Trong nghiên cứu về lĩnh vực công đoàn tại các doanh nghiệp, các công trình đã đi sâu vào việc khai thác, nghiên cứu những vấn đề được xem là rào cản, khó khăn,… từ pháp luật cho tới thự
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYỄN VĂN HIỆP
VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC QUA THỰC TIỄN
Ở HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYỄN VĂN HIỆP
VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC QUA THỰC TIỄN
Ở HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS TRẦN NHO THÌN
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Văn Hiệp
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC 7
1.1 Các quy định hiện hành về doanh nghiệp ngoài nhà nước 7
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp ngoài nhà nước 7
1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp ngoài nhà nước 8
1.1.3 Quy định của pháp luật về doanh nghiệp ngoài nhà nước 10
1.2 Vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước 13
1.2.1 Vị trí của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp 13
1.2.2 Vai trò của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền lợi của người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước 16
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước 22
1.3.1 Các quy định của pháp luật chưa hoàn thiện 22
1.3.2 Sự né tránh từ phía người sử dụng lao động 29
1.3.3 Sự thụ động từ phía người lao động 30
Tiểu kết Chương 1 33
Trang 5Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG
ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ
NƯỚC Ở HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG 34
2.1 Các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 34
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 36
2.2 Thực trạng công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 38
2.2.1 Kết quả và bài học kinh nghiệm 38
2.2.2 Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân 51
Tiểu kết Chương 2 61
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 62
3.1 Quan điểm cơ bản để phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích người lao động hiện nay 62
3.1.1 Công đoàn chăm lo lợi ích của người lao động ngoài nhà nước là góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh 62
3.1.2 Công đoàn chăm lo lợi ích của người lao động là tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội 64
3.1.3 Công đoàn chăm lo lợi ích của người lao động là góp phần phát triển giá trị dân chủ trong sự nghiệp đổi mới 66
Trang 63.1.4 Công đoàn dựa vào luật pháp để bảo vệ lợi ích của người lao động 70
3.1.5 Nâng cao chất lượng bảo vệ lợi ích người lao động của công đoàn là trách nhiệm chung của toàn bộ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam 71
3.2 Các giải pháp cụ thể 73
3.2.1 Nhóm các giải pháp chung 73
3.2.2 Nhóm các giải pháp cụ thể cho huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 76
Tiểu kết Chương 3 90
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NLĐ Người lao động CNLĐ Công nhân lao động LCĐ Luật Công đoàn LDN Luật Doanh nghiệp BLLĐ Bộ Luật lao động
DN Doanh nghiệp CNVCLĐ Công nhân viên chức lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động
XHCN Xã hội chủ nghĩa CĐCS Công đoàn cơ sở LĐLĐ Liên đoàn Lao động TCCĐ Tổ chức công đoàn
CT - XH Chính trị - xã hội
KT - XH Kinh tế - xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa XHCNVN Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, chăm lo, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ Thực tế hiện nay, Công đoàn Việt Nam hoạt động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn gặp rất nhiều khó khăn Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị
khóa XIII về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong
tình hình mới đã nhận định: “Công tác phát triển đoàn viên, CĐCS chưa
tương xứng với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, NLĐ; chất lượng đoàn viên chưa cao, hiệu quả hoạt động của CĐCS còn hạn chế” [8]
Cũng như Công đoàn toàn thành phố Hải Phòng, những năm qua, mặc
dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức nhưng Công đoàn huyện Tiên Lãng đã không ngừng lớn mạnh, phát triển cả về số lượng, chất lượng Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS doanh nghiệp ngoài nhà nước trong huyện đã có những bước chuyển biến tích cực Các cấp ủy đảng đã quan tâm hơn đến việc chỉ đạo việc thành lập và tổ chức hoạt động CĐCS ở các doanh nghiệp Nhiều chủ doanh nghiệp, công nhân lao động đã nhận thức rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn nên việc tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở doanh nghiệp có nhiều thuận lợi Công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên công đoàn thực hiện kịp thời, mang lại hiệu quả thiết thực; hoạt động CĐCS ở doanh nghiệp từng bước đi vào thực chất và có nhiều đóng góp tích cực xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp Đến nay, toàn huyện có 125 CĐCS với 5.402 đoàn viên Trong đó có
34 CĐCS với 2.425 đoàn viên trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn huyện còn
Trang 9một số hạn chế, khó khăn như: doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ (chiếm trên 70%), sản xuất kinh doanh không ổn định, tình hình dịch bệnh, thiên tai làm cho nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động; việc làm của NLĐ không ổn định nên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển đoàn viên
và thành lập CĐCS; một số cấp ủy đảng chưa thực sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; hoạt động của một số CĐCS khu vực ngoài nhà nước chưa hiệu quả Nội dung hoạt động CĐCS doanh nghiệp còn đơn điệu, chưa thu hút đoàn viên, NLĐ tham gia
Vấn đề này ngày càng trở nên cấp thiết khi Việt Nam gia nhập CPTPP - Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Việt Nam sẽ phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tự do thành lập, tự do thương lượng
về các vấn đề liên quan đến lao động, có thể xuất hiện một tổ chức công đoàn khác (tổ chức đại diện cho NLĐ ở cơ sở) không nằm trong hệ thống Công đoàn Việt Nam sẽ xuất hiện Do vậy, vai trò của tổ chức Công đoàn đối với công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn không chỉ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà còn
là nhiệm vụ mang tính sống còn của tổ chức Công đoàn
Với những đòi hỏi cả về mặt lý luận và thực tiễn như đã nêu trên,
việc nghiên cứu đề tài "Vai trò của Công đoàn trong các doanh nghiệp
ngoài nhà nước qua thực tiễn ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng" là cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Hiến pháp 2013, chế định: Công đoàn Việt Nam là tổ chức “đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ” Chính vì vậy, vai trò của công đoàn, CĐCS đối với NLĐ tại cơ quan, đơn vị hoặc nơi có sử dụng NLĐ Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của các tổ chức thương mại quốc tế lớn như CTTTP, EVFTA, UKVFTA, FTA,…Việc tham gia các hiệp định sẽ giúp Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc làm đối với NLĐ Trên cơ sở đó, pháp luật của nước ta đã được sửa đổi
Trang 10nhằm thích ứng với các hiệp định thương mại, bước đầu thể chế hóa quyền tự
do thành lập tổ chức đại diện của NLĐ, trong đó công đoàn đóng vai trò là tổ chức đại diện
Trong nghiên cứu về lĩnh vực công đoàn tại các doanh nghiệp, các công trình đã đi sâu vào việc khai thác, nghiên cứu những vấn đề được xem là rào
cản, khó khăn,… từ pháp luật cho tới thực tiễn, một số nghiên cứu cụ thể như:
Năm 2009, cuốn sách chuyên khảo của Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
với nhan đề “Vai trò của công đoàn nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã
hội DN ở Việt Nam”, cuốn sách được nghiên cứu bởi Tổng LĐLĐ Việt Nam,
nội dung đã nêu rõ vai trò các cấp của tổ chức công đoàn trong việc thúc đẩy việc thực hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức này đối với NLĐ tại các DN trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ tại các DN, góp phần vào sự phát triển bền vững chung của nước ta
Lê Thanh Hương (2023) với nghiên cứu về “Vai trò của Công đoàn
trong bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Hyundai Kefico Việt Nam, khu công nghiệp Đại An, tỉnh Hải Dương”,
Luận văn Th.s, trường ĐH Công Đoàn Trong nghiên cứu, tác giả đã khái quát đầy đủ lý luận về vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ tại một doanh nghiệp liên doanh với số lượng hơn 4.000 người đang làm việc tại đó
Tác giả Vũ Tiến Minh (2014), Viện Công nhân và Công đoàn trong
nghiên cứu về “Dự báo những tác động tới việc làm, quan hệ lao động và
hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do”
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, những quy định trong các hiệp định thương mại tự do khi mà Việt Nam đã là thành viên chính thức thì sẽ có những ảnh hưởng lớn tới việc làm, quan hệ lao động và vai trò của các tổ chức công đoàn Cũng chính từ đó mà tác giả đã có những đề xuất, khuyến nghị đối với ngành công đoàn trong việc đảm bảo sự hài hòa, tiến bộ và ổn định khi nước
ta gia nhập các tổ chức thương mại lớn của thế giới
Trang 11Các tác giả Trần Thanh Hải – Phạm Thị Thu Lan (2022) (đồng chủ
biên) của cuốn sách chuyên khảo “Vai trò đại diện của công đoàn cơ sở đối
với đoàn viên và người lao động tại doanh nghiệp”, Nxb Lao động Trong
cuốn sách này, những nội dung được khái quát lý luận vai trò đại diện công đoàn với đoàn viên và NLĐ tại DN qua thực tiễn tại các DN thông qua kinh
nghiệm quốc tế tại các tổ chức công đoàn Anh (TUC), Thuỵ điển (LO), Bắc Âu,… Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra 07 giải pháp đổi mới vai trò đại diện của công đoàn tại các DN
Trong các nghiên cứu trên thì các nghiên cứu khác về vai trò của công đoàn, công đoàn cơ sở vẫn được nhiều các tác giả nghiên cứu Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ tập trung sâu vào vai trò của các DN nói chung, DN sản xuất,
DN sản xuất kinh doanh Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu cũng đã hướng tới cách tiếp cận về vai trò của công đoàn theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này tại các DN mà chưa đề cập tới nội dung nghiên cứu về vai trò của
tổ chức này theo pháp luật hiện hành theo Bộ LCĐ và BLLĐ 2019
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp ngoài nhà nước; phân tích, đánh giá thực trạng tình hình xây dựng, thành lập và hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng nhằm chỉ
ra những ưu điểm, mặt tích cực và đặc biệt chỉ ra những tồn tại, hạn chế của công tác này Trên cơ sở đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình thành các tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước làm căn cứ pháp lý để phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu luận văn này, tác giả thực hiện các nội dung sau:
Trang 12Thứ nhất, nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ vai trò của TCCĐ đối với
NLĐ trong các DN, đặc biệt trong các DN ngoài nhà nước;
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng những quy định của pháp luật
về vấn đề này hiện nay ở Việt Nam;
Thứ ba, đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của TCCĐ trong các
DN ngoài nhà nước trên địa bàn huyện Tiên lãng, TP Hải Phòng;
Thứ tư, đưa ra các giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực của TCCĐ
đối với NLĐ trong các DN ngoài nhà nước nói chung cũng như trên địa bàn huyện Tiên lãng, TP Hải Phòng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền gia nhập TCCĐ của NLĐ và hoạt động của TCCĐ trong các DN và việc nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò của TCCĐ tại DN Luận văn còn nghiên cứu thực trạng tổ chức, hoạt động và công tác phát triển đoàn viên của các tổ chức Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy định mang tính pháp lý
về quyền được gia nhập tổ chức Công đoàn, được thành lập và đảm bảo môi trường của TCCĐ trong ND ngoài nhà nước Luận văn cũng giới hạn nghiên cứu
về thực tiễn quá trình thành lập và thực tiễn thực thi pháp luật trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5 1 Cơ sở lý luận
Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền làm việc của NLĐ trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền làm nền tảng lý
Trang 13luận cơ bản cho nghiên cứu này
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh luật, thống kê, phân tích logic quy phạm và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, toàn diện
về vai trò của tổ chức Công đoàn; công tác phát triển đoàn viên và thành lập
tổ chức Công đoàn cơ sở trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển khoa học công nghệ thông tin trên một địa bàn hành chính cấp huyện;
- Luận văn hệ thống và đánh giá tương đối toàn diện các quy định pháp luật về vai trò của tổ chức Công đoàn; công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, có minh chứng thực tiễn để đánh giá thực trạng, tính phù hợp của quy định Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp pháp luật liên quan đến công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, vai trò của tổ chức Công đoàn trong
các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Việt Nam
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được kết cấu gồm 03 chương như sau:
Chương 1 Một số vấn đề chung về doanh nghiệp ngoài nhà nước và vai trò
của tổ chức Công đoàn đối với NLĐ trong doanh nghiệp ngoài nhà nước
Chương 2 Thực trạng vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh
nghiệp ngoài nhà nước ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Chương 3 Quan điểm, giải pháp bảo đảm vai trò của tổ chức Công
đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng./
Trang 14Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm, đặc điểm và các quy định hiện hành về doanh nghiệp ngoài nhà nước
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp ngoài nhà nước
Trước hết, về thuật ngữ “doanh nghiệp” được hiểu ngắn gọn và đơn giản theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2004) như sau:
“Doanh nghiệp là làm công việc kinh doanh”
Trên khía cạnh pháp luật, DN được khái niệm và cụ thể hóa theo LDN
2020, tại khoản 10, Điều 4 của luật này thì:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”
Như vậy, LDN 2020 đã đưa ra khái niệm trên để nhận diện và phân biệt
về DN, theo quy định như vậy cũng được sử dụng để phân biệt DN với các tổ chức khác cũng với mục đích kinh doanh, thương mại như tổ chức đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị xã hội,
Từ khái niệm trên, doanh nghiệp có những đặc điểm chính như sau: (i) DN phải có tên, tên của DN phải có dấu hiệu để xác định tư cách pháp nhân của DN Đây cũng là đặc điểm để phân biệt các loại hình DN có trong xã hội, tên của doanh nghiệp cũng phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước với DN Ngoài ra, tên của DN phải được gắn tại trụ sở của DN, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN; Tên DN phải được in, viết trên các giấy tờ
hồ sơ trong hoạt động giao dịch mà DN thực hiện (Điều 27 – 41 LDN 2020)
(ii) DN phải có tài sản, hay còn được gọi là tài sản DN Mục đích quy định này là trong hoạt động kinh doanh của DN thì tài sản của DN là điều kiện của của DN trong quá trình hoạt động
(iii) DN phải có trụ sở giao dịch (trụ sở chính, giao dịch ổn định), trụ sở
Trang 15chính được đặt tại Việt Nam (xác định địa giới hành chính) và cũng là địa chỉ liên lạc của DN (Điều 42, LDN 2020)
(iv), DN phải thực hiện việc đăng ký theo quy định của LDN 2020;
(v), DN được thành lập xác định mục tiêu là hoạt động sản xuất, kinh doanh Cũng trong LDN 2020, các quy định được cụ thể hóa các khái niệm khác về DN nhà nước, DN Việt Nam; DN có vốn đầu từ nước ngoài (theo TT 06/2019/TT-NHNN)
Đối với DN ngoài nhà nước thì trong LDN 2020 chưa có khái niệm về loại hình DN này, tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê thì DN ngoài nhà nước được hiểu như sau:
“Doanh nghiệp ngoài Nhà nước gồm các doanh nghiệp vốn trong nước, thuộc sở hữu tư nhân của một người hoặc nhóm người có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống”
Như vậy, theo khái niệm trên thì DN ngoài nhà nước được hiểu là mọi
DN có vốn trong nước, chủ sở hữu là tư nhân, hoặc nhóm người có sở hữu nhà nước theo tỷ lệ về vốn được hạn chế là nhỏ hơn 50%
Từ những quy định của LDN 2020, về DN ngoài nhà nước được hiểu như sau, khái niệm này của tác giả đưa ra chỉ nhằm mục đích cho nghiên cứu của luận văn này, theo đó:
DN ngoài nhà nước là DN hợp pháp theo quy định của LDN, trong đó,
DN có tài sản, hạch toán kinh tế độc lập, có vốn trong nước thuộc sở hữu tư nhân một người hoặc nhóm người hoặc thuộc sở hữu Nhà nước nhưng chiếm
từ 50% vốn điều lệ trở xuống
1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp ngoài nhà nước
Doanh nghiệp ngoài nhà nước (tiếng Anh: Non-state enterprises)
Theo những quy định về điều kiện là một DN theo LDN 2020 thì cơ bản DN ngoài nhà nước bản chất là một DN hoạt động theo pháp luật về DN của Việt Nam, cụ thể là LDN 2020 Chính vì vậy, những đặc điểm của DN ngoài nhà nước có những đặc điểm sau:
Trang 16Thứ nhất, doanh nghiệp ngoài nhà nước có các đặc điểm chung giống
như các doanh nghiệp thông thường khác, bao gồm các đặc điểm về hình thức
tổ chức, cơ cấu tổ chức, tư cách pháp lý
Như vậy, DN ngoài nhà nước được thành lập và hoạt động dưới các hình thức theo quy định của LDN 2020 của nước ta, ngoài ra, nhà đầu tư là chủ của DN ngoài nhà nước có thể lựa chọn mô hình, hình thức kinh doanh được quy định tại LDN 2020 như: DN tư nhân, DN là Công ty Trách nhiệm hữu hạn, DN là Công ty Cổ phần, DN là công ty hợp danh,…
Thứ hai, bị hạn chế về khả năng tài chính Nhìn chung, các doanh
nghiệp ngoài nhà nước đều có khả năng tài chính khá hạn hẹp, các nguồn vốn đều đến từ các nguồn vay từ người thân, vay của khu vực tín dụng không chính thức hoặc một phần từ hoạt động cho vay của ngân hàng
Việc bị hạn chế về khả năng tài chính sẽ là nhân tố ảnh hưởng tới uy tín của DN, khả năng tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như năng lực sản xuất của DN; việc tối đa hóa các chi phí trong hoạt động tài chính cũng chịu ảnh hưởng Có thể nói rằng, nguồn vốn
là một vấn đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước;
Thứ ba, công nghệ và kỹ thuật sản xuất thiếu đồng bộ, còn lạc hậu Hiện
nay, các doanh nghiệp ngoài nhà nước được trang bị công nghệ hiện đại không nhiều, còn sử dụng các công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ Chính vì vậy, DN cũng sẽ bị giới hạn bởi chất lượng sản phẩm được DN sản xuất ra, tốn kém nguồn nguyên vật liệu sản xuất,…
Thứ tư, do quy mô hoạt động nhỏ với khả năng tự quyết nên người quản
lý có thể linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với các DN ngoài nhà nước so với DN nhà nước thì sự thích ứng trong môi trường kinh doanh là nhanh, “nhạy bén” Đối với DN ngoài nhà nước, khi tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh thì việc lựa chọn môi trường kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, chiến lược kinh doanh được các DN,… được các DN này lựa chọn và có quyết định nhanh, hiệu quả cũng mang lại đối với các DN này Chính vì vậy, đây
Trang 17được xem là thế mạnh của các DN ngoài nhà nước trong việc tham gia thị trường với DN nhà nước trong cùng một môi trường kinh tế
Thứ năm, về mặt bản chất thì DN ngoài nhà nước là DN của tư nhân,
tư nhân là chủ sở hữu, quản lý và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn không được dồi dào như các DN nhà nước, chính vì vậy DN ngoài nhà nước đa số là những DN có quy mô ở mức vừa phải theo điều kiện kinh
tế và đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh
Đối với DN ngoài nhà nước, với các mô hình đã được xác định theo LDN 2020 như ở trên (Công ty THHH, tư nhân, Công ty CP,…) và việc tự chịu trách nhiệm pháp luật, tài sản của DN đều do một người hoặc nhiều người đứng ra chịu trách nhiệm Ngoài ra, do hạn chế về nguồn vốn mà loại hình DN ngoài nhà nước cũng là hình thức kinh tế hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn thủ công, số người tham gia trong hộ gia đình như trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công, hộ kinh doanh nhỏ,…(56)
Mặc dù, DN ngoài nhà nước với nguồn vốn hạn chế, năng lực sản xuất của từng DN còn chưa cao Tuy nhiên, với số lượng các DN ngoài nhà nước đông đảo, chiếm tỷ lệ khoảng 95% của tổng các DN của nước ta, chính vì vậy các DN này đã tạo ra một nguồn ngân sách dồi dào cho quốc gia, tạo ra hàng chục triệu việc làm cho NLĐ Chính vì vậy, DN ngoài nhà nước chính là trụ cột của nền kinh tế quốc gia, đây là những nhân tố làm phát triển nền kinh tế, tạo việc làm mới cho NLĐ và góp phần thúc đẩy nguồn thu cho ngân sách nhà nước ngày càng dồi dào
1.1.3 Quy định của pháp luật về doanh nghiệp ngoài nhà nước
Theo quy định của pháp luật hiện hành về DN, cụ thể là LDN 2020 thì
DN ngoài nhà nước hoạt động theo quy định của pháp luật về DN, mô hình, hình thức sản xuất kinh doanh theo LDN 2020 và các luật khác có liên quan,
cụ thể như về lao động việc làm, bảo hiểm, ngành nghề kinh doanh,…
Căn cứ theo LDN 2020 thì, DN ngoài nhà nước, pháp luật quy định về hình thức của các DN ở các hình thức bao gồm:
Trang 18Thứ ba, Công ty hợp danh
Đối với loại hình này, LDN 2020 có quy định như sau: Công ty hợp danh
là DN, trong đó, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung Mặt khác luật này cũng quy định, trong công ty hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh thì có thể
có thêm thành viên góp vốn Đối với thành viên hợp danh có thể là cá nhân hoặc tập thể và đều phải chịu về khoản nợ, tài sản của công ty hợp danh
Thứ tư, Doanh nghiệp tư nhân
Đối với loại hình DN này, LDN 2020 có quy định như sau:
DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN, DN tư nhân cũng không được phát hành chứng khoán Về chủ sở hữu, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 01 DN Người quản lý thành lập DN tư nhân không thể là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh,…
Như vậy LDN 2020 đã quy định đầy đủ những quy định về 04 loại hình
DN ngoài nhà nước, mỗi DN có những quy định khác nhau về chủ thể, hình thức cơ cấu tổ chức, có tài sản, chịu trách nhiệm về tài sản của mình Được huy động vốn, tham gia phát hành cổ phần, cổ phiếu,…Ngoài những quy định
Trang 19chung này thì mỗi DN ngoài nhà nước khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh với các mặt hàng, sản phẩm, ngành nghề khác nhau thì sẽ có những quy định khác của pháp luật trong việc quản lý, kiểm soát các DN ngoài nhà nước Đối với mỗi quốc gia, không chỉ là Việt Nam thì DN ngoài nhà nước luôn là thành phần không thể thiếu của mỗi quốc gia trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, việc làm và những đóng góp của thành phần kinh tế quan trọng này trong việc bổ sung vào nguồn ngân sách nhà nước dồi dào và cũng thường xuyên
Trong nền kinh tế thị trường nói chung, kinh tế của khối DN ngoài nhà nước đều có thể tham gia vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà nhà nước không cấm, quy định này cũng đã được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013,
bộ luật cao nhất của quốc gia Chính vì vậy, quy định này không chỉ thể hiện
sự quan tâm của nhà nước tới các DN ngoài nhà nước mà còn thể hiện sự mong muốn của nhà nước trong việc khuyến khích các cá nhân, tập thể tham gia sản xuất kinh doanh vào hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, sự hạn chế của các ngành nghề mà nhà nước chưa cho phép các DN ngoài nhà nước tham gia sản xuất, kinh doanh thì cũng đã gây ra sự độc quyền của nhà nước đối với các ngành nghề đó Các ngành nghề mà nhà nước chưa cho phép các DN ngoài nhà nước tham gia sản xuất kinh doanh hoặc bị hạn chế cũng vì mục đích an ninh, quốc phòng và văn hóa của người Việt, cụ thể như, kinh doanh vũ khí, khí tài, mại dâm, gỗ quý hiếm,…(40)
Những hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN ngoài nhà nước theo đúng quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam thì những đóng góp từ
sự phát triển trong khối các DN ngoài nhà nước đã và ngày càng tiếp tục mang tới những giá trị tích cực, cần thiết và vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cụ thể:
(i) Các DN ngoài nhà nước với số lượng lớn đã có những đóng góp quan trọng đã thúc đẩy, phát triển và tăng trưởng kinh tế chung, tạo ra nhiều của cải vật chất, dịch vụ cho xã hội;
Trang 20(ii) Các DN ngoài nhà nước tạo ra khối lượng việc làm lớn, thu hút nhiều lao động trong các ngành nghề khác nhau từ sản xuất tới dịch vụ, thương mại;
(iii) Huy động tối đa NLĐ trong cộng đồng xã hội tham gia hoạt động phát triển kinh tế;
(iv) Với trách nhiệm xã hội, các DN ngoài nhà nước đã đóng góp cho cộng đồng xã hội cả giá trị vật chất lẫn tinh thần;
(v) Các DN ngoài nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kích thích sự năng động, hiệu quả trong nền kinh tế;
Tuy nhiên, những đóng góp trên đã cho thấy tầm quan trọng của các
DN ngoài nhà nước là rất tích cực, các hoạt động của các DN ngoài nhà nước
đã có vai trò tích cực và quan trọng Tuy nhiên, trong thời gian trước đây, và ngay cả hiện tại thì vẫn có những quan điểm là chưa thống nhất ghi nhận những đóng góp trên của các DN ngoài nhà nước thông qua lý luận và chỉ số
về kinh tế đối với khối DN này
Tóm lại, thực hiện chủ trương lớn của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thu nhập khoảng cách giàu nghèo, phát triển các loại hình kinh tế,… là một chiến lược quan trọng lâu dài, trong đó, việc phát triển khối
DN ngoài nhà nước được cho là hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động, phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, đây cũng được Đảng, Nhà nước thông qua các mục tiêu, chính sách nhằm phát triển các DN này hiện nay và
cả trong giai đoạn mới Đây cũng chính là nội dung cần nghiên cứu về khối các DN thuộc thành phần kinh tế này để có được khái niệm, tầm quan trọng
về thành phần kinh tế ngoài nhà nước
1.2 Vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước
1.2.1 Vị trí của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp
Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013 quy định: “Công đoàn Việt Nam
là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ được thành lập trên
cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
Trang 21chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành
pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 10 – Hiến pháp 2013)
Với quy định như vậy tại Hiến pháp 2013, và việc cụ thể hóa bằng LCĐ
2012, tại Điều 1 của luật này thì tổ chức công đoàn được hiểu như sau:
Thứ nhất, luật khẳng định, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của của
giai cấp công nhân, NLĐ và đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam;
Thứ hai, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện;
Thứ ba, công đoàn là thành viên của tổ chức CT - XH của Việt Nam, đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng; tham gia quản lý nhà nước, KT – XH; tham gia công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước, DN;
Thứ tư, công đoàn cũng với các cơ quan nhà nước, tổ chức KT - XH chăm
lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng đối với NLĐ;
Thứ năm, công đoàn tham gia các hoạt động vận động, tuyên truyền tới
NLĐ học tập nâng cao trình độ, nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;
Với những quy định cụ thể như vậy, công đoàn Việt Nam có một vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam, chính vì vậy, vị trí của công đoàn Việt Nam đã được quy định ngay tại Điều 1 của LCĐ 2012 Cũng
từ quy định theo LCĐ 2012 mà có thể nhận thấy TCCĐ Việt Nam còn là sợ dây kết nối NLĐ với Đảng, kết nối NLĐ gần với nhau hơn
Về sự tham gia TCCĐ Việt Nam, LCĐ 2012 đã quy định, việc tham gia dựa trên tinh thần tự nguyện, không có sự ép buộc hoặc cưỡng ép nào đối với NLĐ khi tham gia TCCĐ Việt Nam;
Được quy định là tổ chức CT – XH, TCCĐ Việt Nam được hình thành nhờ nhu cầu của NLĐ trong xã hội, sự có mặt của TCCĐ thu hút sự quan tâm, tham gia của NLĐ, cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam tham gia, không
Trang 22phân biệt giới tính, địa vị xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, vùng miền địa phương;
Điều lệ công đoàn qua các thời kỳ, cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao cho công đoàn trong Hiến pháp 2013, LCĐ 2012 để tổ chức này thực hiện vị trí quan trọng trong hệ thống CT – XH của Việt Nam;
Là một tổ chức với đông đảo đội ngũ NLĐ, cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam, công đoàn còn được xem là có tính chất “nghiệp đoàn” Tính chất này được biểu hiện qua sự tham gia của đông đảo thành phần tham gia tổ chức này NLĐ, cán bộ, công chức viên chức trong XH là thành viên của TCCĐ trong xã hội của Việt Nam là khá đông đảo, chính vì vậy, TCCĐ không những chỉ thu hút được nhiều đối tượng tham gia tổ chức, mà còn được giới thiệu tuyên truyền tới những NLĐ chưa tham gia TCCĐ bởi những thành viên của TCCĐ
Cũng theo quy định của LCĐ 2012 ở trên, công đoàn có vị trí là một tổ chức CT – XH, do đó, về mặt chính trị, công đoàn cũng có những quyền năng riêng, trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên trong tổ chức của mình một cách đúng đắn trên quy định của pháp luật hiện hành
Ngoài ra, với vị trí như vậy thì công đoàn sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đông đảo NLĐ trong xã hội, TCCĐ cũng thay mặt, đại diện cho NLĐ, tham gia đấu tranh, bảo vệ NLĐ trong bất kỳ hoàn cảnh nào theo quy định của pháp luật công đoàn
Những quy định của LCĐ 2012 tại khoản 1 cũng cho thấy rằng, TCCĐ còn thực hiện công tác tuyên truyền, phố biến chính sách pháp luật của nhà nước tới đông đảo các thành viên của tổ chức mình cũng như quần chúng nhân dân
Là một tổ chức CT – XH, TCCĐ còn có nhiệm vụ xây dựng Đảng, bồi dưỡng công nhân ưu tú tham gia tổ chức Đảng Chính vì vậy, công đoàn còn là “cộng sự” đắc lực của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị theo chức năng của công đoàn Việc được pháp luật thừa nhận vị trí trong XH, chính
vì vậy, vị trí của công đoàn được đảm bảo về mặt pháp lý, đồng thời tạo ra điều kiện pháp lý XH cho hoạt động công đoàn giúp tổ chức này thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình
Trang 23Trải qua thời gian, qua các thời kỳ lãnh đạo của Đảng, kể từ ngày thành lập tổ chức này, công đoàn ngày càng phát triển với sự tham gia tự nguyện của các thành viên, số lượng tham gia TCCĐ qua thời gian ngày càng nhiều, cho tới này, tổ chức công đoàn đã có hơn 11 triệu thành viên Số lượng như vậy đã phần nào cho thấy tổ chức này ngày càng quan trọng và được tin tưởng từ các thành viên khi tham gia TCCĐ
TCCĐ, ngay từ khi mới thành lập cho tới nay, Đảng lãnh đạo, cùng các tổ chức CT - XH khác trong hệ thống chính trị của Việt Nam, ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất, TCCĐ luôn được quan tâm từ NLĐ cho tới Đảng cầm quyền Vị
trí của TCCĐ đã được rõ từ các kỳ Đại hội Đảng TCCĐ Việt Nam có vị trí trong hệ thống chính trị là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây kết nối NLĐ, liên kết với Đảng TCCĐ Việt Nam là người cộng tác đắc lực của nhà nước chuyên chính vô sản.(22)
Cũng trong quá trình thành lập, dưới chế độ XHCN của nước ta, mối quan
hệ giữa TCCĐ và Nhà nước XHCN là mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, trong việc phối hợp thực hiện các nhiệm
vụ, Nhà nước cùng TCCĐ đã phối hợp, tạo điều kiện cho nhau hoạt động có hiệu quả TCCĐ là tổ chức thay mặt, đại diện quyền lợi của NLĐ tham gia, đề xuất với Nhà nước về những vấn đề mà NLĐ thầy cần thiết phải được bảo vệ Những đề xuất, ý kiến của TCCĐ, NLĐ trong tổ chức này thì Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và pháp lý cho tổ chức này hoạt động Ngược lại, TCCĐ cũng vận động thành viên của tổ chức mình, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Nhà nước
Như vậy, với tư cách là hình thức tổ chức của giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam trở thành thành viên của hệ thống chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá
độ lên CNXH ở nước ta TCCĐ là sợi dây kết nối Đảng với quần chúng, kết nối các thành viên trong tổ chức Thông qua mối liên hệ chặt chẽ này thì Đảng giữ vai trò lãnh đạo, TCCĐ được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
1.2.2 Vai trò của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền lợi của
Trang 24người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước
Tổ chức công đoàn cơ bản là tổ chức được tập hợp một đội ngũ những NLĐ trong xã hội Chính vì vậy, TCCĐ cũng có những đặc điểm riêng, những đặc điểm riêng này sẽ được nhận diện, phân biệt với các tổ chức khác TCCĐ không phải là một tổ chức mang tính chất hội nhóm, đảng phái, tổ chức này là
sự liên minh, liên kết của người lao động hoặc cũng có thể hiểu theo cách rộng hơn là sự liên kết giữa giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và NLĐ trong xã hội Do đó, TCCĐ là một tổ chức CT – XH rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và NLĐ Việt Nam
Về mặt lý luận, giai cấp công nhân được coi là nguồn gốc, cơ sở của sự
ra đời, tồn tại và phát triển XH, phát triển TCCĐ TCCĐ với những thành viên của mình trên nguyên tắc tập hợp của đội ngũ những NLĐ Khi TCCĐ được ra đời với mục đích cơ bản, đầu tiên là thực hiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng đối với các thành viên của TCCĐ Ngoài ra, việc tham gia vào tổ chức này của các thành viên là hình thức tự nguyện, chính vì vậy, những đặc điểm nổi bật này đã xác định TCCĐ Việt Nam có 2 tính chất: (i) tính chất quần chúng; (ii) tính chất giai cấp
Theo đó, với tính chất giai cấp của TCCĐ, giai cấp công nhân, NLĐ chính là cơ sở để hình thành, tồn tại và phát triển của TCCĐ, tính giai cấp có
ý nghĩa xác định rõ những thành viên, đoàn viên của TCCĐ Với vị trí là tổ chức CT – XH thì hoạt động của TCCD mang tính chất chính trị, tính XH mà
tổ chức này không mang tính chất đảng phái
TCCĐ được xây dựng ngày càng phát triển, đông đảo đoàn viên tham
gia đảm bảo sự thống nhất hành động của giai cấp công nhân Việt Nam Trong đó, cán bộ làm công tác công đoàn được rèn luyện theo đường lối cán
bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam TCCĐ thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc TCCĐ Cũng chính bởi TCCĐ là hình thức tập hợp quần chúng của một đối tượng là công nhân, NLĐ trong XH Chính vì đặc điểm này thì TCCĐ đã xác định tính chất quần chúng của tổ chức này TCCĐ Việt
Trang 25Nam từ khi ra đời, tồn tại và phát triển cho tới nay luôn mang tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi Hai tính chất này được biểu hiện ngay trong TCCĐ và hoạt động của tổ chức này, TCCĐ kết nạp thành viên tham gia tổ chức thì TCCĐ cũng không có sự phân biệt giới tình, nghề nghiệp, tín ngưỡng, tôn giáo,… Người đứng đầu của TCCĐ Việt Nam do đoàn viên của tổ chức này giới thiệu người có uy tín, được sự tín nhiệm bầu ra trong các kỳ đại hội, những cán bộ của TCCĐ đều trưởng thành
từ phong trào của quần chúng Đối với hoạt động của TCCĐ, hoạt động này cũng được xem là hoạt động của đông đảo thành viên của tổ chức bao gồm: quần chúng công nhân, viên chức, công chức và NLĐ Ngoài ra, trong hoạt động công đoàn cũng với mục đích là đáp ứng yêu cầu, nguyên vọng và vì lợi ích của các thành viên.(45)
Với tính chất quần chúng, tính chất giai cấp của TCCĐ thì tổ chức này
có mối quan hệ gắn bó mật thiết bởi nếu chỉ coi trọng tính chất giai cấp thì về mặt tổ chức sẽ bị bó hẹp, trên thực tế sẽ khó tồn tại đúng với bản chất của TCCĐ, trong trường hợp ngược lại, nếu đặt tính chất quần chúng thì sẽ dẫn đến việc xa rời mục tiêu chính trị, sai lệch phương hướng, quan điểm chỉ đạo của Đảng – tổ chức cao nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Thành lập trong năm 1919 - Tổ chức lao động Quốc tế (gọi tắt là ILO), tổ chức này được xem là cơ quan chuyên môn phụ trách công tác XH và lao động của Liên hợp quốc, ILO là tổ chức quốc tế duy nhất có cơ chế mang tính “ba bên” Đầu thế kỷ XIX, ý tưởng lập ra tổ chức này đã hình thành bởi một số quốc gia có nền công nghiệp hóa Trong khoảng thời gian trước khi chấm dứt tình hình chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhiều quan điểm, nhận thức được cho rằng, cần đấu tranh với ảnh hưởng có hại do máy móc, công nghiệp hóa mang tới, và việc cần phải có nỗ lực chung của những người lao động mang tầm quốc
tế Nếu như NLĐ không nhận được đãi ngộ công bằng về xã hội và kinh tế, thì
sẽ không thể nói đến hòa bình thế giới thực sự Cũng từ ý tưởng, quan điểm này
mà ngay sau khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc Năm 1919, tại Pari, các
Trang 26nước tham chiến hội nghị hòa bình đã ký kết hiệp ước hòa bình, cũng tại đó, việc thành lập Hội đồng lập pháp về lao động do 15 nước là thành viên, hội đồng này được coi là cơ sở của việc thành lập “Tổ chức lao động quốc tế” Trong hội nghị, Hội đồng đã thống nhất, thông qua và cho ra đời bộ 9 nguyên tắc liên quan tới vấn đề lao động và “Dự thảo chương trình Tổ chức lao động quốc tế”, đặt nền tảng cho “Chương trình Tổ chức lao động quốc tế” sau này.(23)
Đây có thể coi là cơ sở của việc thành lập tổ chức công đoàn của các quốc gia trên thế giới, mục đích thành lập TCCĐ quốc tế cùng với hoạt động của tổ chức này chủ yếu bước đầu là làm công tác lập pháp lao động quốc tế, thúc đẩy thực hiện công ước lao động quốc tế và kiến nghị thư, gọi chung là tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền lợi cơ bản của NLĐ trên toàn thế giới Chính vì vậy, từ thời gian đó cho tới nay, tổ chức lao động quốc tế đã có hơn 100 năm thành lập với số lượng 178 thành viên của tổ chức
là các quốc gia thành viên
Hoạt động của TCCĐ Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã góp phần không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng nước ta
Khi giai cấp công nhân chưa giành được chính quyền, Công đoàn đã là trường học đấu tranh giai cấp Trong quá trình hoạt động của mình, TCCĐ Việt Nam đã tập hợp các thành viên của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức đấu tranh chống lại bọn thực dân, phong kiến Nhờ có tổ chức Công đoàn mà cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX được phát triển trên một quy mô rộng hơn, thể hiện được sức mạnh của đoàn kết và thể hiện rõ hơn tính chất của một cuộc đấu tranh giai cấp
Từ khi giai cấp công nhân đã giành được chính quyền, trở thành lực lượng lãnh đạo xã hội thì vai trò của Công đoàn là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa cộng sản
Là trường học quản lý, TCCĐ thực hiện công tác giúp NLĐ ngoài việc hướng dẫn NLĐ về hợp đồng lao động, ký kết hợp đồng thì TCCĐ còn có vai trò hướng dẫn đội ngũ của tổ chức mình tham gia quản lý sản xuất, quản lý
DN và quản lý XN Bên cạnh đó, tổ chức này còn có sự vận động đội ngũ
Trang 27NLĐ của tổ chức tích cực tham gia hoàn thiện các chính sách kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiện nay, TCCĐ đã thành công trong các cuộc vận động NLĐ tham gia hăng hái, nhiệt tình trong hoạt động tham gia vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH theo định hướng XHCN nhằm khắc phục tình trạng còn khó khăn, lạc hậu trong sản xuất của đất nước
Cũng trên phương diện giáo dục, TCCĐ giáo dục NLĐ với tinh thần lao động XHCN, giáo dục công nhân, NLĐ lao động trong sự phát triển của đất nước Với hoạt động này, TCCĐ có bước tiến mới trong vai trò của tổ chức, cùng với giáo dục thái độ lao động mới thì TCCĐ còn tham gia công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa và đời sống tinh thần của NLĐ nhằm hình thành sự hiểu biết tới NLĐ, công nhân trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn
Vai trò của Công đoàn Việt Nam là trường học, song nó không giống như bất kỳ loại trường học nào, nó là trường học đặc biệt, trường học không
có thầy, không có trò, trường học mà ở đó quần chúng tự giáo dục, tự rèn luyện, giáo dục, rèn luyện lẫn nhau thông qua các hoạt động thực tiễn của Công đoàn
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì vai trò của Công đoàn ngày càng tăng
Đại hội VI Công đoàn Việt Nam tháng 10 năm 1988 đánh dấu bước đổi mới quan trọng về tư duy công đoàn và về hoạt động công đoàn, đặt nền móng cho việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn về sau, làm cho hoạt động công đoàn sát hơn với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội và đáp ứng tốt hơn nguyện vọng và đòi hỏi của công nhân, lao động đối với công đoàn, từng bước khắc phục tình trạng hình thức chủ nghĩa xơ cứng trong tổ chức và hoạt động công đoàn
Trang 28Giao thời giữa hai thế kỷ XX - XXI, phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn Việt Nam được đặt trước những thách thức nghiêm trọng do trực tiếp chịu tác động của khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước và sự tan
rã của Liên Xô và hệ thống XHCN
Năm 1998, tại Đại hội VIII, trên tinh thần “nhìn thằng vào sự thật” thì các cấp của TCCĐ Việt Nam trên tinh thần phấn đấu, quyết tâm phát huy vai trò và chức năng cốt lõi của tổ chức bảo vệ quyền lợi của NLĐ, công nhân lao động của tổ chức mình, TCCĐ đã xây dựng và đề ra khẩu hiệu với tinh thần sẵn sàng hành động “Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân
và công đoàn vững mạnh”
Tiếp theo, năm 2003, TCCĐ tiến hành kỳ đại hội lần thứ 9 (tháng 10/2003) Kỳ đại hội này của TCCĐ được đánh giá là rất quan trọng trên tinh thần tiếp bước vào giai đoạn mới, giai đoạn bước vào thế kỷ XXI Cũng trong đại hội, Đại hội của ngành đã xây dựng và đề ra mục tiêu, chương trình hành động là xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm
lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH hiện đất nước; đề ra chương trình phát triển một triệu đoàn viên công đoàn mới.(45)
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X tháng 10 năm 2008 là Đại hội hòa nhập sâu vào nền kinh tế thị trường thế giới Trong kỳ đại hội này, ngoài việc tổng kết, rút kinh nghiệm qua các kỳ đại hội trước đó, TCCĐ xã định nhiệm vụ mới, trong đó mục tiêu trong những năm tới bao gồm:
(i) Đổi mới - sáng tạo - bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động;
(ii) Vì sự ổn định bền vững của đất nước
(iii) Giai đoạn 2008 – 2013, với mục tiêu phương hướng là tiếp tục đổi mới cả nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về
Trang 29cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu; lấy đoàn viên, công nhân viên chức, lao động làm đối tượng vận động….;
Đại hội XIII của Công đoàn Việt Nam xác định nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo NLĐ gia nhập công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên, NLĐ; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, khẳng định Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của NLĐ, và cũng còn là cơ sở trong vai trò của một tổ chức CT - XH vững chắc của Đảng, Nhà nước ta
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước
1.3.1 Các quy định của pháp luật chưa hoàn thiện
Các quy định pháp luật có liên quan đến sự tham gia công đoàn của NLĐ chủ yếu nằm ở Hiến pháp, Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn và một
số Nghị định Đối với Hiến pháp 2013, tại Điều 10 của hiến pháp này có quy định cụ thể về TCCĐ Việt Nam, theo quy định đó công đoàn Việt Nam được xác định về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình như sau:
Thứ nhất, TCCĐ Việt Nam là tổ chức CT – XH của giai cấp công nhân,
NLĐ; đại diện cho công nhân, NLĐ;
Thứ hai, TCCĐ Việt Nam với các thành viên tham gia trên tinh thần
tự nguyện;
Trang 30Thứ ba, TCCĐ có nghĩa vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của NLĐ, công nhân trong tổ chức của mình;
Thứ tư, TCCĐ tham gia quản lý nhà nước, quản lý KT – HX và công
tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, DN, tổ chức
về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ;
Thứ năm, TCCĐ thực hiện các hoạt động vận động, tuyên truyền tới
NLĐ trong học tập, nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp Ngoài ra là công tác tuyên truyền về pháp luật của TCCĐ tới người lao động và tinh thần xây dựng, bảo vệ đất nước
Những nội dung trên về vị trí, vai trò của TCCĐ Việt Nam được nghi nhận tại Hiến pháp năm 2013, những nội dung về TCCĐ Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 2013 đã được tiếp thu, kế thừa từ Hiến pháp năm
1992, do đó, quy định mới đã được bổ sung Việc bổ sung đã được quy định tại Điều 10 là việc TCCĐ Việt Nam được “tham gia thanh tra” các hoạt động của cơ quan, DN, tổ chức về những vấn đề có liên quan tới những NLĐ, công nhân của tổ chức công đoàn Trước đó, tham chiếu trên bản Hiến pháp năm
1992 thì TCCĐ chưa được “trao quyền” này Chính vì vậy, sự đổi mới mang tính tích cực của Hiến pháp năm 2013 đã trở thành sự thay đổi lớn đối với TCCĐ bởi quyền được thanh tra, giám sát Ngoài ra, việc quy định về trách nhiệm của TCCĐ trong việc vận động, tuyên truyền tới những NLĐ trong vấn
đề học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp,… cũng là những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 Những thay đổi này chứng tỏ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới TCCĐ là sự ghi nhận về tầm quan trọng của tổ chức này với công nhân, NLĐ của nước ta Trong Bộ Luật Lao động năm 2019, các quy định về Công đoàn nằm ở chương XIII, từ điều 170 đến điều 118 Như vậy, ngoài hiến pháp 2013, LCĐ 2012 thì Bộ luật Lao động 2019 cũng có đóng góp, bổ sung những quy định về vai trò của TCCĐ trong quan hệ lao động bao gồm:
(i) Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ
Trang 31quan, tổ chức;
(ii) Các hành vi bị nghiêm cấm đối với NSDLĐ liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;
(iii) Quyền của cán bộ CĐCS trong quan hệ lao động;
(iv) Trách nhiệm của NSDLĐ đối với tổ chức công đoàn;
(v) Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan,
tổ chức
Luật Công đoàn đầu tiên ở Việt Nam ra đời năm 1957 khi Việt Nam thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung và có hiệu lực đến tận năm 1990 Đến năm 1990 LCĐ mới ra đời thay thế Luật Công đoàn năm 1957, sau khi Việt Nam bắt đầu tiến hành Đổi mới được 4 năm (năm 1986) Tiếp theo, năm
2012, một lần nữa bộ luật này tiếp tục được sử đổi và có những điều chính với mục đích phù hợp với điều kiện thực thế và gạt bỏ những quy định được cho
là không còn phù hợp trong việc áp dụng thực hiện
LCĐ năm 2012 gồm 6 chương, 33 điều Theo quy định của LCĐ 2012 này thì đã có những quy định bổ sung những điểm mới sau:
(i) Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ;
(ii) Quy định chức năng, quyền, trách nhiệm của Công đoàn;
(iii) Quy định quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đối với Công đoàn; bảo đảm hoạt động của Công đoàn;
(iv) Tham gia giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn Ngoài ra, hệ thống pháp luật Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành
các quyết định, nghị định có liên quan tới TCCĐ nhằm hướng dẫn việc thực hiện của TCCĐ trong các hoạt động của mình, cụ thể:
(i) Nghị định số 43/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều 10 của luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ;
(ii) Nghị định số 191/2013/ NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ
Trang 32quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
(iii) Nghị định số 200/2013/ NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều 11 luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế - xã hội;
(iv) Nghị định 149/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
Hầu hết, cán bộ công đoàn trong các cơ quan quản lý nhà nước và cán
bộ CĐCS đều cho rằng hệ thống pháp luật về công đoàn hiện nay đã hoàn thiện hơn trước và không gây cản trở cho quá trình tham gia công đoàn của đa
số NLĐ “… Hệ thống pháp luật có liên quan Công đoàn khá ổn, không gây khó khăn gì cho quá trình triển khai các hoạt động công đoàn Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia CPTPP sẽ xuất hiện các tổ chức công đoàn mới thì các quy định này cần thay đổi để phù hợp hơn, để cho các
tổ chức công đoàn mới ra đời có thể hoạt động hiệu quả hơn…”
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về lao động và công đoàn còn thiếu chặt chẽ và tồn tại khoảng cách với tiêu chuẩn lao động quốc tế nên hạn chế quyền
tự do tham gia công đoàn của NLĐ, nhất là của NLĐ ở các doanh nghiệp nhỏ
và vừa Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận tổ chức đại diện thực hiện chức năng đại diện, TCCĐ thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện Việc phân chia nấc thang này được tổng kết từ thực hiện hoạt động của TCCĐ ở Việt Nam và trên thế giới dựa vào mức độ gây ảnh hưởng và tham gia ra quyết định của TCCĐ với đơn vị NSDLĐ ở tất cả các cấp liên quan tới mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, công nhân
Điều 17 LCĐ 2012 quy định như sau:
“Ở cơ quan, tổ chức, DN chưa thành lập CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ khi được NLĐ ở đó yêu cầu”
Theo căn cứ trên, thì ở các DN siêu nhỏ và nhỏ ở trong nước thì quyền
Trang 33đại diện của NLĐ, công nhân thuộc TCCD là phải được thực hiện bởi công đoàn cấp trên thực hiện Như vậy, có thể thấy rằng, những quy định này chưa phản ánh đúng bản chất tự nguyện của việc thiết lập quyền đại diện cho NLĐ Chính vì những quy định này, có thể nhận thấy rằng “Công đoàn cấp trên” (Liên đoàn lao động quận huyện/ Công đoàn ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất) đã vừa thực hiện vai trò của một công chức được Nhà nước trao quyền để thực hiện nhiệm vụ đồng thời phải đóng vai để đảm nhận chức năng đại diện cho NLĐ Về nguyên lý, Công đoàn cơ sở là tổ chức trực tiếp đại diện cho NLĐ, gần gũi với NLĐ để tìm hiểu, nắm bắt những suy nghĩ, nguyện vọng cho NLĐ để kịp thời phản ánh, kiến nghị điều chỉnh chế
độ chính sách cho họ Nhu vậy, nếu quy định này thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ phải:
(i) tham gia ký thỏa ước lao động tập thể;
(ii) tham gia xây dựng chế độ tiền lương, nội quy lao động;
(iii) thương lượng, giải quyết các mâu thuẫn, xử lý kỷ luật NLĐ,
(iv) tuyên truyền, vận động, tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn cho NLĐ ở trong các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn khi NLĐ yêu cầu Điều này vừa gây khó khăn cho cán bộ công đoàn cấp trên vừa tạo ra trạng thái ỉ lại, không muốn thành lập tổ chức CĐCS của NLĐ vì đã có người đại diện rồi
Có thể nhận thấy rằng, tuy pháp luật đã trao quyền công đoàn cho NLĐ
là rõ ràng, tuy nhiên, pháp luật cũng chưa quy định cụ thể những lợi ích mà NLĐ được hưởng khi gia nhập tổ chức công đoàn Điều này là yếu tố làm giảm động lực cho NLĐ thành lập và tham gia vào tổ chức công đoàn Thực
tế, mặc dù lợi ích tham gia công đoàn đã được đưa vào trong Điều 3 của Điều
lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII nhưng điều lệ này chỉ áp dụng với NLĐ đã
là đoàn viên công đoàn Việt Nam Vì vậy chưa có ý nghĩa trong việc tuyên truyền, khuyến khích và thúc đẩy NLĐ tham gia công đoàn
Pháp luật về TCCĐ của nước ta hoàn toàn chưa tương thích theo các quy định quốc tế như, công ước, hiệp ước quốc tế trong việc quyền tham gia
Trang 34TCCĐ này Cụ thể, theo ICCPR - 1966 (Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị, 1966) có quy định như sau:
“Mọi người đều có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”
Đối chiếu với quy định trên của ICCPR – 1966, LCĐ năm 2012 mới chỉ cho phép đối tượng: (i) NLĐ của Việt Nam tham gia, thành lập công đoàn; (ii) NLĐ nước ngoài và người không có quốc tịch lao động tại Việt Nam sẽ không thể tham gia thành lập hay gia nhập công đoàn cùng với NLĐ
có quốc tịch Việt Nam Từ những quy định đó, có thể nhận thấy rõ rằng, việc NLĐ nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam sẽ không thể tham gia thành lập hay gia nhập công đoàn cùng với NLĐ có quốc tịch Việt Nam Đồng thời, Pháp luật Việt Nam về công đoàn cũng chưa đồng nhất với các công ước quốc
tế về Tự do hiệp hội và thực hiện có hiệu quả quyền thương lượng tập thể (thể hiện trong công ước 87 và 98 của Tổ chức Lao động quốc tế ILO) Hiện tại,
theo quy định ở Việt Nam mới chỉ có một tổ chức Công đoàn duy nhất và là
tổ chức chính trị xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Chính bởi vậy, NLĐ không phép thành lập và tham gia các tổ chức công đoàn ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam mà đứng đầu là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.(40)
Hệ thống Công đoàn Việt Nam phức tạp, chồng chéo gây khó khăn cho
tổ chức hoạt động công đoàn và cản trở sự tham gia công đoàn của NLĐ, đặc biệt là NLĐ là đoàn viên công đoàn ở các doanh nghiệp ngành địa phương
Về lịch sử của TCCĐ Việt Nam, TCCĐ Việt Nam nhen nhóm hình thành trong giai đoạn từ 1925 – 1929 dưới sự hợp tác của những người công nhân thợ mỏ, đường sắt, đóng tàu,… tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai,… Những nhóm thợ này làm thuê cho người Pháp, họ bị bóc lột, đàn áp trong quá trình lao động, chính vì vậy, những người này đã đoàn kết, dần hình thành một giai cấp, đó là giai cấp công nhân Gia cấp công nhân này được lãnh đạo bởi một số người là những đồng chí cách mạng của nước ta sau này
Trang 35như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Ái Quốc,… Các cuộc đấu tranh giành quyền lợi cho những người lao động trong sự quản lý của người Pháp Công đoàn Việt Nam ra đời vào cuối năm 1929 Từ đó cho tới nay, TCCĐ Việt Nam đã trở thành một tổ chức CT – XH rộng lớn của giai cấp công nhân, NLĐ Về cơ cấu
tổ chức, TCCCĐ Việt Nam có 4 cấp:
Cấp thứ nhất (cấp Trung ương): Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Cấp thứ hai (cấp tỉnh): Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty thuộc Tổng Liên đoàn;
Cấp thứ ba (cấp trên trực tiếp cơ sở): Công đoàn ngành địa phương, Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,…
Cấp thứ tư (cấp cơ sở): Công đoàn cấp trên cơ sở; Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn;
Cũng bởi vai trò của TCCĐ Việt Nam là một tổ chức CT – XH, do Đảng lãnh đạo, chỉ đạo Chính vì vậy, việc tổ chức hoạt động của TCCĐ Việt Nam cũng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của các tổ chức chính trị của Đảng, cơ quan nhà nước trong việc dân chủ, thống nhất trong các quyết định và hành động từ trên xuống của các cấp công đoàn Đối với hoạt động theo các này, tuy là đúng quy định, nguyên tắc của Đảng trong việc dân chủ thống nhất tập thể thì cách thức này cũng gây ra những hạn chế sự chủ động của các cấp công đoàn, hạn chế tính chịu trách nhiệm của các cấp công đoàn Cũng chính vì vậy mà mô hình này thì yếu tố công quyền, yếu tố chính trị, hành chính tác động theo hướng tiêu cực đến vai trò hoạt động của tổ chức đại diện Nhiều cán bộ công đoàn doanh nghiệp cho rằng mô hình tổ chức công đoàn Việt Nam hiện nay mang nặng tính hành chính Hơn nữa, Công đoàn cơ sở tại một số các doanh nghiệp thuộc công đoàn ngành địa phương lại chịu sự chỉ đạo của rất nhiều tầng, nấc trung gian, điều này tạo ra tính “đa trùng lãnh đạo”, từ đó sẽ gây khó khăn trong việc chủ động tổ chức các hoạt động công đoàn và cản trở sự tham
Trang 36gia công đoàn của NLĐ
Vì Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội nên phải cơ cấu theo hình thức trên để đảm bảo Công đoàn có thể thực hiện vai trò của mình ở tất cả các cấp Việc quy định này vừa tạo ra thuận lợi, vừa có những khó khăn trong quá trình áp dụng và triển khai hoạt động công đoàn Hình thức tổ chức này cho phép NLĐ có cùng một nhóm ngành đều thực hiện quyền liên kết của mình để thiết lập tổ chức công đoàn; tuy nhiên trên thực tế,
để củng cố, phát triển và có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa hai loại này gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả
1.3.2 Sự né tránh từ phía người sử dụng lao động
Năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2014/NĐ-CP, theo nghị định này thì tại các DN, khi DN đi vào hoạt động DN đủ các điều kiện để thành lập TCCĐ thì Nghị định này quy định “…chậm nhất sau 06 tháng từ ngày DN,… công đoàn địa phương, công đoàn ngành,… cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn”
Thực tế đã có xuất hiện thêm một số hành vi can thiệp, cản trở công đoàn hoạt động từ phía chủ sử dụng lao động, dẫn đến hiệu quả hoạt động của CĐCS còn hạn chế Cụ thể:
* Tại các đơn vị chưa có tổ chức công đoàn, doanh nghiệp thường né tránh, không tạo điều kiện để Công đoàn các khu công nghiệp đến doanh nghiệp tiếp xúc tuyên truyền, vận động NLĐ gia nhập Công đoàn; không tạo điều kiện hoặc trì hoãn việc thành lập CĐCS, cản trở không cho đoàn viên tham gia công đoàn với lý do số lao động ít, chưa ổn định sản xuất, kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp còn lý luận “chế độ của doanh nghiệp tốt, tặng quà, chăm lo, hỗ trợ đầy đủ cho NLĐ nên không cần thiết phải có công đoàn”;
* Tại các đơn vị đã thành lập Công đoàn cơ sở, NSDLĐ không chỉ can thiệp đối với công tác nhân sự trong thời gian hoạt động lâm thời của Ban Chấp hành, hầu hết các đơn vị đều phải thông qua và được sự đồng ý của
Trang 37doanh nghiệp về nhân sự dự kiến bầu Ban Chấp hành khóa mới trước khi đại hội hoặc bầu bổ sung khi Ban chấp hành khuyết thiếu Ở một số đơn vị, lãnh đạo doanh nghiệp chỉ định nhân sự Ban Chấp hành thay cho NLĐ;
* Một số doanh nghiệp trích chuyển 2% kinh phí cho công đoàn nhưng lại can thiệp khá sâu vào công tác thu, chi của CĐCS dưới những hình thức như giữ hộ tiền, quản lý hộ chứng từ ; mọi hoạt động chi ra của CĐCS đều phải có sự đồng ý của chủ doanh nghiệp…
Căn cứ theo quy định về phí công đoàn của Điều lệ của TCCĐ, mức này được áp dụng, được tính bằng 2% trên tổng quỹ lương mà DN, cơ quan, đơn vị
đã thực trả cho NLĐ Do vậy, nhiều doanh nghiệp có số lượng NLĐ nhiều
không thành lập TCCĐ nhằm né tránh phí công đoàn
1.3.3 Sự thụ động từ phía người lao động
Xã hội còn có thái độ bàng quan đối với tổ chức Công đoàn và sự thay đổi gắn với tổ chức đại diện NLĐ gây cản trở sự tham gia công đoàn của NLĐ, đặc biệt là của NLĐ di cư trẻ tuổi Trong xã hội Việt Nam, nhiều người vẫn có thái độ thờ ơ và quan điểm không tích cực về vai trò công đoàn trong việc đại
diện và bảo vệ cho NLĐ Những quan điểm này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý tham gia công đoàn của bạn bè, người thân của họ Nhiều công nhân cho rằng công đoàn có cùng lợi ích với giới chủ nhiều hơn là đối với họ, do đó nhiều công nhân không tin tưởng vào vai trò đại diện và bảo vệ của công đoàn Chính vì
vậy họ có thể sẽ không tham gia công đoàn hoặc chỉ tham gia vào các hoạt động phong trào bề nổi mà không trao đổi ý kiến với cán bộ công đoàn hay tham gia vào các quyết định quan trọng của Công đoàn Xã hội cũng khá “lạnh nhạt” với sự thay đổi sắp tới về tổ chức đại diện NLĐ, khi mà có nhiều tổ chức đại diện mới ra đời, do vậy NLĐ không quan tâm đến sự tác động của sự thay đổi đó với quyền công đoàn của mình Với quan niệm cũ trước đây, một số người cho rằng: “Công đoàn ăn theo, nói leo” Vậy nên nói chung xã hội vẫn không dành nhiều sự tôn trọng cho tổ chức công đoàn Cũng bởi bị ảnh hưởng
Trang 38quan điểm này mà nhiều NLĐ không hứng thú với các hoạt động công đoàn vì
không biết công đoàn sẽ làm gì cho họ; còn chủ doanh nghiệp coi tổ chức công đoàn như là cánh tay phải của mình, do doanh nghiệp trả lương, “ăn cơm chúa, phải múa tối ngày” nên phải đứng về phía doanh nghiệp, cùng lắm giúp doanh nghiệp chăm lo đời sống cho NLĐ trong công ty.(33)
Trên thực tế, công nhân trong các nhà máy thường liên kết với nhau theo mạng lưới của những người đồng hương, những người cùng tạm trú ở các khu nhà trọ, làm việc cùng nhau hoặc thậm chí có thể cùng tôn giáo Các kênh liên kết và giao tiếp này sẽ có ảnh hưởng nhiều đến nhận thức, thái độ và hành vi
của họ đối với các vấn đề mà họ quan tâm, trong đó có các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức công đoàn Do vậy khi họ truyền miệng cho nhau về những nhận xét mang tính tiêu cực với tổ chức công đoàn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định tham gia công đoàn của những người khác Trình độ học vấn thấp, mặc dù công đoàn các khu công nghiệp đã thực hiện tốt một số nhiệm
vụ và quyền hạn của mình nhưng còn bỏ ngỏ một số nhiệm vụ và quyền hạn trong Điều lệ Công đoàn quy định như trong việc: (i) Đại diện cho CĐCS hoặc NLĐ khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động và công đoàn khi được CĐCS hoặc NLĐ ủy quyền; (ii) Phối hợp với ban quản lý các khu công nghiệp, cơ quan quản lý lao động địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật lao động; giải quyết đơn thư khiếu nại của đoàn viên, NLĐ trong các khu công nghiệp Trên thực tế, Công đoàn các khu công nghiệp mới tập trung vào các hoạt động phong trào, chăm lo đời sống cho NLĐ và tập huấn, tuyên truyền pháp luật chính sách cho NLĐ và cán bộ CĐCS
mà chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ còn lại Kết quả phỏng vấn công nhân trong các khu công nghiệp cũng chỉ ra rằng phần lớn NLĐ, đặc biệt là các công nhân có trình độ học vấn thấp không biết đến vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn khu công nghiệp nên cũng không biết đến đó để xin tư vấn hoặc gửi đơn thư khiếu nại… mà họ sẵn sàng bỏ việc và đi tìm việc mới ở công ty khác nếu có vấn đề bức xúc với công ty hiện tại Bên cạnh đó, như đã phân tích ở
Trang 39phần pháp luật ở trên, cán bộ công đoàn khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của mình bởi lẽ theo Điều lệ Công đoàn, bên cạnh nhiệm vụ của cán bộ công đoàn cấp trên, họ còn có nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS khi NLĐ ở đó yêu cầu
Trang 40Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1 của luận văn tác giả phân tích về những vấn đề lý luận
và pháp luật về vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước
Công đoàn là một thiết chế được thành lập theo quy định của pháp luật, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền của người lao động trong quan hệ lao động Công đoàn có vị trí, vai trò khác nhau trong các thời kỳ lịch sử ở Việt Nam
Ngày nay trong thời kỳ kinh tế thị trường, tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước công đoàn có vai trò ngày càng quan trọng, đóng góp to lớn vào
sự nghiệp bảo vệ người lao động và tham gia vào quá trình quan hệ kinh tế của riêng mình
Vai trò của công đoàn được đánh giá qua các tiêu chí khác nhau và chịu
sự tác động bởi các yếu tố khác nhau mà Chương 1 đã nghiên cứu sẽ là tiền
đề, cơ sở để nghiên cứu Chương 2