Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.2. Các giải pháp cụ thể
3.2.2. Nhóm các giải pháp cụ thể cho huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Trong những năm tới, tình hình kinh tế, chính trị thế giới sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Những vấn đề toàn cầu như bảo vệ hòa
77
bình, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 sẽ
tiếp tục ảnh hưởng lớn, tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động công nhân, công đoàn của cả nước và thành phố, huyện. Trong bối cảnh
đó, hoạt động công nhân, công đoàn Huyện cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, có những yếu tố tác động đến quá trình phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam, đó là: Việc nước ta tham gia Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái bình dương (CPTPP)
và Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) tạo
ra những cơ hội và thách thức. Việc chuyển đổi số sẽ là xu hướng chính trong quá trình toàn cầu hóa của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, lực lượng lao động dịch chuyển nhiều hơn, yêu cầu việc làm bền vững từng bước thay cho việc làm ổn định, doanh nghiệp nhà nước giảm, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phát triển đa dạng, tăng lao động khu vực phi chính thức đòi hỏi mô hình tổ chức và nhiệm vụ của các cấp công đoàn cần được chủ động điều chỉnh linh hoạt.
Đan xen với những khó khăn, thách thức, hoạt động công nhân, công đoàn thành phố cũng đang đứng trước thời cơ rất lớn. Đó là hạ tầng kinh tế -
xã hội của thành phố và huyện đã có bước phát triển quan trọng, nguồn lực của thành phố, huyện đã được tăng cường mạnh mẽ, môi trường đầu tư của Hải Phòng nói chung, huyện Tiên Lãng nói riêng ngày được nâng cao. Đặc biệt, Nghị quyết 45-NQ/TW, ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng
và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, với những mục tiêu, định hướng, giải pháp mang tính hiện thực cao.
Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng được hoàn chỉnh, đặc biệt là Luật Lao động, Luật Công đoàn được sửa đổi, bổ sung năm 2012 tạo hành lang pháp lý cho tổ chức công đoàn thực hiện tốt vai trò, chức năng theo qui định của Hiến pháp và pháp luật.
78
Số lượng doanh nghiệp và công nhân, lao động tăng nhanh tạo điều kiện tốt để tổ chức Công đoàn vận động, tập hợp phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Hoạt động công đoàn từ huyện đến cơ sở luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Thường trực Huyện ủy, Thường trực LĐLĐ thành phố, cũng như của cấp ủy và chính quyền, chuyên môn các đơn vị.
Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý cùng với chuyển đổi số sẽ là cơ hội sẽ mở ra cho quốc gia, địa phương nào biết tận dụng, phát triển đúng trọng tâm, trọng điểm và sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh, tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số, internet.
Tuy nhiên, trong thời gian tới được dự báo cũng có nhiều diễn biến phức tạp, bất trắc khó lường. Quá trình chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế tạo ra những biến động sâu sắc trong đội ngũ NLĐ; sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế, quan hệ lao động phức tạp hơn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được đẩy lùi, an ninh, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp, thiên tai dịch bệnh nguy hiểm có xu hướng gia tăng, đặc biệt nguy cơ quay trở lại của đại dịch Covid-19 sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho tổ chức Công đoàn nhiều thách thức phải đối mặt. Đặc biệt có thể phá vỡ thị trường lao động, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực thì hàng triệu lao động trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Hệ quả sẽ là những bất ổn về kinh tế nảy sinh dẫn đến những bất ổn về đời sống, chính trị…
Hiệp định mới với những thời cơ và thách thức mới, việc cho phép thành lập tổ chức đại diện NLĐ hoạt động song hành với tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ là thách thức lớn đối với việc tập hợp, phát triển đoàn
79
viên và hoạt động tại các CĐCS.
Ngoài ra, chất lượng cán bộ CĐCS còn hạn chế, hoạt động kiêm nhiệm lại biến động thường xuyên; thu kinh phí công đoàn còn gặp nhiều khó khăn; kinh phí chưa đáp ứng được nhu cầu chi cho hoạt động cơ sở.
Từ đó, tác giả xin đề xuất các giải pháp sau đây để tăng cường vai trò của Công đoàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng trong tình hình mới.
Thứ nhất, tập trung đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đoàn viên, NLĐ
- Tập trung đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, NLĐ
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nâng cao chất lượng, năng lực và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS trong triển khai và thực thi chính sách, pháp luật đến đoàn viên và NLĐ.
Xác định đội ngũ cán bộ, công chức của TCCĐ là lực lượng tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật, các chính sách việc làm, chính sách an sinh XH, xã hội,… đối với NLĐ
Phát huy những thành tích đã đạt được trong công tác đàm phán, kí kết
và thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại các DN ngoài nhà nước, việc ký kết thỏa ước cần phải được chú trọng, quan tâm.
Nâng cao vai trò của TCCĐ các cấp trong việc thực hiện các hoạt động trợ giúp, tư vấn cho NLĐ, nâng cao chất lượng nội dung của bản thỏa ước lao động tập thể ký lại.
Đẩy mạnh công tác về thỏa ước lao động tại các DN với NLĐ, tỷ lệ ký thỏa ước lao động tập thể tăng hàng năm. Duy trì, thực hiện công tác phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thỏa ước lao động tập thể có tính thường xuyên, qua đó cũng phải có những báo cáo theo tháng, quý về tình hình thực tế đối với công tác này.
Đối với các hội thảo, hội nghị về lao động việc làm mà TCCĐ thực hiện, chủ trì thì cần nâng cao chất lượng về nội dung gắn liền với thực tiễn,
80
nâng cao hoạt động đối thoại công đoàn với NLĐ theo quy định. Mở rộng
phạm vi đối thoại ở cấp trên cơ sở, đối thoại giữa các cấp ủy và chính quyền, chuyên môn đồng cấp với NLĐ. Đưa nội dung đào tạo chuyên sâu về kỹ năng đối thoại tại nơi làm việc và kiến thức về tiền lương cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS.
Thực hiện tốt mối quan hệ với các DN trên địa bàn của TCCĐ, tích cực, chủ động trong việc tiếp xúc với NLĐ để nắm bắt được nguyện vọng, tinh thần, sự chia sẻ của NLĐ tại các DN về việc làm, đời sống tinh thần. Chú trọng tham gia giải quyết ngay từ đầu các vướng mắc, bức xúc ở cơ sở; nâng
cao ý thức tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ, ý thức về quyền đại diện của tổ chức Công đoàn; thực hiện tốt chủ trương “Công đoàn đồng hành vì sự
phát triển bền vững doanh nghiệp, vì việc làm, đời sống của đoàn viên, NLĐ”; vận động NSDLĐ chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật, góp phần
ngăn ngừa và giảm thiểu các vụ tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể.
Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và phản biện XH của TCCĐ nói riêng, các tổ chức, đơn vị khác nói chung là vô cùng quan trọng, việc thực hiện hoạt động này rất có hiệu quả trong quá trình hoạt động của TCCĐ, chính vì vậy, việc đẩy mạnh, chú trọng và thực hiện công tác này ngoài việc thực hiện mang tính thường xuyên thì cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện. Việc thực hiện các hoạt động này phải được thực hiện trên những quy định của pháp luật, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần tránh những tư duy né tránh trách nhiệm, ngại
va chạm,…Ngoài ra, những kết luận của hoạt động thanh tra, giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm về lao động, chính sách an sinh XH, tranh chấp lao động,… phải được nghiêm túc đưa ra các biện pháp xử lý, trường hợp nặng, có dấu hiệu hình sự thì cần chuyển hồ sơ tới các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý.
Tiếp tục thực hiện việc nâng cao “Chất lượng bữa ăn ca của NLĐ”, đưa vào nội dung đối thoại, thương lượng trong các thỏa ước lao động tập thể, tăng cường
81
kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn ca trong các bếp
ăn tập thể và các doanh nghiệp dịch vụ cung cấp bữa ăn ca công nghiệp.
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đoàn viên, NLĐ
Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác công đoàn, NLĐ việc triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác cần được phát triển hơn nữa, các chương trình phúc lợi an sinh phải được nâng tầm về chất lượng và phạm vi áp dụng. Chủ động trong hoạt động khai thác sản phẩm, dịch vụ mới có lợi ích cho tập thể của TCCĐ. Các thiết chế của Công đoàn phải có chính sách ưu đãi, giảm giá cho đoàn viên công đoàn, đảm bảo thực sự phục vụ đoàn viên, NLĐ thành phố và huyện.
Tiếp tục phối hợp, đề xuất với các phòng, ban, ngành thực hiện tốt chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, viên chức, lao động, nhất là vấn đề về nhà ở, nhà trẻ, giá điện, nước... tại các khu nhà trọ công nhân.
Tổ chức tốt Chương trình “Tết Sum vầy”, tiếp tục thực hiện rà soát các đối tượng đoàn viên, NLĐ xây, sưả nhà "Mái ấm Công đoàn”, đoàn viên vay vốn từ Quỹ trợ vốn NLĐ nghèo và nguồn Quỹ Quốc gia việc làm.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; đổi mới các phong trào thi đua yêu nước
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động
Công tác tuyên truyền vận động mang lại hiệu quả rất lớn, hoạt động này đã được chứng minh qua thực tiễn bởi công tác này phù hợp với văn hóa của nước ta, hoạt động tuyên truyền, vận động còn là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong mọi hoạt động liên quan tới NLĐ, người dân. Hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ trong việc nâng cao ý thức pháp
luật lao động, tinh thần làm việc, học tập, bồi dưỡng nâng cao chất lượng con người, chuyên môn,... nhắm đáp ứng chất lượng NLĐ, TCCĐ trong tình hình mới. Ngoài ra, trong việc thực hiện công tác này cần có sự đổi mới có sự lựa chọn từ phương thức thực hiện, phương tiện truyền thông, nội dung vận động, tuyên truyền,...mới đem tới kết quả thiết thực.
82
Về đạo đức cách mạng, công tác tuyên truyền cần xác định nội dung theo tinh thần của Bộ Chính trị thông qua chỉ thị số 05:“Đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, việc thực hiện công tác này cần phải gắn với việc tạo dựng hình ảnh về NLĐ trong thời đại mới với phương tiện, công cụ làm việc mới. Thi đua trong tổ chức, DN
và khen thưởng những cá nhân, tập thể thực hiện tốt, gương mẫu theo chỉ thị 05 để lấy đó làm hình mẫu trong công tác tuyên truyền đạo đức cách mạng của TCCĐ, tập thể NLĐ.
Các hoạt động phong trào về văn hóa, văn nghệ thể thao,...cần được duy trì, gắn liền với hoạt động với địa phương, nơi có NLĐ, DN tại địa phương cùng tham gia nhằm nâng cao tinh thần đời sống NLĐ, ngoài ra cũng nâng cao thể chất, trí tuệ NLĐ nhằm phục vụ cho bản thân NLĐ và cho cả DN.
Nâng cao hiệu quả của các chương trình phối hợp với cơ quan truyền thông, chủ động thông tin, tuyên truyền về phong trào công nhân, hoạt động Công đoàn; sử dụng có hiệu quả những ứng dụng tích cực của internet, mạng
xã hội để truyền tải thông tin và tăng cường tương tác, chia sẻ với công nhân; phát triển hệ thống thông tin cơ sở và các thiết chế văn hóa để cung cấp, phổ biến thông tin đến công nhân lao động.
Tăng cường công tác nắm bắt dư luận xã hội ở các cấp công đoàn để thường xuyên, kịp thời, chuẩn xác trong nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, nhất là công nhân, lao động trực tiếp sản xuất thông qua đội ngũ báo cáo viên dư luận xã hội, nhất là phát huy mô hình các Câu lạc bộ Chủ tịch CĐCS các khu công nghiệp.
- Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức thi đua và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng
Đổi mới việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp từng đối tượng đoàn viên, NLĐ, góp phần xây dựng đất nước và thành phố.
Bám sát các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện đẩy mạnh phong
83
trào thi đua trong CNLĐ nhất là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng
tạo”; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào “Xanh- Sạch- Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; phong trào“ thi đua dạy tốt, học tốt” phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong CNLĐ”… góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội của từng đơn vị, của huyện.
Tiếp tục thực hiện Đề án “NLĐ thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” do LĐLĐ thành phố phát động; tham gia xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các khâu dịch vụ tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh, chuyển giao tiến bộ KHKT... nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tái
cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Tổ chức động viên các đơn vị, NLĐ đăng ký, chỉ đạo các công trình, sản phẩm, sự việc có chất lượng, kỹ thuật cao chào mừng các ngày lễ lớn. Phát hiện NLĐ có sáng kiến có giá trị cao, đạt thành tích đặc biệt đề nghị tặng bằng lao động sáng tạo.
Vai trò lãnh đạo TCCĐ, thực hiện các hoạt động chỉ đạo các đơn vị trong
tổ chức thực hiện xây dựng mô hình hoạt động, giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao từ phía NLĐ, DN và cả XH.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ trong TCCĐ, chất lượng các chương
trình về NLĐ, chất lượng hoạt động thi đua yêu nước,…coi đây là giải pháp đồng bộ về chất lượng lao động của tổ chức;
Trong việc thực hiện các hoạt động của TCCĐ, việc đôn đốc chỉ đạo của lãnh đạo TCCĐ phải có sự sâu sát, quyết liệt cùng với đó, sau mỗi hoạt động là công tác tổng kết, tổng hợp và báo cáo để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn qua những lần tổ chức. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, những cá nhân, tập thể, mô hình làm tốt, chương trình hay,…cần được TCCĐ khen thưởng, động viên kịp thời, lấy đó làm mẫu điển hình “người tốt – việc hay”
để đưa vào các phong trào thi đua của TCCĐ.
Thứ ba, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; thu hút NLĐ, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp vào Công đoàn Việt Nam
84
Tiếp tục triển khai sâu rộng và cụ thể hóa trong đoàn viên, NLĐ toàn
huyện thực hiện hiệu quả Kế hoạch 150/KH-LĐLĐ ngày 12/11/2021 của LĐLĐ thành phố, Chương trình hành động số 02/CTr-TLĐ ngày 20/7/2021 của Tổng Liên đoàn và Chương trình hành động số 160/CTr-TU ngày 12/10/2021 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn
Việt Nam trong tình hình mới”.
Những chương trình đoàn viên do LĐLĐ của thành phố triển khai, việc thực hiện cần có hiệu quả, trong đó, công tác chỉ đạo về việc đổi mới nội dung
nhằm nâng cao chất lượng của chương trình cần gắn với sự chỉ đạo của người đứng đầu đơn vị; đảm bảo chất lượng về những tổ chức CĐCS đạt tiêu chuẩn
“Tổ chức cơ sở vững mạnh”, “Công đoàn cơ sở vững mạnh”.
Trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng TCCĐ thì việc thực hiện
là nâng cao hơn nữa chất lượng ngay từ cơ sở đào tạo, đổi mới nội dung, phương thức, hình thức đào tạo, tập huấn cán bộ của TCCĐ.
Về cán bộ công đoàn là nữ giới, công đoàn tại các DN ngoài nhà nước,
DN có vốn đầu tư nước ngoài việc đào tạo bồi dưỡng cần chú trọng về công tác đào tạo gắn với thực tiễn về bình đẳng giới trong lao động, pháp luật về
DN, chính sách an sinh XH với nữ giới tại các DN,…
Thường xuyên kiện toàn đội ngũ cán bộ Công đoàn từ huyện đến cơ sở; sắp xếp và kiện toàn các đơn vị CĐCS trực thuộc bảo đảm hoạt động có hiệu quả. Tăng cường giới thiệu NLĐ, đoàn viên Công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, rà soát, thẩm định các đơn vị doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, trường học ngoài công lập để vận động thành lập tổ chức công đoàn và phát triển đoàn viên, đồng thời tiếp tục vận động phát triển đoàn viên ở các đơn vị đã có tổ chức công đoàn.
Đối mới nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ