1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022

129 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2022
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Đình Phụng
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Tài chính định lượng
Thể loại Báo cáo thực hành nghề nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 0,99 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (18)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (20)
  • 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu (21)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (22)
  • 5. Ý nghĩa của đề tài (22)
  • 6. Kết cấu đề tài (23)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VIỆT NAM (24)
    • 1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam (24)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (24)
      • 1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh – giá trị cốt lõi (27)
      • 1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng (28)
      • 1.1.4. Một số thành tựu đạt được (29)
      • 1.1.5. Bộ máy tổ chức của đơn vị thực tập (30)
    • 1.2. Các nghiệp vụ cụ thể của Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam (32)
      • 1.2.1. Huy động vốn (32)
      • 1.2.2. Hoạt động cấp tín dụng (32)
      • 1.2.3. Hoạt động đầu tư (33)
      • 1.2.4. Bảo hiểm (33)
      • 1.2.5. Các hoạt động khác của ngân hàng (33)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HCM (34)
    • 2.1. Cổ phiếu và giá của cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần (34)
      • 2.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần (34)
      • 2.1.2. Cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần (35)
      • 2.1.3. Giá cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần (36)
      • 2.1.4. Những điểm nổi bật liên quan đến hoạt động thị trường ngân hàng nói (36)
      • 2.1.5. Thực trạng tình hình niêm yết cổ phiếu ngân hàng TMCP (37)
      • 2.1.6. Tình hình biến động giá cổ phiếu ngân hàng TMCP trên thị trường chứng khoán Việt Nam (38)
    • 2.2. Các chỉ số đo lường giá cổ phiếu các ngân hàng TMCP (40)
      • 2.2.1. Chỉ số B/M (40)
      • 2.2.2. Chỉ số EPS (42)
      • 2.2.3. Chỉ số P/E (43)
      • 2.2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) (44)
      • 2.2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (44)
      • 2.2.6. Các chỉ tiêu đo lường khác (45)
      • 2.2.7. Vai trò của các chỉ số phân tích chứng khoán (47)
    • 2.3. Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP (48)
      • 2.3.1. Các yếu tố nội tại (vi mô) (48)
      • 2.3.2. Các tác động của yếu tố vĩ mô (52)
    • 2.4. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm (55)
      • 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài (55)
      • 2.4.2. Các công trình tại Việt Nam (58)
  • CHƯƠNG 3: CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (23)
    • 3.1. Giả thuyết nghiên cứu (75)
      • 3.1.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng (75)
      • 3.1.2. Các yếu tố vĩ mô (77)
    • 3.2. Mô hình đề xuất nghiên cứu (79)
    • 3.3. Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu (80)
      • 3.3.1. Biến phụ thuộc (80)
      • 3.3.2. Các biến độc lập và dấu của kỳ vọng (80)
    • 3.4. Dữ liệu nghiên cứu (84)
    • 3.5. Trình tự nghiên cứu (84)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (23)
    • 4.1. Phân tích thống kê mô tả (91)
    • 4.2. Phân tích các yếu tố tác đô ̣ng đến giá cổ phiếu (0)
      • 4.2.1. Phân tích tương quan (96)
      • 4.2.2. So sánh giữa các mô hình (Pooled OLS, FEM, REM) (97)
      • 4.2.3. Kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu (99)
    • 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu (102)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (23)
    • 5.1. Kết luận (106)
    • 5.2. Các hàm ý chính sách (108)
      • 5.2.1. Đối với nhà đầu tư (108)
      • 5.2.2. Đối với các ngân hàng TMCP (109)
      • 5.2.3. Đối với Nhà nước (110)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (111)

Nội dung

Trong số các nhóm cổphiếu niêm yết và giao dịch tập trung trên thị trường chứng khoánViệt Nam, nhóm cổ phiếu ngân hàng tuy chỉ hoạt động với sốlượng cổ phiếu khiêm tốn song lại chiếm tỷ

Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt động nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

- Phân tích và đánh giá thực trạng, tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP đứng trên quan điểm nhà tư vấn đầu tư chứng khoán.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và nắm bắt cơ hội đầu tư cổ phiếu ngân hàng TMCP ở Việt Nam.

- Gợi ý một số hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng TMCP ở Việt Nam.

Phạm vi đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: 8 ngân hàng TMCP Việt Nam niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2022. Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng để xác định những nhân tố có tác động lên giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh (HOSE) thông qua việc phân tích mô hình hồi quy tuyến tính, sử dụng dữ liệu bảng cân bằng, đồng thời thông qua mô hình Pooled OLS, FEM, REM kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp

Bộ dữ liệu dược sử dụng để phân tích là dữ liệu dạng bảng được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Riêng các nhân tố vĩ mô được lấy từ số liệu thống kê của Vietstock và Investing được niêm yết và đăng ký giao dịch cổ phiếu trong giai đoạn 2014 đến 2022 và sử dụng phần mềm Stata 17.0 để hỗ trợ phân tích dữ liệu Trước tiên sẽ phân tích tương quan các biến để nhận thấy tác động qua lại của các biến độc lập, các biến phụ thuộc trong mô hình Tiếp theo phân tích hồi quy mô hình và kiểm định mô hình được đề xuất để từ đó đưa ra kết luận và gợi ý chính sách.

Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Bài nghiên cứu góp phần bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Ý nghĩa thực tiễn: Kết luận giúp cho các nhà quản trị ngân hàng, cổ đông, nhà đầu tư đánh giá, có cái nhìn chiến lược hơn khi phân tích, dự báo giá cổ phiếu, từ đó đưa ra những chính sách để phát huy yếu tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ các yêu tố tiêu cực và đưa ra những quyết định đúng đắn phát triển ngân hàng ngày càng một lớn mạnh và tìm kiếm được lợi nhuận Đề tài này cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu nói chung và giá cổ phiếu ngành ngân hàng TMCP nói riêng.

Kết cấu đề tài

Chương 1: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (MB)

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

Nội dung chương này sẽ trình bày các lý thuyết cơ sở liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Chương 3: Các mô hình nghiên cứu

Nội dung chương 3 trình bày: Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Nội dung chương này trình bày kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Từ những kết quả nghiên cứu đã giới thiệu tổng quan các vấn đề của bài nghiên cứu đặt ra Từ những mục tiêu đó tiến hành thu thập và phân tích số liệu thực tế về tình hình hoạt động của cácNgân hàng TMCP ở Việt Nam để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của những Ngân hàng TMCP ở Việt Nam.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VIỆT NAM

Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hình 1: Logo Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam (MB)

Ngân hàng MB tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank), viết tắt là MB, tên thường gọi trong giao dịch là ngân hàng Quân đội Đây là một ngân hàng TMCP của Việt Nam và đồng thời cũng là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc Phòng, được thành lập vào ngày 4 tháng 11 năm 1994 Ngân hàng Quân Đội hiện đang đặt trụ sở chính tại số 63 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội

Ngân hàng Quân đội MB với 26 năm thành lập và phát triển hiện đã trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất tại ViệtNam Ngày 31/12/2018, MB có 1 trụ sở chính, 101 chi nhánh (tạiViệt Nam, Lào và Campuchia), 197 phòng giao dịch và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài Tổng số công nhân viên tại ngân hàng là 8897 người với độ tuổi bình quan là 30 tuổi Ngoài ra, hệ thống máy ATM cũng được lắp đặt trải dài khắp các vùng miền trên cả nước.

- Ngày 04 tháng 11 năm 1994, ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với 25 cán bộ nhân viên.

- Năm 2000, thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC).

- Năm 2003, MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực.

- Năm 2004, MB là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.

Trong năm 2005, Ngân hàng Quân đội (MB) đã ký kết thỏa thuận ba bên với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel về việc thanh toán cước viễn thông cho Viettel Ngoài ra, MB cũng đạt được thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Citibank, mở rộng hợp tác thanh toán quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của MB trên thị trường tài chính.

- Năm 2006, thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội HFM (nay là Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng Quân đội MB Capital) Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin CoreT24 của Tập đoàn Temenos (Thụy Sĩ).

- Năm 2008, MB tái cơ cấu tổ chức Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chính thức trở thành cổ đông chiến lược.

- Năm 2009, MB ra mắt Trung tâm dịch vụ khách hàng 247.

- Năm 2010, Khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài (Lào).

- Năm 2011, Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh từ ngày 01 tháng

11 năm 2011 Khai trương chi nhánh thứ hai tại nước ngoài (Campuchia) Nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10.

- Năm 2019, MB ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.

- Năm 2020, MB được vinh danh “Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam”.

- Năm 2021, MB nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” nhờ tiên phong đồng hành cùng người dân và lực lượng tuyến đầu đẩy lùi đại dịch COVID-19 gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững của MB Bên cạnh đó, MB tiếp tục giữ vị thế Top 30 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (theo bảng xếp hạng VNR500), tăng hạng - nằm trong Top 4 Ngân hàng thương mại về quy mô và lợi nhuận tại Việt Nam.

- Năm 2022, là dấu mốc quan trọng của MB khi hoàn thành hai dự án nâng cấp lớn toàn hệ thống Nổi bật là việc nâng cấp thành công hệ thống T24, sẵn sàng hạ tầng phục vụ cho 30 triệu khách hàng Ngoài Top 4 ngân hàng thương mại uy tín Việt Nam

2022, MB cũng được Vietnam Report xếp hạng là một trong Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả

- Năm 2023, MB tiếp tục bám sát phương châm chiến lược là

“Tăng tốc số - Hấp dẫn khách hàng - Hiệp lực tập đoàn - An toàn bền vững” và mục tiêu “Top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đếnTop đầu châu Á” Theo đó, MB sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ trên phạm vi toàn Tập đoàn, tăng cường đổi mới sáng tạo và làm chủ công nghệ để tạo năng lực cạnh tranh bền vững.

1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh – giá trị cốt lõi

MB hướng đến trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào:

- Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn.

- Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân.

- Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn.

- Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư.

- Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh

Năm 2023, MB hướng đến mục tiêu đạt 28 triệu khách hàng và tăng năng suất lao động, hướng đến vị trí top 1 thị trường tài chính thông qua quá trình đẩy mạnh số hóa, tự động hóa hoạt động vận hành và tối ưu quy trình MB cũng sẽ tăng tốc triển khai

11 sáng kiến chiến lược giai đoạn 2022-2026, trọng tâm là các dự án nhà máy số, hợp nhất định danh khách hàng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh số hóa Với hệ sinh thái hoàn chỉnh, MB quyết tâm sớm trở thành một tập đoàn tài chính đa năng mạnh, hoàn thành các mục tiêu chiến lược quan trọng giai đoạn mới, tiếp tục khẳng định vị thế top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến top đầu châu Á

MB dành mọi nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính-ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn.

Giá trị của MB không nằm ở tài sản mà là ở những giá trị tinh thần mà mỗi thành viên MB luôn coi trọng và phát huy bao gồm 6 giá trị cơ bản:

- Chăm sóc khách hàng (Customer Care)

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng

Chức năng của Ngân hàng TMCP Quân Đội ngay từ buổi đầu thành lập là trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của mình và đòi hỏi của thực tiễn, ngân hàng đã mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ với chức năng là thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ ngân hàng theo quy định của pháp luật, phục vụ các doanh nghiệp Quân đội và các thành phần kinh tế khác vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.

Các phòng ban chức năng của ngân hàng được hình thành theo các khối, mỗi khói đứng đầu là giám đốc hoặc trưởng khối. Chức năng chính của mỗi phòng như sau:

- Phòng Quan hệ khách hàng:

Các nghiệp vụ cụ thể của Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam

- Huy động vốn dưới dạng tiền gửi của tổ chức, cá nhân, các tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, ký phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.

1.2.2 Hoạt động cấp tín dụng

- Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức như cho vay, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng, chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán trong nước và quốc tế.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với cá nhân và tổ chức.

- MB bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thành, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và những hình thức bảo lãnh khác phù hợp với quy định của pháp luật.

- Góp vốn mua cổ phần doanh nghiệp, tổ chức tín dụng

- Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam.

- Đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn hợp tác đầu tư phát triển các dự án phù hợp quy định pháp luật.

- MB cung ứng các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và các loại hình bảo hiểm phù hợp với quy định pháp luật.

1.2.5 Các hoạt động khác của ngân hàng

- Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước.

- Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Kinh doanh trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi, đầu tư vào giấy tờ có giá khác trong nước và nước ngoài.

- Cung ứng các dịch vụ phái sinh gồm: phái sinh tỷ giá lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và các tài sản khác Và những hoạt động tài chính, ngân hàng khác được NHNN cho ph攃Āp.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HCM

Cổ phiếu và giá của cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần

2.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần

Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) được định nghĩa trong các giáo trình, văn bản pháp luật như: Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại của Peter S Rose, Quản trị ngân hàng thương mại của Nguyễn Thị Mùi, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010 Theo đó, NHTMCP là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, có vốn điều lệ do các cổ đông góp.

2.1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tiên, NHTMCP là pháp nhân đặc biệt được điều chỉnh bởi

Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích lợi nhuận.

Thứ hai, NHTMCP được tổ chức và hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định.

Thứ ba, NHTMCP là tổ chức tín dụng được thành lập để thực hiện các hoạt động của ngân hàng.

Thứ tư, NHTMCP được thành lập trên cơ sở pháp luật ngân hàng và giấy ph攃Āp hoạt động của ngân hàng trung ương.

Thứ năm, NHTMCP là tổ chức tín dụng không được huy động vốn không kỳ hạn dưới một năm.

Cuối cùng, NHTMCP là tổ chức tín dụng không thực hiện chức năng thanh toán.

2.1.2 Cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần 2.1.2.1 Khái niệm về cổ phiếu

Cổ phiếu được hệ thống hóa từ một số giáo trình và theo các văn bản luật, bao gồm Giáo trình Thị trường tài chính (2015) do PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh và PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Lê đồng chủ biên "Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành" [trang 167] Ngoài ra, quy định chung về Cổ phiếu được trích dẫn từ Điều 121 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14; Điều 4, khoản 2 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và các văn bản quy phạm phát luật có liên quan quy định về Cổ phiếu

CP phổ thông có 06 đặc điểm cơ bản: (i) là một chứng khoán vốn; (ii) không có kỳ hạn; (iii) được phát hành khi thành lập CTCP dưới hình thức phát hành nội bộ hoặc phát hành lần đầu ra công chúng để huy động vốn điều lệ; hoặc phát hành bổ sung để mở rộng kinh doanh, hiện đại hóa sản xuất; (iv) là một công cụ có khả năng sinh lợi (v) là công cụ tài chính có rủi ro; (vi) có tính thanh khoản cho ph攃Āp người sở hữu được quyền chuyển nhượng nó cho người khác

2.1.3 Giá cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần

2.1.3.1 Khái niệm Được hệ thống hóa từ nhiều cách tiếp cận khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu, giá CP của NHTM cổ phần niêm yết được hiểu là các mức giá thị trường của từng mã cổ phiếu ngân hàng hoặc tổ hợp chỉ số giá CP ngân hàng niêm yết trên SGDCK được xác định theo quy định hiện hành của cơ quan quản lí nhà nước về TTCK

2.1.3.2 Cơ chế hình thành giá của cổ phiếu

Giá hiện tại của cổ phiếu phổ thông, được thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận Cơ chế xác định giá của CP NHTM cổ phần cũng giống và tương đương cơ chế xác định giá thị trường của các CP do CTCP phát hành

2.1.4 Những điểm nổi bật liên quan đến hoạt động thị trường ngân hàng nói chung và NHTMCP nói riêng

- Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ngày một phát triển nhanh và vững chắc, hiệu quả, mở rộng thị phần, nâng cao sức mạnh cạnh tranh trong xu hướng hội nhập.

- Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại được cơ cấu lại và tiếp tục phát triển nhanh

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng tiếp tục đạt được nhiều kết quả nổi bật quan trọng, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập và công nghệ phát triển, áp lực cạnh tranh của ngành ngân hàng ngày càng gay gắt Đối thủ cạnh tranh không chỉ bao gồm các ngân hàng mà còn là công ty tài chính, fintech và bigtech, đặc biệt ở mảng thanh toán và cho vay nhỏ lẻ, tiêu dùng Các ngân hàng đang nỗ lực chuyển đổi số và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và củng cố vị thế trên thị trường.

- Ra đời chính sách mới cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ngân hàng nhà nước (NHNN).

- Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực tài chính ra đời như mô hình ngân hàng số 100%, tiền kỹ thuật số, cho vay ngang hàng… và đang cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống.

- Rủi ro về an ninh mạng, thông tin dữ liệu an toàn Ngoài ra, ngân hàng cũng gặp phải những rủi ro về đạo đức liên quan đến khách hàng, và nhân viên ngân hàng.

2.1.5 Thực trạng tình hình niêm yết cổ phiếu ngân hàng TMCP

Số lượng ngân hàng niêm yết cùng khối lượng giao dịch trên sàn đã gia tăng đáng kể Hiện số ngân hàng trên sàn niêm yết đã tăng từ 6 ngân hàng năm 2014 lên 25 ngân hàng 06/2023 Hiện nay trong tổng số 31 ngân hàng đã có 25 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên 3 sàn

Ngân hàng Nhà nước và ủy ban chứng khoán Nhà nước đã thống nhất yêu cầu tất cả các ngân hàng đang hoạt động phải niêm yết lên sàn chứng khoán trong năm 2022 Nếu có ngân hàng không tuân thủ thì sẽ phải áp dụng các biện pháp kỷ luật K攃Āo theo đó, số lượng ngân hàng niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán sẽ không ngừng tăng lên Từ đó tạo ra sức cạnh tranh và giá cổ phiếu ngân hàng có những chuyển biến thu hút nhà đầu tư.

Với việc số lượng công ty chứng khoán của các ngân hàng thương mại tăng nhanh và hoạt động hiệu quả Cổ phiếu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần hấp dẫn nhất và mức tăng cao nhất so với tất cả các nhóm ngành trên thị trường phi tập trung OTC.

Dù thị trường chứng khoán không ngừng biến động, nhưng ta thấy được các ngân hàng đã không ngừng chuyển mình, hoàn thiện, phát triển làm cho số lượng ngân hàng niêm yết cũng không ngừng tăng lên trên thị trường chứng khoán.

2.1.6 Tình hình biến động giá cổ phiếu ngân hàng TMCP trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2014, Ủy ban chứng khoán Nhà đã làm việc với NHNN để thúc đẩy việc chào bán chứng khoán ra công chúng đối với các NHTM đại chúng Thời gian đó, NHNN cũng có văn bản hối thúc NH đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu lên sàn, nhưng xem ra, các tiến trình đều không suôn sẻ như mong đợi Theo một NĐT, nhiều cổ phiếu NH dù giảm giá mạnh nhưng khi niêm yết trên sàn đều tạo được tính thanh khoản tốt Trong khi đó, một số NH “chây ỳ” trong việc niêm yết, khiến cổ đông thiệt thòi

Các chỉ số đo lường giá cổ phiếu các ngân hàng TMCP

Trên thị trường chứng khoán chúng ta hay bắt gặp chỉ số EPS, P/E, ROA, ROE, Beta… đây là những chỉ số chứng khoán cơ bản, nhưng tại sao nhà đầu tư cần phải quan tâm đến những chỉ số này? Các chỉ số phân tích chứng khoán giúp nhà đầu tư phân tích được hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng, từ đó đưa ra dự đoán giá cổ phiếu và quyết định đầu tư hay không.

Trong mô hình nghiên cứu của tác giả, B/M được tính theo nghiên cứu của Muhammad Numan Khan & Amanullah (2012) như công thức sau:

Tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường (B/M) là chỉ tiêu định giá hữu ích để đánh giá tình hình tài chính của công ty Chỉ số này so sánh giá trị sổ sách (giá trị tài sản trên sổ kế toán) với giá trị thị trường (giá cổ phiếu nhân với số cổ phiếu đang lưu hành) của công ty B/M giúp xác định giá trị thực của công ty bằng cách so sánh giá trị tài sản ròng với giá trị thị trường.

- Giá trị sổ sách của cổ phiếu hay chính là giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, viết tắt là BVPS (Book Value Per Share) Có thể hiểu, BVPS là tỷ lệ vốn chủ sở hữu dành cho cổ đông phổ thông chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành Con số này đại diện cho giá trị tối thiểu của vốn chủ sở hữu của một công ty và đo lường giá trị sổ sách của một công ty trên cơ sở mỗi cổ phiếu

- Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa tại phiên gần nhất của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Giá trị sổ sách của một công ty thường được coi là một dấu hiệu tốt về giá trị nội tại của công ty đó vì hầu hết các tài sản của nó, như trái phiếu và các khoản cho vay thương mại, có giá trị tương đương với giá trị sổ sách Không chỉ thế, B/M cũng được ưa chuộng nhờ vào ưu điểm của chỉ số này (Vì B/M thường ổn định hơn EPS, B/M sẽ là một chỉ số tốt khi EPS âm hoặc quá biến động)

Nếu B/M < 1, có nghĩa là giá trị sổ sách của cổ phiếu b攃Ā hơn giá trị thị trường của cổ phiếu, hay nói cách khác, NĐT đang đánh giá cao giá trị của doanh nghiệp Nên chỉ số B/M càng thấp, thì giá cổ phiếu càng cao Kết luận của nghiên cứu Khan và Amanullah (2012) cho thấy tỷ số B/M có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu Một nghiên cứu khác của Arshad và cộng sự (2015) cho thấy thu nhập trên mỗi cổ phần có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với giá cổ phiếu trong khi tỷ số B/M và lãi suất có mối quan hệ ngược chiều đáng kể với giá cổ phiếu.

Nghiên cứu của Mehr-un-Nisa và Nishat (2012) cùng Phan Thị Huyền Trang (2018) chỉ ra rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa chênh lệch giá trị sổ sách và giá trị thị trường so với giá cổ phiếu.

Trong mô hình nghiên cứu của mình tác giả sẽ sử dụng công thức như sau để áp dụng tính EPS:

EPS (Earning Per Share) là thu nhập trên mỗi cổ phiếu Đây là phần lợi nhuận mà NHTM phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường

- Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng): Là khoản lợi tức của công ty sau khi điều chỉnh các chi phí (Nộp thuế, khấu hao, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh nhưquản lý công ty, phí bán hàng, lương nhân viên…)

- Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: Lợi nhuận mà nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu ưu đãi nhận được.

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành đóng vai trò mấu chốt trong việc xác định thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) EPS là chỉ số không thể thiếu trong tính toán các chỉ số tài chính quan trọng khác như ROE, ROA và P/E, giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng so với các đối thủ khác EPS là chỉ báo đáng tin cậy về triển vọng của ngân hàng, EPS càng cao thì lợi nhuận trên mỗi cổ phần càng cao, mang lại giá trị cho nhà đầu tư và làm tăng giá cổ phiếu của ngân hàng Do đó, tồn tại mối tương quan thuận giữa EPS và giá cổ phiếu.

Trong nghiên cứu của Cheng và cEXR (2009), Sharif và cEXR (2015) và Phạm Hữu Hồng Thái, Lê Dũng Hiệp (2016) cũng đồng kết quả thể hiện mối quan hệ cùng chiều của giá cổ phiếu và EPS.

Trong mô hình bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng công thức tính P/E theo nghiên cứu của Shafiqul Alam (2016) như sau:

Theo Shafiqul Alam (2016) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

- Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa tại phiên gần nhất của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

- EPS (Earnings per share), là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành ở trên thị trường.

Chỉ số P/E cao chưa hẳn là tốt Việc chỉ số P/E cao không đồng nghĩa với việc công ty tăng, mà có thể là do: Doanh thu của doanh nghiệp tăng, tăng một cách bất thường còn nếu tăng bình thường thì không sao; Cổ phiếu đang định giá cao;

Với chỉ số P/E thấp thì theo nhiều người là cổ phiếu đang được định giá đúng hoặc là thị trường định không xem trọng cổ phiếu của doanh nghiệp đó Lợi thế đó là P/E thấp nghĩa là bạn chỉ cần bỏ số tiền ít có thể mua được 1 đồng lợi nhuận của công ty, như vậy khi bán ra sẽ có lời nhiều hơn.

Khan và Amanullah (2012) đã thấy rằng tỷ P/E dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu và ngược lại Một nghiên cứu khác của Almumani (2014) đã chỉ ra rằng tỷ số P/E có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu

2.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA - tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on assets), là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

- Lợi nhuận sau thuế là tổng số tiền công ty nhận được sau khi trừ đi các chi phí liên quan

- Tổng tài sản chính là toàn bộ tài sản của công ty dùng để kinh doanh, gồm cả vốn đi vay và vốn chủ sở hữu

ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) Khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Abu Hashis (2003), Al Khalay (2001) cũng đã sử dụng tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản trong nghiên cứu của mình và thấy mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và giá cổ phiếu.

2.2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP

2.3.1 Các yếu tố nội tại (vi mô)

Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là báo cáo tài chính tổng hợp, thể hiện tổng quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định (thường theo năm hoặc theo quý)

Một doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh với tốc độ tăng trưởng đều và mạnh mẽ qua các quý các năm sẽ là một cơ hội đầu tư hấp dẫn thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư Giá cổ phiếu vì thế cũng sẽ tăng nhanh chóng Ngược lại, công ty có kết quả hoạt động kinh doanh k攃Ām hiệu quả, doanh thu lợi nhuận giảm trng nhiều quý sẽ làm mất lòng tin và kỳ vọng cua nhà đầu tư dẫn đến giá cổ phiếu có xu hướng giảm Vì vậy, để có thể đầu tư hiệu quả trong trung và dài hạn, nhà đầu tư hãy lựa chọn và cân nhắc những doanh nghiệp có bức tranh tài chính tốt và khả năng sinh lợi bền vững. a Vốn chủ sở hữu (Owner’s equyty) là nguồn vốn thuộc về chủ doanh nghiệp và các cổ đông của doanh nghiệp, được đóng góp để vận hành hoạt động kinh doanh Loại vốn này được sử dụng như nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp Vào trường hợp đơn vị phá sản hoặc ngừng hoạt động, vốn chủ sở hữu sẽ được ưu tiên sử dụng để trả các khoản nợ rồi chia đều cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn

Sự thay đổi trong nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu tăng cho thấy doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động mạnh mẽ, lợi nhuận ổn định Tuy nhiên nếu ngược lại, vốn chủ sở hữu giảm đồng nghĩa rằng công ty đang thu hẹp cơ cấu hoặc cho thấy tình trạng kinh doanh thua lỗ. b Sự công bố cổ tức cũng tác động đến giá cổ phiếu

Cổ tức (Dividend) là một phần lợi nhuận sau thuế mà công ty cổ phần chia cho các cổ đông với giá trị được xác định theo từng năm và được công bố tại đại hội cổ đông công ty Quan tâm và nắm chắc các chính sách cổ tức và những ngày quan trọng liên quan đến việc chi trả cổ tức sẽ giúp cho cổ đông không chỉ bảo về quyền lợi của mình mà còn đánh giá được tình hình phát triển của công ty cũng như biến động giá cổ phiếu

Rất nhiều bài nghiên cứu trước đây đã đề cập về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu tuy nhiên, họ đưa ra những ý kiến trái ngược nhau, chưa có sự thống nhất về tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu Nghiên cứu của Black và Scholes (1974), sử dụng mô hình định giá vốn tài sản để đánh giá tác động của cổ tức và chính sách cổ tức đến lợi nhuận nhà đầu tư nhận được sau khi điều chỉnh rủi ro và thuế Tác giả đã đi đến kết luận không có mối quan hệ nào giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu Nhiều nhà nghiên cứu khác như Adefila và cEXR (2004); Denis & Osobov (2008) và Adesola & Okwong (2009) đã ủng hộ và xem cổ tức là nhân tố tác động đến giá cổ phiếu Còn một số nghiên cứu lại đưa ra quan điểm, lập luận khác như: Hunjra và cEXR (2014), Singh và Tandon (2019) đi đến kết luận chính sách cổ tức tác động đáng kể đến giá thị trường của cổ phiếu Ở Việt

Mặc dù có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu, nhưng đây vẫn là một chủ đề gây tranh cãi trong giới học thuật Cấu trúc vốn được hiểu là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động của mình Theo Ahmad et al (2012), cấu trúc vốn được định nghĩa là tỷ lệ giữa số nợ và số vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), chỉ tiêu nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong 4 chỉ tiêu phản ánh nhân tố cấu trúc vốn, qua phân tích mô hình kết quả cho thấy chỉ tiêu này có ảnh hưởng nghịch đối với hiệu quả kinh doanh d Tỷ suất sinh lời là một loại thước đo tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng tạo ra thu nhập của một doanh nghiệp so với doanh thu, chi phí hoạt động, tài sản trên bảng cân đối kế toán hoặc vốn chủ sở hữu của cổ đông theo thời gian Theo quan điểm của Pandey (1980), khả năng sinh lời là khả năng kiếm được lợi nhuận của doanh nghiệp Theo Siminica & Stefan (2011), khả năng sinh lời của một hoạt động thể hiện ở khả năng tạo ra thu nhập để trang trải cho hoạt động đó Theo Bauer (2004), khả năng sinh lời của doanh nghiệp được đo bằng lợi nhuận của doanh nghiệp trong những năm hoạt động Từ 2 quan điểm trên có thể thấy, khi các doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì khả năng sinh lời càng cao và nên dùng nhiều đòn bẩy tài chính vì thu được những lợi ích từ lá chắn thuế. e Quy mô doanh nghiệp (SIZE): có thể được hiểu là mức doanh thu, mức tài sản, nguồn vốn, số công nhân DN có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn Đối với các ngân hàng TMCP, việc tiếp cận nguồn vốn vay cực kì quan trọng và cần thiết vì đặc thù của sản phẩm ngành ngân hàng có giá trị lớn, nếu chỉ sử dụng vốn tự có thì rất khó khăn trong việc quay vòng vốn kinh doanh Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì khả năng huy động vốn càng cao, doanh nghiệp sẽ có đủ vốn để đầu tư cho các dự án mới trong khi tồn kho lớn vẫn chưa bán được Hầu hết các nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), Margaritis & Psillaki (2007), K.Mathur &I.Mathur, (2000) đều nhận thấy quy mô DN có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả của

DN, tức quy mô càng lớn thì DN càng được hiệu quả kinh doanh cao Ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu khác nhau Durand & Coeuderoy (2001), và Tzelepis & Skuras (2004) lại nhận thấy không có ảnh hưởng đáng kể giữa quy mô với hiệu quả của DN. f Tăng trưởng: là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp và các nhà đầu tư Tăng trưởng còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Về mặt lý thuyết, tăng trưởng có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp Chính vì vây, doanh nghiệp cần duy trì một tốc độ tăng trưởng phù hợp từ đó làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao.

Theo nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), Onaolapo & Kajola(2010); Abbasali & Esfandiar (2012) tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Myers (1977) cũng cho rằng các doanh nghiệp tăng trưởng cao có nhiều lựa chọn hơn để đầu tư trong tương lai hơn là các doanh nghiệp tăng trưởng thấp

2.3.2 Các tác động của yếu tố vĩ mô

Lạm phát (INF) được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung (Phan Nữ Thanh Thủy & cộng sự, 2007) Đối với các NĐT, lạm phát là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện “sức khỏe” của nền kinh tế, vì vậy CPI có tác động trực tiếp đến giá của các cổ phiếu trên thị trường Lạm phát tăng là một trong những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của NĐT trên TTCK Hệ quả là giá cổ phiếu sẽ giảm khi lạm phát tăng Kết quả nghiên cứu của Friedman (1977), cho rằng thông tin về lạm phát làm giảm giá chứng khoán bởi những tin hành lang và điều này đã được Fischer (1981) chứng minh rằng lạm phát không có liên quan nhiều đến yếu tố giá và tác giả lập luận rằng những sai lệch này làm giảm giá cổ phiếu Cả hai lập luận ở trên là phù hợp với kết quả của Ball và Romer (2003), người đã phát triển mô hình trong đó lạm phát làm giảm giá cả cổ phiếu và tác giả cho rằng nguyên nhân của lạm phát có liên quan đến giá hiện tại và tương lai Tóm lại, các công trình nghiên cứu trước đây cho rằng lạm phát, lãi suất ảnh hưởng ngược chiều đến giá cổ phiếu (Wongbangpo và TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019 13 Sharma, 2002; Gunasekarage và cộng sự, 2004).

Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ Được hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997), tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồngViệt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định Trương Đông Lộc (2014) đã chứng minh trong công trình nghiên cứu là tỷ giá hối đoái có mối tương quan thuận với sự thay đổi của giá cổ phiếu.

GDP hay tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô tổng sản lượng quốc gia Trong đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bởi một quốc gia qua một giai đoạn nhất định. (Phan Nữ Thanh Thủy & cộng sự (2007)) Như vậy, GDP phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia GDP tăng chứng tỏ nền kinh tế đang khỏe mạnh và phát triển nhanh, lúc này các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá và đạt được tăng trưởng như kỳ vọng Ngược lại, GDP giảm thể hiện sự suy thoái kinh tế, lúc này người dân sẽ có thu nhập thấp dẫn đến hạn chế chi tiêu mua sắm. Điều này sẽ khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm k攃Āo theo sức hấp dẫn của cổ phiếu cũng sẽ giảm.

Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm được lược khảo như nghiên cứu của Faris Nasif AlShubiri et al (2010), Muhammad Numan Khan ect (2012), Lê Tấn Phước (2016) cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa giá cổ phiếu và tăng trưởng kinh tế GDP.

Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế Với điều kiện bình thường, chính sách tài khóa được sử dụng để tác động tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, nó sẽ là công cụ hữu ích để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng Có 2 loại chính sách tài khóa, đó là chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tài khóa mở rộng Tùy tình hình kinh tế màChính Phủ có sẽ điều chỉnh các chính sách cho phù hợp Chính sách tài khóa có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán Đầu tư trực tiếp nước ngoài , hay còn gọi là FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở kinh doanh, sản xuất TTCK và các nguồn vốn FDI có mối quan hệ tương đối phức tạp và tác động lẫn nhau Các doanh nghiệp FDI có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các cổ phiếu của mình lên sàn giao dịch chứng khoán, qua đó tăng cường vốn hóa thị trường và đưa tên tuổi của doanh nghiệp ra quốc tế Ngược lại, TTCK lại có thể trở thành một nguồn cung cấp vốn tài trợ cho các doanh nghiệp FDI Nghiên cứu của Aurangzeb (2012) cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa giá cổ phiếu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giả thuyết nghiên cứu

3.1.1 Các yếu tố nội tại ngân hàng

Giả thuyết 1: Giá trị sổ sách so với giá trị thị trường (B/M) có tương quan ngược chiều với giá cổ phiếu của ngân hàng TMCP niêm yết

Chỉ số giá trị sổ sách so với giá trị thị trường (B/M) so sánh giá trị sổ sách của một công ty với giá trị thị trường hiện tại của công ty Nó phản ánh mối quan hệ giữa giá cổ phiếu của công ty với giá trị tài sản của công ty Khi chỉ số B/M lớn hơn 1, có nghĩa là giá cổ phiếu của công ty đang giao dịch thấp hơn giá trị tài sản của công ty, làm cho nó trở thành một cổ phiếu có giá trị Điều này có thể là một chỉ báo rằng công ty đang bị định giá thấp và có khả năng tăng trưởng trong tương lai.

(2018) đồng thời đưa ra kết quả giá trị sổ sách so với giá trị thị trường có mối quan hệ nghịch biến với giá cổ phiếu

Giả thuyết 2: Quy mô ngân hàng (SIZE) có tương quan cùng chiều với giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP niêm yết

Theo Eni Wuryani và cộng sự (2021) “Quy mô của ngân hàng (size) có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu (giá đóng cửa) Bởi vì các nhà đầu tư thường quan tâm nhiều hơn đến cổ phiếu của các ngân hàng có hình ảnh tích cực trước công chúng, chẳng hạn như giá trị tài sản ổn định, giá trị ngân hàng cao, giá trị nợ thấp và hình ảnh tích cực” Theo Plamini và cộng sự (2009) cho rằng “ Các ngân hàng thương mại có quy mô lớn hơn có khả năng cạnh trạnh cao hơn so với các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ hơn trong hoạt động kinh doanh trên thị trường và đạt được mức lợi nhuận cao hơn” Trong nghiên cứu “Các yếu tố xác định giá cổ phiếu cổ phiếu ở Ấn Độ (1993 - 2009)” của Sanjeet Sharma (2011) thì quy mô được đo bằng doanh số bán có mối quan hệ dương, nhưng không đáng kể với giá thị trường của cổ phiếu Ấn Độ trong hầu hết các năm nghiên cứu Trong một nghiên cứu khác của Hoang Thi Viet Ha & cộng sự (2021) nghiên cứu dữ liệu của giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2019 sử dụng phương pháp LASSO để chọn lựa các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Nghiên cứu xác định quy mô của doanh nghiệp theo doanh thu, nhân tố này có ảnh hưởng cùng chiều và có mức độ ảnh hưởng lớn thứ 2 (chiếm tỷ lệ 25,3%), kết quả đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Sanjeet Sharma (2011).

Giả thuyết 3: Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) có tương quan cùng chiều với giá cổ phiếu của ngân hàng TMCP

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) là phần lợi nhuận mà ngân hàng phân bổ cho mỗi cổ phần thường hiện đang được lưu hành trên thị trường Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) được xem như một chỉ tiêu thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của ngân hàng thương mại Chính vì thế EPS được coi là chỉ số quan trọng để các nhà đầu tư xem x攃Āt phân tích, ước lượng hay đưa ra quyết định đầu tư khi thể hiện khả năng sinh lời của cổ phiếu Uddin và cộng sự (2013) nghiên cứu “Các yếu tố quyết định giá cổ phiếu trong các công ty thuộc lĩnh vực tài chính ở Bangladesh - Một nghiên cứu về Sàn giao dịch chứng khoán Dhaka (DSE) (2005 - 2011)” Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu về (EPS), giá trị tài sản ròng (NAV), lợi nhuận ròng sau thuế (NAPT) và tỷ số giá thu nhập (P/E) của 72 công ty tài chính được thu thập trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là nhân tố có tác động mạnh và cùng chiều đến giá của các cổ phiếu Trong nghiên cứu của Sanjeet Sharma (2011), Muhammad và cộng sự (2014), Phan Thị Huyền Trang (2018) và Trương Đông Lộc (2014) cũng đồng kết quả thể hiện mối quan hệ cùng chiều của giá cổ phiếu và EPS.

3.1.2 Các yếu tố vĩ mô

Giả thuyết 4: Tỷ lệ lạm phát (INF) có tương quan ngược chiều với giá cổ phiếu của ngân hàng TMCP

INF đo lường tỷ lệ lạm phát hàng năm dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Lạm phát tăng là một trong những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của NĐT trên TTCK Để an toàn, nhiều NĐT sẽ rút vốn ra khỏi thị trường và đầu tư vào những kênh khác có rủi ro thấp hơn Hệ quả là giá cổ phiếu sẽ giảm khi lạm phát tăng Trong nghiên cứu “Mô hình hóa các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định giá thị trường chứng khoán: Bằng chứng từ Namibia (1998 - 2004)” của Eita (2012) chỉ ra rằng lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với giá cổ phiếu Đồng thời, theo kết quả nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2014), Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp (2013), Al-Tamimi & Hussein (2007) và Mehr-un-Nisa và Nishat (2012) cũng cho thấy rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và giá cố phiếu là nghịch biến với nhau

Giả thuyết 5: Tỷ số P/E có tác động cùng chiều với giá trị thị trường của cổ phiếu các ngân hàng TMCP

Chỉ số P/E được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (P) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS) Chỉ số P/E là điểm hòa vốn ước tính, để biết được đầu tư trong thời gian bao lâu thì sẽ lấy lại vốn Chỉ số P/E cao có thể cho thấy nhà đầu tư đang trả giá cao so với lợi nhuận hiện tại của công ty, trong khi chỉ số P/E thấp lại cho thấy cổ phiếu đang được định giá thấp hơn so với lợi nhuận Trong nghiên cứu “Các yếu tố quyết định đến sự thay đổi giá cổ phiếu Karachi “ của Khan và Amanullah (2012) đã thấy rằng tỷ P/E dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu và ngược lại Một nghiên cứu khác của Almumani (2014) cũng đã chỉ ra rằng tỷ số P/E có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu

Giả thuyết 6: Tỷ giá hối đoái (EXR) có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu các ngân hàng TMCP

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài (USD) Theo Dornbusch và Fisher (1980) “Khi một khi đồng tiền nội tệ được định giá thấp làm cho những doanh nghiệp trong nước tăng tính cạnh tranh hơn Kết quả là hoạt động thương mại quốc tế gia tăng, lúc này hàng hóa xuất khẩu của họ của họ rẻ hơn khi ra thị trường quốc tế Điều này làm cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này tăng lên.”, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Aurangzeb (2012), Trương Đông

Lộc (2014), Thân Thị Thu Thủy & Võ Thị Thùy Dương (2015); cả bốn nghiên cứu đều cho thấy rằng EXR có mối quan hệ tích cực tới giá cổ phiếu Tuy nhiên, kết quả của ba nghiên cứu trên chống lại kết quả nghiên cứu của Branson (1983), Liu và Shrestha (2008), Gavin (1989) và Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013) khi các kết quả này cho rằng tỷ giá hối đoái có mối quan hệ ngược chiều, mối quan hệ yếu hoặc hoàn toàn không có quan hệ với giá cổ phiếu Theo lý thuyết, nếu tỷ giá USD/VND tăng giá thì khi đó 1 USD sẽ đổi được nhiều VND hơn và như vậy nhà đầu tư sẽ có một khoản lời để đầu tư Nhà đầu tư sẽ dùng khoản lời đó để đầu tư vào TTCK, gửi tiền vào ngân hàng hoặc sẽ đầu tư vào vàng, bất động sản Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu là cùng chiều nhau.

Mô hình đề xuất nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng mô hình Pooled OLS, FEM, REM của Mehr-un Nisa và Mohammad Nishat (2012) nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến giá cổ phiếu của ngân hàng TMCP niêm yết trên HOSE.

Abdulllah, A M (2014) và Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013), tác giả bổ sung vào mô hình biến thu nhập trên mỗi cổ phiếu () và tỷ giá hối đoái ( Vì đây là mô hình nghiên cứu tại quốc gia đang phát triển, có dữ liệu nghiên cứu phù hợp với cơ sở dữ liệu có thể thu thập được tại Việt Nam Mô hình nghiên cứu có dạng như sau:

Biến độc lập: B/M, SIZE, EPS, P/E, INF, EXR

: là hằng số của mô hình.

: là hệ số hồi quy cho các biến tương ứng trong mô hình. i: từ 1 – 8 ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu. t: năm nghiên cứu từ 2014 – 2022.

Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu

3.3.1 Biến phụ thuộc là giá thị trường của cổ phiếu (Market Price) chủ yếu được xác định bởi lực cung và cầu của một chứng khoán cụ thể trên thị trường (Piotrosbi D Joseph và cộng sự, 2004) Giá thị trường của cổ phiếu hay thị giá là giá trị hiện hành của cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tại một thời điểm nhất định Trong mô hình xây dựng, tác giả sử dụng giá của cổ phiếu từng ngân hàng TMCP hàng năm.

3.3.2 Các biến độc lập và dấu của kỳ vọng là giá trị sổ sách so với giá trị thị trường, hệ số B/M thường được sử dụng định giá vì đặc thù của nhóm ngân hàng là kinh doanh dựa trên hiệu suất của tài sản Ông Nguyễn Hưng, CEO TPBank cho rằng “Một ngân hàng có giá trị số sách tốt và chỉ số B/M cao biểu hiện cho sự lành mạnh nhất định” Trong mô hình này, B/M được tính theo nghiên cứu của Muhammad Numan Khan

& Amanullah (2012) bằng cách chia giá trị sổ sách với giá trị thị trường được thu thập từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm Theo giả thuyết thì giá trị sổ sách so với giá trị thị trường nghịch biến với giá cổ phiếu của doanh nghiệp hay dấu của B/M sẽ âm (–) trong mô hình hồi quy. là điểm hòa vốn ước tính, để biết được đầu tư trong thời gian bao lâu thì sẽ lấy lại vốn Nó được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (P) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS) Nếu chỉ số P/E tăng, có thể thấy được thị trường kỳ vọng lợi nhuận tương lai tăng, và giá cổ phiếu có thể tăng theo. Ngược lại, nếu chỉ số P/E giảm, có thể thấy rằng triển vọng lợi nhuận tương lai giảm, và giá cổ phiếu có thể giảm theo Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ số P/E không thể phản ánh đầy đủ được tất cả các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu, và việc đánh giá một doanh nghiệp và cổ phiếu cần xem x攃Āt nhiều yếu tố khác như tình hình tài chính tổng thể, triển vọng tương lai, và các yếu tố kinh doanh khác Trong mô hình nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng công thức tính P/E theo nghiên cứu của Shafiqul Alam (2016) được xác định dựa trên tính toán giữa giá thị trường và thu nhập của 1 cổ phiếu Theo giả thuyết thì tỷ số giá thu nhập cùng chiều với giá cổ phiếu của doanh nghiệp hay dấu của P/E sẽ dương (+) trong mô hình hồi quy. là logarit của tổng tài sản, phản ánh quy mô của doanh nghiệp, khi quy mô doanh nghiệp càng lớn càng thu hút các nhà đầu tư tích cực giao dịch trên thị trường chứng khoán Việc mua cổ phiếu của các ngân hàng lớn dẫn đến tăng giá thị trường của cổ phiếu Theo Sanjeet Sharma (2011) “Quy mô của công ty đóng một vai trò quan trọng trong một tiêu chí đầu tư” Vì vậy, nghiên cứu này cũng dự đoán SIZE ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu.Tổng tài sản được lấy từ báo cáo cân đối kế toán của các doanh nghiệp tại thời điểm cuối mỗi năm Theo giả thuyết thì quy mô doanh nghiệp cùng chiều với giá cổ phiếu của doanh nghiệp hay dấu của SIZE sẽ dương (+) trong mô hình hồi quy. là thu nhập trên mỗi cổ phiếu, là một trong những thước đo tốt nhất nhằm đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp và có ảnh hưởng lớn đối với giá cổ phiếu công ty EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng của cổ đông thường với số phiếu thường đang lưu hành bình quân. Sanjeet Sharma (2011) cho rằng EPS và giá cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều, đồng thời còn chỉ ra rằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu là yếu tố quyết định mạnh nhất của giá cả thị trường Theo giả thuyết thu nhập trên mỗi cổ phiếu cùng chiều giá cổ phiếu của doanh nghiệp hay dấu của EPS sẽ dương (+) trong mô hình hồi quy. là tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đo lường tỷ lệ lạm phát hàng năm tính trên tất cả các hàng hóa và dịch vụ Trong các nghiên cứu trước, INF có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều lên giá cổ phiếu Tỷ lệ % tăng, giảm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân hàng năm được thu thập từ website chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam Theo giả thuyết có thể có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ lạm phát và giá thị trường của cổ phiếu trong mô hình nghiên cứu, hay dấu của INF sẽ âm (–) trong mô hình hồi quy là tỷ giá hối đoái USD/VND có tác động mạnh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có niêm yết trên sàn giao dịch và tỷ giá này có ảnh hưởng lớn đến giá trị của một cổ phiếu của công ty.Theo lý thuyết, nếu tỷ giá USD/VND tăng giá thì khi đó 1 USD sẽ đổi được nhiều VND hơn và như vậy nhà đầu tư sẽ có một khoản lời để đầu tư Nhà đầu tư sẽ dùng khoản lời đó để đầu tư vào TTCK, gửi tiền vào ngân hàng hoặc sẽ đầu tư vào vàng, bất động sản Tỷ giá hối đoái được thu thập từ các thông báo hàng năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam Theo giả thuyết giữa tỷ giá hối đoái và giá thị trường của cổ phiếu có mối tương quan cùng chiều trong mô hình nghiên cứu, hay dấu của EXR sẽ dương (+) trong mô hình hồi quy

Bảng 3: Kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình

Diễn giải Công thức Dấ u Biến phụ thuộc

Giá thị trường của cổ phiếu

Giá trị sổ sách so với giá trị thị trường

Tỷ số giá trên thu nhập

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu sử dụng là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm đã được kiểm toán và công bố của 8 ngân hàng TMCP được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM Riêng các nhân tố vĩ mô được lấy từ số liệu thống kê từ các trang web vietsock.com.vn và cafef.vn trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2022 với 73 quan sát được sử dụng để phục vụ nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Phân tích thống kê mô tả

Bảng 4: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Trung bình Độ lệch chuऀn

Nguồn: Tác giả trích xuất từ Stata

Dựa trên kết quả thống kê mô tả Bảng 4, ta thấy:

P (Giá trị thị trường của cổ phiếu) - Trong giai đoạn chọn mẫu nghiên cứu, từ năm 2014 đến năm 2022, giá trị trung bình của cổ phiếu 8 ngân hàng TMCP niêm yết là 19.485,72 đồng Giá cổ phiếu cao nhất là 80.000 đồng, là giá thị trường năm 2022 củaNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) Giá thấp nhất là2.602,6 đồng, là giá thị trường năm 2016 của Ngân hàng TMCP Sài

Gòn - Hà Nội (SHB) Sự chênh lệch giá cổ phiếu của các ngân hàng TMCP niêm yết trong mẫu nghiên cứu khá lớn Tính đến hết năm

2022 SHB được ghi nhận là cổ phiếu ngân hàng được niêm yết trên HOSE duy nhất có giá giao dịch thấp hơn mệnh giá BID và VCB là

Kết thúc năm 2022, chỉ có hai ngân hàng có giá cổ phiếu không giảm, ngược lại còn tăng so với cuối năm 2021 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) tăng 4%, đạt 38.600 đồng/cổ phiếu, còn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) tăng 2% lên 80.000 đồng/cổ phiếu.

B/M (Giá trị sổ sách so với giá trị thị trường) - Giá trị sổ sách so với giá trị thị trường trung bình trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2022 đạt 1,340431 lần Điều này cho thấy cổ phiếu đang được định giá thấp, các NĐT chưa kỳ vọng nhiều vào giá trị của các ngân hàng TMCP trong giai đoạn nghiên cứu B/M của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) năm 2016 đạt giá trị lớn nhất Thị trường trả giá thấp nhất cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) năm 2019 với B/M đạt 0,3148397 lần Sự chênh lệch B/M giữa các ngân hàng TMCP là khá lớn với độ chênh lệch là 0,9794137 lần.

P/E (Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) – Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu của các ngân hàng TMCP niêm yết trong giai đoạn này có giá trị trung bình khá cao khoảng 23,58625 lần Có nghĩa là nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 23,58625 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu Hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phần cao nhất đạt 344,29 lần thuộc về Ngân hàng TMCP XuấtNhập Khẩu Việt Nam (EIB) năm 2015 Mức thấp nhất là 3,23 lần thuộc về Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) năm 2019 Sự chênh lệch P/E giữa các ngân hàng TMCP là khá lớn với độ chênh lệch là 23,58625 lần.

SIZE (Quy mô ngân hàng) – Quy mô ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2014 – 2022 trung bình đạt 8,69094. Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất với đa số quy mô mỗi năm đều trên

9 và năm 2022 quy mô đạt 9,326461 Đến hết 31/12/2022, các chỉ tiêu kinh doanh của BIDV đều đạt kế hoạch NHNN và Đại hội đồng cổ đông giao: Tổng tài sản đạt hơn 2,08 triệu tỷ đồng, tăng trưởng gần 21% so với năm 2021; là ngân hàng thương mại đầu tiên vượt mốc này, tiếp tục giữ vững vị thế là Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam Ngân hàng TMCP có quy mô thấp nhất là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EIB) với quy mô năm 2015 đạt 8,096387 Qua bảng thống kê mô tả, cho ta thấy tổng tài sản của các ngân hàng TMCP không có sự chênh lệch quá lớn trong giai đoạn này với độ lệch chuẩn 0,3441584

EPS (Thu nhập trên m̀i cổ phiếu) – Thu nhập mỗi cổ phiếu của các ngân hàng TMCP niêm yết trong giai đoạn này có giá trị trung bình khá cao khoảng 2260,028 đồng/cổ phiếu Mức thu nhập mỗi cổ phần cao nhất đạt 6.663 đồng thuộc về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) năm 2022 Mức thấp nhất là 33 đồng thuộc về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EIB) năm 2015 Trong giai đoạn 2014 – 2022, rất nhiều mã cổ phiếu ngân hàng TMCP có EPS biến động mạnh Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của các ngân hàng TMCP này vẫn được duy trì ở mức ổn và khá cao Rất nhiều các cổ phiếu ngân hàng TMCP đã có mức điều chỉnh lớn trong giai đoạn này khiến cho nhiều cổ phiếu ngân hàng TMCP đang được ở mức định giá rất tốt.

Trong giai đoạn 2014-2022, nhờ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, NHNN đã góp phần đưa lạm phát giảm từ mức cao phi mã 18,58% năm 2011 xuống 1,84% năm 2014, 0,19% năm 2020 - thấp kỷ lục kể từ năm 2001 Nhờ giá dầu thế giới giảm mạnh, lạm phát năm 2015 đã đạt mức thấp Tuy nhiên, do chiến sự Nga - Ukraine, giá dầu thế giới tăng mạnh sẽ ảnh hưởng tới lạm phát Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014-2022, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam được kiểm soát tốt, trung bình đạt 3,4%, hiện nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6%.

Hình 2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

EXR (Tỷ giá hối đoái) – Khủng hoảng tài chính toàn cầu

Từ giai đoạn 2008 - 2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã linh hoạt điều chỉnh tỷ giá thông qua việc mua bán ngoại tệ can thiệp thị trường và kết hợp với các chính sách tiền tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ Năm 2015, trước diễn biến tăng giá của đồng đô la Mỹ, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND, giúp ổn định thị trường ngoại tệ và đưa tỷ giá sát hơn với cung cầu thực Trong giai đoạn 2014 - 2022, tỷ giá hối đoái và thị trường ổn định hơn, với biên độ biến động linh hoạt của các ngân hàng thương mại, đạt mức thấp nhất tại thời điểm năm 2014.

Phân tích các yếu tố tác đô ̣ng đến giá cổ phiếu

Hình 3: Tỷ giá hối đoái USD/VND giai đoạn 2012 - 2022

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

4.2 Phân tích các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu

Bảng 5: Ma trận hệ số tương quan

Nguồn: Tác giả trích xuất từ Stata

Dựa vào bảng phân tích tương quan trên, ta thấy:

Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), Tỷ giá hối đoái (EXR) được chỉ ra có tương quan dương với giá cổ phiếu, có nghĩa là khi các yếu tố này tăng, giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng theo.

- Hệ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (B/M), Tỷ lệ lạm phát (INF), Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) có tương quan âm với giá cổ phiếu.

Ngoại trừ biến P/E thì kết quả tương quan ở bảng trên phù hợp với kỳ vọng của tác giả trong giai đoạn nghiên cứu tại Việt Nam Ma trận hệ số tương quan giữa các biến mô hình, thể hiện hệ số tương quan cao nhất là 0,6803 thể hiện mối tương quan thuận chiều và có tác động tương đối mạnh giữa biến P và biến EPS Tất cả các hệ số tương quan còn lại đều nhỏ hơn 0,8 nên có thể kết luận mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng Tuy nhiên, phần sau củabài nghiên cứu tác giả cũng sẽ thực hiện kiểm định để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến.

4.2.2 So sánh giữa các mô hình (Pooled OLS, FEM, REM)

Bảng 6: Hệ số hồi quy và p-value của mô hình

Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value

*,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm thống kê Stata

Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và Pooled OLS

Việc so sánh các mô hình hồi quy FEM và Pooled OLS dựa trên Thống kê F cùng giá trị P-value thấp hơn 0,05 (P-value(F) = 0,000  0,05) cho thấy mô hình FEM phù hợp hơn với dữ liệu Qua đó, lựa chọn cuối cùng là áp dụng mô hình FEM trong nghiên cứu.

Kiểm định lựa chọn mô hình REM và Pooled OLS

Sử dụng kết quả kiểm định Breusch and Pagan, ta thấy giá trị P value bằng 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 Do đó, mô hình REM phù hợp hơn so với mô hình Pooled OLS Sau khi so sánh hai mô hình, chúng tôi chọn mô hình REM để sử dụng trong nghiên cứu của mình.

Bảng 7: Kiểm định Breusch and Pagan

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

Nguồn: Tác giả tính toán từ Stata

Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và REM

Sau khi xem x攃Āt kết quả hồi quy của hai mô hình, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM Kết quả kiểm định Hausman (xem bảng 8) cho thấy (mức ý nghĩa 5%) thì bác bỏ giả thuyết H 0 và mô hình tác động cố định FEM hiệu quả hơn và giải thích kết quả hồi quy tốt hơn mô hình tác động ngẫu nhiên REM.

Test of H0: Difference in coefficients not systematic

Nguồn: Tác giả tính toán từ Stata

4.2.3 Kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứuPhát hiện đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng VIF để phát hiện xem mô hình có bị đa cộng tuyến hay không, nếu VIF > 10 thì mô hình xảy ra đa cộng tuyến mạnh.

Bảng 9: Phát hiện đa cộng tuyến

Nguồn: Tác giả tính toán từ Stata

Nhận x攃Āt: VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiêm trọng

Kiểm định phương sai của sai số không đổi

Phương sai của sai số thay đổi sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp Pooled OLS vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy Từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ nhận các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa, lúc đó kiểm định hệ số hồi quy và R 2 không dùng được. Bởi vì phương sai của sai số thay đổi làm giảm tính hiệu quả của ước lượng, nên cần thiết phải tiến hành kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi bằng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier, với giả thuyết H 0 : Không có hiện tượng phương sai thay đổi Với Pr ob chi2 0,0000 0,05   Bác bỏ H 0

Mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.

Bảng 10: Kiểm định phương sai thay đổi

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i in fixed effect regression model

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity

Nguồn: Tác giả tính toán từ Stata

Kiểm định tự tương quan phần dư

Giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp Pooled OLS vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy Nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan trên dữ liệu bảng với giả thiết H 0 : không có sự tự tương quan phần dư Sử dụng kiểm định Wooldridge (2013) cho tự tương quan dữ liệu bảng, với mức ý nghĩa  5% kết quả kiểm định nên bác bỏ giả thuyết H 0 nên mô hình có sự tự tương quan phần dư.

Bảng 11: Kiểm định tự tương quan phần dư

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

Nguồn: Tác giả tính toán từ Stata

Kiểm định tương quan phần dư của đơn vị chéo

Bảng 12: Kiểm định tương quan phần dư đơn vị chéo

Pesaran's test of cross sectional independence = 1.947, Pr = 0.0515

Nguồn: Tác giả tính toán từ Stata

Kết quả kiểm định cho thấy mô hình không xuất hiện tương quan phần dư của đơn vị ch攃Āo

Như vậy với kết quả kiểm định ở trên thì mô hình Fixed effects có các vi phạm như phương sai sai số thay đổi, có tự tương quan của phần dư, không có xuất hiện tương quan phần dư của đơn vị ch攃Āo nên bài nghiên cứu tiếp tục xử lý các vi phạm này bằng phương pháp hồi quy FGLS để thu được mô hình chính xác hơn.

Bảng 13: Kết quả của phương pháp hồi quy FGLS

Biến độc lập Hệ số Độ lệch chuऀn

*,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm thống kê Stata

Vậy kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Vũ (2021), Ngành ngân hàng đối diện 5 thách thức lớn&lt; https://vneconomy.vn/nganh-ngan-hang-doi-dien-5-thach-thuc-lon.htm &gt;, xem 10/07/2023 Link
5. Nguyễn Hữu Tuấn (2012), Chỉ số chứng khoán chịu tác động mạnh bởi yếu tố vĩ mô nào? http://ndh.vn/chi-so-chung- khoan-chiu-tac-dong-manh-boi-yeu-to-vi-mo-nao--3942197p146c155.news [Ngày truy cập: 11 tháng 04 năm 2023] Link
14. Quan Dân (2023), Năm buồn giảm giá của cổ phiếu ngân hàng &lt; https://laodong.vn/kinh-doanh/nam-buon-giam-gia-cua-co-phieu-ngan-hang-1134981.ldo &gt;, xem 10/07/2023 Link
2. Đặng Ngọc Hùng và cộng sự (2017), Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam, tạp chí khoa học &amp;công nghệ - đại học công nghiệp hà nội số 42 (10/2017), trang 105-110 Khác
3. Giáo trình Thị trường tài chính (2015) do PGS.TS. Hoàng Văn Quỳnh và PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Lê đồng chủ biên [Trang 167] Khác
4. Hoàng Thị Việt Hà và cộng sự (2021), Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu tiếp cận theo phương pháp Lasso, tạp chí khoa học &amp; công nghệ - đại học công nghiệp hà nội (11/2021), 23(186), trang 237- 245 Khác
6. Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp (2013), Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán: Bằng chứng nghiên cứu từ thị trường VN, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 6, Số 3, trang 86 – 100 Khác
7. Nguyễn Minh Kiều và Lê Thị Thùy Nhiên (2020), Các yếu tố tác động đến giá trị thị trường cổ phiếu ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, 7 Khác
8. Nguyễn Phú Hà (2022), Biến động giá cổ phiếu ngân hàng niêm yết và các lưu ý đối với nhà đầu tư cá nhân, Tạp chí Ngân hàng Khác
9. Nguyễn Phú Hà (2022), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Tài Chính Khác
10. Nguyễn Thị Phương Dung (2019), Nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sự thay đổi giá cổ phiếu ngành bất động sản trên sàn chứng khoán TP. HCM, Tạp chí Khoa học Kinh tế, 7(03), 10-19 Khác
11. Phạm Hữu Hồng Thái, Lê Dũng Hiệp (2016), Yếu tố quyết định giá cổ phiếu niêm yết và hàm ý chính sách, Tạp chí Tài chính kỳ I, số tháng 8/2016, tr. 61-64 Khác
12. Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013), Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Phát triển và hội nhập, 8, trang 34-41 Khác
13. Phan Thị Huyền Trang (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Luật Khác
15. Thân Thị Thu Thủy, Võ Thùy Dương (2015), Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE, Tạp chí Nghiên cứu &amp; Trao đổi, 34(24), 59-67 Khác
16. Trương Đông Lộc (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá cổ phiếu: Các bằng chứng từ sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 33(2014), 72-78.TIẾNG ANH Khác
17. Abdullah Al Masum (2014), Dividend Policy and Its impact on Stock Price-A study on Commercial Banks Listed in Dhaka Stock Exchange. Global Disclosure of Economics and Business, 3(1), trang 9-17 Khác
18. Al- Qenae, Rashid, Carmen Li &amp; Bob Wearing (2002), The information content of earnings on stock price: The Kuwait Stock Exchange, Multinational Finance Journal, 6(3), trang 197-221 Khác
19. Al-Tamimi, Hussein (2007), Factors affecting stock price in the UAE financial markets, The Business Review, 5(2), trang 225-223 Khác
20. Aurangzeb (2012), Factors affecting performance of stock market: Evidence from South Asian countries, International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 2(9), trang 1-15 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Logo Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam (MB) - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Hình 1 Logo Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam (MB) (Trang 24)
Bảng 1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Bảng 1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan (Trang 62)
Bảng 2: Dấu ảnh hưởng của các biến trong nghiên cứu - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Bảng 2 Dấu ảnh hưởng của các biến trong nghiên cứu (Trang 72)
Bảng 3: Kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Bảng 3 Kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình (Trang 83)
Bảng 4: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Bảng 4 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu (Trang 91)
Hình 2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022 - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Hình 2 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022 (Trang 95)
Hình 3: Tỷ giá hối đoái USD/VND giai đoạn 2012 - 2022 - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Hình 3 Tỷ giá hối đoái USD/VND giai đoạn 2012 - 2022 (Trang 96)
Bảng 5: Ma trận hệ số tương quan - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Bảng 5 Ma trận hệ số tương quan (Trang 96)
Bảng 6: Hệ số hồi quy và p-value của mô hình - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Bảng 6 Hệ số hồi quy và p-value của mô hình (Trang 97)
Bảng 7: Kiểm định Breusch and Pagan - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Bảng 7 Kiểm định Breusch and Pagan (Trang 99)
Bảng 9:  Phát hiện đa cộng tuyến - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Bảng 9 Phát hiện đa cộng tuyến (Trang 100)
Bảng 13: Kết quả của phương pháp hồi quy FGLS - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Bảng 13 Kết quả của phương pháp hồi quy FGLS (Trang 102)
Bảng 14: Kết quả tác động của các biến - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh ở việt nam giai đoạn 2014 2022
Bảng 14 Kết quả tác động của các biến (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w