b. Đặc điểm địa hình
3.2.3.1. Kỹ thuật ấp nở trứng
Hằng ngày ta tiến hành kiểm tra đàn cua mẹ, nếu thấy cua mẹ đẻ ta dùng vợt vớt cua mẹ cho vào xô 50L, với mật độ 1con/xô. Việc này cần tiến hành ngay vì nếu ta để trong bể nuôi vỗ lâu thì nguồn nước trong bể tác động xấu đến buồng trứng. Nước cấp vào xô là nước trong bể chứa đã qua xử lý với độ mặn 30‰, nhiệt độ từ 26 – 28oC. - Chăm sóc và quản lý:
Cua mẹ ôm trứng được nuôi trong xô có sục khí liên tục, xô được đặt trong nhà và đậy nắp. Thức ăn cho cua là nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Cho ăn ngày 1 lần vào lúc sáng sớm. Thức ăn phải được lột vỏ, rửa sạch sẽ trước khi cho cua ăn. Khẩu phần ăn giảm nhiều so với lúc nuôi vỗ vì lúc này cua mẹ ăn ít. Giữ yên lặng nơi nuôi cua.
Hàng ngày ta tiến hành thay 100% lượng nước trong xô, xô nhựa cũng được vệ sinh sạch sẽ. Nước dùng để thay là nước biển đã qua lắng lọc và xử lý, nên thay vào buổi sáng sau khi cho cua mẹ ăn xong. Hai ngày trước khi trứng nở, ngừng cho cua ăn để giữ môi trường sạch sẽ. Thường xuyên kiểm tra cua mẹ để theo dõi sự phát triển của phôi và phát hiện các bệnh do nấm, ký sinh trùng để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi thấy buồng trứng chuyển sang màu xám ta thả cua mẹ sang bể 1m3 (đây là bể chuẩn bị cho ấu trùng nở) trong bể có sục khí và được che tối bằng bạt đen. Trong bể luôn duy trì nhiệt độ 28oC và độ mặn 30‰. Mực nước trong bể 0,8m. Lượng nước trong bể nhiều, chiếm gần hết thể tích trong bể việc này nhằm đảm bảo
cho không gian hoạt động của cua mẹ khi bơi để giải phóng ấu trùng từ khoang yếm và dễ thu ấu trùng khỏe hơn.
Hình 3.3: Trứng cua ngày thứ 5 Hình 3.4: Trứng cua ngày thứ 11
Hình 3.5: Trứng cua ngày thứ 7