Kết quả và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Vai Trò Của Công Đoàn Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước Qua Thực Tiễn Tại Bàn Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng Hiện Nay.pdf (Trang 45 - 58)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC

2.2. Thực trạng công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS

2.2.1. Kết quả và bài học kinh nghiệm

Trong 5 năm vừa qua từ 2018-2023, phong trào công nhân, viên chức, lao động (VNCVLĐ) và hoạt động công đoàn huyện diễn ra trong bối cảnh đất nước, thành phố và huyện đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, thi đua lập thành tích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XXIX Đảng bộ huyện, Nghị quyết Đại hội XIV Công đoàn Thành phố, Nghị quyết Đại hội X Công đoàn huyện Tiên

39

Lãng; Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2045, đặc biệt là Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị

về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu của

Công đoàn huyện Tiên Lãng đặt ra.

Những kết quả đạt được của Công đoàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng trong 5 năm vừa qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận thể hiện ở các nội dung sau:

* Về kết quả xây dựng hệ thống Công đoàn cơ sở

Cùng với quá trình xây dựng và phát triển của huyện, thành phố theo hướng CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, đội ngũ NLĐ huyện Tiên Lãng đã có bước phát triển mới về số lượng, chất lượng và đa dạng về cơ cấu. Tính đến hết nhiệm kỳ, LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng Tiên Lãng quản

lý 125 CĐCS (CĐCS) với 5.779 NLĐ. Tổng số đoàn viên công đoàn 5.402 người, nữ 3.651 người. Trong nhiệm kỳ, LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng Tiên Lãng đã thành lập mới 29 CĐCS (đạt 100%), phát triển 2.080

(đạt 102%) đoàn viên mới (đoàn viên thực tăng 1.731 người, đạt 102%)

+ Khu vực Nhà nước: Có 91 CĐCS, 2.977 đoàn viên

+ Khu vực ngoài Nhà nước: Có 34 CĐCS, 2.425 đoàn viên

So với huyện Vĩnh Bảo, tổng số CĐCS là 191 đơn vị, số CNLĐ là

10.456, số đoàn viên là 9.222 người (trong đó số CĐCS khu vực ngoài nhà nước là 69 đơn vị, với 7.200 lao động và 7.100 đoàn viên).

So với huyện Thủy Nguyên, tổng số CĐCS là 252 đơn vị, số CNLĐ

là 11.511, số đoàn viên là 10.200 người (trong đó số CĐCS khu vực ngoài nhà nước là 108 đơn vị, với 6.402 lao động và 5.493 đoàn viên).

So với huyện An Lão, tổng số CĐCS là 129 đơn vị, số CNLĐ là 5.877, số đoàn viên là 5.664 người (trong đó số CĐCS khu vực ngoài nhà nước là 34 đơn vị, với 4.877 lao động và 3.485 đoàn viên).

40

Công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước tại các huyện hoạt động được thuận lợi do các đơn vị đã có các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động ổn định và có số lượng CNLĐ đông, tập trung, nên vai trò của CĐCS tại các đơn vị này là khá quan trọng và thậm chí được bố trí cán bộ để làm chuyên trách Công đoàn.

Vai trò của CĐCS tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Lãng còn mờ nhạt và chịu sự chi phối của Chủ sử dụng lao động cũng như chủ doanh nghiệp, do Tiên Lãng là huyện có ít khu, cụm doanh nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là DN nhỏ nên vai trò của TCCĐ tại các DN này chưa thực sự thể hiện rõ được vai trò của mình.

Năm năm qua, đội ngũ CNLĐ của huyện luôn có sự phát triển và thay đổi, cơ cấu đội ngũ đa dạng; chất lượng đội ngũ được nâng lên cả về

về trình độ học vấn, nghề nghiệp, về ý thức giác ngộ giai cấp, về nhận thức chính trị xã hội.

Tại địa phương huyện, số NLĐ chuyển dịch theo các ngành công nghiệp, dịch vụ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng. Đối với khối ngành nông nghiệp và kinh tế nhà nước có xu hướng giảm. Phần lớn số lượng lao động tập trung các ngành, nghề: may mặc, da giầy, cơ khí, đóng tàu, chiếm tỉ lệ 70%.

Trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề của NLĐ được nâng lên. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị

sự nghiệp tương đối ổn định so với đầu nhiệm kỳ, phần lớn được đào tạo

cơ bản; công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước số lượng tăng nhanh, tuổi đời trẻ, có sức khỏe, có trình độ tay nghề, và cơ bản

đã được đào tạo nghề.

* Về kết quả đạt được trong bảo đảm, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của NLĐ tại các Công đoàn cơ sở

- Về bảo đảm việc làm, thu nhập và điều kiện làm việc cho NLĐ

41

Với sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn huyện, đặc biệt sự hình thành các Khu, Cụm công nghiệp đã giải quyết và tạo việc làm cho lao động địa phương và các vùng lân cận. Khối lượng việc làm ngày càng được tạo ra nhiều hơn, chính vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ của địa phương ngày một nâng cao hơn.

Mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng đối với DN được Chính phủ điều chỉnh tăng. Thu nhập của NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp địa phương đạt bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Tuy tiền lương, thu nhập của NLĐ có tăng, song chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, đời sống của NLĐ còn gặp nhiều khó khăn.

Từ cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp bị thiếu nhỡ đơn hàng, nguyên vật liệu về không đồng bộ, một số doanh nghiệp có nhiều đơn hàng nhưng không có NLĐ làm việc do phải thực hiện giãn cách xã hội, phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cước phí vận tải tăng cao ảnh hưởng lớn đến việc duy trì sản xuất và xuất khẩu tại các doanh nghiệp. Đặc biệt lao động ở khối mầm non sự nghiệp ngoài công lập phải nghỉ dài ngày, không có thu nhập, đời sống của đoàn viên, NLĐ động gặp nhiều khó khăn.

- Vấn đề nhà ở và nhà gửi trẻ là mối quan tâm của đông đảo NLĐ. Trên địa bàn đã và đang hình thành một loạt các doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp lớn (Cụm CN Tiên Cường, Cụm CN thị trấn Tiên Lãng…), nhưng đa

phần chưa đầu tư xây dựng nhà ở và nhà gửi trẻ cho con công nhân lao động.

Công nhân lao động xa nhà phải thuê nhà trọ với điều kiện ăn ở chật chội, không đảm bảo an toàn vệ sinh, điều kiện môi trường sống không tốt đã ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng lao động.

- Về tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Đoàn viên công đoàn tại các doanh nghiệp

Công tác phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ công chức, hội nghị NLĐ,

42

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và đối thoại tại nơi làm việc theo Nghị định

số 90/2020/NĐ-CP và 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đảm bảo về số lượng

và chất lượng. Hằng năm, LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng ban hành hướng dẫn chi tiết về thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) cơ sở tại nơi làm việc, chỉ đạo các CĐCS phối hợp với chính quyền và chuyên môn đồng cấp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và Hội nghị NLĐ. Kết quả, hàng năm 100% đơn vị HCSN tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và 81% đơn vị doanh nghiệp tổ chức hội nghị NLĐ theo quy định của Chính phủ. Quan hệ lao động (QHLĐ) tại các doanh nghiệp được cải thiện, ngày càng nâng cao về chất lượng, bảo đảm dân chủ, công khai, làm rõ quyền

và lợi ích của NLĐ, góp phần làm giảm tranh chấp trong QHLĐ tại doanh nghiệp. Các cuộc gặp gỡ, đối thoại của lãnh đạo thành phố và huyện với cán

bộ công đoàn và NLĐ đã kịp thời giải quyết các kiến nghị, tháo gỡ khó khăn trong đời sống, qua đó tạo niềm tin, phấn khởi trong NLĐ.

Chỉ đạo CĐCS khối doanh nghiệp ngoài nhà nước tổ chức ký mới và

ký lại Thỏa ước lao động tập thể, trong 5 năm đã có 34/30 đơn vị kí mới đạt 113% chỉ tiêu, 35/30 đơn vị kí lại đạt 117%, thỏa ước đạt từ loại B trở lên 15 bản, đạt 43% chỉ tiêu LĐLĐ thành phố giao. Đặc biệt, LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã thương lượng thành công và ký kết 02 bản thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp (01 bản với 5 đơn vị trường mầm non ngoài công lập, 01 bản với 7 công ty gia công Đế giầy, may mặc)

với 31 nội dung có lợi hơn so với quy định của pháp luật. Đã có 70% đơn vị làm tốt công tác đối thoại và thương lượng trực tiếp, kịp thời giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động tại nơi làm việc. Các cuộc gặp

gỡ, đối thoại của lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân với cán bộ công đoàn

và NLĐ huyện đã kịp thời giải quyết các kiến nghị, tháo gỡ khó khăn trong đời sống, qua đó tạo niềm tin, phấn khởi trong NLĐ.

Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát, phản

43

biện xã hội và tham gia góp ý với Đảng, xây dựng chính quyền, hàng năm, LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đều xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện đạt hiệu quả các chương trình giám sát và phản biện xã hội, đã tổ chức giám sát chuyên đề tại 25 đơn vị như: giám sát mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ và

giám sát việc thực hiện Nghị quyết 7C/NQ-BCH của Tổng LĐLĐ Việt Nam

về “Nâng cao chất lượng bữa ăn ca của NLĐ”, có 98% đơn vị tổ chức ăn ca hoặc trả tiền ăn ca cho NLĐ, bữa ăn ca đạt từ 18.000 - 40.000 đồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa có chế độ ăn ca cho NLĐ, chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ, thiếu nhỡ việc làm, đang có nguy cơ phá sản (trong

nhiệm kỳ đã giải thể 10 CĐCS).

Chỉ đạo các CĐCS giám sát cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện các chế độ chính sách cho NLĐ, đặc biệt là chế độ bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN. Trong nhiệm kỳ, LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải

Phòng đã phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội huyện đề nghị doanh nghiệp đóng số bảo hiểm xã hội nộp thiếu cho trên 500 NLĐ, chốt sổ bảo hiểm xã hội cho 300 NLĐ. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nợ bảo hiểm xã hội từ những năm trước tại Công ty TNHH Nam Thuận nên việc chốt sổ cho lao động nghỉ việc còn khó khăn, tiến độ còn chậm so với quy định.

Chỉ đạo CĐCS trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện công tác vệ sinh an toàn lao động, tham gia các hoạt động tuần, tháng an toàn vệ sinh lao động tại các DN, cùng với đó, công tác phòng chống cháy, nổ cũng được duy trì thường xuyên qua việc tập huấn, tuyên truyền. Trong công tác bảo vệ môi trường, trách nhiệm, hành động vì mục đích bảo vệ môi trường sống được thực hiện qua các chương trình, hành động. Trong đó, việc triển khai thực hiện đã có

sự hợp tác, phối hợp thông qua các lớp, khoá học, cụ thể: 17 lớp tập huấn công tác bảo hộ lao động và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và mạng lưới an toàn vệ sinh viên, 90% đơn vị có mạng lưới an toàn vệ sinh viên, 65% đơn vị có góc bảo hộ lao động, nhiệm kỳ qua các đơn vị trực

44

thuộc không xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng trên địa bàn huyện.

- Công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, lao động

Hàng năm, LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng làm tốt công tác tham mưu, đề xuất LĐLĐ thành phố thăm, tặng quà, trợ cấp, hỗ trợ kinh phí xây, sửa nhà cho NLĐ, trong 05 năm qua đã xét duyệt và đề xuất LĐLĐ thành phố hỗ trợ kinh phí trên 7 tỷ đồng, trong đó LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã trao tặng khoảng 1.554 suất quà với số tiền gần 1 tỷ đồng.

Phối hợp với Ban quản lý Quỹ trợ vốn NLĐ LĐLĐ thành phố cho trên

250 lượt đoàn viên và NLĐ vay 5,3 tỷ đồng với lãi xuất thấp từ quỹ Quốc gia

giải quyết việc làm và quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo LĐLĐ thành phố để tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng tổ chức có hiệu quả các hoạt động chăm lo tết cho CNVCLĐ, tổ chức các chương trình Vui tết cùng

CNLĐ, Tết sum vầy, các hoạt động VHVN-TDTT với nhiều hình thức phong phú, ý nghĩa... tổ chức trợ cấp, tặng quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, đoàn viên bị ảnh hưởng do Covid-19. Các CĐCS tham mưu tốt với lãnh đạo đơn vị trong các dịp lễ tết đều quan tâm, tặng quà, trợ cấp khó khăn cho NLĐ. Hàng năm, đã có gần 10.000 suất quà tết tặng cho NLĐ, trị giá từ 2,0

tỉ đến 3 tỉ đồng/năm. Các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp chi thưởng Tết cho NLĐ, tối thiểu là 300 nghìn đồng, tối đa là 20 triệu đồng.

Từ năm 2019 đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống, việc làm của nhiều doanh nghiệp

và NLĐ. LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã rà soát đề nghị LĐLĐ thành phố trao tặng trên 1.000 suất quà, trợ cấp trị giá trên 2 tỷ đồng.

Các hoạt động xã hội của Công đoàn tiếp tục được đẩy mạnh và ngày càng phát triển với nhiều nội dung, hình thức thiết thực, đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện, như ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”,

“Đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt, đoàn viên, NLĐ bị

45

ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covi-19… do các cấp phát động. Đặc biệt là cuộc vận động ủng hộ “Quỹ mái ấm Công đoàn”, 5 năm qua đã vận động NLĐ và doanh nghiệp ủng hộ trên 800 triệu đồng.

“Tháng Công nhân” được tổ chức hàng năm và duy trì có bước phát triển quan trọng, là hoạt động tiêu biểu của tổ chức Công đoàn thực hiện Nghị quyết

số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về việc tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã lan tỏa sâu sắc trong cán bộ, đoàn viên, NLĐ và cộng đồng xã hội. Nhiều hoạt động mới được triển khai trong các

Cụm thi đua và các CĐCS như hoạt động về nguồn với các địa chỉ đỏ, phong trào thi đua viết sáng kiến cải thiện xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...

đã tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa tinh thần hăng say lao động tới đoàn viên, NLĐ toàn huyện.

Trong nhiệm kỳ đã vận động doanh nghiệp, NLĐ ủng hộ chương trình xây dựng nông thôn mới và xã nông thôn mới kiểu mẫu của huyện bằng tiền mặt, vật liệu, máy nông cụ, ngày công lao động, dụng cụ thể thao, sản phẩm văn hóa, trồng cây xanh, tuyến đường hoa, điện chiếu sáng; hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế, cây, con giống cho nông dân đạt hiệu quả cao, với tổng giá trị 1,5 tỷ đồng.

Chỉ đạo các CĐCS tham mưu với lãnh đạo đơn vị tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, đề nghị LĐLĐ thành phố tổ chức 05 cuộc khám sức khỏe cho trên 2100 đoàn viên, NLĐ; phối hợp để tổ chức cho NLĐ đi tham quan, học tập kinh nghiệm và du lịch trong dịp đầu xuân và dịp hè.

- Vai trò của Công đoàn Tiên Lãng trong công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật và các hoạt động văn hóa văn nghệ của NLĐ

Thực hiện NQ Đại hội XIV Công đoàn thành phố, NQ Đại hội X Công đoàn huyện, LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã xây dựng chương trình hành động và tổ chức triển khai thực hiện đến 100% các CĐCS

46

với các nội dung và chuyên đề cụ thể. Đồng thời chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy có kế hoạch chỉ đạo các cấp ủy và Công đoàn triển khai thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành TW Đảng Khoá X, Nghị quyết

26 của Thành ủy về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” có hiệu quả.

Tổ chức vận động thực hiện chỉ thị 05 của Bộ chính trị đối với NLĐ. Trong thời gian qua, đã có nhiều tấm gương được Huyện ủy và LĐLĐ thành phố biểu dương, khen thưởng.

Phối hợp với các ban ngành tuyên truyền đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Công đoàn các cấp đến với CĐCS và NLĐ. Kết quả, 100% CĐCS làm tốt công tác tuyên truyền, vận động NLĐ thực hiện tốt và không vi phạm các quy định của pháp luật.

LĐLĐ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng và các CĐCS đã từng bước đổi mới công tác tuyên truyền như mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức tọa đàm, hội thảo, tuyền truyền và tổ chức các cuộc thi trực tuyến phù hợp với tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19 với nhiều cách làm mới,

có tính sáng tạo đã tuyên truyền cho nhiều lượt người nghe về các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Công đoàn các cấp, cụ thể; đã tổ chức 15 cuộc tuyên truyền tại các CĐCS khối doanh nghiệp ngoài nhà nước về pháp luật lao động như Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật bảo hiểm xã hội, luật BHYT; tổ chức 18 hội nghị tuyên truyền về phòng chống ma túy, tội phạm, phòng chống HIV/AIDS, về DSKHHGĐ, sức khỏe sinh sản, Luật Bình đẳng giới, tác hại của thuốc lá, an

toàn giao thông đường bộ cho trên 3.000 lượt NLĐ.

Vân động đoàn viên, NLĐ tích cực tham gia các cuộc thi trực tuyến do Tổng Liên đoàn và LĐLĐ thành phố phát động. Kết quả đã có 9 tập thể, 15 cá nhân đạt các giải cao qua các đợt thi.

Đối với công tác nghiệp vụ, tay nghề của NLĐ, việc nâng cao chất lượng được thực hiện qua công tác phối hợp với chính quyền. Tổ chức mở các

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Vai Trò Của Công Đoàn Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước Qua Thực Tiễn Tại Bàn Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng Hiện Nay.pdf (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)