Các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Vai Trò Của Công Đoàn Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước Qua Thực Tiễn Tại Bàn Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng Hiện Nay.pdf (Trang 41 - 45)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC

2.1. Các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Tiên Lãng là huyện nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, có 03 mặt giáp sông, 01 mặt giáp biển, có lợi thế sa bồi, có khả năng

mở rộng diện tích tự nhiên ra phía biển; diện tích tự nhiên trên 193 km2, dân

số trên 157 nghìn người; Toàn huyện có 20 xã, 01 thị trấn; 203 thôn, khu dân

cư. Với đặc điểm tự nhiên là cửa ngõ phía Nam của thành phố từ hướng biển vào, Tiên Lãng có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh;

Địa hình: Đất đai của Tiên Lãng được hình thành do quá trình bồi đắp

của sông biển. Tuy nhiên bồi đắp không đồng đều, mặt khác lại bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch nên địa hình bề mặt lồi lõm, gò bãi xen kẽ với đầm lạch, ao hồ;

Khí hậu: Khí hậu của địa phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, thời gian từ tháng 4 ÷ tháng 10; và mùa đông kéo dài từ tháng 11 ÷ tháng 3 năm sau, thời tiết trong giai đoạn này khô hanh, trong đó cũng kéo theo các khối không khí lạnh di chuyển từ phía Bắc xuống, độ ẩm thấp.

Thủy văn: Đối với vị trí địa lý của địa phương này, Tiên Lãng với chế

độ thủy văn mang tính hỗn hợp của vùng thuỷ văn sông - biển, với chế độ ưu thế là nhật triều. Hiện tượng thủy văn triều cường diễn ra đối với các tháng 7,

8, 11, 12 trong năm, triều cường đạt cực đại trong khoảng 3,5 – 4,0m, mức cực tiểu đạt 0,2 - 0,3m. Đây là yếu tố thuận lợi góp phần tạo nên môi trường

35

tốt để phát triển thủy sản nước mặn và nước lợ;

Tài nguyên đất: Hiện tại, địa phương có tổng diện tích là 19.520,9 ha đất

tự nhiên, trong đó bao gồm 13.032,3 ha đất nông nghiệp (chiếm 66,76%);

6.458,1 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 33,08%) và 30,2 ha là đất chưa được khai thác sử dụng (chiếm 0,16%);

Tài nguyên nước: Là một địa phương với vị trí địa lý gần sông, biển,

khí hậu nhiệt đới, hàng năm địa phương nhận lượng nước mưa trung bình trong khoảng trung bình từ 1.200 ÷ 1.400 mm/năm. Hệ thống sông, kênh của huyện Tiên Lãng được kết nối với các dòng sông lớn tại địa phương và các tỉnh lân cận như hệ thống sông Thái Bình, Sông của tỉnh Hải Dương,… Với

vị trí địa lý và khí hậu đặc trưng của mình, Tiên Lãng có nguồn nước khá tốt, duy tri hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi.

Mặc dù, địa phương có nguồn nước mặt phân bố không đều trong năm, trong đó, vào mùa hè thì lượng nước mặt chiếm tỷ trọng lớn (85%) trong tổng lượng mưa cả năm, ngoài ra, lượng nước có được từ nguồn từ những dòng sông khi có mưa lớn và gặp triều cường đã trở thành những điểm úng ngập diện rộng. Ngược lại, lượng mưa chỉ chiếm tỷ trọng là 15% lượng mưa cả năm ở mùa đông lượng mưa. Khi đó, lượng nước tại địa phương bị cạn kiệt, tình trạng nhiễm mặn

sẽ xảy ra khi triều cường trong ngày dâng cao, nguồn nước phục vụ cho hoạt động nông nghiệp của địa phương bị ảnh hưởng rất lớn.

Tài nguyên biển: Vùng biển Tiên Lãng nằm trong vùng biển Hải Phòng

có đặc trưng là bãi triều rộng lớn và độ sâu rất ổn định với nhiều luồng lạch. Hải Phòng có 3 ngư trường lớn: Bạch Long Vĩ, Long Châu – Ba Lạt, Cát Bà. Trữ lượng khai thác tại 3 ngư trường này là 4 – 5 vạn tấn/năm. Đây là yếu tố thuận lợi để Tiên Lãng phát triển ngành khai thác đánh bắt hải sản. Bên cạnh

đó Tiên Lãng lại có 21,5 km đê biển và 2 cửa sông lớn như cửa sông Văn Úc

và cửa sông Thái Bình với hơn 3000 ha bãi triều ngập mặn rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản;

Tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả khảo sát địa chất (1990 - 1993)

36

và kết quả khoan thăm dò dầu khí 1965 cho thấy trên địa bàn Tiên Lãng có 2

mỏ nước khoáng mặn và ngọt có chất lượng tốt ở 2 xã Bạch Đằng và Tiên Tiến. Đây là một tiềm năng lớn của Tiên Lãng, nếu khai thác và sử dụng hợp lý

nó sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ về kinh tế, phục vụ đời sống và sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra, còn có các mỏ sét phân bố rải rác ở các xã Kiến Thiết, Tiên Tiến, Quang Phục, Thị trấn Tiên Lãng… và các bãi cát ở khu vực xã Vinh Quang, hiện đang được khai thác để làm gạch ngói và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên quy mô sản xuất, khai thác còn nhỏ chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong huyện;

Tiềm năng du lịch: Tiên Lãng có những ngôi đền, chùa cổ kính, nổi tiếng

về kiến trúc đã được nhà nước và thành phố công nhận là di tích lịch sử văn hóa

và di tích cách mạng như đình Cựu Đôi (thị trấn Tiên Lãng), đình Hà Đới (Tiên Thanh), đền Bì (Đoàn Lập), đền Gắm, đình Đốc Hậu (Toàn Thắng), chùa Đót (Cấp Tiến), chùa Chử Khê (Hùng Thắng), đình Duyên Lão (Tiên Minh), đình – chùa Phủ (Bắc Hưng), đình Ngọc Động (Tiên Thanh),… Cùng với việc lập đền, chùa, đình, miếu, bia…để thờ các vị danh tướng có công với sự nghiệp bảo vệ

Tổ quốc, nhân dân Tiên Lãng đã sớm xây dựng truyền thống lễ hội lành mạnh như lễ hội vật, bơi thuyền, đóng đám, hội trống, ném pháo đất.(57)

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, chính vì vậy, huyện Tiên Lãng đã có những lợi thế trong sự phát triển KT - XH địa phương. Địa phương với nguồn tài nguyên khá phong phú về đất, khoáng sản, nguồn tài nguyên từ tự nhiên của sông, biển, du lịch đã tạo thành lợi thế của Tiên Lãng. Mặt khác, địa phương này cũng có đội ngũ NLĐ dồi dào với truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi... cũng là một lợi thế để tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại và tri thức mới cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai, đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nền kinh tế tổng hợp.

Về vị trí địa lý, Tiên Lãng cũng có sự thuận lợi riêng, địa phương là một trong những cửa ngõ trên con đường tiến ra biển của thành phố Hải

37

Phòng. Chính vì vị trí địa lý giữa biển, thành phố Hải Phòng nên Tiên Lãng

phát triển giao thương hàng hóa khá thuận tiện, việc mở rộng phạm vi giao thương cũng có nhiều thuận lợi với các huyện, tỉnh thành khác.

Hiện tại, sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng của địa phương với hệ thống mạng lưới giao thông, kết nối liên huyện, thành phố Hải Phòng đã tương đối hoàn thiện, đặc biệt là một số tuyến đường trục chính là mục tiêu chiến lược của Hải Phòng trong việc phát triển kinh tế như: QL 10, TL 354, đường cao tốc ven biển chạy qua....

Trong những năm qua, nền kinh tế Tiên Lãng có những bước phát triển đáng khích lệ góp phần thay đổi bộ mặt của huyện cũng như đời sống Nhân

dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện cơ bản giữ vững và tăng đều qua các năm: Năm 2010 đạt 15,6%; năm 2011 đạt 16%; năm 2012 đạt 11,3%; năm 2013 đạt 10%; năm 2014 đạt 11%; năm 2015 đạt 10,7%; năm

2016 đạt 15%; năm 2017 đạt 16%, năm 2018 đạt 16%, năm 2019 đạt 14,3%.

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp

Mức gia tăng dân số tự nhiên của huyện ở mức không ổn định. Hiện nay, huyện đã thu hút được lực lượng lao động từ các địa phương khác đến làm việc và sinh sống. Đây chính là điểm đánh dấu sự khởi sắc trong nền kinh tế của huyện.

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động có việc trên địa bàn huyện được giữ vững và tăng đều hàng năm, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản và du lịch - dịch vụ. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tăng từ 35,5% (năm 2010) lên 43% (năm 2015) và 55,5% (năm 2018), năm 2019: ước 60%. Đến hết quý 1 năm 2019, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 90%.

Các chế độ, chính sách an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm rõ rệt qua các năm: Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 7,98%; năm 2015 đạt 2,21%; năm 2019 là 1,26%.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, huyện đã

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ Vai Trò Của Công Đoàn Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước Qua Thực Tiễn Tại Bàn Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng Hiện Nay.pdf (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)