1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam

56 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA KINH TE HOC

DE TAI: TÁC ĐỘNG CUA CAC NHÂN TO VĨ MO DEN THỊ TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thanh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tai: “TÁC DONG CUA CÁC NHÂN TO Vi MÔ DEN THỊ TRƯỜNG CHUNG KHOAN VIỆT NAM” là bai làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của cá nhân em dựa trên các kiến thức đã học tại môi trường đại học, nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Lan Hương.

Tất cả các số liệu và kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực, không có sự sao

chép kết quả và chưa được công bố đưới mọi hình thức.

Em xin cam đoan và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung nghiên

cứu của mình.

Sinh viên

Nguyễn Thị Phương Thanh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân nói chung và các giảng viên thuộc Khoa Kinh tế học nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt và tạo điều kiện tốt nhất dé cho

em có những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến TS Trần Thị Lan Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp lần này Trong khoảng thời gian được làm việc với cô, em đã không ngừng học tập và tích luỹ được không chỉ nhiều kiến thức bổ ích mà còn cả tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả Đây là những trải nghiệm quý báu cho không

chỉ trong quá trình học tập mả còn cho công việc sau này của em.Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2023Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Thanh

Trang 4

1.2 Mục tiêu nghiÊn CỨU << <5 %9 9 5995559850568 58 21.3 Câu hỏi nghiÊn CỨU d- << 5< 5 %9 9 95995595 998 56896958 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu -s-s<ss©ss©ssessessesserseesessese 3

1.5 Phạm vỉ nghiÊn CỨU d << se << 99 9195959998 998% 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN

on — ,,Ô 4 2.1 Cơ sở lý thuyẾ( <-<cscscscsecssvsevssesssrssrserserserssrsee 4

2.1.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả 2-2 2 s+cscxczxeces 4 2.1.2 Mô hình chiết khấu cổ tức -: -:¿©-++©++zx+z++cxz+ 4

2.1.3 Lý thuyết chênh lệch giá - 2-2 s+s+cx+xezEezxezree 5

2.2 Tổng quan nghiên cứu - 5 sss< se sssessessesesesses 7

2.3 Khoảng trống nghiên cứu -°-5-ss©csecsecsscssesses 12

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIET NAM 0 — 13

3.1 Sự phát triển của Thị trường Chứng khoán Việt Nam 13

3.2 Biến động của các biến số kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của các

biến số này đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam 15

3.2.1 Lạm phát - G1 ng nưy 15

3.2.2 — Lãi suẤt S.Ă 2c 222 T2 21111 cterrreo 17

3.2.3 Tỷ giá hối đoái - sec eerkerrree 18

Trang 5

3.2.4 Tốc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp 20

3.2.5 Cung tiền cc+ckS2k T212 xe rre 21

3.2.6 GIA VÀn TH HH HH HH ng 22

3.2/7 Gid dầu -cc kg 1 crerrrei 23

CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU THỰC

)Y'@;1100 0023237 25

4.1 MO tả số liệu e-°-scs©cscscsecseEseEssessesserserserssrssse 25

4.2 Mô hình nghiên CỨU <5 55 S5 9S 5995595958 9589% 26

4.2.1 Kiểm định nghiệm don vi (Unit root test) -. - 27 4.2.2 Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR - 28

4.2.3 Hàm phản Ứng - cv ng ng rey 28

4.2.4 _ Phân rã phương sai sai số dự báo -csccsccsccceci 28

4.3 Kết quả nghiên cứu -s-scs°ssssssessessessesssssesses 29

4.3.1 Kiểm định nghiệm don vi (Unit root test) -. - 29

4.3.2 Lựa chon độ tré wioccccecccscscsescsesesscscsscecsessevscsesscsvsesssseenseees 29

4.3.3 Hàm phan Ứng - -.- «xxx ng nh rệt 314.3.4 Phân rã phương Sal ceceesccesseessceseeeeeeeeeeeseeeseeeeeeesseessees 34

CHƯƠNG 5: KET LUẬN VA HAMY CHÍNH SÁCH 35

5.1 Kết luận từ mô hình: -s- 5 s2 se sessessessesesessess 35

5.2 Ham ý chính sách do ó5 s5 S9 99 9999 9960998965896 866 35

TÀI LIEU THAM KHẢO -5- 2s se sessessessssessssse 37

):098000005 40 PHU LUC A: KIEM ĐỊNH TINH DỪNG . -s°ssc-«e 40PHU LUC B: KET QUA KIEM ĐỊNH LOẠI BO DO TRE 47PHU LUC C: KET QUA HAM PHAN ỨNG -. 5-<: 48

Trang 6

DANH MỤC VIET TAT

TTCK: Thị trường chứng khoán

TTCKVN: Thị trường chứng khoán Việt Nam

CSTT: Chính sách tiền tệ CPI: Chỉ số giá tiêu dùng

HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 1: Miêu tả biến số từ các nghiên cứu thực nghiệm 2-2-5: I1 Bảng 2: Tóm tắt các biến trong mô hình 2:2 ¿+x2z++zx++zx++zxezxeees 25 Bang 3: Tóm tắt kết quả kiểm tra nghiệm đơn vị (Unit root tesf) 29 Bảng 4: Kết quả kiểm định tương quan sai số mô hình VAR (7) 30 Bang 5: Kết quả kiểm định tương quan sai số mô hình VAR (8) 31

Bảng 6: Phân rã phương sai của giá cổ phiếu 2 2 s+x+Ez+zz+zxersez 34

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Biến động của chỉ số VN-Index 2- 2-52 2 2+££+Ee£Eerxerxerxersrreee 13 Hình 2: Đồ thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VN-Index và Lam phát 16 Hình 3: Đồ thị biéu diễn Chi số giá chứng khoán VN-Index và Lãi suất 17 Hình 4: Đồ thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VN-Index và Ty giá hối đoái 19 Hình 5: Đồ thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VN-Index và Tốc độ tăng chi số phát triển công nghiỆp ¿5S SsSE9EE2E12E12121E7157111211211211 111111111111 ce 20 Hình 6: Đồ thị biểu diễn Chi số giá chứng khoán VN-Index và Cung tiền 21 Hình 7: Đồ thị biéu dién Chi số giá chứng khoán VN-Index và Giá vàng 22

Hình 8: Đồ thị biểu dién Chi số giá chứng khoán VN-Index và Giá dau 24

Hình 9: Kêt qua ham phản ứng của chỉ sô giá chứng khoán trước các cú soc 32

Trang 9

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Ly do lựa chọn đề tài

Thị trường chứng khoán (TTCK) được xem nguồn gốc hay là chất xúc tac

cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia khác nhau Không chỉ tạo điều kiện phân bồ nguồn vốn hiệu quả, TTCK còn cung cấp một kênh đầu tư hấp dẫn cho cả đầu tư trong và ngoài nước (Rudra P Pradhan (2013)) Tính đến nay, từ một trung tâm giao dịch chứng khoán có 2 doanh nghiệp niêm yết, TTCKVN đã có

hơn 1.600 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch trên 2 sở giao dịch với giá trị vốn hoá trên 4 triệu tỷ đồng, tương đương với 65% GDP Vi tính chất nhạy

cảm của giá chứng khoán, nên đây là một trong những tiêu chí tiêu chí được lựa

chọn khi xem xét hiệu quả sự phát triển kinh tế đối với một quốc gia Bất cứ sự

thay đổi tích cực hay tiêu cực trong CSCK, không chỉ tác động từ yếu tố tâm lý mà còn có sự tác động bởi các chính sách của nhà nước và các biến số kinh tế vĩ

mô của nền kinh tế (Trần Huy Hoàng (2017)).

Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới có những diễn biến phức tạp và khó lường Cạnh tranh giữa các nước lớn cảng ngày càng quyết liệt, tranh giành tài nguyên ở một số khu vực ngày càng gay gat hơn,

lạm phát cao, tỷ giá hối đoái biến động mạnh, rủi ro tài chính - tiền tệ gia tăng, tác động rất lớn đến TTCK trên toàn thé giới Dai dịch COVID-19 diễn biến hết

sức phức tạp, buộc chính phủ các nước phải thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ

kinh tế, nhưng điều này lại là nguyên nhân làm cho lạm phát tăng mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều nền kinh tế phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ với

nhịp độ nhanh Tính trong năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực

hiện 6 lần điều chỉnh lãi suất, tăng lãi suất điều hành thêm 3,75 điểm %, trong đó có 4 lần liên tiếp tăng 0.75 điểm %, mức tăng mạnh nhất từ năm 1994 Ngân

hang Trung ương Anh cũng thực hiện điều chỉnh lãi suất tăng 7 lần liên tiếp ké từ

12/2021 lên mức 2,25% Trong bối cảnh đó lạm phát gia tăng trong khu vực, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng thực hiện điều chỉnh lãi suất tăng 3 lần trong năm 2022 Động thái thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới đang làm day lên lo ngại về rủi ro “suy thoái — lạm phat” ở một số quốc gia Song song với đó, xung đột Nga — Ukraine, căng thăng giữa các nước lớn và chiến lược Zeo-Covid của Trung Quốc tiếp tục tiếp diễn đã làm trầm trọng tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cả lương thực, năng lượng theo đó tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của các doanh nghiệp và từ đó gia tăng áp lực lam phát Trong bối cảnh đó, TTCK trên thế giới cũng liên tục biến động Theo thống

1

Trang 10

kê, tính đến ngày 31/10/2022, chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI ACWI đã giảm

21,98%, các chỉ số khác như: chỉ số CAC 40 của Pháp, chỉ số DAX của Đức, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc, chỉ số Shang Hai của Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông, chỉ số S&P500 của Mỹ lần lượt giảm với mức giảm cao nhất là 36,48% so với năm 2021.

Trước hàng loạt những biến động bat lợi của tình hình kinh tế đó trong

năm 2022, chỉ số VN-Index của Việt Nam đã giảm 33%, giảm gần 522 điểm so

với phiên đỉnh cao hồi đầu năm (-52%) khép lại một năm đáng buồn của nền kinh tế Nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Pierre Olivier Gourinchas đã nhận định rằng những biến động này sẽ tiếp tục diễn ra phức tạp trong tương lai và tình hình hình kinh tế chính trị toàn cầu vào năm 2023 sẽ rất khó khăn Suy thoái và tổn hại kinh tế là không thể tránh khỏi Chính vì vậy nghiên cứu về tác động của các nhân t6 kinh tế vĩ mô đến tình hình kinh tế nói

chung và ảnh hưởng đến TTCK nói riêng là vô cùng quan trọng Nghiên cứu sẽ

cung cấp thêm những thông tin về độ lớn hay chiều hướng tác động của biến số

vĩ mô hưởng đến giá cả trên TTCK, từ đó là cơ sở dé các nhà đầu tư có thêm thông tin cho việc ra quyết định của mình Đây cũng sẽ là nguồn tài liệu tham

khảo, củng cố thêm các bằng chứng thực nghiệm để các nhà hoạch định chính

sách đưa ra những giải pháp phát triển TTCK 6n định phù hợp với tình hình kinh tế trong hiện tại và tương lai.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số chính sách phù hợp, phát triển TTCK 6n định phù hợp với

tình hình kinh tế trong hiện tại và tương lai.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề dat được mục tiêu dé ra, chuyên đề được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi cụ thé sau:

1 Sự phát triển của TTCK tại Việt Nam diễn ra như thế nào?

2 Cơ chế tác động của các nhân tô kinh tế vĩ mô bao gồm: lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, Tốc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp, cung tiền, giá vàng và giá dầu thế giới ảnh hưởng đến thị TTCKVN như thế nào?

3 Những chính sách nao nên được thực hiện dé phát triển TTCK ổn

định phù hợp với tình hình kinh tế?

Trang 11

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng 7 biến số vĩ mô bao gồm tỷ lệ lạm phát, lãi suất,

tỷ giá hối đoái, Tốc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp, cung tiền, giá dầu và giá vàng thế giới để kiêm tra tác động đến chỉ số chứng khoán đại diện là số liệu

VN- Index của Việt Nam.

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Phân tích tác động của các nhân tó vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index trên San giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Về thời gian: Bài nghiên cứu sử dụng số liệu với tần suất theo tháng được thu thập trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2012 đến hết tháng 12 năm 2022.

Trang 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả

Giả thuyết thị trường hiệu quả (EHM) của Fama (1965, 1970) cho rằng giá cô phiếu phản ánh đầy đủ tất cả các thông tin có sẵn, lợi nhuận bất thường không thé được tạo ra bất kê chiến lược đầu tư được sử dụng là gi Điều này có thé được thé hiện qua biểu thức:

O¿ = OD (1)

Trong do:

Q¢*: Tập hợp thông tin liên quan có sẵn cho các nhà dau tư tai thời điểm t Qt: Tap hợp thông tin được sử dụng dé định giá cổ phiếu tại thời điểm t.

Sự tương đương của hai mặt này có nghĩa là thị trường hiệu quả

(Alshogeathri 2011) Giả thuyết thị trường hiệu quả có thé được phân biệt thành ba dạng: (1) yếu, (2) bán mạnh và (3) hiệu quả thị trường mạnh Dạng yếu có nghĩa là giá cô phiếu hiện tại kết hợp tat cả các thông tin quá khứ có liên quan.

Dạng bán mạnh nói rằng giá cô phiếu hiện tại phản ánh đầy đủ tất cả các thông tin công khai có sẵn như giá cô phiếu trong quá khứ, công ty đang hoạt động như thế nào, kỳ vọng về các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như thông tin công khai về

GDP, cung tiền và lãi suất Cuối cùng, dạng mạnh nói rằng ngoài thông tin quá khứ và thông tin công khai, giá cổ phiếu cũng phản ánh thông tin cá nhân về công ty cụ thể (Alshogeathri 2011).

Một thị trường hiệu quả, từ quan điểm kinh tế, sẽ hỗ trợ việc phân bồ các nguồn lực kinh tế Nghia là, nếu cô phiếu của một công ty tài chính kém được

định giá không chính xác, khoản tiết kiệm mới sẽ không được sử dụng trong

ngành tài chính kém Do đó, theo giả thuyết thị trường hiệu quả, mức độ dao

động hoặc biến động của giá cổ phiếu sẽ phản ánh một cách công bằng các nguyên tắc kinh tế cơ bản (Alshogeathri 2011).

2.1.2 Mô hình chiết khẩu cổ tức

Mô hình chiết khấu cô tức (DDM) có thé bắt nguồn từ các tác phẩm nổi tiếng của Williams (1938) và Gordon và Shapiro (1956) Đây được coi là nỗ lực

dau tiên nhăm tim ra một công thức định gia chính xác vê mặt tài chính cho các

4

Trang 13

cô phiếu thường Mô hình này sử dụng tỷ lệ phản ánh mức độ rủi ro của một công ty dé có được giá của một cô phiếu phổ thông bang cách chiết khẩu tat ca

cô tức trong tương lai trên mỗi cổ phiếu (Agosto, Mainini và Moretto 2019) Mô hình chiết khẩu cô tức ước tính giá trị của một cô phiếu phô thông tại thời điểm t

như sau:

oo Et[pi]

Et [Pt] = 2¡Š:+1 (1+rÐf=t(2)

Trong đó:

E; [Pi]: Giá trị nội tại hoặc giá dự kiến mà nhà đầu tư dự kiến sẽ trả cho cổ phiếu tại thời điểm £ dựa trên thông tin có sẵn tại thời điểm đó.

Di: Cé tức danh nghĩa hàng năm dự kiến sẽ được trả cho cổ phiếu tại thời điểm i.

r: Tỷ lệ chiết khấu mà nhà đầu tư yêu cầu tai thời điểm t.

Cách tiếp cận để giải thích mối liên hệ giữa TTCK và các biến kinh tế vĩ

mô thông qua mô hình chiết khấu cổ tức đã được giới thiệu bởi Campbell và Shiller (1988) Họ tuyên bố rằng sự biến động của TTCK bị ảnh hưởng bởi cổ tức trong tương lai và những kỳ vọng liên quan đến chúng vì sự kiện một công ty trả cô tức phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế (Baroian 2014) Điều này có nghĩa là, vì giá cổ phiếu là giá trị hiện tại đã chiết khấu của dòng tiền kỳ vọng trong tương lai va giá trị cơ bản của cổ phiếu công ty băng với giá trị hiện tại của cô tức dự kiến trong tương lai, nên cổ tức trong tương lai cuối cùng phải phan ánh các hoạt động kinh tế thực (Adeniji 2015) Do đó, giá của cổ phiếu bị ảnh

hưởng bởi bat kỳ thay đôi nào có thể xảy ra trong dòng tiền dự kiến trong tương lai cũng như bởi các yêu tố ảnh hưởng đến ty lệ chiết khấu của các dòng tiền này

(Alshogeathri 2011) Vì vốn chủ sở hữu ở cấp độ tông thé phụ thuộc vào trạng thái của hoạt động kinh tế, nên có khả năng bat kỳ thay đổi nào về mức độ không chắc chắn của các điều kiện kinh tế vĩ mô trong tương lai sẽ gây ra sự thay đôi về biến động lợi tức cô phiếu Nói cách khác, TTCK có thé biến động do các hoạt

động kinh tế thực tế biến động (A deniji 2015).

2.1.3 Lý thuyết chênh lệch giá

Lý thuyết chênh lệch giá (APT), được giới thiệu bởi Ross (1976) và gợi ý rằng giá cổ phiếu hoặc lợi nhuận kỳ vọng được thúc day bởi nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô (Alshogeathri 2011) Điều này có thé được thé hiện bởi phương trình sau:

Trang 14

Rit = rif + BiXt + € (3)

Trong do:

Ri: Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu i tại thời điểm t.

rỉ: Lãi suất phi rủi ro hoặc tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tại thời điểm t.

X:: Véc tơ của các yếu tố kinh tế vĩ mô được xác định trước hoặc rủi ro hệ thống.

Bi: Thước đo độ nhạy của cô phiếu đối với từng yếu tô kinh tế vĩ mô này e¿: Sai sô đại điện cho rủi ro phi hệ thống.

Với điều kiện không có điều kiện kinh doanh chênh lệch giá nào được thỏa mãn, Ross (1976) chỉ ra răng có một mối quan hệ gần đúng giữa tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu và Bix ước tính cho thấy tỷ suất sinh lợi kỳ vọng E(Ri) tăng lên khi nha đầu tư chấp nhận rủi ro nhiều hơn Mối quan hệ nay có thể được

biểu diễn trong phương trình sau trong đó Bix ước tính được sử dụng làm biến giải thích

E(Ri) = Ao + AiB1i+ A1B2i +,,,+ AnBnk + Hi (4)

Trong đó:

Ñ:: Lợi tức thang dư trung bình của cổ phiếu i

Buk: Độ nhạy của lợi tức cô phiếu n đối với yếu tố rủi ro k

An: Thé hiện phần thưởng cho việc chấp nhận rủi ro liên quan đến biến động của yếu tổ kinh tế

Tuy nhiên, Lý thuyết giá chênh lệch giá không xác định yếu tố kinh tế vĩ

mô nào hoặc bao nhiêu yếu tố được đưa vào mô hình lợi nhuận chứng khoán Do đó, một số lượng lớn các yêu tô kinh tế vĩ mô khác nhau như lãi suất, cung tiền,

lạm phát và tỷ giá hối đoái đã được đưa vào một lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên lý thuyết hợp lý (Alshogeathri 2011).

Trang 15

2.2 Tổng quan nghiên cứu

¢ Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát với chỉ số giá chứng khoán

Lam phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục của mức gia chung

Kết quả nghiên cứu của Adam và Tweneboah (2008), Nopphon

Tangjitprom (2012) nhận thấy mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa lạm phát với chỉ số giá chứng khoán Điều này hàmý rang thị trường phân bé hiệu quả các

nguồn lực bằng cách điều chỉnh tăng theo mức giá tăng chung trong dài hạn Một số các nghiên cứu khác lại có kết quả ngược lại, mối quan hệ giữa lạm phát và

chỉ số giá chứng khoán là tiêu cực như Bùi Kim Yến, Nguyễn Thái Sơn (2014), Atsuyuki Naka (1998) Điều này phù hợp hơn với thực tế, lạm phát tác động trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tư và giá trị các khoản đầu tư trên TTCK Lạm phát càng

cao đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá càng mạnh, nhà đầu tư sẽ chuyền sang nam giữ các tài sản thực như vàng hay hình thức đầu tư khác như gửi tiết kiệm dé dam bảo lãi suất thực Lam phát tăng làm chi phí của doanh nghiệp bi đây lên, dẫn đến giá hàng hóa tăng, khiến lượng cầu sụt giảm, dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp giảm và điều này tác động gián tiếp đến TTCK Tuy nhiên, nghiên cứu Kolluri và Wahab (2008) lại cho rằng mối quan hệ của tỷ lệ lạm phát và chỉ số chứng khoán phụ thuộc vào từng thời kì, trong thời kỳ lạm phát thấp, mối quan hệ tiêu cực giữa cả hai biến được tìm thấy; tuy nhiên, mối quan hệ này sẽ

đảo ngược thành tích cực trong môi trường lạm phát cao.

¢ Mối quan hệ giữa lãi suất với chỉ số giá chứng khoán

Lãi suất là một biến số được theo dõi chặt chẽ của nền kinh tế Lãi suất có thé được hiểu đơn giản là giá của việc sử dung vốn Đó là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi vay trong một thời kì chia cho số vốn gốc vay ban đầu trong một thời kì nhất định và thưởng là một năm Đối với cá nhân, lãi suất ảnh hưởng đến quyết

định nên chi tiêu hay tiết kiệm, mua bat động sản hay đầu tư chứng khoán, hay

gửi tiết kiệm ở ngân hàng Đối với doanh nghiệp, lãi suất ảnh hưởng đến quyết định nên đầu tư mở rộng sản xuất hay trì hoãn đầu tư Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến giá cô phiếu thông qua công thức định giá cô phiéu như sau:

CF1 CF2 CF

=—+ + 1+r (1+r)2 (1+r)"

Po+ Ph

Trong do:

Po, Pa: giá cô phiếu thời điểm hiện tại, thời điểm thứ n.

CF1, CF2, , CFn: dòng tiền thời điểm thứ nhất, thứ 2, , thứ n.

7

Trang 16

r: lãi suât.

Từ biêu thức ta có thê nhận thây lãi suât có môi quan hệ ngược chiêu vớigiá cô phiêu, nêu lãi suât tăng lên thi giá chứng khoán sẽ giảm xuông hoặc ngượclại.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng, chỉ số giá chứng khoán

chịu tác động tiêu cực của lãi suất Alam và Uddin (2009) Nopphon Tangjitprom

(2012) Điều này được hiểu là nếu lãi suất cao hon, tất cả các yếu tổ khác không đổi, lợi tức chứng khoán sẽ thấp hơn Lãi suất cao hơn có thé thu hút quỹ dau tư từ TTCK sang thị trường trái phiếu Hơn nữa, lãi suất cao hơn ngụ ý tỷ lệ chiết

khấu cao hơn và dẫn đến giá trị hiện tại thấp hơn từ việc định giá dòng tiền chiết

khấu hay nói cách khác là làm giảm giá trị thu nhập của dòng cô tức trong tương

¢ Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với chỉ số giá chứng khoán

Ty gia hôi đoái là giá của đông ngoại tệ được niêm yêt băng sô đơn vi nội

Nghiên cứu của Bùi Kim Yến, Nguyễn Thái Sơn (2014) nhân thấy mối quan hệ cùng chiều của tỷ giá hối đoái đối với TTCK Tỷ giá hối đoái tăng lên,

làm cho đồng nội tệ mất giá Với nền kinh tế khuyến khích xuất khâu, hạn chế nhập khẩu thì tỷ giá tăng sẽ tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khâu nhưng sẽ gây ra rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp nhập khẩu và những doanh nghiệp

có vay nợ nước ngoai Tuy nhiên, nghiên cứu của Nopphon TangJitprom (2012)

lại cho thấy kết luận ngược lại, có nghĩa là lợi tức cổ phiếu sẽ cao hơn khi Đô la

Mỹ mất giá SO VỚI đồng nội tệ Nói cách khác, nếu đồng nội tệ tăng giá, lợi tức cô

phiếu sẽ cao hơn Điều này được giải thích là, bất kỳ sự thay đổi nào trong tỷ giá

hối đoái sẽ làm giảm lợi nhuận và giá trị thị trường cổ phiếu của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, biến động của tỷ giá hối đoái có tác động đến thương mại quốc tế, vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế và cán cân thương mại dẫn đến tác động tiêu cực đến sản lượng thực và tăng trưởng kinh tế của quốc gia Theo suy luận trên, biến động trên thị trường ngoại hối có tác động tiêu cực đến dòng tiền hiện tại, tương lai của các doanh nghiệp nội địa dẫn đến giá chứng khoán cũng bi tác động Thậm chí, có nghiên cứu còn chi ra rang tỷ giá hối đoái không tác động

đến TTCK, như trong nghiên cứu của Ho và Huang (2015), tỷ giá tác động đến chỉ số giá chứng khoán của Brazil, An Độ và Nga nhưng không ảnh hưởng đến TTCK Trung Quốc.

Trang 17

e_ Mối quan hệ giữa tốc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp với chỉ số

giá chứng khoán

Chỉ số sản xuất công nghiệp là một chỉ số kinh tế đo lường việc sản xuất ra sản lượng thực tẾ, đây là một chỉ báo đồng thời, sản lượng và doanh SỐ giảm sút chắc chắn nền kinh tế đang suy thoái, ngược lại, khi các chỉ báo này tăng có nghĩa là nền kinh tế đang tăng trưởng Chỉ số sản xuất công nghiệp thường được

sử dụng như một đại diện cho thu nhập quốc gia dé thay thế cho việc không có dữ liệu GDP hang tháng (Beik & Fatmawati, 2014)

Nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo

(2013) cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp có ảnh hưởng thuận lợi tới TTCK Cú sốc làm tăng chỉ số sản xuất công nghiệp có nghĩa sản lượng công nghiệp thực tăng, nền kinh tế tăng trưởng, triển vọng đầu tư tốt, thu hút nhà đầu tư làm tăng chỉ số giá chứng khoán Kết quả này cũng tìm thấy trong nghiên cứu của

Styliani Avgerinopoulou (2018), Hà Bao Trang và cộng sự (2017) Tuy nhiên,

nghiên cứu của Brahmasrene va Jiranyakul (2007) lại chỉ ra rằng không tôn tại

tác động của chỉ sô công nghiệp tới chỉ sô chứng khoán

« Moi quan hệ giữa cung tiên với chi sô giá chứng khoán

Cung tiền hiểu theo nghĩa chung nhất là lượng tiền tệ cung ứng trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tải sản, v.v của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không ké các tổ chức tin dụng) Cung tiền bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi Mối quan hệ giữa cung tiền và TTCK là mối quan hệ cùng chiều được thé hiện thông qua Chính sách Tiền tệ (CSTT) Ví dụ như trường hợp nghiên cứu của BIS(1998) cho thấy, khi

dòng tín dụng ngân hàng bị thắt chặt do việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay việc

kiểm soát tín dụng từ ngân hàng trung ương, các dòng vốn khác như vốn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vay thương mại từ nước ngoài, cho vay từ các tô

chức phi tín dụng đã tăng lên để bù đắp phần giảm đi của tín dụng ngân hàng.

Nghiên cứu của Bùi Kim Yến, Nguyễn Thái Sơn (2014) cho thay có mối quan hệ cùng chiều giữa cung tiền và TTCK Điều này được giải thích, cung tiền tăng là điều kiện tạo ra dư thừa tổng phương tiện thanh toán Đây cũng chính là điều kiện để dòng tiền chảy vào TTCK, làm tăng chỉ số giá chứng khoán Có nhiều nghiên cứu đồng tình với quan điểm trên như: Rahman, Sidek, và Tafri

(2009), Rozeff (1974).

e Moi quan hệ giữa giá vàng với chỉ sô giá chứng khoán

9

Trang 18

Vàng là kim loại quý được coi là hàng hóa và tài sản tiền tệ Nó hoạt động

như một nguồn của cải, một đơn vị giá trị và phương tiện trao đổi (Goodman, 1956) Ngoài ra, vàng là một phương tiện đầu tư có tính thanh khoản cao và là kim loại có giá trị được sử dụng dé làm đồ trang sức (Ciner, 2011) Jaffe (1989) cũng xác định rằng vàng tạo ra một lợi thế trong đa dạng hóa Theo truyền thống, vàng là một chỉ báo về lạm phát trong tương lai, hoạt động như một hàng rào chống lại lạm phát, một tài sản quan trọng trong phân bồ danh mục đầu tư và đã thể hiện vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng, bởi vì vàng tạo ra một hàng rào dé đa dạng hóa rủi ro ngày càng tăng trên thị trường trong các cuộc khủng

hoảng Vì vậy, việc giá vàng có biến động sẽ ảnh hưởng đến nhiều thành phần

của nền kinh tế, trong đó TTCK cũng không là ngoại lệ và cụ thể là tác động

ngược chiêu.

Bằng việc sử dụng mô hình ARDL, Korhan K Gokmenoglua và Negar Fazlollahia (2015) chỉ ra rằng trong dai hạn một phan trăm thay đổi của giá vàng (LGOLD) tăng lên sẽ làm giảm 74% chỉ số chứng khoán S&P500 Giá vàng tác

động ngược chiều đến TTCK còn được làm sáng tỏ trong nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2014), một cách định lượng, khi giá vàng tăng hoặc giảm 1% thì tỷ

suất sinh lời của các cổ phiếu sẽ giảm hoặc tăng 0,72%.

« Moi quan hệ giữa giá dầu với chỉ số giá chứng khoán

Giá dầu thô chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị, thời tiết có thé tạo ra sự dịch chuyên cung cầu ngoài dự kiến và dẫn đến biến động giá dầu Hiểu được sự biến động của giá dầu thô là rất quan trọng, bởi vì nó có thể tạo ra sự

không chắc chắn trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và dẫn đến sự bat ôn trong nên kinh tế cho cả các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ Sự biến động giá dầu khiến các nhà sản xuất công nghiệp và người tiêu dùng gặp rủi ro; họ không thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ của mình với mức giá hợp lý, vì sự phụ

thuộc của các ngành này vào dầu mỏ và dầu mỏ sản phâm (Pindyck, 2003).

Federova và Pankratov (2010) nhận thấy giá dầu ảnh hưởng rất mạnh đến TTCK khoán ơ Nga, mối quan hệ giữa 2 biến số này là cùng chiều Tuy nhiên, theo Korhan K Gokmenoglua và Negar Fazlollahia (2015) cho thấy tác động tiêu cực của giá dầu đến TTCK, sử dụng mô hình ARDL dé kiệm định mối quan hệ của hai biến số và cho thấy một phần trăm tăng trong biến động giá thị trường

dầu mỏ sẽ làm giảm chỉ số giá chứng khoán xuống 6,3% trong dài hạn Kết quả này cho thấy sự không chắc chắn của giá dầu (độ biến động cao hơn) sẽ dẫn đến

sự sụt giảm lợi nhuận trên TTCK trong dài hạn, bởi vì sự biến động của giá dầu

10

Trang 19

trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất của các công ty và gián tiếp làm giảm biên lợi

nhuận của các công ty; do đó các nhà đâu tư có thê trở nên miễn cưỡng đâu tư

Lam phat CPI :

-Bui Kim Yên, Nguyên Thái Sơn (2014), ©Atsuyuki Naka (1998)

Alam và Uddin (2009) Nopphon Tangjitprom

Lãi suất IR (2009) Nopp ep (-)(2012)

Bùi Kim Yến, Nguyễn Thái Sơn (2014) (+)

nghiệp Brahmasrene và Jiranyakul (2007) ktd

" Bùi Kim Yến, Nguyễn Thái Son (2014); Rozeff

Giá dau OP | Korhan K Gokmenoglua va Negar Fazlollahia ©

Nguồn: Thu thập từ tác giả

11

Trang 20

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Từ lâu, chủ đề “Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng

khoán” đã là đề tài cho rất nhiều nghiên cứu khoa học có thé kế đến các nghiên cứu quốc tế như Atsuyuki Naka (1998), Al-Sharkas, A.A., (2004), Adam và

Tweneboah (2008), Chen, Wang va Cheng (2009), Nopphon Tangjitprom (2012),Korhan K Gokmenoglua va Negar Fazlollahia (2015) Với Việt Nam, TTCK đã

phát triển được 23 năm với nền kinh tế đang trong đà hội nhập sâu rộng, tác động từ các yếu tố quốc tế ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế trong nước Các nghiên cứu của Việt Nam đang tập trung vào các biến số vĩ mô trong nước mà thiếu đi những cú sốc ngoại sinh Mặc dù nghiên cứu này không phải là duy nhất có sử

dụng các biến số vĩ mô trên thế giới, nhưng tác giả cố gắng cung cấp hiểu biết sâu hơn về cách các biến độc lập được lựa chọn ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng

khoán Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu gần đây.

Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, trong mỗi thời gian và điều kiện khác nhau thì mức độ và chiều hướng tác động của biến số vĩ mô đến TTCK sẽ

cho ra các kết quả khác nhau Việc phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ

mô trong giai đoạn 2012-2022 đến TTCK tại Việt Nam sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm, bé xung thém hiểu biết để các nhà đầu tư có thé đưa ra những chính sách phù hợp với sự phát triển của TTCKVN với biến động kinh tế

trong hiện tại và tương lai.

12

Trang 21

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1 Su phát triển của Thị trường Chứng khoán Việt Nam

Năm 1998, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) được khai sinhtheo Nghị định 48/1998/NĐ-CP Năm 2000, Trung tâm giao dịch chứng khoánTP Hồ Chí Minh bat đầu đi vào hoạt động chỉ với 2 mã cổ phiếu giao dịch đầutiên là REE và SAM Hơn 20 năm, từ một trung tâm giao dịch chứng khoán với 2

doanh nghiệp niêm yết, đến nay, TTCKVN đã có tới hơn 1.600 doanh nghiệp

niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 sở giao dịch với giá trị vốn hóa trên 4 triệu tỷ đồng, tương đương với 65% GDP Trong đó, Sở Giao dịch chứng khoán Thành

phố Hồ Chi Minh khang định vị trí khởi nguồn va đầu tàu, chiếm gần 80% giá tri vốn hóa toàn thị trường và là nơi tập trung niêm yết của hầu hết các doanh

nghiệp lớn.

TTCKVN trong giai đoạn 2012-2022 diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế trước xu hướng thắt chặt chính sách tiền

tệ từ các nước lớn nhăm kiêm chê lạm phát và nguy cơ suy giảm kinh tê toan câu.

Hình 1: Biến động của chỉ số VN-Index TTCK được đánh giá là một trong những kênh đo lường rat hiệu qua sự phát triển về kinh tế đối với một quốc gia khi giá của chứng khoán được xem là

13

Trang 22

rất nhạy cam Bat kỳ sự thay đổi tích cực hay tiêu cực trong CSCK, không chi tác động bởi yếu tố tâm lý mà còn chịu sự tác động điều tiết các chính sách của

chính phủ và các biến số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế (Trần Huy Hoàng (2017)).

Sau những ảnh hưởng không tốt từ của khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2013 chứng kiến TTCK phục hồi và phát triển mạnh mẽ Chỉ số giá chứng khoán VN-Index có sự tăng trưởng so với thời điểm cuối năm 2012 Khi tính đến

ngày 24/12/2013, chỉ số VN-Index tăng 22,2% TTCKVN trong năm 2013 được

nhận xét là một trong những thị trường có tăng trưởng mạnh nhất thế giới Đến đầu tháng 12/2017, chỉ số giá chứng khoán VN-Index chính thức vượt đỉnh cũ, lay lại toàn bộ điểm số đã mat kể từ cuối năm 2007 Chỉ số chứng khoán Việt Nam lọt Top 6 chỉ SỐ chứng khoán tăng điểm mạnh nhất thế giới, vượt mọi dự báo và xác lập kỷ lục mới: VN-Index đến 29/12 cán mốc 984 điểm, tăng 48% so với năm 2016 và là mức cao nhất ké từ năm 2007; vốn hóa thị trường cô phiếu đạt 140 tỷ USD, tăng 75% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP vượt kế hoạch 70% đến năm 2020; quy mô thị trường trái phiếu chiếm 40%GDP Chi

số hoán đổi rủi ro Việt Nam (CDS) 5 năm giảm xuống thấp kỷ lục (120 điểm

ngày 29/12/2017 ké từ mức đỉnh 575 điểm ngày 31/10/2008) và tiếp tục xu hướng giảm; lần đầu tiên phát hành thành công trái phiếu đài hạn (30 năm) là tín hiệu khang định niềm tin đầu tư tăng dan và rủi ro đang giảm.Tính chung cả năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1,770 tỷ USD (750 triệu USD trái phiếu,

1,02 tỷ USD cổ phiếu), tăng gấp 6 lần năm 2016.

Đối mặt với 2 sự kiện kinh tế chính trị, năm 2018 được đánh giá là “Năm

u tối của thị trường chứng khoán” (Vneconomy) Ba lần tăng lãi suất của FED cùng hành động leo thang của Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn vào TTCK toàn cầu Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng

liên tục khiến thị trường biến động với biên độ lớn Thống kê cho thấy có 7 phiên trong năm TTCKVN giảm hơn 3% trong đó có phiên giảm hơn 5% Mức thấp nhất thiết lập trong năm là 880,85 điểm ngày 30/10 trong khi trước đó chỉ số này đạt đỉnh ở mức 1.204 điểm ngày 9/4 (con số cao nhất của chi số này trong gần

hai thập kỷ kể từ khi nó được khai sinh) Tại thời điểm phiên 19/12, Vn-Index

giảm hơn 6,6% từ đầu năm Từ vị trí TTCK tăng trưởng mạnh nhất thế giới, Viét Nam có thời điểm trở thành thị trường giảm mạnh nhất thế giới.

Mặc dù đại dich Covid — 19 đã xảy ra trên thế giới vào thời điểm cuối năm 2019 nhưng đến đầu năm 2020 Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện những ca nhiễm trong cộng đồng gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho TTCK trong quý 1 năm

14

Trang 23

2020, nhưng nhờ có những chính sạch, chỉ thị, công văn, thông tư được ban hành

kịp thời: giảm lãi suất, trợ cấp tiền, giảm và miễn thu các dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán nên tong kết lại TTCKVN đã có thành tích tăng trưởng ngoạn mục trong năm 2020 kéo sáng năm 2021 chỉ số VN-Index vượt 1.100 điểm, đạt

1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020 (ngày 24/3/2020, đóng cửa ở mức 659,21 điểm) Trong năm 2020, TTCK đạt mức tăng trưởng ấn tượng, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 84% GDP,

sỐ lượng nhà đầu tư mở mới cao ky lục, hoạt động của TTCK ồn định và nhận được sự tin tưởng của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư trong vả ngoài

Sau khi tiếp tục giữ đà tăng trưởng của năm 2021 chỉ số thị trường đã duy trì được mức tăng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm, trong đó đạt mức đỉnh lịch sử là 1.528,57 điểm vào ngày 6/1/2022 tuy nhiên sau đó TTCKVN bước vào

giai đoạn điều chỉnh giảm mạnh, bắt đầu từ tháng 4, xen kẽ những đợt phục hồi

vào tháng 5 và thang 8 và cuối tháng 11/2022, chỉ số VN-Index đóng cửa ngày

30/12/2022 là 1007,09 điểm, giảm 32,8% so với cuối năm 2021 Năm 2022,

TTCK cũng chứng kiến một số vụ việc nổi cộm về giao dịch mua bán cô phiếu,

trái phiếu doanh nghiệp (giao dịch thao túng, che giấu thông tin, trục lợi được phát hiện) biểu hiện thị trường còn tồn tại một số hạn chế, chưa lành mạnh và đã

được cơ quan thâm quyền xử lý quyết liệt

3.2 Bién động của các biến số kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của các biến số này đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam.

3.2.1 Lạm phát

Sau khi chịu nhiều ảnh hưởng không thuận lợi từ cuộc khủng hoảng, đến năm 2012 nền kinh tế trong nước nhìn chung về cơ bản 6n định Chỉ số giá tiêu

dùng tháng 12/2013 tăng 6,04% so với tháng 12/2012 Khi lạm phát ôn định hơn,

sẽ là môi trường để phát triển TTCK khi chỉ số VN-Index duy trì tăng trưởng trong suốt 2 năm Đến năm 2015, được ghi nhận là điểm sáng nhất trong nền

kinh tế vĩ mô khi chỉ số giá tiêu dùng có tốc độ tăng ở mức thấp chưa từng có

trong 14 năm qua thì phản ứng của TTCK lại có phản ứng chững lại Nhìn chung,

tính từ năm 2012 chính phủ và nhà nước đã đưa ra và thi hành nhiều chính sách dé ôn định lạm phát tới năm 2019 giúp cho kinh tế quốc gia có nhiều bước phát

triển mạnh trong thời kỳ này Kèm theo đó, xu hướng chủ đạo TTCK là tăngtrưởng cùng chiêu với nên kinh tê.

15

Trang 24

Hình 2: Đồ thị biểu diễn Chỉ số giá chứng khoán VN-Index và Lạm phát

Fatt ag fo fe tad ad gd ma Q qaqa

come GB FF FS Beas F fC fF WE BH EeV =

Ga VN) =———lạn phát

Nguồn: Tong cục thong kê.

Đến đầu năm 2020, khi biến cố bất ngờ xảy ra, dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến sức khỏe người dân, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thực hiện chính sách đóng cửa kinh tế, cách ly xã hội làm sản xuất bị đình trệ,

các dich 28 vụ ngừng cung cấp khiến tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng diễn ra Nhưng Việt Nam vẫn thành công chính sách kiểm soát lạm phát, thậm chí là giảm phát trong đợt tháng 3 nhưng cũng chính vào thời điểm này, chỉ số

VN-Index giảm sâu xuông còn khoảng 760 diém.

Vào năm 2022, nền kinh tế chịu tác động mạnh từ các yếu tố kinh tế, chính trị, thị trường hàng hóa có nhiều diễn biến phức tạp Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới bước vào giai đoạn hồi phục, nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nâng cao mà nguồn hàng cung chưa bắt theo được nhịp tăng trưởng trở lại khiến chi phí sản xuất tăng kéo theo tăng giá hàng hóa Bên cạnh đó, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine khiến cho giá cả trên thị trường hàng hóa càng trở nên căng thăng khiến thế giới đối diện với nguy cơ diễn ra khủng hoảng lương thực toàn cầu Trong nước, nền kinh tế hồi phục mạnh, nhưng cũng chịu nhiều áp lực từ thị trường hàng hóa quốc tế Nhu cầu sản xuất hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu tăng đã làm tăng chỉ số giá tiêu dùng nhưng nhìn chung vẫn đang trong tầm kiểm soát.

16

Trang 25

3.2.2 Lãi suất

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đến năm 2012, lãi suất dần đi vào

ồn định hơn, ít biến động Kết quả thấy rằng, chỉ số VN-Index có xu hướng tăng

trưởng rõ ràng khi có những phiên giao dịch liên tục phá vỡ các kỷ lục trước đó.

Tới đầu năm 2020, do tác động của đại dịch Covid — 19 đã khiến chính phủ phải đưa ra nhiều biện pháp giải cứu, giúp đỡ doanh nghiệp phục hồi sản

xuất, trong đó có giảm lãi suất cho vay Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông

tư 01/2020/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2020/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN, áp dụng đối với các khoản nợ phát sinh nghĩa

vụ trả nợ gốc/lãi trước ngày 30/6/2022 tới các tô chức tín dụng khi cho phép cơ

cau lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ Trong năm 2020, lãi suất cho vay của tất cả các ngân hàng đã giảm khoảng 0,8 — 1%/năm cho các khoản dư nợ hiện hữu, đối với các khoản vay mới, lãi suất cho vay cũng giảm trung bình khoảng 1% Lãi suất cho vay tiếp tục trong đà giảm trung bình

2-3%/nam trong năm 2021 theo lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng Tuy nhiên, do dịch bệnh là một cú sốc bắt ngờ đối với tất cả các mặt của một quốc gia, nên chỉ số giá chứng khoán VN-Index vẫn có sự sụt giảm mạnh vào những tháng đầu

năm Sang 2022, khi nền kinh tế đang bước vào đà hồi phục, lãi suất cho vay có xu hướng tăng 1 — 2% so với năm 2021, chỉ số VN-Index sau đà tăng trưởng nóng hồi đầu năm thì đang có nhịp điều chỉnh lại.

Hình 3: Đồ thị biểu diễn Chỉ số giá chứng khoán VN-Index và Lãi suất

Todd getdate tse sag Và a gg

8 5S § 5š ESTE STE SES ESTE SEZBES

vi ——= (i suat

Nguồn: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

17

Trang 26

Tới đầu năm 2020, do tác động của đại dịch Covid — 19 đã khiến chính phủ phải đưa ra nhiều biện pháp giải cứu, giúp đỡ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, trong đó có giảm lãi suất cho vay Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2020/TT-NHNN

và Thông tư 14/2021/TT-NHNN, áp dụng đối với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc/lãi trước ngày 30/6/2022 tới các tô chức tín dụng khi cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ Trong năm 2020, lãi

suất cho vay của tat cả các ngân hàng đã giảm khoảng 0,8 — 1%/năm cho các

khoản du nợ hiện hữu, đối với các khoản vay mới, lãi suất cho vay cũng giảm trung bình khoảng 1% Lãi suất cho vay tiếp tục trong đà giảm trung bình

2-3%/năm trong năm 2021 theo lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng Tuy nhiên, do dịch bệnh là một cú sốc bat ngờ đối với tat cả các mặt của một quốc gia, điều này

tác động lớn đến chỉ số VN-Index khiến chỉ số giá chứng khoán VN-Index có sự

sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2021-2022 Thêm nữa, việc chính phủ thực hiện

chính sách hỗ trợ người dân trước tình hình đại dịch diễn biến phức tạp, khiến mặt bằng lãi suất quá thấp khuyến khích vay nợ cũng là nguyên nhân tích lũy làm

TTCK lao dốc.

3.2.3 Tỷ giá hoi đoái

Từ năm 2012 tỷ giá hối đoái được duy trì 6n định với biên độ giao động nhỏ Đây là môi trường giúp doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khâu dễ xác

định chi phí hay doanh thu thu được từ nước ngoài, từ đó có kế hoạch làm tăng

hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn tới tăng giá cô phiếu Đồng thời thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCKVN gián tiếp qua một số quỹ.

Tuy nhiên đến năm 2015, do ảnh hưởng bởi chính sách phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, mà một loạt đồng tiền châu Á sụt giảm giá mạnh trong đó có Việt Nam đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tục đưa ra những can thiệp nâng biên độ tỷ giá đã gây nên nhiều tác động tiêu cực khiến nhà đầu tư e ngại bước vào TTCK, khiến thanh khoản trên thị trường giảm, chi số VN-Index mat hơn 100 điểm vào tháng 8/2015 Tới năm 2016, rút kinh nghiệm từ một năm đầy sóng gió, Ngân hàng Nhà nước thay đổi cách thức điều hành tỷ giá, công bố tỷ

giá trung tâm hàng ngày thay cho tỷ giá bình quân liên ngân hàng như trước đây.

Đây là một năm ghi nhận những sự kiện chính trị tiềm ấn nhiều nguy cơ gây rủi ro cho nền kinh tế thé giới, nhưng với sự linh hoạt trong chính sách điều hành ty

giá cùng với đó duy trì được quy mô dự trữ ngoại hối cao, Việt Nam đã thực hiện

18

Trang 27

thành công các chính sách ồn định tỷ giá, tạo điều kiện cho TTCK hoạt động hiệu quả.

Năm 2020, chứng kiến tỷ giá có sự tăng trưởng mạnh, vào giữa tháng 7 là 23873 VND/USD Nguyên nhân chủ yếu là do cú sốc tăng giá USD trên thị trường thế giới, đại dịch Covid-19 xảy ra lam nền kinh tế bị đình trệ, nguy cơ diễn ra một đợt suy thoái trên toàn cầu, lúc này kênh đầu tư đô la Mỹ trở nên hấp dẫn hơn Dé bình 6n tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh dé giảm đà tăng của tỷ giá hối đoái Sang đến đầu năm 2021, ty giá hối đoái có xu hướng giảm, nhưng tính chung cả năm tỷ giá hối đoái trong nước tăng khoảng 0,1% Với 33 nguồn cung USD đồi dào trên thị trường Ngân hàng Nhà

nước tích cực mua ròng đê tăng nguôn dự trữ ngoại hôi.

Hình 4: Đồ thị biểu diễn Chỉ số giá chứng khoán VN-Index và Tỷ giá hối đoái

Saad di ft tt dtd dg dg tad gaqg qaqa

mm—vNI ———1ỷgá hối doái

Nguồn: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).

Năm 2022, là một năm khó khăn với thị trường tiền tệ của Việt Nam trước sức ép tăng lãi suất chưa từng có của Cục dự trữ Liên bang Mỹ Tính trong năm 2022, mức giá tiền Đồng của Việt Nam đã lên mức cao nhất trong vòng nhiêu năm tới 8,6% Những biến động của tỷ giá khá khó quan sát so với TTCK, nhưng khi tỷ giá hối đoái 6n định cũng là điều kiện để duy trì đà tăng trưởng của chỉ số

19

Trang 28

3.2.4 Tốc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp

Nhìn chung sản xuất công nghiệp năm trong giai đoạn 2012-2018 tăng trưởng và hồi phục Chỉ số phát triển công nghiệp tuy biến động nhưng có vẻ không giải thích nhiều đến sự tác động của chỉ số VN-Index khi chỉ số này vẫn

tăng trưởng mạnh.

Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức trong đại dịch Covid-19 nhưng sau khi kiểm soát được tình hình dịch bệnh và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) chính thức đi vào hoạt động thì sản xuất công nghiệp trong quý IV/2020 có sự khởi sắc khi giá trị tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, tính

chung cả năm ngành công nghiệp tăng thêm 3,36% so với năm trước, đóng góp

1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Sang năm 2021, tình hình sản xuất công nghiệp sau khi cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 cũng đón nhận nhiều khởi sắc cụ thê, so với cùng kỳ năm trước tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% trong quý IV và tăng 4,82% trong cả năm 2021 Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm

của toan ngành công nghiệp ước tính tăng 8,48% so với cùng ky năm trước,

ngành công nghiệp chế biến chế tạo là có đóng góp lớn nhất khi tăng khoảng 9,66% Nhìn chung, nếu có biến động trong sản xuất công nghiệp thì sẽ được

phản ứng ngay trên TTCK.

Hình 5: Đồ thị biểu diễn Chỉ số giá chứng khoán VN-Index và Tốc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp

Jagat at ge tag gata td aga @ ao gy

= = = = = = = = ¬ = =>

Ma VNI 9 ==Tdc dé tang chỉ số phát triển công nghiệp

20

Ngày đăng: 07/04/2024, 22:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w