm, thị trường đều sẽ cho thấy tín hiệu tăng giá cổ phiếu của công ty đang được đề cập
4.3.2 Tác động của quy mô doanh nghiệp (SIZE) lên giá cổ phiếu Đối với yếu tố SIZE, tác giả đã cho thấy tác động cùng chiều của biến này đối với thị giá cổ phiếu các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 1% Điều này giống với rất nhiều bài mà tác giả tham khảo như nghiên cứu của Sattam Allahawiah & Cộng sự (2012), Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự (2016), Bùi Đan Thanh & cộng sự (2023), Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023) Để lý giải cho luận điểm này, tác giả nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp với quy mô doanh nghiệp càng lớn, độ uy tín của các công ty này đối với các nhà đầu tư sẽ càng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư góp vốn cho công ty đó Nhờ vậy, giá cổ phiếu cũng sẽ tăng do ảnh hưởng cung – cầu của cổ phiếu Kết quả về tương quan giữa quy mô doanh nghiệp đến giá cổ phiếu được lý giải theo lý thuyết Dow Với các công ty có quy mô càng lớn, độ tin cậy của công ty đó trong mắt các nhà đầu tư càng cao Qua đó, các nhà đầu tư sẽ tiến hành đưa ra quyết định mua đối với cổ phiếu của các công ty có quy mô lớn Khi này, khối lượng giao dịch cổ phiếu của công ty đó tăng dẫn đến xu hướng giá cổ phiếu của công ty đó cũng sẽ tăng
4.3.3 Tác động của tốc độ tăng trưởng (GDP) lên giá cổ phiếu
Sau quá trình phân tích, tác giả cho thấy GDP đang có tác động tiêu cực đến thị giá cổ phiếu các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 1% Điều này là điểm khác biệt trong nghiên cứu của tác giả so với các tác giả trước đó là Muhammad Atiq & Cộng sự (2010) hay Phạm Tiến Mạnh (2017) và khác với cả đề xuất ban đầu của bản thân tác giả Lý giải cho điều này, tác giả cho rằng, trong giai đoạn nghiên cứu (2018-2023), nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến biến động của GDP không ổn định Do đó, mọi sự thay đổi của GDP đều được nhà nước quan tâm và liên tục đưa ra các chính sách khác nhau liên quan đến lãi suất ngân hàng, thuế, v.v… nhằm ổn định nền kinh tế Mà việc liên tục điều chỉnh đến từ NHTW sẽ làm giảm sức hút của TTCK do các nhà đầu tư quan ngại về các rủi ro có thể xảy ra Qua đó, ta kết luận GDP đang có tác động tiêu cực đến thị giá cổ phiếu Là một biến yếu tố vĩ mô, tác động của tốc độ tăng trưởng (GDP) dễ dàng được giải thích thông qua lý thuyết Dow Các thay đổi tăng/giảm của GDP trong giai đoạn nghiên cứu tạo ra tâm lý không an toàn của các nhà đầu tư Qua đó, họ quan ngại việc mua cổ phiếu trong nền kinh tế mà các yếu tố vĩ mô nhiều biến động, làm giảm sức hút của TTCK, giảm khối lượng giao dịch cổ phiếu và cuối cùng là sụt giảm giá cổ phiếu cả TTCK nói chung và các công ty nói riêng
4.3.4 Tác động của lạm phát (INF) lên giá cổ phiếu Đối với yếu tố lạm phát, tác giả cho thấy tác động ngược chiều giữa biến này với thị giá cổ phiếu các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 5% Kết quả này giống với hầu hết các nghiên cứu trước kia mà tác giả đã tham khảo như nghiên cứu của Phạm Tiến Mạnh (2017); Đặng Thị Lan Phương & Cộng sự (2023) hay của Muhammad Atiq & Cộng sự (2010) và Zakia Maulida Antonoa & Cộng sự (2019)
Thông qua các thông số về lạm phát trong những năm vừa qua, ta có thể thấy tỷ lệ lạm phát đang ở mức tốt cho nền kinh tế với trung bình chỉ khoảng 0.3% Điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát những năm vừa qua đang ở mức lý tưởng để kích cầu kinh tế đi lên, gia tăng sản xuất, v.v… Tuy nhiên, cần lưu ý về giai đoạn nghiên cứu là
2018 – 2023, tức là giai đoạn đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam khi đối diện với dịch Covid-19 Như đã giải thích ở biến GDP, NHTW liên tục đưa ra các chính xách liên quan đến lãi suất và cung tiền, ta có một gốc nhìn cụ thể hơn về nền kinh tế Việt Nam là lạm phát đang ở mức trung tính nhưng phải đối diện với việc thu hẹp tiền tệ từ nhà nước nên lãi suất tăng cao, các nhà đầu tư và doanh nghiệp dè dặt hơn trong việc các quyết định đầu tư Qua đó, sức hút của TTCK cũng sẽ giảm và ta có thể kết luận tác động tiêu cực của lạm phát lên thị giá cổ phiếu Lý luận và kết quả trên phù hợp với lý thuyết Dow Tương tự như GDP, lạm phát (INF) cũng là một biến yếu tố vĩ mô mà khi nền kinh tế trong giai đoạn thiếu ổn định, nhiều biến động, INF sẽ khiến các nhà đầu tư hạn chế mua vào, làm giảm khối lượng giao dịch và làm suy giảm về giá của cả nền TTCK
4.3.5 Tác động của số năm thành lập (AGE) lên giá cổ phiếu
Yếu tố AGE được tác giả chứng minh là có tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 1% Kết quả này giống với nghiên cứu Dr Fouzan Al Qaisi & Cộng sự (2016) Với số năm thành lập càng cao, uy tín của công ty trong mắt các nhà đầu tư càng lớn Bên cạnh đó, các công ty có tuổi đời lớn sẽ có kinh nghiệm cao trong cách vận hành, quản trị doanh nghiệp, ứng biến với các biến số của nền kinh tế Qua đó, các công ty có số năm thành lập càng cao sẽ có thị giá cổ phiếu càng cao Kết quả về số năm thành lập (AGE) hoàn toàn phù hợp với lý thuyết Dow đã được đề ra trước đó Các công ty có thâm niên trong ngành kinh doanh của họ mang đến cho các nhà đầu tư sự yên tâm khi đầu tư vào cổ phiếu của các công ty này Hệ quả là khối lượng giao dịch cổ phiếu của các công ty sẽ tăng dựa theo số năm hoạt động càng cao và giá cổ phiếu của công ty cũng sẽ tăng dựa theo khối lượng giao dịch cổ phiếu
Dựa vào số liệu của 51 công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2018- 2023, khóa luận đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các cty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam Với phương pháp FGLS đã khắc phục được các khuyết tật mà mô hình gặp phải Đồng thời, cũng đã xác định được mức độ tác động và chiều tác động của đối tượng nghiên cứu thông qua mối quan hệ giữa các biến Trong đó, các biến liên quan có trong mô hình nghiên cứu như EPS, SIZE, AGE có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu Bên cạnh đó, biến INF, GDP có tác động ngược chiều với biến phụ thuộc Song, biến ROA, CAP không có ý nghĩa thống kê Sang chương 5 tác giả sẽ căn cứ vào kết quả vừa đạt được tại chương 4 sẽ tiến hành thảo luận và đề xuất các hàm ý quản trị nhằm tối đa hoá giá cổ phiếu của các công ty NHTD niêm yết trên TTCK Việt Nam.