1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Xóa án tích theo luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hải Dương)

92 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xóa án tích theo luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hải Dương)
Tác giả Trần Thị Thanh Hảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 21,92 MB

Cấu trúc

  • CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VA PHAP LUAT VIET (0)
    • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa xóa án tích.....................----- 2 2 ss++zs+£ezz++se2 10 1.1.3. Chủ thể xóa án tích.........................----:-cc+ct+crkttrtrkrtttrkrirtttrirrrtrirrrrirrrrrirriio 13 1.2. Kinh nghiệm lập pháp hình sự Việt Nam về xóa án tích từ năm (17)
    • 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1999 đến trước khi ban hành BLHS (22)
    • 1.3. Những quy định về xóa án tích trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa déi, bỗ sung năm 2017) ...........................- - - 55+ + ssseeseeerese 20 1. Quy định về đương nhiên xóa án tích .....................------ 5c ©2+++cx+zxzxzzssrxezes 22 2. Quy định về xóa án tích theo quyết định của Tòa án (27)
      • 1.3.3. Quy định về xóa án tích trong trường hợp đặc biỆt........................... ... ---- 5-55 33 1.3.4. Quy định về xoá án tích đối với người dudi 18 tuổi phạm tội (40)
      • 1.3.5. Quy định về xóa án tích cho pháp nhân thương mại.......................------- 5+ 38 1.3.6. Quy định về cách tính thời hạn xóa án tích..................---¿- - + s+x+s+zet++x+zezxzxez 41 Két Wu din Chuang nt (45)
      • 2.1.1. Tinh hình thực tiễn công tác xóa án tích tại Hai Dương (0)
      • 2.1.2. Các vướng mắc, bat cập, khó khăn trong quá trình thi hành (55)
      • 2.1.3. Nguyên nhân............................--.-- -Ă SH HH KH ng rry 55 2.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về xóa án tích.......................-----5- 5552 s2 63 2.3. Các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về (62)
      • 2.3.1. Hoan thiện quy định về xoá án tích tại Bộ luật Hình sự (0)
      • 2.3.2. Hoàn thiện quy định về xoá án tích tại các văn bản luật có liên quan (76)
    • 2.4. Các giải pháp khác góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện hoạt động xóa án tích tại tỉnh Hải Dương (81)
      • 2.4.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức của cán bộ làm công tác xoá án tích và ln QU4T........................- - - 2< 1183111831119 1 911111111 Ekkrrvre 74 2.4.2. Day mạnh công tác tuyên truyền, phô biến và giáo dục pháp luật (81)
      • 2.4.3. Tăng cường dau tư các điều kiện phục vụ cho công tác xoá án tích (83)

Nội dung

Thực tiễn cho thấy tại tỉnh Hải Dương không có số liệu về áp dụng luật hình sự về xoá án tích theo quyết định của Toà án đối với những trường hợp bị kết án vềcác tội xâm phạm an ninh quố

MOT SO VAN DE LY LUAN VA PHAP LUAT VIET

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa xóa án tích - 2 2 ss++zs+£ezz++se2 10 1.1.3 Chủ thể xóa án tích . :-cc+ct+crkttrtrkrtttrkrirtttrirrrtrirrrrirrrrrirriio 13 1.2 Kinh nghiệm lập pháp hình sự Việt Nam về xóa án tích từ năm

từ đó xác định các tình tiết tăng nặng, căn cứ định khung, định tội phù hợp cho hành vi phạm tội của họ Trong ly lịch của một người có án tích hay đã được xóa bỏ có ảnh hưởng rất lớn, bởi lẽ nó liên quan đến các quyền cơ bản của họ như lao động, học tập, đi lai, Mang ý nghĩa quan trọng như vậy, nên việc nghiên cứu cu thé về xóa án tích là cần thiết, vừa mang tính lý luận lại mang tính thực tiễn cấp bách.

Cũng như án tích, dù đã trải qua các lần pháp điển hóa, nhưng trong BLHS van chưa có điều luật nào quy định về khái niệm xóa án tích Do đó tồn tại nhiều khái niệm xóa án tích khác nhau của các nhà làm luật.

Ths Dinh Văn Qué viết:

Xóa án tích là xóa bỏ bản án hình sự đối với một người đã bị Tòa án kết án, là sự thể hiện tính nhân đạo trong Luật hình sự ở nước ta , là dé cho người bị kết án không bị mặc cảm tội lỗi của mình, tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập cộng đồng [34].

Theo quan điểm của PGS.TS Trần Đình Nhã:

Xóa án tích được hiểu là xóa bỏ bản án hình sự đối với người đã bị Tòa án kết án Sau khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt,

10 qua một thời gian nhất định và có những điều kiện bắt buộc, người bị kết án được xóa án tích, xóa án tích coi như chưa can án và được cấp giấy chứng nhận [19].

Hai quan điểm trên đều nêu bật được ý nghĩa nhân đạo trong chế định xóa án tích trong BLHS Việt Nam đối với những người bị kết án, mang án tích Tuy nhiên, việc cho rằng xóa án tích là xóa bỏ bản án hình sự là chưa chuẩn xác, bởi lẽ bản án chất của án tích là hậu quả pháp lý phát sinh đối với người có hành vi phạm tội, khi họ bị kết án phải chịu hình phạt theo bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án, chứ không thê cho răng án tích là bản án hình sự được.

ThS Phạm Thị Học viết: “Trong Luật Hình sự Việt Nam, khái niệm xóa an tích được hiểu là xóa bỏ việc mang án tích thể hiện ở sự công nhận coi như chưa bị kết án đối với người trước đó đã bị Tòa án xét xử, kết tội” [13] Quan điểm này phan nao chỉ ra cốt lõi cơ bản của xóa án tích chính là xóa bỏ di án tích, đặc điểm xấu về nhân thân của người từng bị kết án, đồng thời ghi nhận kết quả là người đó sẽ được coi như chưa từng bi kết án.

Theo TSKH.GS Lê Văn Cảm thì “Xóa án tích là việc chấm dứt trách nhiệm hình sự của người bị kết án do người đó được xóa án tích theo các quy định của pháp luật hình sự trên cơ sở có sự xem xét và có quyết định riêng của Tòa án công nhận chưa bị kết án” [10] Quan điểm này đã giới hạn phạm vi của thủ tục xóa án tích ở việc người bị kết án xóa án tích trên cơ sở quyết định của Tòa án Bởi lẽ theo pháp luật hình sự hiện hành, xóa án tích có thể thông qua việc đương nhiên được xóa án tích hoặc thông qua quyết định của Tòa án.

Qua việc nghiên cứu, tiếp thu các ưu điểm từ những quan điểm về xóa án tích trên, đồng thời xuất phát từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về xóa án tích, ta được ra một khái niệm về xóa án tích mà trong đó phản ánh được bản chất, điều kiện, thủ tục cũng như kết quả của nó mang lại cho người bi kết án như sau: Xóa án tích là việc xóa bỏ đi hậu quả pháp lý, chấm dứt trách nhiệm hình sự của người, pháp nhân thương mại bị kết án theo trình tự thủ tục pháp lý, khi ngwoi/phap nhân thương mai này có đủ các diéu kiện do pháp luật quy định Kết quả của việc xóa án tích là người/pháp nhân thương mại đó coi như chưa bị kết án.

Từ cách tiếp cận trên ta chỉ ra xóa án tích có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về bản chất xóa án tích là việc xóa bỏ đi hậu quả pháp lý bat lợi mà người/pháp nhân thương mại bị kết án có án tích mang theo, chấm dứt hoàn toàn trách nhiệm hình sự mà họ/pháp nhân phải chịu Đây là những người bị kết án bằng bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án, phải chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, muốn được xóa án tích, người/pháp nhân thương mại mang án tích phải đạt được những điều kiện nhất định được quy định trong BLHS Tùy theo từng trường hợp xóa án tích cụ thé dé có những điều kiện khác nhau, trong đó có các điều kiện cần và điều kiện đủ Đối với các điều kiện đối với từng trường hợp xóa án tích sẽ được phân tích cụ thể ở phần 2.

Thứ ba, về kết quả của việc xóa án tích chính là người/pháp nhân thương mại bị kết án, mang án tích sẽ được thừa nhận là “coi như chưa bị kết án”. Nghĩa là từ thời điểm được xóa án tích, họ/pháp nhân đó sẽ được coi như những người/pháp nhân bình thường khác về mặt pháp lý và sẽ không bi tước di/han chế những quyền cơ bản của họ như khi còn mang án tích.

Thứ tư, là mục đích của việc xóa án tích, nó sẽ giúp những người/pháp nhân thương mại bị kết án sớm giúp họ tái hòa nhập, thích nghi với cuộc sống xung quanh.

Ngoài ra, xóa án tích còn có tác dụng hỗ trợ cho công tác quản lý, giáo dục người đang chấp hành án tin tưởng vào công bằng mà Nhà nước, xã hội dành cho họ.

Xóa án tích là một chế định thé hiện rõ tính nhân dao của Nhà nước, của pháp luật hình sự nước ta dành cho những người/pháp nhân thương mại đang mang án tích Việc được xóa án tích đối với những người/pháp nhân thương mại bị kết án theo bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án mang ý nghĩa chính trị - xã hội rất lớn và quan trọng.

Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1999 đến trước khi ban hành BLHS

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những điều đã đạt được ở BLHS năm 1985,

15 kết hợp với các bài học thực tiễn trong quá trình đấu tranh, phòng chống tội phạm, BLHS năm 1999 đã được ra đời vào ngày 21/12/1999 do Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI, có hiệu lực vào ngày 01/7/2000 BLHS năm 1999 đã có những sửa đổi, cải tiễn về vấn đề xóa án so với BLHS năm 1985 Cụm từ “xóa án tích” lần đầu tiên xuất hiện thay cho cụm từ “xóa án”, cụm từ này đã diễn đạt chính xác bản chất của việc xóa án tích là xóa đi vết tích đã từng bị Tòa án kết tội bằng một bản án có hiệu lực của một người, chứ không phải xóa đi bản án như trong cụm từ “xóa án” diễn tả. Cụm từ “kết án” cũng được dùng thay cho cụm từ “can án” “Can án” là cụm từ Hán - Việt, cũng có nghĩa là bị kết án, phạm tội đã bị xét xử, còn “kết án” là một từ thuần Việt, nó sẽ khiến người đọc, người áp dụng dễ hiểu hơn Nếu như trong BLHS năm 1985, van đề xóa án đặt trong Chương VI — Việc quyết định hình phạt, miễn và giảm hình phạt, thì tại BLHS năm 1999, vấn đề xóa án tích đã được quy định thành một chương riêng tại Chương IX Sự thay đổi này cho thấy các nhà làm luật đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề xóa án tích trong kỹ thuật lập pháp, trong đời sống thực tế Nó thể hiện rõ hơn hết nguyên tắc nhân đạo, sự khoan dung của Nhà nước ta đối với những người đã từng lầm đường lạc đường, như Khoản 5 Điều 3 có nêu “Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng dong, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa an tích `.

BLHS năm 1999 đã tiếp thu, phát triển chế định xóa án tích như BLHS năm

1985, cũng có các quy định về Đương nhiên được xóa án tích, Xóa án tích theo quyết định của Tòa, Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, Cách tính thời hạn xóa án tích và việc xem xét xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội.

Các trường hợp đương nhiên được xóa án tích trong BLHS năm 1999 quy định tại Điều 64 Điều luật này quy định đối tượng gồm người được miễn hình phạt và người không phạm phải tội tại Chương XI, Chương XXIV Theo Điều 53 BLHS năm 1985, chỉ những trường hợp hưởng án treo, phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cải tạo tại đơn vị kỷ luật quân đội và phạt tù dưới năm năm mới thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án, còn lại chấp hành án phạt tù trên năm

16 năm thuộc xóa án theo quyết định của Tòa Còn trong Khoản 2 Điều 64 BLHS năm

1999, chỉ cần không phạm phải tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh đều thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích Như vậy phạm vi đối tượng thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích đã được mở rộng hơn nhiều, điều này giúp khích lệ tinh thần của người bị kết án nghiêm túc cải tạo, sớm hòa nhập với xã hội Thời hạn ké từ ngày chấp hành xong bản án mà người mang án tích không phạm tội mới được quy định tại điều luật này rõ ràng và cụ thể hơn trong việc phân định căn cứ theo mức hình phạt chính so với BLHS năm 1985 Hình phạt chính càng cao thì thời gian thử thách càng kéo dài, điều này hợp lý với thực tế.

Cụm từ “kể từ khi chấp hành xong bản án” và cụm từ “hết thời hiệu thi hành bản án” đều xuất hiện trong cả trường hợp đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa Dé có cách hiểu thống nhất về hai cum từ này, tại Điểm c, d Mục 11 Nghị quyết 01/2000/NQ-HDTP có hiệu lực ngày 01/9/2000 có giải thích như sau Chấp hành xong bản án được hiểu có thê là người bị kết án đã tự mình chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bé sung và các quyết định khác của bản án hoặc đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung còn các quyết định khác về tài sản thì nhờ người khác nộp thay (người thân, người liên đới phải chịu bồi thường trong bản án) hoặc đối với những người được hưởng án treo đã chấp hành xong thời gian thử thách, chấp hành xong hết các hình phạt bé sung và hình phạt khác của bản án [14] Đây là diễn giải cụ thé hơn về Khoản 3 Điều 67 trong BLHS năm 1999 Về thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định tại Điều 55, trong đó có bổ sung thêm thời hiệu đối với việc thi hành hình phạt phạt tiền, cải tạo không giam giữ, nội dung không được quy định tại BLHS năm 1985 Đối với các quyết định khác về tài sản trong bản án hình sự (như: tiền bồi thường thiệt hại; trả lại tài sản; tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến thiệt hại; tịch thu tài sản, án phí ) vẫn thi hành theo các quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 [44].

Xoá án tích theo quyết định của Toà là việc Toà căn cứ vào tính chất tội phạm đã thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật, các chính sách của

17 Đảng, Nhà nước của người bị kết án dé xem xét việc ra quyết định xoá án tích, Điều

65 BLHS năm 1999 có quy định các trường hợp Khi người bị kết án thấy mình có đủ các điều kiện như trong luật quy định, họ làm đơn đề nghị gửi đến Toà có thâm quyền Những người thuộc trường hợp xoá án tích theo quyết định của Toà là những người phạm tội quy định tại Chương XI, Chương XXIV, đây là những tội đã xâm phạm đến những khách thé đặc biệt quan trọng cần được bảo vệ nghiêm ngặt (an ninh quốc gia, hoà bình thế giới, loài người) Các trường hợp được xoá án tích theo quyết định của Toả cũng được phân chia cụ thể hơn so với BLHS năm 1985. Nếu như trong BLHS năm 1985 chỉ quy định thời hạn từ khi chấp hành xong không phạm tội mới đối với mức hình phạt tù đến năm năm và trên năm năm tù tương ứng là năm năm và mười năm thì tại Khoản 1 Điều 65 BLHS năm 1999 thì thời hạn đó là ba năm — bảy năm — mười năm tương ứng với hình phạt tù đến ba năm - từ trên ba năm đến mười lăm năm — phạt tù trên mười lăm năm Thủ tục xoá án tích theo quyết định của Toà vẫn dựa vào quy định tại Mục IV Thông tư liên ngành số 02/1986 như BLHS năm 1985, cùng với các quy định tại Điều 271 BLTTHS năm

2003 [23] Thủ tục này có sự phối hợp của nhiều cơ quan có thầm quyền dé đưa ra được quyết định xoá án tích cho người đề nghị Với tính chất nguy hiểm của những tội phạm thuộc trường hợp xoá án tích theo quyết định của Toà thì việc thực hiện các thủ tục thận trọng, cân thận hơn là điều cần thiết.

Cũng giống như BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 cũng quy định về xoá án tích trong trường hợp đặc biệt, nhằm khuyến khích người mang án tích tích cực cải tạo, sớm quay về với cộng đồng Đó là những người có biểu hiện tiến bộ rõ rệt, lập công lao được cơ quan tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cú trú đề nghị Điểm khác biệt là tại Điều 55 của BLHS năm 1985 quy định việc xoá án tích trong trường hợp đặc biệt được áp dụng khi người đó đảm bảo được từ một phần ba đến một nửa thời hạn quy định, còn tại Điều 66 của BLHS năm 1999, thời gian cần bảo đảm thực hiện được ít nhất là một phần ba thời hạn quy định.

Các quy định về trường hợp xoá án tích cho người chưa thành niên phạm tội trong BLHS năm 1999 tương tự như trong BLHS năm 1985 Trình tự, thủ tục xin

18 cấp Giấy chứng nhận xoá án tích được thực hiện theo các quy định tại Mục III Thông tư liên ngành số 02/1986 và Điều 270 BLTTHS 2003 Luật không quy định rõ người chưa thành niên phạm tội gì thì được hoặc không được áp dụng quy định về thời hạn tại Điều 64, Điều 77 Việc quy định mở như này có thé hiểu là du người chưa thành niên phạm tội gì thì đều được áp dụng thời hạn như thời hạn cho trường hợp đương nhiên được xoá án tích Vậy nên tại Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bố sung một số điều của BLHS năm 2009 có bé sung Khoản 5 Điều 9 BLHS năm 1999 quy định: “Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội can hạn chế áp dụng hình phạt tù ” là hoàn toàn phù hợp [27].

Mặc dù đã có tiếp thu, chỉnh sửa về cả kỹ thuật lập pháp và nội dung so với BLHS năm 1985, nhưng BLHS năm 1999 vẫn còn có những tồn tại hạn chế cần khắc phục như sau:

Thứ nhất BLHS năm 1999 vẫn chưa đưa ra được khái niệm về án tích, xoá án tích là gì Việc có một khái niệm khoa học về các vấn đề này sẽ giúp những người áp dụng pháp luật hiểu được chính xác rõ bản chất, đặc điểm của vẫn đề, từ đó áp dụng trong thực tiễn hay khi hoạch định, đề ra các chính sách mới liên quan được chính xác, đồng bộ và thống nhất hơn.

Thứ hai, việc vẫn quy định người được miễn hình phạt thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích là chưa hợp lý Như đã nói ở trên, án tích chỉ phát sinh khi người phạm tội bị kết án bang bản án có hiệu lực của Toa án và phải chấp hành hình phạt Nếu được miễn hình phạt, người đó sẽ không phạt chịu hậu quả pháp lý bat lợi của việc phạm tội — bản chất vốn có của án tích Cho nên những người này nên được xếp vào trường hợp coi như là không có án tích mới thé hiện đúng bản chất của chế định này.

Thứ ba, Khoản 2 Điều 67 BLHS năm 1999 quy định về việc xác định thời hạn xoá án tích “thời hạn để xoá án tích đối với bản án cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới” Quy định này chưa được cụ thể, bởi lẽ mới chỉ tính trường hợp xoá án tích cho bản án cũ và mới khi cả 2 bản án được chấp hành xong, vậy trong trường hợp bản án mới chấp hành xong rồi nhưng bản án cũ chưa chấp hành xong sẽ xác định như nao.

Những quy định về xóa án tích trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa déi, bỗ sung năm 2017) - - - 55+ + ssseeseeerese 20 1 Quy định về đương nhiên xóa án tích . 5c ©2+++cx+zxzxzzssrxezes 22 2 Quy định về xóa án tích theo quyết định của Tòa án

2015 (sửa déi, bỗ sung năm 2017)

BLHS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ hop thứ 10 thông qua vào ngày 27/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 BLHS năm 2015 ra đời đánh dau một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp hình sự, thé hiện tinh than chủ

20 động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc day nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta Đồng thời với việc ban hành BLHS, Quốc hội còn ban hành Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về việc thi hành BLHS.[32] Tuy nhiên do có một số lỗi kỹ thuật nên một số điều luật của BLHS không có hiệu lực vào thời điểm ngày 01/7/2016. Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội quy định về việc lùi thời hạn thi hành BLHS năm 2015, đồng thời bổ sung dự án Luật sửa đôi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và trình Quốc hội khoá XIV tại kỳ họp thứ hai.[33] Điểm a Khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết này quy định về việc một số điều luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, trong đó có nội dung về xóa án tích — quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 Điều này thể hiện tính nhân văn cũng như luôn hướng tới việc bảo vệ quyền con người của pháp luật hình sự Việt Nam trong việc thi hành pháp luật Sau đó BLHS năm 2015 được sửa đổi bé sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 với các quy định đã được rà soát, hoàn thiện hoàn chỉnh hơn, trong đó có cả các quy định liên quan đến chế định xóa án tích [28] Từ lúc này trong Đề án khi nhắc đến BLHS năm 2015 sẽ được hiểu là nhắc đến BLHS năm 2015 đã được sửa đổi, bố sung năm 2017.

BLHS năm 2015 có bảy điều luật quy định về vẫn đề xóa án tích (tăng một điều so với BLHS năm 1999), trong đó có một điều (Điều 72) được giữ nguyên như quy định tại BLHS năm 1999; một điều (Điều 89) được bổ sung mới và năm điều (các điều 69, 70, 71, 73 và 107) được sửa đối, bô sung.

BLHS năm 2015 vẫn giữ nguyên quan điểm như BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 rằng “người được xóa án tích coi như chưa bị kết án” — Điều 69 Khoản 1 Điều 69 BLHS 2015 đã điều chỉnh định nghĩa về người được xóa án tích coi như

21 chưa bị kết án và bỏ đi quy định về việc phải “được Tòa án cấp giấy chứng nhận” như trong các BLHS trước đây Với quy định mới này, BLHS năm 2015 đã giải quyết được những khó khăn đối với người chấp hành xong bản án, rút bớt các thủ tục, đồng thời chuyên trách nhiệm cập nhật thông tin về án tích của người bị kết án sang cho các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP như quy định tại khoản 4 Điều 70 Khoản 2 Điều 69 quy định thêm về “Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích”. Đây là một điểm khác, điểm tiến bộ của chế định xóa án tích trong BLHS năm 2015 so với hai bộ luật trước đó khi bổ sung thêm các trường hợp không bị coi là có án tích Nếu như trong hai bộ luật trước đó, “người được miễn hình phạt” van bị coi là có án tích, được xếp vào trường hợp đương nhiên được xóa án tích, thì nay khi được miễn hình phạt, họ sẽ không phải chịu các hậu quả pháp lý bất lợi của hình phạt này và sẽ được coi là người không có án tích BLHS năm 2015 bổ sung thêm trường hợp không có án tích là “Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng” — những người mà có thể họ gây ra hành vi phạm tội do sơ suất hoặc không lường được hết hậu quả của hành vi đó Do đó những người này nếu phạm tội mới thì không được lay bản án trước dé xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Tuy nhiên người bị kết án trong trường hợp này vẫn phải tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm tội mới mà họ chưa chấp hành bản án trước đó BLHS năm 2015 đã thu hẹp phạm vi đối tượng xác định mang án tích so với trước đây.

Ngoài việc phân chia các trường hợp xóa án tích như hai bộ luật trước, thì trong BLHS năm 2015 còn có những điểm khác biệt về thủ tục, thâm quyền xóa án tích Cụ thé các trường hợp như sau.

1.3.1 Quy định về đương nhiên xóa án tích Tại Điều 70 BLHS năm 2015 quy định về đương nhiên được xoá án tích Nếu như trong BLHS năm 1999, người được miễn hình phạt vẫn năm trong trường hợp đương nhiên được xoá án tích, thì sang BLHS năm 2015 những người này đã được xếp vào trường hợp coi như không có án tích Day là một sự thay đổi phù hợp với bản chất của án tích Theo đó điều kiện đầu tiên dé thuộc trường hợp đương nhiên được

22 xoá án tích là những người không phạm phải tội quy định tại Chương XTII và Chương

XXVI Điều kiện tiếp theo dé được đương nhiên xoá án tích là người bị kết án không phạm tội mới trong một thời hạn quy định kể từ khi chấp hành hình phạt chính, hết thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án Thời điểm đó có hai quan điểm về cách hiểu Khoản 2 Điều 70 Quan điểm đầu tiên cho rằng người thuộc trường hợp đương nhiên được xoá án tích chỉ cần trong thời gian quy định tại Khoản

2 Điều 70 họ không phạm tội mới ké từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, còn các hình phạt bé sung, và các quyết định khác của ban án có thé thực hiện bất cứ lúc nào, miễn là trước khi phạm tội mới Quan điểm thứ hai thì cho rằng người bị kết án đương nhiên được xoá án tích kể từ ngày họ chấp hành xong toàn bộ bản án (toàn bộ các hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác) mà không phạm tội mới trong thời gian quy định tại Khoản 2 Điều 70. ĐỀ giải quyết cho vướng mắc trên, tại Mục 10 Phần I Công văn số

01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 hướng dẫn Toà án nhân dân, Toà án quân sự các cấp và các đơn vị trực thuộc Toà án nhân dân tối cao giải quyết như sau:

Khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định “Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành ban án người đó không phạm tội mới trong thời hạn ” Từ khi chấp hành xong ban án ở đây được hiểu là chấp hành xong tất cả hình phạt chính, hình phạt bồ sung và các quyết định khác của bản án Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản I Diéu 70 BLHS năm 2015, theo đó thời điểm để tính đương nhiên được xóa án tích là kể từ khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản én” [36].

Như vậy cách hiểu đầu tiên là chính xác, người bị kết án chỉ cần chấp hành xong hình phạt chính, đáp ứng được các thời hạn quy định ở Khoản 2 Điều 70 thì sẽ đương nhiên được xoá án tích Quy định này có lợi hơn cho người bị kết án rất nhiều, bởi lẽ có nhiều trường hợp chấp hành các hình phạt b6 sung (bồi thường, cấp dưỡng, ) liên quan đên tiên, người bị kêt án cân phải có một khoảng thời gian sau

23 khi chấp hành xong hình phạt chính, nhất là hình phạt tù mới có thé thực hiện được. Khi đó họ được trả tự do, mới có thê quay lại lao động, kiếm tiền dé thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hình phạt bổ sung.

Khoản 3 Điều 70 quy định về việc người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian quy định tại Khoản 2 Điều 70, khi hết thời hiệu thi hành bản án thì sẽ đương nhiên được xóa án tích Ta có thé hiểu thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do BLHS quy định để thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án Về mặt bản chất đây là thời hiệu thi hành phần hình phạt trong bản án hình sự Còn đối với các quyết định khác trong bản án hình sự như về bồi thường thiệt hại, án phí và các quyết định khác về tài sản thì việc xác định thời hiệu thi hành bản án được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự Thời hiệu thi hành bản án hình sự tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật Tùy thuộc vào mức hình phạt mà người phạm tội bị Tòa án tuyên phạt là bao nhiêu mà áp dụng thời hiệu đối với từng tội cụ thé Tuy nhiên điểm chung là khi hết thời hết thời hạn thi hành thì người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên Khoản 2 Điều 60 BLHS năm 2015 quy định cụ thê thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án như sau:

05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống: 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm; 15 năm đối với các trường hop xử phạt tủ từ trên 15 năm đến 30 năm; 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tu chung thân hoặc tử hình.

Các giải pháp khác góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện hoạt động xóa án tích tại tỉnh Hải Dương

hoạt động xóa án tích tại tỉnh Hải Dương

2.4.1 Nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức của cán bộ làm công tác xoá án tích và liên quan

Việc thực hiện các quy định về xoá án tích phụ thuộc chủ yêu vào trình độ cũng như nhận thức, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ làm công tác xoá án tích từ khâu cung cấp thông tin, lưu trữ, cập nhật thông tin đến thực hiện các thủ tục liên quan xoá án tích, dù là theo trường hợp xoá án nào Can củng có hơn nữa nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức làm công tác này Yêu câu Bộ Tư pháp tăng cường công

74 tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xác minh đương nhiên xóa án tích cũng như các quy định mới liên quan đến lĩnh vực LLTP được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan, nâng cao tiêu chuẩn về trình độ tin học, lưu trữ thông tin cho công chức làm công tác LLTP Đối với các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin LLTP, cần được trau déi, nâng cao hiểu biết về chế định án tích, các kỹ năng về lưu trữ thông tin, kỹ năng cung cấp thông tin LLTP Việc xây dựng đội ngũ cán bộ phục vụ công tác này đòi hỏi phải có tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống trong sáng, đảm bảo về cả chất lượng và số lượng Đồi mới phương pháp và trau dồi kiến thức chuyên sâu giúp cho đội ngũ này có thể có kỹ năng giải quyết công việc trong các tình huống phát sinh trong thực tiễn, vận dụng quy định của pháp luật một cách chính xác, mềm déo. Đối với các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến việc xác định nhân thân của cá nhân, cần thiết nâng cao nhận thức hiểu biết của họ về án tích và xoá án tích. Đề họ hiểu được bản chất của xoá án tích, tránh cái nhìn kì thị, phân biệt đối xử với những người mang án tích, kể cả khi ho đã được xoá án tích Dé từ đó tạo điều kiện cho những người đã từng lầm đường lạc hướng được hoàn lương, quay trở lại với cuộc sống bình thường, được học tập, lao động và trở thành người có ích cho xã hội.

2.4.2 Day mạnh công tác tuyên truyền, phổ bién và giáo dục pháp luật Những quy định về án tích và xoá án tích chưa thực sự được những người mang án tích và xã hội biết đến tương xứng với vai trò, ý nghĩa mà nó mang lại. Việc tuyên truyền, phô biến những quy định này cần được tổ chức một cách sâu rộng, có bài bản hơn nữa Ngay từ khi còn ở nơi chấp hành án, những người bị kết án cần được giáo dục, tuyên truyền về những quy định, trình tự thủ tục hay ý nghĩa nhân văn mà xoá án tích mang lại Khi có được sự hiểu biết rõ ràng về cơ quan có thấm quyên, các giấy tờ, quyền và nghĩa vụ của họ khi được xoá án tích, sẽ thúc đây họ cô gắng chấp hành án tốt, khi chấp hành án xong thì nghiêm chỉnh tuân thủ quy định pháp luật, được xoá án tích dé sớm được hoàn lương, tái hoà với cộng đồng.

Bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức hiệu biệt của những người xung quanh người bị két án, của xã hội vê những gì xoá

75 án tích mang lại, dé họ hiểu đúng bản chất, tránh có cái nhìn ác cảm, phiến diện về những người bị kết án, ngay cả khi họ đã chấp hành án xong và được cơ quan có thâm quyên xoá án tích Một môi trường sống day sự kì thị sẽ khiến những người mang án tích sông day tự ti, dé dat, thậm chí là có thé dé sa ngã vào con đường xấu nếu không nhận được sự chia sẻ của những người xung quanh Đối với những người biết quay đầu hoàn lương sẽ dần được xã hội đón nhận, có thiện cảm hơn và tạo điều kiện cho họ làm lại cuộc đời thông qua việc trao cơ hội được đi học, đi làm. Một xã hội văn minh là xã hội đã được nâng cao hiểu biết, mở rộng cánh tay, nhìn vào hiện tại biết sửa chữa lỗi lầm của bản thân và phan dau cho tương lai của những người chấp hành án xong đã được xoá án tích chứ không phải nhìn chăm chăm vào lỗi lầm của quá khứ dé dé biu, xa lánh họ.

2.4.3 Tăng cường dau tư các điều kiện phục vụ cho công tác xoá án tích

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu

LLTP cần được chú trọng hơn nữa Cần đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý, cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin án tích do các cơ quan cung cấp theo quy định Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành vào cơ sở dữ liệu LLTP nhằm phục vụ việc xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích cấp Phiêu LLTP cho công dân khi có yêu cầu được nhanh chóng, chính xác Nghiên cứu, sớm triển khai thực hiện việc cung cấp, trao đối thông tin LLTP bang dit liệu điện tử giữa các cơ quan như Toà án, Công an, Thi hành án, Viện Kiểm sát và Sở Tư pháp, để việc cung cấp, hoàn thiện cơ sở dir liệu được nhanh chóng, tránh thất lạc như hồ sơ giấy, gửi qua đường bưu chính.

Việc xây dựng và triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin tự động hoá trong việc xử lý thông tin phục vụ xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP là một giải pháp tuy hơi khó kha thi nhưng lại là giải pháp sang tạo, phù hợp với mục tiêu chuyền đổi số, cải cách hành chính hiện nay của Chính phủ Việc nhập và cập nhật thông tin sẽ được tự động hoá, bằng cách chuyền hoá thông tin dưới dạng bản giấy thành thông tin đưới dang cơ sở dit liệu điện tử Việc nay sẽ giảm được chi phí, thời gian và nhân lực, nâng cao được chất lượng thông tin, tạo ra hệ thống thông tin chính xác Ngoài ra còn có thé tiến hành tự động hoá

76 việc quản lý thông tin, thống kê số liệu, tổng hợp tra cứu phân loại thông tin, tạo lập báo cáo; phát hiện sai sot, trùng lặp thông tin, cảnh báo thông tin về án tích theo quy định của BLHS và Luật LLTP, kết nói liên thông dit liệu với các cơ sở dữ liệu khác. Giải pháp kỹ thuật này sẽ giúp giải quyết triệt để tình trạng tồn đọng thông tin LLTP, cập nhật đầy đủ, kịp thời số lượng thông tin mới phát sinh, bao đảm tính đồng bộ, thống nhất, khách quan, phục vụ hiệu quả việc tra cứu, xác minh điều kiện xoá án tích được kip thời, chuẩn xác.

Từ thực tiễn triển khai Dé án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyên đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tam nhìn đến năm 2030, nghiên cứu việc liên kết thông tin trong cơ sở dữ liệu LLTP với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bên cạnh việc cấp Phiếu LLTP trực tuyến, chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở vật chất và con người dé triển khai thí điểm việc cấp Phiếu LLTP điện tử cho người dân khi có yêu cầu thông qua phần mềm dit liệu quốc gia về dan cư (VneID), từ đó cấp phiếu LLTP bản điện tử cho những trường hợp đương nhiên được xóa án tích Việc này nhằm tạo điều kiện cho công dân có thêm lựa chọn phương thức yêu cầu cấp Phiếu, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại cho người dân, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn đồng thời thực hiện hiệu qua Dé án của Chính phủ, tiến từng bước vững chắc trong lộ trình triển khai chính quyền điện tử của địa phương.

Cần đảm bảo các điều kiện làm việc cho cán bộ làm công tác LLTP, trong đó có công tác xoá án tích, hạn chế việc luân chuẩn các cán bộ đã được đảo tạo nghiệp vụ về LLTP Các điều kiện về trang thiết bị phục vụ công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ giấy cũng như dữ liệu LLTP điện tử cũng cần được quan tâm, đầu tư hơn nữa. Cần bố trí diện tích đủ cho công tác lưu trữ hồ sơ LLTP bằng giấy với những trang thiết bị cần thiết để việc bảo quản được tốt hơn như tủ chuyên dụng, giá đựng hồ sơ, máy hút âm, máy điều hoà Quan tâm, bổ sung kinh phí hơn nữa cho công tác LLTP, động viên khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích, đóng góp trong công tác LLTP nói chung cũng như xoá án tích nói riêng.

2.4.4 Tiến hành thanh tra, kiém tra việc thực hiện pháp luật về xoá án tích Thời gian tới, các cơ quan có thâm quyền cần tăng cường hoạt động quan lý

77 nhà nước về công tác xây dựng cơ sở dit liệu LLTP, đặc biệt là phối hợp liên ngành kiểm tra hoạt động cung cấp, tiếp nhận, xác minh thông tin LLTP, phục vụ công tác xây dựng dir liệu LLTP Hoạt động này sẽ giúp phát hiện ra các sai phạm còn tồn tại trong hoạt động này, cũng như từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc còn tồn tại Chỉ khi có những hành động xử lý răn đe mạnh mẽ thì những cơ quan, cá nhân có sai phạm liên quan đến hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu mới nhận rõ ý thức trách nhiệm cũng như ngăn chặn các hành vi sai trái tiếp tục xảy ra.

Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để chủ động hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật LLTP và các quy định liên quan tại các văn bản quy phạm pháp luật khác Tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, cơ sở áp dụng thống nhất, bảo đảm thực hiện có hiệu quả hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP. Tăng cường cơ chế thông tin, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa giữa Sở Tư pháp và Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an, cơ quan Thi hành án dân sự trong triển khai thi hành Luật LLTP năm 2009 cũng như trong việc tra cứu, xác minh, cung cấp, tiếp nhận các thông tin về việc xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích đặc biệt là các thông tin về án tích có trước ngày 01/7/2010 nham đảm bảo thời hạn cấp Phiếu LTP cho công dân theo quy định.

Từ việc phân tích các quy định về án tích, xoá án tích tại BLHS năm 1985, BLHS năm 1999, BLHS năm 2015, nêu ra các điểm mới, tiễn bộ tại BLHS năm

2015, từ đó tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho việc đánh giá thực trạng tại Chương 2.

Chương 2 của Đề án đã nêu ra thực trạng xoá án tích tại tỉnh Hải Dương, thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng đó, chỉ ra các vướng mắc, hạn chế còn tồn tại, từ đó tìm ra nguyên nhân BLHS, Luật LLTP, BLTTHS cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã tạo ra những bước tiến cơ bản, góp phần đưa hoạt động xoá án tích đi vào nề nếp, quy củ với những thay đổi tích cực Tuy nhiên van còn đó những điểm bat cập, thiếu tính thống nhất giữa chính nội hàm các quy định trong cùng một văn bản luật và giữa các văn bản luật khác nhau Trong tình hình mới hiện nay, nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết hơn bao giờ hết. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có nội dung quy định về chế định xoá án tích như chỉnh sửa BLHS năm 2015, Luật LLTP năm 2009 cũng như các văn ban pháp luật liên quan, còn đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động xoá án tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Ngày đăng: 27/09/2024, 02:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 | Tống hợp kết quả giải quyết các vụ án hình sự ở Tòa án nhân - Luận văn thạc sĩ Luật học: Xóa án tích theo luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hải Dương)
Bảng 2.1 | Tống hợp kết quả giải quyết các vụ án hình sự ở Tòa án nhân (Trang 7)
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả giải quyết các vụ án hình sự ở Tòa án nhân dân - Luận văn thạc sĩ Luật học: Xóa án tích theo luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hải Dương)
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả giải quyết các vụ án hình sự ở Tòa án nhân dân (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN