Vị trí của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Vai Trò Của Công Đoàn Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước Qua Thực Tiễn Tại Bàn Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng Hiện Nay.pdf (Trang 20 - 23)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC

1.2. Vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động

1.2.1. Vị trí của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp

Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013 quy định: “Công đoàn Việt Nam

là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ được thành lập trên

cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,

14

chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành

pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 10 – Hiến pháp 2013)

Với quy định như vậy tại Hiến pháp 2013, và việc cụ thể hóa bằng LCĐ

2012, tại Điều 1 của luật này thì tổ chức công đoàn được hiểu như sau:

Thứ nhất, luật khẳng định, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của của

giai cấp công nhân, NLĐ và đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam;

Thứ hai, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện;

Thứ ba, công đoàn là thành viên của tổ chức CT - XH của Việt Nam, đặt

dưới sự lãnh đạo của Đảng; tham gia quản lý nhà nước, KT – XH; tham gia công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước, DN;

Thứ tư, công đoàn cũng với các cơ quan nhà nước, tổ chức KT - XH chăm

lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng đối với NLĐ;

Thứ năm, công đoàn tham gia các hoạt động vận động, tuyên truyền tới

NLĐ học tập nâng cao trình độ, nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;

Với những quy định cụ thể như vậy, công đoàn Việt Nam có một vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam, chính vì vậy, vị trí của công đoàn Việt Nam đã được quy định ngay tại Điều 1 của LCĐ 2012. Cũng

từ quy định theo LCĐ 2012 mà có thể nhận thấy TCCĐ Việt Nam còn là sợ dây kết nối NLĐ với Đảng, kết nối NLĐ gần với nhau hơn.

Về sự tham gia TCCĐ Việt Nam, LCĐ 2012 đã quy định, việc tham gia dựa trên tinh thần tự nguyện, không có sự ép buộc hoặc cưỡng ép nào đối với NLĐ khi tham gia TCCĐ Việt Nam;

Được quy định là tổ chức CT – XH, TCCĐ Việt Nam được hình thành nhờ nhu cầu của NLĐ trong xã hội, sự có mặt của TCCĐ thu hút sự quan tâm, tham gia của NLĐ, cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam tham gia, không

15

phân biệt giới tính, địa vị xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, vùng miền địa phương;

Điều lệ công đoàn qua các thời kỳ, cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao cho công đoàn trong Hiến pháp 2013, LCĐ 2012 để tổ chức này thực hiện vị trí quan trọng trong hệ thống CT – XH của Việt Nam;

Là một tổ chức với đông đảo đội ngũ NLĐ, cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam, công đoàn còn được xem là có tính chất “nghiệp đoàn”. Tính chất này được biểu hiện qua sự tham gia của đông đảo thành phần tham gia tổ chức này. NLĐ, cán bộ, công chức viên chức trong XH là thành viên của TCCĐ trong xã hội của Việt Nam là khá đông đảo, chính vì vậy, TCCĐ không những chỉ thu hút được nhiều đối tượng tham gia tổ chức, mà còn được giới thiệu tuyên truyền tới những NLĐ chưa tham gia TCCĐ bởi những thành viên của TCCĐ.

Cũng theo quy định của LCĐ 2012 ở trên, công đoàn có vị trí là một tổ chức CT – XH, do đó, về mặt chính trị, công đoàn cũng có những quyền năng riêng, trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên trong tổ chức của mình một cách đúng đắn trên quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, với vị trí như vậy thì công đoàn sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đông đảo NLĐ trong xã hội, TCCĐ cũng thay mặt, đại diện cho NLĐ, tham gia đấu tranh, bảo vệ NLĐ trong bất kỳ hoàn cảnh nào theo quy định của pháp luật công đoàn.

Những quy định của LCĐ 2012 tại khoản 1 cũng cho thấy rằng, TCCĐ còn thực hiện công tác tuyên truyền, phố biến chính sách pháp luật của nhà nước tới đông đảo các thành viên của tổ chức mình cũng như quần chúng nhân dân.

Là một tổ chức CT – XH, TCCĐ còn có nhiệm vụ xây dựng Đảng, bồi dưỡng công nhân ưu tú tham gia tổ chức Đảng. Chính vì vậy, công đoàn còn là “cộng sự” đắc lực của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị theo chức năng của công đoàn. Việc được pháp luật thừa nhận vị trí trong XH, chính

vì vậy, vị trí của công đoàn được đảm bảo về mặt pháp lý, đồng thời tạo ra điều kiện pháp lý XH cho hoạt động công đoàn giúp tổ chức này thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

16

Trải qua thời gian, qua các thời kỳ lãnh đạo của Đảng, kể từ ngày thành lập tổ chức này, công đoàn ngày càng phát triển với sự tham gia tự nguyện của các thành viên, số lượng tham gia TCCĐ qua thời gian ngày càng nhiều, cho tới này, tổ chức công đoàn đã có hơn 11 triệu thành viên. Số lượng như vậy đã phần nào cho thấy tổ chức này ngày càng quan trọng và được tin tưởng từ các thành viên khi tham gia TCCĐ.

TCCĐ, ngay từ khi mới thành lập cho tới nay, Đảng lãnh đạo, cùng các tổ chức CT - XH khác trong hệ thống chính trị của Việt Nam, ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất, TCCĐ luôn được quan tâm từ NLĐ cho tới Đảng cầm quyền. Vị

trí của TCCĐ đã được rõ từ các kỳ Đại hội Đảng. TCCĐ Việt Nam có vị trí trong hệ thống chính trị là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây kết nối NLĐ, liên kết với Đảng. TCCĐ Việt Nam là người cộng tác đắc lực của nhà nước chuyên chính vô sản.(22)

Cũng trong quá trình thành lập, dưới chế độ XHCN của nước ta, mối quan

hệ giữa TCCĐ và Nhà nước XHCN là mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, trong việc phối hợp thực hiện các nhiệm

vụ, Nhà nước cùng TCCĐ đã phối hợp, tạo điều kiện cho nhau hoạt động có hiệu quả. TCCĐ là tổ chức thay mặt, đại diện quyền lợi của NLĐ tham gia, đề xuất với Nhà nước về những vấn đề mà NLĐ thầy cần thiết phải được bảo vệ. Những đề xuất, ý kiến của TCCĐ, NLĐ trong tổ chức này thì Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và pháp lý cho tổ chức này hoạt động. Ngược lại, TCCĐ cũng vận động thành viên của tổ chức mình, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Nhà nước.

Như vậy, với tư cách là hình thức tổ chức của giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam trở thành thành viên của hệ thống chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá

độ lên CNXH ở nước ta. TCCĐ là sợi dây kết nối Đảng với quần chúng, kết nối các thành viên trong tổ chức. Thông qua mối liên hệ chặt chẽ này thì Đảng giữ vai trò lãnh đạo, TCCĐ được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Vai Trò Của Công Đoàn Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước Qua Thực Tiễn Tại Bàn Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng Hiện Nay.pdf (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)