1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Các Ngân Hàng Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Phạm Trần Anh Tuấn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đặng Hải Yến
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết cuả đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (17)
    • 1.7. Bố cục nghiên cứu (17)
  • CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (10)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết về thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu (20)
      • 2.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán (20)
      • 2.1.2. Khái niệm cổ phiếu (20)
      • 2.1.3. Các loại giá của của cổ phiếu thường (21)
    • 2.2. Các lý thuyết về sự biến động giá cổ phiếu (22)
      • 2.2.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Theory) (22)
      • 2.2.2. Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên (Random Walk Theory) (23)
      • 2.2.3. Lý thuyết phát tín hiệu (Signalling Theory) (24)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng (24)
      • 2.3.1. Các yếu tố bên trong của ngân hàng (24)
      • 2.3.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng (25)
    • 2.4. Khảo lƣợc các nghiên cứu liên quan (28)
      • 2.4.1. Nghiên cứu nước ngoài (28)
      • 2.4.2. Nghiên cứu trong nước (29)
      • 2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU (10)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (34)
    • 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (36)
      • 3.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu (36)
      • 3.2.2. Luận giải các biến và giả thuyết nghiên cứu cho đề tài (37)
    • 3.3. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu (44)
      • 3.3.1. Mẫu nghiên cứu (44)
      • 3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu (45)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (46)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (10)
    • 4.1. Tổng quan và kiểm định dữ liệu trước nghiên cứu (49)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả (49)
      • 4.1.2. Ma trận tự tương quan (51)
    • 4.2. Mô hình hồi quy và kiểm định (53)
      • 4.2.1. Lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp (53)
      • 4.2.2. Kiểm định mô hình được chọn (0)
      • 4.2.3. Khắc phục khuyết tật của mô hình (55)
    • 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu (56)
      • 4.3.1. Các yếu tố có tác động đến giá cổ phiếu (56)
      • 4.3.2. Các yếu tố không có sự tác động đến giá cổ phiếu (59)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (11)
    • 5.1. Kết luận (63)
    • 5.2. Khuyến nghị cho các nhà đầu tƣ (65)
      • 5.2.1. Đối với nhóm yếu tố bên trong ngân hàng (65)
      • 5.2.2. Đối với nhóm yếu tố bên ngoài ngân hàng (67)
    • 5.3. Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo (69)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (72)
  • PHỤ LỤC (77)

Nội dung

DANH MỤC BẢNG CHƯƠNG 2 Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng Bảng 4.1 Thống kê mô tả về các biến dùng trong nghiên cứu 35 Bảng 4.4

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết cuả đề tài

Trong thời buổi hiện nay, thị trường chứng khoán (TTCK) đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, tài chính ở các quốc gia TTCK góp phần thúc đẩy các nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất nên vai trò của TTCK trong công cuộc phát triển kinh tế là không thể thiếu (Kurihara, 2006) Ngoài ra, theo Bùi Kim Yến (2008), TTCK còn đóng vai trò như một kênh huy động vốn hiệu quả, thu hút tài trợ cho các dự án của Chính phủ và doanh nghiệp (DN), sự biến động giá cả của cổ phiếu trên TTCK có thể được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá cho tình hình của một nền kinh tế Qua đó ta có thể thấy TTCK cũng được xem như là bộ mặt của một nền kinh tế, thông qua đó có thể thấy được sự biến đổi của nền kinh tế liên tục qua từng ngày Trên TTCK, cổ phiếu là công cụ đầu tư được quan tâm nhiều nhất bởi đây là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao, thanh khoản linh hoạt cho các nhà đầu tư (NĐT) và là kênh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả cho các DN NĐT sẽ được công nhận là chủ sở hữu của công ty thông qua cổ phiếu sau khi đã đầu vào công ty đó Giá cổ phiếu là yếu tố được các NĐT rất quan tâm và luôn theo dõi sát sao Theo Gombers và các cộng sự (2003), một số yếu tố như thập trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức hay giá trị sổ sách (BV) là các yếu tố góp phần tạo thành giá cổ phiếu Trong quá trình phân tích đầu tư, giá cổ phiếu là một yếu tố được suy xét kỹ lưỡng Giá cổ phiếu biểu hiện cho lợi nhuận, tiềm năng và giá trị doanh nghiệp đối với các NĐT Còn với DN, vai trò của giá cổ phiếu được thể hiện trong việc chào bán, huy động vốn, tăng tính thanh khoản, góp phần nâng cao hình ảnh và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường Sự biến động giá cổ phiếu theo thời gian có thể được giải thích dựa trên phần lợi nhuận dư thừa và sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu (Timmerman, 1993) Ngoài ra các yếu tố liên quan đến vĩ mô như lãi suất, lạm phát cũng có tác động đến giá cổ phiếu (Al Qenue, Wear và Li,

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng là nhóm cổ phiếu tương đối đặc biệt do sự nhạy cảm của ngành đặc thù trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là chủ thể quan trọng của nền kinh tế, có vai trò điều hành, duy trì giá trị tiền tệ, thúc đẩy và dẫn dắt sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư, tài trợ và cung cấp tín dụng cho các DN mở rộng quy mô, sản xuất kinh doanh Các cổ phiếu ngành ngân hàng được xem như nhóm cổ phiếu trụ trên TTCK Việt Nam, có vai trò dẫn dắt và nâng đỡ cho thị trường Ngoài các nhân tố chung, vĩ mô thì cổ phiếu ngành ngân hàng còn bị tác động bởi các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh Các nghiên cứu nước ngoài như của Kamani Tadon và Mahotra (2013) cho thấy giá cổ phiếu đồng biến với EPS, P/E, BV và cổ tức là yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu Ngân hàng còn nắm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn cung vốn cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế Sau biết bao giai đoạn với những biến cố có thể kể đến như đại dịch Covid-19, chiến tranh xung đột khiến các Ngân hàng trung ương (NHTW) phải điều chỉnh thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm lãi suất để chống đỡ đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, khiến cho các nhà đầu tư và TTCK gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành ngân hàng nói riêng và toàn bộ các ngành nói chung Cho đến hiện tại các cổ phiếu ngân hàng đang trên đà hồi phục nhưng vẫn chưa đạt được các kỳ vọng mà NĐT đặt ra Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Lê Thị Thùy Nhiên (2020), Trịnh Khánh Linh

(2022) hay Nguyễn Phú Hà (2022) cho thấy được tác động của các yếu tố bên trong như EPS, P/E, ROA, cổ tức, nợ xấu hay các yếu tố vĩ mô như GDP, lãi suất hay lạm phát đến giá cổ phiếu Tuy nhiên, các số liệu sử dụng trong nghiên cứu đều đã cũ, chưa được cập nhật nên không phản ánh được thực trạng trong giai đoạn hiện nay

Từ những lập luận trên cho thấy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng trên TTCK Việt Nam là cần thiết Vì vậy, dề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" được tác giả lựa chọn làm chủ đề khóa luận tốt nghiệp của bản cũng như đưa ra các khuyến nghị hỗ trợ NĐT trong việc phân tích và đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho NĐT nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư đối với cổ phiếu ngành ngân hàng

 Xác định các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân hàng đang niêm yết trên TTCK Việt Nam

 Ðánh giá chiều hướng tác động của các yếu tố đó đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam

 Đưa ra hàm ý chính sách nhằm hỗ trợ các NĐT trong việc phân tích, đưa ra quyết định cũng như nâng cao hiệu quả khi đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng.

Câu hỏi nghiên cứu

 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến các cổ phiếu ngành ngân hàng đang niêm yết trên TTCK Việt Nam?

 Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến giá cổ phiếu như thế nào?

 Những hàm ý chính sách nào được đưa ra để tối đa hóa hiệu quả khi đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng?

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Về mặt không gian: Tác giả lựa chọn 9 ngân hàng đang niêm yết trên sàn HOSE và HNX Đây là 2 sàn lớn dành cho các cổ phiếu được niêm yết chính thức, được quản lý chặt chẽ với các tiêu chuẩn cao nên đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động và thông tin Ngoài ra, 9 ngân hàng được chọn là các ngân hàng đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí về mặt dữ liệu dùng cho nghiên cứu

Về mặt thời gian: Tác giả lựa chọn nghiên cứu theo tần suất quý, cụ thể là từ quý 1/2014 đến quý 2/2023 Đây là khoảng thời gian đáp ứng các tiêu chí về mặt dữ liệu cũng như chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của TTCK Việt Nam Ngoài ra, trong giai đoạn này cũng diễn ra các sự kiện nổi bặt như đại dịch Covid-19 gây suy thoái kinh tế quy mô toàn cầu hay xung đột chính trị trên khắp thế giới Thời gian TTCK Việt Nam bắt đầu hoạt động không quá lâu nếu so với các TTCK lớn khác nên lấy dữ liệu theo năm sẽ không phản ánh mối liên hệ giữa các yếu tố với giá cổ phiếu một cách rõ ràng Dữ liệu được tác giả lấy từ cơ sở dữ liệu của phần mềm FiinPro, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các trang chứng khoán khác.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả thông qua phần mềm Stata thực hiện nghiên cứu định lượng, đo lường sự tác động của các yếu tố đến giá cổ phiếu thông qua lượng hóa bằng mô hình hồi quy Mô hình FEM và REM để đo lường mức độ tác động Sau khi trải qua một loạt kiểm định như kiểm định Hausman, kiểm định F và chọn được mô hình thích hợp thì thực hiện tiếp ước lượng FLGS để khắc phục các vấn đề giả định của mô hình hồi quy, dựa trên kết quả đạt được mà đưa ra những khuyến nghị thích

Đóng góp của đề tài

Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng trong giai đoạn từ quý 1/2014 đến quý 2/2023, khóa luận đã có các đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:

Về mặt lý luận: Thông qua việc hệ thống hóa các lý thuyết và mô hình, luận văn góp phần cung cấp thêm bằng chứng mang tính thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến giá cổ phiếu, là bằng chứng có tác dụng tham khảo đối với các bên như NĐT giúp vạch ra chiến lược đầu tư hợp lý và giúp ngân hàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, hoạt động hiệu quả hơn.

KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Cơ sở lý thuyết về thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu

2.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán

Theo điều 4, Luật Chứng khoán 2019, TTCK là nơi diễn ra các các hoạt động giao dịch chứng khoán, mua bán, thay đổi quyền sở hữu đối với chứng khoán Các cuộc giao dịch có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp đối với các chứng khoán mới phát hành và khi các chứng khoán này tiếp tục được đem ra giao dịch ở thị trường thì sẽ được giao dịch ở thị trường trường thứ cấp

TTCK là nơi giao dịch các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, phái sinh, tín phiếu, và là thị trường cung cấp nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế thông qua cơ chế luân chuyển nguồn vốn cho các nhà phát hành chứng khoán một cách trực tiếp từ các NĐT Thông qua TTCK, NĐT có thể tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán chênh lệch giá, cổ tức TTCK còn là thước đo đánh giá đối với DN, phản ánh thực trạng và kỳ vọng của thị trường với DN thông qua tin tức, báo cáo tài chính, tác động trực tiếp đến tính thanh khoản Ngoài ra đây còn là nơi Chính phủ thực hiện các chính sách của mình, thông qua TTCK vay vốn thực hiện các dự án, đầu tư công, TTCK còn là công cụ để Chính phủ thông qua đó giám sát tình hình kinh tế, tài chính của quốc gia

Theo điều 4, Luật Chứng khoán 2019, cổ phiếu là một trong các loại tài sản chứng khoán, đóng vai trò là minh chứng cho quyền sở hữu đối với một phần vốn của công ty cổ phần Cổ phiếu có hai dạng là bút toán ghi số và chứng chỉ

Cổ phiếu là tài sản vô kỳ hạn NĐT sau khi mua cổ phiếu sẽ trở thành chủ sở hữu một phần theo tỷ lệ của DN, gọi là cổ đông, cùng chia sẻ lợi nhuận hay chịu đựng tổn thất Nếu công ty phá sản thì sau khi giải quyết các nghĩa vụ về nợ như trái phiếu, thuế, nợ ngân hàng thì phần còn lại là lợi ích của cổ đông (Điều 54, Luật phá sản, 2014)

2.1.3 Các loại giá của của cổ phiếu thường

Theo điều 13 Luật Chứng khoán 2019, mệnh giá của cổ phiếu (Giá trị danh nghĩa) Là giá trị được DN phát hành ấn định cho cổ phiếu của công ty đó Mệnh giá không có giá trị thị trường đối với các NĐT và được sử dụng cho mục đích hạch toán sổ sách Trong lần thành lập hay niêm yết đầu tiên ra công chúng thì mệnh giá biểu hiện cho số vốn tối thiểu góp vào trên mỗi cổ phần của công ty

Giá thị trường là giá của cổ phiếu được giao dịch trên thị trường thứ cấp ở một thời điểm nào đó, chịu tác dụng bởi cung và cầu của thị trường Giá thị trường được hình thành từ các hoạt động mua bán thông qua khớp lệnh, được diễn ra liên tục (Nguyễn Minh Kiều và Bùi Kim Yến, 2011) Giá thị trường bao gồm 2 loại, giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên trước, còn giá đóng cửa là giá của giao dịch cuối cùng trong phiên ngày (Endri, 2016)

Giá trị sổ sách được xác định dựa trên số liệu kế toán, thông qua tài sản có và nợ Do được tính toán dựa trên số liệu lịch sử nên giá trị sổ sách không phản ánh được giá trị thực tế của cổ phiếu mà phản ánh giá tại thời điểm được tính toán nên sẽ có sai lệch so với thị trường (Marcus và Bodie, 2014) Giá trị sổ sách bỏ qua các yếu tố như kỳ vọng hay vị thế của DN mà chỉ tập trung vào giá trị của DN dựa trên tài sản

Giá trị nội tại được xác định dựa trên các yếu tố về rủi ro và lợi nhuận nên phụ thuộc vào các nguồn số liệu và có thể có nhiều giá khác nhau tuỳ vào phương pháp tính toán Giá trị nội tại được xem là một trong các yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến quyết định mua cổ phiếu NĐT sẽ mua cổ phiếu khi giá thị trường thấp hơn giá trị nội tại và kỳ vọng giá tăng để có lợi nhuận, khi này cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp Khi cổ phiếu được có giá cao hơn giá trị nội tại thì NĐT nên bán phòng trường hợp giá cổ phiếu giảm (Marcus và Bodie, 2014).

Các lý thuyết về sự biến động giá cổ phiếu

2.2.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Theory)

Eugene Fama tạo ra lý thuyết thị trường hiệu quả vào năm 1970 cho rằng NĐT không thể chiến thắng thị trường, việc phân tích, dự báo dựa trên số liệu quá khứ là vô nghĩa vì dưới giả định thị trường hiệu quả thì các thông tin đã có đều được phản ánh vào giá cổ phiếu, giá thị trường là giá hợp lý của cổ phiếu nên không có trường hợp bị định giá cao hay thấp Việc tìm kiếm lợi nhuận dựa trên các phân tích, dự báo về giá là không thể vì các thông tin mới có thể xuất hiện trong tương lai

Theo Fama (1970), lý thuyết thị trường hiệu quả gồm ba dạng Đầu tiên là dạng thị trường yếu, dạng này cho rằng tất cả thông tin đã xuất hiện đều đã phản ánh hết trong giá cổ phiếu nên thu lợi dựa trên thông tin đã có rồi là điều bất khả thi Thứ hai là dạng thị trường bán mạnh, dạng này cho rằng NĐT không thể thu lợi nhuận từ các thông tin trong quá khứ hay thông tin mới vừa xuất hiện bởi vì chúng sẽ ngay lập tức được phản ánh trong sự thay đổi giá chứng khoán Thứ ba là dạng thị trường mạnh, ở dạng này giá chứng khoán phản ánh tất cả thông tin trong quá khứ và hiện tại và cả các thông tin mật, thuộc nội bộ

Tóm lại, lý thuyết thị trường hiệu quả khẳng định giá cổ phiếu được giao dịch trên TTCK là mức giá hợp lý cho cổ phiếu, tất cả các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đều được phản ánh hết vào giá, không có khả năng giá thị trường bị sai lệch Ngoài ra, không thể tiến hành dự báo cho tương lai dựa trên những thông tin vĩ mô nếu ở dạng thị trường mạnh do giá trị hiện tại sẽ phản ánh hết lượng thông tin đó, ngược lại thì có thể sử dụng các thông tin vĩ mô ấy để tiến hành dự báo nếu thị trường thiếu hiệu quả Ngoài ra, cũng theo lý thuyết này, các yếu tố thuộc về nội tình của doanh nghiệp như lợi nhuận có tác tác động mạnh đến giá cổ phiếu Theo đó, khi lợi nhuận tăng, DN có xu hướng gia tăng về quy mô, tài sản khiến cho giá cổ phiếu tăng theo do các NĐT mua vào theo kỳ vọng Ngược lại, sự sụt giảm lợi nhuận có thể khiến họ bán ra cổ phiếu Bên cạnh đó, các đặc trưng về ngành nghề kinh doanh như chu kỳ có thể tác động đến giá cổ phiếu theo chiều tích cực hoặc tiêu cực

2.2.2 Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên (Random Walk Theory)

Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên được đưa ra lần đầu tiên bởi Maurice Kendall vào năm 1953, cho rằng biến động giá cổ phiếu trong tương lai hoàn toàn không thể xác định trước Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên phủ định hiệu quả của phân tích cơ bản, kỹ thật và các phương pháp định giá khác trong dài hạn

Theo Maurice Kendall (1953), lý thuyết này nhận định rằng những gì đã xảy ra với cổ phiếu trong quá khứ khứ không ảnh hưởng gì đến tương lai, vì tương lai bất định, sẽ luôn có những rủi ro xảy đến mà ta không thể biết, sự điều chỉnh giá được diễn ra ngay khi thông tin đươc công bố và phản ánh mọi thông tin hiện có của tài sản tài chính Thông tin trong ngày sẽ chỉ tác đỗng đến giá cổ phiếu trong phạm vi ngày hôm đó Sự thay đổi của giá đề khác biệt và độc lập so với các biến động trong quá khứ Việc phân tích cơ bản là thừa vì nguy cơ đến từ sự sai lệch trong việc thu thập và nhận định thông tin Đối với phân tích kỹ thuật thì lý thuyết cũng chỉ ra rằng phương pháp này mang lại độ trễ cao, bị động và chậm hơn so với diễn biến thị trường, NĐT mua vào hoặc bán ra khi đã có xu hướng rõ rệt nên gần như đã bỏ lỡ phần lợi nhuận trước đó Do vậy, một NĐT nghiệp dư cũng có thể có mức sinh lời tương tự một NĐT chuyên nghiệp nếu đa dang hóa danh mục một cách hợp lý Các NĐT có thể chọn mua nắm giữ cổ phiếu dài hạn, tìm các DN có quy mô lớn, lợi nhuận tăng trưởng để mua vào vì đây là những yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu tăng trong tương lai Sự hiệu quả của lý thuyết này tuy vẫn chưa được chấp thuận hoàn toàn nhưng cho thấy được thị trường chuyển động không theo quy tắc, NĐT nếu như chấp nhận rủi ro hoàn toàn có thể thu được lợi nhuận từ thị trường

Tóm lại, lý thuyết bước đi ngẫu nghiên khẳng định giá cổ phiếu chuyển động một cách ngẫu nhiên, không thể được định giá hay dự báo bằng bất cứ phương pháp nào khác như phân tích cơ bản hay kỹ thuật Các thông tin về vĩ mô hay vi mô hoặc các yếu tố không lường trước được có thể xảy đến là nguyên nhân ảnh hưởng khiến giá cổ phiếu không thể dự đoán trước, luôn tìm ẩn rủi ro, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến giá cổ phiếu NĐT cần phải có nguồn thông tin chuẩn xác cùng với kỹ năng phân tích, chọn lọc để đạt lợi nhuận từ TTCK

2.2.3 Lý thuyết phát tín hiệu (Signalling Theory)

Lý thuyết phát tín hiệu nhấn mạnh về sự bết cân xứng trong khả năng tiếp cận thông tin trên thị trường, còn được gọi là lý thuyết về nội dung thông tin Theo Bhattacharya (1979) hay Asquith và Mullins (1986), các NĐT luôn ở tình thế bị động so với các nhân tố nội bộ công ty như các lãnh đạo, những người tiếp cận thông tin sớm nhất NĐT cho rằng việc các thông tin của ban lãnh đạo đều bao hàm trong việc chia cổ tức, đóng vai trò như một phương pháp truyền tải thông tin rằng công ty đang hoạt động hiệu quả và đạt lợi nhuận tốt Tuy nhiên, các DN thường chỉ tung ra các thông tin tích cực như lợi nhuận tăng trưởng, quy mô tài sản gia tăng nhằm thu hút vốn từ các NĐT, thúc đẩy sự tăng giá của cổ phiếu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng

2.3.1 Các yếu tố bên trong của ngân hàng

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS-Earnings Per Share)

EPS là một trong những hệ số tài chính quan trọng trong việc phân tích, đánh giá một DN, EPS cho biết là mỗi cổ phiếu sẽ mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho NĐT sau khi khấu trừ đi thế và cổ tức ưu đãi Là yếu tố không thể thiếu trong việc định giá và dự báo lợi nhuận, DN nào có EPS càng cao chứng tỏ hoạt động kinh

NĐT sẽ mua vào các doanh nghiệp có chỉ số EPS cao và thường dùng EPS làm công cụ so sánh hiệu quả khi đầu tư (Velankar, 2017)

Các DN có EPS tăng theo thời gian với số cố phiếu đang có trên thị trường không đổi sẽ thu hút các NĐT, họ kỳ vọng rằng DN sẽ còn tăng trưởng lợi nhuận hơn nữa trong tương lai, thúc đẩy giá cổ phiếu tăng Trong khi đó, EPS có xu hướng giảm sẽ tạo sự hoài nghi của NĐT về hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của DN, làm giá cổ phiếu giảm (Darami, 2022)

Giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E- Price Earnings Ratio)

Hệ số P/E chi biết số tiền mà NĐT sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận sinh ra từ cổ phiếu Nếu một cổ phiếu có P/E càng cao thì được xem là càng đắt, NĐT sẽ phải bỏ nhiều tiền để thu được 1 đồng lợi nhuận P/E cao cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hoạt động và đầu cơ khiến các NĐT e ngại Tuy nhiên P/E cao đôi khi cũng thể hiện được tiềm năng trong tương lai của DN, được các NĐT tin tưởng sẽ còn phát triển hơn trong tương lai (Basana và Liem, 2012) Nếu cổ phiếu có P/E thấp thì đây là cổ phiếu rẻ, sở hữu tiềm năng phàt triển nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của DN đang gặp vấn đề

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA- Return On Total Assets)

Hệ số ROA cho thấy sự hiệu quả của DN trong việc sử dụng tài sản để thu lợi nhuận, nó cho biết DN có khả năng thu được bao nhiêu lợi nhuận sau khi bỏ ra một đồng tài sản DN có ROA cao có khả năng được các NĐT quan tâm vì khả năng khai thác, sử dụng tài sản hiệu quả, chỉ số ROA tăng trưởng cho thấy chiến lược kinh doanh đúng đắn, qua đó thu hút nguồn vốn từ thị trường, thúc đẩy biến động giá cổ phiếu (Lại Cao Mai Phương, 2021) ROA còn là hệ số được các NĐT dùng để so sánh các DN cùng ngành với nhau

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP-Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị của tất cả sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định Để đo lường tổng sản lượng hay tốc độ phát triển kinh tế thì GDP là chỉ số được sử dụng nhiều nhất (Lokeswar Reddy, 2012) Một quốc gia có GDP cao có nghĩa là nền kinh tế đang vận hành hiệu quả, hiệu quả sản xuất và dịch vụ cao, chứng tỏ rằng Nhà nước quản lý nền kinh tế tốt, người dân có việc làm và thu nhập

Tỷ giá hối đoái (EX-Exchange Rate)

Tỷ giá hối đoái là tỷ giá mà tại một tỷ lệ nhất định nào đó mà đồng tiền này dùng dể trao đổi cho một đồng tiền khác Một cặp tiền sẽ có hai cách niêm yết là gián tiếp và trực tiếp tùy theo các điều kiện và mục đích sử dụng khác nhau

Nhiều nghiêm cứu cho rằng giữa TTCK vả thị trường ngoại hối có mối liên hệ mật thiết với nhau Khi đồng nội tệ trong cặp tỷ giá bị suy yếu so với ngoại tệ thì sẽ mang lai dấu hiệu tích cực cho TTCK như thúc đẩy xuất khẩu nước ngoài, các nguồn FDI nhờ vào chênh lệch giá Việc xuất khẩu cũng sẽ làm tăng doanh thu và sự cạnh tranh không ngừng giữa các DN Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá sẽ làm giá cổ phiếu giảm do ảnh hưởng từ việc hạn chế xuất khẩu, chi phí vốn đầu vào tăng cao cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác khiến lợi nhuận tụt giảm (Dornbusch và Fisher, 1980)

Ngoài ra còn một số ý kiến cho rằng các yếu tố như cung cầu và tài sản, bao gồm chứng khoán tạo nên tỷ giá hối đoái Cơ sở của lý thuyết này là mô hình cân bằng danh mục đa dạng tài sản khiến cho các NĐT muốn bán đi các tài sản nước ngoài và dùng tiền mua thêm các tài sản trong nước khiến nội tệ giảm giá trị Các doanh nghiệp thiên về nhập khẩu sẽ chịu thiệt hại khi tỷ giá tăng do tốn nhiều chi phí quy đổi ngoại tệ Trong khi với doanh nghiệp xuất khẩu tỷ giá tăng sẽ giúp họ thu được nhiều nội tệ hơn từ việc quy đổi ngoại tệ (Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn, 2014) Cố thể thấy được tỷ giá hối đoái tác động đến giá cổ phiếu theo hai mặt tích cực và tiêu cực tùy từng trường hợp

Vàng từ trước nay đã được xem là một phương tiện thanh toán có giá trị cao (Goodman, 1956) Vàng còn có khả năng lưu trữ giá trị theo thời gian nên vàng luôn là kênh đầu tư được các NĐT lựa chọn khi nền kinh tế gặp biến động mạnh Giá vàng tăng thường sẽ khiến giá cổ phiếu giảm vì NĐT thường nếu như muốn mua vàng thì sẽ bán đi cổ phiếu, khiến cả hai có tác động ngược chiều Tại Việt Nam, vàng luôn là kênh đầu tư hấp dẫn nên khi giá tăng hoặc biến động mạnh sẽ thu hút các NĐT, khiến dòng tiền rút khỏi TTCK và làm giá cổ phiếu giảm (Trương Đông Lộc, 2014) Trên thế giới, giá vàng cũng nghịch biến với giá cổ phiếu tại các nước như Anh và Nhật nhưng lại không xảy ra ở Mỹ (Furstenberg và cộng sự,

Cung tiền M2 là một trong các yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng Thành phần của cung tiền Cung M2 bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và cung tiền M1, được cấu thành từ tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn Cung tiền M2 tăng trưởng theo thời gian là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế cũng có khả nămg tăng trưởng theo Nguồn cung tiền được kiểm soát chặt chẽ sẽ khống chế được lạm phát Cung tiền là một trong các công cụ của Chính phủ dùng để kích thích đầu tư, tiêu dùng qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế Cung tiền tăng lên thì các loại lãi suất giảm, nhu cầu về các sản phẩm tài chính tăng trong đó có chứng khoán cổ phiếu, các NĐT gia tăng mức lợi nhuận kỳ vọng khiến giá chứng khoán tăng (Lê Quốc Long và Vương Long Hậu, 2017) Khi cung tiền giảm xuống, lãi suất tăng cao sẽ làm giảm lượng vốn đầu tư do chi phí lãi vay, vốn cao hơn, giá cổ phiếu cũng vì vậy mà giảm (Ngô Thị Thu Hạnh và Phạm Đình Long, 2019).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu đề tài gồm các bước như sau:

Hình 3.1: Sơ đồ tổng quan các bước nghiên cứu Bước 1: Khảo lược các lý thuyết nền và nghiên cứu liên quan

Bước 1: Khảo lược các lý thuyết nền và nghiên cứu liên quan

Bước 6: Bình luận về kết quả và kiến nghị đề xuất

Bước 4: Tiến hành hồi quy, lựa chọn mô hình

Bước 5: Tìm các khiếm khuyết của mô hình và khắc phục

Bước 3: Xử lí mẫu và dữ liệu nghiên cứu Bước 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu

Tiến hành khảo lược các lý thuyết nền, các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây có liên quan đến đề tài để bổ trợ thêm kiến thức, hoàn thiện góc nhìn về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng tại các TTCK khác nhau trên thế giới cũng như xu hướng và mức độ tác động của chúng Ngoài ra, tác cũng tiến hành tìm ưu, nhược điểm và khoảng trống của các nghiên cứu được khảo lược nhằm tạo cơ sở để tiến hành lựa chọn các biến cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu

Bước 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu

Tiến hành xây dựng mô hình hồi quy dựa trên các bằng chứng thực nghiệm đã khảo lược ở bước 1 Sau khi phân tích, tìm thông tin, tác giả quyết định lựa chọn

8 biến cho mô hình nghiên cứu của mình bao gồm 3 biến thuộc nhóm nội tại ngân hàng (EPS, P/E, ROA), 3 biến thuộc yếu tố vĩ mô Việt Nam (GDP, M2, GOLD), 2 yếu tố nước ngoài (lãi suất FED, chỉ số S&P500), sau đó luận giải chi tiết cách tính toán và phương thức thu thập số liệu

Bước 3: Xử lí mẫu và dữ liệu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn nghiên cứu 9 ngân hàng đang niêm yết trên 2 sàn là HOSE và HNX, 2 sàn lớn với hoạt động chặt chẽ, vốn hóa lớn mang tính đại diện cao Tiến hành thu thập dữ liệu theo tần suất quý đối với các biến trong mô hình, từ quý 1/2014 đến quý 2/2023 thông qua các nguồn ngư FiinPro, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các trang chứng khoán khác

Bước 4: Tiến hành hồi quy, lựa chọn mô hình

Thông qua phần mềm Stata thực hiện phân tích thống kê mô tả để tìm tổng số quan sát, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình của các biến nghiên cứu, tiến hành kiểm định đa cộng tuyến để gia tăng sự chính xác cũng như như kiểm định sự tự tương quan Sau đó, tiến hành lựa chọn mô hình phù hợp nhất giữa FEM và REM cho nghiên cứu thông qua kiểm định Hausman

Bước 5: Tìm các khiếm khuyết của mô hình và khắc phục

Sau khi tiến hành phân tích hồi quy ở bước 4, tác giả tiến hành kiểm tra các khiếm khuyết của mô hình thông qua kiểm định phương sai, kiểm định tương quan Nếu mô hình không có khuyết tật thì sẽ tiến hành bước 6 tiếp theo, nếu có khuyết tật thì sẽ dùng phương pháp FLGS để khắc phục

Bước 6: Bình luận về kết quả và kiến nghị đề xuất

Tác giả luận giải kết quả nghiên cứu có được sau khi tiến hành hồi quy mô hình, từ đó đưa ra kết luận, các kiến nghị, đề xuất hợp lý để giải quyết vấn đề đã đặt ra.

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.2.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu

Sau khi lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô hình dựa trên cơ sở là các nghiên cứu của Nguyễn Phú Hà (2022), Trương Đông Lộc (2014), Mohammad Al Dwiry và ctg (2022) Mô hình gồm giá cổ phiếu là biến phụ thuộc và các biến độc lập như sau:

Các yếu tố bên trong ngân hàng

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS)

Hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Biến động giá vàng (GOLD)

Hình 3.2: Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các NHTM

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Mô hình hồi quy được đề xuất:

: Giá thị trường của cổ phiếu ngân hàng i tại thời điểm t

: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường của ngân hàng i tại thời điểm t

: Giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu của ngân hàng i tại thời điểm t

: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của ngân hàng I tại thời điểm t

: Tăng trưởng kinh tế tại thời điểm t

: Biến động giá vàng trong nước tại thời diểm t

: Biến động cung tiền M2 tại thời điểm t

: Lãi suất cơ bản của Mỹ tại thời điểm t

: Chỉ số vốn hóa của 500 doanh nghiệp đại chúng lớn nhất nước Mỹ tại thời điểm t

3.2.2 Luận giải các biến và giả thuyết nghiên cứu cho đề tài

Giá thị trường của cổ phiếu

Nghiên cứu sử dụng giá đóng cửa của ngày giao dịch cuối cùng mỗi quý của

9 NHTM đang niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX, trong giai đoạn từ quý 1/2014 đến quý 2/2023

EPS-Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường

Nghiên cứu sử dụng EPS cơ bản với công thức tính toán theo như Trương Đông Lộc (2014) như sau:

Từ những lý thuyết ở chương 2 như lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết phát tín hiệu ta có thể thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng của lợi nhuận đến giá cổ phiếu, do đó EPS là một trong các chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá khả năng sinh lợi của một DN EPS được cấu tạo từ lợi nhuận nên liên quan trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông Sự tác động của EPS đến giá cổ phiếu là tích cực vì EPS cao chứng tỏ DN đang hoạt động kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao Sự tăng trưởng đồng đều của EPS cho thấy DN sử dụng vốn hiệu quả, lợi nhuận không ngừng gia tăng, làm hấp dẫn các NĐT mua cổ phiếu với kỳ vọng DN sẽ còn tăng trưởng lợi nhuận và mở rộng quy mô hơn nữa trong tương lai, điều này thúc đẩy giá cổ phiếu tăng Thông qua hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm như của Nguyễn Phú Hà (2022), Trương Đông Lộc (2014), Lê Thị Thùy Nhiên và Nguyễn Minh Kiều (2020), Mohammad Al Dwiry và ctg (2022) hay Pradeep Brijlal và Samuel Tabot Enow

(2016) đều cho kết quả rằng EPS đồng biến với giá cổ phiếu

Dựa vào các lập luận trên, khóa luận đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết : Tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa hệ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường và giá cổ phiếu

P/E-Giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu

Hệ số P/E được tính toán theo công thức của Nguyễn Tiến Mạnh (2017), Joginder Goet và Kiran Kharel (2022) như sau:

P/E cho thấy được mức giá NĐT phải bỏ ra cho một đồng thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường Cũng tương tự như EPS, chỉ số P/E đề cao tầm quan trọng của lợi nhuận DN P/E càng cao thì giá thị trường của cổ phiếu càng cao, cho thấy NĐT rất kỳ vọng vào khả năng phát triển về mặt quy mô, lợi nhuận của DN và sẵn sàng trả một cái giá cao để sở hữu cổ phiếu Qua các lý thuyết ở chương 2 ta thấy được ảnh hưởng của lợi nhuận đến giá cổ phiếu vì vậy các DN có P/E tăng là dấu hiệu của việc NĐT tin vào sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai nên họ sẵn sàng mua cổ phiếu với giá cao, làm giá cổ phiếu tăng Hầu như tất cả các nghiên cứu như của Nguyễn Tiến Mạnh (2017) hay Lê Thị Thùy Nhiên và Nguyễn Minh Kiều (2020), Ahamed Lebbe Abdul Rauf (2015), Joginder Goet và Kiran Kharel (2022), Pradeep Brijlal và Samuel Tabot Enow (2016) cho kết quả P/E đồng biến với giá cổ phiếu, duy chỉ có Aflah Isa Darami và ctg (2022) cho kết quả nghịch biến

Dựa vào các lập luận trên, khóa luận đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết : Tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu và giá cổ phiếu

ROA-Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Hệ số ROA được tính toán theo công thức của Pradeep Brijlal và Samuel Tabot Enow (2016) như sau:

ROA cũng là một hệ số quan khác được các NĐT quan tâm khi tiến hành phân tích, đánh giá ROA biểu hiện cho khả năng sinh lời trên tài sản ROA có tác động tích cực đến giá cổ phiếu vì hệ số này càng lớn cho thấy sự hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để thu lợi nhuận của DN Vì thế lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành chỉ số ROA và qua đó gây tác động đến giá cổ phiếu Sự tăng trưởng ROA cho thấy tài sản được DN khai thác tốt làm lợi nhuận tăng lên, thu hút các NĐT mua vào cổ phiếu làm giá cổ phiếu tăng Thông qua các nghiên cứu của Nguyễn Phú Hà (2022), Mohammad Al Dwiry và ctg (2022), Pradeep Brijlal và Samuel Tabot Enow (2016) đều cho kết quả ROA đồng biến với giá cổ phiếu

Dựa vào các lập luận trên, khóa luận đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết : Tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa hệ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và giá cổ phiếu

GDP-Tăng trưởng kinh tế

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn tính toán tăng trưởng GDP theo tần suất quý, theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà (2022):

GDP là một chỉ số vĩ mô vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, phản ánh tình trạng kinh tế của quốc gia đó GDP cũng là yếu tố vĩ mô được các NĐT quan tâm khi tiến hành phân tích, dự báo về TTCK Theo như lý thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết bước đi ngẫu nhiên, thị trường luôn vô định bởi sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như GDP và trong điều kiện thị trường thiếu hiệu quả thì có thể sử dụng các yếu tố vĩ mô để phân tích và dự báo giá cổ phiếu Sự tăng trưởng GDP có tác động tích cực đến giá cổ phiếu vì GDP tăng trưởng chứng tỏ tỉnh hình kinh tế quốc gia trong trạng thái tích cực, tạo sự kỳ vọng cho NĐT khiến họ mua vào cổ phiếu, làm giá cổ phiếu tăng Kết quả từ các nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng

(2022), Nguyễn Phú Hà (2022), Phạm Tiến Mạnh (2017), Lê Thị Thùy Nhiên và Nguyễn Minh Kiều (2020), Mohammad Al Dwiry và ctg (2022) đều cho thấy GDP đồng biến với giá cổ phiếu

Giả thuyết : Tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa sự tăng trưởng kinh tế và giá cổ phiếu

GOLD-Giá vàng trong nước

Tác giả dùng sự biến động giá vàng trong nước cho khóa luận theo như nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2014):

Vàng từ trước đến nay được xem là vật phẩm mang giá trị cao và có nhiều công dụng như phương tiện trao đổi, làm trang sức và khả năng lưu giữ giá trị theo thời gian Tương tự GDP, khi thị trường trong tình trạng không hiệu quả thì biến động giá vàng có thể gây tác động đến giá cổ phiếu, tình hình kinh tế vĩ mô không khả quan sẽ khiến các NĐT có xu hướng bán chứng khoán và chuyển sang mua vàng nên vàng được xem là yếu tố tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu vì khi giá vàng tăng thì giá cổ phiếu giảm do dòng tiền từ TTCK chuyển qua Các nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2014), Nguyễn Thu Hằng (2022), Nguyễn Phú Hà (2022) đều chỉ ra rằng giá vàng nghịch biến với giá cổ phiếu

Dựa vào các lập luận trên, khóa luận đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết : Tồn tại mối tương quan ngược chiều giữa biến động giá vàng trong nước và giá cổ phiếu

M2-Cung tiền M2 của nền kinh tế

Tác giả dùng sự biến động của cung tiền M2 cho khóa luận theo như nghiên cứu của Nguyễn Phú Hà (2022):

Cung tiền M2 là một trong các yếu tố vĩ mô quan trọng tương tự GDP, có vai trò kiểm soát lạm phát và tác động đến sự tăng trưởng kinh tế Trong điều kiện thị trường không hoàn hảo thì đây là một yếu tố tác động lớn đến giá cổ phiếu và rất được quan tâm theo dõi Khi cung tiền tăng sẽ tác động tích cực đến TTCK do là dấu hiệu dự báo sự phát triển kinh tế, giảm lãi suất tạo cơ hội cho các NĐT, khiến giá cổ phiếu tăng Ngược lại, khi cung tiền giảm, lãi suất tăng làm chi phí lãi vay tăng khiến các DN gặp khó trong việc vay mở rộng kinh doanh, hạn chế sự phát triển khiến giá cổ phiếu giảm Qua các nghiên cứu của Nguyễn Phú Hà (2022), Mohammad Al Dwiry và ctg đều cho kết quả là cung tiền nghịch biến với giá cổ phiếu (2022)

Dựa vào các lập luận trên, khóa luận đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết : Tồn tại mối tương quan ngược chiều giữa biến động cung tiền M2 và giá cổ phiếu

FED-Lãi suất cơ bản của Mỹ

Số liệu của lãi suất cơ bản của Mỹ được tác giả lấy từ nguồn là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) theo tần suất quý

Lãi suất của FED là một yếu tố đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều yếu tố kinh tế trên thế giới Theo Li và Giles (2015), biến động tình hình kinh tế vĩ mô ở các nước phát triển như Mỹ gây ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô ở các nước nhỏ hơn Do Mỹ là nền kinh tế lớn nhất nên các động thái về lãi suất của FED được các quốc gia khác dõi theo và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Việc FED tăng lãi suất mang lại ảnh hưởng tiêu cực cho kinh tế Việt Nam cũng như TTCK thông qua tỷ giá đồng USD tăng, cản trở giao thương giữa hai quốc gia Ngoài ra, lãi suất cơ bản Mỹ tăng dẫn đến các NHTW khác cũng tăng lãi suất, chi phí vay vốn cao hơn, hạn chế khả năng mở rộng quy mô kinh doanh của

DN do nhu vay giảm sút Ngoài ra các NĐT có xu hướng tìm các kênh đầu tư khác để tránh rủi ro và dòng tiền bị rút khỏi TTCK, khiến giá cổ phiếu giảm Điều này cũng ủng hộ lý thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết bước đi ngẫu nhiên khi cho thấy các yếu tố vĩ mô gây tác động đến giá cổ phiếu ở các thị trường không hiệu quả

Dựa vào các lập luận trên, khóa luận đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết : Tồn tại mối tương quan ngược chiều giữa lãi suất cơ bản của

Mỹ và giá cổ phiếu

S&P500-Chỉ số vốn hóa của 500 doanh nghiệp đại chúng lớn nhất nước

Chỉ số S&P500 sử dụng trong bài nghiên cứu được lấy theo tần suất quý của

500 DN lớn nhất nước Mỹ theo trang web chính thức của Standard & Poor's

S&P500 là một trong các chỉ số quan trọng nhất trên TTCK Mỹ bên cạnh chỉ số Dow Jones Chỉ số này phản ánh tình trạng của TTCK Mỹ Không những ảnh hưởng trong phạm vi nước Mỹ mà sự biến động của chỉ số S&P500 còn tác động đến TTCK ở các nước khác trên thế giới Theo nghiên cứu của Mollah và cộng sự

(2016), tồn tại sự tương đồng trong chuyển động giữa các TTCK lớn như Mỹ với TTCK ở các nước đang phát triển, nếu chỉ số S&P500 có xu hướng tăng cho thấy triển vọng khả quan cho kinh tế thế giới Điều này tác động đến tâm lý và hành vi của NĐT khiến họ mua vào cổ phiếu, thúc đẩy giá cổ phiếu tăng Qua đó khẳng định lại lý thuyết bước đi ngẫu nhiên rằng giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng của các yếu tố không thể lường trước được

Dựa vào các lập luận trên, khóa luận đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết : Tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa chỉ số vốn hóa của

500 doanh nghiệp đại chúng lớn nhất nước Mỹ và giá cổ phiếu

Bảng 3.1 Mô tả tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Phương thức đo lường

Mối tương quan kỳ vọng

Giá cổ phiếu SP Giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng trong quý Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường

Giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Biến động giá vàng trong nước

Lãi suất cơ bản của

FED Thu thập từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) theo tần suất quý -

Chỉ số vốn hóa của

500 doanh nghiệp đại chúng lớn nhất nước

Giá trị vốn hóa của 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ theo tiêu chuẩn của Standard & Poor’s theo tần suất quý

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dữ liệu và mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu là 9 NHTM đang niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX vì đây là 2 sàn lớn, được quản lý chặt chẽ minh bạch, các DN niêm yết đều là DN lớn mang tính đại diện cho ngành cao Tác giả lựa chọn nghiên cứu theo quý vì TTCK Việt Nam hoạt động không lâu, mới chỉ hơn 20 năm nên việc lấy dữ liệu theo năm sẽ không phản ánh được một cách trọn vẹn sự tác động của các yếu tố đến giá cổ phiếu Khoảng thời gian nghiên cứu là từ quý 1/2014 đến quý 2/2023 để đảm bảo tính liên tục của dữ liệu Ngoài ra, TTCK Việt Nam trong giai đoạn này phát triển mạnh thu hút nguồn vốn từ nhiều NĐT trong và ngoài nước, ngoài ra còn có tác động từ dịch bệnh Covid-19 và các cuộc xung đột chính trị diễn ra khắp Châu Âu, Châu Á hay khu vực Bắc Mỹ Danh sách 9 NHTM được sử dụng trong nghiên cứu như sau:

Bảng 3.2 Danh sách các NHTM đƣợc lựa chọn cho nghiên cứu

Tên ngân hàng Sở giao dịch

1 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu HOSE

2 BID Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

3 CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam HOSE

4 EIB Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam HOSE

5 MBB Ngân hàng TMCP Quân đội HOSE

6 NVB Ngân hàng TMCP Quốc Dân HNX

7 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội HOSE

8 STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín HOSE

9 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam HOSE

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các nguồn có độ uy tín và minh bạch cao Giá cổ phiếu cuối mỗi quý và các yếu tố thuộc về bên trong ngân hàng như EPS, P/E, ROA, được thu thập từ cơ sở dữ liệu của FiinPro Giá vàng SJC trong nước, GDP, cung tiền M2 và lãi suất của FED lấy từ cơ sở dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), chỉ số S&P500 lấy từ trang web chính thức của Standard & Poor’s.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tổng quan và kiểm định dữ liệu trước nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về các biến dùng trong nghiên cứu Tổng cộng có 342 quan sát của các biến được thu thập trong giai đoạn từ quý 1/2014 đến quý 2/2023 của 9 ngân hàng được chọn mẫu

Bảng 4.1 Thống kê mô tả về các biến dùng trong nghiên cứu

Tên biến Số quan sát

Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata Kết quả cụ thể từ bảng phân tích thống kê mô tả như sau:

Biến SP (Giá cổ phiếu): Thông qua bảng 4.1 cho thấy giá cổ phiếu các ngân hàng có sự phân tán và chênh lệch cao VCB có giá trị cổ phiếu cao nhất được ghi nhận là 116400 đồng vào quý 2/2021 Giá cổ phiếu thấp nhất là SHB vào hai quý 3 và 4/2016 và NVB quý 1/2017 với cùng 4600 đồng Giá trung bình tổng thể là

Biến EPS (Thu nhập trên mỗi cổ phiếu): EPS cao nhất là 6318 đồng của VCB tại mốc thời gian quý 4/2022 và thấp nhất là NVB vào quý 3/2022 với -713 đồng EPS trung bình của tổng thể là 1865 đồng, cho thấy hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng không đồng đều, có mức chênh lệch cao

Biến P/E (Giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu): P/E cao nhất là 892161,4 của NVB tại quý 4/2022 và thấp nhất là NVB vào quý 3/2015 với -7549,11 P/E trung bình của tổng thể là 2896,981 Các ngân hàng có hệ số P/E khác nhau phản ánh được mức độ kỳ vọng của NĐT vào tiềm năng phát triển của ngân hàng đó Tuy nhiên có ngân hàng hoạt động kinh doanh không ổn định, thiếu hiệu quả như NVB khiến EPS ở mức rất thấp dẫn đến hệ số P/E cao bất thường

Biến ROA (Lợi nhuận trên tổng tài sản): ROA cao nhất là 0,0273 (2,73%) của MBB tại quý 3/2022 và thấp nhất là NVB vào quý 3/2022 với -0,0046 (- 0,46%) ROA trung bình của tổng thể là 0,0087 (0,87%) Nhìn chung, những ngân hàng có hoạt động kinh doanh tốt nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẽ có ROA dương và ngược lại

Biến GDP (Sự tăng trưởng kinh tế): GDP chứng kiến sự tăng trưởng mạnh nhất vào quý 4/2018 đạt 0,4908 (49,08%) và thấp nhất vào quý 1/2020 với -0,4091

(-40,91) Tăng trưởng trung bình của tổng thể là 0,0521 (5,2%) Việt Nam thuộc diện quốc gia đang phát triển mạnh nên tỷ lệ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao, ngoài ra trong giai đoạn này cũng ra dịch bệnh Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu suy thoái dẫn đến GDP giảm mạnh ở một số giai đoạn

Biến GOLD (Biến động giá vàng): Giá vàng chứng kiến sự biến động mạnh nhất vào quý 1/2020 đạt 0,128 (12,8%) và thấp nhất vào quý 3/2022 với -0,0438 (- 4,38) Mức biến động trung bình của tổng thể là 0,0183 (1,83%) Giá vàng trong nước tăng mạnh bởi sự tác động của giá vàng thế giới khi NĐT muốn tìm nơi trú ấn an toàn bởi rủi ro từ đại dịch Covid-19

Biến cung tiền M2 (Biến động cung tiền M2): Cung tiền M2 chứng kiến sự biến động mạnh nhất vào quý 4/2014 đạt 0,0685 (6,9%) và thấp nhất vào quý 3/2022 với -0,0055 (-0,55%) Mức biến động trung bình của tổng thể là 0,0325 (3,25%) Sự biến động cung tiền là không đáng kể cho thấy nền kinh tế đang được quản lý một cách hiệu quả, chặt chẽ

Biến FED (Lãi suất cơ bản Mỹ): Lãi suất của FED ghi nhận mức cao nhất vào quý 2/2023 đạt 0,525 (5,25%) và thấp nhất vào quý 1/2020 với 0,0025 (0,25%), lãi suất trung bình là 0,0161 (1,6%) Lãi suất của Mỹ chứng kiến sự biến động mạnh do những tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến FED phải có các điều chỉnh để duy trì sự ổn định của nền kinh tế

Biến S&P500 (Giá trị vốn hóa của 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ): Chỉ số S&P500 ghi nhận mức cao nhất vào quý 4/2021 đạt 4696,05 và thấp nhất vào quý 1/2014 với 1888,77 Mức trung bình đạt được là 2946,229 Sự tăng trưởng của chỉ số S&P500 trong suốt giai đoạn từ quý 1/2014 đến quý 2/2023 cho thấy TTCK

Mỹ đang ngày càng lớn mạnh hơn

4.1.2 Ma trận tự tương quan

Tác giả tiến hành kiểm tra sự tương quan của các biến dùng trong mô hình thông qua ma trận tương quan

Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata

Từ bảng 4.2 cho thấy các biến có sự tương quan dương, có xung hướng chuyển động cùng chiều với biến phụ thuộc SP (Giá cổ phiếu) bao gồm EPS, ROA, GOLD, FED và S&P500 Các biến còn lại như P/E, GDP và M2 thì cho kết quả tương quan âm, có xu hướng chuyển động ngược chiều với biến phụ thuộc Ngoài ra, không tồn tại giá trị lớn hơn 0,8 ở bất kỳ cặp hệ số tương quan nào nên không tồn tại sự tự tương quan trong mô hình (Farrar, 1967)

4.1.3 Kiểm định đa cộng tuyến

Tác giả kiểm định đa cộng tuyến bằng phương pháp VIF (Nhân tử phóng đại phương sai) Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

SP EPS P/E ROA GDP GOLD M2 FED S&P500

Thông qua bảng 4.3 cho thấy giá trị VIF trung bình là 1,84 < 10 và không có biến nào có VIF > 10 nên chỉ có hiện tượng tương quan nhẹ không đáng kể và không xuất hiện đa cộng tuyến.

Mô hình hồi quy và kiểm định

4.2.1 Lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp

Tác giả tiến hành thực hiện hồi quy theo 3 loại mô hình là Pooled OLS, FEM và REM Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy của mô hình Pooled OLS, FEM và REM

Tên biến Pooled OLS FEM REM

(Chú thích: *, **, *** là các ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5% và 1%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata

Kết quả cho thấy P-Value ở cả 3 mô hình đều là 0,000 cho thấy các mô hình có ý nghĩa tin cậy ở mức 1% Để chọn ra mô hình thích hợp nhất cho nghiên cứu cần phải thực hiện thêm các kiểm định cần thiết Để đánh giá đâu là mô hình phù hợp hơn giữa Pooled OLS và mô hình FEM, tác giả thực hiện kiểm định F

Bảng 4.5 Kết quả của kiểm định F

Mô hình Pooled OLS tốt hơn

Mô hình FEM tốt hơn

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata

Thông qua kết quả ở bảng 4.5 ta bác bỏ , chấp nhận rằng FEM là mô hình hiệu quả hơn khi giá trị P-Value < 5%

Sau kiểm định F, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn ra mô hình tốt hơn giữa FEM và REM

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman

Mô hình Pooled FEM tốt hơn

Mô hình REM tốt hơn Chi2(5) = 27,78 Prob > chi2 = 0,000

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata

Kết quả cho thấy mô hình FEM là mô hình thích hợp hơn khi P-Value < 5% Qua đó bác bỏ giả thuyết và chấp nhận

4.2.2 Kiểm định mô hình đƣợc chọn Để kiểm tra xem mô hình FEM được chọn có xảy ra các khuyết tật hay không tác giả thực hiện các kiểm định tự tương quan và phương sai sai số thay đổi

Kiểm định Wald được sử dụng để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mô hình

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Wald

Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Chi2(9) = 56,78 Prob > chi2 = 0,000

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata

Kết quả cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi khi P- Value < 5% nên bác bỏ giả thuyết và chấp nhận

Kiểm định Wooldridge được sử dụng để kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Wooldridge

Mô hình không có hiện tượng tự tương quan

Mô hình có hiện tượng tự tương quan F(1, 8) = 67,682 Prob > P = 0,000

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata

Kết quả cho thấy mô hình có hiện tượng tự tương quan khi P-Value < 5% nên bác bỏ giả thuyết và chấp nhận

4.2.3 Khắc phục khuyết tật của mô hình Ðê tiến hành khắc phục các khuyết tật đã được kiểm định, phương pháp FLGS (bình phương bé nhất tổng quát khả thi) được tác giả lựa chọn sử dụng nhằm đưa ra mô hình tối ưu nhất cho nghiên cứu, khắc phục các hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số và đưa ra kết quả chính xác Kết quả hồi quy mô hình FLGS thu được như sau:

Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình FLGS

Biến Hệ số hồi quy P-Value

(Chú thích: *, **, *** là các ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5% và 1%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata

Ta có P Value=0.0000 cho thấy mô hình có nghĩa mô hình và không còn tình trạng tự tương quan hay phương sai sai số thay đổi Biến GDP có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, các biến như EPS, FED và S&P500 có ý nghĩa thống kê 1% trong khi P/E, ROA, GOLD và M2 không có ý nghĩa thống kê.

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w