Kỹ thuật ương từ Z5 lên cua bột

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên (Trang 40 - 48)

b. Đặc điểm địa hình

3.3.2. Kỹ thuật ương từ Z5 lên cua bột

Khi phát hiện thấy Megalops đầu tiên xuất hiện thì chuyển ấu trùng ra bể ương lớn (V =20m3) để làm giảm mật độ, tránh ấu trùng Megalopa nở trước ăn ấu trùng Zoea chưa chuyển sang Megalopa.

Hình 3.8: Giá thể hình xương cá

Chuẩn bị

Để chủ động trong sản xuất, trước khi chuyển ấu trùng Z5 qua bể ương mới ta cần chuẩn bị một số công việc như: chuẩn bị bể, nước ương nuôi, giá thể, cát và các loại thức ăn cho ấu trùng.

Bể ương nuôi được chuẩn bị giống như quy trình chung, ta quét Iodin (0,5g/bể 20m3). Nước đưa vào bể ương đã qua xử lý giống như giai đoạn ương ấu trùng Z1- Z5. Mỗi bể được bố trí 8 vòi sục khí. Độ mặn từ 25 – 28 ppt. Trước khi thả ấu trùng ta cho ET – 600 vào bể để chống sốc cho ấu trùng. Đồng thời cấp nauplius của

Artemia vào bể tạo nguồn thức ăn cho ấu trùng.

Giá thể bám có vai trò quan trọng đến tỉ lệ sống ấu trùng giai đoạn Megalopa và cua bột. Giá thể bám làm bằng lưới lan hình xương cá có tỉ lệ ấu trùng Megalopa bám cao hơn so với dùng các loại giá thể khác. Vì giá thể hình xương cá khi cho vào nước các sợi phân tán không dính vào nhau. Giá thể bố trí nhiều tầng trong bể tạo điều kiện cho ấu trùng Megalopa và cua con bám dễ dàng. Tất cả giá thể được rửa bằng nước ngọt rồi đem phơi nắng. Trước khi sử dụng giá thể được ngâm trong

dung dịch formol (nồng độ 10000 ppm) ít nhất là 24 giờ. Sau đó rửa lại bằng nước ngọt rồi đem phơi nắng rồi mới đưa vào bể ương. Cát được lấy từ biển, là cát trắng, mịn, được rửa sạch bằng nước ngọt.

Loại thức ăn chuẩn bị trong giai đoạn này là tảo và thức ăn chế biến. Nuôi tảo sinh khối (Chaetoceros) trong các thùng nhựa trắng có V = 160 L. Chuẩn bị thức ăn chế biến thành phần bao gồm: Thịt cá thu (400g), tôm (200g), trứng gà 2 quả (chỉ lấy lòng đỏ). Ta trộn đều hỗn hợp trên sau đó xay nhuyễn đem hấp chín và bảo quản trong tủ lạnh.

Thu và thả ấu trùng Zoea 5

Sau khi xuất hiện ấu trùng Megalope đầu tiên ta tiến hành thu ấu trùng chuyển sang bể ương mới. Trước khi thu cần hút nước trong bể ra chỉ để lại khoảng 20cm, tắt sục khí sau đó dùng vợt mềm, mịn loại thưa, chiều dài cán vợt cỡ 60cm, kích thước vợt 40 x 30cm vợt nhẹ ấu trùng. Tiếp đến, chuyển nhanh ấu trùng ra bể ương, thả nhẹ toàn bộ ấu trùng vào bể bằng cách úp vợt đựng ấu trùng xuống nước giũ nhẹ vợt để ấu trùng sót bung ra nhưng chú ý không nhấn chìm cả vợt xuống nước tránh ấu trùng bơi ngược vào vợt. Khi thả ấu trùng cần phải phân phối đều lượng ấu trùng ra khắp bể, không nên thả dồn một chỗ vì khi mới chuyển ra ấu trùng bị sốc và lắng nhiều xuống đáy.

Chăm sóc và quản lý

Thức ăn và phương pháp cho ăn:

Bảng 3.10: Thức ăn sử dụng trong quá trình ương Z5 – cua bột

Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Loại thức ăn

Z5 Megalope Cua bột

Thức ăn khô, tảo Nauplius của Artemia

Thức ăn

Thức ăn được sử dụng cho giai đoạn này bao gồm: Thức ăn khô, tảo, Nauplius của Artemia, thức ăn chế biến. Từ giai đoạn Z5 đến giữa giai đoạn Megalop ấu trùng sống trôi nổi nên cho ăn thức ăn (Nauplius của Artemia) có khả năng trôi nổi phù hợp với tập tính bắt mồi của ấu trùng. Tảo và thức ăn khô ta bổ sung từ đầu giai đoạn Z5 đến giữa giai đoạn Me, đây không chỉ là nguồn thức ăn cho ấu trùng mà còn là nguồn thức ăn cho Nauplius của Artemia giúp làm giàu dinh dưỡng cho Artemia. Nauplius của Artemia được cho ăn từ đầu giai đoạn Z5 đến đầu giai đoạn

cua vào lúc 5 giờ và 17 giờ. Với hàm lượng 5g/vạn AT/ngày.

Từ giữa giai đoạn megalop đến giai đoạn cua bột ấu trùng chuyển qua sống đáy nên cần thức ăn có khả năng chìm, lâu tan rã và đầy đủ chất dinh dưỡng. Dó đó, giai đoạn này ta cần cung cấp thức ăn chế biến cho ấu trùng. Ngày cho ăn 4 lần (9h, 14h, 18h, 23h). Khẩu phần ăn tăng dần từ giai đoạn megalop đến cua bột.

Phương pháp cho ăn:

Thức ăn tươi sống (Artemia) được xử lý bằng formol trong vòng 5 phút, sau đó lọc Artemia qua vợt, rửa sạch bằng nước ngọt rồi cho vào xô nước mặn dùng nắp che kín sau 5 phút nghiêng xô và thổi nhẹ để loại bớt vỏ Artemia ra ngoài.

Thức ăn chế biến: cân lượng thức ăn cần thiết cho vào vợt, bổ sung vitamin dạng nước vào thức ăn, sau đó cà thức ăn qua vợt có kích thước phù hợp rồi tạt vào bể.  Chăm sóc và quản lý

Khi xuất hiện ấu trùng Megalopa được xem là giai đoạn khó khăn nhất vì đây là giai đoạn ấu trùng bị hao hụt nhiều nhất do tập tính ăn thịt lẫn nhau, để hạn chế điều này chúng ta cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sử dụng các biện pháp sau:

 Cung cấp đầy đủ Nauplius của Artemia, tích cực cho ăn thức ăn chế biến 3

lần/ngày.

Khi đã chuyển hoàn toàn sang Megalopa thì siphon đáy, loại bỏ tất cả thức ăn thừa, xác chết ấu trùng, vỏ lột xác, vỏ Artemia...

Trong ương nuôi ấu trùng thay nước là một biện pháp kỹ thuật rất quan trọng. Ngoài tác dụng làm giảm sự tích lũy các sản phẩm thải trong quá trình trao đổi chất của cua, thay nước còn giúp loại bỏ những cá thể Artemia dư thừa có kích thước

lớn. Thay nước còn ảnh hưởng đến nhịp độ lột xác của giáp xác. Tiến hành thay 30% lượng nước trong bể sau khi đã siphon.

Khi bắt đầu xuất hiện cua thì ta rải một lớp cát mỏng xuống nền đáy để làm chỗ trú ẩn cho cua bột, hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau.

Quản lý môi trường

Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý khi môi trường có biến động.

Bảng 3.11: Diễn biến môi trường trong bể ương Z5 – cua bột

Nhiệt độ (ToC) Đợt Sáng Chiều Độ mặn (ppt) pH 1 25 – 26,5 25,87 ± 0,58 26 – 27 26,4 ± 0,43 27 7,9 – 8,0 2 26 – 29 26,77 ± 0,9 27 – 30 27,73 ± 0,92 27 7,6 – 7,9 3 26 – 28 26,73 ± 0,75 27 – 30 27,57 ± 0,88 26 7,6 – 8,0

Trong đợt sản xuất 1 do trời mưa kéo dài làm cho nhiệt độ trong bể thấp 25 – 27oC, đặc biệt xảy ra vào giai đoạn zoea 5- Megalopa làm cho thời gian lột xác kéo dài, sự chuyển giai đoạn không đồng đều dẫn đến hiện tượng ăn nhau rất lớn làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng. Trong đợt 2, 3 nhiệt độ cao hơn 26 – 30oC nên thời gian ương nuôi ngắn hơn và ấu trùng hao hụt cũng ít hơn. Kết quả này phù hợp với Heasman, 1983; Marichamy, 1991. Nhiệt độ còn ảnh hưởng rất lớn đến sự lột xác biến thái của ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài từ 28-35 ngày ở nhiệt độ

25-27oC, trong khi đó chỉ mất 26-30 ngày ở nhiệt độ 28-30oC. Liên quan đến các yếu tố môi trường, quá trình lột xác của giáp xác chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Khi tăng nhiệt độ đến mức thích hợp làm tăng tần số lột xác. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể sinh vật nói chung và của giáp xác nói riêng [2].

Qua 3 đợt sản xuất độ mặn 26 – 27 ppt đều nằm trong khoảng thích hợp để ương nuôi ấu trùng. Tuy nhiên ở đợt sản xuất thứ 3 độ mặn 26 ppt ta thấy thời gian chuyển giai đoạn nhanh hơn đợt 1, 2. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ong (1964) nhận thấy, giai đoạn này kéo dài từ 11 – 12 ngày ở nồng độ muối 29 – 33 ppt, trong khi chỉ có 7 – 8 ngày ở độ mặn 26 – 28 ppt [2].

Diễn biến pH trong thời gian ương nuôi dao động trong khoảng (7,6 – 8,0). Đây là khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng.

Phòng và trị bệnh - Phòng bệnh:

Ngoài biện pháp phòng chung là vệ sinh bể và dụng cụ liên quan tương tự như cách ương Z1 đến Z5. Ta có thể đánh kháng sinh để phòng bệnh cho cua. Sau khi thả sinh ấu trùng ra bể lớn ta đánh kháng sinh với liều lượng: Nistatin (0,5ppm) + Ciprofloxacin (0,5ppm) + Rifampicin (0,5ppm).

Lưu ý: Sau khi đánh kháng sinh thi 24 giờ sau ta đánh vi sinh APE (1g/m3) để ổn định lại môi trường nước.

- Trị bệnh:

Trong quá trình nuôi công tác phòng bệnh được tiến hành chu đáo nên ấu trùng ở giai đoạn này không bị mắc bệnh.

Qua thời gian ương nuôi từ 16 – 22 ngày trong điều kiện S = 25 – 27 ppt. ToC = 26 – 29oC, tỷ lệ sống đạt từ 8,9 đến 9,6 %. Kết quả ương nuôi được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.12: Kết quả ương nuôi ấu trùng Z5 đến cua bột

Thời gian chuyển giai đoạn

(ngày) Tỷ lệ sống (%)

Đợt

Z5-Me Me-C1 C1-C2 Me Cua bột

1 5 10 4 20 8,9

2 5 9 4 24,57 9,3

3 3 7 3 31,3 9,6

Qua bảng 3.12 ta thấy thời gian chuyển giai đoạn đợt 1 kéo dài, từ giai đoạn Z5 – megalope mất 5 ngày và từ megalope đến cua bột mất 10 ngày. Trong khi đó, ở đợt 3 thời gian này ngắn hơn nhiều. Giai đoạn Z5- megalope chỉ mất 3 ngày và từ megalope đến cua bột mất 7 ngày. Vì nhiệt độ trong bể ương ở đợt 1 (25 – 27oC) thấp hơn so với đợt 2 và đợt 3 (26 -30oC). Như vậy nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự lột xác biến thái của ấu trùng.

Tỷ lệ sống của đợt 1 (8,9%) thấp hơn đợt 2 và đợt 3 vì trong quá trình ương nuôi nhiệt độ ở đợt 1 thấp hơn đợt 2 và đợt 3. Đợt 3 tỷ lệ sống cao nhất (9,6%) vì điều kiện nhiệt độ và độ mặn thích hợp nhất cho sự phát triển của ấu trùng. Kết quả mà chúng tôi thu được tương đương với kết quả được nghiên cứu tại viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang [9]. Tuy nhiên tỷ lệ này còn rất thấp, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa nhằm nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng.

Nguyên nhân đẫn đến tỷ lệ ấu trùng chết cao như vậy có thể là do nước bị nhiễm bẩn do thức ăn dư thừa gây ra, ấu trùng không lột xác được.

Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ sống thấp là tình trạng thiếu dinh dưỡng nhất là thành phần và tỉ lệ các acid béo không no (HUFA: High Unsaturated Fatty Acid) trong khẩu phần ăn. Đến giai đoạn zoea 5 trở đi trại sử dụng Artemia

của hãng sản xuất Century, High 5 đây là lại Ar có hàm lượng protein thấp, nên chất lượng ấu trùng kém, khả năng chống chịu với môi trường kém dẫn đến việc ấu trùng khó lột xác từ Z5 sang Megalop. Do thời gian chuyển ấu trùng kéo dài, đây cũng là giai đoạn bắt đầu xuất hiện tập tính ăn thịt lẫn nhau nên lượng ấu trùng trong bể giảm đột ngột.

Theo M. Agus Suprayudia, Toshio Takeuchia, & Katsuyuki Hamasakib, 2003 [8] cho rằng: Tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các axit béo thiết yếu bổ sung khi cho ăn bằng luân trùng và Artemia làm giàu. Ấu trùng được cho ăn Artemia không làm giàu tỷ lệ sống thấp, thời gian giữa các lần lột xác kéo dài và chiều rộng mai hẹp ở các giai đoạn đầu. Nghiên cứu còn kết luận rằng

DHA tốt hơn EPA, LNA (linoleic acid) và LA (linoleic acid).

Hình 3.9: Z1 ngày ương thứ 3 Hình 3.10: Z2 ngày ương thứ 7

Hình 3.11: Z3 ngày ương thứ 9 Hình 3.12: Z4 ngày ương thứ 13

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)