GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Cuộc chiến sự xảy ra giữa Nga và Ukraine đã khiến thế giới phải hứng chịu một thảm hoạ khác sau sự tàn phá của đại dịch bệnh coronavirus 2019 (Covid-19) Chiến tranh Nga–Ukraine là một cuộc chiến đang diễn ra và bắt đầu khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 Hậu quả của cuộc chiến lan rộng khắp thị trường toàn cầu và đã bắt đầu được hiện thực hóa theo nhiều cách khác nhau, gây nguy hiểm nghiêm trọng về kinh tế và thương mại Những tác động này thể hiện rõ qua diễn biến chứng khoán toàn cầu, các biện pháp trừng phạt tài chính, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa tăng cao, dẫn đến hậu quả kinh tế nghiêm trọng Các lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như du lịch, nguyên liệu đã bị ảnh hưởng nặng nề và có ảnh hưởng tiêu cực bởi chiến tranh (Pandey và Kumar 2022) Ngoài ra, lĩnh vực tài chính toàn cầu (Boubaker và ctg 2022) đã phản ứng tiêu cực trước cuộc xâm lược Tuy nhiên, một số lĩnh vực ở một số quốc gia lại đang được hưởng lợi trong bối cảnh khủng hoảng, chẳng hạn như lĩnh vực quốc phòng (Assaf và ctg 2022)
Ban đầu, thị trường tài chính toàn cầu không bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xâm lược Ukraine của Nga, có thể là do cường độ chiến tranh được nhận thấy ở mức độ thấp Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị tiếp diễn gây ra những rủi ro nhất định Sự gián đoạn trong chuỗi thương mại và cung ứng có thể dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ cao hơn, dẫn đến lạm phát gia tăng (Cui và ctg 2023) Để đáp lại, các ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất để chống lại áp lực lạm phát (Assaf và ctg 2022) Ngoài ra, sự không chắc chắn do căng thẳng địa chính trị gây ra có thể ảnh hưởng không tương xứng đến các lĩnh vực cụ thể trên thị trường tài chính Ví dụ, sự gián đoạn trong nguồn cung dầu có thể ảnh hưởng đến cổ phiếu năng lượng (Oyadeyi và ctg 2022), trong khi cổ phiếu công nghệ có thể phải đối mặt với những thách thức do giám sát pháp lý tăng cường (Umar và cộng sự, 2023)
Do đó, các nhà đầu tư có thể áp dụng cách tiếp cận thận trọng và tránh rủi ro hơn, khiến họ phải đánh giá lại chiến lược đầu tư của mình và tìm kiếm các tài sản an toàn hơn hoặc giảm khả năng tiếp xúc với các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột
Sự thay đổi tâm lý nhà đầu tư này có thể gây ra những biến động đáng kể về giá cổ phiếu và các tài sản tài chính khác, góp phần tạo nên một thị trường tài chính không ổn định nói chung (Boubaker và ctg 2023) Ảnh hưởng của những bất ổn kinh tế đến hành vi của nhà đầu tư là một chủ đề được nghiên cứu rộng rãi, được lý thuyết hóa bằng giả thuyết thị trường hiệu quả ( Ball 2009) Theo đó, giá cổ phiếu phản ánh niềm tin và sự lo lắng của nhà đầu tư về tương lai do những sự kiện không lường trước được trong tương lai Khi thông tin về một sự kiện bất ngờ như chiến tranh hay hoạt động khủng bố đến với nhà đầu tư, nó sẽ tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường do hoảng loạn bán tháo và một số nhà đầu tư bỏ chạy, khiến thị trường biến động (Campbell 1998)
Nhìn chung, chiến tranh Nga - Ukraine không chỉ gây ảnh hưởng lớn đối với khu vực châu u mà còn làm rung chuyển nền kinh tế và TTCK toàn cầu Sự không chắc chắn và rủi ro từ chiến tranh đã tạo ra những biến động khó lường, đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt từ phía những người quyết định chiến lược kinh doanh và đầu tư Đồng thời, việc theo dõi và đánh giá sự phát triển của tình hình trở nên quan trọng để có những quyết định thông tin và hiệu quả trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức Ở mức độ kinh tế, chiến tranh Nga - Ukraine đã tạo ra những dao động lớn trong giá cả năng lượng và nguyên liệu, đặc biệt là dầu và khí đốt Nga - một trong những đối tác chính của châu Âu về năng lượng, đã đối mặt với áp lực từ các biện pháp trừng phạt kinh tế, tăng chi phí sản xuất và xuất khẩu năng lượng Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Nga mà còn làm gia tăng lo ngại về an ninh năng lượng toàn cầu
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine đã tạo ra những tác động mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi lãnh thổ của hai quốc gia này mà còn lan rộng đến nhiều khía cạnh khác trong cộng đồng quốc tế Một trong những lĩnh vực quan trọng bị tác động trực tiếp là TTCK, nơi mà sự không chắc chắn và biến động đặc biệt ngày càng trở nên phức tạp
Tại thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về tác động của xung đột chính trị lên TTCK đã trở thành một chủ đề nổi bật trong cộng đồng nghiên cứu tài chính và kinh tế thế giới Theo nghiên cứu của Alam và ctg (2020), xung đột chính trị có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với TTCK, không chỉ ở mức độ ngắn hạn mà còn ở mức độ dài hạn, ảnh hưởng đến cả cơ cấu và tính thanh khoản của thị trường Việc hiểu rõ về cơ chế truyền đạt tác động và những biến động đặc biệt trong TTCK trở thành một thách thức và cũng là cơ hội quan trọng cho những nhà nghiên cứu và nhà đầu tư Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng thì TTCK ngày càng trở nên quan trọng, sự ảnh hưởng của cuộc xung đột trên địa bàn với vị trí địa lý xa vẫn là một đề tài ít được khám phá Như He và ctg (2020) chỉ ra, các thị trường mới nổi thường phản ứng khác biệt và có thể quan trọng hơn đối với các sự kiện toàn cầu so với các thị trường đã phát triển Vì vậy, nhìn nhận vấn đề từ góc độ Việt Nam không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác động cụ thể mà còn cung cấp thông tin quý báu cho những quyết định đầu tư và chiến lược phòng ngừa rủi ro
Một số nghiên cứu đã tiến hành đánh giá tác động của cuộc xung đột Nga- Ukraine lên TTCK trên thế giới, nhưng hầu hết đều tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và một số quốc gia Châu Á khác đáng chú ý Trong khi đó, TTCK Việt Nam với các đặc điểm riêng biệt và mức độ tích cực trong quá trình phát triển là một đối tượng nghiên cứu hứa hẹn Theo Gao và ctg (2022), sự không chắc chắn về chính trị toàn cầu có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với các TTCK nhỏ và mới nổi, đặt ra những thách thức mới trong việc đánh giá rủi ro và tìm kiếm cơ hội đầu tư
Nghiên cứu này không chỉ giúp bổ sung vào kho lưu trữ kiến thức về tác động của cuộc xung đột chính trị lên TTCK mà còn tập trung vào việc mở rộng khả năng ứng dụng của phương pháp nghiên cứu sự kiện trong bối cảnh của một thị trường mới nổi và đang phát triển Sự phức tạp của mối liên kết giữa các sự kiện quốc tế và TTCK Việt Nam sẽ được nghiên cứu chi tiết đồng thời cũng mang lại tài liệu nghiên cứu cho nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường đầy thách thức và cơ hội này Đối mặt với sự biến động ngày càng phức tạp của TTCK toàn cầu và những biến cố chính trị đặc biệt, việc nghiên cứu về tác động của cuộc xung đột chính trị Nga-Ukraine lên TTCK Việt Nam trở nên cực kỳ cấp thiết Sự kiện này không chỉ là một thách thức đối với tính ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu mà còn đặt ra những câu hỏi nan giải về khả năng dự báo và ứng phó của các nhà đầu tư trên TTCK.
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của luận văn này là nghiên cứu chiến sự xung đột xảy ra giữa Nga và Ukraine có ảnh hưởng như thế nào đến TTCK Việt Nam; xác định chiều hướng tác động qua các thông tin được công bố liên quan đến sự xung đột của hai quốc gia Qua đó, đề xuất các kiến nghị cùng như giải pháp để nhà đầu tư có những quyết định sáng suốt hơn
2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu tổng quát đề tài cần giải quyết được các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất là xác định tác động của cuộc xung đột chính trị giữa hai nước Nga và Ukraine tới TTCK Việt Nam
Thứ hai là sự phản ánh của giá cổ phiếu qua các thông tin được công bố liên quan đến chiến sự Nga và Ukraine
Thứ ba là kiến nghị các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư cũng như là hạn chế rủi ro khi đưa ra quyết định đầu tư trên TTCK Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được đưa ra tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được đề cập ở trên:
Câu hỏi thứ nhất là cuộc xung đột chính trị giữa hai nước Nga và Ukraine có tác động như thế nào đến TTCK Việt Nam?
Câu hỏi thứ hai là giá cổ phiếu phản ánh như thế nào qua các thông tin được công bố liên quan đến chiến sự Nga và Ukraine?
Câu hỏi thứ ba là cần đưa ra những kiến nghị và giải pháp nào giúp cho nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi quyết định đầu tư trên TTCK Việt Nam?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong bài luận văn này, đối tượng nghiên cứu hướng đến là chiến sự giữa Nga và Ukraine; giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc các ngành có ảnh hưởng liên quan như vận tải, dầu khí, thép, phân bón, nông nghiệp và hàng không hiện đang niêm yết trên TTCK Việt Nam
Về phạm vi không gian, luận văn hướng đến nghiên cứu giá cổ phiếu của các công ty vận tải, dầu khí, thép, phân bón, nông nghiệp và hàng không hiện đang niêm yết trên TTCK Việt Nam
Về phạm vi thời gian, bài nghiên cứu thực hiện với số liệu trong khoảng thời gian từ tháng 08 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022 Đây là khoảng thời gian diễn ra trước và sau khi Nga có những phát súng đầu tiên nhắm vào Ukraine trong ngày 24 tháng 02 năm 2022.
Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, phương pháp nghiên cứu sự kiện được phát triển bởi Fama và ctg (1969) được sử dụng để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu Phương pháp sự kiện sử dụng thước đo lợi nhuận bất thường phát sinh từ các sự kiện Thông qua giá trị của các khoản thu nhập bất thường, có thể ước tính phản ứng của thị trường trước những thay đổi về giá cổ phiếu Do đó, trong bài nghiên cứu sẽ tuân theo các bước và tiêu chuẩn của phương pháp nghiên cứu sự kiện Trong nghiên cứu sự kiện, nhà phân tích tuân theo bốn quy trình để đánh giá tác động của sự kiện:
Bước 1: Xác định các sự kiện nghiên cứu
Bước 2: Xác định thời gian các khung cửa sổ
Bước 3: Tính lợi nhuận bất thường
Bước 4: Sử dụng thống kê phân phối t (t-statistics test) để kiểm định.
Nội dung nghiên cứu
Nhằm đạt được các yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu, các nội dung nghiên cứu mà đề tài này cần bám sát là (i) Giới thiệu và làm rõ được tính cấp thiết của đề tài (ii) Xây dựng cơ sở lý thuyết và các danh mục các đề tài nghiên cứu liên quan; (iii) Xác định ngày diễn ra sự kiện và các khung cửa sổ (iv) Kết quả phản ánh của giá cổ phiếu trước thông tin công bố (v) Dựa trên kết quả nghiên cứu tiến hành đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận, luận văn này đóng góp một phần vào lĩnh vực nghiên cứu về tác động của sự kiện chính trị toàn cầu lên TTCK Bằng cách áp dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, nghiên cứu này không chỉ mở rộng hiểu biết về cơ chế truyền đạt tác động, mà còn đưa ra những cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cuộc xung đột Nga-Ukraine và biến động TTCK Việt Nam
Về mặt thực tiễn, đề tài này không chỉ mang lại đóng góp lý luận mà còn cung cấp những thông tin quan trọng để hỗ trợ quyết định đầu tư và quản lý rủi ro trong thực tế Những kết quả từ nghiên cứu sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cách TTCK Việt Nam có thể phản ứng và thích ứng với những biến động quốc tế.
Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Đối mặt với sự biến động không ngừng của TTCK toàn cầu, việc nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa chính trị lên TTCK trở nên ngày càng quan trọng Trong bối cảnh đó, cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine đã thu hút sự chú ý đặc biệt, khiến cho nền kinh tế thế giới phải đối mặt với những thách thức không lường trước được Đặc biệt, ảnh hưởng của cuộc xung đột này đã lan rộng đến các TTCK, nơi mà sự biến động nhanh chóng và không lường trước được của giá trị tài sản tạo ra những thách thức lớn đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp
Trên TTCK, các sự kiện thiên nga đen thường ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư bằng cách ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, cuối cùng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Nghiên cứu sự kiện sớm nhất được đề xuất bởi Fama và ctg (1969) có thể được sử dụng để hiểu liệu giá chứng khoán thị trường có liên quan đến các sự kiện cụ thể hay không Trong những năm gần đây, nghiên cứu sự kiện đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực hành tài chính kế toán và dần trở thành phương pháp nghiên cứu phổ biến trong nghiên cứu kinh doanh (He và ctg 2020)
Trong quá khứ, đã có một lượng đáng kể các nghiên cứu được tiến hành dưới phương pháp nghiên cứu sự kiện, nhằm đánh giá mức độ tác động của các sự kiện với giá cổ phiếu, tỷ suất sinh lợi bất thường, điển hình như các nghiên cứu về sự kiện bất thường là dịch COVID-19 đến thị trường cổ phiếu các nước trên thế giới
Kể đến, nghiên cứu của He và ctg (2020) về tác động của COVID–19 đến giá cổ phiếu ở các lĩnh vực khác nhau trên TTCK Trung Quốc Trong bài nghiên cứu, mẫu được tác giả chọn đến từ thị trường cổ phiếu Thượng Hải và Thâm Quyến với tổng cộng 2.895 công ty niêm yết Khoảng thời gian từ ngày 3 tháng 6 năm 2019 đến ngày 13 tháng 3 năm 2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của đại dịch COVID-19 đến giá trị thị trường của 18 phân ngành ở Trung Quốc Vào ngày bùng phát COVID-19, giá cổ phiếu của các ngành nông nghiệp, khai thác mỏ, điện, sưởi ấm và xây dựng đều giảm đáng kể, đồng thời giá trị của các công ty thuộc các ngành khác ngoại trừ nông nghiệp tiếp tục giảm trong thời kỳ cửa sổ Tuy nhiên, ngành sản xuất tiếp tục tăng trưởng trong ngày dịch bùng phát và những ngày tiếp theo, ngành bán buôn và bán lẻ không bị ảnh hưởng đáng kể Giá trị thị trường của các công ty trong ngành vận tải, bất động sản và môi trường giảm đáng kể vào ngày dịch bệnh bùng phát và những ngày tiếp theo, đồng thời các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và kinh doanh dịch vụ cũng bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định Giá cổ phiếu của ngành công nghệ thông tin tăng đáng kể vào ngày dịch bệnh bùng phát và lại tăng rõ rệt trong khoảng thời gian cửa sổ (0, +20) Ngành giáo dục và y tế bị ảnh hưởng nặng nề khi đại dịch bùng phát nhưng đã phục hồi trở lại trong thời gian diễn ra sự kiện sau đó Các dịch vụ tài chính, nghiên cứu khoa học, thể thao, giải trí và quản lý công đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Cũng trong nỗ lực đo lường của dịch bệnh COVID-19 đến TTCK tại Ấn Độ của Alam và ctg (2020) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng thị trường phản ứng tích cực với lợi nhuận bất thường trung bình là dương trong thời gian phong tỏa; các nhà đầu tư đã dự đoán chính xác về việc Chính phủ sẽ có những phản ứng nhanh chóng đối với việc phong tỏa và đã có những phản ứng tích cực Trong khi đó, giai đoạn trước khi xảy ra hiện tượng phong tỏa các nhà đầu tư hoảng sợ và thể hiện trong AAR âm
Do đó, có thể nhận thấy rằng việc áp dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện đã thu hút sự quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây, nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các sự kiện vĩ mô đối với hoạt động của nền kinh tế mà trong đó TTCK là một lĩnh vực luôn giành được sự quan tâm lớn.
Bố cục dự kiến của khóa luận
Chương 1 sẽ giới thiệu các vấn đề cơ bản liên quan đến bài nghiên cứu như lý do chọn đề tài nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể; câu hỏi, đối tượng và những đóng góp của đề tài nghiên cứu
Chương 2 xem xét tổng quan về chiến sự Nga và Ukraine; TTCK Việt Nam và trình bày nội dung về cơ sở lý thuyết; lược khảo các nghiên cứu liên quan
Chương 3 là đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất, thu thập số liệu
Chương 4 trình bày và nhận xét về tác động của chiến sự đến thị trường và phản ứng của TTCK Việt Nam trước sự kiện nghiên cứu
Chương 5 dựa trên kết quả nghiên cứu của Chương 4 trả lời cho các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu ở Chương 1 Từ đó, đưa ra các khuyến nghị đối với nhà đầu tư
Chương 1 của đề tài "Tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine đến thị trường chứng khoán Việt Nam" đã làm rõ vấn đề lý do thực hiện và cho thấy tính cấp thiết của đề tài Việc nghiên cứu này là cực kỳ cần thiết để hiểu rõ tác động của các yếu tố chính trị toàn cầu đến thị trường chứng khoán Việt Nam và hướng đến việc đưa ra các chiến lược đầu tư và quản lý rủi ro phù hợp Mục tiêu của chương là đề ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể nhằm phân tích biến động giá cổ phiếu, và xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ đưa ra một tổng quan về các lý thuyết và nghiên cứu về cách các sự kiện chính trị quốc tế ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Các khái niệm cơ bản về thị trường và chứng khoán sẽ được thảo luận trong chương này Ngoài ra, chương sẽ đề cập đến các nghiên cứu trước đây về cách các xung đột chính trị ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán của các quốc gia khác Mục đích của nghiên cứu này là tập hợp các kết quả, phương pháp nghiên cứu và kiến thức hiện có về chủ đề này
2.1.1 Định nghĩa thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán, nơi cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác được mua bán, là một phần quan trọng của hệ thống tài chính toàn cầu (Bodie cà ctg 2014) Đây là một nền tảng quan trọng để cung cấp vốn để tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp cũng như cho các cá nhân và tổ chức đầu tư
Thị trường chứng khoán là một phần quan trọng của hệ thống tài chính toàn cầu, ngoài việc mua bán trái phiếu và cổ phiếu Các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đến đây để tìm kiếm cơ hội đầu tư và kiếm lợi nhuận Bằng cách sử dụng các chỉ số và thay đổi giá cả, thị trường chứng khoán hoạt động như một bản đồ cho thấy sự thay đổi của nền kinh tế và tâm trạng của thị trường Đồng thời, những tiến bộ về giao dịch và công nghệ đã thay đổi cách thức thị trường hoạt động Điều này đã dẫn đến một môi trường đa dạng và phức tạp bao gồm nhiều yếu tố tương tác với nhau Điều này làm tăng nhu cầu hiểu rõ hơn về cách thị trường hoạt động và cách các nhà đầu tư phản ứng và đưa ra các quyết định đầu tư
2.1.2 Bản chất thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán không chỉ là một nơi để mua bán các tài sản tài chính; nó còn phản ánh các mối quan hệ phức tạp giữa các nhà đầu tư và các yếu tố tác động đến các quyết định đầu tư của họ Tính minh bạch và hiệu suất của thông tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thị trường chứng khoán Điều này đòi hỏi thông tin kinh tế, ngành công nghiệp và công ty phải được công bố một cách công bằng và công bằng để giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả (Fama 1969)
Mặt khác, các yếu tố chủ quan và khách quan thường xuyên ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Thị trường có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi những thay đổi lớn trong cả nền kinh tế và chính trị Ngoài ra, cảm xúc của các nhà đầu tư cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi giao dịch và giá cả của tài sản tài chính Mặc dù nó mang lại những cơ hội lợi nhuận, nhưng nó cũng mang lại rủi ro, vì thị trường có thể trở nên khó đoán và không ổn định trong một số trường hợp (Shiller 2015)
Bản chất linh hoạt của thị trường chứng khoán cũng tạo ra những thách thức trong việc phát triển các mô hình dự đoán và quản lý rủi ro cho các nhà đầu tư Sự biến động và khó lường của thị trường đặt ra yêu cầu cao về sự linh hoạt và sự kiên nhẫn từ phía các nhà đầu tư Đồng thời, nó cũng làm nổi bật sự quan trọng của việc hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của thị trường và sự tương tác giữa các yếu tố khác nhau, từ đó giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả
2.1.3 Chức năng của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có nhiều chức năng quan trọng trong hệ thống tài chính và kinh tế Dưới đây là một số chức năng chính của thị trường chứng khoán:
Thứ nhất là cung cấp vốn cho doanh nghiệp Thị trường chứng khoán là một phần quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư để đầu tư vào các dự án mới, mở rộng kinh doanh hoặc thanh toán nợ bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu
Thứ hai là tạo tính thanh khoản cho chứng khoán Thị trường chứng khoán cung cấp một môi trường thanh khoản cho các nhà đầu tư Các nhà đầu tư có thể nhanh chóng và hiệu quả mua và bán các chứng khoán, giúp họ thay đổi danh mục đầu tư của mình và thực hiện các chiến lược giao dịch linh hoạt
Thứ ba là giúp định giá tài sản Thông qua quá trình giao dịch giữa người mua và người bán, thị trường chứng khoán giúp xác định giá cả của các tài sản tài chính Giá cả thị trường phản ánh tất cả thông tin thị trường và đánh giá về giá trị của các tài sản
Thứ tư là tạo điều kiện cho đầu tư và đa dạng hóa tài sản Thị trường chứng khoán cho phép các nhà đầu tư đầu tư vào các tài sản tài chính như quỹ đầu tư, trái phiếu và cổ phiếu Điều này cải thiện việc phân bổ vốn và tạo cơ hội đầu tư lợi nhuận cho cả cá nhân và tổ chức
Tác động đến toàn cầu
Xung đột quân sự làm tăng sự không chắc chắn của nhà đầu tư về lợi nhuận trong tương lai của công ty, dẫn đến sự thay đổi giá cổ phiếu ( Leigh ctg 2003) Xung đột giữa Nga và Ukraine có tác động đáng kể đến thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán của Việt Nam Theo một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các căng thẳng địa chính trị, như xung đột vũ trang, tạo ra sự không chắc chắn và rủi ro trong thị trường tài chính trên toàn cầu (IMF 2020) Sự không chắc chắn này thường dẫn đến sự giảm tự tin của nhà đầu tư và gia tăng biến động trong giá tài sản
Hơn nữa, với vai trò là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, bất kỳ sự bất ổn nào tại Nga cũng có thể ảnh hưởng đến giá dầu toàn cầu, như đã được nghiên cứu bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank 2019) Sự tăng giá của năng lượng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và thị trường tài chính trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam, nơi có nhu cầu nhập khẩu dầu cao
Thị trường chứng khoán châu Âu cũng có thể chịu ảnh hưởng đáng kể do gần gũi với khu vực xung đột và có mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với cả Nga và Ukraine Một báo cáo của Ngân hàng Trung ương Châu Âu nhấn mạnh sự kết nối giữa các nền kinh tế châu Âu và sự dễ bị ảnh hưởng của thị trường tài chính của họ đối với các sự kiện địa chính trị (ECB 2021) Đối với ngành vận tải, mặc dù một số cảng của Ukraine là trung tâm trung chuyển quan trọng dọc theo bờ Biển Đen, nhưng bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga vào các khu vực này sẽ gây ra sự chậm trễ đáng kể trong các chuyến hàng Việc đi qua những khu vực này cực kỳ nguy hiểm do xung đột gần các cảng của Ukraine Nhiều công ty vận tải biển đã tạm thời ngừng hoạt động đến các cảng bị ảnh hưởng, dẫn đến phí bảo hiểm tăng mạnh và ngày giao hàng bị hoãn lại Hơn nữa, có những hạn chế về giao thông đường bộ trên khắp nước Nga
Về ngành dầu khí, Nga hiện tại đứng thứ ba trên thế giới về sản xuất dầu, với 11,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, sau Mỹ (17,6 triệu thùng/ngày) và Ảrập Saudi (12 triệu thùng/ngày) Mặt khác, Nga xuất khẩu hàng ngày khoảng 7,8 triệu thùng, với khoảng 5 triệu thùng là dầu thô, đứng đầu thế giới Ngoài ra, Nga đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất khí đốt hàng năm với 638 tỉ mét khối, sau Hoa Kỳ và xuất khẩu khoảng 200 tỉ mét khối Thị trường quốc tế về dầu và khí đã mất cân bằng trước khi Nga tấn công Ukraine Điều này là do mức cầu tăng khi kinh tế bắt đầu hồi phục, trong khi OPEC chậm trễ trong việc tăng sản xuất để đảo ngược quyết định cắt định mức sản lượng 10 triệu thùng/ngày vào năm 2020 khi dịch Covid diễn ra Việc Mỹ, Anh và Canada cấm nhập dầu từ Nga đã đẩy giá dầu lên cao trong nhiều năm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân ở các nước phương Tây Điều này cũng góp phầm làm vật giá leo thang và làm gia tăng tỷ lệ lạm phát
Về ngành thép, Nga hiện là nước xuất khẩu thép lớn thứ ba thế giới với hơn
28 triệu tấn xuất khẩu mỗi năm Với 15 triệu tấn thép xuất khẩu hàng năm, Ukraine hiện là nước xuất khẩu thép lớn thứ 8 trên thế giới Ngoài ra, với hơn 21 triệu tấn xuất khẩu vào năm 2021, Ukraine đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu quặng sắt Giá thép được dự đoán sẽ tăng, đặc biệt tại thị trường châu Âu, do cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và Ukraine, hai nước xuất khẩu thép lớn
Vê ngành nông nghiệp, Nga và Ukraine là những nhà sản xuất và xuất khẩu lúa mì và ngô hàng đầu thế giới, hai yếu tố thiết yếu để sản xuất thức ăn chăn nuôi Nga là nhà cung cấp lúa mì đáng kể, chiếm khoảng 17% khối lượng thương mại toàn cầu, trong khi Ukraine chiếm 16% ngô và 12% xuất khẩu lúa mì trên toàn thế giới (Braun 2022) Thương mại lúa mì kết hợp của Nga và Ukraine chiếm khoảng 30% thương mại thế giới, điều này gần đây đã khiến giá lúa mì tăng mạnh và gây áp lực lớn lên các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi
Về ngành phân bón, với hơn 50 triệu tấn được sản xuất hàng năm, chủ yếu là kali, phốt pho, chứa nitơ và các loại phân bón khác cần thiết cho việc chăm sóc đất và cây trồng, Nga hiện là nước sản xuất phân bón lớn nhất thế giới Ngoài ra, Nga cung cấp 13% khối lượng giao dịch phân bón lớn nhất thế giới (Reuters 2022) Ngành phân bón trên toàn thế giới được dự đoán sẽ gặp trở ngại lớn do các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đối với Nga Những vấn đề này có thể dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và tăng giá sau đó
Về ngành hàng không, Nga đã cấm các chuyến bay từ 36 quốc gia để trả đũa việc các hãng hàng không EU bị cấm sử dụng không phận này, điều này càng làm gián đoạn hoạt động di chuyển bằng đường hàng không.
Tác động đến thị trường Việt Nam
Cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và Ukraine gia tăng vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, mang đến nhiều mối nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới – vốn vẫn đang phục hồi sau cuộc chiến kéo dài hai năm chống lại đại dịch COVID-19 Khi tình hình tiếp tục leo thang, các nước phương Tây đã trả đũa Nga bằng một số lệnh trừng phạt lên hệ thống tài chính của Nga, cấm vận hàng không, ngừng cung cấp dịch vụ và cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Nga Điều này đã khiến cho giá dầu tăng cao, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và nguy cơ lạm phát tăng bất thường ở nhiều quốc gia, nền kinh tế toàn cầu ngay lập tức bị ảnh hưởng nặng nề Hậu quả là triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 và 2023 bị hạ thấp nghiêm trọng Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán không tránh khỏi tâm lý toàn cầu Như đã ghi nhận bởi các nhà nghiên cứu tại VASS, biến động trong thị trường tài chính toàn cầu có thể ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và luồng vốn vào Việt Nam, dẫn đến biến động trong giá cổ phiếu Ngoài ra, sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhập khẩu dầu và tích hợp vào nền kinh tế toàn cầu có nghĩa là bất kỳ động thái nào trong thị trường năng lượng cũng có thể có tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán của nước này
Xung đột giữa Nga và Ukraine có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu, bao gồm cả thị trường chứng khoán của Việt Nam, thông qua sự không chắc chắn tăng lên, biến động trong giá dầu và sự thay đổi trong tâm lý của nhà đầu tư Điều này làm nổi bật sự kết nối giữa các thị trường tài chính và sự quan trọng của việc theo dõi các diễn biến địa chính trị đối với các nhà đầu tư và nhà chính sách.
Tổng quan các nghiên cứu trước
2.5.1 Nghiên cứu ngoài Việt Nam
Nghiên cứu của Rima Assaf và ctg (2023) về ảnh hưởng của cuộc chiến Nga
- Ukraine đến thị trường tài chính toàn cầu Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các chỉ số chứng khoán hiển thị AAR và CAAR âm sau khi công bố cuộc xâm lược Tuy nhiên, mức độ lợi nhuận âm khác nhau ở các vùng khác nhau Các nước phát triển trải qua nhiều phản ứng tiêu cực về giá hơn các nước mới nổi Ngoài ra, tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất trên cơ sở phân chia địa lý, trong khi khu vực Châu Mỹ không có phản ứng đáng kể về giá Hơn nữa, các quốc gia có GDP cao hơn ít bị bán tháo chỉ số hơn Bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ thương mại trên GDP tác động tiêu cực đến lợi nhuận bất thường trong giai đoạn sau sự kiện, cho thấy rằng các quốc gia có tỷ lệ thương mại trên GDP cao hơn đã bị ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn
Olajide O Oyadeyi và ctg (2024) có bài viết về thị trường chứng khoán châu Phi phản ứng thế nào trước sự kiện Nga-Ukraine Kết quả nghiên cứu cho thấy sự kiện thiên nga đen có tác động tiêu cực đáng kể đến thị trường chứng khoán châu Phi (20/14), với những cổ phiếu có lợi nhuận bất thường âm trong ngày diễn ra sự kiện, và trong số này, lợi nhuận bất thường của 9 cổ phiếu có ý nghĩa thống kê.Hơn nữa, nghiên cứu phát hiện ra rằng thị trường chứng khoán châu Phi phản ứng không đồng nhất trước tác động của khủng hoảng, trong khi một số cổ phiếu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số bị ảnh hưởng tối thiểu Nghiên cứu kết luận rằng thị trường chứng khoán châu Phi nên xây dựng một thị trường kiên cường có khả năng chịu được cú sốc bên ngoài và giảm nguy cơ lây lan
Theo nghiên cứu của Imran Yousaf và ctg (2022) về tác động của sự bùng nổ xung đột giữa Nga và Ukraine đối với thị trường chứng khoán của các quốc gia trong G20 Phân tích lợi nhuận bất thường (AR) trước và sau khi lực lượng quân sự Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 cho thấy tác động tiêu cực mạnh mẽ của hành động quân sự này đối với phần lớn thị trường chứng khoán, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán Nga Kết quả cho thấy tác động tiêu cực và đáng kể của cuộc xung đột Nga-Ukraine vào ngày diễn ra sự kiện và những ngày sau sự kiện Phân tích theo từng quốc gia đã chứng minh rằng thị trường chứng khoán của Hungary, Nga, Ba Lan và Slovakia là những nơi đầu tiên phản ứng trước các hành động quân sự ở Ukraine, cho thấy lợi nhuận âm trong những ngày trước sự kiện, trong khi thị trường chứng khoán của Úc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Romania, Nam Phi, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề trong những ngày sau xâm lược Cuối cùng, phân tích khu vực chỉ ra rằng khu vực châu Âu và châu Á bị ảnh hưởng nặng nề và bất lợi bởi sự kiện này
2.5.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Theo bài nghiên cứu của Nguyễn Đức Trung và ctg (2022) về tác động từ cuộc xung đột địa chính trị Nga và Ukraine đến thị trường chứng khoán các quốc gia Châu Á cho thấy thị trường chứng khoán Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Sri
Lanka, Thái Lan, Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ Trong khi đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản ít chịu ảnh hưởng Ngoài ra thị trường Philippines hầu như không bị ảnh hưởng khi sự kiện xung đột chính trị xảy ra Hơn nữa, bài nghiên cứu còn kết luận sự phản ứng tức thời của nhà đầu tư trước khi sự kiện xảy và mức ảnh hưởng của sự kiện cũng kéo dài sau đó
Trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Hồng và ctg (2023) về ảnh hưởng của các sự kiện chính trị quốc tế đến thị trường chứng khoán Việt Nam Bài nghiên cứu đã cho thấy phản ứng của VN-Index trước các công bố quốc tế như: (1) VN- Index biến động mạnh mẽ hơn trong ngắn hạn khi càng lùi xa thời điểm xảy ra sự kiện (2) Chỉ số biến động thay đổi phụ thuộc vào quan hệ địa chính trị của nơi xảy ra sự kiện với thị trường Việt Nam (3) Mức độ biến động của chỉ số VN-Index có xu hướng giảm dần khi thị trường chứng khoán Việt Nam lớn mạnh
Nguyễn Hữu Quỳnh Như (2022) cũng có nghiên cứu về tác động của sự kiện chính trị thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình lợi nhuận điều chỉnh trung bình và phương pháp nghiên cứu sự kiện Kết quả cho thấy các sự kiện chính trị toàn cầu tác động không đáng kể đến thị trường Việt Nam Bên cạnh đó, sự kiện xung đột giữa Nga và Ukraine có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam ở cửa sổ sự kiện là 15 và 20 ngày.
Khoảng trống nghiên cứu
Bài nghiên cứu thảo luận về tác động của các yếu tố chính trị đến thị trường chứng khoán, nhưng việc hiểu rõ cơ chế cụ thể mà xung đột chính trị Nga - Ukraine ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn hạn chế Điều này đặt ra một khoảng trống trong việc đánh giá và dự đoán tác động của các biến cố chính trị lên thị trường chứng khoán Việt Nam
Các nghiên cứu về tác động của chiến tranh Nga – Ukraine đến thị trường chứng khoán Việt Nam bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện chưa được phong phú Dẫn đến việc thiếu tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu cụ thể đã làm giảm đi tính toàn vẹn và sự phong phú của nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung chủ yế vào biến động ngắn hạn, ngày diễn ra sự kiện và các ngày xung quanh sự kiện Chưa xem xét được đến tác động dài hạn và ổn định của xung đột chính trị đến thị trường chứng khoán Việt Nam khiến cho tính toàn diện của nghiên cứu bị giảm xuống
Tìm hiểu và tổng hợp các lý thuyết cơ bản về giá cổ phiếu, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng bởi chiến sự xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan Chương 2 cho thấy giá cổ phiếu còn được coi là bộ mặt, thương hiệu của doanh nghiệp vì nó phản ánh kết quả kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và kỳ vọng của nhà đầu tư
Chiến sự đặc biệt giữa Nga và Ukraine không chỉ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến giá dầu tăng đột biến và dẫn đến sự leo thang của giá cả hàng hoá Vì vậy, việc đo lường tác động của các thông tin liên quan cuộc chiến đến giá cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp Khi nghiên cứu tác động của sự bất ổn chính trị đến giá cổ phiếu của các công ty, có nhiều phương pháp được các nhà nghiên cứu sử dụng, bao gồm cả phương pháp định tính và định lượng Các nghiên cứu được trình bày trong chương này là tiền đề để tác giả đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp Nghiên cứu sự kiện để nghiên cứu tác động của chiến sự Nga
- Ukraine đến giá cổ phiếu của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu sự kiện theo mô hình thị trường đã được sử dụng để đo lường tác động của chiến sự Nga - Ukraine đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Mô hình thị trường được sử dụng bởi Fama và ctg (1969) giả định mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận của chứng khoán và lợi nhuận của danh mục thị trường Mô hình này được chọn vì nó có hiệu quả trong việc phát hiện lợi nhuận bất thường khi so sánh với các phương pháp phức tạp khác như mô hình chỉ số và nó cũng không bị chỉ trích về mô hình định giá tài sản vốn
Lý do sử dụng mô hình này là vì nó đã được chứng minh là mang lại kết quả có giá trị Brown và Warner (1985) định nghĩa phương pháp mô hình thị trường là một phương pháp tương đối mạnh mẽ có thể áp dụng cho nhiều tình huống
Phương pháp sự kiện sử dụng thước đo lợi nhuận bất thường phát sinh từ các sự kiện Thông qua giá trị của lợi nhuận bất thường, các nhà nghiên cứu có thể ước tính phản ứng của thị trường trước những thay đổi của giá cổ phiếu hoặc đo lường những thay đổi trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi có sự kiện quan trọng xảy ra Đây là mối quan tâm của cả nhà đầu tư, nhà quản lý và chủ doanh nghiệp vì kết quả nghiên cứu sự kiện có thể là cơ sở để nhà đầu tư dựa vào khi mua, bán chứng khoán
Có ba mô hình chính để tính toán lợi nhuận bất thường: mô hình tỷ suất lợi nhuận điều chỉnh trung bình, mô hình tỷ suất lợi nhuận điều chỉnh chỉ số thị trường và mô hình thị trường Mô hình tỷ suất lợi nhuận điều chỉnh trung bình có độ lệch lớn khi thị trường tăng hoặc giảm xảy ra vào ngày diễn ra sự kiện Mô hình lợi nhuận được điều chỉnh theo chỉ số thị trường có giả định về mối quan hệ chặt chẽ, không thể áp dụng được trong hầu hết các trường hợp Các mô hình thị trường được sử dụng nhiều nhất và có khả năng dự đoán tốt Trong bài viết này, tác giả đã sử dụng mô hình thị trường được trình bày như sau (He và ctg 2020)
Trong nghiên cứu này, mô hình thị trường được xem xét trong việc tính toán lợi nhuận
𝑅 𝑖,𝑡 : Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu i vào ngày t
𝑅 𝑚,𝑡 : Tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường m vào ngày t
𝛼 𝑖 , 𝛽 𝑖 : Các tham số của phương trình hồi quy
Lợi nhuận bất thường (AR)
Lợi nhuận bất thường lệch khỏi lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư Sự hiện diện của lợi nhuận bất thường, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, giúp các nhà đầu tư xác định hiệu quả điều chỉnh theo rủi ro Lợi nhuận bất thường có thể được tạo ra một cách ngẫu nhiên, do một số sự kiện bên ngoài hoặc không lường trước được, hoặc do kết quả của các tác nhân xấu Lợi nhuận bất thường được tính bằng cách lấy lợi nhuận thực tế trừ đi lợi nhuận kỳ vọng
Theo đó, lợi nhuận bất thường được tính như sau:
𝑅 𝑖,𝑡 : Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu i vào ngày t
𝑅 𝑚,𝑡 : Tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường m vào ngày t
𝐴𝑅 𝑖𝑡 : Lợi nhuận bất thường của cổ phiếu i vào ngày t
𝛼 ̂ , 𝛽 𝑖 ̂ 𝑖 : Các hệ số trong mô hình có được thông qua phân tích hồi quy OLS bình phương tối thiểu thông thường
Lợi nhuận kỳ vọng (ER)
Lợi nhuận kỳ vọng là số tiền lãi hoặc lỗ mà nhà đầu tư có thể dự kiến nhận được từ khoản đầu tư Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu i được tính như sau:
𝐸(𝑋): Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu i vào ngày t α, β : Hệ số ước lượng của phương pháp hồi quy tuyến tính
𝑅 𝑚,𝑡 : Tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường m vào ngày t
𝑅 𝑖,𝑡 : Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu i vào ngày t
𝑃 𝑖,𝑡: Giá đóng cửa của cổ phiếu i vào ngày t
𝑃 𝑖,𝑡−1 :: Giá đóng cửa của cổ phiếu i vào ngày t-1
𝑅 𝑚,𝑡 :: Tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường m vào ngày t
𝐸 𝑚,𝑡 : Giá đóng cửa của danh mục thị trường m vào ngày t
𝐸 𝑚,𝑡−1 : Giá đóng cửa của danh mục thị trường m vào ngày t-1
Lợi nhuận bất thường tích luỹ (CAR)
Lợi nhuận bất thường tích lũy (CAR) là tổng lợi nhuận bất thường Thông thường, việc tính toán lợi nhuận bất thường tích lũy diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, thường chỉ vài ngày Khoảng thời gian ngắn này là do bằng chứng đã chỉ ra rằng lợi nhuận bất thường gộp hàng ngày có thể tạo ra sai lệch trong kết quả
𝐶𝐴𝑅 (𝑡 1 , 𝑡 2 ): Lợi nhuận bất thường tích luỹ của cổ phiếu i trong khoảng thời gian quan sát từ 𝑡 1 đến 𝑡 2
𝐴𝑅 𝑖,𝑡 : Lợi nhuận bất thường của cổ phiếu i vào ngày t
Nghiên cứu Sự kiện có thể tiết lộ mức độ nhạy cảm của thị trường chứng khoán trước một sự kiện cụ thể Trong nghiên cứu trường hợp của họ về các sự kiện, Campbell và ctg (1997) và Brown và Warner (1985) đề xuất sử dụng 120 ngày trước ngày xảy ra sự kiện làm khoảng thời gian ước tính, đủ để hình thành đường cơ sở cho lợi nhuận bình thường Do đó, nghiên cứu này chọn khoảng thời gian ước tính là 120 ngày và khoảng thời gian sự kiện là 20 ngày xung quanh ngày diễn ra sự kiện Để tính toán các chỉ tiêu nêu trên, thời gian nghiên cứu sẽ được chia làm 2 giai đoạn như minh họa trên hình 3.1
Hình 3.1 Cửa sổ sự kiện
Khoảng thời gian trước sự kiện được gọi là khoảng thời gian ước tính, được sử dụng để ước tính các hệ số của mô hình thị trường trong tính toán lợi nhuận bất thường của cổ phiếu, ký hiệu là by [T -2 , T -1 ] và được biểu thị bằng Estimation Window Khoảng thời gian sự kiện này được coi là khoảng thời gian sự kiện dùng để đánh giá phản ứng của thị trường trước và sau sự kiện, ký hiệu là [T 1 , T 2 ] và biểu thị bằng Event Window.
Giả thuyết nghiên cứu
Để xem xét tác động của việc chiến sự Nga – Ukraine đến diễn biến giá cổ phiếu, tác giả sẽ quan sát khoảng thời gian trước và sau khi thông tin chính thức được công bố thông qua hai giả thuyết:
Giả thuyết 1: Khi 𝐴𝑅 𝑡 ≠ 0 trong thời gian nghiên cứu cho thấy cuộc chiến có ảnh hưởng đến diễn biến giá cổ phiếu các ngành vận tải, dầu khí, thép, phân bón nông nghiệp và hàng không trong ngày Những tác động này có thể là kết quả tích cực hoặc tiêu cực, đối với mỗi AR sẽ cho kết quả tiêu cực hoặc tích cực, cổ phiếu của các công ty có thể bị ảnh hưởng bởi việc tăng hoặc giảm giá Nhà đầu tư có thể nhận được khoản lợi nhuận bất thường khi lợi nhuận thực tế cao hơn kỳ vọng của nhà đầu tư và ngược lại nếu lợi nhuận thực tế thấp hơn lợi nhuận kỳ vọng thì họ sẽ bị lỗ
Giả thuyết 2: Khi 𝐶𝐴𝑅 (𝑡 1 ,𝑡 2 ) ≠ 0 trong thời gian nghiên cứu cho thấy giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng hoặc giảm trong thời gian quan sát từ 𝑡 1 đến 𝑡 2 , tương ứng với tổng lợi nhuận bất thường (AR) là âm hoặc dương Ngoài ra, việc sử dụng lợi nhuận bất thường tích lũy (CAR) còn giúp đánh giá sâu hơn tác động tổng hợp của thông tin dịch bệnh đến tâm lý giao dịch của nhà đầu tư, dù tác động đó là tích cực hay tiêu cực.
Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu VN-Index và giá cổ phiếu của 5 công ty thuộc các ngành vận tải biển, nông nghiệp, thép, dầu khí, phân bón và hàng không Các công ty nghiên cứu sẽ được trình bày trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Mã cổ phiếu của các công ty thuộc các ngành được nghiên cứu
GMD Công ty Cổ phần Gemadept VSC Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam
TCL Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ
Tân Cảng VOS Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam HAH Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An
Dầu khí GAS Tổng Công ty Khí Việt Nam
PVS Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí
PVD Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan
Dầu khí PLX Tập đoàn Xăng dầu Việt Na PVT Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí
HPG Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát NKG Công ty Cổ phần Thép Nam Kim HSG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen POM Công ty Cổ phần Thép Pomina TLH Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên
DCM Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau DPM Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí BFC Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền
VAF Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển SFG Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam
HAG Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai HNG Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh
HSL Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thực phẩm Hồng
NSC Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt
Nam SSC Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam
VJC Công ty cổ phần Hàng không VietJet HVN Tổng Công ty Hàng không Việt Nam SGN Công ty cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn AST Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco NCT Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong bài nghiên cứu, tác sẽ sẽ lấy ngày 24 tháng 2 năm 2022, ngày bắt đầu cuộc chiến Nga - Ukraine làm ngày diễn ra sự kiện Khoảng thời gian sự kiện bao gồm 141 ngày với cửa sổ sự kiện là từ 𝑡 −10 đến 𝑡 +10 ngày Khoảng thời gian ước tính là 120 ngày
Việc sử dụng phương pháp Nghiên cứu sự kiện để phân tích mức độ ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine đến diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021-2022 Qua đó sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu tính toán AR, CAR theo các công thức được giới thiệu ở phần mô hình nghiên cứu rồi kiểm định t-test cho hai giả thuyết H0 và H1 Kết quả tính toán và thử nghiệm sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine đến ngành vận tải
Hình 4.1 Kết quả AR, CAR cùng kiểm định t – test của các công ty ngành vận tải
Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu
Ghi chú: *, **, *** là ký hiệu mức ý nghĩa thống kê của kiểm định t – test lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Ngày AR CAR AR t-test CAR t-test AR CAR AR t-test CAR t-test AR CAR AR t-test CAR t-test AR CAR AR t-test CAR t-test AR CAR AR t-test CAR t-test
GMD VSC TCL VOS HAH
Cuộc chiến Nga - Ukraine tác động không chỉ đến ngành vận tải toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 5 công ty được nghiên cứu thì có 4 công ty là GMD, TCL, VOS, HAH xuất hiện lợi nhuận bất thường Cụ thể đối với cổ phiếu GMD lợi nhuận bất thường xuất hiện và có ý nghĩa thống kê tại AR(5) = 5.79%; AR(8) = -4.52%; AR(9) =6.91% Lợi nhuận bất thường xuất hiện sau ngày diễn ra sự kiện, trong 3 lần xuất hiện chỉ có một lần lợi nhuận bất thường là âm Mã TCL lợi nhuận xuất hiện tại AR(-8) = 3.6%; AR(-5) 3.76%; AR(5) = 5.52%; AR(8) = - 3.4%; AR(9) = 3.39% Lợi nhuận bất thường xuất hiện trước và sau ngày diễn ra sự kiện Trong 5 lần xuất hiện lợi nhuận bất thường chỉ có duy nhất một lần vào ngày t = 8 lợi nhuật bất thường là âm Cổ phiếu VOS chỉ có 2 lần xuất hiện lợi nhuận bất thường vào trước và sau ngày diễn ra sự viện với AR(-8) = 8.55% và AR(9) = 6.69% Cổ phiếu HAH lợi nhuận bất thường xuất hiện và có ý nghĩa tại AR(-5) = 5.66%; AR(2) = 6.05%; AR(5) = 5.74%; AR(9)
= 6.74% Lợi nhuận bất thường đều xuất hiện dương với hai cổ phiếu VOS và HAH Ngoại trừ cổ phiếu VSC là không xuất hiện lợi nhuân bất thường ra thì đa phần các cổ phiếu còn lại thường xuất hiện lợi nhuận bất thường vào ngày t = -8; t = 5 và t 9
Xét về lợi nhuận bất thường tích luỹ của nhóm ngành vận tải Trước khi phát súng đầu tiên nổ ra đánh dấu cuộc chiến sự quy mô giữa Nga và Ukraine thì lợi nhuận bất thường tích luỹ đã xuất hiện ở cả 5 cổ phiếu ngành vận tải được nghiên cứu Đối với cổ phiếu GMD lợi nhuận bất thường tích luỹ dương vào ngày t = -8 và kéo dài trong cửa sổ sự kiện từ ngày t = - 6 đến ngày t Vào ngày diễn ra sự kiện, cố phiểu GMD có lợi nhuận bất thường tích luỹ tại CAR(0) = 7.23% Xét đến cổ phiếu VSC, đây là mã cổ phiếu không xuất hiện lợi nhuận bất thường trong khung cửa sổ sự kiện Tuy nhiên có xuất hiện lợi nhuận bất thường tích luỹ dương trước ngày diễn ra sự kiện từ ngày t = -5 đến t = -1 Sau ngày diễn ra sự kiện, lợi nhuận bất thường tích luỹ dương xuất hiện hết từ ngày t = 1 cho đến ngày t = 10 Tuy nhiên lợi nhuận bất thường tích luỹ có ý nghĩa thống kê lại không xuất hiện vào ngày xảy ra sự kiện Với cổ phiếu TCL, lợi nhuận bất thường tích lũy xuất hiện trước khi sự kiện xảy ra từ ngày t = -8 đến ngày t = -1 Sau khi sự kiện xảy ra, lợi nhuận bất thường tích lũy trở lại từ ngày t = 5 đến ngày t Với mã cổ phiếu VOS, lợi nhuận bất thường tích luỹ không xuất hiện vào ngày xảy ra sự kiện Tuy nhiên, trước khi sự kiện xảy ra, lợi nhuận bất thường tích luỹ dương xuất hiện tại CAR(-8) = 6.77%; CAR(-4) = 5.59% Sau ngày diễn ra sự kiện, lợi nhuận bất thường tích luỹ xuất hiện từ t = 3 đến t = 1o với mức ý nghĩa là 1% Đối với cổ phiếu HAH, lợi nhuận bất thường tích luỹ xuất hiện liên tiếp và có ý nghĩa thống kê từ ngày t = -8 đến ngày t = 10 Đây cũng là cổ phiếu thứ hai trong năm cổ phiếu thuộc ngành vận tải có lợi nhuận bất thường tích luỹ vào ngày diễn ra sự kiện với CAR(0) = 9.54%
Tóm lại, trong 5 công ty thuộc ngành vận tải, chỉ có VSC không xuất hiện lợi nhuận bất thường nhưng có xuất hiện lợi nhuận tích luỹ bất thường dương Các công ty còn lại đều xất hiện lợi nhuận bất thường và lợi nhuận tích luỹ bất thường dương vào ngày diễn ra sự kiện Điều này cho thấy chiến sự xảy ra giữa Nga và Ukraine có ảnh hưởng tích cực lên cổ phiếu ngành vận tải Trước hết, vận tải biển nội địa ở Việt Nam hiện do các doanh nghiệp Việt Nam điều hành, bất chấp thực tế chiến tranh đang diễn ra ảnh hưởng đến chi phí nhiên liệu vận tải khi chiếm đến 35– 45% chi phí hoạt động Nhờ đó, giá cước vận tải nội địa vẫn duy trì ở mức thấp và ổn định Thứ hai, Cục Hàng hải Việt Nam tuyên bố rằng tất cả các cảng của Ukraine đã bị phong tỏa và các công ty vận tải đã ngừng nhận và rời hàng hóa từ Ukraine, cho thấy tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng đối với tuyến quá cảnh Việt Nam- Ukraine Nhiều hãng tàu quốc tế lớn, đặc biệt là các hãng có trụ sở tại châu u, đã ngừng nhận hàng đi và đến Liên bang Nga và chấm dứt dịch vụ vận chuyển tuyến Việt Nam-Nga Tóm lại, tình hình này có thể tạo cơ hội cho các chủ tàu Việt Nam tăng thị phần vận tải trong tương lai, khi nhiều hãng tàu lớn tạm dừng dịch vụ đến và đi từ Liên bang Nga, bất chấp nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga vẫn được duy trì.
Tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine đến ngành dầu khí
Hình 4.2 Kết quả AR, CAR cùng kiểm định t – test của các công ty ngành dầu khí
Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu
Ghi chú: *, **, *** là ký hiệu mức ý nghĩa thống kê của kiểm định t – test lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã làm gia tăng lo ngại về nguồn cung năng lượng không chỉ ảnh hưởng lớn đến các nước Mỹ và phương Tây mà còn gây tác động đến thị trường dầu khí Việt Nam Trong 5 công ty về ngành dầu khí được nghiên cứu là GAS, PVS, PVD, PLX và PVT thì tất cả các công ty này đều cho thấy sự xuất hiện có ý nghĩa của lợi nhuận bất thường trong khung cửa sổ sự kiện Xét riêng về mã cổ phiếu GAS, lợi nhuận bất thường xuất hiện trước khi sự kiện xảy ra tại AR(-8) = 7.05% với mức ý nghĩa 1% Vào ngày diễn ra sự kiện không xuất hiện lợi nhuận bất thường có ý nghĩa Tuy nhiên, sau ngày diễn ra sự kiện, lợi nhuận bất thường xuất hiện tại AR(7) = 6.09% với ý nghĩa là 1% và AR(10) = - 3.55% có ý nghĩa 10% Trong 3 ngày xuất hiện lợi nhuận bất thường chỉ có 1 ngày xuất hiện lợi nhuận bất thường âm
Ngày AR CAR AR t-test CAR t-test AR CAR AR t-test CAR t-test AR CAR AR t-test CAR t-test AR CAR AR t-test CAR t-test AR CAR AR t-test CAR t-test
GAS PVS PVD PLX PVT Đối với cổ phiếu PVS, trước khi sự kiện xảy ra, lợi nhuận bất thường xuất hiện tại AR(-8) = 5.21%; AR(-2) = 6.25%; AR(-1) = 9.22% Tại ngày diễn ra sự kiện, lợi nhuận bất thường xuất hiện AR(0) = 6.25% với mức ý nghĩa 5% Sau khi diễn ra sự kiện, lời nhuận bất thường xuất hiện vào các ngày AR(4) = 7.67%; AR(7)
= 7.45% đều với mức ý nghĩa 1% Tất cả lợi nhuận bất thường xuất hiện của cổ phiếu PVT đề dương
Khi xét đến cổ phiếu PVD, trước khi sự kiện xảy ra không có sự xuất hiện của lợi nhuận bất thường có ý nghĩa Lợi nhuận bất thường xuất hiện vào ngày diễn ra sự kiện với AR(0) = 7.33% với mức ý nghĩa 5% Sau ngày diễn ra sự kiện, lợi nhuận bất thường tích luỹ tại AR(7) = 7.18%; AR(9) = 5.67%
Với cổ phiếu PLX, trước khi sự kiện xảy ra lợi nhuận bất thường xuất hiện tại AR(-8) = 3.35%; AR(-2) = 3.98% với mức ý nghĩa 5% Vào ngày diễn ra sự kiện cổ phiếu PLX không xuất hiện lợi nhuận bất thường có ý nghĩa thống kê Sau ngày diễn ra sự kiện, có 4 lần xuất hiện lợi nhuận bất thường có ý nghĩa tại AR(6) = - 2.75%; AR(7) = 4.01%; AR(9) = 2.75%; AR(10) = -3.09% Như vậy, với cổ phiếu PLX, trong 6 lần xuất hiện lợi nhuận bất thường, chỉ có 2 lần là lợi nhuận bất thường âm
Về cổ phiếu PVT, trước khi sự kiện xảy ra, lợi nhuận bất thường xuất hiện tại AR(-8) = 4.47%; AR(-1) = 6.09% Không có lợi nhuận bất thường xuất hiện vào ngày diễn ra sự kiện Sau sự kiện, lợi nhuận lợi nhuận tích luỹ bất thường xuất hiện tại AR(4) = 5.34%; AR(5) = 5.08%; AR(7) = 6.87%
Về lợi nhuận bất thường tích luỹ của 5 cổ phiếu ngành dầu khí đều xuất hiện và có ý nghĩa vào ngày diễn ra sự kiện với mức ý nghĩa 1% Với cổ phiếu GAS, lợi nhuận bất thường tích luỹ xuất hiện từ ngày t = -8 kéo dài cho đến ngày t = 10, vào ngày diễn ra sự kiện CAR(0) = 8.44% Cổ phiếu PVS, CAR xuất hiện từ ngày t = -8 đến ngày t = -6, và xuất hiện lại vào ngày t = -2 và kéo dài đến ngày t = 10 Tại ngày diễn ra sự kiện, cổ phiếu PVS xuất hiện CAR(0) = 22.69% Cổ phiếu PVD và PLX có sự xuất hiện của lợi nhuận bất thường và các ngày giống nhau là ngày t = -8 và xuất hiện lại từ ngày t = -2 và kéo dài cho đến ngày t = 10 Vào ngày diễn ra sự kiện, cổ phiếu PVD có CAR(0) = 15.54% và PLX có CAR(0) = 7.11% Sự xuất hiện lợi nhuận bất thường tích luỹ của mã PVT cũng tương tự như hai mã trước là PVD và PLX, tuy nhiên vào ngày t = -2 không xuất hiện lợi nhuận bất thường tích luỹ có ý nghĩa Vào ngày diễn ra sự kiện, lợi nhuận tích luỹ bất thường của mã PVT là CAR(0) = 10.23%
Trong 5 cổ phiếu được nghiên cứu của nhóm ngành dầu khí, lợi nhuận tích luỹ bất thường đều là dương và có ý nghĩa thống kê Điều này cho thấy chiến sự xảy ra giữa Nga và Ukraine có ảnh hưởng tích cực đến ngành dầu khí của Việt Nam Sự ảnh hưởng tích cực này được lý giải bởi những nguyên nhân sau: thứ nhất mặt hàng nhiên liệu chiếm 64% kim ngạch xuất khẩu của Nga trong năm 2021, do đó, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu dầu sẽ được hưởng lợi từ giá dầu thô tăng, trong khi doanh nghiệp sản xuất và tiếp thị sản phẩm dầu mỏ sẽ bị lỗ Tuy nhiên, các sự cố thường khiến giá trị cổ phiếu chung ngành cùng tăng hoặc cùng giảm giảm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine đến ngành thép
Hình 4.3 Kết quả AR, CAR cùng kiểm định t – test của các công ty ngành thép
Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu
Ghi chú: *, **, *** là ký hiệu mức ý nghĩa thống kê của kiểm định t – test lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Đối với ngành thép, trong 5 cổ phiếu đại diện được nghiên cứu, kết quả cho thấy không có lợi nhuận bất thường xuất hiện trước và trong ngày diễn ra sự kiện Tuy nhiên sau ngày diễn ra sự kiện, lợi nhuận bất thường của ngành thép xuất hiện chủ yếu và ngày t = 2; t = 5 và t = 7 Cụ thể với cổ phiếu HPG, lợi nhuận tích luỹ bất thường xuất hiện tại AR(2) = 3.66%; AR(5) = 5.34%; AR(7) = 3.24% Cổ phiếu NKG lợi nhuận tích luỹ bất thường tại AR(2) = 8.07%; AR(4) = 5.35% Lợi nhuận bất thường của cổ phiếu HSG xuất hiện tại AR(2) =7.87%; AR(5) = 4.52%; AR(7)
= 4.71% Cổ phiếu POM có lợi nhuận bất thường xuất hiện tại AR(2) = 5.51%; AR(5) = 5.13% Cuối cùng cổ phiếu TLH chỉ có duy nhất một lần xuất hiện lợi nhuận bất thường vào ngày AR(2) = 7.98% với mức ý nghĩa 5%
Time Series AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test
HPG NKG HSG POM TLH
Về lợi nhuận bất thường tích luỹ của mã HPG, trước và trong ngày diễn ra sự kiện đều không xuất hiện Sau ngày diễn ra sự kiện lợi nhuận bất thường tích luỹ dương xuất hiện vào ngày t = 5 và kéo dài đến ngày t Về mã NKG lợi nhuận tích luỹ đã xuất hiện trước ngày diễn ra sự kiện tại t = -9 và kéo dài đến ngày t Vào ngày diễn ra sự kiện, CAR(0) = 10.08% Mã HSG, lơi nhuận tích luỹ dương chỉ xuất hiện sau ngày diễn ra sự kiện từ ngày t = 2 cho đến ngày t Với mã POM và mã TLH, lợi nhuận tích luỹ đều xuất hiện trước, trong ngày diễn ra sự kiện và sau ngày diễn ra sự kiện Trước khi sự kiện xảy ra lợi nhuận tích luỹ bất thường âm xuất hiện Lợi nhuận tích luỹ bất thường của mã POM trong ngày diễn ra sự kiện CAR(0) = -7.28% là âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Với mã TLH trong ngày sự kiện CAR(0) = -6.61% với mức ý nghĩa 5%
Tóm lại, trong 5 cổ phiếu ngành thép, lợi nhuận bất thường chỉ xuất hiện sau ngày diễn ra sự kiện và đều là tích cực Đối với lợi nhuận bất thường tích luỹ trước khi sự kiện xảy ra chỉ có ⅗ cổ phiếu có lợi nhuận bất thường tích luỹ xuất hiện là NKG, POM, TLH Trong 3 cổ phiếu, có NKG là lợi nhuận tích luỹ dương trước khi sự kiện xả ra Còn POM và TLH lợi nhuận bất thường tích luỹ âm trước khi sự kiện xảy ra Điều này cho thấy phản ứng của nhóm cổ phiếu ngành thép trước khi sự kiện xảy ra là tiêu cực và đổi chiều quy sang tích cực sau khi sự kiện xảy ra Nguyên nhân của điều này được lý giải bởi tình hình Nga-Ukraine hiện nay, Việt Nam có cơ hội lớn để tăng tỷ trọng xuất khẩu thép sang thị trường EU trong trường hợp các lệnh trừng phạt vẫn được áp dụng, cấm ngành thép của Nga xuất khẩu sang
EU và làm gián đoạn ngành thép của Ukraine Người ta có thể lập luận rằng một trong những ngành hiện đang hoạt động rất tốt là xuất khẩu thép, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu về hàng hóa thép trong sản xuất và xây dựng đang tăng lên và giá thép toàn cầu đang bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19 Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thép lớn của Việt Nam sang EU như Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim sẽ được hưởng lợi từ việc tận dụng cơ hội này.
Tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine đến ngành phân bón
Hình 4.4 Kết quả AR, CAR cùng kiểm định t – test của các công ty ngành phân bón
Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu
Ghi chú: *, **, *** là ký hiệu mức ý nghĩa thống kê của kiểm định t – test lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Lợi nhuận bất thường của ngành phân bón xuất hiện trước, trong và sau khi sự kiện xảy ra Đôi với cổ phiếu DCM, trước khi sự kiện xảy ra lợi nhuận bất thường xuất hiện tại AR(-1) = 6.32% Tại ngày diễn ra sự kiện AR(0) = 7.86% Sau ngày diễn ra sự kiện lợi nhuận bất thường xuất hiện tại AR(2) = 7.31%; AR(4) 6.33%; AR(7) = 7.18%; AR(9) = 5.43% Cổ phiếu DPM, lợi nhuận bất thường trước khi sự kiện xảy ra xuất hiện tại AR(-1) = 6.27% Trong ngày diễn ra sự kiện, AR(0) = 7.77% Sau khi sự kiện xảy ra AR xuất hiện lần lượt tại AR(2) = 7.22%; AR(4) = 5.91%; AR(7) = 7.17% Cổ phiếu BFC, tại ngày diễn ra sự kiện AR(0) 7% Sau ngày diễn ra sự kiện lợi nhuận bất thường xuất hiện tại AR(7) = 7.7%, AR(9) = 7.25% Về mã VAF, trong ngày diễn ra sự kiện AR(0) = 7.05% Sau ngày diễn ra sự kiện lợi nhuận bất thường xuất hiện lần lượt tại AR(1) = 6.37%; AR(5) Time Series AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test
DCM DPM BFC VAF SFG
-7.44%; AR(6) = 6.72%, AR(7) = 6.81%; AR(8) = 7.58%; AR(10) = 6.49% Với mã SFG, lợi nhuận bất thường xuất hiện sau ngày diễn ra sự kiện tại AR(2) = 7.08%; AR(3) = 6.17%; AR(4) = 7.14% Đối với lợi nhuận tích luỹ của ngành phân bón, trong 5 cổ phiếu dại diện lợi nhuận bất thường tích luỹ đều xuất hiện trước trong và sau khi sự kiện xảy ra Tại ngày diễn ra sự kiện, mã DCM có CAR(0) = 18.9%; DPM có CAR(0) = 20.7%; BFC có CAR(0) = 13.6%; VAF có CAR(0) = 6.28%; SFG có CAR(0) = -8.07% Trong 5 cổ phiếu ngành phân bón chỉ có SFG có lợi nhuận tích luỹ âm xuất hiện trước và trong ngày diễn ra sự kiện
Tóm lại, ngành phân bón đã cho thấy những kết quả tích cực trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, cả về lợi nhuận bất thường và lợi nhuận tích lũy Điều này được giải thích là do Nga đóng góp đáng kể 13% vào khối lượng các loại phân bón chính được giao dịch trên toàn cầu và gần 16% thị phần trong khối lượng các sản phẩm phân bón thành phẩm quan trọng được giao dịch trên toàn cầu Vì vậy, nhiều khả năng các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu u chống lại Nga sẽ dẫn đến tình trạng thiếu phân bón trên toàn cầu và tăng giá Giá phân bón thế giới ảnh hưởng tới giá phân bón Việt Nam Do đó, giá khí đầu vào tăng dự kiến sẽ thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận gộp thông qua việc tăng giá phân bón.
Tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine đến ngành nông nghiệp
Hình 4.5 Kết quả AR, CAR cùng kiểm định t – test của các công ty ngành nông nghiệp
Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu
Ghi chú: *, **, *** là ký hiệu mức ý nghĩa thống kê của kiểm định t – test lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Xét về lợi nhuận bất thường của cổ phiếu ngành nông nghiệp Trong 5 công ty được nghiên cứu có HNG không xuất hiện lợi nhuận bất thường Các cổ phiếu còn lại lợi nhuận bất hường đề có xuất hiện Cụ thể, với mã HAG, lợi nhuận bất thường xuất hiện tại AR(-8) = -7.59%; AR(0) = -7.43%; AR(8) = -7.14% đều với mức ý nghĩa 10% Với mã NSL lợi nhuận bất thường chỉ xuất hiện sau khi sự kiện xảy ra tại AR(1) = 6.2% với ý nghĩa 10% Với mã NSC lợi nhuận bất thường xuất hiện lần lượt tại AR(-7) = 2.31%; AR(-1) = 2.18%; AR(0) = -2.26%; AR(6) 6.99%; AR(7) = 6.49%; AR(9) = -3.29% Lợi nhuận bất thường tích luỹ của mã SSC tại AR(-10) = -6.92% và AR(7) = 5.77%
Time Series AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test
HAG HNG HSL NSC SSC
Về lợi nhuận bất thường tích luỹ, chỉ có HLS không xuất hiện lợi nhuận bất thường tích luỹ trước và trong khi xảy ra sự kiện, các cổ phiếu còn lại đều xuất hiện lợi nhuận bất thường tích luỹ trước, trong và sau khi sự kiện xảy ra Mã HPG, lợi nhuận bất thường tích luỹ âm xuất hiện tại ngày t = -6 và kéo dài cho đến ngày t
Tại ngày diễn ra sự kiện lợi nhuận tích luỹ bất thường của HAG là CAR(0) = - 25.12% với mức ý nghĩa 1% Với mã cổ phiếu HNG, trong 7 ngày xuất hiện lợi nhuận bất thường tích luỹ có đến 5 ngày là lợi nhuận bất thường tích luỹ âm Vào ngày diễn ra sự kiện lợi nhuận bất thường tích luỹ của HNG là CAR(0) = -4.96% với ý nghiaxn 10% Cổ phiếu HSL sau ngày diện ra sự kiện có đến 8/10 lần xuất hiện lợi nhuận bất thường tích luỹ dương Cổ phiếu NSC lợi nhuận bất thường tích luỹ dương đều xuất hiện trước, trong và sau khi diễn ra sự kiện Tại ngày diễn ra sự kiện lợi nhuận tích luỹ bất thường của cổ phiếu NSC là CAR(0) = 2.35% Với mã cổ phiếu SSC lợi nhuận bất thường tích luỹ âm trong cửa sổ sự kiện nghiên cứu Vào ngày diễn ra sự kiện, lợi nhuận bất thường tích luỹ âm của cổ phiếu SSC là CAR(0) = -8.45%
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 5 công ty đại diện cho ngành nông nghiệp có đến 3 công ty xuất hiện lợi nhuận bất thường âm là HAG, HNG và SSC, hai công ty còn lại có lợi nhuận bất thường dương là HLS và NSC Điều này cho thấy chiến sự xảy ra giũa Nga và Ukraine có ảnh hưởng tiêu cực đến cổ phiếu ngành nông nghiệp tại Việt Nam Đầu tiên, giá phân bón được sản xuất trong nước và nhập khẩu đã tăng khoảng 60–80% Khi Việt Nam chi 500 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản từ Nga và Ukraine vào năm 2021, điều này đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng giữa Việt Nam và hai quốc gia này Lúa mỳ (khoảng 1 triệu tấn, chiếm 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô làm thức ăn chăn nuôi (chiếm 3% tổng nhập khẩu ngô) và phân bón chiếm hơn 10% tổng nhập khẩu nông nghiệp của Việt Nam Khi Nga và Ukraine bắt đầu xung đột, xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã bị tạm dừng Một số lượng lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không thể đi vào Nga, Ukraine và một số nước Đông Âu Do đó, nông sản của Việt Nam có thể được xuất khẩu và nhập khẩu sang Nga Xuất khẩu nông sản của Nga và nhập khẩu hàng hóa của Nga về Việt Nam đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine Hơn nữa, sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine đã khiến giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu tăng lên Giá của các nguyên liệu đầu vào, chẳng hạn như lúa mỳ và ngô, đã tăng từ 10% đến 20% và giá phân bón đã tăng từ 20% vào tháng 2 năm 2022, có tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi và trồng trọt của Việt Nam.
Tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine đến ngành hàng không
Hình 4.6 Kết quả AR, CAR cùng kiểm định t – test của các công ty ngành hàng không
Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu
Ghi chú: *, **, *** là ký hiệu mức ý nghĩa thống kê của kiểm định t – test lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Trong 5 công ty được nghiên cứu, chỉ có công ty với mã cổ phiếu NCT không xuất hiện lợi nhuận bất thường Cổ phiếu VJC trước khi sự kiện xảy ra, lợi nhuận bất thường xuất hiện dương và có ý nghĩa tại các ngày AR(-8) =6.01%; AR(- 4) = 5.21%; AR(-1) = 3.49% Sau ngày diễn ra sự kiện, lợi nhuận bất thường xuất
Time Series AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test AR CAR AR t test CAR t-test
VJC HVN SGN AST NCT hiện tại AR(2) = -3.34%; AR(4) = 3.12%; AR(6) = -2.89% Đối với cổ phiếu HVN, lợi nhuận bất thường chỉ xuất hiện duy nhất vào ngày t = 10 với AR(10) = 4.43% với mức ý nghĩa 10% Về mã SGN, có 8 lần xuất hiện lợi nhuận bất thường là AR(- 9) = -3.97%; AR(-7) = 2.98%; AR(-6) = 6.88%; AR(-2) = 2.66%; AR(2) = -2.82%; AR(4) = -3.03%; AR(5) = 2.06%; AR(7) = -2,15%, trong đó có 5 lần lợi nhuận bất thường là âm Về mã ATS lợi nhuận bất thường xuất hiện tại AR(-8) = 3.04%; AR(- 4) = 4.85%; AR(0) = -3%
Về lợi nhuận bất thường tích luỹ, cả 5 công ty nghiên cứu đề cho thấy sự suất hiện của lợi nhuận bất thường tích luỹ, Duy chỉ có cổ phiếu HVN là không xuất hiện lợi nhuận bất thường tích luỹ trước ngày diễn ra sự kiện Cổ phiếu VJC, lợi nhuận bất thường tích luỹ xuất hiện từ ngày t = -8 kéo dài đến ngày t = 6 rồi xuất hiện lại vào ngày t = 9 và t Đối với mã HVN, lợi nhuận bất thường tích luỹ xuất hiện vào ngày diễn ra sự kiện với CAR(0) = -3.26%, sau đó xuất hiện lại từ ngày t 2 và kéo dài cho đến ngày t = 9 Với mã cổ phiếu SGN, lợi nhuận bất thường xuất hiện vào ngày t=-8 và ngày t = -9 biến mất vào ngày t =-7 Xuất hiện lại vào ngày t
= -6 và kéo dài cho đến ngày t = 3, biến mất vào ngày t =4 và xuất hiện lại vào ngày t = 5 và t=6 Với cổ phiếu AST, CAR xuất hiện từ ngày t =-5 và kéo dài đến ngày t
= 3, xuất hiện lại vào ngày t = 6; t = 9 và t = 10 Về mã cổ phiếu NCT Mặc dù không xuất hiện lợi nhuận bất thường nhưng lại có xuất hiện lợi nhuận bất thường tích luỹ từ ngày t =-8 và kéo dài đến ngày t
Trong 5 công ty đại diện cho ngành hàng không có 2 công ty có lợi nhuận bất thường tích luỹ âm là HVN và NCT 3 công ty có lợi nhuận bất thường tích luỹ dương là VJC, SGN, NCT Mặc dù lợi nhuận của ngành hàng không bị ảnh hưởng do giá dầu tăng đột ngột Sự phục hồi số lượng hành khách quốc tế không bị ảnh hưởng đáng kể do việc tạm dừng các chuyến bay thương mại đến và đi từ Nga và Ukraine (với hành khách Nga chiếm khoảng 5% tổng số hành khách quốc tế trước khi dịch bùng phát)
Chương 4 thể hiện kết quả nghiên cứu về sự phản ứng của các ngành vận tải, dầu khi, thép, phân bón nông nghiệp và hàng không trước trong và sau khi cả hai phía Nga - Ukraine chính thức phát nòng súng đầu tiên vào ngày 24 tháng 2 năm
2022 Kết quả t - test của AR và CAR thể hiện sự phản ứng trước thông tin sự kiện là khác nhau giữa các ngành Nhưng nhìn chung mặc dù chiến sự ảnh hưởng không tốt lên chuỗi cung ứng toàn càu nhưng cũng giúp tăng giá một số ngành tại Việt Nam Điều đó đã được phản ánh qua giá của cổ phiếu.