Kỹ thuật tuyển chọn và vận chuyển cua mẹ

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên (Trang 27 - 29)

b. Đặc điểm địa hình

3.2.1. Kỹ thuật tuyển chọn và vận chuyển cua mẹ

Kỹ thuật tuyển chọn

Chất lượng cua mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản, khả năng phát triển phôi, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của ấu trùng sau này. Do đó tuyển chọn cua mẹ là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất giống nhân tạo cua xanh.

Theo thực tế sản xuất chỉ thấy, cua mẹ mua từ người dân vừa đánh bắt được ngoài tự nhiên thường có chất lượng tốt hơn so với cua nuôi trong ao đìa. Cua gạch bắt ngoài tự nhiên, đã giao phối có buồng trứng phát triển đầy đủ, đã lên gạch. Có thể kiểm tra mức độ lên gạch bằng cách hướng mai cua về phía ánh sáng mặt trời nhìn xuyên qua mai cua, nếu thấy vị trí giữa ranh giới buồng trứng mở rộng đến phần răng cưa phía trước mai cua thì cua lên gạch tốt cua mẹ chuẩn bị đẻ. Nếu buồng trứng chưa mở rộng đến phần răng cưa thì buồng trứng đang phát triển cua mẹ chưa đẻ. Ngoài ra còn chú ý đến yếm cua bầu và lớn, cua mẹ thành thục tốt, lên gạch nhiều thì nơi tiếp giáp giữa yếm cua và mai sẽ căng ra, tạo thành khe tiếp giáp màu trắng ngà.

Để có đàn cua mẹ cho đẻ đạt kết quả tốt, cần dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật sau để tuyển chọn cua mẹ.

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu để chọn lựa cua mẹ

STT Chỉ tiêu Đặc điểm

1 CW (cm) ≥ 12 cm

2 Wob (g) ≥ 400 g

3 Các chỉ tiêu khác

Cơ thể khỏe mạnh, không bị dập nát, chân bò và chân bơi đầy đủ, đã giao vĩ,buồng trứng

phát triển từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 4  Kết quả tuyển chọn cua mẹ

Căn cứ vào các chỉ tiêu lựa chọn cua mẹ, chúng tôi đã tiến hành chọn rất kỹ những con cua mẹ cho vào sản xuất. Kết quả tuyển chọn qua 3 đợt sản xuất thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả tuyển chọn cua mẹ trong 3 đợt sản xuất

Đợt STT Trọng lượng (g) Chiều rộng giáp đầu ngực(cm)

1 450 13 2 330 12 3 500 14 4 310 12 1 5 400 13 1 340 12 2 290 10 2 3 400 13 1 310 12 2 300 11 3 3 270 10

Qua bảng trên ta thấy cua mẹ có kích thước giáp đầu ngực (CW) nhỏ nhất là 10cm, tương đương trọng lượng cơ thể (Wb) là 270g và cua mẹ có kích thước CW = 14 cm, tương đương với Wb là 500 g. Như vậy, so với bảng tiêu chuẩn để chọn lựa cua mẹ ta thấy có một số con không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Cơ Thạch thì hầu như toàn bộ những cá thể có CW ≥ 10cm tương đương với trọng lượng trung bình toàn thân Wtb ≥ 267 g đều thành thục và có khả năng tham gia sinh sản. Do chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu theo từng vùng địa lý mà kích thước thành thục của loài thay đổi. Cua xanh ở khu vực miền Trung Việt Nam có kích thước thành thục CW ≥ 10cm. Như vậy, số cua mẹ tuyển chọn trong 3 đợt sản xuất đều đạt chỉ tiêu kỹ thuật về kích thước.

Nghiên cứu của Nguyễn Cơ Thạch và ctv. (2000) cho rằng: Giữa kích thước thành thục và sức sinh sản thực tế (SSSTT) có sự tương quan tỷ lệ thuận với nhau, nhóm kích thước có CW là 10 – 11cm có SSSTT khoảng 1.200.000 trứng/một lần đẻ, nhóm có kích thước CW là 12,1 – 13cm thì SSSTT khoảng 1.800.000 trứng/một lần đẻ. Điều này có ý nghĩa trong sản xuất và là cơ sở để tuyển chọn cua mẹ cho hiệu quả sản xuất cao nhất.

Kỹ thuật vận chuyển

Chọn cua mẹ đủ tiêu chuẩn, vận chuyển về cơ sở sản xuất bằng phương pháp vận chuyển hở, không có nước. Cua mẹ được vận chuyển trong các thùng xốp cách nhiệt và giữ ẩm. Vận chuyển bằng xe máy với mật độ 20 – 25 con/thùng, thùng có kích thước 40 x 30 x 20cm.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (scylla paramamosain estampador, 1949) tại khu sản xuất giống thủy sản bình kiến thuộc sở nông nghiệp và ptnt phú yên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)