Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
1.2. Vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động
1.2.2. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền lợi của người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước
17
người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước
Tổ chức công đoàn cơ bản là tổ chức được tập hợp một đội ngũ những NLĐ trong xã hội. Chính vì vậy, TCCĐ cũng có những đặc điểm riêng, những đặc điểm riêng này sẽ được nhận diện, phân biệt với các tổ chức khác. TCCĐ không phải là một tổ chức mang tính chất hội nhóm, đảng phái, tổ chức này là
sự liên minh, liên kết của người lao động hoặc cũng có thể hiểu theo cách rộng hơn là sự liên kết giữa giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và NLĐ trong xã hội. Do đó, TCCĐ là một tổ chức CT – XH rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và NLĐ Việt Nam.
Về mặt lý luận, giai cấp công nhân được coi là nguồn gốc, cơ sở của sự
ra đời, tồn tại và phát triển XH, phát triển TCCĐ. TCCĐ với những thành viên của mình trên nguyên tắc tập hợp của đội ngũ những NLĐ. Khi TCCĐ được ra đời với mục đích cơ bản, đầu tiên là thực hiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng đối với các thành viên của TCCĐ. Ngoài ra, việc tham gia vào tổ chức này của các thành viên là hình thức tự nguyện, chính vì vậy, những đặc điểm nổi bật này đã xác định TCCĐ Việt Nam có 2 tính chất: (i) tính chất quần chúng; (ii) tính chất giai cấp.
Theo đó, với tính chất giai cấp của TCCĐ, giai cấp công nhân, NLĐ chính là cơ sở để hình thành, tồn tại và phát triển của TCCĐ, tính giai cấp có
ý nghĩa xác định rõ những thành viên, đoàn viên của TCCĐ. Với vị trí là tổ chức CT – XH thì hoạt động của TCCD mang tính chất chính trị, tính XH mà
tổ chức này không mang tính chất đảng phái.
TCCĐ được xây dựng ngày càng phát triển, đông đảo đoàn viên tham
gia đảm bảo sự thống nhất hành động của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong đó, cán bộ làm công tác công đoàn được rèn luyện theo đường lối cán
bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. TCCĐ thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc TCCĐ. Cũng chính bởi TCCĐ là hình thức tập hợp quần chúng của một đối tượng là công nhân, NLĐ trong XH. Chính vì đặc điểm này thì TCCĐ đã xác định tính chất quần chúng của tổ chức này. TCCĐ Việt
18
Nam từ khi ra đời, tồn tại và phát triển cho tới nay luôn mang tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi. Hai tính chất này được biểu hiện ngay trong TCCĐ và hoạt động của tổ chức này, TCCĐ kết nạp thành viên tham gia tổ chức thì TCCĐ cũng không có sự phân biệt giới tình, nghề nghiệp, tín ngưỡng, tôn giáo,… Người đứng đầu của TCCĐ Việt Nam do đoàn viên của tổ chức này giới thiệu người có uy tín, được sự tín nhiệm bầu ra trong các kỳ đại hội, những cán bộ của TCCĐ đều trưởng thành
từ phong trào của quần chúng. Đối với hoạt động của TCCĐ, hoạt động này cũng được xem là hoạt động của đông đảo thành viên của tổ chức bao gồm: quần chúng công nhân, viên chức, công chức và NLĐ. Ngoài ra, trong hoạt động công đoàn cũng với mục đích là đáp ứng yêu cầu, nguyên vọng và vì lợi ích của các thành viên.(45)
Với tính chất quần chúng, tính chất giai cấp của TCCĐ thì tổ chức này
có mối quan hệ gắn bó mật thiết bởi nếu chỉ coi trọng tính chất giai cấp thì về mặt tổ chức sẽ bị bó hẹp, trên thực tế sẽ khó tồn tại đúng với bản chất của TCCĐ, trong trường hợp ngược lại, nếu đặt tính chất quần chúng thì sẽ dẫn đến việc xa rời mục tiêu chính trị, sai lệch phương hướng, quan điểm chỉ đạo của Đảng – tổ chức cao nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Thành lập trong năm 1919 - Tổ chức lao động Quốc tế (gọi tắt là ILO), tổ chức này được xem là cơ quan chuyên môn phụ trách công tác XH và lao động của Liên hợp quốc, ILO là tổ chức quốc tế duy nhất có cơ chế mang tính “ba bên”. Đầu thế kỷ XIX, ý tưởng lập ra tổ chức này đã hình thành bởi một số quốc gia có nền công nghiệp hóa. Trong khoảng thời gian trước khi chấm dứt tình hình chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhiều quan điểm, nhận thức được cho rằng, cần đấu tranh với ảnh hưởng có hại do máy móc, công nghiệp hóa mang tới, và việc cần phải có nỗ lực chung của những người lao động mang tầm quốc
tế. Nếu như NLĐ không nhận được đãi ngộ công bằng về xã hội và kinh tế, thì
sẽ không thể nói đến hòa bình thế giới thực sự. Cũng từ ý tưởng, quan điểm này
mà ngay sau khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc. Năm 1919, tại Pari, các
19
nước tham chiến hội nghị hòa bình đã ký kết hiệp ước hòa bình, cũng tại đó, việc thành lập Hội đồng lập pháp về lao động do 15 nước là thành viên, hội đồng này được coi là cơ sở của việc thành lập “Tổ chức lao động quốc tế”. Trong hội nghị, Hội đồng đã thống nhất, thông qua và cho ra đời bộ 9 nguyên tắc liên quan tới vấn đề lao động và “Dự thảo chương trình Tổ chức lao động quốc tế”, đặt nền tảng cho “Chương trình Tổ chức lao động quốc tế” sau này.(23)
Đây có thể coi là cơ sở của việc thành lập tổ chức công đoàn của các quốc gia trên thế giới, mục đích thành lập TCCĐ quốc tế cùng với hoạt động của tổ chức này chủ yếu bước đầu là làm công tác lập pháp lao động quốc tế, thúc đẩy thực hiện công ước lao động quốc tế và kiến nghị thư, gọi chung là tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền lợi cơ bản của NLĐ trên toàn thế giới. Chính vì vậy, từ thời gian đó cho tới nay, tổ chức lao động quốc tế đã có hơn 100 năm thành lập với số lượng 178 thành viên của tổ chức
là các quốc gia thành viên.
Hoạt động của TCCĐ Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã góp phần không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng nước ta.
Khi giai cấp công nhân chưa giành được chính quyền, Công đoàn đã là trường học đấu tranh giai cấp. Trong quá trình hoạt động của mình, TCCĐ Việt Nam đã tập hợp các thành viên của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức đấu tranh chống lại bọn thực dân, phong kiến. Nhờ có tổ chức Công đoàn mà cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX được phát triển trên một quy mô rộng hơn, thể hiện được sức mạnh của đoàn kết và thể hiện rõ hơn tính chất của một cuộc đấu tranh giai cấp.
Từ khi giai cấp công nhân đã giành được chính quyền, trở thành lực lượng lãnh đạo xã hội thì vai trò của Công đoàn là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa cộng sản.
Là trường học quản lý, TCCĐ thực hiện công tác giúp NLĐ ngoài việc hướng dẫn NLĐ về hợp đồng lao động, ký kết hợp đồng thì TCCĐ còn có vai trò hướng dẫn đội ngũ của tổ chức mình tham gia quản lý sản xuất, quản lý
DN và quản lý XN. Bên cạnh đó, tổ chức này còn có sự vận động đội ngũ
20
NLĐ của tổ chức tích cực tham gia hoàn thiện các chính sách kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, TCCĐ đã thành công trong các cuộc vận động NLĐ tham gia hăng hái, nhiệt tình trong hoạt động tham gia vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH theo định hướng XHCN nhằm khắc phục tình trạng còn khó khăn, lạc hậu trong sản xuất của đất nước.
Cũng trên phương diện giáo dục, TCCĐ giáo dục NLĐ với tinh thần lao động XHCN, giáo dục công nhân, NLĐ lao động trong sự phát triển của đất nước. Với hoạt động này, TCCĐ có bước tiến mới trong vai trò của tổ chức, cùng với giáo dục thái độ lao động mới thì TCCĐ còn tham gia công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa và đời sống tinh thần của NLĐ nhằm hình thành sự hiểu biết tới NLĐ, công nhân trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Vai trò của Công đoàn Việt Nam là trường học, song nó không giống như bất kỳ loại trường học nào, nó là trường học đặc biệt, trường học không
có thầy, không có trò, trường học mà ở đó quần chúng tự giáo dục, tự rèn luyện, giáo dục, rèn luyện lẫn nhau thông qua các hoạt động thực tiễn của Công đoàn.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì vai trò của Công đoàn ngày càng tăng.
Đại hội VI Công đoàn Việt Nam tháng 10 năm 1988 đánh dấu bước đổi mới quan trọng về tư duy công đoàn và về hoạt động công đoàn, đặt nền móng cho việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn về sau, làm cho hoạt động công đoàn sát hơn với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội và đáp ứng tốt hơn nguyện vọng và đòi hỏi của công nhân, lao động đối với công đoàn, từng bước khắc phục tình trạng hình thức chủ nghĩa xơ cứng trong tổ chức và hoạt động công đoàn.
21
Giao thời giữa hai thế kỷ XX - XXI, phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn Việt Nam được đặt trước những thách thức nghiêm trọng do trực tiếp chịu tác động của khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước và sự tan
rã của Liên Xô và hệ thống XHCN
Năm 1998, tại Đại hội VIII, trên tinh thần “nhìn thằng vào sự thật” thì các cấp của TCCĐ Việt Nam trên tinh thần phấn đấu, quyết tâm phát huy vai trò và chức năng cốt lõi của tổ chức bảo vệ quyền lợi của NLĐ, công nhân lao động của tổ chức mình, TCCĐ đã xây dựng và đề ra khẩu hiệu với tinh thần sẵn sàng hành động “Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân
và công đoàn vững mạnh”.
Tiếp theo, năm 2003, TCCĐ tiến hành kỳ đại hội lần thứ 9 (tháng 10/2003). Kỳ đại hội này của TCCĐ được đánh giá là rất quan trọng trên tinh thần tiếp bước vào giai đoạn mới, giai đoạn bước vào thế kỷ XXI. Cũng trong đại hội, Đại hội của ngành đã xây dựng và đề ra mục tiêu, chương trình hành động là xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm
lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH hiện đất nước; đề ra chương trình phát triển một triệu đoàn viên công đoàn mới.(45)
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X tháng 10 năm 2008 là Đại hội hòa nhập sâu vào nền kinh tế thị trường thế giới. Trong kỳ đại hội này, ngoài việc tổng kết, rút kinh nghiệm qua các kỳ đại hội trước đó, TCCĐ xã định nhiệm vụ mới, trong đó mục tiêu trong những năm tới bao gồm:
(i) Đổi mới - sáng tạo - bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động;
(ii) Vì sự ổn định bền vững của đất nước.
(iii) Giai đoạn 2008 – 2013, với mục tiêu phương hướng là tiếp tục đổi mới cả nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về
22
cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu; lấy đoàn viên, công nhân viên chức, lao động làm đối tượng vận động….;
Đại hội XIII của Công đoàn Việt Nam xác định nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo NLĐ gia nhập công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt. Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên, NLĐ; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, khẳng định Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của NLĐ, và cũng còn là cơ sở trong vai trò của một tổ chức CT - XH vững chắc của Đảng, Nhà nước ta.