Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Quan điểm cơ bản để phát huy vai trò của Công đoàn Việt
3.1.3. Công đoàn chăm lo lợi ích của người lao động là góp phần phát triển giá trị dân chủ trong sự nghiệp đổi mới
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, doanh nghiệp trở thành thực thể pháp nhân, trở thành người sản xuất hàng hóa và người kinh doanh độc lập tự chủ, tự chịu lỗ lãi, lợi nhuận trở thành mục đích quan trọng trước hết của doanh nghiệp. Thị trường là lực đẩy bên ngoài doanh nghiệp, còn tính tích cực của người kinh doanh, NLĐ là nguồn sức sống nội tại doanh nghiệp, hai thứ bổ sung lẫn nhau, không thể thiếu một trong hai thứ đó. Thoát ly khỏi tính tích cực, sức sáng tạo của NLĐ, rời khỏi quan hệ hợp tác hài hòa giữa NLĐ và người kinh doanh, chế độ doanh
nghiệp hiện đại sẽ trở thành sông không có nguồn, cây không có gốc. Do
đó, ở doanh nghiệp hiện đại, đồng thời với việc xây dựng chế độ quản lý nghiêm khắc, khoa học cũng cần phải xây dựng bên trong doanh nghiệp quan hệ lao động hài hòa ổn định, khiến cho doanh nghiệp thực sự trở thành khối lợi ích chung của người sở hữu, người kinh doanh, NLĐ. Phải thực hiện bằng được điểm này, NLĐ tham gia quản lý tức là NLĐ dân chủ tham gia quản lý. Có thể nói, coi trọng địa vị và tác dụng của NLĐ là dấu hiệu quan trọng của quản lý doanh nghiệp hiện đại.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, NLĐ doanh nghiệp có lợi ích tự chủ
và ý thức tự chủ, đó là nguồn động lực thúc đẩy NLĐ tham gia quản lý. Nội
bộ xí nghiệp chia thành hai chủ thể lợi ích rõ ràng, tức là chủ thể pháp nhân xí nghiệp (người sở hữu tư bản, người quản lý kinh doanh chủ yếu là đại diện)
và chủ thể NLĐ, sự xác lập chủ thể NLĐ tức là xác lập quan hệ lao động, lấy lợi ích kinh tế làm đòn bẩy. Lợi ích hợp pháp của NLĐ như tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm, đều thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp (không giống trước
67
kia phải qua Nhà nước mới thực hiện được). Như vậy, bị nguyên tắc lợi ích
kinh tế chi phối, NLĐ không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế của mình mà họ còn quan tâm đến kế hoạch doanh nghiệp, kinh doanh doanh nghiệp có liên quan đến thu lợi nhuận, quan tâm đến việc tham gia quản lý của mình nữa. Chỉ cần NLĐ thu được lợi ích kinh tế ở đơn vị sử dụng lao động, thì sẽ luôn luôn nảy sinh nguyện vọng và hành vi tham gia quản lý.
Ngoài ra việc xây dựng kinh tế thị trường XHCN, phải lấy một số nguyên tắc cơ bản để vận hành, như: nguyên tắc bình đẳng, tự do, công bằng
sẽ đi sâu vào lòng người. Khi quảng đại quần chúng được hưởng quyền tự do bình đẳng nhất định, họ sẽ không cam chịu kiểu quản lý đơn thuần từ trên xuống dưới, mà đòi hỏi phải là một chủ thể, có thể biểu đạt ý chí độc lập của mình và nảy sinh ảnh hưởng đối với người khác, nảy sinh yêu cầu tham gia ý kiến, tham gia quản lý hay những gì có liên quan đến lợi ích của mình.
Cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc cải cách doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cổ phần, ngày càng nhiều NLĐ doanh nghiệp sẽ có quyền
sở hữu tài sản (vốn) ở doanh nghiệp mình hoặc xí nghiệp khác. Nếu nói rằng, vai trò làm chủ tài sản doanh nghiệp quốc doanh của NLĐ mờ nhạt vì phần chiếm hữu quá nhỏ bé, thì khi NLĐ có quyền tài sản doanh nghiệp của mình, địa vị làm chủ của họ sẽ càng sáng sủa. Cùng với việc phổ cập cho NLĐ nắm
cổ phần, NLĐ sẽ càng quan tâm đến sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó khiến cho việc NLĐ phát huy quyền dân chủ tham gia quản lý càng có cơ sở thực tế phong phú.
Công đoàn là tổ chức của quần chúng công nhân viên chức, tranh thủ
và giữ gìn lợi ích hợp pháp của NLĐ là mục tiêu trước sau như một của công đoàn. Mục tiêu này thống nhất với mục tiêu NLĐ phát huy quyền dân chủ tham gia quản lý. Ngoài ra trong doanh nghiệp, tổ chức công đoàn có đủ tư cách pháp nhân, thuộc về pháp nhân tập thể. Về pháp luật bình đẳng với địa vị pháp nhân doanh nghiệp. Đặc tính này của tổ chức Công đoàn đã quyết định
nó có tư cách đại diện cho tổ chức quần chúng NLĐ tham gia quản lý.
68
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò của Công đoàn đại diện và bảo vệ lợi ích NLĐ càng ngày càng quan trọng. Đương nhiên, tổ chức Công đoàn ở các cấp khác nhau thì biện pháp đại diện và bảo vệ lợi ích NLĐ không hoàn toàn giống nhau. Tổ chức Công đoàn toàn quốc, ở các tỉnh, thành phố, phương thức và biện pháp chủ yếu là tham gia lập pháp Nhà nước hoặc địa phương. Khi các cấp chính quyền đặt ra phương án cải cách quan trọng có liên quan tới lợi ích thiết thân của NLĐ, như tiền lương, bảo hiểm xã hội, thì
tổ chức Công đoàn ở đó phản ánh ý kiến và yêu cầu của đông đảo quần chúng lao động, khiến cho việc cải cách suy xét đầy đủ tới sức chịu đựng của NLĐ,
bảo đảm nhu cầu cơ bản đời sống của họ, được sự giúp đỡ của đại đa số NLĐ.
Đó chính là công tác bảo vệ từ “đầu nguồn”. Làm tốt công tác này, sẽ có lợi cho toàn thể NLĐ. Tổ chức Công đoàn cơ sở do trực tiếp đối diện với đoàn viên, với quần chúng NLĐ, công tác của Công đoàn trực tiếp liên quan tới lợi ích thiết thân của NLĐ, nên phương thức công tác, biện pháp và nội dung hoạt động của công đoàn ở đó cần phải có tính trực tiếp và thực tế. Với trách nhiệm cùng vai trò của mình, việc các TCCĐ làm tốt làm tốt công tác công đoàn trên nguyên tắc dân chủ, tham gia quản lý, bảo vệ lợi ích đối với NLĐ không những chỉ là hoàn thành công việc của TCCĐ mà còn là công tác xây dựng đất nước, lòng tin với đội ngũ NLĐ, Nhân dân với các chính sách của Nhà nước về lao động, việc làm.
Để thực hiện tốt hơn với NLĐ trên tinh thần dân chủ thì việc, tạo điều kiện để NLĐ tham gia, xây dựng, đóng góp ý kiến của mình tới DN, NSDLĐ, công đoàn các cấp và tới cả Chính phủ; thực hiện nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu TCCD; tạo điều kiện cho NLĐ đối thoại trực tiếp với NSDLĐ, DN trên tinh thần cởi mở, dân chủ; phát triển mối quan hệ hài hòa,
ổn định giữa DN và NLĐ nhằm góp phần tránh những tranh chấp về lao động, yên tâm lao động sản xuất, phát triển DN, tăng thu nhập,…
Năm 2006, vấn đề quan trọng được Đảng xác định trong Đại hội X:
“Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để mặt trận, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị”. Theo
69
đó, thực hiện theo nhiệm vụ chính trị này thì TCCĐ cần:
(i) Để NLĐ phải được trực tiếp trong các vấn đề về đóng góp ý kiến của họ về những vấn đề liên quan tới lao động, việc làm; giám sát, kiểm tra những vấn đề liên quan tới quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ;
(ii) Tuyên truyền đạo đức, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ trên phương diện đạo đức DN; tạo điều kiện để các DN cùng NLĐ tham gia tiếp cận các chính sách của nhà nước về việc làm, lao động;
Muốn cho NLĐ phát huy đầy đủ quyền dân chủ tham gia quản lý, đồng thời với việc giữ vững và hoàn thiện chế độ Đại hội công nhân viên chức lao động, doanh nghiệp cần phải tích cực tìm tòi và sáng tạo một số hình thức dân chủ quản lý mới bổ sung cho chế độ Đại hội công nhân viên chức lao động. Hiện nay, các doanh nghiệp dùng một số hình thức khác như:
Một là, thống nhất và nâng cao chất lượng kiến nghị đối với chính
quyền và Nhà nước.
Hai là, dân chủ đối thoại. Dân chủ đối thoại tức là NLĐ doanh nghiệp
trao đổi bàn bạc trực tiếp với người lãnh đạo chính quyền doanh nghiệp về những vấn đề mình quan tâm, người lãnh đạo chính quyền trả lời tại chỗ những vấn đề NLĐ đưa ra. Nó không giống chế độ thương lượng tập thể, cũng không giống chế độ thương lượng định kỳ giữa Công đoàn và chính quyền, nó là hình thức hội nghị tọa đàm với số người không cố định, bản thân
nó có đặc điểm bình đẳng, trực tiếp và linh hoạt. Dân chủ và đối thoại nói chung do Công đoàn phụ trách tổ chức.
Ba là, NLĐ nắm cổ phần. Hình thức NLĐ nắm cổ phần thích hợp với
các doanh nghiệp cổ phần hóa. Trong những doanh nghiệp này, NLĐ mua cổ phiếu của công ty lại tăng thêm một tầng quan hệ quyền tài sản. Họ là cổ đông
có quyền tham gia đại hội cổ đông, tham gia quản lý quyền tài sản. Do đó, cần phải tổ chức NLĐ có cổ phần doanh nghiệp lại, xây dựng hội công nhân viên chức lao động nắm cổ phần do Công đoàn chủ trì. Công tác chủ yếu của hội công nhân viên chức lao động nắm cổ phần là: theo quy định pháp luật của nhà
70
nước và Điều lệ công ty, cử đại biểu tham gia hội nghị cổ đông, tập trung ý kiến
và yêu cầu của NLĐ nắm cổ phần lại biểu đạt đầy đủ trong hội nghị cổ đông. Tổ chức hội công nhân viên chức lao động nắm cổ phần, có lợi cho việc bảo vệ lợi ích chung của NLĐ vào sự phát triển chung của doanh nghiệp, có lợi cho việc phát huy đầy đủ vai trò của Công đoàn, bảo vệ lợi ích của NLĐ.