1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam

289 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Tác giả Phùng Xuân Tráng
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Xuân Hoan, PGS.TS Trần Trung Tuấn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ Quản lý Kinh tế
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 289
Dung lượng 5,55 MB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Công tác SCM được phân tích dựa trên khía cạnh của quản lý kinh tế ở hai cấp độ là doanh nghiệp và Nhà nước bao gồm các hoạt động của quản lý như: Ở c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Mã số: 9340410.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS PHẠM XUÂN HOAN

2: PGS.TS TRẦN TRUNG TUẤN

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi, vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

Tác giả

Phùng Xuân Tráng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 6

1.1 Các nghiên cứu về các khía cạnh của quản lý chuỗi cung ứng 6

1.2 Các nghiên cứu về vai trò của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp 9

1.3 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp 11

1.4 Các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng dệt may 16

1.5 Các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng của Nhà nước bằng Cụm liên kết ngành 18

1.6 Khoảng trống và các vấn đề cần nghiên cứu 23

1.6.1 Về lý luận 23

1.6.2 Về thực tiễn 24

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CỦA NHÀ NƯỚC 26

2.1 Cơ sở lý luận chung về quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp 26

2.1.1 Một số khái niệm liên quan 26

2.1.2 Các mô hình chuỗi cung ứng 34

2.1.3 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp 35

2.2 Nội dung quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp 40

2.2.1 Quản lý các tác nhân của chuỗi cung ứng 40

2.2.2 Quản lý các hoạt động trong chuỗi cung ứng 43

2.2.3 Quản lý lợi ích trong chuỗi 46

2.3 Nội dung quản lý chuỗi cung ứng của Nhà nước thông qua Cụm liên kết ngành 48

2.3.1 Nhà nước quản lý chuỗi cung ứng bằng cụm liên kết ngành với vai trò Nhà quản lý nền kinh tế 48

2.3.2 Nhà nước quản lý chuỗi cung ứng bằng cụm liên kết ngành với vai trò Nhà đầu tư trong nền kinh tế 51

Trang 5

2.3.3 Nhà nước quản lý chuỗi cung ứng bằng cụm liên kết ngành với vai trò

kết nối trong nền kinh tế 55

2.4 Các tiêu chí đánh giá quản lý chuỗi cung ứng 56

2.4.1 Các tiêu chí đánh giá quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp 56

2.4.2 Các tiêu chí đánh giá quản lý chuỗi cung ứng của Nhà nước bằng Cụm liên kết ngành 58

2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp 61

2.5 Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng trên thế giới và bài học cho Việt Nam 69

2.5.1 Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng trên thế giới 69

2.5.2 Bài học cho Việt Nam 72

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 76

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỂ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 77

3.1 Quy trình nghiên cứu 77

3.2 Khung phân tích 79

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 81

3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 81

3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 81

3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu 85

3.5 Phương pháp phân tích số liệu 85

3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả, so sánh 85

3.5.2 Phương pháp sử dụng mô hình định lượng 87

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 95

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 96

4.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 96

4.1.1 Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam 96

4.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 99

Trang 6

4.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 108

4.1.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 118

4.2 Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 119

4.2.1 Thực trạng quản lý các tác nhân trong chuỗi cung ứng 119

4.2.2 Quản lý mối quan hệ trong chuỗi cung ứng 123

4.2.3 Thực trạng quản lý chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng 127

4.2.4 Thực trạng quản lý lợi ích trong chuỗi cung ứng 127

4.3 Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng dệt may của Nhà nước bằng Cụm liên kết ngành 128

4.3.1 Thực trạng khuôn khổ pháp luật giúp Nhà nước quản lý chuỗi cung ứng bằng cụm liên kết ngành 128

4.3.2 Thực trạng trợ cấp, ưu đãi phát triển cụm liên kết ngành trong quản lý chuỗi cung ứng dệt may của Nhà nước 135

4.3.3 Thực trạng trung gian kết nối của Nhà nước trong quản lý chuỗi cung ứng dệt may 138

4.4 Thực trạng tác động của quản lý chuỗi cung ứng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dệt may Việt Nam 143

4.4.1 Kết quả thống kê mô tả 143

4.4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 144

4.4.3 Kết quả đánh giá mô hình đo lường 145

4.4.4 Phân tích các mối quan hệ của các yếu tố tới quản lý chuỗi cung ứng 149

4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng 163

4.5.1 Nhận thức của doanh nghiệp về quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp dệt may 163

4.5.2 Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp 167

4.5.3 Lao động trong các doanh nghiệp dệt may 169

4.6 Đánh giá về quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 172

4.6.1 Các kết quả của quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 172

4.6.2 Hạn chế của quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 174

Trang 7

4.6.3 Nguyên nhân của hạn chế 176

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 179

CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI VIỆT NAM 180

5.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế của ngành dệt may 180

5.1.1 Bối cảnh quốc tế 180

5.1.2 Bối cảnh trong nước 182

5.2 Định hướng phát triển các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam 184

5.3 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng Quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 185

5.3.1 Giải pháp về công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng 185

5.3.2 Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao chất lượng nguồn lao động 187

5.3.3 Giải pháp hoạch định chiến lược hợp tác 188

5.3.4 Phát triển nguồn nguyên liệu thô 189

5.3.5 Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực dệt may 190

5.3.6 Nâng cao vai trò và hỗ trợ của Chính phủ 193

5.4 Khuyến nghị 194

5.4.1 Khuyến nghị đối với Nhà nước 194

5.4.2 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam 196

5.4.3 Khuyến nghị đối với Hiệp hội 198

5.5 Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai 198

5.5.1 Hạn chế của nghiên cứu 198

5.5.2 Định hướng nghiên cứu trong tương lai 199

TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 200

KẾT LUẬN 201

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾ LUẬN ÁN 203

TÀI LIỆU THAM KHẢO 204

PHỤ LỤC

Trang 8

i

DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Việt

CRM Quản lý mối quan hệ với khách hàng

HQ Hiệu quả hoạt động kinh doanh

IM Quản trị đổi mới

IS Chia sẻ thông tin

PDI Đổi mới sản phẩm

RBT Lý thuyết dựa trên nguồn lực

ROI Lợi tức đầu tư

SCM Quản lý chuỗi cung ứng

SECI Mô hình SECI về các chiều kiến thức SHH Sự hài hòa mục tiêu

SRM Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp

Trang 9

ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thông tin thứ cấp và nguồn thu thập 81

Bảng 3.2: Thu thập số liệu sơ cấp thu thập 85

Bảng 3.3 Bảng nguồn gốc thang đo 91

Bảng 4.1 Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may 117

Bảng 4.2 Tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may giai đoạn 2018-2022 118

Bảng 4.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may 119

Bảng 4.4 Quy mô và đặc điểm doanh nghiệp ngành dệt may năm 2021 122

Bảng 4.5 Quản lý mối quan hệ với khách hàng (CRM) của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 124

Bảng 4.6 Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp (SRM) của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 125

Bảng 4.7 Chia sẻ thông tin (IS) của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 127

Bảng 4.8: Một số văn bản pháp luật liên quan đến cụm liên kết ngành 129

ở Việt Nam 129

Bảng 4.9 Một số văn bản pháp luật liên quan đến tiêu chí xác định cụm liên 130

kết ngành 130

Bảng 4.10 Một số văn bản có đề cập đến các dạng liên kết trong cụm liên 132

kết ngành 132

Bảng 4.11 Một số văn bản liên quan đến phát triển cụm liên kết ngành dệt may 134

Bảng 4.12 Một số văn bản liên quan đến đầu tư cho phát triển công nghiệp 136

Bảng 4.13 Một số chính sách ưu đãi có liên quan đến phát triển ngành dệt may 137

Bảng 4.14 Một số văn bản, chính sách tăng cường kết nối cho cụm liên 138

kết ngành 138

Bảng 4.15 Một số văn bản, chính sách tăng cường kết nối cho cụm liên kết ngành 142

Bảng 4.16 Độ tin cậy tổng hợp (Construct Reliability and Validity) 146

Bảng 4.17 Độ giá trị phân biệt Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) 147

Bảng 4.18 Bảng hệ số tải của các nhân tố (Outer Loadings) 147

Trang 10

iii

Bảng 4.19 Hệ số R-square 148

Bảng 4.20 Hệ số F – square 148

Bảng 4.21 Hệ số VIF 149

Bảng 4.22 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 152

Bảng 4.23 Tổng hợp mối quan hệ chi tiết 154

Bảng 4.24 Đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 168

Trang 11

iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản 34

Hình 2.2 Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng 34

Hình 2.3 Mô hình chuỗi cung ứng điển hình 35

Hình 2.4: Mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng, đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động của tổ chức 40

Hình 2.5: Các thành phần chính trong quản lý chuỗi cung ứng 45

Hình 2.6: Mô hình SCOR 46

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 77

Hình 3.2: Khung phân tích của luận án 80

Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu định lượng 87

Hình 4.1 Cơ cấu nhập khẩu máy móc thiết bị ngành dệt may Việt Nam năm 2015 100

Hình 4.2 Chi phí sản xuất ngành dệt may của Việt Nam với một số quốc gia 101

Hình 4.3 Thời gian sản xuất các đơn hàng may mặc trung bình tại Việt Nam 102

Hình 4.4 Sơ đồ hoạt động phân phối của ngành dệt may Việt Nam 105

Hình 4.5 Giá trị tăng trưởng xuất khẩu một số sản phẩm dệt may (triệu USD) 109

Hình 4.6 Giá trị tăng trưởng nhập khẩu một số sản phẩm dệt may các năm 110

(triệu USD) 110

Hình 4.7 Chỉ số tiêu thụ và tồn kho ngành dệt may các năm 110

Hình 4.8 Các vấn đề công nhân lao động quan tâm hiện nay 111

Hình 4.9 Chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam 120

Hình 4.10: Quy trình sản xuất đơn hàng của doanh nghiệp dệt may 126

Hình 4.11 Sự hài hòa mục tiêu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 128

Hình 4.12 Tỷ trọng doanh nghiệp theo quy mô 143

Hình 4.13 Tỷ trọng doanh nghiệp theo tỷ lệ xuất khẩu 144

Hình 4.14 Đánh giá mô hình đo lường trên Smart PLS 146

Hình 4.15 Kết quả kiểm định mô hình khi chưa có biến trung gian 149

Hình 4.16 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 150

Trang 12

v

Hình 4.17 Kiểm định vai trò trung gian 153

Hình 4.18 Tác động tổng thể của SCM tới hiệu quả hoạt động kinh doanh 155

Hình 4.19 Mô hình kiểm định vai trò điều tiết 155

Hình 4.20 Kết quả kiểm định vai trò điều tiết 156

Hình 4.21 Vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp 157

Hình 4.22 Kết quả điều tiết của tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu 157

Hình 4.23: Trình độ lao động ngành dệt may Việt Nam 171

Hình 4.24: Mức thu nhập trung bình tháng của công nhân dệt may 172

Trang 13

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) giữ vị trí quan trọng đối với hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu SCM có thể hiểu là các hoạt động cụ thể của nhà quản lý trong các hoạt động của chuỗi cung ứng, tác động đến các tác nhân của chuỗi cũng như lợi ích giữa các tác nhân Hiện nay, trong bối cạnh hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp cạnh tranh nhiều hơn đã thúc đẩy sự xuất hiện của các nghiên cứu về SCM Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của SCM giúp doanh nghiệp điều phối hoạt động và vận hành các hoạt động trong chuỗi cung ứng Đồng thời, SCM giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và gia tăng sự hài lòng của khách hàng Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng SCM có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc doanh nghiệp sở hữu các nguồn lực và đầu tư phát triển chuỗi cung ứng là một hoạt động đầu tư dài hạn, chưa có lợi ích ngay lập tức nhưng đem lại nhiều hiệu quả bền vững cho doanh nghiệp Dựa trên lý thuyết nguồn lực Huo, (2012) cho rằng SCM được coi là một nguồn lực đặc biệt của doanh nghiệp, việc đầu tư SCM được chú trọng và hướng đến mục tiêu nâng cao thành quả tổng thể của doanh nghiệp, hoàn thiện chuỗi cung ứng toàn diện Một số nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra tác động trực tiếp và gián tiếp của SCM đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau Qua đây có thể thấy, việc đánh giá và hoàn thiện SCM đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may

Các nghiên cứu đã đi sâu vào luận giải các nội dung của SCM và đánh giá tác động của SCM đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tương đối hạn chế Trên thực tế, các nghiên cứu hiện nay đa phần chỉ giải thích tác động của SCM đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tác động tích cực hay tiêu cực, còn rất ít các nghiên cứu hướng đến việc phân tích tác động của SCM đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ chế gián tiếp

Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, Dệt May là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12-16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Kim ngạch xuất

Trang 14

2

khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2022 đã đạt trên 44 tỷ USD Việt Nam đứng thứ ba thế giới về quy mô xuất khẩu hàng dệt may, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh Sau hơn 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng lên hơn 4 lần, trong đó giá trị nội địa hóa của sản phẩm dệt may xuất khẩu tăng trên 6 lần Bên cạnh đó, ngành Dệt May hiện sử dụng khoảng 3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước

Ngành dệt may góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế và lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang công nghiệp và làm tăng phúc lợi xã hội, góp phần giải quyết việc làm Ngoài ra, ngành dệt may cũng góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu phục vụ tái đầu tư mở rộng sản xuất, đóng góp cho chuỗi giá trị toàn cầu, gia tăng giá trị gia tăng và đóng góp vào GDP và tăng trưởng kinh tế của quốc gia Những nỗ lực của doanh nghiệp dệt may trong nhiều năm qua đánh dấu bước tiến mới nhờ việc áp dụng thành công SCM trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thành tựu, trên thực tế ngành dệt may Việt Nam chỉ tham gia trong những khâu sản xuất đơn giản, lao động tay nghề thấp còn nhiều, lợi nhuận thu lại không cao, lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào tiền lương nhân công giá

rẻ và chi phí điện, nước Mô hình xuất khẩu chủ đạo của ngành dệt may Việt Nam cho đến nay chủ yếu tập trung vào sản xuất gia công Nguyên nhân của các hạn chế trên một phần lớn là do SCM của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, bị phân tán và ít đồng nhất, thiếu chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức và dẫn tới năng suất lao động còn thấp so với khu vực và trên thế giới

Xuất phát từ cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn, nghiên cứu sinh đã chọn đề

tài luận án của mình là “Quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may

Việt Nam”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá Quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Để đạt được mục tiêu tổng quát này, mục tiêu cụ thể của luận án là:

- Xây dựng khung lý thuyết về quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Trang 15

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

(i) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về SCM của các doanh nghiệp; (ii) Đánh giá thực trạng SCM ngành dệt may Việt Nam;

(iii) Đánh giá thực trạng SCM của Nhà nước thông qua Cụm liên kết ngành dệt

may Việt Nam;

(iv) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện SCM các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:

- Khung lý thuyết về quản lý chuỗi cung ứng gồm những nội dung nào?

- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong chuỗi cung ứng ngành dệt may như thế nào?

- Nhà nước quản lý chuỗi cung ứng dệt may thông qua Cụm liên kết ngành như thế nào?

- Quản lý chuỗi cung ứng có vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam?

- Giải pháp nào để hoàn thiện SCM cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam?

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Công tác SCM được phân tích dựa trên khía cạnh của quản lý

kinh tế ở hai cấp độ là doanh nghiệp và Nhà nước bao gồm các hoạt động của quản

lý như: Ở cấp độ doanh nghiệp là hoạt động quản lý mối quan hệ giữa các tác nhân

Trang 16

4

trong chuỗi, quản lý sự chia sẻ thông tin và đảm bảo hài hòa các mục tiêu Ở cấp độ nhà nước là hoạt động quản lý chuỗi cung ứng dệt may thông qua Cụm liên kết

ngành dệt may

- Về không gian: Tất cả các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và trên phạm vi

cả nước Việt Nam

- Về thời gian:

Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp: Từ năm 2015-2023

Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: Thông qua khảo sát, phỏng vấn được thu thập từ năm 2021-2022

4 Đóng góp mới của luận án

4.1 Những đóng góp về lý luận

Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết về quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và quản lý chuỗi cung ứng của Nhà nước thông qua Cụm liên kết ngành

Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết về cơ chế gián tiếp trong mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết về cơ chế điều tiết trong mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

5 Bố cục và kết cấu của luận án

Để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ của luận án, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nghiên cứu bao gồm 5 chương sau:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng

Trang 17

5

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chuỗi cung ứng của doanh

nghiệp và của Nhà nước

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu để đánh giá thực trạng quản lý chuỗi

cung ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Chương 4: Thực trạng Quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt

may Việt Nam

Chương 5: Đề xuất Giải pháp hoàn thiện Quản lý chuỗi cung ứng của các

doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Trang 18

6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ

QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

1.1 Các nghiên cứu về các khía cạnh của quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý mối quan hệ đối với nhà cung cấp (SRM)

SRM trong doanh nghiệp giúp gia tăng mối liên kết giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp Sự lựa chọn nhà cung cấp liên quan đến khả năng tiếp cận và phát triển mối quan hệ lâu dài của doanh nghiệp Các liên minh chiến lược thường không quy định cụ thể, đồng thời thay đổi linh hoạt dựa theo đối tác và mục tiêu của doanh nghiệp Việc doanh nghiệp giao tiếp đối với các nhà cung cấp và người tiêu dùng thể hiện sự hiệu quả SRM của doanh nghiệp

Tayyab & Sarkar (2021) đã khởi xướng một phương pháp đánh giá đa chiều tích hợp tiên tiến để hỗ trợ các ngành dệt may vừa và nhỏ trong việc lựa chọn nhà cung cấp và phân bổ số lượng hiệu quả Nghiên cứu này đề xuất sự can thiệp của các phòng thí nghiệm của chính phủ, đóng vai trò bắt buộc để điều chỉnh và giúp đánh giá các nhà cung cấp thuốc nhuộm theo giới hạn chất lượng chấp nhận được

Mô hình SCM dệt may đa mục tiêu được phát triển để đạt được đồng thời việc đánh giá nhà cung cấp và phân bổ đơn hàng Phân tích chỉ ra rằng mô hình này cung cấp một hệ thống hỗ trợ quyết định mạnh mẽ cho các nhà quản lý để đánh giá, lựa chọn

và phân bổ số lượng nhà cung cấp thuốc nhuộm

Cùng với đó, SRM gia tăng lòng tin, thúc đẩy chia sẻ thông tin, tạo dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và giúp doanh nghiệp tuyển dụng hiệu quả nguồn nhân lực Dựa trên những cơ sở này, doanh nghiệp nhận thức và hợp tác hiệu quả với các nhà cung cấp, tìm hiểu và đáp ứng tối ưu đối với khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài với các bên có liên quan Việc doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cấp hệ thống chăm sóc khách hàng hiệu quả, hoàn thiện thích hợp các thủ tục hành chính để tích hợp và vận hành trong quản trị doanh nghiệp

Quản lý mối quan hệ đối với khách hàng (CRM)

CRM là một khía cạnh quan trọng trong SCM của doanh nghiệp CRM bao gồm việc doanh nghiệp quản lý tất cả các mối quan hệ lâu dài và cải thiện sự hài lòng của khách hàng, thu hút khách hàng mới đối với doanh nghiệp Việc doanh

Trang 19

Chia sẻ thông tin (IS)

Việc chia sẻ thông tin và chất lượng thông tin trong và ngoài doanh nghiệp

sẽ đem đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp Những khía cạnh này đồng thời rất quan trọng trong việc phát triển các hiệp hội doanh nghiệp và tiếp cận hiệu quả với nhà cung cấp Trong doanh nghiệp, chia sẻ thông tin đề cập đến việc truyền thông các thông tin quan trọng và SCM của doanh nghiệp Các nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp có thể hợp tác để cải thiện và phát triển các khía cạnh không giống nhau liên quan đến chi phí và chất lượng sản phẩm, dịch vụ Từ đó, những thông tin này đem đến cho doanh nghiệp nguồn tài nguyên vô hình ý nghĩa, thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến và hoàn thiện SCM, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp (Lotfi & cs, 2013)

Chất lượng thông tin được chia sẻ liên quan đến độ chính xác, tính kịp thời, đầy đủ của thông tin Một số nghiên cứu cho thấy SCM và IS của doanh nghiệp có liên quan đến các nhóm liên kết của nhiều nhà cung cấp, đồng thời liên quan đến chất lượng thông tin chia sẻ (Heikkilä, 2002) Không chỉ vậy, SCM giảm sự không chắc chắn về cung và cầu chia sẻ thông tin đối với doanh nghiệp (Kumar & Pugazhendhi, 2012) Tuy nhiên, các thông tin được chia sẻ cần sở hữu sự chính xác

Trang 20

Sự hài hòa mục tiêu

Sự hài hòa mục tiêu trong SCM là cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (Lakshminarasimha, 2015) Đối với mục tiêu của riêng từng doanh nghiệp, việc đảm bảo sản phẩm được ra mắt đúng thời điểm và với chi phí hợp lý nhất là mục tiêu của SCM Điều này đồng nghĩa với việc cần rất nhiều sự hợp tác giữa các đối tác và doanh nghiệp để đảm bảo rằng có một sản phẩm hoàn thiện nhất đến các cửa hàng và cung cấp hiệu quả cho khách hàng (Sundram & cs, 2011) Vấn đề này cần sự hợp tác và trao đổi thông tin từ các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, hướng đến mục tiêu chung là phản hồi từ người tiêu dùng

Nhìn chung, mục tiêu của riêng từng cá nhân, đối tác cần được thỏa mãn và tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu chung của chuỗi cung ứng Đây được coi là yếu tố chính đem đến sự hợp tác toàn diện trong chuỗi cung ứng, đồng thời là yếu tố quan trọng giảm chủ nghĩa cơ hội của cá nhân Nói cách khác, sự hài hòa về mục tiêu hướng đến việc đối tác và doanh nghiệp đều quan tâm đến kết quả người tiêu dùng có hài lòng với sản phẩm, dịch vụ

Có thể nói, sự hài hòa mục tiêu là yếu tố chính trong SCM, đồng thời nó sẽ thúc đầy SCP hiệu quả hơn Sự hài hòa mục tiêu trong một chuỗi cung ứng có thể mang lại lợi ích cho hầu hết các bên bằng cách giảm chi phí và rủi ro, tăng năng suất và lợi nhuận Sự hài hòa mục tiêu hiệu quả có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (Cao &Zhang 2011; Bhakoo & cs, 2012) Việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian Nếu mục tiêu của tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng được liên kết nhằm hướng đến Sự hài hòa mục tiêu thì hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ được cải thiện

Trang 21

9

1.2 Các nghiên cứu về vai trò của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Các nghiên cứu về doanh nghiệp dệt may Việt Nam kế thừa cách tiếp cận về chuỗi giá trị của Gereffi&Memedovic (2003), từ đó chỉ ra đặc điểm phân bố thiếu sự đồng đều giữa các khâu trong doanh nghiệp: tiêu thụ sản phẩm, chăm sóc khách hàng

Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam ứng dụng phương pháp chuỗi giá trị để phân tích các nhân tố thúc đẩy sự cải tiến từ doanh nghiệp Đặc biệt, các nghiên cứu đã

sơ đồ hóa phân bố giá trị gia tăng trong SCM để đưa ra các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động tốt trên thị trường khi ứng dụng SCM Một số minh chứng như nghiên cứu của Khải & Nhung (2011); Van Vo & Pham (2014); Hằng & cs, (2017); Minh (2020) đã chỉ ra việc ứng dụng SCM tại Việt Nam là lợi thế cạnh tranh đặc biệt của doanh nghiệp và đây cũng là nguyên nhân tạo ra các lợi thế cạnh tranh khác cho doanh nghiệp Thủy & cs, (2017) đã nghiên cứu tập trung tìm hiểu về xây dựng

mô hình tồn kho do nhà cung cấp quản lý (VMI) cho một chuỗi cung ứng với một nhà cung cấp và nhiều nhà bán lẻ Trong nghiên cứu này, mô hình truyền thống ban đầu được tính toán với việc nhà bán lẻ chịu trách nhiệm ra quyết định đặt hàng Sau khi phân tích tối ưu hóa chi phí bằng phần mềm Lingo, tác giả kết luận rằng VMI luôn cho một chi phí tối ưu hơn hẳn so với mô hình truyền thống Tuy nhiên việc áp dụng thành công mô hình này đòi hỏi một hệ thống thông tin chia sẻ dữ liệu của các thành phần trong chuỗi cung ứng Thủy (2018) đã tiến hành phân tích ảnh hưởng của SCM đến hiệu suất và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả (SCM) đã trở thành một cách có giá trị tiềm năng để đảm bảo lợi thế cạnh tranh (CA) và cải thiện hiệu suất tổ chức (OP) vì cạnh tranh không còn giữa tổ chức, mà là giữa các chuỗi cung ứng Nghiên cứu này khái niệm hóa và phát triển bảy nhân tố của quản trị SCM (Quản lý quan hệ khách hàng, Thực hiện đơn hàng, Quản trị trả lại, Quy trình quản lý nhu cầu, Quản

lý tương đối vật tư, Quản lý nguồn sản xuất, Phát triển sản phẩm và thương mại) và kiểm tra mối quan hệ giữa SCM và lợi thế cạnh tranh và hiệu suất tổ chức Kết quả nghiên cứu được thu thập từ 339 doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các mối quan

hệ được đề xuất trong khuôn khổ được thử thực nghiệm bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy mức độ thực hiện SCM tốt hơn, có thể dẫn đến lợi thế cạnh tranh nâng cao và cải thiện hiệu suất tổ chức Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh có thể tác động trực tiếp, tích cực đến hiệu suất tổ chức

Trang 22

10

Nguyên & cs, (2023) đã đúc kết được 6 khía cạnh chính của tính linh hoạt chuỗi cung ứng giúp cải thiện hiệu quả doanh nghiệp may tại Việt Nam: tính linh hoạt phát triển sản phẩm, tính linh hoạt của nhà cung cấp, tính linh hoạt nguồn cung ứng, tính linh hoạt sản xuất, tính linh hoạt phân phối và tính linh hoạt hệ thống thông tin

Việc đổi mới trong thị trường của doanh nghiệp cũng ghi nhận nhiều thách thức trong phát triển nội bộ và quản lý bên ngoài doanh nghiệp Việc SCM được ứng dụng hiệu quả, đặc biệt là quá trình duy trì mối quan hệ khách hàng - nhà cung ứng, đảm bảo

sự hài hòa mục tiêu đã giúp nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc duy trì ổn định trong hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm và hạn chế rủi ro bị loại khỏi thị trường Không chỉ vậy, các doanh nghiệp còn nỗ lực nâng cấp từ sản xuất chi phí thấp đến đổi mới sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao (Liu & cs, 2016)

Một trong nhiều nghiên cứu về chủ đề này là nghiên cứu của Gharakhani &

cs, (2012) tác giả đã khẳng định sự đổi mới sáng tạo đóng vai trò gia tăng liên kết với người sử dụng, đổi mới công nghệ kỹ thuật và thông tin, tích hợp SCM và tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các nghiên cứu trước đây đã phát triển SCM tập trung vào mối quan hệ cung

- cầu bằng cách phát triển mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp, liên tục liên minh các nhóm có nhà cung cấp tham gia (Chen &Paulraj 2004) Sau đó, doanh nghiệp có được sự quan tâm nhất quán trong cấu trúc SCM, điều đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Tan & cs, 1999) Majumdar & Sinha (2019) đã phân tích các nhân tố có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến khả năng tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nghiên cứu đồng thời chỉ ra việc doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao sự giúp đỡ của ban quản lý cấp cao, thay đổi các sản phẩm, thúc đẩy thông tin kết nối AlMulhim (2021) xác định SCM dựa trên các yếu tố đổi mới công nghệ, gia tăng chuỗi cung ứng, sự chấp thuận của khách hàng, tích hợp SCM vào quản lý hàng tồn kho, tất cả những hoạt động này có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về Chuỗi cung ứng của nhiều lĩnh vực, ngành nghề và các mặt hàng khác nhau đã được khai thác như thủy sản, sản phẩm

Trang 23

11

chăn nuôi (Trúc & Hạnh 2017, Van 2022, Linh 2023, Phạm 2023, Thắm & Trinh 2023) Việc áp dụng SCM các Doanh nghiệp dệt may không xuất khẩu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa được đánh giá trong nghiên cứu này Thắm & Dung (2017) đã giới thiệu mô hình tích hợp của mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và phương pháp triển khai chức năng chất lượng (QFD), để đánh giá ảnh hưởng của nguồn lực chuỗi cung ứng lên hiệu quả kinh doanh Kết quả cho thấy nguồn lực chuỗi cung ứng ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh thông qua lợi thế cạnh tranh Trong ba nguồn lực chuỗi cung ứng, tích hợp chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp Ahmad (2022) đã điều tra ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng (SCI) đến sự hài lòng của khách hàng trong chuỗi cung ứng kali ở Jordan Thông qua phương pháp bình phương nhỏ nhất từng phần để xử lý dữ liệu, kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên

hệ giữa việc tích hợp chuỗi cung ứng và sự hài lòng của khách hàng Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), chiến lược kinh doanh và nhà cung cấp có tác động đến sự tích hợp của chuỗi cung ứng và

Nhìn chung có nhiều nghiên cứu chỉ ra các tác động tích cực đến SCM như hiệu suất doanh nghiệp, chia sẻ tri thức, lợi thế cạnh tranh, giao tiếp và quan hệ trong doanh nghiệp, hiệu quả của nguồn nhân lực Một loạt các nghiên cứu có thể

kể đến như:

Chen & cs, (2013) xem xét sự hợp tác trong chuỗi cung ứng như một chiến lược giảm thiểu rủi ro Nghiên cứu xem xét ba loại rủi ro, cụ thể là rủi ro nguồn cung, rủi ro nhu cầu và rủi ro quy trình liên quan đến ba loại hình hợp tác, cụ thể là hợp tác với nhà

Trang 24

12

cung cấp, hợp tác với khách hàng và hợp tác nội bộ, như một cơ chế để giảm thiểu những rủi ro đó Mô hình quan hệ đề xuất được thử nghiệm với dữ liệu được thu thập

từ 203 công ty sản xuất ở Úc Kết quả cho thấy rằng mỗi lĩnh vực hợp tác đều giảm rủi

ro chuỗi cung ứng tương ứng một cách hiệu quả, nhưng chỉ việc giảm thiểu rủi ro quy trình và rủi ro nhu cầu mới có tác động trực tiếp đến hiệu suất chuỗi cung ứng Ngoài

ra, cả rủi ro cung và rủi ro cầu đều làm tăng rủi ro quy trình

Chen & cs, (2013) nhấn mạnh tồn tại nhiều nhân tố đóng vai trò thúc đẩy và tạo niềm tin cho các bên tham gia chuỗi cung ứng Trong đó, tác giả đưa ra ba nhân

tố nổi bật: năng lực khoa học công nghệ - kỹ thuật thông tin, khả năng chia sẻ kiến thức, sự tin tưởng trong mối quan hệ hợp tác phát triển Trong khi đó, Alfalla-Luque

& cs, (2013) đã tiến hành nghiên cứu về SCM Nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nghiên cứu về sau hiểu rõ hơn về các nhân tố khác nhau tác động (tích cực hay tiêu cực) đến SCM Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế do có rất

ít nhân tố tích cực tác động đến SCM Nghiên cứu của Bernon & cs, (2013) chỉ ra các nhân tố tác động thúc đẩy SCM của các bên tham gia chuỗi cung ứng Nghiên cứu kết luận việc các doanh nghiệp tham gia SCM sẽ giúp gắn kết liên kết sản xuất, tiết kiệm tối đa thời gian, hạn chế hàng hóa tồn kho, gia tăng chất lượng dịch vụ đối với người tiêu dùng, củng cố nguồn tiêu thụ sản phẩm Lan & cs, (2013) lại phát hiện ra rằng sự tích hợp giữa các tác nhân trong chuỗi có tác động tích cực đáng kể đến sự chia sẻ thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi, và một chuỗi cung ứng hoạt động tốt đến mức nào là tùy thuộc rất nhiều vào mức độ liên kết và chia sẻ thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi

Bên cạnh những nghiên cứu trên, thì Sương (2012) tiến hành đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ Kết quả nghiên cứu giúp phát triển phương pháp luận cho các đánh giá tương lai đối với lĩnh vực này Hudnurkar & cs, (2014) thông qua đánh giá 69 tài liệu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên để tìm ra 28 yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng mức độ hợp tác trong chuỗi có ảnh hu ởng đến hiẹ u quả hoạt đọ ng của chuỗi cung ứng George & Pillai (2019) đã chứng minh rằng hiệu suất của một chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài Các yếu tố chính được xác định là cấu trúc chuỗi cung ứng, chính sách kiểm

Trang 25

13

soát hàng tồn kho, chia sẻ thông tin, nhu cầu của khách hàng phương pháp dự báo, thời gian giao hàng và độ dài thời gian xem xét Việc lựa chọn tối ưu các tham số của các yếu tố này giúp cải thiện hiệu suất của chuỗi cung ứng

Giang (2022) đã chứng minh rằng việc tăng cường số hóa sẽ đem lại động lực lớn để doanh nghiệp gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, đóng góp vào quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cải thiện được chính năng lực kinh doanh của mình Việc áp dụng số hóa và sản xuất cũng thúc đẩy doanh nghiệp hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn đầu, từ đó trở thành một mắt xích quan trong chuỗi giá trị sản xuất

Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có tác động tiêu cực đến SCM Bhandari (2014) đã thảo luận về tác động của công nghệ đối với SCM Tác giả chủ yếu tập trung vào dữ liệu thứ cấp để thu thập dữ liệu liên quan đến các công nghệ khác nhau được sử dụng trong SCM Tác giả rút ra kết luận rằng Công nghệ là phương tiện để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu suất của chuỗi cung ứng bằng cách nâng cao hiệu quả và hiệu suất tổng thể của hệ thống hậu cần Hơn nữa, những đổi mới khác nhau trong công nghệ đã làm cho công việc trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bên cạnh việc ít tốn công sức hơn

Bên cạnh đó, Mustafa Kamal & Irani (2014) đưa ra nghiên cứu về 7 nhóm nhân tố trong đó có 4 yếu tố được cho là gây cản trở đến SCM gồm: hạn chế về hạ tầng công nghệ thông tin, hạn chế về nguồn lực kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức, ngại thay đổi, thiếu hụt về nguồn nhân lực có kinh nghiệm

Nghiên cứu của Hà (2012), Trang (2015) chỉ ra việc thiếu nguồn nhân công

có tay nghề là nguyên nhân quan trọng khiến doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam tiếp tục gắn bó với việc may gia công để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu Hương

& Hà (2013) cho rằng khâu thiết kế còn hạn chế và nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam ít đầu tư Tuy nhiên, đây lại là yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp gia nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực Giải pháp cho doanh nghiệp là tuyển dụng các nhà thiết kế và hội nhập kịp thời xu hướng thời trang của người tiêu dùng Hầu hết các nghiên cứu này đều chỉ ra việc thiếu hụt nhân công là nguyên nhân quan trọng khiến doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam khó có thể chuyển sang hình thức sản xuất cao hơn, đồng thời việc đào tạo nhân lực như thiết

Trang 26

số tổ chức phi chính phủ sử dụng chính sách tài liệu cập nhật để giám sát hợp đồng Nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng chia sẻ thông tin là một công cụ quan trọng trong hoạt động SCM, tuy nhiên một số tổ chức phi chính phủ vẫn đang sử dụng công việc giấy tờ như một phương thức liên lạc trong khi điện thoại là phương thức liên lạc phổ biến nhất

Bảy & cs, (2017) đã tập trung khám phá các yếu tố nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến SCM xanh Kết quả nghiên cứu đã xác định được ba yếu tố nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến SCM xanh gồm: (i) Cam kết của nhà quản lý và trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp, (ii) Động lực chiến lược hướng đến hiệu quả hoạt động, và (iii) Động lực chiến lược hưóng đến hiệu quả đầu tư Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng xác định SCM xanh chịu tác động tích cực từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, bao gồm: (i) Quản lý môi trường, (ii) Giao vận ngược, và (iii) Phục hồi đầu tư

Thị & Văn (2021) đã tiến hành kiểm định ảnh hưởng của các áp lực thể chế đến chiến lược xuất khẩu thân thiện môi trường, hợp tác trong chuỗi cung ứng và lợi thế cạnh tranh Kết quả phân tích bằng PLS-SEM cho thấy các áp lực thị trường,

áp lực quy chuẩn và áp lực cạnh tranh ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc theo đuổi chiến lược xuất khẩu thân thiện môi trường của công ty Đặc biệt, chiến lược này gia tăng hợp tác trong chuỗi cung ứng và do đó giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh Do

đó, các nhà quản lý của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần thường xuyên rà soát và cập nhật để có thể hiểu rõ tất cả các áp lực từ thị trường, từ quy định và từ cạnh tranh liên quan đến vấn đề môi trường để có thể điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp theo hướng chiến lược xuất khẩu thân thiện môi trường

Nguyễn (2019) đã làm rõ cơ sở lý luận về các nhân tố có tác động đến sự tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế

Trang 27

15

tạo trên phương diện cản trở, nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua được trở ngại, tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là nhân tố tác động cản trở cùng chiều và lớn nhất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi cung ứng Bên cạnh đó, hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng của cả doanh nghiệp chưa tham gia lẫn doanh nghiệp đang tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Đối với doanh nghiệp chưa tham gia vào chuỗi thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng, tuyển dụng lao động có tay nghề cao; người lao động mất nhiều thời gian để tiếp thu những công nghệ sản xuất mới

và người lao động ít có sự sáng tạo, góp ý để cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm Đối với doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi thì việc các lao động khi tuyển dụng có tay nghề yếu, không phù hợp khiến doanh nghiệp phải đào tạo lại và thời gian để các lao động tiếp thu những công nghệ, quy trình sản xuất mới thường kéo dài đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi, cản trở và đe dọa đến lợi ích tham gia của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi

Về phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, Lan & cs, (2013) đã sử dụng mô hình SEM để tìm ra mối liên hệ giữa sự tích hợp trong chuỗi cung ứng, sự chia sẻ thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi và hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng Dung (2012) đã giới thiệu khái quát

về ứng dụng của AHP trong SCM Kết quả nghiên cứu cho thấy khuynh hướng tiềm năng cho việc áp dụng AHP trong chuỗi cung ứng rất to lớn AHP có thể được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, các ứng dụng cho giai đoạn bán lẻ và chuyển đến khách hàng ít được quan tâm AHP có thể kết hợp với các phương pháp khác dễ dàng để tận dụng được lợi thế của mỗi phương pháp trong giải quyết vấn đề

Nhìn chung, các nghiên cứu trong thời gian qua đã chỉ ra các nhân tố tác động thúc đẩy hay cản trở đối với SCM Tuy nhiên, đến hiện nay, chưa có sự thống nhất nào về việc phân tích yếu tố (tích cực hay tiêu cực) tác động đến SCM Đồng thời, hiếm có nghiên cứu thống kê toàn bộ nhân tố tác động đến SCM Có thể nói, các nhân tố gây rào cản đối với SCM của doanh nghiệp giúp nghiên cứu đưa ra ba Đổi mới chính cho doanh nghiệp hiện nay: PCI (đổi mới quá trình), PDI (đổi mới sản phẩm), IM (quản trị đổi mới)

Trang 28

16

1.4 Các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng dệt may

Chuỗi cung ứng trong lĩnh vực dệt may là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và tìm hiểu Cetindamar & cs, (2005) đã tìm hiểu những lợi ích, cầu nối và rào cản liên quan đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp nhuộm Nghiên cứu chỉ ra rằng sự cạnh tranh giữa các công ty đang ngày càng chuyển từ giữa công ty với công ty sang chuỗi cung ứng với chuỗi cung ứng Kết quả đã cho thấy tầm quan trọng của cơ chế tin tưởng và cộng tác trong việc quản lý cộng tác Như trường hợp của 3T trong ngành nhuộm và hoàn tất cho thấy, sự hợp tác có thể góp phần đáng kể vào khả năng cạnh tranh của các công ty dệt may

Ali¹ & Habib (2012) đã mô tả về kịch bản hiện tại của ngành dệt may ở Bangladesh thông qua dữ liệu thứ cấp và xem xét các tài liệu SCM hiệu quả của ngành dệt may bao gồm hàng tồn kho thấp hơn, chi phí thấp hơn, năng suất cao hơn, nhanh nhẹn hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn, lợi nhuận cao hơn và lòng trung thành của khách hàng lớn hơn Bài viết này đề cập đến những hạn chế của ngành dệt may ở Bangladesh, bao gồm truyền thông không hiệu quả, SCM không thể tàng hình, thời gian thực hiện lâu, v.v sẽ mở ra những nghiên cứu tiếp theo để phát triển ngành này

Kuo & cs, (2014) khẳng định rằng các doanh nghiệp để tăng năng lực cạnh tranh không chỉ cần nâng cao hiệu quả bên trong doanh nghiệp mà cần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng Việc chia sẻ dữ liệu tác động môi trường là yếu tố thành công chính trong việc phát triển chuỗi cung ứng dệt may xanh Bộ công cụ IDEF (Định nghĩa tích hợp) được áp dụng để mô tả luồng tổng thể của quy trình chia sẻ dữ liệu Một phương pháp phân tích hướng đối tượng được

sử dụng để thể hiện kiến trúc của mô hình chia sẻ dữ liệu cộng tác Cuối cùng, một nghiên cứu điển hình trong ngành dệt/quần áo được sử dụng để minh họa quy trình

và tác động của việc chia sẻ dữ liệu môi trường trong chuỗi cung ứng xanh

Kumar & cs, (2023) đã thực hiện nghiên cứu cơ chế phối hợp cho chuỗi cung ứng dệt may kỹ thuật số và bền vững, trong đó tập trung vào thiết kế cơ chế và trình diễn tổ chức ảo dựa trên I4.0 để điều phối chuỗi cung ứng bền vững Nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết trò chơi vào chuỗi cung ứng dệt may và phát hiện rằng hợp đồng

Trang 29

đã xác định được 06 nhóm rủi ro trong chuỗi cung ứng như các nghiên cứu có trước

và điều chỉnh, bổ sung thêm một số một số biến quan sát cho phù hợp với ngành may Các rủi ro đó là: rủi ro cung cấp; rủi ro sản xuất; rủi ro nhu cầu; rủi ro hậu cần; rủi ro thông tin; rủi ro môi trường

Đãm & cs, (2018) đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp ngành dệt may thành phố Cần Thơ dựa trên phân tích cung cầu các sản phẩm hỗ trợ dệt may từ 37 doanh nghiệp và hộ kinh doanh ngành dệt may Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, mô tả cùng thang đo likert 5 mức độ Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may chưa được hình thành độc lập với ngành dệt may, phần nhiều vẫn phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài và trình độ công nghệ chủ yếu là bán tự động và thủ công Minh (2018) đã tập trung phân tích chỉ rõ những rào cản gia nhập chuỗi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Những rào cản được chỉ ra bao gồm: sự thiếu hụt về chính sách bảo hộ thương hiệu thời trang, bảo hộ bản quyền thiết kế, chính sách đồng bộ và dài hơi cho công nghiệp hỗ trợ ngành may, tính tự phát của hoạt động sự kiện truyền thông và tính hiệu quả của hình thức xuất khẩu hiện tại

Viên (2017) đã tập trung phân tích cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP Lợi ích được thể hiện ở hai hình thức chủ yếu: Thuế quan và tiếp cận thị trường Theo đó các cơ hội từ thị trường nội địa mang lại là: việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP, những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hòa Kỳ và các nước đối tác TPP Thông qua những lợi ích này là các xung lực đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, mở cửa thị trường

Trang 30

Nguyên & cs, (2023) đã nhận diện các khía cạnh của tính linh hoạt chuỗi cung ứng của doanh nghiệp may tại Việt Nam Tổng quan lý thuyết và phỏng vấn sâu bảy chuyên gia trong ngành và nghiên cứu hai doanh nghiệp may điển hình Kết quả đúc kết được sáu khía cạnh chính của tính linh hoạt chuỗi cung ứng giúp cải thiện hiệu quả doanh nghiệp may tại Việt Nam: tính linh hoạt phát triển sản phẩm, tính linh hoạt nhà cung cấp, tính linh hoạt nguồn cung ứng, tính linh hoạt sản xuất, tính linh hoạt phân phối và tính linh hoạt hệ thống thông tin Theo đó, doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng và khai thác tính linh hoạt chuỗi cung ứng để nhanh chóng thích nghi các biến động từ môi trường kinh doanh toàn cầu, hạn chế tối đa sự gián đoạn trong sản xuất và phân phối

1.5 Các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng của Nhà nước bằng Cụm liên kết ngành

Tea Petrin (2011) đã thực hiện nghiên cứu “Cụm là công cụ chính sách Nhà nước trong thúc đẩy năng lực cạnh tranh và thúc đẩy kinh tế tri thức”, đưa ra lập luận về sự can thiệp chính sách của Nhà nước vào thị trường là do sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào đầu tư vào giáo dục, bảo vệ các ý tưởng cá nhân và phát triển tinh thần Doanh nghiệp (DN)… Tác giả nêu lên vai trò quan trọng của Nhà nước trong tạo cơ chế, cơ hội xây dựng các chương trình thúc đẩy tri thức đến với DN tốt hơn Tác giả cho rằng Nhà nước cần coi cụm là công cụ chính sách để thúc đẩy sự đổi mới; tăng cường năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế Tác giả mới nêu ra được sự chú trọng của Nhà nước tới CLKN với vai trò trong đổi mới chứ chưa nêu

ra được những vai trò Nhà nước cần có để thực hiện được chức năng đó

Trang 31

19

Kuchiki (2007) đã thực hiện nghiên cứu “From Agglomeration to Innovation, upgrading industrial clusters in emerging economies”, ông đưa ra mô hình biểu đồ chính sách cụm: ví dụ cụm ngành công nghiệp (CNCN) tự động ở Trung Quốc Tác giả đề xuất mô hình chính sách cụm cho các nước châu Á với giả định rằng chính sách cụm công nghiệp (CCN) hiệu quả qua việc hình thành các khu công nghiệp (KCN), xây dựng năng lực DN địa phương và mời các DN mỏ neo đến KCN Việc xây dựng năng lực địa phương bao gồm cơ sở hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực và điều kiện sống Tác giả có nêu vai trò của chính quyền trung ương là xây dựng các chính sách công nghiệp phù hợp với phát triển CCN và chính quyền địa phương đóng vai trò then chốt trong các chính sách cụm Các vai trò phù hợp của chính quyền địa phương là (1) Quản lý các KCN, (2) Thúc đẩy liên doanh liên kết giữa các DN Nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài, (3) Hình thành các liên doanh giữa

DN nội địa và các nhà đầu tư nước ngoài, (4) hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài Tác giả đã nêu ra sự cần thiết của chính sách Nhà nước tạo ra các thể chế tốt trong

hỗ trợ hình thành được các CLKN ở địa phương

CIEM (2011) đã xây dựng Đề án “Phát triển CCN, KCN gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), tạo mạng liên kết SX và hình thành chuỗi giá trị” đề xuất Nhà nước phải đóng vai trò của nhà quản lý trong việc đưa ra các chính sách gắn kết sự phát triển CCN, khu công nghiệp với phát triển CNHT, trong đó, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển các CLKN là công cụ chính sách trọng tâm để đạt các mục tiêu kể trên

Đề án nêu lên vai trò quan trọng của Nhà nước trong hình thành và phát triển CLKN Nhà nước trung ương và địa phương nắm những vai trò nhất định trong huy động các nguồn lực và xây dựng một môi trường kinh doanh phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động liên kết giữa các DN Đây là tiền đề tốt để hình thành nên các CLKN trong thời gian tới

Đề án đề xuất Nhà nước cần định hướng chính sách phát triển CLKN theo hướng gắn kết sự phát triển CCN, KCN với phát triển CNHT, trong đó, phát triển các CLKN như là công cụ chính sách trọng tâm để tạo ra các mối liên kết Các chính sách cần định hướng phát triển các mối liên kết giữa các DN và các tổ chức liên quan thông qua phát triển CLKN gắn kết với các vùng kinh tế ở Việt Nam;

Trang 32

IPP và CIEM (2013) đã xây dựng Báo cáo “Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận” đánh giá về vai trò của Nhà nước đối với sự hình thành CLKN dệt may Việt Nam Nội dung báo cáo đã đề cập đến Nhà nước cần phối hợp cùng Hiệp hội dệt may, tập đoàn dệt may để lên chiến lược xây dựng CLKN dệt may nhằm tận dụng lợi ích của CLKN như: Tăng cạnh tranh, tăng hợp tác và tạo tác động lan tỏa tới các DN trong cụm ngành

Xây dựng CLKN dệt may ở Việt Nam liên quan đến chính sách công nghiệp,

do đó vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng Tập thể tác giả cho rằng, để thúc đẩy sự hình thành và phát triển của CLKN dệt may Việt Nam Nhà nước cần thể hiện vai trò trong ba vấn đề sau:

Thứ nhất, đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác và tạo tác động lan tỏa giữa các DN

Thứ hai, đảm bảo sự tiếp cận của DN đến nguồn lực và nhân tố SX: mục đích của biện pháp này là nhằm giúp các DN tiếp cận các nguồn lực SX dễ dàng với chi phí thấp nhất, qua đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 33

21

Thứ ba, thu hút đầu tư vào khâu SX nguyên phụ liệu, đặc biệt là khâu dệt, nhuộm và hoàn tất Rõ ràng, khâu SX nguyên phụ liệu là khâu quan trọng và có giá trị gia tăng cao nhưng đang là khâu yếu kém nhất của ngành dệt may Việt Nam Vướng mắc lớn nhất trong thu hút đầu tư vào khâu dệt nhuộm hiện nay là vấn đề xử

lý nước thải Do vậy, để giải quyết vấn đề này, đề xuất Nhà nước nên quy hoạch, xây dựng nhà máy dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải tốt nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Bộ Công Thương (2014) đã xây dựng Đề án “Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị SX các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: Điện tử và Công nghệ thông tin, Dệt may, Chế biến lương thực thực phẩm, Máy nông nghiệp, Du lịch và các dịch vụ liên quan” đánh giá về khả năng hình thành các CLKN ở Việt Nam và những hạn chế, rào cản trong thực tiễn thực hiện Đề án đã phân tích lợi thế của việc hình thành các chuỗi giá trị ở Việt Nam trong đó có bao gồm chuỗi giá trị dệt may và những đề xuất về vai trò của Nhà nước trong thực tiễn quản lý để thúc đẩy quá trình hình thành các CLKN đã nêu Các Bộ, ngành cần xây dựng các chính sách, Đề án có liên quan để xây dựng CNHT, các chuỗi giá trị, hệ thống DN trong nước trong xây dựng cụm Các nhiệm vụ có liên quan bao gồm xây dựng Đề án ưu tiên phát triển các DN thuộc các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao

và soạn thảo Nghị định về phát triển CNHT Đề án ưu tiên phát triển các DN thuộc các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao tập trung đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các DN, trong khi chương trình tập trung vào các giải pháp, chính sách hình thành, phát triển CNCN và nâng cấp chuỗi giá trị SX

Trương Thị Chí Bình (2007) đã thực hiện nghiên cứu “Đề xuất xây dựng mô hình cụm liên kết công nghiệp để phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam: Trường hợp Công nghiệp điện tử Đồng Nai” đề xuất những giải pháp nhằm phát triển CNHT làm nền tảng cho việc xây dựng mô hình CLKN Trong đó, vai trò của Nhà nước là rất cần thiết trong việc đưa ra các chính sách ưu đãi cụ thể Để có thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài thì Nhà nước cần hỗ trợ những nỗ lực đó bằng các chính sách cụ thể, hữu hiệu Bài học từ các nước đi trước như Thái Lan hay Indonesia cho thấy việc xây dựng được mối liên kết giữa nhà đầu tư nước ngoài và các DN nội địa cần phải được khuyến khích bằng những ưu đãi tài chính cụ thể như thuế, mặt bằng SX kinh doanh Nghiên cứu này cũng đề xuất Bộ Công Thương đưa

Trang 34

22

vấn đề phát triển cụm liên kết công nghiệp (CLKCN) vào chương trình làm việc của

Bộ và dành một khoản ngân sách cho việc hỗ trợ ban đầu Bộ hình thành một đơn vị đầu mối chuyên trách xây dựng dự án thành lập và phát triển các liên kết kinh doanh giữa các DN, với thí điểm là mô hình CLKCN trong ngành công nghiệp điện

tử ở Đồng Nai có phối hợp với các Hiệp hội DN địa phương

Trương Thị Chí Bình (2008) đã thực hiện nghiên cứu “Phát triển cụm liên kết công nghiệp ở Việt Nam”, đánh giá tiềm năng hình thành CLKCN ở Việt Nam và các đề xuất nhằm hình thành và phát triển CLKCN Một trong những giải pháp quan trọng đó là sự vào cuộc của Nhà nước với vai trò nhà quản lý và đầu tư của mình hỗ trợ hình thành CCN trong giai đoạn đầu tiên Vấn đề này cần phải được đưa vào ưu tiên của Bộ Công Thương khi xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia Cần phải xây dựng tầm nhìn cho việc phát triển CLKCN là một công cụ của chính sách công nghiệp quốc gia và địa phương, nhằm xây dựng thành công các chuỗi giá trị cho các sản phẩm công nghiệp, thiết lập và mở rộng mạng lưới SX, phát triển một số ngành cung ứng cho hệ thống công nghiệp quốc gia; trên

cơ sở gia tăng quy mô SX, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng các liên kết chặt chẽ, trong hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), DN công nghiệp ở khu vực nông thôn, các hộ gia đình SX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; ở các khu vực đã có tích tụ và tập trung công nghiệp trên toàn quốc

Bộ Công Thương (2014) đã xây dựng Đề án “Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: Điện tử và Công nghệ thông tin, Dệt may, Chế biến lương thực thực phẩm, Máy nông nghiệp, du lịch và các dịch vụ liên quan” Nội dung Đề án đánh giá khả năng hình thành các CLKN ở Việt Nam và những hạn chế rào cản trong thực tiễn thực hiện Đề án ưu tiên phát triển các DN thuộc các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao giai đoạn 2013-2020 tập trung đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các

DN, trong khi Chương trình này tập trung vào các giải pháp, chính sách hình thành, phát triển CNCN và nâng cấp chuỗi giá trị SX

UNIDO và Bộ Kế hoạch Đầu tư (2011) đã xây dựng Đề xuất “Thúc đẩy cụm công nghiệp ở Việt Nam”, chương 2 và chương 3 đưa ra những phân tích liên quan đến vai trò của Nhà nước trong thực tiễn hình thành và phát triển CLKN Chương 2 trình bày những thực tiễn hình thành chính sách CLKN ở các nước phát triển Có 2

Trang 35

23

cách hình thành chính sách CLKN đó là từ trên xuống hoặc từ dưới lên Đề án cũng đưa ra một số lựa chọn chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn đầu nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển CLKN Đề án cũng đề xuất vai trò của chính quyền trung ương và địa phương riêng trong phát triển CLKN, cụ thể:

Chính quyền trung ương có vai trò tiên quyết trong xác định các thể chế luật pháp nhằm nhận diện CLKN là mục tiêu thực hiện các chính sách và tài trợ cho các sáng kiến cụm Nhà nước nắm vai trò điều phối cấp cao trong vượt qua những rào cản về quản trị cản trở những nỗ lực kết nối các chính sách khác nhau nhằm hỗ trợ hình thành và phát triển CLKN

Chính quyền địa phương dựa trên khuôn khổ thể chế và các quy định chung

từ cấp trung ương, các chính quyền địa phương luật hóa theo nhóm DN và điều chỉnh chính sách cho phù hợp Chính quyền địa phương thực hiện triển khai các chiến lược, tham gia điều chỉnh hành vi của DN, giám sát tiến trình, điều chỉnh các chiến lược

Đề án đề xuất về việc thành lập một hội đồng phát triển CLKN trực thuộc Bộ

Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về hoạch định năng lực cạnh tranh và chính sách phát triển cụm ngành Hội đồng này chịu trách nhiệm vận hành các chương trình CLKN dựa trên các tổ hợp cụm đã định hướng Hội đồng đưa ra các hỗ trợ tìm giải pháp cho các vấn đề trong hoạt động chung của các tổ hợp CLKN bao gồm phát triển công nghệ, tiếp thị và quản lý

WB và CEC (2022) trong “Không gian kinh tế Việt Nam, Hồ sơ cụm ngành quốc gia và cấp tỉnh” Tập 1 Báo cáo tóm tắt và hồ sơ CLKN quốc gia, Việt Nam: Phát triển và hội nhập thương mại toàn cầu Nội dung báo cáo nêu định nghĩa về CLKN, ý nghĩa kinh tế của CLKN với sự phát triển kinh tế Báo cáo lập ra hồ sơ CLKN cấp quốc gia, cấp tỉnh thông qua chỉ số LQ (chỉ số đánh giá mức độ tập trung lao động) để đánh giá tiềm năng cụm tất cả các ngành lĩnh vực trong nền kinh

tế nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách tính toán khi xây dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia

1.6 Khoảng trống và các vấn đề cần nghiên cứu

1.6.1 Về lý luận

Các lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hiện nay chủ yếu do các học giả nước ngoài xây dựng và phát triển Trong đó, các lý luận về SCM theo cách

Trang 36

Các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng của Nhà nước còn rất hiếm, đặc biệt là các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng của Nhà nước thông qua Cụm liên kết ngành

1.6.2 Về thực tiễn

Thứ nhất, việc xem xét đánh giá tác động của SCM, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may còn rất hạn chế Các nghiên cứu khai thác trực tiếp mối quan hệ giữa SCM

và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này mới chỉ đề cập trên chủ yếu phương diện

lý luận và đánh giá định tính Các nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng SCM trong doanh nghiệp chế biến khác chế tạo khác nhau, đồng thời các doanh nghiệp liên quan xuất khẩu hay sản xuất sẽ có quy mô lớn, hiệu quả, thành thạo kỹ năng hơn doanh nghiệp khác Tuy nhiên hiện nay, tại Việt Nam, ảnh hưởng của quy mô và vai trò xuất khẩu trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng

Thứ hai, các nghiên cứu về ngành dệt may của Việt Nam nói chung là tương đối phong phú, tuy nhiên nghiên cứu về SCM của Doanh nghiệp dệt may trên góc

độ quản lý kinh tế còn thiếu vắng

Thứ ba, nhiều nghiên cứu hiện nay chỉ giải thích tác động của SCM đến hiệu quả hoạt động kinh doanh là tác động tích cực hay tiêu cực Thêm vào đó, trong các phân tích này chưa đề cập đến yếu tố trung gian là đổi mới của doanh nghiệp

Như vậy, từ tổng quan các nghiên cứu liên quan, tác giả đã chỉ ra được khoảng trống về lý luận và thực tiễn Trong đó, khoảng trống về lý luận chủ yếu là khung lý thuyết về SCM theo cách tiếp cận của quản lý kinh tế trên góc độ tổng quát Khoảng trống về thực tiễn chủ yếu liên quan đến lĩnh vực dệt may và các tác động của SCM tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực này Từ đó, hình thành nên các vấn đề cần thực hiện trong luận án

Trang 37

25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 tập trung vào nghiên cứu tổng quan một số nội dung chính sau: 1/ Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố trong chuỗi cung ứng; 2/ Nghiên cứu về vai trò và tác động của SCM đến đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong đó nhấn mạnh các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa SCM

và hiệu quả quản lý sáng tạo bao gồm nghiên cứu về quản lý đổi mới, nghiên cứu về đổi mới sản phẩm, nghiên cứu về đổi mới quy trình và nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và quan hệ giữa đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các nghiên cứu nói trên đã bổ sung thêm khung lý thuyết về các kênh truyền dẫn tác động đổi mới sáng tạo và SCM đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp những bằng chứng thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu phù hợp; Đây là cơ sở để nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển cũng như xây dựng mô hình ước lượng tác động của SCM và đổi mới sáng tạo đến hiệu quả của doanh nghiệp 3/ Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến quản lý chuỗi cung ứng, trong đó bao gồm các nghiên cứu liên quan đến nhân tố thúc đẩy việc tham gia chuỗi cung ứng và các nghiên cứu về các nhân tố cản trở việc tham gia chuỗi cung ứng; 4/ Các nghiên cứu liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng trong ngành dệt may,

để thấy được các đặc điểm riêng của SCM trong ngành này

Thông qua tổng quan các nghiên cứu liên quan, tác giả đã chỉ ra được khoảng trống về lý luận và thực tiễn Trong đó, khoảng trống về lý luận chủ yếu là khung lý thuyết về SCM theo cách tiếp cận của quản lý kinh tế trên góc độ tổng quát Khoảng trống về thực tiễn chủ yếu liên quan đến lĩnh vực dệt may và các tác động của SCM tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực này

Trang 38

26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA

DOANH NGHIỆP VÀ CỦA NHÀ NƯỚC

2.1 Cơ sở lý luận chung về quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

2.1.1 Một số khái niệm liên quan

Khi tìm cách tiếp cạ n du ới góc độ giá trị gia tăng mang lại cho khách hàng, Dawande & cs, (2006) cho rằng, “Chuỗi cung ứng có thể bao gồm tất cả các bên tham gia cung cấp giá trị gia tăng nhu cung cấp nguye n vật liệu và các thành phần trung gian, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh, sản xuất, đóng gói, vạ n chuyển, lu u kho và hạ u cần” Nhu vạ y, các hoạt đọ ng trong chuỗi cung ứng kho ng chỉ bao gồm các hoạt đọ ng chính nhu trong khái niẹ m của Hugos, mà còn the m mọ t số hoạt đọ ng

hỗ trợ khác

Theo Li (2011), chuỗi cung ứng được coi như một tập hợp của ba thực thể chính hoặc nhiều hơn, mà có liên quan một cách trực tiếp tới quá trình dòng chảy của sản phẩm, dịch vụ, tài chính hay thông tin từ các khâu nguyên vật liệu tới khâu phân phối cho khách hàng

Còn theo Ashby & cs, (2012), chuỗi cung ứng xem xét sản phẩm từ quá trình

xử lý ban đầu của nguyên liệu thô đến giao hàng cho người dùng cuối, việc tập trung vào chuỗi cung ứng là một bước hướng tới việc áp dụng rộng rãi hơn và phát triển tính bền vững

Chuỗi cung ứng cũng có thể được đưa ra với khái niệm là một mạng lưới toàn cầu với mục đích phân phối các sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ nguyên liệu đầu vào ban đầu tới cho người tiêu dùng (khách hàng) cuối cùng thông qua các

Trang 39

27

dòng chảy thông tin, phân phối và mua sắm đã được thiết lập (Braziotis & cs, 2013) Christopher (2016) cũng đã khẳng định lại chuỗi cung ứng là một mạng lưới của các tổ chức đối tác liên quan tới quá trình sản xuất, phân phối cũng như tất cả các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp có mục tiêu tạo ra giá trị của sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn khách hàng

Theo Copacino (2019) chuỗi cung ứng được định nghĩa là tập hợp các lựa chọn về sản xuất cũng như phân phối với mục đích thực hiện các chức năng mua nguyên vật liệu, chuyển đổi nguyên vật liệu đầu vào thành bán thành phẩm cũng như thành phẩm và hoạt động phân phối sản phẩm tới khách hàng

Theo đó, dựa trên các định nghĩa trong các nghiên cứu đi trước trong quá khứ,

có thể đưa ra một số điểm chung cơ bản, cốt lõi quan trọng đối với một chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sẽ bao gồm một „hành trình‟ liên kết giữa các nhân tố, có thể phân chia ra làm ba quá trình cơ bản nhất như sau:

Quá trình cung cấp: đề cập tới các hoạt động mua nguyên vật liệu đầu vào,

kế hoạch về địa điểm cũng như thời gian mua nguyên liệu được cung cấp để có thể đáp ứng được quá trình sản xuất một cách hiệu quả nhất

Quá trình sản xuất: đề cập tới các hoạt động chuyển đổi nguyên vật liệu đầu vào thành các sản phẩm, dịch vụ cuối cùng (thành phẩm)

Quá trình phân phối: đề cập tới các hoạt động đảm bảo sản phẩm dịch vụ được phân phối tới khách hàng và các nhà bán lẻ thông qua mạng lưới phân phối, kho hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể

Tóm lại, sau quá trình tổng hợp, phân tích, nghiên cứu các nghiên cứu trong quá khứ, có thể kết luận rằng chuỗi cung ứng là tổng hợp các hoạt động của mọi đối tượng, liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ như mua nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm cho khách hàng Hiểu theo cách khác, chuỗi cung ứng của một sản phẩm, mặt hàng sẽ bắt đầu từ nguyên liệu thô đầu vào tới thành phẩm cuối cùng cũng như quá trình phân phối sản phẩm đó tới người tiêu dùng (NTD) cuối cùng để có thể hướng tới hai mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: (1) Xây dựng liên kết với NCC của NCC và khác hàng của khách hàng (vì các cá nhân, tổ chức này có tác động rất lớn tới hiệu quả hạo động SCM); (2) Tính hiệu quả trên toàn hệ thống

Trang 40

28

2.1.1.2 Quản lý chuỗi cung ứng

Trong nghiên cứu của Simchi-Levi (2008), SCM là một tập hợp các phương pháp được sử dụng để tích hợp hiệu quả các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho và cửa hàng, sao cho hàng hóa được sản xuất và phân phối với đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm giảm thiểu chi phí toàn hệ thống đồng thời đáp ứng các yêu cầu về mức độ dịch vụ

Theo Stadtler (2014) quản lý Chuỗi Cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm chính là liên kết các chức năng kinh doanh chính và quy trình kinh doanh trong và giữa các công ty thành một hoạt động kinh doanh gắn kết và có hiệu suất cao

Do có rất nhiều định nghĩa được sử dụng nên có rất ít sự đồng thuận về ý nghĩa của nó Dựa trên các nghiên cứu, các khái niệm về chuỗi cung ứng đã được nhắc tới, các hoạt động trong chuỗi cung ứng muốn diễn ra một cách nhịp nhàng, hiệu quả, cần phải có sự „SCM‟ một cách hợp lý, nó cần thiết trong tất cả các quá trình của chuỗi cung ứng từ cung cấp, sản xuất tới phân phối Có thể làm rõ về quan điểm này qua các nghiên cứu đã được thực chứng trong quá khứ của các học giả đi trước về chuỗi cung ứng và SCM được nhắc tới như:

SCM là một hệ thống hay sự hợp tác có tính chất chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống cũng như các chính sách, kế hoạch kết hợp trong các chức năng kinh doanh này của doanh nghiệp, xuyên suốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng (Mentzer & cs, 2000) Từ đó, hoạt động này nhằm mục tiêu cải thiện việc thực hiện các quá trình một cách ổn định trong dài hạn của doanh nghiệp nói riêng hay toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung Theo Shah & McDonald (2005), SCM là việc quản lý tất cả các hoạt động của chuỗi Còn theo Christopher (2016), SCM chính là quản lý các mối quan hệ (MQH) có nhiều chiều tác động giữa các NCC với khách hàng với mục đích phân phối tới cho khách hàng giá trị sản phẩm cao hơn với mức chi phí tối thiểu trong toàn bộ cả chuỗi cung ứng

Tóm lại, hiểu một cách khái quát thì SCM chính là tập trung quản lý các mối quan hệ thành phần của chuỗi cung ứng Từ những nghiên cứu được công nhận rộng rãi trước đây đã chứng minh, có thể kết luận quản lý chuỗi cũng ứng là một hoạt động không thể thiếu của chuỗi cung ứng, bất kỳ trong tổ chức nào Muốn doanh

Ngày đăng: 02/10/2024, 10:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.5  Các thành ph n ch nh trong quản lý chuỗi cung ứng - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 2.5 Các thành ph n ch nh trong quản lý chuỗi cung ứng (Trang 57)
Hình 3.2  Khung phân t ch của luận án - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 3.2 Khung phân t ch của luận án (Trang 92)
Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu định lượng - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu định lượng (Trang 99)
Hình 4.4. Sơ đồ hoạt động phân phối của ngành dệt may Việt Nam - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.4. Sơ đồ hoạt động phân phối của ngành dệt may Việt Nam (Trang 117)
Hình 4.6. Giá trị tăng trưởng nhập khẩu một số sản phẩm dệt may các năm - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.6. Giá trị tăng trưởng nhập khẩu một số sản phẩm dệt may các năm (Trang 122)
Hình 4.7. Chỉ số tiêu thụ và tồn kho ngành dệt may các năm - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.7. Chỉ số tiêu thụ và tồn kho ngành dệt may các năm (Trang 122)
Hình 4.9. Chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.9. Chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam (Trang 132)
Hình 4.13. Tỷ trọng doanh nghiệp theo tỷ lệ xu t khẩu - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.13. Tỷ trọng doanh nghiệp theo tỷ lệ xu t khẩu (Trang 156)
Hình 4.16. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.16. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu (Trang 162)
Hình 4.17. Kiểm định vai trò trung gian - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.17. Kiểm định vai trò trung gian (Trang 165)
Hình 4.18. Tác động tổng thể của SCM tới hiệu quả hoạt động kinh doanh - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.18. Tác động tổng thể của SCM tới hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 167)
Hình 4.19. Mô hình kiểm định vai trò điều tiết - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.19. Mô hình kiểm định vai trò điều tiết (Trang 167)
Hình 4.21. Vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.21. Vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp (Trang 169)
Hình 4.24: Mức thu nhập trung bình tháng của công nhân dệt may - Quản lý chuỗi cung Ứng của các doanh nghiệp dệt may việt nam
Hình 4.24 Mức thu nhập trung bình tháng của công nhân dệt may (Trang 184)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w