ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN HUY THƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN HUY THƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 81 40114.01
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ THU HƯƠNG
HÀ NỘI- 2023
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tot, học tot, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa
và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [3; tr.122]
Để thực hiện được mục tiêu trên, đòi hỏi phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà, “từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, Nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng,
xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”
Mục tiêu của sự đổi mới giáo dục là nhằm “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS” Chính vì vậy, nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ trong
đó môn tiếng Anh nói riêng một cách toàn diện, chú trọng năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời là nhiệm vụ cơ bản và thường xuyên
Do đó, việc dạy học tiếng Anh phải đặt trọng tâm vào việc khơi dậy sự say mê học tập, kích thích sự tò mò và sáng tạo của HS để các em có khả năng kiến tạo kiến thức từ những gì nhà trường mang đến cho các em, để các em thực sự thấy rằng mọi ngày đến trường là một ngày có ích
Trong những năm qua, chất lượng dạy học tiếng Anh đã có sự tiến bộ; trình độ hiểu biết,
NL tiếp cận tri thức mọi của HS được năng cao Chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng được nâng cao; kết quả các kỳ thi HS giỏi quốc gia và quốc tế có tiến bộ
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, dạy học môn tiếng Anh nước ta cũng còn có những hạn chế nhất định trước những đòi hỏi mọi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và xu thế đổi mới nhanh chóng của thế giới
Trang 3Biểu hiện của học sinh yếu kém về môn Tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm vững ngữ pháp, phát âm không chuẩn, kỹ năng viết chưa đạt yêu cầu và yếu nhất là kỹ năng nghe Có nhiều nguyên nhan dẫn đến thực trạng này Việc dạy học ngoại ngữ chưa được coi trọng đúng mức, một số học sinh học tiếng Anh mang tính đối phó chưa tự giác Do vậy, kết quả học tập ngoại ngữ còn nhiều hạn chế chưa đạt được kỳ vọng của xã hội, cũng như mục tiêu của ngành đề ra Nguyên nhân quan trọng từ hai phía người dạy và người học Đặc biệt
là nhiều em học sinh còn mải chơi chưa chú ý nhiều đến việc học, chưa hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với việc học ở bậc học cao hơn cũng như nghề nghiệp, công việc của các em sau này
Thời gian vừa qua, giáo dục đã có sự đổi mới mạnh mẽ về Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục Đặc biệt, chương trình GDPT 2018, sách giáo khoa được đổi mới theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp [7; tr.110]
Khi giáo dục có sự đổi mới căn bản và toàn diện như vậy, đòi hỏi hoạt động dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ trong đó môn tiếng Anh nói riêng của nhà trường cũng phải đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh (NLHS) Trong khi đó, công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) môn tiếng Anh nói riêng vẫn đang trên
“lối mòn truyền thống”, thiên về quản lý theo Nội dung mà chưa chú ý đến quản lý theo định hướng phát triển NLHS Tiếp cận năng lực trong giáo dục nói chung, trong dạy học nói riêng, hiện đang là vấn đề lý luận và thực tiễn được quan tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam
Vì thế, chuyển sang dạy học và quản lý HĐDH môn tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng dạy học; vừa là thách thức lớn đối với giáo viên (GV), cán bộ quản lý (CBQL), khi việc chuẩn bị để dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS chưa được triển khai một cách khẩn trường, đồng bộ Bản thân GV, CBQL của trường cũng chưa có tâm thế sẵn sàng cho dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS
Việc triển khai dạy và học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Năm đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay đã đạt được rất nhiều thành tựu sống vẫn còn boc lo những hạn chế trong công tác
Trang 4lập kế hoạch, tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng như cải tiến nâng cao chất lượng Thực tiễn này đòi hỏi phải có các khảo sát và nghiên cứu thực tiễn để
đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý việc dạy
và học từng môn học trong đó có môn tiếng Anh, nhưng đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nhiều vấn đề cần được giải quyết trong cách tiếp cận dạy học theo hướng phát triển
kỹ năng giao tiếp cho học sinh vẫn còn được đặt ra Điều này cần thiết phải có các khảo sát thực tiễn nghiêm túc để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường THCS Mặt khác thực tế ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Năm còn chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này
Từ những lý do trên, đề tài: “Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Năm” được lựa chọn để nghiên cứu nhằm năng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trên địa bàn huyện Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn được áp dụng cho các trường THCS trên cả nước nói chung trước những yêu cầu đổi mới rất cao trong bối cảnh áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trên địa bàn huyện Kim Bảng, đề xuất các giải pháp quản lý HĐDH môn tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và hội nhập quốc
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kim Bảng
Trang 54 Giả thuyết khoa học
Thực tế quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã đạt kết quả nhất định Nhưng đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì còn những bất cập Đề xuất và
áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của trường trung học cơ sở thì sẽ năng cao được chất lượng dạy học môn tiếng Anh và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh trên địa bàn
5 Câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Cau hỏi 1: Thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay như thế nào? Cau hỏi 2: Các biện pháp nào để quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Năm một cách hiệu quả hơn?
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh
Hà Nam
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Năm một cách hiệu quả hơn
6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở của lãnh đạo, tổ trưởng chuyên môn các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Trang 66.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Đề tài thực hiện khảo sát giáo viên 18 trường THCS trên địa bàn huyện Kim Bảng bao gồm: Trường THCS Nguyễn Úy; THCS Tượng Lĩnh; THCS Lê Hồ; THCS Tan Sốn; THCS Thụy Loi; THCS Ngọc Sốn; THCS thị trấn Quế; THCS Đồng Hóa; THCS Đại Cưong; THCS Nhật Tựu; THCS Nhật Tan; THCS Hoàng Tay; THCS Van Xá; THCS Ba Sao; THCS Khả Phơng; THCS Liên Sốn; THCS Thi Sốn và THCS Thânh Sốn
6.3.Giới hạn về khách thể khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát trên 39 CBQL (gồm HT, PHT, cán bộ Phòng GD huyện), 48
GV dạy TA thuộc 18 trường THCS trong huyện
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó:
7.1 Phương pháp nghiên cứu định tính gồm:
- Phương pháp tổng quan tài liệu: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, phân loại tài liệu gồm văn bản, quy định có liên quan, công trình nghiên cứu khoa học nhằm tìm hiểu và Xây dựng
cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia để chuẩn hóa bảng hỏi khảo sát
và phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh để lấy thêm dữ liệu định tính
7.2 Phương pháp định lượng:
Phương pháp xử lý số liệu dùng phần mềm Excel: Sử dụng phần mềm Excel để định lượng kết quả nghiên cứu nhằm có được cơn số cụ thể nhằm tăng tính thuyết phục cho vấn đề nghiên cứu
8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
8.1 Về mặt lý luận
Hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận về hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường THCS và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường THCS Xây dựng được lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở
Trang 78.2 Về mặt thực tiễn
Phân tích thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Năm và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Từ thực trạng về định lượng, phân tích định tính, tìm ra nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Kết quả nghiên cứu của luận văn đề xuất biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh
Hà Năm là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác có điều kiện tương tự như huyện Kim Bảng
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; Nội dung chính của luận văn gồm 3 chướng:
Chướng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường THCS
Chướng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển
kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Chướng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển
kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Trang 8CHƯỚNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ Năng GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TẠI
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp vấn đề rất quan trọng vì nó là tiền đề trong việc năng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ Hoạt độngtrải nghiệm tạo ra mọi trường thực hành tiếng lý tưởng
sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng , đặc biệt là kỹ năng nói Có kỹ năng nói tốt sẽ giúp học sinh tự tin để học tốt những kỹ năng còn lại một cách hiệu quả
Tác giả Brown, H D (2004) đã tiến hành nghiên cứu kỹ năng nói sau mỗi giờ học Nghiên cứu đã thể hiện người học giao tiếp lưu loát, thuần thục hơn khi trong giờ học nói cả người dạy và người học cố gắng giao tiếp bằng ngoại ngữ [30, tr.33]
Có một số tác giả đề cập đến những vấn đề, Nội dung đổi mới dạy và học tiếng Anh như nhóm tác giả Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Thanh Hà và Vũ Thị Lợi với cuốn “Những vấn
đề chung về đổi mới giáo dục môn tiếng Anh” đã góp phần giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình sách giáo khoa ) mọi dựa trên những căn cứ cơ bản và tính khả thi của chương trình phải đặt trong mọi tương quan giữa trình độ giáo dục cơ bản của Việt Nam và các nước trong khu vực trên thế giới, giữa giai đoạn trước mắt và khoảng thời gian của 10 hay 20 năm tối Tác giả đã nêu được những định hướng mục tiêu của việc dạy môn tiếng Anh ở trường phổ thông sao cho thực sự trở thành một công cụ giao tiếp những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với công đồng quốc tế Nó góp phần phát triển tư duy ngôn ngữ và hỗ trợ cho việc dạy học môn tiếng Việt, với đặc trưng riêng, môn Tiếng Anh góp phần đổi mới phương pháp dạy học phát triển nhân cách của học sinh, giúp việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động.[10, tr.22]
Trang 9Thornbury - Scơtt (2005) cho rằng: Kỹ năng nói là một trong bốn kỹ năng quan trọng khi học một ngôn ngữ, mà người học không thể bỏ qua hay xem nhẹ Vì vậy, làm sao để GV giảng dạy tiếng Anh chú trọng phát triển kỹ năng nói cho SV, đồng thời thúc đẩy SV đầu tư thời gian và công sức cho kĩ năng này là một thách thức rất lớn Tác giả cũng cho rằng giảng dạy ngôn ngữ là một quá trình cung cấp cho SV những kinh nghiệm, với những cách hiểu và
sử dụng sáng tạo Định nghĩa này có nghĩa là, giảng dạy không chỉ giúp SV hiểu những vấn
đề, mà điều quan trọng nhất là tạo cho họ những cơ hội để sử dụng trong những tình huống thực tế và trong những văn cảnh có ý nghĩa Chính vì vậy, GV tiếng Anh không chỉ giải thích những quy luật, mà còn cung cấp cho SV nhiều chủ đề đa dạng để luyện tập, ví dụ như giới thiệu về bản thân, bạn bè, gia đình, quê hương; cách nói chuyện điện thoại, cách mọi mọc, cách cảm ơn, chào hỏi, thống qua các hoạt động được tổ chức trong lớp học Qua khảo sát cho thấy một số hoạt động được tổ chức thường xuyên trong các lớp học tiếng Anh như: hoạt động theo nhóm (group work), luyện tập theo cặp (In-pair practice), game (các trò chơi), thuyết trình (giving presentation), luyện tập các đoạn hội thoại (making cơnversations), Các hoạt động này chắc chắn sẽ tạo được hứng thú trong học tập cho SV và tạo cơ hội cho SV rèn luyện
kĩ năng nói của mình [32, tr.33]
Brown (2001) [29, tr.25] đưa ra nhiều giải pháp giúp GV tận dụng tối đa thời gian lên lớp để hướng dẫn SV tự học, tự rèn luyện: (a) Sử dụng thời gian trong lớp học để hướng dẫn
và tương tác với SV; (b) Không lãng phí thời gian cho những hoạt động mà SV có thể tự học,
tự luyện tập ở nhà; (c) Giảm bớt vai trò của bài thi và nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực
mà SV đạt được; (d) Khuyến khích SV có những chiến lược học tập, rèn luyện bên ngoài lớp học; (e) Cung cấp nhiều cơ hội học tập, rèn luyện thêm bên ngoài lớp học cho SV và (f) Thành lập câu lạc bộ và có những hoạt động thường xuyên, bổ ích Ngoài ra, Wongsuwana [33, tr.10] cho rằng kỹ năng nói có thể được năng cao thông qua rèn luyện thường xuyên, “nó không phụ thuộc vào tài năng ” Chính vì vậy, quá trình SV rèn luyện và phương pháp luyện tập sẽ quyết định mức đo tiến bộ của SV,sự tiến bộ này cần có thời gian để tích lũy dần dần theo thời gian
và bao gồm cả việc luyện tập trong lớp học với bạn bè, với GV, đồng thời cũng cần sự rèn luyện bên ngoài lớp học của mọi SV
Tác giả Trường Trần Minh Nhật (2018) có nghiên cứu “Thực trạng kỹ năng nói Tiếng Anh và đề xuất một số hoạt động tự rèn luyện nói Tiếng Anh ngoài lớp học cho sinh viên
Trang 10chuyên ngành kỹ thuật trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Kỹ năng nói của SV Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, có thể lí giải vì những lý do chính sau đây: Trình đo và nền tảng tiếng Anh của SV không đồng đều, cho nên, với những lớp yếu, GV phải dành nhiều thời gian để giảng dạy ngữ pháp và từ vựng Số lượng SV trong lop hoc đong dẫn đến khó khăn trong tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói Chương trình giảng dạy chưa quan tâm chú ý đến kỹ năng nói Cách kiểm tra, đánh giá chưa dành tỷ trọng số điểm cho kỹ năng nói (thống thướng bài thi giữa kỳ và cuối kỳ theo dạng trắc nghiệm khách quan từ vựng, ngữ pháp và đọc hiểu) Thời lượng dành cho môn học còn hạn chế, trong khi khoi lượng bài học và kiến thức quá nhiều Bên cạnh đó, số lượng SV trong mọi lớp học tiếng Anh cũng có ảnh hưởng sau sắc đến chất lượng học tập và luyện tập kĩ năng nói của SV Qua khảo sát cho thấy, 90% SV cho rằng lớp học quá đông từ 45-50 SV làm cho SV có ít cơ hội để luyện tập trong giờ học, và GV cũng khó để quan sát, hướng dẫn, lắng nghe và đưa ra nhận xét chính xác cho tất cả SV Chỉ có 10% SV tham gia khảo sát có thể học tập tot, thích nghi được với mọi trường lớp học đông
SV ở bậc đại học [20, tr.22]
Tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đa số SV các chuyên ngành
Kỹ thuật thương ít quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng nói 87% SV được khảo sát thừa nhận rằng họ chỉ tập trung học từ vựng, ngữ pháp để có thể làm tốt bài tập trong giờ học và bài thi cuối khóa Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt) quá thường xuyên trong lớp học và ít có cơ hội sử dụng tiếng Anh trong đời sống hằng ngày, trong mọi trường sống làm cho SV kém tự tin và khó phát triển kỹ năng nói tiếng Anh 120 SV (80%) trong đợt khảo sát chỉ ra rằng, GV và SV thường sử dụng tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh, đặc biệt là khi GV giảng ngữ pháp, đọc và dịch nghĩa từ vựng Hơn thế nữa, khi ra khỏi lớp học tiếng Anh, trong đời sống giao tiếp hằng ngày và trong học tập, SV hiếm khi có cơ hội để sử dụng tiếng Anh
để giao tiếp Vì vậy, nếu tạo được mọi trường luyện tập Anh ngữ hiệu quả, nơi mà tiếng Anh được sử dụng chính yếu để giao tiếp, hướng dẫn và thảo luận thì SV sẽ phải nói bằng mọi cách
để người đối diện hiểu ý của mình Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh với SV tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh còn gặp nhiều khó khăn, và không thể chỉ dựa vào số tiết giảng dạy hạn chế trên lop (thướng là 45 tiết hoặc 60 tiết trong 1 học
kì, tùy vào khoa chuyên ngành, bậc học và loại hình đào tạo) và các hoạt động được tổ chức
Trang 11trong giờ học SV phải tích cực, chủ động tự học, tự luyện tập tùy theo năng lực cá nhân và thời gian phù hợp dưới sự hướng dẫn trợ giúp của GV
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển
kỹ năng giao tiếp
Trong bậc học tiểu học, việc dạy học môn tiếng Anh như thế nào nhằm đảm bảo mục tiêu tiếp tục học THCS (trung học cơ sở) và hội nhập quốc tế đã được đề cập đến trong quá trình thực hiện đổi mới và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra những con người đáp ứng được yêu cầu hiện nay Chính vì, nghiên cứu về quản lý dạy học, quản lý dạy học đến nay đã được một số tác giả quan tâm như:
- Nguyễn quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý giáo dục, Bài giảng cho cao học quản lý giáo dục, Hà Nơi; NXB Đại học quốc gia Hà Nội.[11, tr.32]
- Nguyễn Thị Lan Anh (2009), Quản lý quá trình DH tiếng Anh tại trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Hà Nơi.[1, tr.30]
- Lê Thị Hiền (2014), Quản lý đổi mới hoạt động ĐH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường trung học phổ thông quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Hà Nơi.[15, tr.24]
- Đặng Thị Thanh Huyền (2014), Quản lý dự án giáo dục, Tập bài giảng, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nơi.[16, tr.25]
- Tác giả Vũ Thị Thúy với luận văn “Một số biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh của Bộ môn Ngoại ngữ trường Cao đẳng kỹ thuật y tế I” [24, tr.29], đề tài đã đề cập trực tiếp tối các hoạt động quản lý dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường với tiếp cận quá trình dạy học từ mục tiêu, Nội dung, phương pháp cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn tiếng Anh Sống hạn chế là chưa gắn với chức năng quản lý, các biện pháp đề xuất chưa giải quyết các vấn đề cốt yếu của quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trong nhà trường
- Tác giả Vũ Hồng Ngọc với luận văn “Một số biện pháp quản lí nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở trường Cao đẳng sư phạm Trung ương”[19, tr.22], đề tài đã nêu lên cách tiếp cận đảm bảo chất lượng trong quản lý chất lượng dạy học ngoại ngữ hiện nay, đưa ra quy trình quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ hiện
Trang 12nay Sống mọi dừng ở việc trình bày các biện pháp ở bậc học Đại học, chưa đề cập tối cấp học phổ thông thấp hơn
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ngoại ngữ là yếu tố đặc biệt góp phần phát triển khả năng của các cá nhan khi tham gia vào hoạt độnglao đong nghề nghiệp và giao lưu van hóa, kinh tế của mọi dan tộc Tuy nhiên, chương trình học Tiếng Anh trong các trường THCS hiện nay còn thiếu và yếu, chương trình, sách giáo khoa lạc hậu, học sinh không có điều kiện thực hành
là những vấn đề cho thấy sự yếu kém của việc dạy và học môn tiếng Anh hiện nay Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh
Hà Nam Vì vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ không trùng lặp, đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn đối với việc nâng cao hiệu quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nói riêng
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học
1.2.1.1 Hoạt động dạy học
Dạy học được hiểu là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát triển năng lực hoạt động sáng tạo trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân cách người học theo mục đích giáo dục
Trong hoạt động dạy học, quan hệ giữa thầy và trò là vấn đề rất quan trọng và phức tạp Thầy giáo là người điều khiển hoạt động dạy học nhưng trò là chủ thể nhận thức cũng như điều khiển hoạt động nhận thức của mình Quá trình điều khiển của thầy có mang lại hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp nhận của trò Thầy giáo phải luôn hướng đến tư tưởng “dạy học lấy HS làm trung tâm” Như vậy, nguyên tắc “phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập của trò dưới sự chỉ đạo của thầy” đang là trung tâm chú ý của các nhà giáo dục hiện nay Vì vậy, có thể nói chương trình dạy học gồm có mục tiêu, mục đích, phương pháp, phương tiện, kiểm tra, đánh giá đã tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường
Trang 13Hoạt động giáo dục tổng thể trong nhà trường bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp Hoạt động dạy học nhằm hình thành ở người học tri thức khoa học,
kĩ năng kĩ xảo hoạt động và hình thành nên năng lực cần thiết Còn hoạt động giáo dục nhằm rèn luyện để người học hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức theo mô hình nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đặt ra Hai hoạt động này có mục tiêu ban đầu khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích cuối cùng là hình thành nên nhân cách, và phát triển năng lực người học Chính vì vậy hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong trường học luon đan xen,
ho tro nhau để đảm bảo mục tiêu giáo dục
Như vậy hoạt động dạy học có thể hiểu đó là tổng thể những tác động của GV tối người học để người học tự giác, tích cực, tự điều khiển điều chỉnh bản thân thực hiện các nhiệm vụ dạy học để lĩnh hội tri thức, kỹ năng và hình thành nên thái độ cần thiết
Trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay nhằm hình thành và phát triển năng lực người học thì hoạt động dạy học có vai trò vô cùng quan trọng Việc dạy học phải chuyển từ truyền thụ Nội dung sang dạy học hợp tác, hướng dẫn HS kiến tạo kiến thức,
tư duy hệ thống và Xây dựng tương lai Trong quá trình này, GV chỉ là người hướng dẫn, ho tro HS khi cần thiết Còn HS là người hoàn toàn chủ động, tự lực tìm tòi kiến thức và rèn luyện
kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV
Để thực hiện vai trò của người hướng dẫn, GV cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về Nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và dự kiến cả “Kịch bản dạy học” Sự chuẩn bị càng chu đáo thì hoạt động dạy học càng đạt hiệu quả cao Còn HS không thể thụ động mà các em phải suy nghĩ và thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn được GV giao sao cho đạt hiệu quả cao nhất Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính là quá trình khám phá
và rèn luyện kỹ năng cần thiết, kết quả học tập ở đây không chỉ là kiến thức và kĩ năng học tập mà còn cả sự vận dụng hiệu quả kiến thức và kĩ năng vào cuộc sống
1.2.1.2 Quản lý hoạt động dạy học
Trong mot nhà trường, quản lý dạy học là một quá trình trong đó nhà quản lý lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát hoạt động học tập của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh nhằm đạt được mục tiêu đề ra Trong toàn bộ quy trình tổ chức nhà trường, công tác quản lý các hoạt động giáo dục của lãnh đạo cấp sở, cấp trường là hoạt động chủ yếu, tốn nhiều thời gian và công sức, bởi nhiệm vụ cao nhất của cán bộ quản lý nhà trường
Trang 14là quản lý hiệu quả nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục và tác động đến sự hợp tác tối ưu giữa thầy và trò để đặt đúng mục tiêu, lựa chọn đúng Nội dung theo kế hoạch, vận dụng hài hòa các phương pháp, tận dụng các cơ hội sẵn có và điều kiện, tổ chức linh hoạt các hình thức học tập, tìm ra phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập xứng đáng
Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân: “Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể GV, HS và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, công tác, phoi hop trong các hoạt động của nhà trường giúp hoạt động dạy học và giáo dục vận động tối ưu tối các mục tiêu dự kiến” [27, tr.33] Trong đó, tác giả Nguyễn Thành Vinh cho rằng: “Quản lý hoạt động dạy học là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong nhà trường, nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất năng lực và các điều kiện, làm cho hoạt động dạy học trong nhà trường hướng tới việc đạt mục tiêu giáo dục” [28, tr.16]
Như vậy, có thể đưa ra quan niệm về Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hop quy luật của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn) tối khách thể quản lý (GV, HS) trong hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học quản lý dạy học phải đồng thời quản lý hoạt động dạy của GV và quản lý hoạt động học của HS
1.2.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh
Kỹ năng là một vấn đề rất phức tạp Cho tôi thời điểm này trên thế giới và ở ngay trong nước ta cũng có những cái nhìn, những khía cạnh, những quan điểm khác nhau về kỹ năng :
Theo đại từ điển Tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra”[21, tr.29]
Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng “kĩ năng là năng lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể”[17, tr.19] hay tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “kỹ năng là năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo quy trình”[26, tr.27]
Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho thấy những điểm chung trong quan niệm về kỹ năng :
Trang 15- Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kĩ năng Tri thức ở đáy bao gồm tri thức
về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động
- Kỹ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động cá nhân
- Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm đạt được mục đích đặt ra
Tóm lại: Từ những phân tích trên, có thể hiểu kỹ năng như sau: kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay mot hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt được mục đích đề ra
Kỹ năng nói là kỹ năng dùng âm thanh để diễn tả ý nghĩa, ý kiến, loi nói của mình nhằm mục đích bày tỏ ý kiến, trò chuyện, giao tiếp với người nghe Thông qua cuộc trò chuyện người nói với người nghe trao đổi thông tin lẫn nhau
Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng ngôn ngữ đã được các nhà ngôn ngữ học sử dụng nhiều thế kỷ này nhưng cũng là một trong những thuật ngữ được các nhà nghiên cứu quan tâm và
đã chỉ ra các đặc trưng của kỹ năng giao tiếp bao gồm: Ngôn ngữ diễn đạt, hành động lời nói, văn hóa xã hội, tư duy chiến lược trong đó nhấn mạnh kỹ năng giao tiếp trọng tâm ở kỹ năng nghe, nói
Tiếng Anh là một ngôn ngữ đa âm tiết có rất nhiều điểm khác biệt với tiếng Việt, mot ngon ngu don am Kỹ năng nói là một trong bốn kỹ năng cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc học và giao tiếp tiếng Anh Việc nói lưu loát, thành thạo đánh dấu bước thành công trong việc học ngôn ngữ
Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh là năng lực tiến hành các thao tác, hành đong, kể cả năng lực thực hiện xúc cảm, thái đo nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được mục đích giao tiếp 1.2.3 Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở
Kỹ năng giao nói chung và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh nói riêng là một trong những
kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ XXI Đó là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được năng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong kỹ năng giao tiếp có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
Trang 16cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, am điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tot đòi hỏi người
sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mọi có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của HS THCS Theo Chương trình GDPT 2018 Môn Tiếng Anh của Bộ GD&ĐT bao gồm các kỹ năng :
- Lop 6: Học sinh có khả năng :
+ Phát âm được các am, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ngắn và đơn giản khác nhau
+ Nói được các chỉ dẫn ngắn, đơn giản sử dụng trong lớp học; những câu đơn giản, liền
ý về các chủ đề quen thuoc (có gợi ý)
+ Hỏi và trả lời ngắn gọn về các chủ đề trong Chương trình như nhà trường, bạn bè, lễ hoi, danh lam thắng cảnh, …
+ Trình bày có chuẩn bị trước và có gợi ý các dự án về các chủ đề trong Chương trình
- Lop 7: Học sinh có khả năng :
+ Phát âm được các am, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu đơn giản khác nhau
+ Nói được các chỉ dẫn ngắn sử dụng trong các hoạt động trong và ngoài lớp học + Trao đổi các thông tin cơ bản về các chủ đề quen thuoc
+ Trình bày có chuẩn bị trước và gợi ý các dự án về các chủ đề trong Chương trình
- Lop 8: Học sinh có khả năng :
+ Phát âm được các am, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép cơ bản + Nói được các chỉ dẫn đơn giản sử dụng trong giao tiếp hằng ngày liên quan đến các chủ điểm đã học
+ Tham gia các hội thoại ngắn, đơn giản về các chủ điểm quen thuộc
+ Trình bày ngắn gọn, có chuẩn bị trước các dự án về các chủ điểm quen thuoc
- Lop 9: Học sinh có khả năng :
+ Phát âm rõ ràng, tướng đời chính xác am, trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu các cụm từ
và câu
+ Tham gia các hội thoại ngắn, đơn giản về những vấn đề quen thuộc liên quan đến công việc và cuộc sống hằng ngày
Trang 17+ Trình bày ngắn gọn, có chuẩn bị trước các dự án về các chủ đề quen thuoc; nêu lý do
và giải thích ngắn gọn về quan điểm cá nhân
+ Trao đổi ý kiến, thông tin về những chủ đề quen thuộc bằng các diễn ngon đơn giản 1.2.4 Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong trường THCS
Hoạt động dạy của giáo viên là tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học phổ thông, cơ bản, hiện đại, đồng thoại rèn luyện cho các em hệ thống kỹ năng , kỹ xảo tương ứng; tổ chức, điều khiển học sinh hình thành phát triển năng lực và những phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo
Nội dung của hoạt động dạy được quy định trong chương trình, kế hoạch của nhà trường Để thực hiện hoạt động dạy, GV phải Xây dựng kế hoạch dạy học; khau chuẩn bị bài,
tổ chức lên lớp; bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
1.2.5 Khái niệm hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh
- Khái niệm phát triển: Thuật ngữ phát triển, theo nghĩa triết học là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, đơn giản đến phức tạp [9, tr.14] Lý luận của Phép biện chứng duy vật khẳng định: Mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm
đi về mặt số lượng mà cơ bản chúng luon biến đổi, chuyển hóa từ sự vật, hiện tượng này đến
sự vật, hiện tượng khác, cái mọi kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển mãi mãi Phát triển là quá trình nơi tại, là bước chuyển hóa từ thấp đến cao, trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm năng những khuynh hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển Phát triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện của cả tự nhiên
và xã hội
Từ những quan niệm nêu trên, có thể hiểu phát triển là biểu hiện sự thay đổi, sự tăng tiến cả về số lượng lẫn chất lượng của sự vật, hiện tượng, của con người trong công đồng và trong xã hội
- Khái niệm hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh là quá trình dạy học và giáo dục của nhà trường được tổ chức, điều khiển dưới vai trò của giáo viên
từ đó học sinh nắm vững hệ thống tri thức về kiến thức tiếng Anh, năng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh vào hoạt động giao tiếp Từ đó, HS hình thành cho HS kỹ năng nói nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật
Trang 181.2.6 Quản lý giáo dục và quản lý trường học
1.2.6.1 Quản lý giáo dục
Giáo dục, mot hiện tượng xã hội đặc biệt, vĩnh hằng, là quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người Nho có giáo dục mà tinh van hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung, hoàn thiện, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia
Nguyễn Hải Châu và công sự cho rằng: “Quản lý giáo dục ở cấp vĩ mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nền giáo dục (hệ thống giáo dục) và quản lý giáo dục ở cấp vi mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nhà trường Ở cấp độ vĩ mo, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hệ thống giáo dục quốc dân nhằm huy động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Ở cấp độ vi
mo, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản
lý vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống phoi hop hoạt động theo đúng chức năng , đúng kế hoạch, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất” [10, tr.12]
Quan niệm của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), “Quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tối các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tối mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra” [18, tr.45]
Như vậy, quản lý giáo dục là quá trình tổ chức những tác động giáo dục của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý mà chủ yếu là quá trình dạy học và giáo dục ở các nhà trường để phục
vụ cho mục tiêu giáo dục đã đề ra
1.2.6.2 Quản lý trường THCS
Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Chức năng của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dan cho tương lai Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội
Phạm Minh Hạc (1986), nêu: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý
Trang 19giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [14, tr.16]
Trường trung học cơ sở (THCS) là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân Vị trí, mục tiêu của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân đã được quy định trong Luật giáo dục số 43 (2019) và Điều lệ trường tiểu học, trường tiểu học PT và trường phổ thông nhiều cấp học Quản lý trường tiểu học dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng [22, tr.22]
Từ quan điểm trên có thể hiểu là “Quản lý trường THCS là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động Xây dựng vốn tự
có Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mọi”
1.2.7 Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp
Căn cứ vào các khái niệm quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng phát triển
kỹ năng giao tiếp đó là quá trình tác động của người CBQL tối hoạt động dạy học để việc dạy học không chỉ là quá trình truyền thụ tri thức mà là quá trình tác động để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, sau hoạt động dạy học, người học phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh vào học tập và giao tiếp
Như vậy, Nội dung quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp bao gồm:
- Lập kế hoạch: Người quản lý Xây dựng kế hoạch dạy học năm học và kế hoạch dạy học của các nhóm, tổ chuyên môn Thiết kế bài học tập trung vào việc phát triển kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần lên kế hoạch và thiết kế bài học để tập trung vào các kỹ năng nghe, nói và giao tiếp bằng tiếng Anh
- Tổ chức: Người quản lý Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà trường, tổ, khơi chuyên môn; mặt khác huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để thực hiện kế hoạch dạy học Hiệu trưởng chỉ đạo GV sử dụng phương pháp giảng dạy tương tác: Giáo viên cần sử dụng phương pháp giảng dạy tương tác, cho phép học sinh tham gia nhiều hơn trong quá trình học, đặc biệt
là trong các hoạt động thực hành
Trang 20Khuyến khích HS tích cực khuyến học sinh nói tiếng Anh: Giáo viên cần tích cực khuyến học sinh nói tiếng Anh, đặc biệt là trong các hoạt động thảo luận nhóm, thuyết trình hay trò chuyện cùng bạn học
Sử dụng từ vựng và cụm từ thực tiễn: Khi dạy từ vựng, giáo viên cần tập trung vào việc
sử dụng từ vựng và cụm từ thực tiễn, giúp học sinh nói tiếng Anh một cách chính xác và tự tin
- Chỉ đạo: Người quản lý khuyến khích, động viên GV và HS thực hiện mục tiêu chương trình dạy học, thực hiện bồi dưỡng năng lực sư phạm của GV, Xây dựng nề nếp, kỷ luật dạy học, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học
Chỉ đạo GV tạo hoàn cảnh thực tế giúp học sinh hòa mình vào mọi trường của ngôn ngữ và có thể áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế
- Kiểm tra, đánh giá: Người quản lý thực hiện việc đánh giá kết quả dạy học theo mục tiêu, kế hoạch dạy học
Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên cần đánh giá thường xuyên việc phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh và cung cấp phản hồi để học sinh có thể cải thiện từng ngày
1.3 Hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh
1.3.1 Chương trình môn Tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS
Trong chương trình GDPT mọi (Ban hành kèm theo Thông tư số BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)[7, tr.28] đã đưa ra:
32/2018/TT-Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp
12 Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng
Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời
Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh môt công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu,
Trang 21góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân Thông qua việc học Tiếng Anh
và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình
Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn học/Nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên
Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được Xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo), cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết thúc cấp trung học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3.[4, tr.34]
Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là: Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và năng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hóa, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa, xã hội của dân tộc mình
1.3.2 Mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh THCS
Trung học cơ sở là cấp học bản lề, tạo nền tảng vững chắc cho HS bước vào trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và tiếp theo là cao đẳng, đại học Việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh bậc THCS giúp HS phát triển mạnh khả năng giao tiếp, tư duy, nâng cao năng lực ngoại ngữ nói riêng và năng lực hội nhập, thích ứng thực tiễn nói chung
Trang 22Bằng tiếng Anh đạt trình độ Bậc 3 của Khung Năng lực Ngoại ngữ Việt Nam (tương đương với cấp độ B1 của Khung Tham chiếu Chung Châu âu về Ngôn ngữ) Học sinh có đủ năng lực tiếng Anh để bước đầu sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong mọi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa
Đảm bảo hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh Việc dạy học tiếng Anh tập trung vào luyện tập để hình thành các kỹ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là hai kỹ năng nghe và nói thống qua sử dụng có hiệu quả từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp quy định trong chương trình
Đảm bảo Xây dựng Nội dung chương trình trên cơ sở hệ thống chủ điểm và chủ đề Mot chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề Các chủ điểm và chủ đề có mọi liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và mọi trường sinh hoạt, học tập của học sinh THCS Hệ thống chủ điểm và chủ đề được lặp lại có mở rộng theo vòng tròn xoáy trộn ốc qua các năm học nhằm củng cơ, từng bước phát triển năng lực giao tiếp của học sinh
- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bon kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi
và thường nhật
- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thống qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hóa của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, đồng thoại có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hóa dân tộc mình
- Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông
- Hình thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát triển
kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen tự học
1.3.3 Nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh THCS
Nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh nhằm tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bè bạn
Trang 23Nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh là giúp HS sử dụng được tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ phổ thông thống qua việc hình thành các
kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở nắm vững hệ thống ngôn ngữ tiếng Anh cơ bản qua đó tìm kiếm, thu nhập thông tin nhằm năng cao trình độ văn hóa chung, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và phát triển tư duy Mục tiêu của h phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh giúp HS:
Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết
Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về ngôn ngữ tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi
Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa và ngôn ngữ dân tộc mình
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, phát triển tư duy và hình thành phương pháp học tập mọi
1.3.4 Hình thức và phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh THCS
Hình thức phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh có thể thực hiện bằng cách: Tổ chức các trò chơi; Tổ chức các cuộc thi; Tổ chức các câu lạc bộ; Sinh hoạt tập thể; Lao động công ích; Tổ chức tham quan dã ngoại; Diễn đàn; Giao lưu; Tổ chức sự kiện; Hoạt động chiến dịch; Sân khấu tương tác; Hoạt động tình nguyện, nhan đạo Mọi hình thức tổ chức đều có những ưu và nhược điểm nhất định nhưng đều hướng tới mục đích giáo dục không chỉ
về kiến thức mà còn cả về kỹ năng nhằm phát triển năng lực ở người học Rèn luyện tính tự tin, tính sáng tạo và tư duy khoa học
- Rèn luyện kỹ năng trong giờ học môn Tiếng Anh trên lop
- Hướng dẫn học sinh tự học, tự rèn luyện qua truyền hình, internet (youtube, web…) Hình thức phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh qua thư viện lớp học: Việc triển khai dự án thư viện lớp học để hỗ trợ học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh qua đọc mở rộng (extensive reading) là một giải pháp tích cực, có hiệu quả lâu dài và
Trang 24toàn diện Nguồn tri thức đa chiều trong các danh mục sách thuộc hệ thống thư viện đã tạo điều kiện giúp các em tự học tốt hơn và chuyên sâu hơn số với kiến thức trong sách giáo khoa
Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh thông qua hình thức tự học: GV hướng dẫn HS
tự học thống qua hệ thống tài liệu sách truyện, tạp chí giúp cho học sinh phát triển ngôn ngữ
và sử dụng chúng để giao tiếp một cách tự nhiên hơn Các chuyên đề từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, luyện nghe, nói, đọc, viết sẽ được cải thiện Hệ thống tài liệu này vừa cung cấp Nội dung vừa hướng dẫn kiểm tra đánh giá Thông qua tài liệu tự học, học sinh sẽ nắm bắt được kiến thức chuyên sâu hơn số với các tiết dạy trên lớp mà giáo viên chưa truyền đạt được hết
Học qua video hội thoại hằng ngày: Để tối đa hóa năng lực tiếp nhận kiến thức cũng như ngôn ngữ của học sinh, chúng ta phải bảo đảm các em được tiếp cận đủ 4 cách học: Quan sát; lắng nghe; hoạt động và đọc, viết Xem video và tái hiện các mẫu câu được sử dụng trong các tình huống cụ thể như Tiếng Anh tại nhà hàng, san bay, chào hỏi làm quen, hỏi đường, thue can ho, xin việc Các video bài giảng cho speaking từ cơ bản đến năng cao dễ dàng tìm thấy trên mạng Internet và hoàn toàn miễn phí Giáo viên chỉ cần chuẩn bị về Nội dung, lên ý tưởng và hoạt động cho các phần trước, trong và sau xem video như thế nào cho hiệu quả Gio học vừa sinh động, bot nhàm chán và quan trọng hơn là sự hào hứng của người học khi được xem, nghe và diễn như người bản ngữ
Cau lạc bo cùng các dự án (projects): Những ưu điểm mà câu lạc bộ Tiếng Anh mang lại cho những thành viên cùng đam mê và chí hướng đã được nhiều trường học và tổ chức ghi nhận Trong phạm vi trường THCS ở các huyện miền núi thì câu lạc bộ là nơi để các em hiện thực hóa những trải nghiệm về lễ hoi, nét văn hóa đặc trưng của các nước Trong chương trình Tiếng Anh mọi có tiết học về giao tiếp và văn hóa (cơmmunication and culture) nhưng mọi chỉ là vo vạc ban đầu Sinh hoạt câu lạc bộ là sàn diễn cho học sinh thể hiện bằng Tiếng Anh với những vở kịch về văn hóa, tác phẩm văn học, hóa trang lễ hoi, sinh hoạt câu lạc bộ với nhiều chủ đề khác nhau
1.3.5 Kiểm tra đánh giá phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh THCS
Kiểm tra, đánh giá là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm cung cấp thông tin phản hồi về năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà học sinh đạt được trong quá trình cũng như tại thời điểm kết thúc một giai đoạn học tập Điều này góp phần khuyến khích và định hướng học sinh trong quá trình học tập, giúp giáo viên và nhà trường đánh giá kết quả học tập
Trang 25của học sinh, qua đó điều chỉnh việc dạy học môn học một cách hiệu quả ở các cấp học.Việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh phải bám sát mục tiêu và Nội dung dạy học của Chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kỹ năng giao tiếp ở từng cấp lop, hướng tới việc giúp học sinh đạt được các bậc quy định về năng lực giao tiếp khi kết thúc các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện theo hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thống qua các hoạt động dạy học trên lop Trong quá trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp học sinh và giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong Chương trình
Việc đánh giá định kỳ được thực hiện vào các thời điểm ấn định trong năm học để đánh giá mức đo đạt số với yêu cầu cần đạt đã được quy định cho mọi cấp lop Việc đánh giá cuối cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phải dựa vào yêu cầu về năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể là Bậc 1 đối với cấp tiểu học, Bậc 2 đối với cấp trung học cơ sở và Bậc 3 đối với cấp trung học phổ thông Việc đánh giá được tiến hành thống qua các hình thức khác nhau như định lượng, định tính và kết hợp giữa định lượng và định tính trong cả quá trình học tập, kết hợp đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau của học sinh và tự đánh giá của học sinh
Các loại hình kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với phương pháp dạy học được áp dụng trong lớp học, bao gồm kiểm tra nói (hoi thoại, độc thoại) và kiểm tra viết dưới dạng tích hợp các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ, kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận
Kết quả kiểm tra đánh giá kết quả dạy học sẽ là căn cứ đánh giá đúng thực trạng dạy
và học của các nhà trường, từ đó có những chỉ đạo kịp thời, uon nắn được những lệch lạc, khuyến khích và hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Hoạt động kiểm tra đánh giá cũng tác động mạnh đến việc đổi mới phương pháp dạy học và là cơ
Trang 26sở quan trọng để đánh giá chuẩn đầu ra của HS Với mục đích cho học sinh làm quen tiếng Anh, các hình thức kiểm tra, đánh giá cần nhẹ nhàng, thân thiện, được tiến hành ngày trong các hoạt động học tập của học sinh Kiểm tra đánh giá có thể thống qua các bài hát, trò chơi, giúp tìm ra những khó khăn và đề xuất hướng khắc phục thống qua các hoạt động trên lớp Kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh cần được lồng ghép trong các hoạt động dạy - học với mục đích giúp học sinh yêu thích môn Tiếng Anh và thúc đẩy chất lượng dạy và học
1.4 Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh
1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp ở trường THCS
“Kế hoạch hóa” là “làm cho phát triển một cách có kế hoạch (thướng là trên quy mo lon)” Trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, nếu có sự tham gia của nhiều người thì đều đòi hỏi phải có kế hoạch Kế hoạch hóa có vai trò rất to lon Nếu làm việc mà không có
kế hoạch thì sẽ rất khó đạt được kết quả cao bởi vì “Người nào bắt tay vào giải quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung, thì người đó trong mọi bước đi sẽ không tránh khỏi những vấp váp một cách không tự giác” Lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cần thực hiện:
Đầu năm học Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng các nhóm trưởng chuyên môn căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, khoi, lop cùng thảo luận để Xây dựng mục tiêu đánh giá của môn học đồng thời xác định các mức đo năng lực của người học Ngoài ra
có thể tham khảo cán bộ quản lý của các đơn vị giáo dục khác Trên cơ sở mục tiêu và mức
đo kỹ năng đã xác định của môn học sẽ yêu cầu giáo viên giảng dạy Xây dựng mục tiêu cụ thể và xác định các phương diện kỹ năng mà học sinh cần hình thành và phát triển qua môn học
Xây dựng kế hoạch phải dựa trên cơ sở chỉ đạo của các cấp, các ngành Kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp phải phù hợp với chương trình nhà trường, đối tượng học sinh và triển khai thực hiện về các nhóm chuyên môn, thường xuyên rút kinh nghiệm đánh giá kết quả đạt được để điều chỉnh, bổ sung cho những năm học tối
Trang 27Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội, đối tượng của quản lý giáo dục được thể hiện ở các thành to: tư tưởng (quan điểm, duong loi, chính sách, chế độ, Nội dung, phương pháp, tổ chức và kết quả); con người (cán bộ công chức, viên chức ngành giáo dục, giáo viên
và học sinh); quá trình biến đổi (việc dạy và học diễn ra theo không gian và thời gian); vật chất (gồm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học)
Xây dựng tập thể giáo viên tiếng Anh vững mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, Xây dựng kế hoạch chương trình hợp lý và chỉ đạo giáo viên tham gia học tập năng cao trình độ đảm bảo tất cả giáo viên tiếng Anh đạt trình độ chuẩn B2 trở lên khung tham chiếu Chau au (CEFR)
Xây dựng cơ sở vật chất thiết bị dạy học, thư viện trường học một cách đồng bộ để đáp ứng yêu cầu dạy và học của GV và HS
Tập trung chỉ đạo thay đổi phương pháp học của HS cả ở trên lop lẫn tự học ở nhà Tạo động cơ, hứng thú cho người học làm sao trong mọi tiết học học sinh được "hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn"
Có kế hoạch và thường xuyên kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, kiểm tra nơi bo giáo viên trong tổ tiếng Anh nhằm đảm bảo mọi liên hệ ngược để đánh giá đúng chất lượng dạy học của GV và HS từ đó có kế hoạch điều chỉnh kịp thời
1.4.2 Tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp ở trường THCS
Tổ chức là quá trình hình thành các quan hệ và cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường nhằm tạo cơ chế đảm bảo sự phoi hop, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện cho việc hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra của kế hoạch
Các thành viên và các bộ phận cần được giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch dạy học; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phan công trách nhiệm
QL, huy đông cơ sở vật chất, tài chính; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc nhằm thực hiện kế hoạch thành công và đạt được mục tiêu tổng thể của chương trình giáo dục phổ thông
Để tổ chức việc thực hiện hoạt động dạy học, hiệu trưởng cần xác định vai trò của các lực lượng tham gia hoạt động dạy học để có sự phân công, chỉ đạo phù hợp theo năm học, học
kì, tháng, tuần theo mục tiêu, Nội dung đã đề ra
Trang 28Để quản lý Nội dung này, hiệu trưởng cần sử dụng và phối kết hợp các lực lượng nhằm phát huy những ưu điểm của từng bộ phận thanh mot khoi đoàn kết thống nhất để có tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động dạy học, tránh các tác động rời rạc, tùy tiện; cần tổ chức, trao đổi, bàn bạc thống nhất, cải tiến về kế hoạch, nguyên tắc, Nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học
Công tác tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển
kỹ năng giao tiếp ở trường THCS bao gồm những công việc sau:
- Trên cơ sở văn bản kế hoạch đã có, người quản lý thực hiện các công việc cụ thể để
tổ chức thực hiện hoạt động dạy học theo Chương trình GDPT mọi như:
+ Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác giáo dục trong nhà trường; + Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Quản lý hoạt động dạy- học;
+ Thành lập tổ chuyên môn: Căn cứ vào số lương giáo viên, nhan viên, sự hợp lý giữa các môn học;
+ Phan công giảng dạy, kiêm nhiệm công tác khác: Theo năng lực, kinh nghiệm của giáo viên, đối tượng học sinh;
+ Phan công nhiệm vụ cho giáo viên: Giảng dạy, kiêm nhiệm;
+ Giáo viên: Xây dựng kế hoạch phê duyệt qua tổ trưởng chuyên môn hoặc hiệu phó, hiệu trưởng phụ trách và thực hiện theo đúng kế hoạch
Trong đó Nội dung kế hoạch giảng dạy môn môn Tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp bao gồm:
+ Xác định mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp 2018;
+ Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học theo Tiếng Anh theo chương trình GDPT phù hợp với Nội dung bài học và đối tượng học sinh;
+ Xác định chuẩn năng lực cần đạt của bài học Tiếng Anh theo chương trình GDPT; + Thiết kế giáo án Tiếng Anh theo chương trình GDPT;
+ Tổ chức dạy học Tiếng Anh theo chương trình GDPT;
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn năng lực đạt được
1.4.3 Chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp
ở trường THCS
Trang 29Hoạt động học tập môn học Tiếng Anh ở trường THCS được tổ chức một cách chặt chẽ, học sinh được tổ chức thành các lớp học theo từng cấp Hoạt động học tập của học sinh bao gồm: Hoạt động chuẩn bị lên lớp, hoạt động học tập trên lớp (chính khóa) và hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp (ngoại khóa)
Để phát triển kỹ năng dạy giao tiếp bằng tiếng Anh cho HS cần chú trọng sử dụng kết hợpp các hình thức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt độnghọc tập của học sinh; chú ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các tình huong thực tiễn, các tình huong
có tính “phức hop” (đòi hỏi sự vận dụng phoi hop kiến thức, kỹ năng từ các lĩnh vực khác nhau – hành đong trong các boi cảnh, tình huong), tìm tòi khám phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập, thảo luận, thuyết trình,… qua đó phát triển năng lực của học sinh (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hop tác,…); Học sinh được tham gia các hình thức
“học tập cá nhan”, “học hop tác”,… rèn kỹ năng học tập, có thái đo tích cực đoi với việc học tập; tang cưong các hình thức tổ chức hoạt độnggiáo dục với sự tham gia, phoi hop, gắn kết của công đồng; quan tâm ứng dụng có hiệu quả về công nghệ thống tin; chú ý dạy học “hướng tối từng đoi tưong học sinh” (như quan tâm tối sự khác biệt về năng lực, sự đa dạng trong phơng cách học của học sinh để sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học cho phù hop
và tác đong tot nhất tối sự phát triển năng lực của từng học sinh)
Mọi trường học tập và giảng dạy là yếu tố quan trọng trong một nhà trường Mot mọi trường học tập tốt sẽ có tác đóng lon đến hiệu quả học tập của sinh viên Xây dựng chương trình, tổ chức mọi trường thực hành Tiếng Anh nghĩa là: Xây dựng môi trường học tập tot: trước hết là phải có cảnh quan sư phạm, không gian đẹp, sạch sẽ, khang trang, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập, nghiên cứu của sinh viên Mot mọi trường tot quan trọng hơn là phải có các mối quan hệ tốt đẹp: Đồng nghiệp, thầy trò, bạn bè…thân thiện, tích cực, có phong cách van minh, gần gũi, hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ nhau học tập tiến bộ Là mọi trường tuyệt đối không có những hành xử thiếu văn hóa, bạo lực, phan biệt và tiêu cực… Là mọi trường có chương trình đào tạo tot, phù hợp với nhu cầu xã hội và mục tiêu phát triển đất nước Nhà trường có mọi trường học tập tốt sẽ đem lại hứng thú học tập, niềm yêu thích và say mê sáng tạo của sinh viên., thúc đẩy tính tích cực học tập của sinh viên
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh thông qua các hoạt động ngoại khóa là một Nội dung quan trọng và là một yêu cầu không
Trang 30thể thiếu trong dạy học và giáo dục của nhà trường Tổ chức thực hành tiếng Anh qua hoạt động ngoại khóa, giúp HS hiện nay có thể nắm vững cấu trúc ngữ pháp, thuoc lòng nhiều từ vựng và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra nhưng hiệu quả giao tiếp chưa cao Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là việc tổ chức việc học tiếng Anh ngoài giờ lên lớp như to chức cho HS tiếp xúc và được học tiếng Anh với người bản ngữ; thống qua các hoạt động học tập như tổ chức các trò chơi, Câu lạc bộ tiếng Anh, các bạn sẽ được tìm hiểu thêm về văn hóa Anh, Mĩ Với nguyên tắc và phương cham “Không nói tiếng Việt trong lớp học tiếng Anh” do các GV bản ngữ đề ra ngay từ buổi đầu
Thống qua các hoạt động ngoại khóa, chúng ta có thể tổ chức hoạt động với các hình thức phong phú cho HS như: tìm hiểu tình hình địa phương, tìm hiểu bản sắc văn hóa, được tiếp xúc và giao tiếp với mọi người thông qua việc sử dụng tiếng Anh Các hoạt động ngoại khóa còn làm thỏa mãn những nhu cầu thực hành ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ vui choi, giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh bằng tiếng Anh Để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa đòi hỏi người GV phải có năng lực tổ chức, thiết kế các hoạt động học tập phong phú ,
đa dạng hấp dẫn và loi cuon HS nhưng đồng thời phải mang lại hiệu quả GD cao
Tùy theo tình hình và điều kiện cho phép của đơn vị, từng chủ đề học tập mà GV lựa chọn Nội dung, hình thức hoạt động ngoại khóa phù hợp
Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức nòng cốt của trường THCS và là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Đoàn, Đội tập hop đông đảo HS của trường vào các hoạt động tập thể để hỗ trợ các hoạt động học tập văn hóa, trong
đó có bo môn Tiếng Anh Hoạt động học tập môn Tiếng Anh ngoài giờ lên lớp có thể thống qua các hoạt động tổ chức của Đoàn, Đoi
GV Chủ nhiệm, GV bộ môn tiếng Anh có thể phoi hop với Ban chấp hành chi Đoàn, liên Đội nhà trường để lồng ghép các chương trình học tập tiếng Anh như Hội vui học; hái hoa dân chủ; hoi thi van nghệ; đóng vai diễn kịch các tiểu phẩm; sinh hoạt các Câu lạc bộ Tiếng Anh cho HS, ngày hội tiếng Anh trên cơ sở các tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như cuốn sổ tay tổ chức ngày hội tiếng Anh và các san choi tại các trường THCS
Thực hiện tốt sự phoi hop tổ chức các hoạt động hợp tác cho HS học tiếng Anh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần giúp HS có cơ hội trau dồi, rèn luyện kỹ năng
Trang 31giao tiếp, khuyến khích HS mạnh dạn, tự tin giao lưu với GV bản ngữ giảng dạy tiếng Anh để năng cao năng lực sử dụng tiếng Anh của mình
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp ở trường THCS
Kiểm tra là một chức năng quan trọng của nhà quản lý Kiểm tra là một tiến trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với những điều đã được hoạch định, đồng thoại sửa chữa những sai sót để đảm bảo việc đạt được mục tiêu theo như kế hoạch hoặc các quyết định đã được đề ra Chức năng kiểm tra gắn bó chặt chẽ với quá trình quản lý “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”
Tổ chức cho giáo viên xác định năng lực và các mục tiêu nhận thức tương ứng làm cơ
sở cho dạy học nói chung và cho kiểm tra đánh giá
Thống thướng, đầu năm học Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng các nhóm trưởng chuyên môn căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, khoi, lop cùng thảo luận để Xây dựng mục tiêu đánh giá của môn học đồng thời xác định các mức đo năng lực của người học Ngoài ra có thể tham khảo cán bộ quản lý của các đơn vị giáo dục khác Trên cơ sở mục tiêu và mức đo năng lực đã xác định của môn học sẽ yêu cầu giáo viên giảng dạy Xây dựng mục tiêu cụ thể và xác định các phương diện năng lực mà học sinh cần hình thành và phát triển qua môn học
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá: Kế hoạch kiểm tra đánh giá được thực hiện chính là hệ thống các mẫu biểu, thời điểm kiểm tra, Nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra
- Tổ chức thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học: Các phương pháp kiểm tra đánh giá phải phù hợp với mục tiêu, không chỉ là mục tiêu của môn học
mà còn là mục tiêu của cả chương trình đào tạo cho nên phải do người quản lý quyết định Việc lựa chọn chính xác phương pháp và hình thức kiểm tra sẽ góp phần rất lớn đến việc nâng cao chất lượng Các hình thức kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh cấp Trung học phổ thông đang thực hiện là:
+ Kiểm tra thường xuyên: Bao gồm kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào mà không cần phải thông báo trước và đay là những bài kiểm tra được tính điểm hệ số Với hình thức kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm và tự luận ngắn hoặc có thể là một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trang 32+ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ: Gồm kiểm tra 45 phút, 60 phút được tiến hành vào cuoi mot giai đoạn, thời gian đã định trước có tính chất thống nhất cho tất cả học sinh cùng một chương trình học tập Bài kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2 khi tính điểm trung bình môn học Kiểm tra định kỳ thường là kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm
tự luận Ngoài ra cuoi mọi học kỳ, theo sự chỉ đạo của tỉnh, của huyện các trường tổ chức kiểm tra nói cho học sinh ở tất cả các khối lớp theo đề chung toàn tỉnh và huyện
+ Kiểm tra học kì (tổng kết) được thực hiện khi học sinh học hết một học kì, được vận dụng nhằm thu thập thông tin về sự nắm vững kỹ năng của học sinh sau khi học xong mot kì Đay là dạng bài kiểm tra có tính chất tổng hợp năng lực của học sinh Đề bài kết hợp giữa các dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận, các câu hỏi, bài tập tập trung vào nhiều phần kiến thức khác nhau trong các Nội dung đã học tập Điểm kiểm tra học kỳ được nhân hệ số 3 khi tính điểm trung bình môn học
- Tổ chức để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh: Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để theo dõi và thúc đẩy, ho tro sự tiến bộ của học sinh Sử dụng kết quả kiểm tra vào việc điều chỉnh phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh, cũng như điều chỉnh mục tiêu dạy học và giáo dục
- Thu thập và xử lí thông tin phản hồi từ học sinh: Thu thập kịp thời chính xác những thông tin về mức đo đã hoặc chưa đạt được trên các phương diện kiến thức, kỹ năng , thái độ học tập của học sinh mục tiêu và chuẩn môn tiếng Anh Xác định khách quan, chính xác mức
độ năng lực học tập môn tiếng Anh của học sinh vào những thời điểm nhất định, có tính chiến lược theo mục tiêu môn học và mặt bằng chất lượng chung của học sinh Tìm đúng nguyên nhan ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn tiếng Anh trên cả hai phương diện tiêu cực và tích cực Đưa ra những quyết định đúng vào các giai đoạn để điều chỉnh hoạt động dạy và học
có được kết quả tốt nhất Nhận định và thông báo kết quả, thành tích học tập môn tiếng Anh của học sinh tối mọi người để giúp học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhà quản lý biết kết quả học tập môn học của học sinh, xác định định hướng nghề nghiệp, có kế hoạch bổ trợ, nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Có thể sử dụng một số hình thức để kiểm tra, đánh giá kỹ năng giao tiếp môn tiếng Anh như sau:
Trang 33(a) Quan sát hành vi học tập của học sinh: Giáo viên chủ yếu dựa vào cử chỉ, biểu hiện nét mặt và ánh mắt để quan sát chính xác và lý giải hành vi của học sinh Các hành vi của học sinh sẽ giúp giáo viên đánh giá cả về kết quả học tập lẫn quá trình giảng dạy của mình Việc đánh giá này có thể thực hiện thông qua một tiết học hoặc nhiều tiết học
(b) Quan sát các dấu hiệu liên quan đến giọng nói của học sinh: Quan sát hành vi thông qua giọng nói của của học sinh bao gồm am điệu, đo lon, ngừng, lặng yên, đo cao, chuyển điệu, cách từ, nhấn mạnh và các yếu tố khác của giọng nói thêm vào Nội dung được nói Khả năng cung cấp thông tin của các dấu hiệu lời nói về mức độ nắm hiểu, tin tưởng, và trạng thái cảm xúc của học sinh chỉ biểu hiện qua nét mặt
Giáo viên phải quan sát được các dấu hiệu lời nói, cử chỉ, lý giải đúng và tiến hành điều chỉnh khi cần thiết Thông qua giọng nói, ngữ điệu của học sinh, giáo viên có thể nắm bắt được khả năng , năng lực của học sinh
Việc quan sát hành vi thông qua nét mặt, cử chỉ và giọng nói được thực hiện sống sống,
có quan hệ chặt chẽ với nhau Giáo viên phải tiến hành phân tích cả hai hành vi để đưa ra kết luận chính xác về năng lực của học sinh trong quá trình học, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phát triển năng lực của học sinh
Đánh giá cá nhân và nhóm
(a) Đánh giá cá nhân: Giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá hoặc giáo viên đánh giá
cá nhân học sinh về kiến thức, kỹ năng , thái độ và mục tiêu học tập của chính mình trước, trong hoặc sau gio học Hoặc cũng có thể các học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong học tập
Giáo viên có thể tổ chức đánh giá cá nhân theo các phương pháp sau:
- Sử dụng bảng hỏi
- Sử dụng bài tập tự đánh giá
(b) Đánh giá nhóm: Phương pháp đánh giá nhóm học sinh thống qua quan sát, phỏng vấn: Giáo viên sử dụng phiếu quan sát của mình và quan sát từng hoạt động, từng hành vi của học sinh trong quá trình học sinh làm với các bạn trong nhóm và với chính giáo viên Việc đánh giá này được thực hiện trong các giờ học (có thảo luận nhóm) hoặc trong các giờ seminar, báo cáo tiểu luận hoặc thực hành
- Thông qua phiếu tự đánh giá và đánh giá thành viên của nhóm
Trang 34- Thống qua các phiếu đánh giá hoạt động: Thông qua phiếu đánh giá hoạt động do học sinh tự đánh giá và nhóm đưa ra nhận xét đánh giá trên tiêu chí về năng lực hợp tác giúp giáo viên đánh giá được năng lực hợp tác của học sinh
1.4.5 Huy động các nguồn lực để đầu tư thiết bị dạy học phục vụ phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh ở trường THCS
Với đặc thù của tiếng Anh là thực hành giao tiếp, rèn luyện 4 kỹ năng : Nghe - Nói - Đọc - Viết nên đồ dùng dạy học rất cần thiết phải phong phú nhằm hỗ trợ đắc lực cho hiệu quả giảng dạy trong mọi điều kiện Vì vậy để phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh, cần:
- Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, phòng học, đồ dùng dạy học cần thiết cho học sinh học tiếng Anh ở trường THCS
- Nghiên cứu, sản xuất, cung cấp các thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp với yêu cầu chướng trình và sách giáo khoa tiếng Anh mọi
- Tăng cường phát động, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy tiếng môn Anh
- Động viên, khuyến khích, quy định, đánh giá việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ dạy tiếng Anh nhằm năng cao trách nhiệm của giáo viên cũng như gây hứng thú học tập cho học sinh
- Trang bị phòng dạy học ngoại ngữ (phòng học tiếng) cho một số trường điểm ở cấp THCS để năng cao khả năng nghe nói cho học sinh
- Biên soạn các tài liệu, sách tham khảo, từ điển hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy học
1.4.6 Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng
Bồi dưỡng, và đào tạo đội ngũ GV về năng lực, kỹ năng dạy học là tiêu chí quan trọng
để Xây dựng đội ngũ GV về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp
- Tổ chức hướng dẫn GV về các kỹ năng giao tiếp cần phát triển cho HS trên nhu cầu cần phát triển cho HS, hoặc những “lỗ hổng” về kỹ năng giao tiếp của HS
Trang 35- Chỉ đạo GV thực hiện đúng các quy định về tổ chức dạy và học tiếng Anh cho HS và phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trên cơ sở phù hợp với HS và đặc điểm vùng miền
- Có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo giáo viên tiếng Anh đủ về số lương, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy học tiếng Anh theo mục tiêu đã đề ra
- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thống qua các hình thức: Bồi dưỡng thay sách giáo khoa, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa… để đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh mọi cũng như những đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trong trường THCS
- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, đèn chiếu, máy projector, máy chiếu vật thể, kết nối các phần mềm dạy học, kết quả học tập của học sinh từ điện thoại với tivi……
- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả về trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tiếng Anh trong các trường THCS
- Giáo viên tiếng Anh cũng phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao năng lực của bản thân về mọi mặt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học tiếng Anh nói riêng
Kiểm tra đánh giá năng lực chuyên môn các thành viên của tổ (nhóm)
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh
1.5.1 Các yếu tố khách quan
- Chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp: Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng khẳng định "Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh" [2, tr.15]
Nghị quyết Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu
rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nho máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
Trang 36sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng , phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lop sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thống trong dạy và học” [3, tr.24]
Sự hỗ trợ của cấp trên đối với nhà trường như sở giáo dục thông qua kiểm tra đánh giá của lãnh đạo các cấp và hỗ trợ về cơ sở vật chất, ho tro chỉ đạo giúp hiệu trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học Có thể kể đến một số văn bản, quan điểm chỉ đạo
về phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho HS như: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Chương trình GDPT mọi môn Tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản Bộ GD&ĐT đã ban hành
đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện Đây chính là cơ sở lý luận và pháp lý cho phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho HS ở trường THCS hiện nay
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: Điều kiện, phương tiện tổ chức các hoạt động dạy học sẽ làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động học và phát triển kỹ năng giao tiếp cho
HS Để tổ chức tốt và đạt hiệu quả cần đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho HS việc lồng ghép trong các giờ học còn được triển khai ngoài không gian trường học như sân trường, tham quan, thực tế…ngoài khuon viên nhà trường và
để thực hiện tốt việc đó thì cần phải có điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng tối thiểu Nếu có điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất sẽ tạo điều kiện để tổ chức các hình thức phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho HS , ngưoc lại nếu không đáp ứng đủ thì hoạt động trải nghiệm hay các hình thức phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho HS diễn ra không hiệu quả
Do vậy, Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn về xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tổ chức sử dụng và bảo quản có hiệu quả trong quá trình tổ chức dạy, học môn Tiếng Anh
1.5.2 Các yếu tố chủ quan
Năng lực của Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, đặc biệt là Hiệu trưởng phải là người am hiểu mục tiêu, Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học môn Tiếng Anh nói chung và phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS nói riêng Hiệu trưởng có khả năng lãnh đạo, tiếp thu các chủ trường, các chương trình, kế hoạch một cách
Trang 37sâu sắc, có khả năng triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nội dung dạy, đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học; Hiệu trưởng phải là người có hiểu biết về tâm lý quản lý, có
uy tín, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ
Yếu tố thuộc về giáo viên dạy tiếng Anh: Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh: Trình đo, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục của nhà trường
Giáo viên là đội ngũ chủ lực, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học, làm nên chất lượng dạy học của nhà trường
Người giáo viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm gương trong việc thực hiện ý thức đạo đức, nghề nghiệp của mình Đặc biệt với GV dạy môn tiếng Anh thì khả năng diễn đạt, việc sử dụng ngôn từ phải mang tính chuẩn xác để làm gương cho HS
Nhiều GV có nhận thức đúng đắn và xác định rõ sự cần thiết phải đổi mới PPDH, đã vận dụng được các PPDH và kỹ thuật DH tích cực trong quá trình dạy học sẽ phát huy tính tích cực của HS và phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS giúp HS tự tin khi giao tiếp tiếng Anh Ngược lại, nếu GV thường xuyên sử dụng PPDH một chiều, khơng sáng tạo và huy động HS vào khám trí thức cũng như tổ chức đa dạng các hình thức dạy học thì kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của HS sẽ không như mông muon
- Yếu tố thuộc về HS : Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho HS thì vai trò của người học là rất quan trọng, vì người học phải tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức, rèn kỹ năng và thể hiện năng lực của mình trong quá trình học, còn giáo viên chỉ với vai trò hướng dẫn, định hướng hoạt động giúp người học lĩnh hội kiến thức, rèn kỹ năng , hình thành năng lực sau mọi bài học
Phẩm chất và năng lực học sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: như về điều kiện chăm
lo giáo dục trong gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, nếp sống nơi dân cư, bản sắc dân tộc của địa phương … các vấn đề trên đều có ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trang 38Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh nói chung và HS THCS nói riêng
có vai trò vô cùng quan trọng Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động phát triển
kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh đề tài thu được kết quả sau:
Luận văn đã thiết lập các thành tố của hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tại các trường THCS bao gồm: 1) Mục tiêu dạy học theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh; 2) Nội dung dạy học theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh; 3) Hình thức dạy học theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh; 4) Kiểm tra, đánh giá dạy học theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh
Đặc biệt, luận văn Xây dựng các yếu tố cốt lõi của quản lý hoạt độnghoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp đó là: 1) Lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp; 2) Tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp ở trường THCS; 3) Chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp ở trường THCS; 4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp; 5) Huy động các nguồn lực để đầu tư thiết bị dạy học phục vụ phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh; 6) Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận có liên quan đến quản lý hoạt độnghoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp, các điều kiện cần thiết và vai trò của người hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt độnghoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp là những cơ sở lý luận cơ bản để tác giả đánh giá thực trạng quản lý hoạt độnghoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp và từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý quản lý quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Năm ở chướng tiếp theo
Trang 39CHƯỚNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ Năng GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN
KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM 2.1 Khái quát chung về tình hình giáo dục huyện Kim Bảng và hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
2.1.1 Tình hình kinh tế, xã hội huyện Kim Bảng
Kim Bảng cách Hà Nơi khoảng 60 km, gần trục quốc lộ 1A ở phía đông và vùng du lịch tâm linh của Hà Tây ở phía tay, nơi liền phía tây bắc xuống đông năm bởi sống Đáy và các trục quốc lộ 21A, 21B, 38B, từ phía bắc xuống phía nam được nơi bởi sông Nhuệ và các đường tỉnh lộ Biên Hòa, hệ thống đường huyện, đường liên xã Đay là một trong những điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục và liên kết kinh tế trên các lĩnh vực có thị trường tiêu thụ rong, có khả năng trao đổi các sản phản nông sản, vật liệu xây dựng và là điểm du lịch sinh thái có nhiều tiềm năng
Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: Kim Bảng là huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam, cách Hà Nơi khoảng 60 km, phía bắc giáp các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức tỉnh Hà Tây, phía tây giáp huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, phía đông giáp huyện Duy Tiên và thị xã Phủ Lý, phía nam giáp huyện Thanh Liêm; gần trục quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38B Toàn huyện có 16 xã và 2 thị trấn
Đặc điểm địa hình: Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía tay nên có địa hình đa dạng Phía bắc sống Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía năm sống Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá với, sét
Khí hậu: Ở Kim Bảng khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình năm
là 230C nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 160C và cao nhất vào tháng 7 là 290C Lượng mưa trung bình trong năm là 1.800-2.200 mm, trong đó thấp nhất là 1.300 mm và cao nhất là 4.000 mm
Tài nguyên thiên nhiên:
Trang 40Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất của huyện là 18.487,2 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 42,3%; đất lâm nghiệp 32%; đất chuyên dùng 12,5%; đất khu dân cư 3,3% và đất chưa
sử dụng 9,8% Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù
sa glây Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nau đỏ trên đá với Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng
Tài nguyên rừng: Rừng ở Kim Bảng có cây tự nhiên thưa, khơng tot, mọc trên đồi núi
đá Những năm gần đây, nhan dan đã đầu tư trồng rừng bằng các loại cây ăn quả như nhãn, na Diện tích rừng trồng đến nay là 1.184,1 ha, diện tích rừng tự nhiên khoanh nuôi là 1.890 ha
Tài nguyên khoáng sản: Kim Bảng có tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, cho phép khai thác và chế biến trên quy mô công nghiệp Trữ lượng đá với có khoảng 162 triệu tấn, tập trung ở các mỏ Hồng Sống và Bút Phương, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng Ngoài ra, ở Tan Son, Thánh Sống còn có mỏ dolomit, trữ lương gần 100 triệu tấn Ở Ba Sao có vùng than bùn với diện tích 2 km2 nằm dưới lớp sét dày 0,5 - 1,5m, mỏ sét Trầm Tích trữ lương hơn 30 triệu m3, nguồn nước khoáng lạnh và vàng cám
Nguồn nước: Nhiều xã ở Kim Bảng đã khai thác được nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như Nhật Tan, Nhật Tựu, Van Xá, Đồng Hóa Ngoài ra, Kim Bảng còn có nguồn nước mặt sông Đáy rất dồi dào, đủ phục vụ cho phát triển công nghiệp, nong nghiệp, đời sống dân sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện trong những năm tối
Kết cấu hạ tầng:
Cấp điện: 100% số xã, thị trấn ở Kim Bảng đã có lưới điện quốc gia với tỷ lệ hộ dùng điện là 99,6% Toàn huyện có 59 trạm biến áp với tổng công suất 10.930 KVA Trong những năm qua hệ thống lưới điện hạ thế đã được chú trọng đầu tư, cải tạo, năng cấp, góp phần giảm tổn thất điện năng , phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nong thon
Cấp nước: Hiện nay, 18 xã (thị tran) trong huyện đã được cung cấp nước sạch.Tỷ lệ số người sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện đạt trên 90%
Giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gồm mạng lưới đường bộ, đường thủy và đường sắt Tổng chiều dài đường bộ là 825,52 km, trong đó có 42 km đường quốc lo chia làm ba tuyến là quốc lộ 21A, 21B và 38B; 43,7 km tỉnh lộ; 23,5 km huyện lộ và 716,322