Các quy định của pháp luật chưa hoàn thiện

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Vai Trò Của Công Đoàn Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước Qua Thực Tiễn Tại Bàn Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng Hiện Nay.pdf (Trang 29 - 36)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước

1.3.1. Các quy định của pháp luật chưa hoàn thiện

Các quy định pháp luật có liên quan đến sự tham gia công đoàn của NLĐ chủ yếu nằm ở Hiến pháp, Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn và một

số Nghị định. Đối với Hiến pháp 2013, tại Điều 10 của hiến pháp này có quy định cụ thể về TCCĐ Việt Nam, theo quy định đó công đoàn Việt Nam được xác định về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình như sau:

Thứ nhất, TCCĐ Việt Nam là tổ chức CT – XH của giai cấp công nhân,

NLĐ; đại diện cho công nhân, NLĐ;

Thứ hai, TCCĐ Việt Nam với các thành viên tham gia trên tinh thần

tự nguyện;

23

Thứ ba, TCCĐ có nghĩa vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính

đáng của NLĐ, công nhân trong tổ chức của mình;

Thứ tư, TCCĐ tham gia quản lý nhà nước, quản lý KT – HX và công

tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, DN, tổ chức

về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ;

Thứ năm, TCCĐ thực hiện các hoạt động vận động, tuyên truyền tới

NLĐ trong học tập, nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra là công tác tuyên truyền về pháp luật của TCCĐ tới người lao động và tinh thần xây dựng, bảo vệ đất nước.

Những nội dung trên về vị trí, vai trò của TCCĐ Việt Nam được nghi nhận tại Hiến pháp năm 2013, những nội dung về TCCĐ Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 2013 đã được tiếp thu, kế thừa từ Hiến pháp năm

1992, do đó, quy định mới đã được bổ sung. Việc bổ sung đã được quy định tại Điều 10 là việc TCCĐ Việt Nam được “tham gia thanh tra” các hoạt động của cơ quan, DN, tổ chức về những vấn đề có liên quan tới những NLĐ, công nhân của tổ chức công đoàn. Trước đó, tham chiếu trên bản Hiến pháp năm

1992 thì TCCĐ chưa được “trao quyền” này. Chính vì vậy, sự đổi mới mang tính tích cực của Hiến pháp năm 2013 đã trở thành sự thay đổi lớn đối với TCCĐ bởi quyền được thanh tra, giám sát. Ngoài ra, việc quy định về trách nhiệm của TCCĐ trong việc vận động, tuyên truyền tới những NLĐ trong vấn

đề học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp,… cũng là những điểm mới của Hiến pháp năm 2013. Những thay đổi này chứng tỏ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới TCCĐ là sự ghi nhận về tầm quan trọng của tổ chức này với công nhân, NLĐ của nước ta. Trong Bộ Luật Lao động năm 2019, các quy định về Công đoàn nằm ở chương XIII, từ điều 170 đến điều 118. Như vậy, ngoài hiến pháp 2013, LCĐ 2012 thì Bộ luật Lao động 2019 cũng có đóng góp, bổ sung những quy định về vai trò của TCCĐ trong quan hệ lao động bao gồm:

(i) Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ

24

quan, tổ chức;

(ii) Các hành vi bị nghiêm cấm đối với NSDLĐ liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;

(iii) Quyền của cán bộ CĐCS trong quan hệ lao động;

(iv) Trách nhiệm của NSDLĐ đối với tổ chức công đoàn;

(v) Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan,

tổ chức.

Luật Công đoàn đầu tiên ở Việt Nam ra đời năm 1957 khi Việt Nam thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung và có hiệu lực đến tận năm 1990. Đến năm 1990 LCĐ mới ra đời thay thế Luật Công đoàn năm 1957, sau khi Việt Nam bắt đầu tiến hành Đổi mới được 4 năm (năm 1986). Tiếp theo, năm

2012, một lần nữa bộ luật này tiếp tục được sử đổi và có những điều chính với mục đích phù hợp với điều kiện thực thế và gạt bỏ những quy định được cho

là không còn phù hợp trong việc áp dụng thực hiện.

LCĐ năm 2012 gồm 6 chương, 33 điều. Theo quy định của LCĐ 2012 này thì đã có những quy định bổ sung những điểm mới sau:

(i) Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ;

(ii) Quy định chức năng, quyền, trách nhiệm của Công đoàn;

(iii) Quy định quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đối với Công đoàn; bảo đảm hoạt động của Công đoàn;

(iv) Tham gia giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn. Ngoài ra, hệ thống pháp luật Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành

các quyết định, nghị định có liên quan tới TCCĐ nhằm hướng dẫn việc thực hiện của TCCĐ trong các hoạt động của mình, cụ thể:

(i) Nghị định số 43/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều 10 của luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ;

(ii) Nghị định số 191/2013/ NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ

25

quy định chi tiết về tài chính công đoàn;

(iii) Nghị định số 200/2013/ NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều 11 luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế - xã hội;

(iv) Nghị định 149/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Hầu hết, cán bộ công đoàn trong các cơ quan quản lý nhà nước và cán

bộ CĐCS đều cho rằng hệ thống pháp luật về công đoàn hiện nay đã hoàn thiện hơn trước và không gây cản trở cho quá trình tham gia công đoàn của đa

số NLĐ. “… Hệ thống pháp luật có liên quan Công đoàn khá ổn, không gây khó khăn gì cho quá trình triển khai các hoạt động công đoàn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia CPTPP sẽ xuất hiện các tổ chức công đoàn mới thì các quy định này cần thay đổi để phù hợp hơn, để cho các

tổ chức công đoàn mới ra đời có thể hoạt động hiệu quả hơn…”.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về lao động và công đoàn còn thiếu chặt chẽ và tồn tại khoảng cách với tiêu chuẩn lao động quốc tế nên hạn chế quyền

tự do tham gia công đoàn của NLĐ, nhất là của NLĐ ở các doanh nghiệp nhỏ

và vừa. Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận tổ chức đại diện thực hiện chức năng đại diện, TCCĐ thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện. Việc phân chia nấc thang này được tổng kết từ thực hiện hoạt động của TCCĐ ở Việt Nam và trên thế giới dựa vào mức độ gây ảnh hưởng và tham gia ra quyết định của TCCĐ với đơn vị NSDLĐ ở tất cả các cấp liên quan tới mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, công nhân.

Điều 17 LCĐ 2012 quy định như sau:

“Ở cơ quan, tổ chức, DN chưa thành lập CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ khi được NLĐ ở đó yêu cầu”.

Theo căn cứ trên, thì ở các DN siêu nhỏ và nhỏ ở trong nước thì quyền

26

đại diện của NLĐ, công nhân thuộc TCCD là phải được thực hiện bởi công đoàn cấp trên thực hiện. Như vậy, có thể thấy rằng, những quy định này chưa phản ánh đúng bản chất tự nguyện của việc thiết lập quyền đại diện cho NLĐ. Chính vì những quy định này, có thể nhận thấy rằng “Công đoàn cấp trên” (Liên đoàn lao động quận huyện/ Công đoàn ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất) đã vừa thực hiện vai trò của một công chức được Nhà nước trao quyền để thực hiện nhiệm vụ đồng thời phải đóng vai để đảm nhận chức năng đại diện cho NLĐ. Về nguyên lý, Công đoàn cơ sở là tổ chức trực tiếp đại diện cho NLĐ, gần gũi với NLĐ để tìm hiểu, nắm bắt những suy nghĩ, nguyện vọng cho NLĐ để kịp thời phản ánh, kiến nghị điều chỉnh chế

độ chính sách cho họ. Nhu vậy, nếu quy định này thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ phải:

(i) tham gia ký thỏa ước lao động tập thể;

(ii) tham gia xây dựng chế độ tiền lương, nội quy lao động;

(iii) thương lượng, giải quyết các mâu thuẫn, xử lý kỷ luật NLĐ,

(iv) tuyên truyền, vận động, tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn cho NLĐ... ở trong các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn khi NLĐ yêu cầu. Điều này vừa gây khó khăn cho cán bộ công đoàn cấp trên vừa tạo ra trạng thái ỉ lại, không muốn thành lập tổ chức CĐCS của NLĐ vì đã có người đại diện rồi.

Có thể nhận thấy rằng, tuy pháp luật đã trao quyền công đoàn cho NLĐ

là rõ ràng, tuy nhiên, pháp luật cũng chưa quy định cụ thể những lợi ích mà NLĐ được hưởng khi gia nhập tổ chức công đoàn. Điều này là yếu tố làm giảm động lực cho NLĐ thành lập và tham gia vào tổ chức công đoàn. Thực

tế, mặc dù lợi ích tham gia công đoàn đã được đưa vào trong Điều 3 của Điều

lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII nhưng điều lệ này chỉ áp dụng với NLĐ đã

là đoàn viên công đoàn Việt Nam. Vì vậy chưa có ý nghĩa trong việc tuyên truyền, khuyến khích và thúc đẩy NLĐ tham gia công đoàn.

Pháp luật về TCCĐ của nước ta hoàn toàn chưa tương thích theo các quy định quốc tế như, công ước, hiệp ước quốc tế trong việc quyền tham gia

27

TCCĐ này. Cụ thể, theo ICCPR - 1966 (Công ước quốc tế về các quyền dân

sự và chính trị, 1966) có quy định như sau:

“Mọi người đều có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”.

Đối chiếu với quy định trên của ICCPR – 1966, LCĐ năm 2012 mới chỉ cho phép đối tượng: (i) NLĐ của Việt Nam tham gia, thành lập công đoàn; (ii) NLĐ nước ngoài và người không có quốc tịch lao động tại Việt Nam sẽ không thể tham gia thành lập hay gia nhập công đoàn cùng với NLĐ

có quốc tịch Việt Nam. Từ những quy định đó, có thể nhận thấy rõ rằng, việc NLĐ nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam sẽ không thể tham gia thành lập hay gia nhập công đoàn cùng với NLĐ có quốc tịch Việt Nam. Đồng thời, Pháp luật Việt Nam về công đoàn cũng chưa đồng nhất với các công ước quốc

tế về Tự do hiệp hội và thực hiện có hiệu quả quyền thương lượng tập thể (thể hiện trong công ước 87 và 98 của Tổ chức Lao động quốc tế ILO). Hiện tại,

theo quy định ở Việt Nam mới chỉ có một tổ chức Công đoàn duy nhất và là

tổ chức chính trị xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính bởi vậy, NLĐ không phép thành lập và tham gia các tổ chức công đoàn ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam mà đứng đầu là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.(40)

Hệ thống Công đoàn Việt Nam phức tạp, chồng chéo gây khó khăn cho

tổ chức hoạt động công đoàn và cản trở sự tham gia công đoàn của NLĐ, đặc biệt là NLĐ là đoàn viên công đoàn ở các doanh nghiệp ngành địa phương.

Về lịch sử của TCCĐ Việt Nam, TCCĐ Việt Nam nhen nhóm hình thành trong giai đoạn từ 1925 – 1929 dưới sự hợp tác của những người công nhân thợ mỏ, đường sắt, đóng tàu,… tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai,… Những nhóm thợ này làm thuê cho người Pháp, họ bị bóc lột, đàn áp trong quá trình lao động, chính vì vậy, những người này đã đoàn kết, dần hình thành một giai cấp, đó là giai cấp công nhân. Gia cấp công nhân này được lãnh đạo bởi một số người là những đồng chí cách mạng của nước ta sau này

28

như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Ái Quốc,… Các cuộc đấu tranh giành quyền lợi cho những người lao động trong sự quản lý của người Pháp. Công đoàn Việt Nam ra đời vào cuối năm 1929. Từ đó cho tới nay, TCCĐ Việt Nam đã trở thành một tổ chức CT – XH rộng lớn của giai cấp công nhân, NLĐ Về cơ cấu

tổ chức, TCCCĐ Việt Nam có 4 cấp:

Cấp thứ nhất (cấp Trung ương): Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Cấp thứ hai (cấp tỉnh): Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty thuộc Tổng Liên đoàn;

Cấp thứ ba (cấp trên trực tiếp cơ sở): Công đoàn ngành địa phương, Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,….

Cấp thứ tư (cấp cơ sở): Công đoàn cấp trên cơ sở; Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn;

Cũng bởi vai trò của TCCĐ Việt Nam là một tổ chức CT – XH, do Đảng lãnh đạo, chỉ đạo. Chính vì vậy, việc tổ chức hoạt động của TCCĐ Việt Nam cũng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của các tổ chức chính trị của Đảng, cơ quan nhà nước trong việc dân chủ, thống nhất trong các quyết định và hành động từ trên xuống của các cấp công đoàn. Đối với hoạt động theo các này, tuy là đúng quy định, nguyên tắc của Đảng trong việc dân chủ thống nhất tập thể thì cách thức này cũng gây ra những hạn chế sự chủ động của các cấp công đoàn, hạn chế tính chịu trách nhiệm của các cấp công đoàn. Cũng chính vì vậy mà mô hình này thì yếu tố công quyền, yếu tố chính trị, hành chính tác động theo hướng tiêu cực đến vai trò hoạt động của tổ chức đại diện. Nhiều cán bộ công đoàn doanh nghiệp cho rằng mô hình tổ chức công đoàn Việt Nam hiện nay mang nặng tính hành chính. Hơn nữa, Công đoàn cơ sở tại một số các doanh nghiệp thuộc công đoàn ngành địa phương lại chịu sự chỉ đạo của rất nhiều tầng, nấc trung gian, điều này tạo ra tính “đa trùng lãnh đạo”, từ đó sẽ gây khó khăn trong việc chủ động tổ chức các hoạt động công đoàn và cản trở sự tham

29

gia công đoàn của NLĐ.

Vì Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội nên phải cơ cấu theo hình thức trên để đảm bảo Công đoàn có thể thực hiện vai trò của mình ở tất cả các cấp. Việc quy định này vừa tạo ra thuận lợi, vừa có những khó khăn trong quá trình áp dụng và triển khai hoạt động công đoàn. Hình thức tổ chức này cho phép NLĐ có cùng một nhóm ngành đều thực hiện quyền liên kết của mình để thiết lập tổ chức công đoàn; tuy nhiên trên thực tế,

để củng cố, phát triển và có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa hai loại này gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Vai Trò Của Công Đoàn Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước Qua Thực Tiễn Tại Bàn Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng Hiện Nay.pdf (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)