b. Đặc điểm địa hình
3.3.3. Thu hoạch và vận chuyển cua bột
Trước khi thu hoạch cua bột ta phải chuẩn bị một số thùng nhựa để vớt vật bám ra. Đây là chỗ lưu giữ những cua bột con sót lại bám trên giá thể.
Thu cua bột
Trong quá trình thu cua bột chúng ta cần thao tác cẩn thận để không ảnh hưởng đến sức khỏe cua bột và tỷ lệ thất thoát là thấp nhất. Các bước thu cua bột được thao tác như sau:
Dũ vật bám trong bể để cua bột trú ẩn trong bơi ra ngoài sau đó cho vật bám vào xô nhựa lớn.
Xi phông tối đa lượng nước trong bể ra ngoài. Đầu ống bên trong có lưới chắn để giữ cua bột lại.
Khi mực nước xuống thấp dùng vòi nước xịt nhẹ thành bể để đẩy những cua bột còn bám trên tường.
Dùng vòi nước xối lên nền đáy để cho cua bột bơi lên trên, đồng thời dùng vợt thu cua bột cho vào chậu nhựa và đem ra ngoài.
Sau khi dùng vợt để thu hết cua bột thì có thể nhấc ống lù xả cạn và đặt vợt vào ống thoát nước để thu những cua bột còn sót lại.
Sau khi thu hoạch xong phải định lượng bằng cách đếm từng cá thể rồi chuyển sang khâu vận chuyển.
Vận chuyển cua bột
Vận chuyển là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất giống. Đây là khâu quan trọng liên quan đến tỷ lệ sống của cua bột. Các bước vận chuyển được tiến hành như sau:
- Dùng khay nhựa (rá úp ly) có kích thước 20 x 25cm, rửa sạch mùi nhựa và chà nhám đáy khay.
- Cho vào khay một lớp cát sạch, xốp, mịn dày từ 3 – 5cm.
- Lấy nước từ bể ương lọc qua túi vải, sau đó cho vào khay sao cho đủ ngập lớp cát.
- Cho vào mỗi khay 1000 con, dàn cho chúng phân bố đều trên mặt cát, không để cua bị lật ngửa.
- Dùng khăn sạch thấm hút nước trong khay, không để ngập nước vì khi vận chuyển cua sẽ dồn vào một góc căn nhau làm giảm tỉ lệ sống.
- Các khay được xếp chồng lên nhau và xếp gọn vào thùng xốp để vận chuyển. Theo tìm hiểu thực tế tại trại sản xuất thì cách vận chuyển trên cho tỷ lệ sống 85 – 90%.