1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên

59 826 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập ngoài sự nỗ lực bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân cơ quan đoàn thể. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ths.Trương Thị Bích Hồng Th.s Nguyễn Minh Phát đã giúp tôi định hướng nghiên cứu hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập. Cảm ơn K.s Nguyễn Thanh Tùng, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để tôi thực hiện đề tài hoàn thành bài luận văn này. Xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Nuôi trồng thủy sản, trường Đại Học Nha Trang đã dạy dỗ giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua. Xin cảm ơn thư viện trường Đại Học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi mượn tài liệu tham khảo. Tôi xin cảm ơn đến bạn bè, các anh chị, những người đã luôn bên cạnh tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài hoàn thành luận văn tốt nghiệp nay. Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn đặc biệt đến gia đình người thân đã luôn động viên cổ vũ cho tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập. Nha trang, tháng 6 năm 2012 Sinh viên: Trần Thị Lưu ii GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CW: Chiều rộng giáp đầu ngực Wtb: Trọng lượng trung bình toàn thân Z1, Z2, Z3, Z5, Z5: Ấu trùng cua giai đoạn zoea 1, zoea 2, zoea 3, zoea 4, zoea 5. C1: Cua 1. SSSTT: Sức sinh sản thực tế. AT: Ấu trùng. TB: Trung bình 1 MỞ ĐẦU Nuôi trồng thủy sản đã đang được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển nền kinh tế đất nước. Với tiềm năng lớn về đất đai, diện tích mặt nước lao động, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là hải sản. Trong những năm gần đây do nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do đánh bắt. Do đó việc mở rộng phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng phát triển để nâng cao chất lượng thực phẩm cho con người. Với chiều dài bờ biển 189 km nhiều đầm, vịnh, vùng cửa sông nên nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Phú Yên đã xác định một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại thu nhập đáng kể cho nông - ngư dân vùng ven biển, góp phần xoá được đói, giảm được nghèo nhiều hộ vươn lên làm giàu. Để duy trì sự phát triển một cách bền vững, bên cạnh những chính sách phát triển nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi, trong đó có sản xuất cua giống với mục đích nhằm làm giảm gánh nặng về sản xuất giống nuôi tôm sú nhiều năm thua lỗ. Cua biển là loại hải sản có kích thước lớn, hàm lượng đạm rất cao, nhu cầu xuất khẩu tiêu thụ nội địa ngày càng nhiều. Chúng sống ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn phân bố ở biển Ấn Độ - Thái Bình Dương là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao ở nhiều nước. Ở Việt Nam trong những năm qua nghề nuôi cua thương phẩm phát triển rất mạnh nhưng chủ yếu các tỉnh Nam bộ. Khó khăn của nghề nuôi cua hiện nay là vấn đề giải quyết con giống. Nguồn cua giống cung cấp cho các mô hình nuôi cua từ trước đến nay chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Tuy nhiên, nguồn giống từ tự nhiên biến động theo mùa vụ, kích thước không đồng đều, trộn lẫn nhiều loại với nhau nên khó đáp ứng được yêu về chất lượng cho các mô hình nuôi cua thương phẩm. Mặt khác do bị khai thác quá mức nên nguồn lợi cua tự nhiên đang có chiều hướng suy giảm. Để giải quyết vấn đề cua giống cung cấp cho nghề nuôi, năm 1998 Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III (nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III) một 2 số Trường Đại học đã cho sinh sản nhân tạo giống cua xanh thành công nhưng hầu hết tỉ lệ sống ở các cơ sở sản xuất giống từ giai đoạn Zoea 1 đến Cua bột 1 dưới 10% vẫn còn tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện qui trình. Năm 2004 Trung tâm Giống Kỹ thuật Thuỷ sản Phú Yên tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cua xanh từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III Nha Trang bước đầu cho sinh sản thành công nhưng tỉ lệ sống ở các giai đoạn ấu trùng còn thấp. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của nghề nuôi nhằm vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất hoàn thành khóa học khoa nuôi trồng thủy sản – trường Đại học Nha Trang đã giao cho tôi đề tài: “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) tại Khu sản xuất giống thủy sản Bình Kiến thuộc Sở Nông nghiệp PTNT Phú Yên” với các nội dung sau: 1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên hệ thống công trình phục vụ sản xuất giống nhân tạo cua xanh. 2. Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cua xanh. 3. Tìm hiểu kỹ thuật ương ấu trùng. Mục tiêu: 1. Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. 2. Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh. 3. Hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp nộp báo cáo đúng hạn. 3 PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh học cua xanh 1.1.1. Đặc điểm phân loại Theo Bowman Abele, 1982, cua xanh (Scylla) có 4 loài: S. serrata, S. tranquebarica, S. olivacea, S. paramamosain có hệ thống phân loại như sau: Ngành: Athropoda (Chân khớp) Phụ ngành: Crustacea (Giáp xác) Lớp: Malacostraca Bộ: Decapoda Latreille 1803 Họ cua bơi: Portunidae Rafinesque 1815 Giống: Scylla de Haan 1833 Loài: S. paramamosain (Estampador 1949) Các loài cua Scylla còn được gọi là cua bùn, cua xanh cua sú, đây là các loài giáp xác sống ở vùng cửa sông hoặc vùng biển. Cua xanh phân bố ở các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới ôn đới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Philippin, Nam Phi, Ấn Độ [2],[4],[13]. 1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo Hình 1.1: Hình thái cua biển (scylla paramamosain) 4 Loài cua biển Scylla paramamosain có kích thước tương đối lớn có thể đạt được trọng lượng 2kg. Cua có màu xanh lục hoặc màu vàng sẫm, mặt bụng thường có màu sáng hơn mặt lưng, cơ thể cua dẹp theo hướng lưng bụng chia làm 2 phần, phần đầu ngực lớn nằm trong giáp đầu ngực (mai cua), phần bụng nhỏ gập lại dưới giáp đầu ngực (yếm cua) [6]. Phần đầu phần ngực ở cua dính liền với nhau, ranh giới giữa các đốt không rõ ràng, căn cứ vào phần phụ mà biết được số đốt tạo thành. Đầu gồm 5 đốt có mắt, anten các phần phụ miệng. Ngực gồm 8 đốt, có mang, chân hàm các chân bò, phía trước của giáp đầu ngực có hai hố mắt, mang hai mắt nằm trên cuống mắt. Giữa hai hố mắt, mỗi bên mép trước của giáp đầu ngực có 9 gai nằm liên tiếp nhau. Mặt trên của giáp đầu ngực phân chia thành từng vùng nhỏ ngăn cách bỡi rãnh gờ rõ rệt. Phía trước là vùng trán, kế tiếp là vùng dạ dày ngăn cách với nhau bởi hai gờ, kế là vùng tim sau vùng tim đến vùng ruột. Hai bên vùng dạ dày là vùng gan ngoài cùng là vùng mang. Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng, các tấm bụng làm thành vùng lõm ở giữa chứa phần bụng gập vào. Ở con cái có đôi lỗ sinh dục nằm ở tấm bụng thứ ba được phần bụng gập lại che lấp [2],[6]. Phần bụng gồm 7 đốt với các phần phụ bị tiêu giảm nằm gấp lại dưới phần đầu ngực làm cho cua thu ngắn chiều dài gọn lại giúp cua bò được dễ dàng. Ở con cái các đốt bụng I, II III khớp động với nhau, các đốt khác bất động, các chân bụng chẻ đôi biến thành các chùm lông yếm để trứng đẻ ra bám vào đấy để phát triển, ở con đực các đốt bụng I, II, IV VI khớp động với các đốt bên. Các chân bụng thoái hoá biến thành đôi gai giao cấu, lỗ hậu môn nằm ở cuối cùng [6]. 5 1.1.3. Tập tính môi trường sống Hình 1.2 : Vòng đời cua biển Vòng đời cua xanh trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có tập tính sống khác nhau. Giai đoạn phôi được cua mẹ mang trứng, phôi phát triển ở vùng ven bờ. Ấu trùng Zoea Megalop sống trôi nổi nhờ dòng nước đưa vào ven bờ, ấu trùng Zoea nở ra là bơi lội có tính hướng quang mạnh, ấu trùng Megalope bơi lội nhanh nhẹn, trước khi biến thái thành cua bột (khoảng 2 ngày) thường sống bám trên những giá thể hoặc những chất nền như tảo ở đáy biển. Cua con bắt đầu sống bò trên đáy lớn dần có tập tính đào hang hay chui rúc vào các gốc cây, bụi rậm đồng thời với việc chuyển từ đời sống ở môi trường nước mặn sang nước lợ, thường ở các rừng ngập mặn, vùng cửa sông hay tập trung ở các bãi trung triều [2],[3],[8],[13]. Với tập tính sống như vậy là một trong những điều kiện để nghiên cứu về giá thể bám cho ấu trùng trong điều kiện sản xuất nhân tạo. Cua sắp trưởng thành di cư vào vùng trung triều để kiếm mồi lúc triều cao trở lại vùng hạ triều khi triều thấp, tuy nhiên cua trưởng thành hầu như chỉ thấy ở vùng hạ triều [4],[8],[11]. Đến giai đoạn thành thục sinh dục cua di cư ra vùng gần bờ để sinh sản rồi tiếp tục lặp lại vòng đời. 6 Ấu trùng Zoea thích hợp với nồng độ muối từ 25 - 30‰, cua con cua trưởng thành thích nghi phát triển tốt trong phạm vi 2 - 38‰, tuy nhiên trong thời kỳ đẻ trứng đòi hỏi độ mặn từ 22 - 32‰ [2],[3],[5],[8]. Những đặc tính sinh học cua xanh rất phù hợp với điều kiện lý tưởng ở khu vực miền Trung. Cua sống ở vùng nước lợ có độ pH trong khoảng 7,5 - 9,2, thích hợp nhất là từ 7,5 - 8,8, tuy nhiên cua có thể chịu đựng được trong nước có độ pH thấp hơn 6,5. Cua có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi độ mặn trong môi trường nước, cũng có thể sống trong vùng gần như ngọt cho đến độ mặn trên 33‰ [6], [8]. Ở Việt Nam cua biển Scylla paramamosain phân bố rất rộng ở những vùng vĩ tuyến cao, cua chịu đựng nhiệt độ nước thấp rất tốt. Ở vùng biển phía Nam nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 - 29 0 C. Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý của cua, là một trong những nguyên nhân gây chết hàng loạt khi nuôi thương phẩm [6]. 1.1.4. Tính ăn Cua biển là loài ăn tạp, tập tính bắt mồi thành phần thức ăn thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật động vật phù du (Branchionus plicatilis, Nauplius của Artemia, Artemia sinh khối…). Khác với cua có kích thước lớn hoạt động về đêm, ấu trùng cua có tính hướng quang mạnh, có thể dùng ánh sáng để kích thích chúng bắt mồi. Cua con chuyển sang ăn tạp kiếm ăn vào ban đêm, thức ăn tự nhiên của chúng chứa 50% nhuyễn thể, 21% giáp xác, phần còn lại là cá. Tập tính kiếm ăn của chúng cũng thay đổi theo tuổi, cua con 2-7cm chủ yếu ăn giáp xác, cua từ 7-13cm thích ăn nhuyễn thể, cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, ghẹ, cá…Cua là loài bắt mồi tích cực thời gian bắt mồi thường nhiều hơn thời gian vùi mình trong đáy hoặc trong hang. Cua thường trú ẩn vào ban ngày bắt mồi vào ban đêm. Cua thường ăn rất nhiều nhưng cũng có thể nhịn đói vài ngày trong những điều kiện bất lợi [2], [13]. 1.1.5. Lột xác sinh trưởng Ấu trùng Zoea 1 đến cua trưởng thành trải qua nhiều lần lột xác, mỗi lần lột xác vừa để sinh trưởng, biến thái thay đổi kích thước hình thái cấu tạo nhằm đạt 7 được hình dạng cấu tạo thực thụ của cua. Ở giai đoạn ấu trùng cua bột thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn 2 - 3 ngày hoặc 3 - 5 ngày, ở cua giống cua trưởng thành thời gian giữa hai lần lột xác dài hơn [2], [11]. Trước khi lột xác, cua tiết ra rất nhiều dịch tố để tách vỏ mềm ở bên trong ra khỏi vỏ cứng, phần đầu ngực phần bụng xuất hiện một vết nứt, hai bên cửa miệng cũng lần lượt xuất hiện một vết nứt. Lúc đầu bộ phận đầu ngực nâng lên, vết nứt lớn ra, khối đầu ngực lộ ra ngoài, bụng co lại phía sau, các chân cử động co về giữa, đôi chân bơi thoát ra ngoài, sau đến phần bụng chân càng được lột ra sau cùng. Cua không chỉ lột vỏ ngoài mà vỏ cũ của dạ dày, mang, ruột…cũng được lột đi [11]. Sự lột xác diễn ra trong khoảng 30 - 60 phút, lớp vỏ trong biến thành lớp vỏ ngoài còn nhăn nheo sau đó mới dần dần căng ra. Cua mới lột xác yếu không ăn, không có khả năng tự vệ, nằm ở đáy 2 - 3 giờ mới trở lại bình thường sau 1 - 2 ngày vỏ mới cứng lại. Trong thời gian lột xác, cua thường bị kẻ thù tấn công rất dễ tử vong, sau mỗi lần lột xác cua tăng trọng lượng từ 40 - 80% [3],[11]. 1.1.6. Đặc điểm sinh sản 1.1.6.1. Di cư sinh sản mùa vụ sinh sản  Di cư sinh sản Cua sống sinh trưởng ở các vùng rừng ngập nước lợ, trước mùa sinh sản di cư ra vùng biển ven bờ, lột xác tiền giao vĩ. Cua cái tiến hành giao vĩ sau đó tuyến sinh dục tiếp tục phát triển cho đến lúc trứng chín, đẻ trứng, ấp phôi, ấu trùng nở ra khỏi vỏ trứng rời cua mẹ kết thúc quá trình sinh sản. Ở những vùng khác nhau có điều kiện môi trường khác nhau thì mùa di cư khác nhau. Vùng biển phía Bắc thì gặp cua ôm trứng nhiều vào tháng 4, 5, 6, 7, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ thường bắt gặp cua ôm trứng từ tháng 4 đến tháng 10. Ở vùng biển phía Nam nước ta cua thường bắt đầu di cư vào tháng 7, 8 mùa sinh sản thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 1, 2 năm sau. Tuy vậy, cũng có thể bắt gặp cua ôm trứng sớm hơn [6]. 8  Mùa vụ sinh sản Tại Việt Nam, thời gian sinh sản khác nhau tùy vào từng vùng khác nhau. Ở vùng biển phía Bắc Việt Nam, mùa đẻ trứng của cua xanh tập trung từ tháng 4 đến tháng 7. Khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ Việt Nam, nhiệt độ trung bình hằng năm cao vì thế cua xanh đẻ trứng quanh năm. Tuy vậy, chúng vẫn thể hiện tính mùa vụ rất rõ nét, mùa vụ sinh sản chính tập trung từ tháng 2 đến tháng 3 từ tháng 7 đến tháng 8 trong năm. Theo kết quả nghiên cứu của G.S. Hoàng Đức Đạt thì ở vùng biển phía Nam Việt Nam cua xanh bắt đầu di cư vào tháng 7 - 8 mùa sinh sản chính bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Nhìn chung mùa vụ sinh sản chính chi phối bởi yếu tố nhiệt độ, vì vậy có thể nói ở những vùng địa lý khác nhau thì mùa vụ sinh sản chính xuất hiện theo thời gian khác nhau trong năm [6], [11]. 1.1.6.2. Kích thước thành thục sức sinh sản Theo nghiên cứu thì toàn bộ cá thể loài S. Paramamosain có CW ≥ 10cm (chiều rộng giáp đầu ngực) tương ứng với trọng lượng trung bình toàn thân Wtb ≥ 267g đều thành thục có khả năng tham gia sinh sản. Tuy nhiên kích thước thành thục thay đổi theo loài trong cùng một loài thay đổi do ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu theo từng vùng địa lý. Cua cái S. Serrata thành thục lần đầu tiên khoảng 12cm CW đạt tối đa là 24cm, trong khi đó loài S. Paramamosain lột xác thành thục ở cỡ 8 -9 cm có thể đạt CW tối đa là 14 – 15cm [11]. Cua biển (S.paramosain) ở khu vực miền Trung Việt Nam có kích thước thành thục CW ≥ 10cm. So sánh với kích thước thành thục của cua xanh ở một số nước, chúng ta thấy kích thước thành thục cua xanhkhu vực miền trung Việt Nam ở mức độ trung bình. [...]... nghiên cứu 16 Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo Cua Xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) Kỹ thuật cho sinh sản nhân tạo cua xanh Tìm hiểu điều kiện tự nhiên hệ thống công trình phục vụ Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Yên Hệ thống công trình phục vụ sản xuất Kỹ thuật tuyển chọn cua mẹ Kỹ thuật nuôi vỗ cho đẻ Kỹ thuật ương ấu trùng lên cua bột Kỹ thuật ấp trứng thu ấu trùng Kỹ thuật ương... sinh học sinh sản sản xuất giống, với mong muốn tìm ra quy trình sản xuất giống nhân tạo, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III (nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III) thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua xanh loài Scylla paramamosain Qua 3 năm thực hiện, đến cuối năm 2000, Nguyễn Cơ Thạch cộng tác... lọc đưa vào sản xuất Nước ngọt được bơm từ nguồn nước sinh hoạt không cần xử lý thêm 3.2.1 Kỹ thuật tuyển chọn vận chuyển cua mẹ  Kỹ thuật tuyển chọn Chất lượng cua mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản, khả năng phát triển phôi, tỷ lệ nở tỷ lệ sống của ấu trùng sau này Do đó tuyển chọn cua mẹ là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất giống nhân tạo cua xanh Theo thực tế sản xuất. .. qua các đợt sản xuất tại hai tỉnh với tỷ lệ sống từ 13 – 15% [4] 15 PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1 Thời gian, địa điểm đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 22/2/2012 đến ngày 5/5/2012 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: Khu sản xuất giống thủy sản Bình Kiến – Tp Tuy Hòa thuộc Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Phú Yên 2.1.3 Đối tượng nghiên cứu: Cua xanh, loài Scylla paramamosain Estampador,. .. trong sản xuất là cơ sở để tuyển chọn cua mẹ cho hiệu quả sản xuất cao nhất  Kỹ thuật vận chuyển Chọn cua mẹ đủ tiêu chuẩn, vận chuyển về cơ sở sản xuất bằng phương pháp vận chuyển hở, không có nước Cua mẹ được vận chuyển trong các thùng xốp cách nhiệt giữ ẩm Vận chuyển bằng xe máy với mật độ 20 – 25 con/thùng, thùng có kích thước 40 x 30 x 20cm 3.2.2 Kỹ thuật nuôi vỗ cho đẻ 3.2.2.1  Kỹ thuật. .. Thạch cộng tác viên đã nghiên cứu sản xuất giống thành công, viết báo cáo khoa học đề tài đã được nghiệm thu [10] Viện Nghiên cứu NTTS III (2004) bắt đầu chuyển giao công nghệ sản xuất giống cua xanh nhân tạo cho một số Trung tâm Khuyến ngư, Trung tâm Giống các tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bến Tre, Phú Yên, Sóc Trăng, Bình Định Quảng Bình Tuy nhiên do tỉ lệ sống các giai... trùng từ giai đoạn Zoea 1 đến cua bột 1 đạt khoảng 5%, lượng cua giống nhân tạo được sản xuất ra còn ít, chưa trở thành hàng hoá phục vụ cho nuôi cua thương phẩm Năm 2006 – 2007, Viện Nghên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã thực hiện dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cua biển loài scylla paramamosain cho Trung tâm Khuyến ngư của 2 tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu Thái Bình, do Nguyễn Diễu làm chủ... con cái, cua đực cái áp sát mặt bụng vào nhau cua đực gỡ yếm con cái ra để giao túi tinh vào túi nhận tinh của con cái Thời gian giao phối có thể kéo dài từ 5 giờ đến cả ngày Kết thúc quá trình giao phối con đực buông cua cái ra nhưng vẫn đi cạnh để bảo vệ cua cái Túi tinh được giữ ở bộ phận nhận tinh của cua cái suốt mùa sinh sản Trong mùa sinh sản, một cua cái có thể đẻ trứng 1 - 3 lần thụ... thì cua lên gạch tốt cua mẹ chuẩn bị đẻ Nếu buồng trứng chưa mở rộng đến phần răng cưa thì buồng trứng đang phát triển cua mẹ chưa đẻ Ngoài ra còn chú ý đến yếm cua bầu lớn, cua mẹ thành thục tốt, lên gạch nhiều thì nơi tiếp giáp giữa yếm cua mai sẽ căng ra, tạo thành khe tiếp giáp màu trắng ngà Để có đàn cua mẹ cho đẻ đạt kết quả tốt, cần dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật sau để tuyển chọn cua mẹ... lý số liệu Xử lý số liệu dựa vào phần mềm Excel để tính các giá trị trung bình (Mean = Average), độ lệch chuẩn (SD = STDEV), làm tròn (= Round) 20 PHẦN 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên hệ thống công trình phục vụ sản xuất giống 3.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Yên a Vị trí địa lý Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền Trung Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh . đề tài: Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) tại Khu sản xuất giống thủy sản Bình Kiến thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên với. dung sau: 1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình phục vụ sản xuất giống nhân tạo cua xanh. 2. Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cua xanh. 3. Tìm hiểu kỹ thuật ương ấu. Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo Cua Xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình phục vụ Kỹ thuật cho sinh sản nhân tạo

Ngày đăng: 28/06/2014, 15:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Cơ Thạch, Trương Quốc Thái, Nguyễn Diễu, Nguyễn Thanh Thùy, Hà Văn Khô, và Đỗ Văn Phiên, 2000. Đặc điểm sinh học sinh sản và quy trình kỹ thuật sản xuất cua giống loài Scylla serratavar. Paramamosain Estampador, 1949. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 - 2004). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla serratavar. Paramamosain Estampador, 1949
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
1. Lưu Thị Dung – Phạm Quốc Hùng, Mô Phôi Học Thủy Sản. Nhà xuất bản nông nghiệp tp.Hồ Chí Minh – 2005 Khác
2. Lục Minh Diệp, 2003. Kỹ thuật nuôi cua biển. Giáo trình kỹ thuật nuôi giáp xác, tr. 179 – 199. Đại Học Nha Trang Khác
3. Nguyễn Diễu. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua biển. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 2006 Khác
4. Nguyễn Diễu, 2003. Quy trình công nghệ sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain). Tuyển tập một số quy trình công nghệ sản xuất giống thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005 Khác
5. Hoàng Đức Đạt, 1995. Kỹ thuật nuôi cua biển. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Khác
6. Hoàng Đức Đạt, 2003. Kỹ thuật nuôi cua biển, tái bản lần thứ 3. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tp Hồ Chí Minh Khác
7. Đoàn Văn Đẩu, Lưu Xuân Đờn, Đồng Xuân Vĩnh, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Cơ Thạch và Lê Trọng Tam, 1993. Kết quả bước đầu nuôi vỗ cua bố mẹ và ương nuôi ấu trùng cua biển (scylla serrata). Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề ca biển, tập I. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1998, tr. 358 – 369 Khác
8. Phạm Thị Tuyết Ngân, 2005. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng lên chất lượng bố mẹ và ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain). Đại Học Cần Thơ Khác
9. Vương Văn Nghĩa, 2009. Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua biển (Scylla paramamosain Estampador, 1949) tại viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Đồ án tốt nghiệp đại hoc. Trường Đại Học Nha Trang Khác
11. Nguyễn Cơ Thạch và Trương Quốc Thái , 2002. Ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn đến sự phát triển của giai đoạn phôi và ấu trùng cua Scylla serrata var.Paramamosain Estampador, 1949. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 - 2004). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2004, tr.215 – 220 Khác
12. Nguyễn Cơ Thạch và cộng sự, 2000. Sinh sản nhân tạo cua biển Scylla Paramamosain. Các công trình nghiên cứu khoa học ngành thủy sản (1996 – 2000).Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2003, tr.346 – 354 Khác
13. Mud crab aquacuiture apracticalmanual. FAO fisheries and aquaculturetechnial, tr 1- 9, tr 22 – 24 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Hình thái cua biển (scylla paramamosain) - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Hình 1.1 Hình thái cua biển (scylla paramamosain) (Trang 5)
Hình 1.2 : Vòng đời cua biển - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Hình 1.2 Vòng đời cua biển (Trang 7)
Bảng 1.1: Kích thước thành thục tối thiểu của loài cua xanh ở một số vùng địa lý - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 1.1 Kích thước thành thục tối thiểu của loài cua xanh ở một số vùng địa lý (Trang 11)
Bảng 1.2 : Tóm tắt quá trình phát triển phôi cua biển [1],[3] - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 1.2 Tóm tắt quá trình phát triển phôi cua biển [1],[3] (Trang 12)
Bảng 1.3 : các giai đoạn ấu trùng cua biển - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 1.3 các giai đoạn ấu trùng cua biển (Trang 13)
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu (Trang 18)
Bảng 2.1: Dụng cụ đo yếu tố môi trường và chỉ tiêu trong sản xuất - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 2.1 Dụng cụ đo yếu tố môi trường và chỉ tiêu trong sản xuất (Trang 19)
Hình 3.1: Sơ đồ trại sản xuất giống - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Hình 3.1 Sơ đồ trại sản xuất giống (Trang 24)
Hình chữ nhật (40x20cm)  Hình tròn đường kính 30cm  Hình chữ nhật (40x20cm)  Hình tròn đường kính 30cm - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Hình ch ữ nhật (40x20cm) Hình tròn đường kính 30cm Hình chữ nhật (40x20cm) Hình tròn đường kính 30cm (Trang 26)
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu để chọn lựa cua mẹ - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu để chọn lựa cua mẹ (Trang 27)
Bảng 3.3: Kết quả tuyển chọn cua mẹ trong 3 đợt sản xuất - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.3 Kết quả tuyển chọn cua mẹ trong 3 đợt sản xuất (Trang 28)
Bảng 3.4: Các yếu tố môi trường trong bể nuôi vỗ - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.4 Các yếu tố môi trường trong bể nuôi vỗ (Trang 30)
Bảng 3.5 : Kết quả nuôi vỗ cua mẹ - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.5 Kết quả nuôi vỗ cua mẹ (Trang 31)
Hình 3.2: Bể nuôi cua mẹ đáy có lớp cát - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Hình 3.2 Bể nuôi cua mẹ đáy có lớp cát (Trang 32)
Bảng 3.6: Kết quả ấp nở trong 3 đợt sản xuất - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.6 Kết quả ấp nở trong 3 đợt sản xuất (Trang 34)
Hình 3.6: Bể ương ấu trùng Zoea - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Hình 3.6 Bể ương ấu trùng Zoea (Trang 35)
Bảng 3.7: Phân chia thức ăn theo giai đoạn từ Z1-Z5 - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.7 Phân chia thức ăn theo giai đoạn từ Z1-Z5 (Trang 36)
Bảng 3.8: Các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.8 Các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi (Trang 37)
Bảng 3.9: Kết quả ương nuôi ấu trùng từ Zoea1 – Zoea5 - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.9 Kết quả ương nuôi ấu trùng từ Zoea1 – Zoea5 (Trang 39)
Hình 3.7: Bể ương ấu trùng Z5 – cua bột - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Hình 3.7 Bể ương ấu trùng Z5 – cua bột (Trang 40)
Hình 3.8: Giá thể hình xương cá - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Hình 3.8 Giá thể hình xương cá (Trang 41)
Bảng 3.10: Thức ăn sử dụng trong quá trình ương Z5 – cua bột - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.10 Thức ăn sử dụng trong quá trình ương Z5 – cua bột (Trang 42)
Bảng 3.11: Diễn biến môi trường trong bể ương Z5 – cua bột - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.11 Diễn biến môi trường trong bể ương Z5 – cua bột (Trang 44)
Bảng 3.12: Kết quả ương nuôi ấu trùng Z5 đến cua bột - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Bảng 3.12 Kết quả ương nuôi ấu trùng Z5 đến cua bột (Trang 46)
Hình 3.11: Z3 ngày ương thứ 9                          Hình 3.12:  Z4 ngày ương thứ 13 - tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên
Hình 3.11 Z3 ngày ương thứ 9 Hình 3.12: Z4 ngày ương thứ 13 (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w