Là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn đề cao các mục tiêu, tôn chỉ của UNCLOS, nỗ lực trong việc triển khai nhiều biện pháp để thực thi các quy định liên quan đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LÊ THỊ THẢO VÂN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982
VÀ VẤN ĐỀ THỰC THI CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LÊ THỊ THẢO VÂN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982
VÀ VẤN ĐỀ THỰC THI CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế (định hướng nghiên cứu)
Mã số: 8380101.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này kính đề nghị Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Lê Thị Thảo Vân
Trang 4Cuối cùng, tôi xin dành sự tri ân đến gia đình và xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã luôn động viên, đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua
Học viên
Lê Thị Thảo Vân
Trang 5MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Những đóng góp của luận văn 12
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN THEO CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 14
1.1 Khái niệm môi trường biển, ô nhiễm và bảo vệ môi trường biển 14
1.1.1 Môi trường biển 14
1.1.2 Ô nhiễm môi trường biển 16
1.1.3 Bảo vệ môi trường biển 23
1.2 Tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển 24
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển 24
1.2.2 Nguồn của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển 27
1.3 Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 32
1.3.1 Quá trình đàm phán, ký kết các nội dung về bảo vệ môi trường trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 32
1.3.2 Vai trò, ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đối với vấn đề bảo vệ môi trường biển 33
Tiểu kết chương 1 33
Trang 6CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN TRONG CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP
QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 36
2.1 Quy định về bảo vệ môi trường biển trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 36
2.1.1 Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường biển 36
2.1.2 Quy định về kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển 39
2.1.3 Nghĩa vụ của quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển 43
2.1.4 Quyền của các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển 48
2.2 Các cơ chế và biện pháp đảm bảo thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 54
2.2.1 Cơ chế đảm bảo thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 54
2.2.2 Biện pháp đảm bảo thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 56
2.2.3 Những thách thức hiện nay trong thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 56
Tiểu kết chương 2 60
CHƯƠNG 3 THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN TRONG CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 TẠI VIỆT NAM 60
3.1 Tình hình thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 tại Việt Nam 61
3.1.1 Quá trình Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 61
3.1.2 Khung pháp lý của Việt Nam về bảo vệ môi trường biển 62
Trang 73.1.3 Khung chính sách, kế hoạch của Việt Nam về bảo vệ môi trường biển 713.1.4 Cơ quan quản lý, báo cáo, giám sát thực thi và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển 743.1.5 Hợp tác quốc tế, khu vực về bảo vệ môi trường biển 773.1.6 Hiệu quả thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam 79
3.2 Phương hướng hoàn thiện cơ chế thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 tại Việt Nam 87
3.2.1 Định hướng phát triển công tác bảo vệ môi trường biển Việt Nam của Đảng và Nhà nước 873.2.2 Đề xuất hoàn thiện cơ chế thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam 91
Tiểu kết chương 3 99 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 EZZ Exclusive Economic
2 GPA Global Programme of
Action
Chương trình Hành động toàn cầu
Joint Group of Experts
on the Scientific Aspects
of Marine Environmental Protection
Nhóm chuyên gia Liên hợp quốc về các khía cạnh khoa học về ô nhiễm biển
4 ICJ International Court of
5 IMO International Maritime
Organization Tổ chức Hàng hải Quốc tế
6 ITLOS International Tribunal for
the Law of the Sea
Tòa án Quốc tế về Luật Biển
7 ISA International Seabed
Công ước quốc tế về ngăn chặn ô nhiễm từ tàu biển
United Nations Convention on the Law
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nhận thấy những tiềm năng và lợi ích to lớn mà biển mang lại, con
đường phát triển “hướng ra biển” trở thành xu hướng phát triển được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn “Biển từng được coi là vô cùng rộng lớn và
không thể bị tổn hại trước các hoạt động của con người; đến nay, biển đang trong cơn khủng hoảng ở nhiều khu vực trên toàn cầu” [38] Năm 2015, Liên
hợp quốc đã đưa ra báo cáo đánh giá về tình trạng môi trường biển toàn cầu
(World Ocean Assessment, viết tắt là WOA I), trong đó kết luận r ng nhiều
phần của đại dương đã bị xuống cấp nghiêm trọng và cần có hành động khắc phục ngay lập tức để tránh một chu kỳ suy thoái mang tính hủy diệt, ảnh hưởng đến những lợi ích mà đại dương mang lại cho con người [92] Tại báo
cáo WOA II được công bố vào năm 2020, tình trạng này của biển và đại dương vẫn chưa được cải thiện Mặc dù đã có nhiều nỗ lực thực hiện các biện pháp ứng phó nh m giảm nh áp lực và tác động, nhưng các hoạt động của con người vẫn tiếp tục gây suy thoái các môi trường sống trên biển và ven biển [93]
Việc suy giảm chất lượng môi trường, trong đó có môi trường biển đã gây ra gián đoạn, thậm chí là đứt gãy các tiến trình phát triển của kinh tế - xã hội Vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các vấn đề xuyên biên giới một mặt phản ánh sự phát triển, giao lưu, hội nhập quốc tế; một mặt cũng đặt ra trách nhiệm hợp tác của mỗi cá nhân và từng quốc gia trong việc giải quyết các vấn
đề chung của thế giới, đặc biệt là các vấn đề môi trường toàn cầu, hướng tới phát triển bền vững Bên cạnh hợp tác về thương mại, đầu tư, , các quốc gia
nỗ lực chung tay xây dựng khung pháp lý về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, nh m kiểm soát và đối phó với các nguồn gây ô nhiễm trên cơ sở pháp luật quốc tế Trong bối cảnh đó, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
[95] (sau đây gọi tắt là Công ước hoặc UNCLOS) với sự tham gia của 168
quốc gia thành viên là điều ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực quản lý các hoạt động sử dụng biển UNCLOS dành riêng Phần XII quy định về bảo
Trang 10vệ và gìn giữ môi trường biển, hướng tới việc quản trị biển và đại dương bền vững
Việc trở thành thành viên thứ 63 phê chuẩn UNCLOS đã đánh dấu một bước tiến mới về pháp lý đối với Việt Nam - quốc gia với đường bờ biển dài 3.260 km luôn khao khát phát triển kinh tế biển trong sự hài hòa giữa các quyền, nghĩa vụ quốc tế và lợi ích quốc gia Là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn đề cao các mục tiêu, tôn chỉ của UNCLOS,
nỗ lực trong việc triển khai nhiều biện pháp để thực thi các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường biển, đặc biệt chú trọng đến công tác nội luật hóa, xây dựng pháp luật quốc gia nh m thực thi hiệu quả UNCLOS
Trong số các văn bản pháp luật quốc gia về bảo vệ môi trường biển được ban hành để thực thi UNCLOS, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 [17] quy định về quản lý tổng hợp, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ứng phó
sự cố tràn dầu và hóa chất độc trên biển Sau gần 10 năm thực thi, Luật Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 đã bộc lộ những bất cập về quy định so với các luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực này trong hệ thống pháp luật nước ta; nội dung các quy định cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình mới, điều kiện và mục tiêu bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam
Xuất phát từ những bối cảnh trên, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Bảo vệ môi trường biển theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và vấn đề thực thi của Việt Nam” Trên cơ sở phân tích, đối chiếu
các quy định, cơ chế thực thi quy định về bảo vệ môi trường biển trong UNCLOS và văn bản pháp luật, tình hình thực thi điều ước quốc tế của Việt
Nam; học viên đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện cơ chế thực thi các quy
định về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam, tập trung vào việc sửa đổi, bổ
sung các quy định của Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo năm
2015 Những nghiên cứu, đề xuất của luận văn hướng tới mục tiêu thực thi hiệu quả điều ước quốc tế trong lĩnh vực này, trong đó có UNCLOS mà Việt
Trang 11Nam là thành viên, góp phần thực hiện các nhiệm vụ mà Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [3] đề ra
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường biển đã được đề cập từ lâu với nhiều công trình nghiên cứu nổi bật Những năm gần đây, khi tình trạng ô nhiễm biển ngày càng đáng báo động thì bảo vệ môi trường biển rất được chú trọng Nhiều công trình nghiên cứu giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo, luận văn về chủ đề bảo vệ môi trường biển đã được thực hiện ở Việt Nam, tiêu biểu như:
Vũ Thanh Ca (2016), Bảo vệ môi trường biển trong luật pháp quốc tế và
một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Môi trường, số 4/2016 [50] Bài viết đã
đưa ra một góc nhìn tổng quan của pháp luật quốc tế về môi trường biển được xây dựng trên 5 nguyên tắc cơ bản, bao gồm: (i) Trách nhiệm chung nhưng phân biệt; (ii) Bên gây ô nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên, các dịch vụ môi trường phải trả tiền; (iii) Phòng ngừa; (iv) Chia sẻ lợi ích công b ng giữa các thế hệ; (v) Phát triển bền vững Tác giả cũng đề cập đến trách nhiệm của Việt Nam trong việc nghiên cứu và nội luật hóa một các phù hợp các quy định của pháp luật quốc tế để phục vụ công tác bảo vệ, bảo tồn môi trường biển ở nước
ta Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến vai trò của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Việt Nam năm 2015 với những quy định cụ thể, chi tiết các hoạt động kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
Nguyễn Thị Kim Ngân & Nguyễn Toàn Thắng (Đồng chủ biên) (2019),
Giáo trình Luật Biển quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp
[44] Chương 9 của Giáo trình đề cập về bảo vệ môi trường biển, tập trung làm rõ: (i) các khái niệm liên quan; (ii) những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển như: bảo vệ đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; (iii) pháp luật Việt Nam về
Trang 12bảo vệ môi trường biển
Nguyễn Hồng Thao & Nguyễn Thị Xuân Sơn (Đồng chủ biên) (2020),
Giáo trình Luật quốc tế về Môi trường, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [40] Giáo trình này được trình bày theo cách tiếp cận tổng hợp, coi môi trường là một thể thống nhất, đồng thời tôn trọng tính riêng biệt độc lập của từng lĩnh vực môi trường truyền thống Nội dung Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển được đề cập ở Chương 6, phân tích trên các khía cạnh: (i) khái niệm về ô nhiễm môi trường biển; (ii) quyền
và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển; (iii) thực thi các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam
Nguyễn Lan Nguyên (2021), Bảo vệ môi trường biển Việt Nam trong
hoạt động khai thác dầu khí và các quy định pháp luật cần hoàn thiện, Tạp
chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 2 [42] Bài viết tiến hành phân tích quy định của UNCLOS về bảo vệ môi trường biển; đồng thời làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác dầu khí Tác giả nhận thấy các quy định về bảo vệ môi trường, cụ thể là bảo vệ môi trường biển từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí đang được quy định rải rác, chồng chéo trong các văn bản pháp luật khác nhau Các giải pháp được đưa ra hướng tới thực hiện hiệu quả nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển
Hoàng Ngọc Minh Công (2021), Hợp tác giữa các quốc gia trong việc
bảo vệ môi trường biển ở khu vực Biển Đông dưới góc độ pháp luật quốc tế,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội [37] Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn trong hợp tác quốc tế giữa các quốc gia ven biển Đông với các quốc gia khác trên thế giới Bên cạnh đó, luận văn đề cập đến hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam, đánh giá các mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp nh m nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các quốc gia nh m bảo vệ môi trường biển ở khu vực Biển Đông, bảo
Trang 13đảm tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế
Phạm Thị Gấm (2021), Thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về
bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền, Luận án Tiến sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội [46] Trong phạm vi luận án, tác giả đã nghiên cứu: (i) Một số vấn đề lý luận cơ bản về cam kết quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền; (ii) Nội dung các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền, cụ thể trên ba khía cạnh: do rác thải, do nước thải và do chất dinh dưỡng; (iii) Thực trạng thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền Trên cơ sở đánh giá toàn diện, tác giả đề xuất nhiều giải pháp cụ thể nh m giúp Việt Nam chủ động, thực hiện hiệu quả các quy định trong các cam kết quốc tế, đóng góp tích cực trong công tác bảo
vệ môi trường biển và đại dương nói chung và bảo vệ môi trường biển của Việt Nam nói riêng
Hoàng Nhất Thống (2024), Kinh nghiệm xây dựng thể chế và vận hành
thiết chế quản lý nhà nước về môi trường biển của một số nước khu vực biển Đông Á - Bài học cho Việt Nam, Tạp chí Môi trường [35] Bài viết nghiên cứu
kinh nghiệm xây dựng thể chế và vận hành thiết chế quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường biển tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippin Qua
đó, Việt Nam có thể tiếp thu kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước về môi trường biển; thiết lập bộ máy quản lý
và cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các đối tác quốc tế, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ môi trường biển và đại dương xanh
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường biển, hệ thống hóa và chỉ ra các công ước tiêu biểu điều chỉnh vấn đề này, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam Tuy nhiên, những nghiên cứu này tập trung phân tích quy định của pháp luật quốc tế được ghi nhận trong các công ước mà chưa có sự
Trang 14đối sánh cụ thể với đạo luật quan trọng nhất điều chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường biển Việt Nam, đó là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 Đồng thời, các nghiên cứu cũng chưa đề cập chuyên sâu về tình hình thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển của UNCLOS tại Việt Nam Như vậy, đề tài nghiên cứu này không trùng lặp với các vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đó đã đề cập đến
2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài
Ở phạm vi quốc tế, các công trình nghiên cứu liên quan đến bảo vệ môi trường biển theo UNCLOS có phần đa dạng hơn, cả về số lượng và khía cạnh nghiên cứu Một số nghiên cứu tiến hành phân tích và làm sáng tỏ về các thuật ngữ, các điều khoản trong Phần XII UNCLOS; một số khác xem xét các quy định về bảo vệ môi trường của Công ước trong sự phát triển của luật quốc
tế về môi trường, Tòa án quốc tế về Luật Biển; hoặc dự báo về tính phù hợp của những quy định trên đặt trong bối cảnh môi trường, kinh tế - xã hội toàn cầu hiện nay Một số công trình tiêu biểu như:
Joanna Mossop (2018), Can we make the oceans greener?: The
successes and failures of UNCLOS as an environmental treaty (tạm dịch:
Chúng ta có thể làm cho đại dương xanh hơn không?: Những thành công và thất bại của UNCLOS với tư cách là một công ước về môi trường), Tạp chí
Luật, Đại học Victoria Wellington [69] Bài báo này lập luận r ng, UNCLOS thiếu vắng quy định đối với một số vấn đề liên quan đến biển và đại dương; đồng thời đề cập và đánh giá các bước tiến gần đây có tác động đến sự phát triển của UNCLOS trong thời gian tới như: (i) các phán quyết góp phần làm
rõ và mở rộng các nghĩa vụ môi trường của quốc gia; (ii) xây dựng một hiệp định mới về bảo vệ và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở những khu vực
n m ngoài quyền tài phán quốc gia mang lại hy vọng r ng khoảng trống trong UNCLOS có thể được lấp đầy
Chie Kojima (2018), South China Sea Arbitration and the Protection of the Marine Environment: Evolution of UNCLOS Part XII Through
Trang 15Interpretation and the Duty to Cooperate (tạm dịch: Vụ kiện Trọng tài Biển
Đông và bảo vệ môi trường biển: Sự phát triển của Phần XII UNCLOS thông qua diễn giải và nghĩa vụ hợp tác), Niên giám Luật Quốc tế châu Á, Tập 21
[55] Bài viết đưa ra những triển vọng về việc diễn giải và nghĩa vụ hợp tác có thể giúp Phần XII thích ứng với những thách thức mới mà không cần tạo ra một thỏa thuận thực thi hay sửa đổi UNCLOS
Jianping Guo (2020), The developments of marine environmental protection obligation in article 192 of UNCLOS and the operational impact on
China's marine policy - A South China Sea fisheries perspective (tạm dịch: Sự
phát triển của nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển trong điều 192 của UNCLOS
và tác động thực thi đối với chính sách biển của Trung Quốc - Viễn cảnh nghề cá Biển Đông), Tạp chí Marine Policy, số 120 [68] Nghiên cứu chỉ ra
r ng, cách diễn đạt về “nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển” tại Điều 192 của
UNCLOS chưa đủ rõ ràng nên các quốc gia khó áp dụng trên thực tế Kể từ khi UNCLOS có hiệu lực vào năm 1994, nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển đã được giải thích và phát triển bởi các tòa án và trọng tài quốc tế
Nguyễn Ngọc Lan (2021), Expanding the Environmental Regulatory
Scope of UNCLOS Through the Rule of Reference: Potentials and Limits
(tạm dịch: Mở rộng phạm vi điều chỉnh môi trường của UNCLOS thông qua Quy tắc tham chiếu: Tiềm năng và Giới hạn), Tạp chí Ocean Development
and International Law [74] Với tư cách là “Hiến pháp đại dương”, cùng với mục tiêu “tìm cách quản lý tất cả các khía cạnh của tài nguyên và việc sử
dụng các đại dương” trong một công ước duy nhất, UNCLOS không thể điều
chỉnh mọi vấn đề pháp lý của biển cả một cách chuyên sâu Vì vậy, tác giả đề
cập đến “quy tắc tham chiếu” (rule of reference) và thảo luận để áp dụng quy
tắc này vào UNCLOS, nh m mở rộng phạm vi quy định về môi trường của Công ước
Warwick Gullett (2023), The contribution of the law of the sea
convention to marine environmental protection (tạm dịch: Đóng góp của
Trang 16Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển đối với việc bảo vệ môi trường biển),
Tạp chí Marine Policy, số 149 [98] Nghiên cứu khẳng định Phần XII của Công ước đóng góp nền tảng hình thành khung pháp lý điều chỉnh việc bảo vệ
và gìn giữ môi trường biển trong 40 năm qua Tác giả cũng đưa ra quan điểm
về sự căng thẳng cố hữu giữa các quyền về chủ quyền của quốc gia và bảo vệ môi trường, không chỉ tồn tại ở UNCLOS Bài viết nhấn mạnh đến tính dự
báo và sự tiến bộ khi UNCLOS ghi nhận nguyên tắc “thỏa thuận trọn gói”,
không bảo lưu công ước để thúc đẩy nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển của các quốc gia
Chie Kojima (2023), Integration of general principles of international
environmental law into the law of the sea: Assessment and challenges (tạm
dịch: Tích hợp các nguyên tắc chung của Luật Môi trường quốc tế vào Luật Biển: Đánh giá và thách thức), Tạp chí Marine Policy, số 149 [55] Bài viết
này nh m mục đích làm rõ mối quan hệ giữa các nguyên tắc chung của luật môi trường quốc tế và UNCLOS đã tương tác với nhau như thế nào theo thời gian? Tiếp đó, bài viết thảo luận về một số nguyên tắc môi trường đã ảnh hưởng đến việc áp dụng và giải thích UNCLOS thông qua các nghiên cứu điển hình Tác giả lập luận r ng: một số nguyên tắc môi trường đã trở thành khái niệm quy phạm trong bối cảnh luật biển, hàm ý tiềm năng phát triển Phần XII UNCLOS trong tương lai để đáp ứng những thách thức môi trường đương đại
Elizabeth Mendenhall (2023), Making the most of what we already
have: Activating UNCLOS to combat marine plastic pollution (tạm dịch: Tận
dụng tối đa những gì chúng ta đã có: Kích hoạt UNCLOS để chống ô nhiễm nhựa đại dương), Tạp chí Marine Policy, số 155 [58] Tác giả cho r ng, Phần
XII của UNCLOS chứa đựng nhiều nghĩa vụ có thể được đưa ra trong bối
cảnh tranh chấp Điều 194 của UNCLOS yêu cầu các quốc gia sử dụng “các
biện pháp khả thi nhất có sẵn và phù hợp với khả năng của họ” phản ánh khái
niệm “trách nhiệm chung nhưng phân biệt” từ Nguyên tắc 7 của Tuyên bố
Trang 17Rio 1992 Nghiên cứu nhận định việc xây dựng các điều khoản về trách nhiệm pháp lý sẽ thúc đẩy việc thực hiện Điều 235(2) của UNCLOS, trong đó
yêu cầu các quốc gia “đảm bảo rằng có được sự đền bù… hay sự bồi thường
khác đối với những thiệt hại nảy sinh từ ô nhiễm môi trường do các thể nhân hoặc pháp nhân thuộc quyền tài phán của mình gây ra”
Những công trình nghiên cứu nước ngoài thể hiện những quan điểm đa chiều về vấn đề bảo vệ môi trường biển, được chứng minh qua nhiều hiện tượng, vụ việc điển hình Các nghiên cứu trên chưa khai thác một cách bài bản từ các vấn đề lý luận đến phân tích các điều khoản cụ thể về bảo vệ môi trường trong Phần XII UNCLOS Việc đưa ra một văn bản pháp luật tiêu biểu của Việt Nam, cụ thể là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm
2015 để nghiên cứu về sự tương thích trong quy định với Phần XII UNCLOS cũng chưa từng xuất hiện trước đây Những vấn đề trong thực thi UNCLOS tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam cũng chưa được đề cập với những phân tích cụ thể, gắn với tình hình thực tiễn Vì vậy, đề tài này sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đó một cách hệ thống và hiệu quả nhất
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng tới mục tiêu làm rõ nội hàm các quy định, cơ chế thực thi quy định về bảo vệ môi trường biển trong văn bản pháp luật Việt Nam theo tinh thần của Phần XII UNCLOS, tập trung vào các quy định được
ghi nhận tại Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 Qua đó, luận văn đưa ra đề xuất hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam, phù hợp với quy định của UNCLOS; bảo đảm sự hài hòa hóa trong pháp luật quốc gia, hướng tới thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế biển của Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về pháp luật (khái
niệm, nguồn luật, lịch sử hình thành và phát triển) và cơ chế thực thi các quy
Trang 18định của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển
Thứ hai, phân tích các nội hàm quy định và cơ chế thực thi, biện pháp
đảm bảo thực thi Phần XII UNCLOS về bảo vệ môi trường biển
Thứ ba, nghiên cứu tình hình thực thi các quy định về bảo vệ môi
trường biển trong UNCLOS tại Việt Nam; tập trung vào phân tích, đánh giá tính tương thích của các quy định trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 với quy định của UNCLOS mà Việt Nam là thành viên, với các quy định trong pháp luật chuyên ngành có liên quan đến bảo vệ môi trường biển, phù hợp với bối cảnh thực tế và các mục tiêu bảo vệ môi trường biển tại nước ta
Thứ tư, nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị nh m hoàn thiện, tăng
cường hiệu quả thực thi các quy định trong UNCLOS về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam, góp phần hài hòa hóa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, thực hiện các nhiệm vụ được đề ra trong chính sách, pháp luật biển đảo của nước ta, hướng tới sự phát triển bền vững
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Một là, các quan điểm, định nghĩa về môi trường biển, ô nhiễm môi
trường biển và bảo vệ môi trường biển; lịch sử hình thành và phát triển, nguồn của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển;
Hai là, bối cảnh hình thành, vai trò và cơ chế thực thi của Công ước;
nội dung các quy định về bảo vệ môi trường biển tại Phần XII UNCLOS;
Ba là, quá trình Việt Nam ký kết, phê chuẩn UNCLOS; đánh giá tình
hình thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển theo UNCLOS tại Việt Nam; tập trung vào nội dung các quy định Luật Tài nguyên, môi trường biển
và hải đảo năm 2015;
Bốn là, các định hướng, chính sách, mục tiêu phát triển bền vững môi
trường và kinh tế biển của Việt Nam, khu vực và quốc tế; các vấn đề pháp lý đặt ra với môi trường biển Việt Nam, nắm bắt mục tiêu phát triển và chiến
Trang 19lược về biển nh m xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, tăng cường hiệu quả thực thi UNCLOS
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Bảo vệ môi trường là một lĩnh vực rộng lớn, tuy nhiên đề
tài nghiên cứu giới hạn các phân tích dựa trên góc độ pháp lý, chính sách và
lý luận liên quan đến bảo vệ môi trường biển và cơ chế thực thi điều ước quốc
tế, tập trung vào (i) các quy định tại Phần XII UNCLOS gồm 46 điều (từ Điều
192 đến Điều 237); và (ii) văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành quy định những vấn đề cốt lõi trong việc thực thi UNCLOS về bảo vệ môi trường biển: Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 (gồm 10 chương, 81 điều), Nghị định số 40/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 [4]
Về không gian: Nghiên cứu vấn đề lý luận, pháp lý và tình hình thực thi
các quy định về bảo vệ môi trường biển ở cấp độ quốc tế, khu vực và Việt Nam
Về thời gian: Luận văn sử dụng các kết quả nghiên cứu, các số liệu, tài
liệu, văn bản chính sách, pháp luật, các chương trình hành động liên quan đến công tác bảo vệ môi trường biển được công bố, ban hành tính đến năm 2024
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu về sự ra đời và quá trình phát triển của
Luật quốc tế về môi trường biển; sự hình thành UNCLOS với các quy định về bảo vệ môi trường biển; quá trình thực thi Công ước của Việt Nam với vai trò
là quốc gia thành viên
Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: Đề tài nghiên cứu chủ
yếu phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường biển Từ đó, nghiên cứu có sự tổng hợp các nội dung, quan điểm của tác giả, bình luận của các công trình trong và ngoài nước đã thu thập có liên quan để làm cơ sở cho những kiến nghị được
Trang 20đưa ra
Phương pháp so sánh: Nh m mục đích khẳng định sự tương thích trong
quy định về bảo vệ môi trường của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 và Phần XII UNCLOS, đề tài nghiên cứu tiến hành so sánh các nội dung quy định được đề cập trong hai văn bản pháp lý này Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được áp dụng giúp Việt Nam tham khảo các kinh nghiệm thực thi Phần XII Công ước ở một số quốc gia trên thế giới
Phương pháp quy nạp và diễn giải: UNCLOS là công ước quốc tế tạo
ra một khung pháp lý tương đối toàn diện điều chỉnh việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển Do đó, các điều khoản ghi nhận trong công ước và cần được phân tích, diễn giải trong các trường hợp cụ thể Phương pháp này cũng được
áp dụng trong việc phân tích các điều khoản về bảo vệ môi trường biển trong pháp luật Việt Nam và trong việc đưa ra các quan điểm, bình luận, đánh giá
6 Những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học trước đó liên quan đến bảo vệ môi trường biển, đề tài tiếp tục được nghiên cứu và dự kiến đóng góp những kết quả sau:
Một là, góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận của pháp luật quốc tế
trong việc bảo vệ và giữ môi trường biển, cơ chế và biện pháp bảo đảm tình hình thực thi quy định về lĩnh vực này trong UNCLOS
Hai là, đưa ra các phân tích cụ thể về các điều khoản tại Phần XII
UNCLOS được nội luật hóa tập trung trong đạo luật định hướng công tác bảo
vệ môi trường biển, đó là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm
2015 Trên cơ sở đánh giá sự tương thích về các quy định pháp lý giữa Công ước và Luật này, nghiên cứu chỉ ra những nỗ lực, hạn chế trong công tác thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam
Ba là, đề xuất những kiến nghị nh m tăng cường cơ chế thực thi các
quy định về bảo vệ môi trường biển, tập trung vào việc sửa đổi Luật Tài
Trang 21nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, góp phần hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ môi trường biển, xây dựng các biện pháp bảo vệ khả thi, phù hợp với tình hình biển Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của việc bảo vệ môi trường biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Chương 2: Nội dung và cơ chế thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Chương 3: Thực thi các quy định về bảo vệ môi trường biển trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 tại Việt Nam
Trang 22Trong số các thành phần của môi trường, môi trường biển đóng vai trò
vô cùng quan trọng bởi 90 sinh quyển là đại dương Diện tích biển và đại dương bao phủ 71% bề mặt đã tạo nên sự khác biệt cơ bản về môi trường giữa Trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời [63] Hiện nay, pháp luật quốc tế chưa ghi nhận một khái niệm pháp lý thống nhất về môi trường biển
Vì vậy, khái niệm “môi trường biển” được xem xét trên nhiều góc độ với
những cách tiếp cận khác nhau
Ở góc độ tiếp cận theo quan niệm pháp lý truyền thống: Môi trường biển được xác định là vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của mỗi quốc gia Theo đó, môi trường biển có thể được hiểu là một vùng của biển, đại dương trải rộng từ bờ biển và các hải đảo cho tới ranh giới trên biển được thỏa thuận hoặc tới giới hạn 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế hoặc tới ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa tại quốc gia đó [41]
Ở góc độ pháp luật quốc tế: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
1982 không đưa ra khái niệm cụ thể về môi trường biển, nhưng đã gián tiếp định nghĩa trong nhiều điều khoản b ng cách xác định các hình thái vật chất, yếu tố thành phần cấu tạo nên môi trường biển, bao gồm: nước biển và chất lượng nước biển, cảnh quan biển, các tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái biển Cách tiếp cận này không chỉ xem xét môi trường biển dưới góc độ thành phần mà còn tiếp cận trên cơ sở giá trị của các thành phần môi trường biển [44]
Khái niệm “môi trường biển” tiếp tục được làm rõ ở mức độ hoàn thiện
hơn trong một số cam kết quốc tế tại các Hội nghị quốc tế toàn cầu của Liên hợp quốc về môi trường sau Hội nghị Stockholm [92] Tháng 6/1992, Hội
Trang 23nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) đã diễn ra tại Rio
de Janeiro (Braxin) trên tinh thần nhấn mạnh mối liên kết giữa môi trường với các nhu cầu, hoạt động của con người trong hiện tại và tương lai, hướng đến
sự phát triển bền vững Một trong những kết quả nổi bật của Hội nghị này là
sự ra đời của Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững, trong đó có nội
dung về bảo vệ môi trường biển Cụ thể, Chương 17.1 đã xác định: “Môi
trường biển bao gồm đại dương và tất cả các vùng biển và các vùng ven biển liền kề tạo thành một tổng thể thống nhất, là thành phần thiết yếu của hệ thống h trợ sự sống toàn cầu và là tài sản hữu ích mang lại cơ hội phát triển bền vững” [97] Khái niệm này đã nhấn mạnh đến yếu tố tự nhiên của môi
trường, cũng như vai trò đối với sự sống, sự phát triển trên phạm vi toàn cầu, tập trung xác định: (i) phạm vi không gian của môi trường biển và (ii) chức năng của môi trường biển
Đề cập đến môi trường biển, các chương trình và báo cáo của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) luôn xem xét khái niệm này trong tương quan mối liên hệ chặt chẽ với phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý và bảo vệ môi trường biển một cách bền vững UNEP cũng không đưa ra một định nghĩa chính thức mà thường
mô tả các thành phần của môi trường biển như là các bộ phận của một hệ thống phức tạp, bao gồm: các đại dương và biển; vùng ven biển; các hệ sinh thái biển và ven biển; các yếu tố vật lý, hóa học cùng tương tác trong hệ thống này Các tài liệu mà UNEP đưa ra thống nhất quan điểm môi trường biển không chỉ chịu tác động của các yếu tố tự nhiên mà còn bao gồm cả các hoạt động của con người tác động đến biển, như: đánh bắt, vận tải biển, khai thác tài nguyên,
Ở góc độ pháp luật quốc gia: Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 của Việt Nam được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/11/2020 đã xác
định: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế,
Trang 24xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” Theo đó,
Điều 3(1) Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định cụ
thể: “Môi trường biển là hệ thống các yếu tố vật chất trong vùng biển Việt
Nam, bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, chi phối sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”
Từ các định nghĩa trên có thể khái quát như sau: Môi trường biển bao gồm các vùng biển, đại dương và vùng ven biển chứa đựng các tài nguyên thiên nhiên, vật chất nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển, kinh tế - xã hội của con người, cũng như sự tồn tại, phát triển của sinh vật và tự nhiên
1.1.2 Ô nhiễm môi trường biển
Khái niệm ô nhiễm môi trường biển
Ô nhiễm môi trường là một trong những mối lo ngại lớn nhất của nhân loại trong nhiều thập k vừa qua Đây là hiện tượng đưa vào môi trường bất
kỳ dạng vật chất nào (trong trạng thái rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (như nhiệt, âm thanh hoặc phóng xạ) với tốc độ nhanh hơn tốc độ môi trường
có thể hấp thụ, phân hóa, pha loãng, tái tạo hoặc lưu giữ dưới các dạng ít tổn hại hơn [40] Các vấn đề về môi trường trên thế giới đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau, có tính chất xuyên biên giới và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hoạt động của con người trong sự phát triển chung thời gian qua [40]
Khái niệm đầu tiên về “ô nhiễm môi trường biển” được Nhóm chuyên gia nghiên cứu liên quan đến khoa học về ô nhiễm môi trường biển (Joint
Group Experts on Scientific Aspects of Marine Pollution, viết tắt là GESAMP)
đề cập, chỉ rõ tác nhân con người thông qua các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp, đưa các chất độc hại vào môi trường biển làm ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật, gây ra mối nguy hại đối với sức khỏe con người, cản trở các hoạt động trên biển, bao gồm đánh bắt hải sản, suy giảm chất lượng sử dụng nước biển và các hoạt động khác [41] Cách tiếp cận trên đặt ra nhiệm vụ đánh giá
Trang 25nguy cơ và ảnh hưởng của ô nhiễm biển đến sức khỏe, đời sống của con người, cũng như sự tồn tại và phát triển của các tài nguyên sinh vật, làm cơ sở
để xem xét xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường biển
Ô nhiễm môi trường biển vốn không phải là một hiện tượng mới Đối với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể sẽ có cách diễn giải khác nhau về khái niệm này Ví dụ, Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu năm 1973 được bổ sung bởi Nghị định thư năm 1978 (sau đây gọi tắt là Công ước
MARPOL 73/78) nhận định ô nhiễm môi trường biển là việc “thải từ tàu các
chất có hại hoặc nước chứa các chất đó mà khi rơi xuống biển có khả năng tạo ra nguy hiểm cho sức khoẻ con người, gây thiệt hại cho các tài nguyên hữu sinh, cho thực vật và động vật biển, làm xấu đi những điều kiện hoặc cản trở các hình thức sử dụng chính đáng về biển một cách có chủ ý hoặc ngẫu nhiên, không kể nguyên nhân và bao gồm cả sự dò, đổ, tràn, thẩm, bơm, thoát”
Một định nghĩa tiêu biểu về ô nhiễm môi trường biển được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật quốc tế phải kể đến định nghĩa trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 Điều 1(4) UNCLOS xác định: Ô nhiễm môi
trường biển là “việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc
năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và thực vật biển, gây nguy hại cho sức khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển” [96] Khái
niệm về “ô nhiễm môi trường biển” được ghi nhận tại UNCLOS cho thấy sự
tiến bộ rõ rệt trong nhận thức của cộng đồng quốc tế, thể hiện ở những điểm chính sau đây:
(i) Đây là một khái niệm mở, trong đó có thể bao gồm nguồn gây ô nhiễm hiện có được ghi nhận và cả những nguồn gây ô nhiễm mới cho biển
Trang 26và đại dương Theo đó, UNCLOS giới hạn điều chỉnh các hành vi gây ô nhiễm do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra, và không điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nguồn ô nhiễm môi trường biển do tác động của tự nhiên Cách phân chia nguồn ô nhiễm và tiếp cận điều chỉnh này của UNCLOS là phù hợp khi xem xét mối liên hệ giữa môi trường và con người,
cụ thể là vấn đề ô nhiễm môi trường trong mối quan hệ với các hoạt động của con người
(ii) Khái niệm trên có đề cập đến các chất liệu hoặc năng lượng có thể gây ra những tác hại đến biển nói chung, điều này đã cho thấy các tác động có thể gây hại cho môi trường biển cũng có thể trở thành đối tượng điều chỉnh
của các quy định trong UNCLOS Việc đề cập đến khả năng “gây ra hoặc có
thể gây ra” cho thấy khái niệm này đã tính đến các phương pháp phòng ngừa
[73]
(iii) Khái niệm đã bổ sung các tác nhân gây hại đến môi trường biển như: sinh vật, hệ động vật, hệ thực vật biển và các hoạt động sử dụng biển một cách hợp pháp khác Việc mở rộng các thành tố liên quan đến ô nhiễm biển đã cho thấy sự phản ánh đầy đủ hơn của UNCLOS, phù hợp với sự phát triển trong nhận thức của con người về các vấn đề môi trường và của luật pháp quốc tế [78] Do đó, việc bảo vệ môi trường biển cũng bao gồm việc bảo
về các loài sinh vật biển [88]
Khái niệm pháp lý về ô nhiễm môi trường biển quốc tế được đề cập ở nhiều văn kiện quốc tế khác nhau, do vậy cũng nhận được nhiều ý kiến thảo luận xung quanh về nội hàm của khái niệm, liên quan tới việc đề cập đầy đủ các nguyên nhân, phạm vi tiến hành các hoạt động gây ô nhiễm cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường biển
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển
Mặc dù biển có chức năng tự làm sạch, cân b ng ô nhiễm; tuy nhiên, với tốc độ ô nhiễm ngày càng gia tăng và đặc biệt với sự xuất hiện của những nguồn ô nhiễm mới đã vô hiệu hóa chức năng tự làm sạch của các vùng biển
Trang 27và đại dương Tổ chức Hàng hải Quốc tế (viết tắt là IMO) đã xây dựng các
công ước với nhiều quy định liên quan đến ô nhiễm biển như Công ước MARPOL 73/78, Công ước về Ngăn ngừa Ô nhiễm biển do đổ thải, chất thải
và các chất khác (Công ước Luân Đôn năm 1972) và Nghị định thư năm
1996 Các công ước này phân loại một số nguồn ô nhiễm cụ thể như sau: (1)
Ô nhiễm từ tàu thuyền, bao gồm ô nhiễm dầu, ô nhiễm từ chất lỏng độc hại, ô nhiễm từ chất thải đóng gói, ô nhiễm từ nước thải, ô nhiễm từ rác thải, ô nhiễm không khí từ tàu, ô nhiễm từ nước d n tàu; (2) Ô nhiễm do nhận chìm; (3) Ô nhiễm từ các hoạt động thăm dò và khai thác ngoài khơi,
Hiện nay, cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi cách phân loại 06 nguồn gây ra ô nhiễm môi trường biển được đề cập trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (Điều 207 - Điều 212), bao gồm:
(i) Ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ đất liền
Các nguồn từ đất liền đóng góp khoảng 80 ô nhiễm môi trường biển
và là mối đe dọa nghiêm trọng bởi nguồn này chủ yếu ảnh hưởng đến vùng nước ven biển, vốn là nơi có năng suất sinh học cao [98] Các nguồn này xuất phát từ các dòng sông, cửa sông, ngòi, kênh rạch, ống dẫn, các nguồn nước thải, chất thải công nghiệp và nước thải nông nghiệp Ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ đất liền đã phản ánh sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người trên đất liền Cụ thể, trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người, một lượng lớn các chất thải được tạo ra và đi vào đại dương qua nhiều kênh khác nhau Vụ ô nhiễm Minamata tại Nhật Bản năm 1953 là ví dụ điển hình về mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ đất liền đối với sức khỏe con người Chất thải của nhà máy này
có chứa thủy ngân đã được đưa thẳng vào vịnh Theo thống kê đã có khoảng 13.000 nạn nhân, 70 số đó thuộc các gia đình ngư dân ăn phải cá bị nhiễm độc có chứa thủy ngân, dẫn đến việc tê liệt hệ thần kinh trung ương [41] Năm
1972, Chương trình hành động của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Con người đã phản ánh nhận thức rõ nét của cộng đồng quốc tế về nguồn gây
Trang 28ô nhiễm này, đồng thời cho thấy những nỗ lực đầu tiên để cứu một số vùng biển khỏi một số ảnh hưởng nặng nề từ nguồn ô nhiễm biển do quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người tại khu vực công nghiệp và dân cư xung quanh gây ra [98]
(ii) Ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển gây ra
Các hoạt động liên quan đến đáy biển có thể bao gồm: các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí; các hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản; các hoạt động nh m mục đích xây dựng đường hầm, đặt cáp, ống dẫn; hoặc một số hoạt động xuất phát từ các đảo nhân tạo, các công trình thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển Chính những cuộc khảo sát địa chấn, các chất thải, việc lắp đặt các công trình thiết bị, giàn khoan cũng như các sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường biển Trên thực tế, vụ tràn dầu thế k Deepwater Horizon do giàn khoan dầu sâu nhất thế giới của hãng BP (Vương quốc Anh) phát nổ ngày 20/4/2010 tại Vịnh Mexico là ví dụ điển hình về nguy cơ thảm họa môi trường phát sinh từ hoạt động khai thác dầu dưới đáy biển, gây ra thiệt hại lớn nhất trong lịch sử và tác động trên nhiều mặt: kinh tế, môi trường, chính trị Tính đến ngày 01/6/2010, lượng dầu tràn vào Vịnh Mexico đã dao động từ 17 triệu gallon đến 27 triệu gallon dầu Tình trạng rò rỉ vẫn tiếp diễn sau đó, lượng dầu tràn h ng ngày ước tính từ 12.000 thùng đến 19.000 thùng, nhiều hơn so với đánh giá trước đó là 5.000 thùng [41]
(iii) Ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động trong Vùng gây ra
Khu vực Vùng n m ngoài phạm vi quyền tài phán của quốc gia, là khu vực khó tiếp cận và còn bỏ ngỏ nhiều điều chưa được khám phá Đây cũng là khu vực có nhiều tài nguyên khoáng sản, kim loại quý và các nguyên tố đất hiếm Hiện nay, hoạt động khai thác tại Vùng không phải là nguồn gây ô nhiễm biển lớn nhất nhưng không loại trừ khả năng trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai
Trang 29(iv) Ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động nhận chìm và trút bỏ
chất thải trên biển
Nhận chìm chất thải trên biển được quy định tại Điều III(1) Công ước Luân Đôn 1972 [97] và Điều 1(4)(a) Nghị định thư năm 1996, thay thế Công ước Luân Đôn 1972 (được sửa đổi năm 2006) Trên cơ sở đó, Điều 1 UNCLOS ghi nhận hoạt động này là một nguồn gây ô nhiễm biển, định nghĩa
cụ thể như sau: Nhận chìm là (i) mọi sự trút bỏ có ý thức xuống biển các chất thải hoặc các chất khác từ tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc công trình khác được bố trí ở biển; (ii) mọi sự đánh chìm tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình khác được bố trí ở biển Việc nhận chìm chất thải trên biển không bao gồm việc đổ, thải các chất thải và các chất khác xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình khai thác bình thường và từ các thiết bị của tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình khác trên biển Theo báo cáo của Tổ chức Hàng hải quốc tế năm 2013, Bỉ là quốc gia có khối lượng nhận chìm vật liệu nạo vét lớn ở châu Âu (khoảng 20-
50 triệu tấn/năm), và Pháp, Hà Lan (khoảng 20 triệu tấn/năm) Tại Châu Á, Trung Quốc đã tiến hành nhận chìm khoảng 126,3 triệu tấn vật liệu nạo vét xuống biển Hoa Đông; 38,4 triệu tấn xuống biển Đông và khoảng 44,3 triệu tấn xuống các vùng biển khác [34]
(v) Ô nhiễm môi trường biển do hoạt động của các loại tàu thuyền
Nguồn ô nhiễm môi trường biển mà con người nhận thức được sớm nhất là ô nhiễm có nguồn gốc từ tàu, xuất phát từ hai nguyên nhân chính: do quá trình hoạt động của tàu (ví dụ: nước thải trong khoang tàu, nước d n tàu, ) và do tai nạn liên quan đến tàu (ví dụ: tràn dầu) Các tai nạn trên biển, chủ yếu là các vụ va chạm giữa các tàu thuyền đã đặt ra những vấn đề đáng
lo ngại cho môi trường biển và gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác Theo IMO đánh giá, 90 sự cố ô nhiễm môi trường biển là do sai lầm của con người khi điều khiển tàu; 10 còn lại là do các lỗi kỹ thuật và cơ khí Như vậy, có thể khẳng định r ng ô nhiễm do các hoạt động của các loại tàu
Trang 30thuyền gây ra chủ yếu liên quan đến các yếu tố con người [41] Nguy cơ và tác hại lớn nhất khi xem xét các nguồn ô nhiễm môi trường từ tàu thuyền được xác định chủ yếu là do dầu Ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hoa Kỳ và sau đó là Hội quốc liên đã bắt đầu có những hoạt động tìm kiếm một thỏa thuận quốc tế về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển Một số sự cố tràn dầu do tàu được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong lịch sử phải kể đến như: Vụ va chạm giữa tàu Atlantic Empress và Aegean Captain năm 1979 đã làm tràn 88,3 triệu gallon dầu ra đại dương, cướp đi sinh mạng của 26 thành viên thủy thủ đoàn; Vụ va chạm tài giếng dầu Nowruz thuộc Vịnh Ba Tư (Iran) năm 1983 đã làm hư hại mỏ dầu, tràn hơn 80 triệu gallon dầu thô ra biển trong 7 tháng liên tục [60] Số lượng các vụ tràn dầu trên thế giới và lượng dầu tràn ra đã cảnh tỉnh nhân loại về hậu quả nghiêm trọng của các vụ ô nhiễm, về khả năng làm sạch môi trường biển và mức bồi thường vượt quá khả năng của một con tàu, thậm chí là một quốc gia [41] Hình ảnh về “thủy triều đen” sau các vụ tai nạn liên quan đến tàu chở dầu vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại trong nhiều thập k qua
(vi) Ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển
Theo báo cáo của GESAMP năm 1990, khí quyển chứa đựng các vật chất từ nhiều nguồn khác nhau: Nguồn tự nhiên (bao gồm: bụi từ nhiều vùng,
từ đất, từ núi lửa, thực vật, các đám cháy rừng, ); Nguồn nhân tạo (bao gồm: khí thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, ) Các thành phần này được xáo trộn đi vào bầu khí quyển và được lưu chuyển qua biên giới các quốc gia, xâm nhập vào hệ sinh thái lớn của biển cả thông qua nhiều dạng thức khác nhau [62] Việc đánh giá chính xác lượng các chất nhiễm bẩn trong môi trường biển có nguồn gốc từ bầu khí quyển hoặc qua bầu khí quyển là điều không thể Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực thực hiện các phương pháp nh m đưa ra những số liệu đánh giá sơ bộ và những phân tích ảnh hưởng từ các vụ thử vũ khí hạt nhân, các vụ cháy rừng hay từ hoạt động
Trang 31sản xuất và sử dụng năng lượng của con người Thông qua UNCLOS, cộng đồng quốc tế đã khẳng định sự cần thiết của việc ghi nhận ô nhiễm từ khí quyển là một nguồn gây ô nhiễm môi trường biển riêng biệt
1.1.3 Bảo vệ môi trường biển
Cho đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc, vấn đề ô nhiễm môi trường biển mới trở thành mối quan tâm rõ rệt của các quốc gia [88] Chính những ảnh hưởng từ các sự kiện liên tiếp xảy ra trước đó về việc con người xả chất thải ra biển và ô nhiễm biển do dầu từ tàu thuyền đã thúc đẩy sự hình thành nhận thức sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường biển, đồng thời hướng tới pháp điển hoá các quy định về bảo vệ môi trường biển trên phạm vi toàn cầu Bảo vệ môi trường biển tập trung vào các nội dung chính như: (i) Bảo vệ các hệ sinh thái biển; (ii) Bảo vệ tài nguyên sinh vật, chống khai thác quá mức; (iii) Bảo vệ chất lượng nước biển, môi trường biển, chống ô nhiễm
Chương 17 trong Chương trình hành động 21 đưa ra một cách tiếp cận khá cụ thể về phát triển, quản lý việc khai thác và sử dụng biển cả, có sự phân
biệt giữa “bảo vệ môi trường biển” và “bảo tồn tài nguyên sinh vật biển”
Hai nội dung này được đặt song song với nhau trong việc phát triển, khai thác biển cả, phản ánh mối quan hệ mật thiết nhưng cũng rất khác biệt Theo đó,
“bảo vệ môi trường biển” là hạn chế các chất thải, chất hoá học độc hại tràn
ra biển dù cố ý hay do tai nạn nh m mục đích bảo vệ con người và động, thực
vật biển Như vậy, một trong những mục đích của “bảo vệ môi trường biển”
là bảo tồn, duy trì sự sống, sự đa dạng sinh vật biển Ngược lại, một trong
những cách để bảo tồn, duy trì tài nguyên sinh vật biển là “bảo vệ môi trường
biển” trước tác nhân ô nhiễm hoá học, sinh học, bên cạnh việc khai thác tài
nguyên biển và đánh bắt cá [92]
Tóm lại, bảo vệ môi trường biển là việc ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động của con người và của tự nhiên đến môi trường biển, làm ô nhiễm và suy thoái môi trường biển Trong phạm vi của luận văn này sẽ chỉ
Trang 32nhấn mạnh vào các quy định và tình hình thực thi các quy định liên quan đến
nghĩa vụ “bảo vệ môi trường biển”, không đề cập đến những vấn đề này trong phạm trù “bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật biển”
1.2 Tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về bảo
Thứ hai, sự xuất hiện các quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển là kết quả tất yếu về sự thay đổi trong nhận thức của các quốc gia
về tính hữu hạn của môi trường tự nhiên Cho đến đầu thế k XX, con người nghiễm nhiên coi biển cả như một món quà mà thiên nhiên ban tặng mà không cần phải thực hiện một nghĩa vụ nào Cùng với sự phát triển của nhân loại trong các khía cạnh kinh tế, xã hội, con người dần nhận ra tài nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn; đại dương và biển không còn khả năng vô hại hóa các chất thải của con người Chính nhận thức về tính hữu hạn của môi trường, trong đó có môi trường biển đã tác động đến các quốc gia trong việc điều chỉnh các hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên
nh m hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Để thực hiện được mục tiêu này, các quốc gia cần sử dụng kết hợp các công cụ hữu hiệu để điều chỉnh các
Trang 33quan hệ hợp tác hướng tới bảo vệ môi trường biển Trong đó, công cụ pháp lý
là một trong những biện pháp hiệu quả giúp các quốc gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển trước nguy cơ suy thoái
Thứ ba, xu hướng toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ làm gia tăng
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc thù về tính tổng thể của môi trường nói chung trong đó có môi trường biển, ô nhiễm biển có thể diễn ra xuyên biên giới, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người, mở rộng phạm vi ô nhiễm ra bên ngoài ranh giới phân định biển giữa các quốc gia thông qua dòng hải lưu và gió Do vậy, sự hợp tác giữa các quốc gia trở thành điều kiện tiên quyết để kiểm soát, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường biển
(ii) Quá trình phát triển của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển
Các quy định pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường biển bắt đầu xuất hiện từ cuối thế k XIX và dần được hình thành thông qua các nỗ lực nh m kiểm soát việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sinh vật biển [57] Những quy định đầu tiên về bảo vệ môi trường biển là các quy phạm tập quán quốc tế liên quan đến việc sử dụng tài nguyên biển Đi cùng với sự phát triển của luật quốc tế về môi trường, những quy định về bảo vệ môi trường biển được cộng đồng quốc tế thiết lập qua nhiều phương thức, diễn đàn khác nhau, đặc biệt phải kể đến thông qua các Hội nghị về Môi trường trên phạm vi toàn cầu Chỉ sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, các quy định của pháp luật quốc tế về quản lý ô nhiễm biển mới có những bước phát triển rõ nét
Năm 1958, Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ nhất đã đạt được khuôn khổ pháp lý quốc tế đầu tiên điều chỉnh các vấn đề về biển và đại dương thông qua bốn công ước Trong đó, Công ước về Lãnh hải và vùng tiếp giáp và Công ước về Thềm lục địa năm 1958 không có điều khoản nào liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường biển Công ước về Biển cả năm
1958 chỉ đề cập đến một số ít nguồn gây ô nhiễm biển, cụ thể Điều 24, 25 quy
Trang 34định về ô nhiễm biển do dầu từ tàu thuyền, đường ống dẫn hoặc do hoạt động khai thác, thăm dò đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, cũng như việc đổ chất thải phóng xạ
Giai đoạn 1970 - 1980 đánh dấu bước phát triển quan trọng trong luật
pháp quốc tế về bảo vệ môi trường biển Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường con người năm 1972 đã đặt nền móng cho Luật Quốc tế về môi
trường Thành tựu lớn nhất của Hội nghị Stockholm 1972 là sự ra đời của
Chương trình môi trường Liên hợp quốc và Tuyên bố Stockholm, trong đó có bao gồm các nguyên tắc chung về nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển Những nguyên tắc chung này là một bước đệm quan trọng trong việc ký kết các điều ước quốc tế ràng buộc các quốc gia trong việc bảo
vệ môi trường biển như MARPOL 73/78, UNCLOS,
Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ ba đã thành công với
sự ra đời của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đáp ứng mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với các vấn đề
về biển và đại dương Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường phát triển năm 1992 đã thống nhất thông qua ba văn kiện không ràng buộc về mặt pháp
lý (Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển; Các nguyên tắc bảo vệ rừng và Chương trình Nghị sự 21) trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến môi trường biển Trong đó, Chương 17 Chương trình Nghị sự 21 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các đại dương với tư cách là một hệ thống hỗ trợ sự sống toàn cầu; đồng thời khẳng định sự cần thiết phải ngăn chặn ô nhiễm biển từ tàu Thay vì thiết lập một khung pháp lý mới về quản trị đại dương, Chương trình Nghị sự 21 tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và vai trò nền tảng của UNCLOS trong việc bảo vệ môi trường biển của nhân loại [92]
Những nhận thức của con người về bảo vệ môi trường biển tiếp tục có
sự tiến bộ, đánh dấu b ng một sự kiện lớn vào năm 2015 khi Liên hợp quốc thông qua các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) Mục tiêu 14 trong
Trang 35Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững đến năm 2030 tập trung vào bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương Giai đoạn này cộng đồng quốc tế đã tăng cường quan tâm đến vấn đề rác thải nhựa đại dương và biến đổi khí hậu Kể
từ năm 2022, khi thông qua quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc về chấm dứt ô nhiễm nhựa, đến tháng 4/2024, quá trình đàm phán của Ủy ban Đàm phán liên chính phủ về phát triển công cụ pháp lý quốc tế ràng buộc về ô nhiễm nhựa, bao gồm ô nhiễm nhựa trong môi trường biển đã kết thúc phiên họp thứ 4 với nhiều nội dung quan trọng
Trải qua một quá trình phát triển nhanh chóng cùng với luật quốc tế về môi trường, cộng đồng quốc tế đã xây dựng được khung pháp lý về bảo vệ môi trường biển, tập trung vào ba văn bản khung, bao gồm: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố Rio de Janeiro về Môi trường và Phát triển bền vững năm 1992; Chương trình Nghị sự 21 Có thể nhận thấy các xu hướng phát triển chính đối với các quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển như sau: (i) Có sự phát triển từ quy định pháp luật riêng lẻ đến cách tiếp cận tổng thể, hệ thống; (ii) Mở rộng phạm vi từ ô nhiễm dầu sang nhiều loại ô nhiễm khác; (iii) Tăng cường sự tham gia của các quốc gia
và tổ chức quốc tế; (iv) Phát triển các cơ chế thực thi và tuân thủ hiệu quả hơn; (v) Tích hợp các nguyên tắc, mục tiêu phát triển bền vững vào bảo vệ môi trường biển Quá trình này phản ánh sự phát triển liên tục của nhận thức con người và các cam kết quốc tế trong việc bảo vệ môi trường biển, đối phó với các thách thức mới và phức tạp trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện nay
1.2.2 Nguồn của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển
Các quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển được xây dựng trên cơ sở các nguồn của pháp luật quốc tế nói chung, quy định tại Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), tập trung vào hai nguồn chính sau:
(i) Tập quán quốc tế
Trang 36Các quy định của pháp luật quốc tế về môi trường biển đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về phạm vi, nội dung quy phạm, đặc biệt từ những năm 70 của thế k XX Thời gian hình thành và phát triển các quy phạm này đã lý giải cho việc tập quán quốc tế vẫn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường nói chung, bao gồm cả pháp luật quốc tế về môi trường biển
Những nguyên tắc đầu tiên mang tính tập quán của pháp luật quốc
tế về bảo vệ môi trường biển phải kể đến nguyên tắc tự do biển cả, qua đó
đã phản ánh nhận thức của con người trong cách sử dụng, khai thác biển tại thời điểm đó Biển cả tồn tại khách quan cùng với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển Do không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào nên quy chế pháp lý của biển
cả là quy chế tự do, thể hiện trên hai khía cạnh: các quốc gia có quyền và lợi ích khác nhau trong khu vực biển cả; và không có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia có vị trí và hoàn cảnh địa lý khác nhau khi sử dụng và khai thác biển cả Theo Điều 87 UNCLOS, nguyên tắc tự do biển cả được
cụ thể hóa thành các quyền tự do cơ bản, là cơ sở để hình thành quy chế pháp lý của Biển cả và Vùng Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện quyền tự do trên biển cả của các quốc gia khác, cũng như đến các quyền được Công ước thừa nhận liên quan đến hoạt động trong Vùng
Nguyên tắc không gây hại là một nguyên tắc đã được công nhận rộng rãi là tập quán quốc tế, xác định không một quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình theo cách gây tổn hại đối với lãnh thổ của một quốc gia khác Nguyên tắc này đã được đưa ra trong vụ xét xử Trail Smelter (1938 - 1941) [90] và sau đó được đề cập trong Nguyên tắc 21 của Tuyên bố Stockholm năm 1972 và được phát triển, ghi nhận tại Nguyên tắc 2 của Tuyên bố Rio năm 1992, thông qua tại Hội nghị Liên hợp quốc về
Môi trường và Phát triển, trong đó nêu rõ: “Theo Hiến chương Liên hợp quốc
Trang 37và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, các quốc gia có quyền tối cao trong việc khai thác tài nguyên của mình theo các chính sách phát triển và môi trường riêng của mình, và có trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động trong phạm vi quyền hạn hoặc kiểm soát của mình không gây thiệt hại cho môi trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực nằm ngoài giới hạn quyền tài phán của quốc gia”
Theo đó các quốc gia có quyền khai thác tài nguyên của mình theo chính sách phát triển và môi trường của riêng mình, có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động trong phạm vi quyền hạn hoặc kiểm soát của mình không gây thiệt hại về môi trường cho quốc gia hoặc khu vực khác n m ngoài giới hạn chủ quyền quốc gia Nghĩa vụ không gây thiệt hại đã có sự phát triển, từ việc chỉ áp dụng ở phạm vi song phương giải quyết các thiệt hại môi trường xuyên biên giới trong vụ Trail Smelter [90], nay đã được mở rộng ở nội dung yêu cầu quốc gia có trách nhiệm bảo vệ môi trường vượt ra ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia, liên quan đến lợi ích môi trường chung của cộng đồng quốc
tế [88] Tinh thần của nguyên tắc này cũng được ghi nhận tại Điều 194(2)
UNCLOS: “Các quốc gia thi thành mọi biện pháp cần thiết để cho các hoạt
động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không gây tác hại
do ô nhiễm cho các quốc gia khác và cho môi trường của họ và để cho nạn ô nhiễm nảy sinh từ những tai nạn hay từ các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không lan ra ngoài các khu vực mà mình thi hành các quyền thuộc chủ quyền theo đúng Công ước” [96]
Nguyên tắc hợp tác trong bảo vệ môi trường cũng được ghi nhận là nguyên tắc có tính tập quán Do bản chất các thiệt hại về môi trường biển thường có tính xuyên biên giới, việc phòng, chống ô nhiễm biển hoặc nạn đánh bắt quá mức yêu cầu phải có sự phối hợp giữa các quốc gia Nguyên tắc này đã được ghi nhận và thể hiện trong hàng loạt các điều ước và văn kiện quốc tế, chẳng hạn như phần mở đầu Công ước về Bảo vệ môi trường biển Đông Bắc Đại Tây Dương (Công ước OSPAR) cũng đã ghi nhận r ng quy
Trang 38định tại Điều 197 UNCLOS về nghĩa vụ hợp tác quốc tế và khu vực nh m bảo
vệ và bảo tồn môi trường biển là một tập quán quốc tế
Thực hiện đánh giá tác động môi trường là một nguyên tắc được ghi nhận trong luật tập quán quốc tế Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nguyên tắc này đã được thể hiện qua Điều 204, Điều 205 và Điều 206 của UNCLOS
(ii) Điều ước quốc tế
Khái niệm “Điều ước quốc tế” được ghi nhận trong Điều 2(1)(a) Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969, sửa đổi năm 1986, cụ thể: Điều ước quốc tế có nghĩa là một thỏa thuận quốc tế được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế và được ký kết dưới dạng văn bản giữa một hoặc nhiều quốc gia và một hoặc nhiều tổ chức quốc tế; hoặc giữa các tổ chức quốc tế, cho dù thỏa thuận đó được thể hiện trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện liên quan đến nhau và với bất kể tên gọi của nó là gì
Cho đến nay hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế về môi trường được ghi nhận trong các điều ước quốc tế là chủ yếu Ví dụ, một loạt nguyên tắc quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường được phát triển vào trước những năm 1970 như: không làm hại môi trường quốc gia khác, ngăn ngừa ô nhiễm, hợp tác, trao đổi thông tin có nguồn gốc tập quán đã được điều ước hóa Đến nay, nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương nh m điều chỉnh ô nhiễm biển đã được ký kết trong cộng đồng quốc tế, có thể xác định cách tiếp cận các nguồn này như sau:
Cách tiếp cận theo phạm vi điều chỉnh:
Ở cấp độ khu vực có nhiều các nỗ lực để hợp tác bảo vệ môi trường biển Đầu tiên có thể kể đến là Chương trình Biển khu vực do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) khởi xướng từ 1974 nh m xây dựng các khuôn khổ pháp lý và cơ chế hợp tác khu vực về quản trị biển và bảo vệ môi trường biển, bao gồm hơn 12 khu vực biển, trong đó có nhiều khu vực đã ký kết các công ước nh m khai thác bền vững nguồn lợi biển và bảo vệ môi
Trang 39trường biển như vùng Địa Trung Hải (Công ước Barcelona), vùng Ca-ri-bê (Công ước Cartagena), vùng biển Ả Rập (Công ước Kuwait)… Ở châu Âu, Liên minh châu Âu ban hành Chỉ thị khung về chiến lược biển (MSFD) yêu cầu các nước thành viên EU phải có nghĩa vụ đảm bảo vùng biển của mình đạt tiêu chuẩn về môi trường dựa trên 11 tiêu chí đánh giá như nồng độ các chất ô nhiễm, tình trạng đa dạng sinh học,… Ngoài ra một số điều ước khu vực nổi bật có thể kể đến là Công ước Oslo-Paris nh m bảo vệ môi trường biển Đông Bắc Đại Tây Dương (OSPAR) nh m bảo vệ môi trường biển khỏi
ô nhiễm tại vùng biển Baltic thông qua các biện pháp toàn diện nhắm đến cả các nguồn ô nhiễm từ đất liền, hoạt động trên biển và trên không Tại Đông Nam Á, tuy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có nhiều nỗ lực, triển khai nhiều sáng kiến và cơ chế hợp tác khu vực, tuy nhiên vẫn chưa
có một khuôn khổ pháp lý ràng buộc của khu vực về bảo vệ môi trường biển
Ở cấp độ toàn cầu, một khuôn khổ pháp lý toàn diện cho việc bảo vệ môi trường biển lần đầu được thiết lập trong UNCLOS Đây là công ước quốc
tế tổng hợp, bao trùm các vấn đề pháp lý về biển và đại dương, trong đó có bảo vệ môi trường biển UNCLOS hướng đến việc bảo tồn và bảo vệ tất cả các khu vực biển, không chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia,
cả các quốc gia có biển và không có biển, đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia mà còn cả các vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia, đảm bảo khai thác công b ng, bền vững, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên từ biển, bảo tồn nguồn lợi sinh vật biển và bảo vệ, gìn giữ môi trường biển Phần XII của UNCLOS được dành riêng để quy định về bảo vệ và bảo tồn môi trường biển Trong đó quy định rõ nghĩa vụ của các quốc gia phải thực hiện
“mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và chế ngự tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sử dụng các phương tiện tốt nhất trong nguồn lực và khả năng của quốc gia” Nghĩa vụ này mở rộng cho cả ô nhiễm môi trường
biển từ việc sử dụng công nghệ cũng như đưa loài ngoại lai hoặc loài mới vào môi trường biển
Cách tiếp cận theo nguồn gây ô nhiễm biển cụ thể:
Trang 40Bảo vệ môi trường biển là một lĩnh vực rộng lớn, ngoài UNCLOS với vai trò là công ước bao trùm, còn có nhiều các điều ước quốc tế đa phương và khu vực được ký kết nh m giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến môi trường biển Một số công ước điển hình có thể kể đến: Công ước MARPOL 73/78, Công ước Luân Đôn 1972, Công ước quốc tế về hợp tác, chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu (Công ước OPRC), Công ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do vận chuyển các chất độc hại trên biển (Công ước HNS)
1.3 Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
1.3.1 Quá trình đàm phán, ký kết các nội dung về bảo vệ môi trường
trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Sau thất bại của Hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ nhất năm 1958
và lần thứ hai năm 1960 trong việc phân định các vùng biển pháp lý, các thảo luận của cộng đồng quốc tế về vấn đề khác của luật biển như môi trường biển chưa được đề cập và bỏ ngỏ suốt nhiều năm
Cho đến năm 1973, Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ ba chính thức được tổ chức với sứ mệnh đàm phán một điều ước quốc tế toàn diện về các lĩnh vực quản lý biển và đại dương Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh trỗi dậy những nhận thức, tư tưởng mới về môi trường, các
cuộc tranh luận liên quan đến “tài sản chung của nhân loại” và sự xuất hiện
của mối quan tâm về tính bền vững, quyền chủ quyền của các quốc gia mới giành được độc lập và sự thừa nhận nhu cầu để hỗ trợ nguyện vọng phát triển của các quốc gia kém phát triển hơn [99]
Trải qua 5 năm trù bị và 9 năm đàm phán tích cực, dự thảo UNCLOS
đã được thống nhất thông qua tại Hội nghị vào ngày 30/4/1982 với kết quả
130 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 17 phiếu trắng [59] Ngày 10/12/1982,
Công ước chính thức mở ký với 107 quốc gia đã tham gia ký kết Công ước Một năm kể từ khi có đủ 60 quốc gia thành viên phê chuẩn, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã chính thức có hiệu lực vào ngày 16/11/1994
UNCLOS có thể được coi là một trong những công ước quan trọng và