1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Thuộc Chỉ Số Vn30 Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.pdf

72 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thuộc chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Nguyễn Trung Kiên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Vũ
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 2,08 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (11)
    • 1.2. Mục tiêu của đề tài (13)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (13)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (13)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (15)
    • 1.7. Bố cục của đề tài nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN GIÁ CỔ PHIẾU VÀ GIÁ CỔ PHIẾU (18)
    • 2.1. Giá cổ phiếu (18)
      • 2.1.1. Khái niệm cổ phiếu (18)
      • 2.1.2. Phân loại (18)
        • 2.1.2.1. Mệnh giá (face value) (18)
        • 2.1.2.2. Giá trị sổ sách (book value) (19)
        • 2.1.2.3. Giá trị nội tại (intrinsic value) (19)
        • 2.1.2.4. Giá trị thị trường (market value) (20)
      • 2.1.3. Ý nghĩa giá thị trường cổ phiếu (20)
      • 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước (21)
      • 2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài (22)
    • 2.3. Tỷ suất sinh lời (23)
      • 2.3.1. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) (23)
      • 2.3.2. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (24)
      • 2.3.3. Cổ tức (Dividend – DIV) (24)
    • 2.4. Chỉ số giá thị trường (25)
      • 2.4.1. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) (25)
      • 2.4.2. Giá trị sổ sách (BV) (26)
      • 2.4.3. Hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) (26)
    • 2.5. Chỉ số về khả năng thanh toán (27)
      • 2.5.1. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) (27)
      • 2.5.2. Tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) (27)
    • 2.6. Quy mô doanh nghiệp (28)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1. Chọn mẫu nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu (30)
      • 3.1.1. Mẫu nghiên cứu (30)
      • 3.1.2. Thu thập và xử lý dữ liệu (30)
    • 3.2. Xác định mô hình hồi quy, lựa chọn phương pháp ước lượng và các kiểm đinh (30)
      • 3.2.1. Xác định mô hình hồi quy (30)
      • 3.2.2. Lựa chọn phương pháp hồi quy (32)
      • 3.2.3. Một số kiểm định trong mô hình (33)
        • 3.2.3.1. Kiểm định Hausman (33)
        • 3.2.3.2. Kiểm định đa cộng tuyến (33)
        • 3.2.3.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi (33)
        • 3.2.3.4. Kiểm định tự tương quan (34)
    • 3.3. Các biến và giả thuyết của mô hình (34)
      • 3.3.1. Biến phụ thuộc (34)
      • 3.3.2. Biến độc lập (34)
        • 3.3.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) (34)
        • 3.3.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) (34)
        • 3.3.2.3. Cổ tức (DIV) (35)
        • 3.3.2.4. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) (35)
        • 3.3.2.5. Giá trị sổ sách (BV) (35)
        • 3.3.2.6. Hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) (36)
        • 3.3.2.7. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) (36)
        • 3.3.2.8. Tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) (37)
        • 3.3.2.9. Quy mô doanh nghiệp (LNSIZE) (37)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY (39)
    • 4.1. Kết quả hồi quy và kiểm định (39)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả các biến (39)
      • 4.1.2. Đánh giá mức độ tương quan giữa các biến (40)
      • 4.1.3. Kiểm định đa cộng tuyến (41)
      • 4.1.4. Thực hiện hồi quy (42)
        • 4.1.4.1. Kết quả ước lượng mô hình (42)
        • 4.1.4.2. Kiểm định lựa chọn mô hình (43)
        • 4.1.4.3. Kiểm định khuyết tật mô hình FEM (44)
        • 4.1.4.4. Kết quả hồi quy bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible (45)
    • 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu (47)
      • 4.2.1. Kiểm định giả thuyết (47)
      • 4.2.2. Mức độ tác động (49)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (51)
    • 5.1. Kết luận (51)
    • 5.2. Khuyến nghị (52)
      • 5.2.1. Đối với nhà đầu tư (52)
      • 5.2.2. Đối với doanh nghiệp (53)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (53)
    • 5.4. Kết luận (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (55)
  • PHỤ LỤC (58)
    • 3.2 Chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu (32)
    • 4.1 Thống kê mô tả các biến (39)
    • 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến (40)
    • 4.3 Kiểm định đa cộng tuyến (41)
    • 4.4 Tổng hợp kết quả hồi quy (42)
    • 4.5 Kiểm định Hausman (43)
    • 4.6 Kiểm định phương sai sai số thay đổi (44)
    • 4.7 Kiểm định tự tương quan (45)
    • 4.8 Kết quả hồi quy FGLS (46)

Nội dung

2 ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô là lớn, nhưng cũng không thể bỏ qua sự tác động không hề nhỏ đến thị trường chứng khoán Việt Nam đến từ các yếu tố vi mô như chỉ số sức mạnh nội tại doanh

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy có tuổi đời trẻ hơn so với các thị trường chứng khoán của các nước khác nhưng đã trải qua nhiều giai đoạn bùng nổ cũng như trải nghiệm những đợt sụp đổ do suy thoái kinh tế.Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) được thành lập năm 1998 theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP Đến năm 2000, chỉ có 2 mã cổ phiếu được niêm yết khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh được đưa vào hoạt động Hoạt động đấu giá cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bắt đầu từ năm 2005 cùng lúc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ra mắt TTCK bước vào giai đoạn thay đổi mạnh mẽ từ khi Luật Chứng khoán được ban hành vào năm 2006

Ngày đầu giao dịch chỉ có 2 mã cổ phiếu, 6 công ty chứng khoán thành viên, đến nay đã có hơn 2 nghìn doanh nghiệp được niêm yết, đăng ký giao dịch với 82 công ty chứng khoán

Từ vốn hóa chỉ vỏn vẹn khoảng 1% GDP trong giai đoạn năm 2000 - 2005, vượt qua biến động lớn vào năm 2008 để đạt trên 30% vào năm 2015, có thời điểm đạt trên 80%

Số lượng nhà đầu tư tăng từ 3 nghìn tài khoản năm 2000 lên hơn 7,29 triệu tài khoản, tương đương 7,5% dân số vào năm 2023 Đồng thời, chất lượng, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của các nhà đầu tư ngày càng được nâng cao

Giá trị giao dịch bình quân (gồm cả cổ phiếu, trái phiếu) tăng từ gần 11,7 nghìn tỷ/phiên năm 2016 lên khoảng gần 24,4 nghìn tỷ/phiên năm 2023, trong đó tính riêng giao dịch cổ phiếu đã có nhiều phiên giao dịch vượt con số 1 tỷ USD

Dẫu vậy, những thành tựu và sự đóng góp cho nền kinh tế nước ta với tư cách là kênh huy động vốn là điều mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm rất tốt và thể hiện rõ ràng Những thành tựu mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã gặt hái được là vậy, tuy nghiên những khó khăn, thách thức từ biến động chung của nhiều yếu tố vĩ mô Khủng hoảng kinh tế là gánh nặng mang lại nhiều tốn thất cho thị trường chứng khoán thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng Sự

2 ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô là lớn, nhưng cũng không thể bỏ qua sự tác động không hề nhỏ đến thị trường chứng khoán Việt Nam đến từ các yếu tố vi mô như chỉ số sức mạnh nội tại doanh nghiệp (hay gọi là yếu tố tài chính), là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường hay cụ thể hơn là ảnh hưởng thị giá cổ phiếu Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, những biến động của thị trường luôn đến từ nhiều yếu tố trong đó phải nhắc đến chỉ số VN30, là chỉ số của nhóm cổ phiếu được tập hợp từ 30 công ty niêm yết với vốn hóa lớn đi kèm tính thanh khoản cao nhất sàn HOSE Mối tương quan giữa các yếu tố trong sức mạnh nội tại doanh nghiệp với thị giá cổ phiếu thuộc nhóm VN30 sẽ là công cụ định hướng, giúp nhà đầu tư có thể đưa ra những ý tưởng phù hợp và chiến đầu tư hiệu quả dựa trên chỉ số VN30 Đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến giá cổ phiếu được thực hiện, nhưng chưa có nhiều bài về sự tác động của các yếu tố vi mô hay sức mạnh nội tại doanh nghiệp tác động đến giá cổ phiếu trong nhóm chỉ số VN30 Bài nghiên cứu này của tác giả mong sẽ là sự đóng góp trong việc hỗ trợ đọc giả đánh giá và lựa chọn cổ phiếu cũng như chiến lược đầu tư thích hợp theo chỉ số VN30

Hành vi của nhà đầu tư chịu ảnh hưởng từ các yếu tố tài chính đã được thể hiện trong nghiên cứu của Chugh và Meador (1984) Nghiên cứu đó đã chỉ ra các biến số như: EPS, ROE, ROA,… là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến giá cổ phiếu và đồng thời ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư Theo nghiên cứu của Ngọc và Cường (2016), ROA là biến tác động cao nhất tới giá cổ phiếu Chỉ tiêu BV được các nghiên cứu của Lộc và Nhật (2016), Nguyễn Thị Khánh Phương (2015), Omokhudu & Ibadin (2015) và Khanagha J B (2011) chỉ ra là có tác động tích cực đến giá cổ phiếu EPS và ROE là các biến được cho là có tác động tích cực tới giá cổ phiếu theo các nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng và các cộng sự (2017), Sharif và cộng sự (2015), Đông Lộc (2014) Có thể thấy sức mạnh từ nội tại doanh nghiệp là yếu tố quan trọng mà nhà đàu tư cần nắm để xác định giá trị cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhằm đạt được lợi nhuận kì vọng Sự cần thiết của những yếu tố vi mô không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà đồng thời là lợi ích cho bản thân doanh nghiệp khi các nhà lãnh đạo công ty có thể đánh giá tình hình cũng như hiệu

3 quả hoạt động của công ty, qua đó xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp Những yếu tố vi mô là các chỉ số tài chính cần thiết cho tất cả những đối tượng tham gia vào thị trường vốn

Dựa theo phân tích cơ bản, hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một vài chỉ số tỷ lệ tài chính Những điểm mạnh, điểm yếu trong điều kiện tài chính của một công ty được biểu diễn và giải thích thông qua các tỷ số tài chính này, đồng thời dự đoán lợi nhuận của cổ phiếu trên thị trường Trong khi đó các tỷ số được dùng trong nghiên cứu này gồm có tỷ số khả năng thanh toán, tỷ số lợi nhuận, tỷ số thị trường Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu sự tác động của các tỷ số tài chính đến thị giá cổ phiếu và nhiều kết luận khác nhau đã được đưa ra Điều này là lý do để có thêm nhiều nghiên cứu kiểm tra lại để hiểu rõ hơn về tác động của tỷ suất thị trường, tỷ suất sinh lời và khả năng thanh toán đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp được niêm yết Cụ thể trong bài nghiên cứu này là trên tập hợp cổ phiếu thuộc nhóm chỉ số VN30 tại sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

Từ những dẫn chứng đã nêu trên, nghiên cứu sinh đề xuất thực hiện đề tài:

“Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thuộc chỉ số VN30 được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” nhằm đề xuất bổ sung cũng như làm cải thiện hơn cho các đề tài nghiên cứu trước đây.

Mục tiêu của đề tài

Tổng quan mục tiêu nghiên cứu là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính tác động đến giá cổ phiếu các doanh nghiệp thuộc nhóm chỉ số VN30 được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để mục tiêu tổng quát được cụ thể hóa, bài nghiên cứu sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất: Xác định được tác động của các yếu tố đến thị giá cổ phiếu doanh nghiệp được niêm yết thuộc nhóm chỉ số VN30

Thứ hai: Đo lường được mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu doanh nghiệp được niêm yết thuộc nhóm chỉ số VN30

Thứ ba: Kết luận bài nghiên cứu, đưa ra đề xuất giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng vốn hóa cho các doanh nghiệp được niêm yết thuộc nhóm chỉ số VN30.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi số 1: Xác định được các yếu tố nào ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty được niêm yết thuộc chỉ số VN30 thông qua các bằng chứng thực nghiệm dựa vào câu hỏi đầu tiên?

Câu hỏi số 2: Mức độ mà các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các công ty được niêm yết thuộc chỉ số VN30 là bao nhiêu?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty được niêm yết thuộc chỉ số VN30 tại sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên cứu 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: từ 01/01/2012 đến 31/12/2022, dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn có uy tín và các cổng thông tin về các mã cổ phiếu

Về không gian: tổng hợp các yếu tố như giá cổ phiếu, tỷ suất sinh lời, tỷ suất thị trường và tỷ lệ khả năng thanh toán của các công ty niêm yết trên VN30.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm Stata để phân tích Phương pháp ước lượng cố định (FEM) và ước lượng ngẫu nhiên (REM), phương pháp ước lượng Pooled OLS để xem xét, phân tích các yếu tố Sau đó sử dụng kiểm định Hausman (Hausman test) nhằm lựa chọn mô hình thích hợp để nghiên cứu Cuối cùng là sử dụng hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) để cải thiện cái lỗi vi phạm của giả định hồi quy

Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu: Dữ liệu sẽ được tổng hợp và thu thập từ các nguồn có độ tin cậy cao, ví dụ như: báo cáo tài chính của các công ty được niêm yết

5 trên VN30 được thu thập trên https://finance.vietstock.vn/ hay các báo cáo được lấy trên các website của doanh nghiệp Sau đó dữ liệu sẽ được tổng hợp, sử lý và trình bày bằng phần mềm excel.

Đóng góp của đề tài

Thông qua kết quả của đề tài nghiên cứu tác giả hi vọng có thể xác định và đo lường được mức độ ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến giá cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu VN30 Nghiên cứu sẽ có những tác động tích cực và tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau này, bên cạnh đó bằng những bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến giá cổ phiếu sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp niêm yết về việc quản trị doanh nghiệp và đưa ra được những chính sách về giá cổ phiếu tốt cho công ty Đồng thời, bằng những kết luận, góp ý và những giải pháp thích hợp sẽ giúp cho nhà đầu tư tránh được những hiện tượng làm giá cổ phiếu và đưa ra được những chiến lược hiệu quả và chủ động hơn khi đầu tư tại TTCK.

Bố cục của đề tài nghiên cứu

Bài nghiên cứu được chia thành 5 chương với nội dung tổng quát như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu, mục tiêu thực hiện, các câu hỏi nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài và về phương pháp nghiên cứu Chương này sẽ giúp cho đọc giả có được sự tổng quan về vấn đề được nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu và giá cổ phiếu giúp cho người đọc có sự hiểu thêm về các nhân tố được nghiên cứu, bên cạnh đó tác giả cũng lược khảo những nghiên cứu trước trong chương này từ đó tìm ra được hướng nghiên cứu cụ thể cho đề tài nghiên cứu

Chương 3: Trình bài quá trình nghiên cứu và đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài, thêm vào đó là việc lựa chọn các biến để xây dựng mô hình để nghiên cứu được hiệu quả

Chương 4: Đưa ra kết quả hồi quy, thực hiệm kiểm định và kiểm tra các giả thuyết đã đặt ra dựa trên các kết quả thu nhận được

Chương 5: Đưa ra những kết luận và kiến nghị về việc hoạch định chính sách cho các công ty được niêm yết và góp ý để cho nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn khi đầu tư tại thị trường vốn này Trong chương này tác giả cũng đưa ra những hạn chế của bài nghiên cứu

VN30 nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung đã trải qua nhiều chuyển biến đã có sự phát triển toàn diện đáng kể về nhiều mặt Để đóng góp cho nhà đầu tư quan tâm đến nhóm cổ phiếu VN30 và các doanh nghiệp niêm yết thuộc nhóm chỉ số này, nghiên cứu sẽ làm rõ tác động của các chỉ số tài chính đến giá cổ phiếu thuộc VN30 Đồng thời đề xuất phương pháp đầu tư phù hợp và nâng vốn hóa của doanh nghiệp được niêm yết.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN GIÁ CỔ PHIẾU VÀ GIÁ CỔ PHIẾU

Giá cổ phiếu

Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều (2011) nhận định rằng cổ phiếu thường hay cách gọi khác là cổ phiếu phổ thông có thu nhập chịu ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty, với người sở hữu cổ phiếu là chủ sở hữu doanh nghiệp, có quyền bầu cử, tham gia họp thường niên và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp trong các cuộc họp đại hội cổ đông, đồng thời có quyền ứng cử vị trí trong hộp đồng quản trị của công ty

Theo Tạ Thị Hồng Lê (2017), cổ phiếu bao gồm cổ phiếu phổ thông hay gọi là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu thường là cổ phiếu có thu nhập tùy thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp Chủ sở hữu cổ phiếu loại này được quyền dự họp, bỏ phiếu quyết định quan trọng của công ty, được hưởng quyền bầy cử và ứng cử vị trí hội đồng quản trị của doanh nghiệp Đối với cổ phiếu ưu đãi, cổ đông sở hữu cổ phần được nhận đãi ngộ nhất định về cổ tức, hoàn lại, quyền biểu quyết,… Tuy nhiên sẽ chịu sự hạn chế ở một số đặc quyền so với loại cổ phiếu phổ thông Tiêu biểu là cổ phiếu ưu đãi sẽ hạn chế về quyền biểu quyết khi chịu ảnh hưởng bởi giới hạn về thời gian chuyển nhượng 2.1.2 Phân loại

Giá trị trên giấy chứng nhận cổ phiếu được gọi là mệnh giá (face value) Trong quy trình kế toán, mệnh giá cổ phiếu được dùng làm căn cứ hạch toán Mệnh giá có giá trị thực tế không cao khi các nhà phân tích cổ phiếu, nhà đầu tư thường không đề cao Tại Việt Nam, Luật Chứng khoán (2013) qui định mệnh giá cổ phiếu là mười ngàn đồng

9 2.1.2.2 Giá trị sổ sách (book value)

Dựa trên cở sở dữ liệu sổ sách kế toán của doanh nghiệp, giá trị sổ sách (book value) được xác định nhằm thể hiện tình trạng vốn cổ phần tại một thời điểm nhất định Giá trị sổ sách (book value) được hành thành dựa trên giá trị lịch sử của nợ và tài sản, theo Bodie, Kane, Marcus (2014), biểu diễn hiện giá cổ phiếu Giá trị sổ sách (book value) được tính như sau:

𝐿ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ 2.1.2.3 Giá trị nội tại (intrinsic value)

Giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại gọi là giá trị nội tại (intrinsic value) Giá trị được xác định dựa vào mức độ phát triển của doanh nghiệp, cổ tức và lãi suất thị trường Giá trị nội tại (intrinsic value) là yếu tố quan trọng cho nhà đầu tư quyết định xuống tiền, giúp so sánh giá trị thực của cổ phiếu so với thị giá và lập phương án đầu tư hiệu quả Giá trị này còn dùng để hỗ trọ việc mua bán, sáp nhập, chia tách, giữa các công ty với nhau Giá trị nội tại (intrinsic value) hình thành cơ sở cho một số tín hiệu giao dịch nhất định

Theo Bodie, Kane, Marcus (2014), nếu giá trị nội tại (intrinsic value) nhỏ hơn thị giá, cho thấy cổ phiếu đang được định giá cao, nhà đầu tư nên thực hiện bán cổ phiếu và ngược lại Các phương thức định giá giá trị thực của cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp là kỹ thuật định giá chiết khấu dòng tiền, kỹ thuật định giá theo chỉ số giá trên thu nhập P/E và kỹ thuật định giá chiết khấu dòng cổ tức Được áp dụng phổ biến nhất là kỹ thuật định giá chiết khấu dòng cổ tức với việc định giá cổ phiếu dựa phần lớn vào sự phỏng đoán, đưa ra giả định sự tăng trưởng và chính sách cổ tức của doanh nghiệp

Dựa trên sự tăng trưởng của cổ tức, có 3 mô hình cho phương pháp này: mô hình tăng trưởng đều, mô hình tăng trưởng bằng không và mô hình tăng trưởng nhiều giai đoạn

10 2.1.2.4 Giá trị thị trường (market value)

Thị giá cổ phiếu là giá hiện tại đang giao dịch trên thị trường diễn ra tại thời điểm nhất định, xác định bằng cung cầu và các giao dịch của những người tham gia trên thị trường vốn Giá trị thị trường của một cổ phiếu phụ thuộc vào việc giao dịch trực tiếp cổ phiếu trên thị trường của các nhà đầu tư,theo Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều (2011) Do đó giá sẽ liên tục thay đổi, khó lường trước được diễn biến và xu hướng biến động Đồng quan điểm với kết quả trong nghiên cứu của Jogiyanto (2008) và Sartono (2003) khi nhận định thị trường cổ phiếu được tạo ra dựa trên nguyên lý cung cầu

Thị giá cổ phiếu tại một thời điểm là giá thống nhất người mua sẳn sàng trả để mua và người bán chấp nhận để bán, do chịu tác động trực tiếp bởi cung cầu mà thị giá cổ phiếu sẽ thường xuyên biến động Thực trạng phản ảnh giá trị thị trường (market value) của cổ phiếu phản ánh kỳ vọng về tăng trưởng mà các nhà đầu tư đặt vào cổ phiếu Thị giá cổ phiếu do nhận nhiều tác động bởi các yếu tố khác nhau trên thị trường nên thường không mang nhiều căn cứ bằng giá trị nội tại (intrinsic value) Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài sẽ tập trung vào giá trị thị trường (market value), thị giá được sử dụng sẽ là giá khớp lệnh sau cùng của năm 2022

2.1.3 Ý nghĩa giá thị trường cổ phiếu

Từ góc nhìn doanh nghiệp: Thị giá cổ phiếu cũng tương tư như giá bất kỳ món hàng hóa nào trong nền kinh tế, bên cạnh giá trị thực của món hàng đó, thị giá còn là thang đo giá trị, xu hướng hoạt động cũng như sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Giá trị thị trường (market value) của cổ phiếu cho thấy vị thế của chính doanh nghiệp đó trên thị trường, theo Lê Dũng Hiệp, Phạm Hữu Hồng Thái (2016), có ý nghĩa to lớn đối với công ty được niêm yết trong việc huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hay mua bán cổ phiếu quỹ để nhận tài trợ trong khâu đầu tư sản xuất Thị giá cổ phiếu còn tác động đến quyết định duy trì hay phát triển vị thế doanh nghiệp của các nhà quản trị

Từ góc nhìn nhà đầu tư: Nắm vai trò tạo lập giá và sở hữu doanh nghiệp là các nhà đầu tư cổ phiếu Bằng những giao dịch mua bán cổ phiếu ở những mức giá khác

11 nhau tại thời điểm khác nhau, giá trị thị trường là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận qua việc giao dịch cổ phiếu Vậy nên đối với nhà đầu tư, họ sẽ xem trọng giá trị thị trường của cổ phiếu hơn so với các giá trị khác Quyết định của nhà đầu tư cũng có ảnh hưởng bởi thị giá cổ phiếu khi thường xảy ra sự so sánh giữa giá trị nội tại hay giá trị sổ sách với giá trị thị trường

2.2 Một số nghiên cứu về giá cổ phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu 2.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Lê Hà Diễm Chi (2021), “Các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” Bài này nghiên cứu tác động của các nhân tố nội tại của doanh nghiệp chi cổ tức bằng tiền mặt, biến động của ROA, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng tổng tài sản và tỷ lệ nộ đến biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn 2010-2019 Sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng khái quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares – FGLS) trên dữ liệu bảng không cân bằng, thu được kết quả nghiên cứu cho tác động ngược chiều đến BĐGCP Biến động của ROA, tăng trưởng tổng tài sản và tỷ lệ nợ có tương quan cùng chiều với BĐGCP Bài viết còn nghiên cứu mức ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến BĐGCP và nhận kết quả cổ tức bằng tiền mặt có tác động mạnh nhất, thứ hai là tỷ lệ nợ, thứ ba là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm EPS và ROA, thứ tư là quy mô tổng tài sản và cuối cùng là tăng trưởng tổng tài sản

Lê Thị Ngọc Mai (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”

Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động và mức độ tác động của chúng đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó gợi ý cho các nhà đàu tư trong việc chọn lựa cổ phiếu và quản lý doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời

Theo tác giả Abdul Halim và Mamduh trong công trình nghiên cứu 2005, khả năng tạo ra lợi nhuận dựa trên vốn dự trữ và tài sản của doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ suất sinh lời Với tỷ suất sinh lời càng cao thì năng lực tạo ra lợi nhuận to lớn của công ty càng khỏe mạnh Tỷ số này sẽ là điểm thu hút các nhà đầu tư và cuối cùng tạo ra kết quả là đẩy giả cổ phiếu doanh nghiệp tăng lên

2.3.1 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Theo kết luận của tác giả Prastowo (2002), tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) là công cụ đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp qua việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận trong quá trình hoạt động

Trong nghiên cứu của Brigham (2001), ông cho biết tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) còn được dùng khi tiến hành đo lường tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản sau chi phí lãi vay và thuế, đồng thời tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) càng cao cho thấy độ chuyển hóa tài sản thành lợi nhuận của công ty càng tốt

Với tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) càng cao, năng lực tạo lợi nhuận từ tài sản có giá trị của doanh nghiệp càng khỏe mạnh Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) cao là điều mà các nhà đầu tư luôn mong muốn, vì các doanh nghiệp có tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) cao sẽ tạo ra lợi nhuận trong hoạt động cho doanh nghiệp tốt hơn các doanh nghiệp có tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) thấp

Là một công cụ tài chính được dùng để đo lường mức độ tài sản sử dụng để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) càng lớn càng thể hiện tình hình hoạt động thuận lợi của doanh nghiệp, từ đó tỷ số lợi nhuận trên vốn mà nhà đầu tư bỏ ra càng cao

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) cho biết năng lực tạo thu nhập ròng của doanh nghiệp dựa trên một lượng tài sản nhất định Tỷ số này được xác định như sau:

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 2.3.2 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROE) là chỉ tiêu đo lường tỷ suất lợi nhuận đạt được trên mỗi đồng vốn đóng góp của các cổ đông

ROE phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn để sinh lời trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo nghiên cứu của Alarussi & Alhaderi (2018)

Chander & Aggarwal (2008) cho rằng phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu sẽ giúp đánh giá được một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Khả năng sinh lời tăng cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là lí do hấp dẫn các nhà đầu tư đến với cổ phiếu của doanh nghiệp đó, theo kết luận của Tạ Thị Hồng Lê (2017)

ROE được xác định dựa vào cách lấy lợi nhuận ròng của doanh nghiệp chia cho số vốn cổ đông:

Tạ Thị Hồng (2017), đã giải thích rằng cổ tức là một phần lợi nhuận trích ra từ hoạt động kinh doanh mà công ty tiến hành phân bổ cho các cổ đông Cổ tức còn thể hiện là một phần lợi nhuận của nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty Sự ảnh hưởng của cổ tức lên giá cổ phiếu phải nhìn nhận vào ảnh hưởng của nó đến đặc điểm hành vi của nhà đầu tư

Các nhà đầu tư không phản ứng với chính sách, theo Miller và Rock (1985), mà họ phản ứng với những thông tin ẩn chứa trong chính sách cổ tức Tiêu biểu như việc tỷ lệ chi cổ tức của doanh nghiệp tăng có thể là dấu hiệu của nhiều dự án tiềm năng của công ty và hút vốn đầu tư, đẩy giá cổ phiếu Dựa trên cơ sở mô hình định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu cổ tức, cổ tức tăng lý giải bằng việc tạo nền tảng tốt cho sự gia tăng giá trị nội tại của cổ phiếu Nhà đầu tư bị thu hút bởi giá

15 trị nội tại của cổ phiếu, đẩy mạnh bên cầu cổ phiếu và dẫn đến giá thị trường của cổ phiếu tăng

Còn có các giải thích khác về tương quan giữa cổ tức và giá cổ phiếu là nếu doanh nghiệp chịu chi cổ tức cao hơn, đó là dấu hiệu thể hiện dòng tiền dùng cho việc tái đầu tư của doanh nghiệp giảm Nếu điều đó xảy ra, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp sẽ bị tác động.

Chỉ số giá thị trường

Đây là nhóm các chỉ số tài chính dùng để tính toán giá trị của cổ phiếu Chỉ số giá trị thị trường gồm có thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) và tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E)

2.4.1 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là một trong những chỉ số được dùng phổ biến nhất Chỉ số này thể hiện khoản nợ tiềm ẩn hiện hành và trong tương lai của doanh nghiệp Chỉ số này còn cho các nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về phần thu nhập trên mỗi cổ phiếu mà họ có thể nhận

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) biểu diễn mức thu nhập mà các cổ đông hoặc nhà đầu tư nhận được dựa trên mỗi cổ phiếu mà họ sở hữu Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có giá trị càng cao sẽ càng tốt cho nhà đầu tư vì thu nhập họ nhận lại càng lớn Darami (2022) cho rằng các công ty niêm yết với số cố phiếu đang có trên thị trường không đổi nhưng có EPS tăng theo thời gian sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư bởi kỳ vọng mà nhà đầu tư dành cho doanh nghiệp rằng lợi nhuận sẽ còn tăng trưởng hơn nữa trong tương lai, tạo động lực cho giá cổ phiếu tăng Ngược lại, nhà đầu tư sẽ dè chừng những cổ phiếu có EPS đang giảm bởi họ nghi ngờ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty, dẫn đến giá cổ phiếu giảm

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) được xác định như sau:

16 2.4.2 Giá trị sổ sách (BV)

Giá trị sổ sách (BV) là tổng Theo kết quả nghiên cứu của Hand & Landsman (2005) chỉ ra rằng giá cổ phiếu chịu tác động tích cực từ giá trị sổ sách (BV) Đồng quan điểm còn có kết luận từ các nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Phương (2015), Lộc và Nhật (2016), Omokhudu & Ibadin (2015), Khanagha J B (2011)

Giá trị sổ sách được khái quát như sau:

2.4.3 Hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E)

Tỷ lệ giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) thể hiện mối tương quan giữa thị giá cổ phiếu và thu nhập của mỗi cổ phiếu đó (EPS) Chỉ số này là một trong các hệ số quan trong quá trình phân tích cổ phiếu và được xây dựng như sau:

Tỷ lệ giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) cho biết số tiền các nhà đầu tư cần chi trả để họ thu nhận được một đồng thu nhập từ cổ phiếu Dẫu vậy, tỷ lệ giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) có ý nghĩa phản chiếu kỳ vọng của các cổ đông vào tiềm năng phát triển sau này của công ty Tỷ lệ giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) còn cho biết đánh giá của thị trường về triển vọng phát triển của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực trạng, không phải lúc nào thị trường cũng có thể nhìn nhận và đánh giá đúng Điều này là do sự tăng trưởng của doanh nghiệp và sự kỳ vọng của thị trường có thể chênh lệch thấp hoặc cao hơn so với thực tế Để xử lý điều này, thông thường các nhà đầu tư sẽ tiến hành thực hiện phân tích sâu tỷ lệ giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) qua việc so sánh với các công ty khác cùng ngành để đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng Dựa theo mô hình đánh giá cổ phiếu bằng phương pháp dùng P/B và P/E trung bình toàn ngành cho thấy tỷ lệ phù hợp giữa thu nhập trên mỗi cổ phiếu và giá cổ phiếu mà các nhà đầu tư chấp nhận được.

Chỉ số về khả năng thanh toán

Chỉ số khả năng thanh toán biểu hiện năng lực hoàn tất các nghĩa vụ nợ thông qua việc sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp được thanh lý Đây là chỉ số tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và có liên kết với giá cổ phiếu của doanh nghiệp

2.5.1 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER)

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) phản ánh khả năng mà chủ sở hữu vốn có thể trả toán bộ nợ cho tất cả các bên và còn được dùng trong việc đo lường năng lực tài trợ của doanh nghiệp thông qua công cụ nợ Tỷ lệ đòn bẩy là cách gọi khác của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER), với cách xác định tỷ lệ đòn bẩy như sau:

Tỷ lệ đòn bẩy, là công cụ để các nhà phân tích đánh giá nợ vốn chủ sở hữu Tìm kiếm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) bằng cách so sánh vốn chủ sở hữu với tất cả các khoản nợ hiện tại Với tỷ lệ đòn bẩy này càng lớn thì càng nhiều bất lợi cho chủ nợ hay ngân hàng vì phải gánh chịu rủi ro lớn hơn khi đối diện sự thất thu có thể bắt nguồn từ doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) cao sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, theo Natarsyah (2000) giải thích bởi sẽ tiêu tốn chi phí lãi vay lớn Đứng trên phương diện các doanh nghiệp, mức tài trợ của chủ sở hữu sẽ càng cao khi tỷ lệ đòn bẩy càng thấp và giới hạn đảm bảo cho bên đi vay càng lớn hơn trong trường hợp trượt giá hoạt tài sản mất giá

2.5.2 Tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR)

Tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) được cấu thành từ mối tương quan giữa tổng tài sản và tổng nợ Tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) thể hiện khả năng trang trải cho các khoản nợ của tài sản

18 Theo quan điểm của Siahaan và cộng sự (2016), công ty sẽ tỏ ra độc lập, ít dựa dẫm vào nguồn tài chính nợ khi tỷ lệ nợ thấp, ngược lại khi tỷ lệ nợ cao hơn thể hiện mức độ nhận tài trợ và sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nợ

Tỷ số này được xác định như sau:

Hệ số được xác định với giá trị càng cao thì khả năng xảy ra vỡ nợ càng lớn khi rủi ro tài chính của doanh nghiệp vượt tầm chi trả của tổng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu theo nghiên cứu của PWC (2017) Ngược lại, tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) càng thấp thì rủi ro tài chính càng nhỏ do khoản nợ đã được đảm bảo bởi tài sản của doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp

Dựa trên thuyết đánh đổi cấu trúc vốn của Scott (1977) và phân tích của Nguyễn Thị Thu Hà (2010), khả năng chiếm lĩnh thị trường trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sở trường của doanh nghiệp sẽ càng cao khi qui mô doanh nghiệp càng lớn

Theo các nghiên cứu của Nuringsih (2005), các công ty lớn hơn có thể tạo nguồn thu nhập lớn hơn Đồng ý với quan điểm trên, Hou và Dijk (2008) nhận định doanh nghiệp lớn hơn sẽ thu hút hơn khi thâm nhập vào thị trường vốn Do đó các doanh nghiệp lớn có điều kiện tốt hơn để tối ưu hóa sản lượng, tăng lợi nhuận và dẫn đến hấp dẫn các nhà đầu tư hơn thúc đẩy giá cổ phiếu tăng Đồng thời rủi ro chịu phá sản sẽ tối thiểu khi nâng cao tiềm lức tài chính của doanh nghiệp Dựa vào đó, kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ chịu tác động khi xảy ra thay đổi về qui mô của doanh nghiệp Điều này dẫn đến cầu cổ phiếu sẽ chịu ảnh hưởng tương ứng khi kỳ vọng của nhà đầu tư vào doanh nghiệp khi thay đổi qui mô, tác động đến sự biến động giá cổ phiếu

Từ cơ sở lý thuyết tại chương 2 đã cho ra được cái nhìn tổng quan về giá cổ phiếu, ý nghĩa của chúng với doanh nghiệp và với các nhà đầu tư Mô hình nghiên cứu cũng được định hướng ở chương 2 thông qua khảo lược các nghiên cứu có liên quan từ trong nước và ngoài nước, qua đó xây dựng phát triển mô hình nghiên cứu.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chọn mẫu nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu

Thời gian nghiên cứu giới hạn trong vòng 10 năm, giai đoạn từ 2012-2022 Mẫu tiến hành quan sát gồm 30 mã cổ phiếu giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán

Hồ Chí Minh thuộc nhóm chỉ số VN30 Lý do chọn mẫu: với dữ liệu bảng, kích thước của mẫu nghiên cứu được nhân rộng lên nhiều lần, việc tiến hành nghiên cứu toàn bộ số liệu của các doanh nghiệp trong thời hạn là khó khăn, đồng thời mô hình sử dụng dữ liệu bảng cân bằng để ước tính, tuy nhiên giai thực hiện có một số mã chứng khoán không trùng với năm mã chứng khoán bắt đầu niêm yết, dữ liệu cần có không được thể hiện đầy đủ,… Dữ liệu mẫu là dữ liệu dạng bảng

3.1.2 Thu thập và xử lý dữ liệu

Xác định mô hình hồi quy, lựa chọn phương pháp ước lượng và các kiểm đinh

Từ các công trình nghiên cứu có liên quan, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thuộc chỉ số VN30 được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam được xây dựng như sau:

3.1 Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thuộc chỉ số VN30 được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Thị giá cổ phiếu ROA

3.2 Chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu

STT Ký hiệu Tên biến Loại biến Đơn vị Chú thích/ Cách tính

1 P Giá cổ phiếu Phụ thuộc

Ngàn đồng Giá đóng cửa cuối năm

2 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Độc lập Phần trăm

ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản

3 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Độc lập Phần trăm

ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu

4 DIV Cổ tức Độc lập Ngàn đồng -

5 EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu Độc lập Đồng EPS = Lợi nhuận ròng/

Lượng cổ phiếu lưu hành

6 BV Giá trị sổ sách của cổ phiếu Độc lập Đồng BV = Tổng tài sản – Tổng nợ phải thanh toán

7 PE Giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu Độc lập - PE = Giá cổ phiếu/ Thu nhập mỗi cổ phiếu

8 DER Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu Độc lập Phần trăm

DER = Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu

9 DAR Tỷ lệ nợ trên tài sản Độc lập Phần trăm

DAR = Tổng nợ/ Tổng tài sản

10 LNSIZE Quy mô Biến kiểm - -

3.2.2 Lựa chọn phương pháp hồi quy

Có nhiều mô hình xử lý dữ liệu dạng bảng, theo Phạm Thị Tuyết Trinh (2016), như mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy biến giả bình phương tối thiểu (LSDV), mô hình bình phương bé nhất dữ liệu gộp (Pooled OLS)

23 Đề tài chọn thực hiện hồi quy bằng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình tác động cố định (FEM), đồng thời dùng kiểm đinh Hausman nhằm chọn ra mô hình hồi quy thích hợp nhất Cần một số kiểm định được thực hiện để khắc phục các khuyết tật sai số nhiễu tự tương quan và phương sai thay đổi của mô hình Các kiểm định được chọn là kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan và tiếp tục dùng thêm ước lượng bình phương bé nhất tổng quát (Generalized Least Squares, GLS)

3.2.3 Một số kiểm định trong mô hình

Kiểm định Hausman được tiến hành nhằm chọn lựa mô hình hồi quy thích hợp nhất giữa hai mô hình REM và FEM với giả thuyết như sau:

H0: Hai mô hình mang ý nghĩa tương đương

H1: Mô hình FEM có ý nghĩa hơn mô hình REM Điều kiện thực hiện bác bỏ H0: với mức ý nghĩa 5%, P-value của thống kê Chi bình phương 2) là ROA, DAR và DER, dẫn đến hậu quả là có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình

4.1.4.1 Kết quả ước lượng mô hình

Xác định được tác động giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập với nhau, đồng thời phân tích hiện tượng đa cộng tuyến trong mối tương quan giữa các biến độc lập, hồi quy dữ liệu là điều tác giả cần phải thực hiện Việc hồi quy dữ liệu bảng sẽ dựa trên 3 mô hình, đầu tiên là mô hình hồi quy bình phương bé nhất thông thường (OLS), tiếp theo là mô hình hồi quy với tác động ngẫu nhiên (REM) và cuối cùng là mô hình hồi quy với tác động cố định (FEM) 3 mô hình sau khi hồi quy đã có kết quả như sau:

4.4 Tổng hợp kết quả hồi quy

Biến Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value

33 4.1.4.2 Kiểm định lựa chọn mô hình

Nhằm xác định mô hình hồi quy tương thích nhất cho dữ liệu nghiên cứu của đề tài này, kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp là điều cần thiết Quá trình thực hiện kiểm định được thực hiện bằng các bước sau: thực hiện kiểm định F để xác định mô hình FEM hay OLS; đối với mô hình REM và OLS, kiểm định Breusch & Pagan Lagrangian sẽ được dùng để lựa chọn; và đối với mô hình REM hay FEM, kiểm định Hausman sẽ là phù hợp Quá trình thực hiện các bước và kết quả các kiểm định như sau:

- Kiểm định F: giá trị P-value > F = 0.0000 với hồi quy FEM được ghi nhận tại bảng 4.4 cùng với mức ý nghĩa 5% Vậy ta kết luận chấp nhận giả thuyết H0 (hệ số tác động cố định khác 0), tức mô hình hồi quy này có hệ số tác động cố định

Vậy từ kiểm định F, ta có kết quả mô hình hồi quy FEM là thích hợp hơn mô hình hồi quy OLS

- Kiểm định Hausman để so sánh giữa mô hình hồi quy REM và FEM, mô hình nào sẽ thích hợp hơn Kết quả kiểm định như sau:

Kết quả nhận được từ bảng 4.6 trên cho thấy Prob>chi2 = 0.0000 < mức ý nghĩa 5%, vậy ta kết luận bác bỏ giả thuyết H0 (2 mô hình có ý nghĩa tương đương nhau) Suy ra chấp nhận giả thuyết H1 và mô hình được chọn là mô hình có tác động ngẫu nhiên (FEM)

Test: H0: difference in coefficients not systematic chi2(6) = (b - B)'[(V_b - V_B)^( - 1)](b - B) = 32.41

Do kết quả của Kiểm định F và Kiểm định Hausman đều cho kết quả mô hình FEM là thích hợp hơn mô hình OLS và REM nên ta không cần thực hiện thêm kiểm định Breush & Pagan Lagrangian

4.1.4.3 Kiểm định khuyết tật mô hình FEM Để mô hình được chọn thêm hoàn chỉnh, việc xử lý khuyết tật trong mô hình sẽ làm tăng độ tin cậy của kết quả lên đáng kể Cụ thể các khuyết tật có thể tồn tại trong mô hình FEM là phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, quá trình kiểm định các khuyết tật đó được diễn ra như sau:

- Kiểm định phương sai thay đổi là hiện tượng vi phạm giả định trong mô hình hồi quy có tính chất tuyến tính, hậu quả là xảy ra lỗi trong kết luận hay dẫn đến kết luận vội vàng Đối với mô hình hồi quy FEM, kiểm định Modified Wald sẽ được dùng để kiểm định phương sai sai số thay đổi Kết quả nhận được như sau:

4.6 Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kết quả từ bảng trên cho thấy P-value = 0.0000 < 0.05, vậy ta kết luận bác bỏ giả thuyết H0 (phương sai sai sốkhông đổi), suy ra chấp nhận giả thuyết H1: Mô hình hồi quy FEM đã mắc phải hiện tượng phương sai sai số thay đổi

- Kiểm định tự tương quan chỉ mối tương tác giữa các nhân tố trong chuỗi các quan sát được sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc không gian Ta có giả thuyết mô hình hồi quy tuyến tính để giả định rằng hiện khuyết tật tự tương quan không tồn tại trong mô hình Kiểm định Wooldridge sẽ được

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2(30) = 1222.74

35 dùng để kiểm tra mô hình hồi quy có chịu khuyết tật tự tương quan hay không Kết quả có được như sau:

4.7 Kiểm định tự tương quan

Thảo luận kết quả nghiên cứu

- Giả thuyết H1: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu (P)

Từ kết quả hồi quy FGLS tại bảng 4.10, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) có tác động cùng chiều (+) tới giá cổ phiếu (P) ở mức ý nghĩa 1% Đồng quan điểm với kết quả của Placido M Menaje, Jr (2012) và Riyanto (2001) Vậy kết luận khi ROA tăng 1% thì giá cố phiếu cũng sẽ tăng ở mức 3.65008%

- Giả thuyết H2: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu (P)

Từ kết quả hồi quy FGLS tại bảng 4.10, nghiên cứu này chưa tìm được ý nghĩa thống kê trong tương quan giữa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và giá cổ phiếu (P)

- Giả thuyết H3: Tỷ lệ chia cổ tức (DIV) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu (P)

Từ kết quả hồi quy FGLS tại bảng 4.10, tỷ lệ chia cổ tức (DIV) có tác động ngược chiều (-) tới giá cổ phiếu (P) ở mức ý nghĩa 5% Điều này trái với quan điểm cho rằng tỷ lệ chia cổ tức (DIV) có tác động cùng chiều (+) tới giá cổ phiếu (P) của Sharma (2011), Afolabi Emmanuel Olowookere và Taiwo Phebe Fadiran (2016) Vậy kết luận không chấp nhận giả thuyết H2 và khi DIV tăng 1% thì giá cố phiếu sẽ giảm ở mức 0.7021575%

- Giả thuyết H4: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu (P)

Từ kết quả hồi quy FGLS tại bảng 4.10, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có tác động ngược chiều (-) tới giá cổ phiếu (P) ở mức ý nghĩa 5% Điều này trái với quan điểm cho rằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có tác động cùng chiều (+) tới giá cổ phiếu (P) của Sharma (2015), Arslan Iqbal (2015) và Ali Raza Arshaad (2015)

38 Vậy kết luận không chấp nhận giả thuyết H3 và khi EPS tăng 1% thì giá cố phiếu sẽ giảm ở mức 0.0002096%

- Giả thuyết H5: Giá trị sổ sách (BV) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu (P)

Từ kết quả hồi quy FGLS tại bảng 4.10, giá trị sổ sách (BV) có tác động cùng chiều (+) tới giá cổ phiếu (P) ở mức ý nghĩa 1% Đồng quan điểm với kết quả của Khairudin, Wandita (2017), Cahyanigrum, Antikasari (2017) và Lestari, Susetyo (2020), Vậy kết luận khi BV tăng 1% thì giá cố phiếu cũng sẽ tăng ở mức 0.0013337%

- Giả thuyết H6: Hệ số giá trên thu nhập mổi cổ phiếu (P/E) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu (P)

Từ kết quả hồi quy FGLS tại bảng 4.10, hệ số giá trên thu nhập mổi cổ phiếu (P/E) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu (P) ở mức ý nghĩa 1% Chấp nhận giả thuyết H5 và kết luận khi P/E tăng 1% thì giá cố phiếu cũng sẽ tăng ở mức 0.0658941%

- Giả thuyết H7: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) tác động ngược chiều (-) đến giá cổ phiếu (P)

Từ kết quả hồi quy FGLS tại bảng 4.10, nghiên cứu này chưa tìm được ý nghĩa thống kê trong tương quan giữa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) và giá cổ phiếu (P)

- Giả thuyết H8: Tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) tác động ngược chiều (-) đến giá cổ phiếu (P)

Từ kết quả hồi quy FGLS tại bảng 4.10, tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu (P) ở mức ý nghĩa 5% Điều này trái với quan điểm cho rằng tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) tác động ngược chiều (-) đến giá cổ phiếu (P) của Indah và Abundanti (2014), Fitra và Sri (2017) Vậy kết luận không chấp nhận giả thuyết H8 và khi DAR tăng 1% thì giá cố phiếu sẽ tăng ở mức 19.84468%

- Giả thuyết H9: Quy mô doanh nghiệp (LNSIZE) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu (P)

Từ kết quả hồi quy FGLS tại bảng 4.10, nghiên cứu này chưa tìm được ý nghĩa thống kê trong tương quan giữa quy mô doanh nghiệp (LNSIZE) và giá cổ phiếu (P) 4.2.2 Mức độ tác động

Từ các kết quả hồi quy và kiểm định giả thuyết trên, tác giả tổng hợp quan điểm và mức độ tác động của các biến độc lập tới giá cổ phiếu (P) như sau:

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) có tác động cùng chiều (+) với giá cổ phiếu (P) và với mỗi 1% thay đổi của ROA sẽ dẫn đến 3.65008% mức độ chuyển biến cùng chiều của giá cổ phiếu (P)

Tỷ lệ chia cổ tức (DIV) có tác động ngược chiều (-) với giá cổ phiếu (P) và với mỗi 1% thay đổi của DIV sẽ dẫn đến 0.7021575% mức độ chuyển biến ngược lại của giá cổ phiếu (P)

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có tác động ngược chiều (-) tới giá cổ phiếu (P) và với mỗi 1% thay đổi của EPS sẽ dẫn đến 0.0002096% mức độ chuyển biến ngược lại của giá cổ phiếu (P)

Giá trị sổ sách (BV) có tác động cùng chiều (+) tới giá cổ phiếu (P) và với mỗi 1% thay đổi của BV sẽ dẫn đến 0.0013337% mức độ chuyển biến cùng chiều của giá cổ phiếu (P)

Hệ số giá trên thu nhập mổi cổ phiếu (P/E) tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu (P) và với mỗi 1% thay đổi của P/E sẽ dẫn đến 0.0658941% mức độ chuyển biến cùng chiều của giá cổ phiếu (P)

Ngày đăng: 10/07/2024, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w