1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Các tội phạm về môi trường - So sánh giữa luật hình sự Thụy Điển và luật hình sự Việt Nam

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các tội phạm về môi trường - So sánh giữa luật hình sự Thụy Điển và luật hình sự Việt Nam
Tác giả Đào Lệ Thu
Người hướng dẫn TS. Trương Quang Vinh, GS. TS. Per-Ole Traskman
Trường học Trường Đại học Luật, Trường Đại học Tổng hợp Lund, Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 58,36 MB

Nội dung

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TOI PHAMVỀ MÔI TRƯỜNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ THỤY ĐIỂN VÀ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Vài nét về lịch sử lập pháp hình sự của Thụy Điển và Việt Nam về các tộ

Trang 1

HÀ NỘI KHOA LUAT

DAO LE THU

CAC Tội PHAM VE MôI TRƯỜNG - SO SÁNH

GIUA LUAT HINH SU THUY BIEN

VÀ LUẬT HÌNH SỰ VIET NAM

Chuyên ngành: Luật Quốc tế và So sánh

Mã số : 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

THỰ \ VIỆ N _ = ĐẠI HOC I JÂ |

pions bọc hag — |

Người hướng dân khoa học:

1 TS Trương Quang Vinh 2 GS TS Per-Ole Traskman

HA NOI - 2004

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiêncứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận án

là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Đào Lệ Thu

Trang 3

Bộ luật môi trường

Convention on International Trade Endangered species

Cấu thành tội phạmEuropean Union

Hội đồng Châu Âu

Liên hợp quốcToà án nhân dân tối caoTrách nhiệm hình sự

Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TOI PHAM

VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ THỤY ĐIỂN VÀ

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Vài nét về lịch sử lập pháp hình sự của Thụy Điển và Việt

Nam về các tội phạm về môi trường

Lịch sử lập pháp hình sự của Thụy Điển về các tội phạm về

môi trường

Lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam về các tội phạm về

môi trường - So sánh với Thụy Điển

Quan niệm về pháp luật hình sự đối với việc bảo vệ môi

trường và về các tội phạm về môi trường

Quan niệm của Liên hợp quốc - Hội đồng Châu Âu và Thụy

Điển

Quan niệm của Việt Nam - So sánh với quan niệm của quốc tế

và của Thụy Điển

Chương 2: CÁC TỘI PHAM VỀ MÔI TRƯỜNG THEO QUY

HIỆN HÀNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ THỤY ĐIỂN VÀ LUẬT

HÌNH SỰ VIỆT NAM

Đặc điểm chung của các tội phạm về môi trường

Đặc điểm chung của các tội phạm về môi trường theo quy

định hiện hành của Luật hình sự Thụy Điển

Đặc điểm chung của các tội phạm về môi trường theo quy

định hiện hành của Luật hình sự Việt Nam trong sự so sánh

với Luật hình sự Thụy Điển

Các tội phạm về môi trường cụ thể

Các tội phạm về môi trường cụ thể theo quy định của Bộ luật

môi trường Thụy Điển năm 1999

Các tội phạm về môi trường cụ thể theo quy định của BLHS

Việt Nam năm 1999 trong sự so sánh với quy định của BLMT

Thụy Điển năm 1999

64

74

85

88

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, môi trường là vấn dé được quan tâm không chỉ ở cấp độ quốc gia

mà còn ở cấp độ quốc tế, toàn cầu Những hiện tượng như ô nhiễm môi trường, suythoái môi trường sự cố môi trường cùng với những hậu quả của chúng như: một sốloại bệnh tật nguy hiểm đối với sức khoẻ của con người, tầng ô zôn bị phá huỷ, khíhậu biến đổi bất thường, thiên tai xảy ra liên tục diễn ra ngày càng ở mức độ cao

đang báo động chúng ta về sự trả thù khốc liệt của thiên nhiên Chính vì vậy, dù đối

với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay với một quốc gia phát triển nhưThụy Điển, bảo vệ môi trường đều đang được coi là quốc sách Trong một số cácbiện pháp được sử dụng để bảo vệ môi trường, cả Việt Nam và Thụy Điển đều nhận

thấy sự cần thiết phải sử dụng biện pháp pháp luật hình sự

Các tội phạm về môi trường - So sánh giữa Luật hình sự Thụy Điển và Luật

hình sự Việt Nam được chọn là đề tài nghiên cứu bởi những cơ sở khoa học và thựctiền sau đây:

- Bảo vệ môi trường bang pháp luật hình sự đã trở thành sách lược và đã được

cụ thể hoá bằng các quy phạm pháp luật hình sự về các tội phạm về môi trường ở cảViệt Nam và Thụy Điển Việc tìm hiểu, so sánh chính sách hình sự của hai quốc gia

đối với vấn đề này do vậy là cần thiết và có cơ sở

- Việt Nam và Thụy Điển đều quy định các tội phạm về môi trường Bên cạnhnhững thành công về mặt lập pháp, các quy định đó vẫn tồn tại một số điểm bất cập

can phải được phân tích, làm sáng tỏ và đặc biệt là cần phải được hoàn thiện, ví dụ

như: vấn đề chủ thể của tội phạm, vấn đề xác định hậu quả của tội phạm Đặc biệt,đối với Việt Nam, những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong nhận thức và thực tiễn

áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm về môi trường càngnhiều, bởi đây là nhóm tội mới được bổ sung thêm một số tội danh và được quy

định một cách có hệ thống tại chương XVII - Bộ Luật hình sự năm 1999, trong khi

từ đó cho đến nay vẫn chưa có văn bản giải thích nào của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền để hướng dẫn việc áp dụng các quy định này một cách chính xác, thống nhất

Trang 6

- Trên dién đàn khoa học luật hình sự, chưa có một công trình nào nghiên cứumột cách toàn điện và có hệ thống về nhóm tội phạm về môi trường trong Luật hình

sự Việt Nam nói riêng cũng như trong mối quan hệ so sánh với pháp luật hình sự

của các nước khác trên thế giới nói chung Như vậy, đề tài nghiên cứu này sẽ là một

sự bổ sung cần thiết cho hệ thống lý luận về các tội phạm về môi trường

- Việc nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự của hai quốc gia Việt Nam và Thụy

Điển về các tội phạm về môi trường là một đòi hỏi cần thiết, bởi hoạt động đó giúp choviệc tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lọc kinh nghiệm trong việc quy định cũng như trongthực tiễn áp dụng luật hình sự để bảo vệ môi trường (đặc biệt là kinh nghiệm từ phíaThụy Điển) Trên cơ sở đó mỗi bên sẽ tự hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự

về tội phạm về môi trường, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đấu tranhphòng chống các hành vi phạm pháp trong lĩnh vực môi trường

- Trên thực tế, tinh trạng môi trường bị huỷ hoại, bi tàn phá nghiêm trong bởihành vi của con người đang diễn ra khá phổ biến (đặc biệt là ở Việt Nam) Thực

trạng đáng báo động này phản ánh nhu cầu cấp thiết của việc bảo vệ môi trường

bang các biện pháp pháp luật mạnh mẽ, có tinh ran đe cao, ví dụ như sử dụng phápluật hình sự Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, việc xử lý bằng pháp luật hình sự đối

với những hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường lại hết sức ít 0i

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trang mâu thuẫn giữa thực trạng phạm

pháp về môi trường với mức độ xử lý chúng cũng là một trong những nội dung quantrọng cần được nghiên cứu

Trên đây là những lý do giải thích tại sao tác giả quyết định chọn đề tàinghiên cứu “Các tội phạm về môi trường - So sánh giữa Luật hình sự Thụy Điển và

Luật hình sự Việt Nam” cho luận văn cao học của minh

2 Tình hình nghiên cứu

Quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm về môi trường còn khá mới

mẻ Chính vì vậy, cho đến nay những nghiên cứu về nhóm tội phạm này dưới góc độluật hình sự vẫn còn rất ít Oi

Ở Việt Nam, có một số nhà khoa học đã dé cập tới các tội phạm về môi

trường trong một vài nghiên cứu sau: “Định lượng các khung hình phat tội phạm về

Trang 7

“Những diém mới trong pháp luật hình sự bảo vệ môi trường ” của TS Nguyễn TấtViễn, Tạp chí Bảo vệ môi trường số 4 năm 2000; “Về vấn đề tội phạm hoá một sốhành vi xâm hai môi trường trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành” củaTSKH Lê Cảm, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 6 năm 2001; “Những cơ sở lýluận và thực tiễn của việc quy định các tội phạm về môi trường trong Bộ luật hình

sự năm 1999” của PGS.TS Võ Khánh Vinh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4năm 2002 “Tìm hiểu các tội phạm về môi trường” của các tác giả Trần Minh

Hưởng Nguyễn Văn Hoàng Lê Trung Kiên, sách của Nhà xuất bản lao động

-2002

Về phía Thụy Điển, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy các nhà khoa học ThụyĐiển cũng chưa đề cập nhiều đến nhóm tội phạm này hoặc nếu có thì cũng chủ yếunghiên cứu dưới góc độ tội phạm học Một số bài viết có thể kể ra ở đây như: “Luậihình sự có thể bảo vệ được môi trường?” của tác giả Helena Du Rees thuộc khoa

Tội phạm học, Trường đại học Stockholm; “Gdy lớn, Gậy nhỏ: Những chiến lược để

phòng chống tội phạm về môi trường” của tác giả Lars Emanuelsson Korsell thuộcHội đồng quốc gia về phòng ngừa tội phạm của Thụy Điển; “Vụ Scandal BT Kemi

va sự ra đời khái niệm tội phạm về môi trường” của tác già Erland Marald thuộc

khoa Nghiên cứu lịch sử, Trường đại học Umea, Thụy Điển Ca ba nghiên cứu nêutrên đều đăng trên Tạp chi Nghiên cứu của khu vực Scandinavia về tội phạm học và

phòng ngừa tội phạm số 2 năm 2001

Nhìn chung, những nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập tới một số khía cạnh cụthể của quy định pháp luật về các tội phạm về môi trường hoặc tìm hiểu các tộiphạm này dưới góc độ tội phạm học Do đó, tìm hiểu các tội phạm về môi trường

dưới góc độ luật hình sự, đặc biệt là trong sự so sánh với quy định của pháp luật

nước ngoài về loại tội phạm này một cách toàn diện, có hệ thống vẫn là một hoạt

động có ý nghĩa và cần thiết

Trang 8

3 Mục đích, nhiệm vu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

*Muc đích:

Từ góc độ nghiên cứu so sánh một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tộiphạm về môi trường trong Luật Hình sự Thụy Điển và Luật hình sự Việt Nam, đề tàinghiên cứu nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy địnhcủa pháp luật hình sự hai nước về các tội phạm này, từ đó đề xuất một số kiến nghị

để hoàn thiện pháp luật trên cơ sở học tập kinh nghiệm lập pháp của hai bên

* Nhiệm vụ: Với mục đích trên, luận văn có các nhiệm vu chủ yếu sau:

- Nghiên cứu so sánh lịch sử lập pháp hình sự của hai quốc gia Thụy Điển vàViệt Nam về các tội phạm về môi trường để thấy được mối quan tâm của hai nhànước trong việc lập pháp hình sự để bảo vệ môi trường qua các giai đoạn lịch sử

- Lam sáng tỏ một số quan điểm lý luận của giới khoa học luật hình sự của

hai nước về các tội phạm về môi trường trong mối quan hệ so sánh

- Làm sáng tỏ nội dung của các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và

Thụy Điển hiện hành về các tội phạm về môi trường trong mối quan hệ so sánh đểthấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng

- Chỉ ra những điểm hạn chế của pháp luật hình sự hai nước trong quy định

về các tội phạm về môi trường để từ đó dé xuất một số giải pháp lập pháp phù hợp

* Doi tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các tội phạm về môitrường trong Luật hình sự Việt Nam và Luật hình sự Thụy Điển dưới góc độ luật

hình sự và trong mối quan hệ so sánh

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như

của Nhà nước Thụy Điển

Những phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn là: Phương pháp so

sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử

5 Những đóng góp mới của luận văn

Đây là nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên ở cấp độ thạc sỹ đề cập tới các tộiphạm về môi trường dưới góc độ luật hình sự một cách khá toàn diện và có hệ thống

Trong luận văn này, lần đầu tiên tác giả đã:

Trang 9

giống nhau và khác nhau trong những bước khởi đầu cũng như những chuyển biếncủa pháp luật hình sự hai nước về các tội phạm này qua các giai đoạn lịch sử.

- Giới thiệu và bình luận một cách khá toàn diện các quan niệm, quan điểm khácnhau của quốc tế cũng như của Thụy Điển và Việt Nam về các tội phạm về môi trường;

so sánh, liên hệ các quan niệm đó với nhau để tìm ra những điểm trùng hợp và khácnhau, từ đó tìm ra những gợi ý cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự của hai nước

- Phân tích những dấu hiệu pháp lý điển hình của các tội phạm về môi trườngtheo quy định của pháp luật hiện hành của Thụy Điển và Việt Nam, từ đó so sánh đểrút ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng

- Chỉ ra những điểm còn hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành củahai nước về các tội phạm về môi trường, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị đểkhác phục những hạn chế này

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về lý luận: Luận văn đã đóng góp thêm một phần vào mảng lý luận luật

hình sự về các tội phạm về môi trường vốn đang còn khá ít ỏi Đây có thể được coi

là những kiến thức lý luận căn bản và có hệ thống về loại tội phạm này, góp phầnlàm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học luật hình sự

- Về thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc tìm ra các giải pháp hoàn thiệnpháp luật hình sự Việt Nam và Thụy Điển về các tội phạm về môi trường

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2

chương với 12 mục.

Trang 10

Chương I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHAM VỀ MÔI TRƯỜNG

TRONG LUẬT HÌNH SU THUY DIEN VA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1 VAI NET VỀ LICH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SU CUA THUY ĐIỂN VÀ

VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHAM VỀ MÔI TRƯỜNG

1.1.1 Lịch sử lập pháp hình sự của Thụy Điển về các tội phạm về

môi trường

Tại Thụy Điển, việc sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ môi trường đượcxem là một hiện tượng khá mới mẻ Điều đó có nghĩa là lịch sử lập pháp hình sự vềcác tội phạm về môi trường bat đầu khá muộn so với các lĩnh vực tội phạm khác

cũng như so với hoạt động lập pháp về bảo vệ môi trường nói chung Sự ra đời củaLuật bảo vệ môi trường năm 1969 được coi là nền móng cơ bản đầu tiên trong lịch

sử lập pháp hình sự đấu tranh với các tội phạm về môi trường của Thụy Điển Trước

khi luật này được ban hành, cũng có một vài quy định về các tội phạm về môi trường

nằm rải rác trong một số luật chuyên ngành như : Luật về bảo vệ nguồn nước năm

1941, Luật bảo vệ vùng ven bờ năm 1952, Luật bảo tồn thiên nhiên năm 1964

v.v Tuy nhiên, quy định về các tội phạm về môi trường trong các luật nay còn hếtsức giản đơn, hơn nữa lại thiếu tập trung Nhìn vào những quy định này, người ta

chưa thấy được các hành vi xâm hại tới môi trường được xem như một loại tội phạm

thực sự Điều đó có thể được giải thích dễ dàng nếu xem xét bối cảnh lịch sử và xãhội khi các văn bản pháp luật đó được ban hành Vào thời điểm những năm 1940,

1950 và thậm chí tới đầu những năm 1960, các hành vi xâm hại môi trường chưa

thực sự diễn ra một cách phổ biến Hơn nữa, dưới con mắt của xã hội, chúng chưa bịxem là nguy hiểm như hiện nay Vào cuối những năm 1960, quá trình công nghiệphoá đã diễn ra một cách rầm rộ Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản

dẫn đến các vấn đề về môi trường khá nghiêm trọng trên phạm vi rộng Đến lúc nay,

yêu cầu lập pháp nhằm xem xét một cách nghiêm túc cũng như quy định các biện

pháp pháp lý hình sự cần thiết đối với các hành vi gây nguy hại cho môi trường đã

Trang 11

nước, lượng thuỷ ngân tăng, sự a xít hoá v.v là những yếu tố quan trọng cho sự ra

đời của pháp luật về môi trường của Thụy Điển vào cuối những năm 1960 và đầunhững năm 1970” [32, 161] Như vay, có thể nói sự gia tăng của các hành vi xâmhại môi trường cùng với những hiểm họa khôn lường của chúng đã thúc đẩy các nhàlập pháp Thụy Điển xây dựng hệ thống pháp luật để bảo vệ môi trường Luật bảo vệmôi trường năm 1969 của Thụy Điển ra đời chính trong hoàn cảnh này và được xem

là bước đi đầu tiên trong quá trình thống nhất các văn bản pháp luật về bảo vệ môitrường của Thụy Điển Nói về đạo luật này, nhà nghiên cứu pháp luật môi trườngThụy Điển Erland Marald, trong một bài viết của mình, đã nhận xét: “Mục đích củaLuật bảo vệ môi trường năm 1969 là nhằm ngăn ngừa các vi phạm pháp luật về bảo

vệ môi trường và kiểm soát các tác động về môi trường” [32, 161] Với mục đíchnày, Luật bảo vệ môi trường năm 1969 của Thụy Điển đã quy định những hành viphạm tội vi phạm các yêu cầu về bảo vệ môi trường của Luật hoặc vi phạm các điều

kiện của giấy phép cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động liên quan đến môi trường.

Nói một cách cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 45, Luật bảo vệ môi trường ThụyĐiển năm 1969, tội phạm về môi trường bao gồm các hành vi vi phạm những yêu

cầu về mặt thủ tục của các hoạt động liên quan đến môi trường, ví dụ như hành vicủa các cá nhân, doanh nghiệp không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, sai lệch

các thông tin cần thiết liên quan đến môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trước hoặc trong khi tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh (khoản 4) Hình phạt được quy định bao gồm phạt tiềnhoặc phạt tù tối đa đến hai năm Như vậy, Luật bảo vệ môi trường của Thụy Điểnnăm 1969 vẫn có nhược điểm là không tội phạm hóa các hành vi trực tiếp gây thiệthại cho môi trường như: các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, đất, hoặc không khí Hơn nữa, các hành vi phạm tội không được quy định một cách cụ thể mà chỉ được

phản ánh khá đơn giản trong Luật, tại duy nhất Điều 45 và bằng các quy định viện

dẫn tới các điều luật khác, ví dụ như để xác định hành vi phạm tội theo Điều 45,

khoản 4 cần viện dẫn tới Điều 13a quy định về trách nhiệm cung cấp các thông tinchính xác tới các cơ quan quản lý về môi trường

Trang 12

Như vậy, khái niệm tội phạm về môi trường chưa thực sự được đề cập tới

trong Luật bảo vệ môi trường năm 1969 Các quy định liên quan đến loại tội phạm

này trong Luật vừa không đầy đủ vừa thiếu cụ thể Chúng chú trọng đến các vi phạm

nhỏ và vi phạm về thủ tục hơn là các hành vi xâm hại môi trường nghiêm trọng.Chính vì vậy, việc áp dụng các quy định này đã gặp không ít khó khan Vào thời

điểm đó, thực tế đã chứng minh các quy định này thực sự thiếu hiệu quả Sự thiếuhiệu quả của Luật bảo vệ môi trường năm 1969 có thể được minh họa bang một ví

dụ hết sức sinh động, một vụ xì căng đan gây chấn động công chúng cũng như giới

chính trị gia Thụy Điển Năm 1977, vụ việc một công ty của Thụy Điển mang tên

BT Kemi chôn hàng trăm thùng chứa các chất thải độc hại đã xảy ra, gây một phảnứng hết sức lo lắng và phan nộ trong công chúng Hàng loạt các bài báo đã dé cập

tới vụ việc này và thậm chí sự kiện này còn được coi là nguồn gốc ra đời khái niệm

“tội phạm môi trường” thực sự trong xã hội Thụy Điển [32] Tuy nhiên, mặc chonhững phản ứng dữ dội từ phía công luận và những cố gắng của các cơ quan phápluật, người ta không thể tìm ra được một cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc cho việctruy cứu TNHS Thậm chí, các quy định trong BLHS đã được viện dẫn để có thể đưa

vụ việc này ra xét xử hình sự song cũng thất bại, bởi BLHS (được ban hành từ năm1962) cũng thiếu quy định mà theo đó một người có thể bị truy cứu TNHS về hành

vi gây thiệt hại cho môi trường Vụ việc điển hình này cũng như nhiều vụ việc tương

tự khác đã không thể bị xét xử hình sự bằng việc áp dụng Luật bảo vệ môi trườngnăm 1969 hay BLHS năm 1962 Năm 1978, sau một thời gian tìm hiểu hiệu quả của

hệ thống các biện pháp pháp lý hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Cơ quan

điều tra hoạt động bảo vệ môi trường Thụy Điển đã nhận định trong một ban báocáo của mình rằng Luật bảo vệ môi trường đã không hề có một hiệu quả phòng ngừa

tội phạm nào (Báo cáo số 80 năm 1978) Bên cạnh đó, trong nhiều cuộc tranh luận

tại Nghị viện Thụy Điển năm 1978, các ý kiến từ tất cả các đảng phái trong Nghịviện đã phê phán một cách gay gắt Luật bảo vệ môi trường năm 1969 và cho rằng đó

là một trong những đạo luật kém hiệu quả nhất trong các đạo luật đã từng được banhành, thạm chí còn có ý kiến dé nghị cần phải xem xét lại tinh thần của đạo luậtnày [32, 153] Hạn chế nêu trên của Luật bảo vệ môi trường năm 1969 đã được giải

Trang 13

nông nghiệp và ý định chỉ là để bảo vệ mùa màng và vật nuôi của các cá nhân chứkhông phải là bảo vệ môi trường nói chung” [32, 156] Nhu vậy, tính chất nôngnghiệp của nền sản xuất Thụy Điển khi đó đã có ảnh hưởng nhất định đến nội dungcủa Luật bảo vệ môi trường năm 1969 Hơn nữa, vào thời điểm này, tội phạm về môitrường vẫn còn bị xem là một hiện tượng “mới” và “ngoài 1é’ Nói một cách khác,nhận thức về các tội phạm về môi trường vẫn chưa thực sự nghiêm túc và đầy đủ Sựkiện vụ BT Kemi như một lý do mang tính chính trị cùng với những lời bình luận,phê phán (cả trên diễn đàn chính trị lẫn điễn đàn khoa học) về những hạn chế củacác quy phạm pháp luật hình sự trong Luật bảo vệ môi trường năm 1969 (và cả trongBLHS) đã dẫn đến những thay đổi trong pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường Nam

1979, Hội đồng quốc gia về phòng ngừa tội phạm của Thụy Điển đã gợi ý một sự bổ

sung luật, theo đó tất cả các hành vi cố ý hay vô ý thải các chất gây ô nhiễm môitrường sẽ bị coi là tội phạm, miễn là có lý do để giả định rằng chúng có thể gây ra một

tác động xấu lên môi trường hoặc đối với sức khoẻ của con người Với gợi ý lập pháp

này, ý tưởng sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến các tội phạm về

môi trường đã được các nhà lập pháp Thụy Điển đưa ra thảo luận

Đối với lịch sử lập pháp hình sự của Thụy Điển về các tội phạm về môi

trường, năm 1981 đã trở thành một dấu mốc cực kỳ quan trọng, một năm “chìa

khoá”, khi mà cùng một lúc đã diễn ra hai sự kiện lập pháp: Luật bảo vệ môi trườngđược sửa đổi và đồng thời những hành vi trực tiếp xâm hại môi trường có mức độnguy hiểm cao nhất cũng bị tội phạm hoá và được quy định vào BLHS Những thayđổi trên được cho là nhằm mục đích báo động về thực trạng đáng lo ngại của cáchành vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và hơn nữa là để tangcường hiệu quả phòng ngừa của pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường trên thực tế

Sau khi được sửa đổi vào năm 1981 (và sau đó thêm một lần nữa vào năm1988), các quy phạm pháp luật hình sự trong Luật bảo vệ môi trường vẫn không cóthay đổi nào đáng kể Điểm mới so với Luật năm 1969 chỉ là sự bổ sung thêm loạihành vi “cố ý đưa ra những thông báo sai lệch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyềntrong khi xin cấp phép hoặc về những vấn dé liên quan đến quản lý môi trường”

Trang 14

Nhu vậy, thực chất các tội phạm về môi trường được quy định trong Luật bảo vệ môitrường vẫn chỉ là những hành vi vi phạm các quy định về thủ tục trong quản lý hànhchính nhà nước về môi trường Chính vì vậy, các quy định về loại tội này trong Luậtbảo vệ môi trường chỉ mang tính chất bổ sung cho quy định của BLHS

Nói về BLHS, sau khi được sửa đổi, bổ sung năm 1981, hai điều luật mới quyđịnh một số loại hành vi xâm hại môi trường đã ra đời, đó là Điều 8a và Điều 9

thuộc Chương 13 của Bộ luật Những hành vi bị tội phạm hoá được xem là có tính

nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với các hành vi xâm hại môi trường đã được quyđịnh trong các văn bản luật chuyên ngành khác Do tính chất nguy hiểm này, hìnhphạt được quy định cũng nghiêm khắc hơn Chẳng hạn như đối với hình phạt tù cóthời hạn thì thay vì hai năm là mức tối đa phổ biến được quy định trong các luậtkhác, ở đây mức cao nhất của hình phạt là sáu năm tù Nhìn vào quy định củaChương 13, Điều 8a BLHS Thụy Điển có thể thấy nhà làm luật đã tội phạm hoá các

loại hành vi sau:

- Gây ô nhiễm đất, nước hoặc không khí do đó dẫn tới hoặc có nguy cơ dẫn

tới thiệt hại cho tính mạng hoặc sức khoẻ của con người hoặc thiệt hại cho hệ động

vật, hệ thực vật hoặc những thiệt hại về môi trường nghiêm trọng khác;

- Chứa rác thải hoặc các chất thải khác do đó, thông qua sự ô nhiễm, có thể

gây ra những thiệt hại tương tự như trên;

- Gây tiếng ồn, sự rung động hoặc phát xạ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho

môi trường.

Bên cạnh Điều 8a, Điều 9 cũng đề cập tới trường hợp những hành vi nêu tại

Điều 8a nhưng với lỗi vô ý và mức độ lỗi là nghiêm trọng Tội này được xem là ítnguy hiểm hơn so với tội phạm quy định tại Điều 8a và hình phạt cao nhất được quy

định là hai năm tu.

Qua những quy định trên, có thể thấy rằng trái với các tội phạm được quy

định trong Luật bảo vệ môi trường, các tội phạm được quy định trong BLHS lànhững hành vi trực tiếp xâm hại môi trường Như vậy, trong giai đoạn từ đầu nhữngnăm 1980 cho tới cuối những năm 1990, các tội phạm về môi trường được chia

thành hai nhóm: một nhóm là các hành vi trực tiếp xâm hại môi trường và nhóm kia là

các hành vi vi phạm các quy định về thủ tục trong quản lý nhà nước về môi trường

Trang 15

Đó chính là nguyên nhân lý giải tại sao lại có sự đồng tồn tại của các quy định vềhai nhóm tội phạm đó trong cả hai đạo luật là BLHS năm 1962 và Luật bảo vệ môitrường năm 1969 Bên cạnh hai đạo luật lớn kể trên, một số văn bản luật chuyênngành khác trong lĩnh vực môi trường cũng rải rác chứa đựng những quy định liênquan đến tội phạm về môi trường, chẳng hạn như “Luật bảo vệ nguồn nước” năm

1941 quy định những hành vi vi phạm các yêu cầu về thủ tục hành chính trong lĩnhvực khai thác và bảo vệ tài nguyên nước; “Luật về các chất hoá học” năm 1985 quy

định các tội phạm cố ý hoặc vô ý thải các chất độc hại gây thiệt hại cho môi

trường Sự đa dạng của các đạo luật trong đó chứa đựng các quy định về tội phạm

về môi trường tại thời điểm này có thể được lý giải bởi thực tế là vào những năm1980-1990, pháp luật về bảo vệ môi trường tại Thụy Điển không thống nhất Có rấtnhiều các đạo luật chuyên ngành trong lĩnh vực môi trường cùng tồn tại, do đó cũng

có khá nhiều các quy phạm pháp luật hình sự về các tội phạm về môi trường trongcác luật đó Tuy nhiên, các quy định này lại không thống nhất với nhau Nhiều quyđịnh còn chồng chéo trong khi những lỗ hổng, thiếu sót cũng đồng tồn tại Lúc này

có một nguyên tắc được dé ra là: các quy định trong BLHS sẽ được ưu tiên áp dụng

trước, nếu không áp dụng được thì mới cho phép áp dụng các quy định trong các

luật chuyên ngành vé môi trường Chính vì vậy, các quy định về tội phạm môitrường trong các luật chuyên ngành chỉ mang tính chất bổ sung, hỗ trợ cho các quy

định trong BLHS.

Thật không may mắn là các nỗ lực lập pháp để siết chặt hơn các quy định

pháp luật về bảo vệ môi trường trong suốt những năm 1980 đã không có một hiệu

quả đáng kể nào trên thực tế Số lượng các hành vi xâm hại môi trường vẫn tiếp tụctăng lên trong khi con số những vụ xét xử hình sự loại tội phạm này vẫn hết sức hạnchế Những số liệu được tác giả Lars Emanuelsson Korsell khai thác từ thống kê củaHội đồng quốc gia về phòng ngừa tội phạm của Thụy Điển và phân tích trong bài

viết của mình cho thấy: từ năm 1988 đến năm 1998, số lượng bị cáo được đưa ra xét

xử theo Điều 8a BLHS Thụy Điển năm 1962 “Tội gây 6 nhiễm môi trường” hầu nhưkhông tăng giảm đáng kể, năm 1988 có 3 bị cáo thì đến năm 1998 vẫn là 3 bị cáo,

cao nhất là năm 1995 có 6 bị cáo [38, 130] Sự kém hiệu quả của pháp luật hình sự

Thụy Điển trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở giai đoạn này có thể được luận giải

bởi một số nguyên nhân sau:

Trang 16

Thứ nhất, theo quy định cua luật thực định, “ranh giới giữa tính hop pháp vatính bất hợp pháp của các hoạt động liên quan đến môi trường còn chưa rõ ràng.Trên thực tế, hầu hết các hoạt động trong lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp,

giao thông vận tải có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tự nhiên đều được pháp luậtThụy Điển cho phép, trong khi một vài hành vi xâm hại môi trường vượt quá mứcluật cho phép không có tính hệ thống và diễn ra lẻ tẻ lại thường bị xem là tội phạm”

(32, 158].

Thứ hai, xét dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, cách mô tả tội phạm của nhà làmluật thiếu cụ thể, rõ ràng, theo kiểu gọi tên hành vi hơn là mô tả hành vi Điều này

dễ dẫn tới sự nhầm lẫn trong nhận thức cũng như trong việc áp dụng luật để xử lý

những hành vi xâm hại môi trường.

Thứ ba, xét từ yêu cầu chính trị, các quy định của pháp luật hình sự trong lĩnh

vực bảo vệ môi trường nêu trên đã không phản ánh được chính sách môi trường mới

của Chính phủ

Cuối cùng, Luật hình sự về bảo vệ môi trường của Thụy Điển đã không phù

hợp với các quy định của pháp luật Châu Âu về các tội phạm về môi trường.

Chính vì vậy, mặc dù đã tăng cường tính nghiêm khắc của các quy định pháp

luật hình sự về bảo vệ môi trường, thực tế cho thấy việc hình sự hoá các hành vi gây

thiệt hại cho môi trường vẫn chưa trở thành biện pháp hữu hiệu nhất để đạt đượcnhững cải thiện về môi trường và đối phó được với tình hình tội phạm về môi trườngtại Thụy Điển

Vào những năm 1990, đòi hỏi cho việc ra đời một Bộ luật môi trường(BLMT)

thống nhất, trong đó có sự thống nhất của các quy định về tội phạm về môi trường,

đã trở nên bức xúc và được thảo luận khá sôi nổi Năm 1993, Ban soạn thảo BLMT

đã đưa ra bản dự thảo đầu tiên Tới tháng 12 năm 1997, Tờ trình của Chính phủ về

dự thảo BLMT số 45/1997 đã được đưa ra trước Quốc hội Cũng vào thời gian này,

những vấn đề liên quan đến các tội phạm về môi trường lại nhận được sự quan tâm

đáng kể từ phía Hội đồng Châu Âu (HDCA) Chính vì vậy, HDCA đã cho ra đời

“Công ước về việc bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự” số 172 ngày 4 tháng[1 nam 1998, với tiêu điểm là vấn đề: làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm và những

Trang 17

hiểm họa cho môi trường tự nhiên gây ra bởi các hoạt động thương mại và côngnghiệp? Trong Công ước này, những gợi ý lập pháp hình sự về các tội phạm môitrường cho các quốc gia thành viên đã được đưa ra một cách rất cụ thể, rõ ràng và

hữu ích Công ước nêu ra một số vấn đề như: các loại hành vi xâm hại môi trường

nào nên bị tội phạm hóa, hình thức lỗi của các tội phạm về môi trường, vấn đề chủthể của tội phạm là pháp nhân, các loại hình phạt nên quy định đối với các tội phạm

về môi trường, v.v Sự ra đời của “Công ước Châu Âu về bảo vệ môi trường bang

pháp luật hình sự” cộng với những khuyến nghị lập pháp từ các cơ quan có thẩm

quyền, từ các chính trị gia của Thụy Điển đã trở thành động lực thúc đẩy sự ra đờicủa BLMT Thụy Điển năm 1999 Đạo luật này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm

1999, thay thế cho mười sáu luật chuyên ngành trước đây trong lĩnh vực môi trường.

Một trong những mục đích của BLMT năm 1999 là nhằm làm cho biện pháp phápluật hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trở nên chặt chẽ hơn, quy củ hơn Điềunày phản ánh quan điểm mới của Nhà nước Thụy Điển trong cuộc chiến chống cáctội phạm về môi trường: kiên quyết hơn, nghiêm khác hơn và hiệu quả hơn Trong

BLMT năm 1999, các tội phạm về môi trường được quy định một cách tập trung và

quy mô tại Chương 29 Phần 6, với 14 điều luật trong đó có 10 điều (từ Điều 1 đếnĐiều 10) quy định các tội phạm cụ thể và hình phạt tương ứng, bốn điều còn lại quyđịnh một số vấn đề có liên quan khác như: vấn đề miễn hình phạt trong trường hợphành vi được xem là nguy hiểm không đáng kể, hay vấn dé không áp dung TNHS

nếu hành vi đã bị xử lý theo quy định của BLHS hoặc của Luật chống buôn lậu

(Điều 11); vấn đề áp dụng các hình phạt “Tich thu các đối tượng trực tiếp liên quanđến tội phạm” hoặc “Tịch thu công cụ, phương tiện phạm tội” (Điều 12); vấn đề xácđịnh thẩm quyền xét xử (Điều 13) và CTTP giảm nhẹ (Điều 14) Hình phạt đã đượcquy định một cách cụ thé hon trong từng điều luật về từng tội phạm Có thể nói, sự

ra đời của BLMT Thụy Điển năm 1999 đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quantrọng trong lịch sử lập pháp để bảo vệ môi trường nói chung và lịch sử lập pháp hình

sự về các tội phạm về môi trường nói riêng Đồng thời, nó cũng có ý nghĩa to lớn

trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự để đấu tranh phòng và chống các tội phạm

Trang 18

về môi trường Như một hệ quả, một minh chứng cho tác động tích cực của BLMT

mới, số lượng các báo cáo về các vụ việc bị tình nghi là đã phạm tội xâm hại môitrường tăng lên một cách nhanh chóng kể từ khi BLMT năm 1999 có hiệu lực Cótác giả đã nhận xét về sự thay đổi của tình hình tội phạm về môi trường ở thời điểm nàynhư sau: “Kể từ khi Bộ luật môi trường năm 1999 ra đời, một số các vụ việc được đưa raánh sáng liên quan đến hành vi của những quan chức trong các ủy ban bảo vệ môitrường đã thiếu trách nhiệm trong việc báo cáo các hành vi phạm tội về môi trường”

(35, 124]

Trong những năm vừa qua, hiệu quả của BLMT năm 1999 đã được tiến hành

kiểm chứng bởi Ủy ban chuyên trách về BLMT của Thụy Điển và kết quả của hoạt

động đó đã được đưa ra trong Báo cáo ngày | tháng 7 năm 2002, theo đó BLMT

năm 1999 vẫn tiếp tục cần có những chỉnh sửa Điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi

đã có những thay đổi lớn trong chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, nhữngthay đổi nhất định trong đời sống xã hội cũng như trong pháp luật của EU Gần đây,

HĐCÂ đã ban hành một văn bản pháp lý quan trọng với tên gọi “Quyết định khung của Hội đồng Châu Âu 2003/80/JHA ngày 27 tháng 1 nam 2003 về việc bảo vệ môi

trường thông qua pháp luật hình sự”, trong đó Hội đồng đã kêu gọi một phản ứng

mạnh mẽ hơn từ phía các quốc gia thành viên đối với tình hình tội phạm về môitrường, đồng thời gợi ý cho các quốc gia một khung pháp lý cụ thể, thích hợp để họcủng cố lại hệ thống các quy định pháp luật hình sự liên quan đến các tội phạm vềmôi trường của mình Tin chắc rằng, Quyết định này sẽ trở thành định hướng chonhững thay đổi của các quốc gia thành viên (trong đó có Thụy Điển) trong cách thức sửdụng pháp luật hình sự để phòng ngừa và đấu tranh chống các tội phạm về môi trường

Tóm lại, với sự quan tâm ngày càng cao tới việc đối phó với các tội phạm về

môi trường, với xu thế hài hoà hoá các quy định của pháp luật trong nước với pháp

luật hình sự quốc tế về bảo vệ môi trường, để có những biện pháp lý hình sự có hiệu

quả hơn trong việc bảo đảm an toàn sinh thái, trong một tương lai không xa, những

thay đổi tiếp theo trong quy định của pháp luật hình sự Thụy Điển về các tội phạm

về môi trường sẽ còn được thực hiện

Trang 19

1.1.2 Lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam về các tội phạm về môitrường - so sánh với Thụy Điển

Để hiểu rõ bước khởi đầu, diễn biến cũng như kết quả của hoạt động lập pháphình sự nhằm bảo vệ môi trường tại Việt Nam, việc xem xét đặc điểm lịch sử củatừng giai đoạn lập pháp trong đó có sự liên hệ với quan điểm, đường lối của Đảng và

Nhà nước ta là hết sức cần thiết Nói một cách khác, việc nghiên cứu lịch sử pháp

luật hình sự nói chung, lịch sử lập pháp hình sự về các tội phạm về môi trường nóiriêng, không thể tách rời mối quan hệ với sách lược cũng như những nhiệm vụ cơ bảncủa Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ở từng giai đoạn lập pháp, càng không thểthoát li các đặc điểm về chính tri, kinh tế, xã hội của từng thời kỳ lịch sử mà trong đó

các văn bản pháp luật hình sự về các tội phạm về môi trường được ban hành

Hoạt động lập pháp hình sự để bảo vệ môi trường của Việt Nam được tiếnhành muộn hơn so với Thụy Điển Trước khi có sự ra đời của Bộ luật hình sự(BLHS)năm 1985, Nhà nước ta hầu như chưa có quy định chính thức nào về các tội phạm về

môi trường, trừ một vài văn bản pháp luật quy định về việc bảo vệ tài nguyên rừngnhư: Thông tư Liên Bộ số 1303_BCN/VN ngày 28-6-1946 của Liên Bộ Nội vu-

Canh nông về việc bảo vệ rừng, trong đó nhấn mạnh: ai vi phạm các lệnh cấm chatphá rừng sẽ bị phạt tù, phạt tiền theo thể lệ đã ấn định từ trước; Nghị định số 596-TTg ngày 3/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về khai

thác gỗ, củi trong đó có Điều 13 quy định hình phạt đối với những hành vi không

theo đúng những quy tắc hành chính và chuyên môn về khai thác Đặc biệt, Pháp

lệnh quy định việc bảo vệ rừng ngày 6/9/1972 đã đánh dấu một bước ngoặt quantrọng trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng Như vậy, ít nhiều chúng ta cũng đã nhậnthức được tầm quan trọng của việc bảo vệ một trong những nguồn tài nguyên quý giácủa đất nước bằng pháp luật hình sự

Sự khác biệt về thời điểm bắt đầu hoạt động lập pháp hình sự đấu tranh vớicác hành vi gây thiệt hại cho môi trường của Việt Nam so với Thụy Điển có thểđược lý giải bởi hai nguyên nhân: thir nhất, so với Việt Nam thi Thụy Điển là quốcgia có nền công nghiệp phát triển sớm hơn và do vậy cũng sớm phải đối đầu với

những vấn đề về môi trường hon; /h hai, hoàn cảnh lịch sử đầy thang trầm với sự

Trang 20

khác nghiệt và tan phá của chiến tranh tại Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ tới

hoạt động lập pháp, trong đó có việc lập pháp hình sự Giai đoạn trước năm 1985,

với những nhiệm vụ quan trọng là giành độc lập dân tộc và sau đó là xây dựng lại

đất nước sau chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta chưa có điều kiện để tập trung vàovấn đề bảo vệ môi trường Hơn nữa, vào thời điểm này những vấn đề về môi trường

chưa đáng lo ngại như hiện nay.

Vào những năm 1980, Nhà nước ta đã quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môitrường Đây chính là kết quả của việc thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của môi

trường đối với đời sống của con người Mở đầu cho những hoạt động lập pháp có ýnghĩa đối với việc bảo vệ môi trường là việc tạo ra một cơ sở pháp lý quan trọng tạiĐiều 13 - Hiến pháp 1980: “ Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, don vi

vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạo

và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống”

Bước dau nhận thức được chủ trương mang tính Hiến định này, các nhà làm luật khi

xây dựng BLHS năm 1985 đã đưa vào đó một số điều luật quy định về các tội phạmliên quan đến môi trường tại Chương VII “Các tội phạm về kinh tế” và Chương VIII

“Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quan ly hành chính” Cụthé đó là các tội danh quy định tại Điều 180 “Tội vi phạm các quy định về quản lýđất đai”, Điều 181 “Tội vi phạm các quy định về quản ly và bảo vệ rừng”, Điều 195

“Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng” và Điều

216 “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dung di tích lịch sử, văn hoá, danh

lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng” Việc quy định một số tội phạm có liênquan đến môi trường nêu trên đã cho thấy một bước phát triển mới trong nhận thức

cũng như trong hành động của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ môi trường

bảng pháp luật hình sự Đây cũng là một động thái thể hiện sự hài hòa hóa các quyđịnh của pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam với xu thế sử dụng pháp luậthình sự để phòng, chống những hành vi gây thiệt hại cho môi trường của nhiều nước

trên thế giới

Trong những năm gần đây, sự phát triển của nên kinh tế thị trường với nhữngbiến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội của đất nước đã dẫn đến những diễn biến

Trang 21

phức tạp của các hoạt động liên quan đến môi trường cũng như của các vi phạmpháp luật về môi trường Một mặt, các nhà sản xuất không chịu áp dụng các biệnpháp bảo vệ môi trường Mặt khác, người dân vì lợi ích trước mat đã bất chấp phápluật bảo vệ môi trường, khai thác một cách tàn nhẫn các nguồn tài nguyên thiênnhiên Đứng trước những chuyển biến phức tạp của tình hình môi trường Việt Nam và

thế giới, việc xây dựng và tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật trong đó

có pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết Yêu cầu này còn xuấtphát từ chính những nhược điểm, những bất cập của quy định về tội phạm về môitrường trong BLHS 1985 Cụ thể là:

Thứ nhất, vì chưa xác định chính xác khách thể bị các tội phạm đó xâm hại,

cho nên tuy chúng cùng là các hành vi gây thiệt hại cho môi trường nhưng lại được

quy định trong các chương khác nhau mà tên gọi của các chương đó lại không hềgắn với vấn đề môi trường Điều này có thể dẫn đến sự hiểu nhầm rằng những hành

vi đó xâm hại đến những khách thể được luật hình sự bảo vệ hoàn toàn khác nhau

Thứ hai, do ở thời điểm xây dựng BLHS năm 1985, nhà làm luật chưa có sự

phân định rạch ròi khía cạnh kinh tế và khía cạnh môi trường của các hành vi phạm

tội cho nên còn quy định ghép các hành vi có tính chất khác nhau đó trong cùng một

điều luật Hơn nữa, dường như nhà làm luật quan tâm đến tính chất kinh tế của các

hành vi đó là chính nên việc mô tả hành vị phạm tội chủ yếu dựa trên tính gây thiệthại cho chế độ kinh tế của chúng Chính vì vậy, các loại hành vi gây ô nhiễm đất,huỷ hoại rừng, huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản còn chưa được quy định một cách đầy

đủ trong BLHS 1985

Thứ ba, các điều luật quy định những hành vi phạm tội liên quan đến môi

trường còn quá chung chung, cả về tội danh lẫn sự mô tả các dấu hiệu của cấu thànhtội pham(CTTP) Hơn nữa, phạm vi của điều luật vừa rộng lại vừa không rõ ràng

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều

195 BLHS năm 1985 chính là một ví dụ điển hình cho những nhược điểm nêu trênkhi mà nhà làm luật chỉ nêu chung chung: “Người nào vi phạm các quy định về bảo

vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trong, ” Điều đó đã dẫn đến những khó khăn

vướng mắc trong việc nhận thức cũng như áp dung pháp luật trên thực tế

THU WIEN |

TRƯỜNG ĐẠI Rt Tha HA NOI

| PHÒNG Doc _ fh + _—_

Trang 22

Thứ tư, vào thời điểm được xây dung, BLHS năm 1985 chưa tiên liệu hết sự

da dạng cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội của một số hành vi xâm hại môitrường Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, với tốc độ công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước nhanh như hiện nay, sự suy thoái nhanh của các thành tố môi

trường cùng với các tác hại của nó đối với đời sống xã hội đang đặt ra một yêu cầubức xúc cho việc bảo vệ môi trường sinh thái Điều đó dẫn đến đòi hỏi cần phải hình

sự hoá một số hành vi vi phạm pháp luật về môi trường mà trước đó nhận thức xãhội chưa tới và BLHS 1985 cũng chưa thực sự ghi nhận để kịp thời khuyến cáo toàn

xã hội về tính chất nguy hiểm của những hành vi đó, giúp cho mọi người tự ngănngừa đồng thời có cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh những người vi phạm

Những nhược điểm nêu trên của BLHS 1985 đã dẫn đến nhiều hạn chế trongthực tiễn áp dụng pháp luật hình sự để bảo vệ môi trường Trong khi số lượng các viphạm pháp luật môi trường ngày càng tăng, việc xét xử các tội phạm về môi trường

lại quá khiêm tốn Bang | sau đây sé là một minh họa cho tình trạng nêu trên

Bảng 1: Số vụ án và số bi cáo bi dua ra xét xử về một số tội phạm liên

quan đến môi trường từ năm 1992 đến năm 1998

Điều của BLHS Số vụ án Số bị cáo

179 188 308

181 1015 2079

- 195 l 3

216 6 10

Nguồn: Số liệu từ phòng tổng hop TANDTC

Đến thời điểm này, nhận thức của Việt Nam về tầm quan trọng của việc bảo

vệ môi trường trở nên sâu sắc hơn Hiến pháp 1992 đã quy định : “Cø quan Nhànước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiệncác quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi

trường Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và húy hoại môitrường” Bên cạnh đó, ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-

TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, trong đó nhấn mạnh: “ Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của

đất nước, của nhân loại”, đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản trong đó có giải

Trang 23

pháp hoàn chỉnh hệ thống van bản pháp luật về bảo vệ môi trường Ngay trong Tờ

trình Quốc hội về dự án BLHS (sửa đổi) của Chính phủ số 1218/CP-PC ngày19/10/1998, một trong những quan điểm được quán triệt trong quá trình soạn thảo

Bộ luật là:“bảo vệ môi trường sinh thái” Những quan điểm chi đạo nêu trên của

Đảng và Nhà nước ta đã trở thành định hướng quan trọng cho việc xây dựng quy

định về các tội phạm về môi trường trong BLHS 1999 Nhà nước ta đã khẳng định

một trong những nhiệm vụ của BLHS là “dam bảo cho mọi người được sống trong

một môi trường xã hội và sinh thai an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao.”

Đặc biệt, trong BLHS 1999, các hành vi vi phạm những quy định về bảo vệ môitrường gây hậu quả nghiêm trọng đã được cá thể hoá bằng 10 tội danh cụ thể và cấutạo thành han một chương mới - Chương XVII “Các tội phạm về môi trường” ( từ

Điều 182 đến Điều 191)

Việc bổ sung Chương XVII “Các tội phạm về môi trường” vào BLHS 1999 lànhằm tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ, cụ thể cho việc xử lý các hành vi vi phạm nghiêm

trọng pháp luật về môi trường; đáp ứng được một cách kịp thời và có hiệu quả yêu

cầu đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm hại môi trường Để đạt được mục đíchnày, quy định về các tội phạm về môi trường đã được xây dựng trên cơ sở khoa họcmôi trường, khoa học pháp lý; tinh thần của các cam kết quốc tế về bảo vệ môi

trường, kế thừa các quy định có liên quan đến bảo vệ môi trường trong BLHS 1985,

xem xét tính nguy hiểm cho xã hội của một số hành vi xâm hại môi trường trongmối quan hệ với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm; dự kiến tình hình, diễn

biến của tội phạm trong thời gian tới; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình

sự để bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới

Việc xây dựng Chương XVII “ Các tội phạm về môi trường” đã quán triệt đượccác yêu cầu cơ bản sau đây:

Một là: Phân định rạch ròi tính chất kinh tế và tính chất môi trường của các

hành vi phạm tội để từ đó xác định chính xác khách thể bị hành vi phạm tội gây thiệthại, trên cơ sở này sắp xếp đúng các tội phạm thực sự tác động đến các thành phần

của môi trường vào chương này

Trang 24

Hai là: Các hành vi phạm tội phải được cá thể hoá thành các tội danh cụ thể.Quy định về các tội phạm phải rõ ràng, cụ thể, thuận lợi cho việc áp dụng

Ba là: Phải tội phạm hoá được đầy đủ các nhóm hành vi bị cấm bởi Luật bảo

vệ môi trường của Việt Nam 1993.

Từ những mục đích, cơ sở và yêu cầu nêu trên, Chương XVII của Bộ luật hình

sự năm 1999 với sự tập trung toàn bộ các tội phạm về môi trường đã ra đời Có thểkhái quát những điểm mới trong quy định về các tội phạm về môi trường như sau:

Thứ nhất, các quy định đó đã được tập hợp một cách có hệ thống trong mộtchương hoàn toàn mới với tên gọi của chương phản ánh được khách thể bị nhóm tội

xâm hat.

Thứ hai, nhiều hành vi phạm tội mới được quy định bổ sung, tạo cơ sở pháp

lý đầy đủ, toàn diện cho việc xử lý các hành vi xâm hại môi trường

Thứ ba, các hành vi phạm tội được cá thể hoá, được mô tả một cách cụ thể hơn.Như vậy, loại tội phạm còn khá mới mẻ trong nhận thức của xã hội từ đây đãđược quy định có hệ thống và tương đối cụ thể Như một tác giả đã nhận xét, việcquy định các tội phạm về môi trường trong BLHS năm 1999 đã “thể hiện sự phát

triển của hệ thông pháp luật trong nên kinh tế thị trường - sự phản ánh kịp thời

những đòi hỏi mới của cuộc sống” [4, 10] Có thể nói, chính những yêu cầu cấp

bách của đời sống xã hội, của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đã là động

lực quan trọng cho hoạt động xây dựng pháp luật hình sự để bảo vệ môi trường Sự rađời của Chương XVII BLHS năm 1999 đã góp phần đưa BLHS nước ta lên tầm của

một BLHS hiện đại Sự kiện lập pháp này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với công tácbảo vệ môi trường Nó không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn mang ý nghĩa chính trị -

xã hội Một mặt, nó khẳng định nhận thức đúng đắn và quyết tâm của Đảng và Nhà

nước ta trong việc đấu tranh phòng ngừa va chống các hành vi xâm hại môi trường

Mat khác, nó tạo thêm cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xử lý các hành vi vi phạm

pháp luật về bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, các quy định pháp luật hình sự này cũnggóp phần giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong nhân dân

Từ những nét sơ lược về lịch sử lập pháp hình sự của hai quốc gia Thụy ĐiểnViệi Nam nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét so sánh như sau:

Trang 25

Thứ nhất, so với Thụy Điển, Việt Nam bat tay vào xây dựng pháp luật hình

sự để bảo vệ môi trường muộn hơn, song đã có những cố gắng vượt bậc và bước đầu

đã có những thành quả lập pháp đáng ghi nhận

Thứ hai, đối với Thụy Điển những cải cách chủ yếu tập trung vào hình thức

lập pháp đối với các tội phạm về môi trường Các tội phạm này lúc đầu được quyđịnh rải rác trong nhiều luật chuyên ngành khác nhau, sau đó chủ yếu tập trungtrong Luật bảo vệ môi trường và trong BLHS, cuối cùng lại được quy định thống

nhất trong Bộ luật môi trường năm 1999 Những thay đổi trong nội dung của cácquy định không nhiều, nếu có thì chỉ là sự bổ sung, không có sửa đổi nào đáng kể

Trong khi đó hoạt động lập pháp hình sự của Việt Nam trong lĩnh vực tội phạm này

lại chủ yếu là nhằm thay đổi nội dung của các quy phạm Điều này có thể được lýgiải bởi xét về mặt nội dung, các quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ môitrường của Thụy Điển ngay từ đầu đã có tính tiên liệu cao nên khá ổn định Hơnnữa, hoàn cảnh kinh tế, xã hội của Thụy Điển không có những biến đổi lớn như ở

Việt Nam, trong khi đây lại là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động

lập pháp nói chung và hoạt động xây dựng pháp luật hình sự nói riêng.

Thứ ba, nhìn vào bước ngoặt lớn trong hoạt động lập pháp hình sự chống các

hành vi gây hai cho môi trường của hai quốc gia - việc ban hành BLMT năm 1999

của Thụy Điển và việc ban hành BLHS năm 1999 của Việt Nam - có thể thấy cả hainhà nước đều quan tâm đáng kể và quyết tâm cao trong việc sử dụng pháp luật hình

sự để bảo vệ môi trường Cho đến thời điểm này, những nỗ lực lập pháp nhằm bảo

vệ môi trường của cả hai quốc gia đã có những tác động nhất định đến tình hình vi

phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như đến ý thức bảo vệ môi trường của

công dân.

Như vậy, do những khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, về điều kiện kinh tế - xã

hội nên Thụy Điển và Việt Nam có một số điểm không tương đồng trong lịch sử lập

pháp hình sự về các tội phạm về môi trường Tuy nhiên, giai đoạn gần đây, hai quốc

gia đã có nhiều động thái về mặt lập pháp cho thấy họ đang cùng chia sẻ nhận thức

về tầm quan trọng của pháp luật hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Nghiêncứu so sánh lịch sử lập pháp hình sự của hai nước về lĩnh vực tội phạm này sẽ giúp

Trang 26

cả Thụy Điển và Việt Nam có những định hướng mới cho hoạt động lập pháp hình

sự để bảo vệ môi trường trong tương lai, đồng thời nam bat được những kinh nghiệmlập pháp của nhau để ngày càng hoàn thiện pháp luật quốc gia

1.2 QUAN NIỆM VỀ PHAP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI VIỆC BAO VE MOI

TRƯỜNG VÀ VỀ CÁC TỘI PHAM VỀ MÔI TRƯỜNG

Tìm hiểu và đánh giá hệ thống quan điểm, quan niệm về các tội phạm vềmôi trường là hết sức cần thiết bởi chính những quan niệm đó phản ánh nhận thức

chính trị, xã hội, pháp lý và khoa học về loại tội phạm này Mặt khác, chúng còn

giúp cho hai quốc gia Việt Nam và Thụy Điển cũng như các cơ quan chức năng

trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm của hai nước hoạch định chính sách hình sự,

xây dung và thực hiện pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường một cách khả thi và

có hiệu quả hơn.

Thuy Điển và Việt Nam đều đã tham gia, phê chuẩn một số điều ước quốc tế

về bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, Thụy Điển còn là một thành viên của HDCA và

bị ràng buộc bởi pháp luật hình sự của Châu Âu về các tội phạm về môi trường Do

đó, sẽ là đầy đủ và thú vị hơn khi các quan niệm về tội phạm về môi trường được

nhìn nhận từ hai cấp độ: quốc tế và quốc gia

1.2.1 Quan niệm của Liên Hợp quốc, Hội đông Châu Âu và Thuy Điển.

Vấn đề đầu tiên cần được đề cập tới là quan niệm về vai trò của luật hình sựtrong việc giải quyết các vấn đề môi trường Đây chính là điều băn khoăn của nhiềuhọc giả quốc tế, trong đó có những luật gia Thụy Điển Câu hỏi mà họ thường đặt ra

là “liệu luật hình sự có phải là một công cụ thích hợp để ngăn ngừa và hạn chếnhững hành vi gây thiệt hại cho môi trường?” [35] Câu hỏi này có thể được trả lờibằng việc giải quyết ba vấn dé: Thit nhất, liệu có cần thiết phải sử dụng pháp luậthình sự dé bảo vệ môi trường? Thit hai, nếu có thì nó nên được sử dụng ở mức độ

nào và trong hoàn cảnh nào? Và cuốt cùng thì trên thực tế liệu luật hình sự đã hoạt

động như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường hay chưa?

Ngày nay, việc tăng cường sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ môi trườngdiễn ra khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Thụy Điển và

Việt Nam Không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia, luật hình sự về bảo vệ môi

Trang 27

trường còn nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế Điều này được minh

chứng bởi những sự kiện như: trong suốt Hội nghị lần thứ tám của LHQ về phòngngừa tội phạm và đấu tranh với tội phạm có tổ chức tại Havana, Cu ba năm 1990,vấn dé kiểm soát chặt chẽ hơn những hoạt động phạm tội có tổ chức gây thiệt haicho môi trường tự nhiên đã được đưa ra thảo luận Với tiêu đề “ Vai trò của luật hình

sự trong việc bảo vệ tự nhiên và môi trường”, Nghị quyết 45/121 ngày 14 tháng 12

năm 1990 với sự nhất trí của Đại hội đồng LHQ đã thúc đẩy các quốc gia sửa đổiluật hình sự để tạo ra một giải pháp có hiệu quả đối với những hiểm họa môi trường

Thêm một lần nữa, vai trò của luật hình sự trong việc bảo vệ môi trường lại đượcnhấn mạnh trong một loạt các Nghị quyết của Hội đồng kinh tế và xã hội của LHQnhư: Nghị quyết số 28 năm 1993, Nghị quyết số 15 năm 1994, Nghị quyết số 27

nam 1995.

Tại Chau Âu, van ban pháp lý dau tiên dé cập tới yêu cầu phải kiểm soát các

hành vi xâm hại môi trường là Nghị quyết (77) 28 “Về sự đóng góp của luật hình sựđối với việc bảo vệ môi trường”, được thông qua tại cuộc gặp lần thứ 275, Uy ban

các Bộ trưởng của HDCA ngày 28 tháng 9 năm 1977 Nghị quyết này đã đưa ra một

yêu cầu khẩn thiết về sự can thiệp của luật hình sự để ngăn ngừa những hành vi phá

hủy môi trường Sau đó, Lời nói đầu của Công ước số 172 của HDCA về “Bảo vệ

môi trường bằng pháp luật hình sự” ngày 4 tháng 11 năm 1998 đã nhấn mạnh: “Luật

hình sự đóng góp một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường” Bên cạnh

đó, hàng loạt các hội thảo quốc tế cũng thảo luận sôi nổi vấn đề sử dụng pháp luậthình sự để bảo vệ môi trường, trong đó điển hình là Hội thảo “Chính sách hình sự vềbảo vệ thiên nhiên và môi trường tại Châu Âu” được tổ chức tại Lauchhammer, Đức,

từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 4 năm 1994 (từ đây gọi là Hội thảo Lauchhammer).

Tại đây, luật hình sự đã được đánh giá là một công cụ không thể thiếu được trong

việc bảo vệ môi trường

Trong phạm vi quốc gia, một số học giả của Thụy Điển cũng đã đưa ra quanđiểm cần phải sử dụng pháp luật hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các bàiviết của họ như: “ Luật hình sự có thể bảo vệ được môi trường không?” của Helena

Du Reés; “ Big Stick, Little Stick : Những chiến lược để kiểm soát và đấu tranh chống

Trang 28

tội phạm về môi trường” của Lars Emanuelsson Korsell, hay bài “Vụ án BT Kemi và

sự ra đời của khái niệm tội phạm về môi trường” của Erland Marald [35], [38], [32]

Những đòi hỏi về việc tăng cường sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ môitrường nêu trên có thể được lý giải bởi hai nguyên nhân: Thứ nhất, đó là sự gia tăngnhanh chóng của các hành vi xâm hại môi trường với những hậu quả nguy hiểmtrước mắt cũng như lâu dài Những hành vi này không chỉ phát triển về mặt số lượng

mà còn gây mối lo ngại cả về tính nguy hiểm cho xã hội của chúng Chẳng hạn nhưtại Thụy Điển, số liệu thống kê chính thức đã chứng minh sự gia tăng rõ rệt của cáchành vi vi phạm pháp luật về môi trường Con số báo cáo về loại hành vi này đã lênđến đỉnh điểm trong những năm gần đây Trong năm 2000, con số các quyết định xử

lý các hành vi xâm hại môi trường đã tăng lên tới 278% [38, 127] Cũng theo khảo

sát của một nhà nghiên cứu Thụy Điển, hoạt động của gần một nửa triệu các công tycủa Thụy Điển đang bị xếp vào loại tạo ra những mối nguy hiểm cho môi trường

[35, 109] Tình trạng trên dường như cũng đang diễn ra trên toàn Châu Âu Chính vì

vậy, Quyết định khung của HDCA 2003/80/JHA đã cảnh báo ba vấn dé :

(1) Sự gia tăng của các tội phạm về môi trường cũng như những hậu quả củachúng, điều đã xảy ra vượt ra ngoài biên giới giữa các quốc gia;

(2) Những tội phạm đó đang đặt ra mối đe dọa to lớn đối với môi trường và

do đó cần kêu gọi một sự phản ứng mạnh mẽ;

(3) Các tội phạm về môi trường là vấn đề cần được tập trung đối phó bởi tất

cả các quốc gia thành viên Chính vì vậy, các nước thành viên cần phải đồng thuậntiến hành những hành động bảo vệ môi trường thông qua pháp luật hình sự

Thứ hai, việc tăng cường sử dụng luật hình sự để bảo vệ môi trường là do sự

thiếu hiệu quả của các biện pháp pháp lý khác đối với việc xử lý các vi phạm phápluật về môi trường Đây cũng chính là một trong những nhận định đã được đưa ra tại

Hội thảo Lauchhammer, khi một giáo sư người Nga cho rằng: “Luật hình sự cần

phải được áp dụng đối với những người vi phạm mà trước đó các chế tài hành chính

áp dụng đối với họ đã không có hiệu quả” [36, 187] Bên cạnh đó, Uỷ ban Châu Âu

trong một kiến nghị cho Nghị quyết về bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sựcũng nêu rõ: “bởi vì chỉ có biện pháp này dường như mới đủ hiệu quả và thuyết phục

Trang 29

để giúp cho luật môi trường được thực thi đầy đủ Khi luật hình sự là phương tiện

duy nhất để bảo đảm cho việc thực thi luật của Cộng đồng Châu Âu một cách hiệu

quả, các quốc gia thành viên có trách nhiệm phải quy định các biện pháp pháp lýhình sự nhằm bảo vệ môi trường.” [33, 2]

Bàn về mức độ can thiệp của luật hình sự vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, đa

số các quan điểm đều nhất trí rằng tuy luật hình sự được đánh giá là biện phápkhông thể thiếu trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về môi trường songcũng không vì thế mà lạm dụng nó Điều này được thể hiện rất rõ nét trong Nghịquyết (77) 28 với nhận định: “Sử dụng pháp luật hình sự trong lĩnh vực này chỉ nên

là giải pháp cuối cùng, khi mà các biện pháp khác không được tuân thủ hoặc đượcthực hiện một cách không có hiệu quả hoặc hiệu quả không đáng kể” [31, 7] Theo

đó, luật hình sự nên được xem là một công cụ hỗ trợ bên cạnh luật hành chính, làcông cụ phòng ngừa hiệu quả nhất - đối với cả khả năng tái phạm của người phạmtội lan ý định phạm tội của những công dân khác Tóm lại, trong mối quan hệ với

việc bảo vệ môi trường, luật hình sự được xem là một công cụ để phòng ngừa, để răn

đe là chính Do vậy, việc sử dụng pháp luật hình sự được cho là nên có giới hạn

Ngoài những nhận định về vai trò của luật hình sự, những vấn đề xoay quanhcác tội phạm về môi trường cũng nhận được sự quan tâm đáng kể Từ quan điểm của

HDCA, sự cần thiết phải tội phạm hoá các hành vi xâm hại môi trường đã được dat

ra ngay trong Lời nói đầu của Công ước “ Bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình

sự”: “các vi phạm pháp luật về môi trường đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng

cần phải bị tội phạm hoá với những hình phạt thích đáng” [28] Như vậy, đòi hỏi của

HDCA về việc tội phạm hoá những hành vi xâm hai môi trường đã xuất phát từ

chính tính nguy hiểm cho xã hội của những hành vi đó

Tuy nhiên, hiện nay tại Thụy Điển đang tồn tại hai loại ý kiến trái ngượcnhau về tính nguy hiểm của các tội phạm về môi trường Loại ý kiến thứ nhất ( màrất nhiều là của những người làm công tác bảo vệ pháp luật ) cho rằng tội phạm vềmôi trường là loại tội vi cảnh, là những hành vi nguy hiểm không đáng kể hoặc

không nên bị xem là tội phạm [35, 118] Như một số hiện tượng xã hội mới khác, tộiphạm về môi trường không được mọi người chấp nhận như một loại tội phạm thực sự

Trang 30

[32 151] Những quan niệm đánh giá thấp tính nguy hiểm cho xã hội của các tộiphạm về môi trường được biện minh bởi một lý do liên quan đến yếu tố nạn nhân

Theo đó, tội phạm về môi trường được xem là loại tội không có nạn nhân [38, 132]

hoặc nạn nhân không ro rang [38, 127] hoặc là loại tội phạm không có nạn nhân trực

tiếp [35, 120]v.v Chính vi quan niệm trên, “sé là rất khó khăn đối với mọi người để

có thể nhận thức về các tội phạm về môi trường theo cùng một cách suy nghĩ vềnhững loại tội phạm truyền thống khác và thật nguy hiểm bởi vì điều đó làm chongười ta dễ dang vi phạm các quy định của pháp luật về môi trường hơn” [38, 127]

Đó chính là nhận định của Korsell-một nhà nghiên cứu Thụy Điển- trong bài viếtcủa mình về kiểm soát và đấu tranh chống các tội phạm về môi trường Tác giả nàytiếp tục minh họa cho nhận định của mình bằng cách viện dẫn thông tin từ các bàiviết, nghiên cứu và báo cáo để chỉ ra một thực tế rằng suốt từ những năm 70 của thế

kỷ 20 cho đến nay, tại Thụy Điển, các tội phạm về môi trường không được nhìn

nhận một cách nghiêm túc và rất ít vụ án được đưa ra xét xử hình sự [38, 130] Theo

Korsell, các cơ quan có thẩm quyền dường như vẫn chưa quen với việc nhìn nhận

những người thực hiện hành vi xâm hại môi trường là “người phạm tội” [38, 131].

Cuối cùng tác giả kết luận với một chút hài hước: “tội phạm về môi trường vì vậycần phải đấu tranh rất quyết liệt nếu như mục đích của nó là để đạt được một vị tríbình đẳng với những loại tội phạm truyền thống khác” [38, 133] Minh hoạ thêmcho nhận định của Korsell, một cuộc điều tra lấy ý kiến dành cho các cơ quan kiểm

soát môi trường và các cơ quan hành chính địa phương được tiến hành bởi Viện

công tố Thụy Điển cho thấy: đa số những cán bộ được hỏi đều trả lời rằng lý dokhiến họ không báo cáo các vi phạm pháp luật về môi trường chính là ở chỗ họ cảmthấy điều đó vô nghĩa [35, 117] Nói một cách khác, họ không nhận thấy những hành

vi đó nguy hiểm tới mức cần phải áp dụng các biện pháp nghiêm khác đối với chúng

Trong khi đó, có những ý kiến ngược lại cho rằng những hành vi gây thiệt haicho môi trường là nguy hiểm và cần phải bị xử lý bằng pháp luật hình sự Nhữnghành vi này bị lên án là không chỉ gây thiệt hại cho tài sản mà còn gây nguy hiểmcho con người cũng như các giá trị khác Chính vì vậy, tội phạm về môi trường đã bị

coi là một trong những loại tội phạm “xâm hại tới những giá tri nhân van quan trọng,

Trang 31

do đó có thể bị xem là một loại tội chống loài người” [37, 57] Bên cạnh đó, tính nguyhiểm cho xã hội của các tội phạm về môi trường cũng đã được đưa ra phân tích vàchứng minh chẳng hạn như tác giả Korsell trong nghiên cứu của mình đã viết:

Dĩ nhiên các tội phạm về môi trường gây ảnh hưởng đến cuộc sống củachúng ta một cách sâu sắc Các loài chim biển chết là hậu quả của việc trànđầu, hải cầu phải sống trong môi trường bị ô nhiễm, hàng thùng chất thải độchại đang chất đống trong các khu công nghiệp cũ kỹ, lạc hậu, việc thải các chất

gây ung thư bên ngoài các vườn trẻ Những thảm họa này rồi sẽ gây ra những

tin tức gây chấn động, những làn sóng dư luận và dẫn tới những mưu toan, thủđoạn chính trị Chính những điều đó đã tạo ra một bộ mặt thật cho tội phạm về

môi trường với những nạn nhân dễ thấy hơn [38, 133]

Phân tích trên của Korsell cho thấy các tội phạm về môi trường đã hiện rõ nétvới những nạn nhân cụ thể Chúng không chỉ gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ

của con người, cho sự sống và vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ảnh hưởng lớn tới đời

sống chính trị, xã hội của đất nước Sự nguy hiểm của chúng đã gây nhiều lo lắngcho xã hội và chính vì vậy tại Thụy Điển, Hiệp hội Quốc gia các nhà khoa học môi

trường đã trình một dự thảo luật trong đó tội phạm hoá các hành vị xâm hại môi

trường, kể cả những hành vi mới chỉ de doa gây thiệt hai cho môi trường, với lậpluận rằng đó cũng giống như trường hợp “một người lái xe say rượu phải chịu tráchnhiệm ngay cả khi không gây ra một tình huống nguy hiểm nào trên đường” [32,157] Trong con mắt của Hiệp hội này, các tội phạm về môi trường thậm chí còn bịxem là loại tội phạm nghiêm trọng, có thể so sánh với tội giết người, nên bị phạt tù

chung thân và việc hạn chế tự do nên bị kéo dài tới 25 năm [32, 157] Không những

thế, tội phạm về môi trường còn bị yêu cầu đưa ra xét xử như một loại tội phạm

quốc tế, chẳng hạn như quan điểm cho rằng: “nhân loại nên kêu gọi thành lập một

toà án môi trường quốc tế bên cạnh việc kêu gọi toà án hình sự quốc tế xét xử nhữngtội phạm về môi trường nghiêm trọng” [37, 60]

Như vậy, tại thời điểm hiện nay, có hai xu hướng trái ngược nhau liên quan

đến vấn đề tội phạm hoá các hành vi xâm hại môi trường Một bên có xu hướng phi

tội phạm hoá một số tội phạm về môi trường, cụ thể là những tội phạm mà theo quan

Trang 32

niệm truyền thống là không có nạn nhân Ngược lại, xu hướng kia muốn tội phạm hoá

tất cả các loại hành vi liên quan đến môi trường có thể gây ra những thiệt hại cho tínhmạng, sức khoẻ của con người, và xâm hai tới những giá trị lớn của cộng đồng

Một cách khách quan hơn, những ý kiến phát biểu được đưa ra tại Hội thảoLauchhammer đồng thuận trong việc nên tội phạm hoá những hành vi xâm hại môitrường, song gợi ý: “không phải mọi hành vi vi phạm các tiêu chuẩn về môi trường

đều nên bị xử lý bằng các chế tài của luật hình sự” [36, 88] Như vậy, các quan chức

và các nhà khoa học tham dự hội thảo này đã thấy được mối liên hệ giữa tính chất

nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm với vấn đề tội phạm hoá hành vi đó

Qua những phân tích trên có thể thấy hiện nay tại Thụy Điển, các tội phạm vềmôi trường đang được nhìn nhận với một số điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, đây là những tội phạm được coi là có tính nguy hiểm cho xã hộichưa rõ ràng Nói một cách khác, việc chứng minh tính nguy hiểm cho xã hội của

loại tội phạm này chưa đủ sức thuyết phục đối với cả cộng đồng

Thứ hai, các tội phạm này được cho là không có nạn nhân rõ ràng, cụ thể.Cũng như đặc điểm thứ nhất, chứng minh nạn nhân của các tội phạm về môi trườngvẫn đang là vấn đề gây tranh luận tại Thụy Điển

Thứ ba, hậu quả của các tội phạm về môi trường được cho là khó xác định

Về vấn đề này có tác giả đã nhận định: “Việc đánh giá thiệt hại - làm cơ sở cho việc

xác định trách nhiệm hình sự và những biện pháp khác phục hậu quả - là hết sứcphức tạp bởi một thực tế là thiệt hại gây ra có thể được tích lũy dần (là loại thiệt hạitiềm ẩn, dần dần nảy sinh), và gây ra cho nhiều nạn nhân mà một vài người trong số

họ thậm chí có thể không biết rằng mình đang là nạn nhân” [37, 58] Hơn nữa, thiệthại do các tội phạm về môi trường gây ra được xem là rất đa dạng Chúng không chỉ

là thiệt hại về tính mạng, về sức khoẻ của con người mà còn là thiệt hại cho thiên

nhiên, cảnh quan, môi sinh v.v Các tội phạm về môi trường có thể gây ra những

hậu quả rất lớn và lâu dài Chính vì ý thức được điều này nên có nhiều ý kiến cho

rằng nên quy định cả trường hợp tuy chưa có thiệt hại cụ thể xảy ra song có nguy cơ

đe dọa thiệt hại nghiêm trọng sẽ xảy ra [37, 127], [32,157]

Trang 33

Thứ tư, các tội phạm về môi trường có thể được thực hiện dưới ca hình thức

lỗi cố ý hoặc vô ý Xét từ góc độ luật định, các văn bản pháp luật của HDCA cũng

như Thụy Điển đều thống nhất về việc quy định cả hai hình thức lỗi đối với các tội

phạm về môi trường Bên cạnh đó, trong quan điểm lập pháp của mình, HDCA còn

gợi ý rõ hơn là chỉ quy định những tội phạm về môi trường với lỗi vô ý nếu đó là tội

phạm nghiêm trọng [34, 1].

Thứ năm, TNHS hay nói cách khác là vấn đề chủ thể của các tội phạm về môitrường cũng là một điểm gây nhiều chú ý Một mặt, một số quốc gia (trong đó cóThụy Điển) trước nay vẫn giữ quan điểm chủ thể của tội phạm chỉ là cá nhân Luật

hình sự của các nước này dựa trên cơ sở trách nhiệm hình sự cá nhân với quan niệm

lỗi là một phạm trù đạo đức cho nên chỉ có ở con người, lỗi là lỗi của cá nhân, do đótrách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với cá nhân Mặt khác, quan niệm về TNHS củapháp nhân cũng đã hình thành và đang tồn tại Có ý kiến nhận định: “nguyên tac

trách nhiệm cá nhân được thừa nhận rộng rãi nay đã trở nên không còn phù hợp xét

từ góc độ của các mối nguy hiểm gây ra bởi các hành vi mang tính tập thể, ở đókhông có cá nhân nào có thể bị chứng minh là có lỗi” [37, 128] Do đó, một số nhàlập pháp đưa ý kiến cho rằng những biện pháp pháp lý hình sự chỉ đặt trên cơ sởtrách nhiệm cá nhân sẽ là không hiệu quả để bảo vệ môi trường khỏi những ô nhiễmnghiêm trọng gây ra bởi các công ty lớn [37, 129] Thậm chí có quan điểm cho rằng

chính những công ty quốc gia và những tập đoàn xuyên quốc gia lại là những chủ

thể đầy quyền lực thực hiện những hành vi gây thiệt hại cho môi trường [37, 58].Vậy tại sao lại không quy định những chủ thể đó phải chịu trách nhiệm vì những

thiệt hại nghiêm trọng mà họ gây ra cho môi trường? Lập luận này hiện nay đangkhá thuyết phục và ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ cho xu hướng quy trách nhiệm

hình sự cho pháp nhân bên cạnh trách nhiệm hình sự của cá nhân Về phía HDCA ,

quan điểm về vấn dé này đã thể hiện rất rõ trong Nghị quyết (77)28 khi dé nghị cácquốc gia thành viên xem xét lại những nguyên tắc của trách nhiệm hình sự với gợi ý

nên quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân (cả công và tư) đối với các tội

phạm về môi trường Tiếp sau đó, Công ước số 172 đã thể hiện rất rõ tinh thần nàybằng việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thực hiện các tội phạm về

môi trường tại Điều 9

Trang 34

Thứ sáu, thêm một vấn đề cần được quan tâm về các tội phạm về môi trường

là tính nghiêm khắc của hình phạt được quy định Đây cũng là vấn đề gây tranh luận

tại Châu Âu và Thụy Điển Có những ý kiến cho rằng vì tội phạm về môi trường

không gây ra một thiệt hại trực tiếp nào cho một nạn nhân cụ thể nào cho nên khôngcần thiết phải bị xử lý nghiêm khắc [35, 118], trong khi lại có quan điểm cho rằngcần có những chế tài nghiêm khắc đối với loại tội nay [32, 157] Vậy hình phat đối

với các tội phạm về môi trường nên nghiêm khác đến mức nào ? Theo quy định tại

điều 6 Công ước Châu Âu số 172, một đòi hỏi về hình phạt được quy định đối với

các tội phạm về môi trường là phải có sự phù hợp giữa bản chất nguy hiểm của cáctội phạm này với mức độ nghiêm khắc của hình phạt Theo đó, các tội phạm về môi

trường nên bị trừng trị thích đáng so với tính chất và mức độ nghiêm trọng của

chúng Tuy nhiên, tại Thụy Điển, người ta nhận xét hình phạt quy định đối với cáctội phạm về môi trường như hiện nay còn khá nhẹ [37, 115] và có ý kiến cho rằng:

"Mặc dù ở Thụy Điển các biện pháp để đấu tranh với tội phạm về môi trường đã trởnên cứng rắn một cách đáng kể, hình phạt được quy định vẫn còn khá khoan dung so

với hình phat được quy định ở những loại tội phạm khác" [37,134] Điều nay chothấy dường như vẫn chưa có một sự đánh giá đúng và đầy đủ về mức độ xử lý hình

sự đối với các tội phạm về môi trường tại Thụy Điển

Bên cạnh quan điểm về mức độ nghiêm khác của hình phạt, loại hình phạt

nào nên áp dụng đối với các tội phạm về môi trường cũng được đề cập tới Trong

nhiều văn bản pháp lý của HDCA như Nghị quyết số (77)28, Công ước số 127 loạihình phạt điển hình được gợi ý cho các quốc gia thành viên quy định đối với các tộiphạm này là phạt tiền và phạt tù có thời hạn Xét từ góc độ luật thực địch, Thụy Điển

đã tuân thủ và có cùng quan điểm lập pháp với HĐCÂ Song trên thực tế, người ta dễnhận thấy rằng phạt tiền vẫn được áp dụng phổ biến nhất trong các hình phạt dànhcho các tội phạm về môi trường và hiếm trường hợp bị kết án tù vì đã thực hiện một

tội phạm xâm hại môi trường [35, 115], [38, 130].

Ngoài những vấn đề được phân tích ở trên, khách thể của tội phạm về môi

trường cũng là đề tài được tranh luận với rất nhiều ý kiến khác nhau tại Thụy Điểnsuốt từ những năm 1970 Năm 1973 - tại Stockholm, trong một cuộc họp của các Bộ

Trang 35

trưởng Tư pháp các nước Châu Âu - Bộ trưởng Tư pháp Thuy Điển Lenart Geijer đã

dé nghị cần phải có những hoạt động mang tính quốc tế để đối phó với các tội phạm

về kinh tế do các công ty đa quốc gia thực hiện, trong đó có đề cập tới vấn đề cầnphải coi tội phạm về môi trường là một kiểu của tội phạm kinh tế [38, 128] Sau đó,

trong một loạt các văn bản pháp lý liên quan đến các tội phạm kinh tế và tội phạm

có tổ chức, được tiến hành bởi Hội đồng quốc gia về phòng ngừa tội phạm của ThụyĐiển trong suốt những năm từ 1977 đến 1982, các tội phạm về môi trường luôn

được đề cập tới như một loại tội phạm về kinh tế [38, 128] Tuy nhiên, sau đó Uy

ban về tội phạm kinh tế của Thụy điển trong một báo cáo của mình đã phản đốinhững quan niệm trên và nhấn mạnh rằng tội phạm về kinh tế phải gắn với nhữngkhoản tiền lớn (ý nói tới tiền dùng để phạm tội và tiền do phạm tội mà có), do đóloại trừ tội phạm về môi trường khỏi nhóm tội phạm về kinh tế (Báo cáo số 15 năm

1984) Nhưng đến năm 1995, Chính phủ lại đưa ra một chiến lược kêu gọi sự hợp tác

toàn xã hội để đấu tranh với các tội phạm về kinh tế, trong đó tội phạm về môitrường lại được đề cập đến như một loại tội phạm về kinh tế [38, 128] Từ đó có thểthấy, dường như dưới mỗi một lĩnh vực hoạt động khác nhau thì cơ quan chức năng

khác nhau của Thụy Điển lại có một quan niệm khác nhau về khách thể bị các tội

phạm về môi trường xâm hại

Ở Châu Âu và Thụy Điển hiện nay có một số quan niệm khác nhau về tội

phạm về môi trường, tuy nhiên hầu như không có một định nghĩa đây đủ, chính xác

về loại tội phạm này Điều đó có lẽ xuất phát từ chỗ đây vẫn còn là một hiện tượng

khá mới mẻ, lại đa dạng về số lượng và khó xác định đặc điểm Từ góc độ của mộtnhà nghiên cứu, Korsell trong bài viết của mình đã đưa ra định nghĩa về các tộiphạm về môi trường như sau: “các tội phạm về môi trường là những hành vi vi phạm

các quy định của Bội luật môi trường năm 1999” [38, 128-129] Day là một định

nghĩa khá chung chung và mơ hồ, không nói lên được bản chất của loại tội phạm về

môi trường Định nghĩa này chỉ chú trọng tới tính bị quy định trong luật của tội

phạm cho nên có thể xếp vào loại định nghĩa tội phạm về hình thức

Tóm lại, hiện nay các tội phạm về môi trường ngày càng nhận được nhiều sự

quan tâm, chú ý Cho dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về loại tội phạm này tại

Trang 36

Châu Au và tại Thuy Điển, một thực tế không thể phủ nhận là Chính phủ các nước cũngnhư các nhà khoa học đang cố gắng để phân tích bản chất, đặc điểm và khuynh hướngphát triển của chúng để tìm ra những giải pháp phù hợp - trong đó bao gồm cả việc lậppháp hình sự - cho việc phòng ngừa và đấu tranh chống các tội phạm về môi trường

1.2.2 Quan niệm của Việt Nam - So sánh với quan niệm của quốc tế vàcủa Thuy Điển

Đối mặt với những vấn đề môi trường nóng bỏng và bức xúc đã và đang đedọa đến đời sống con người, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam

ngày càng nhận thức sâu sắc hơn sự cần thiết và tầm quan trọng của việc bảo vệ môitrường bằng các biện pháp pháp luật, trong đó có vai trò của luật hình sự Thời giangần đây, vấn đề sử dụng pháp luật hình sự để giữ an toàn sinh thái, vấn đề tội phạmhoá các hành vi nguy hiểm xâm hại môi trường đã trở thành mối quan tâm không

chỉ của Nhà nước mà của cả các nhà khoa học va của toàn dan

Trước hết, Việt Nam cũng có cùng mối quan tâm với cộng đồng quốc tế và

Thụy Điển đối với việc đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi xâm hại môi

trường thông qua các biện pháp pháp lý hình sự Vấn đề sự cần thiết và mức độ can

thiệp của pháp luật hình sự vào lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng đã được dat ra vàthảo luận tại Việt Nam Nhìn chung, Việt Nam có đồng quan điểm với quốc tế về

vai trò của luật hình sự trong việc bảo vệ môi trường Về vấn đề này, có tác giả nhận

định: “Để bảo vệ môi trường, Nhà nước cần áp dụng mọi biện pháp cần thiết để

ngăn chặn các hành vi huỷ hoại môi trường thiên nhiên như tuyên truyền giáo dục,

kinh tế, hành chính, hình sự” [14, 34] Như vậy, luật hình sự được xem là một trong

các biện pháp không thể thiếu đối với hoạt động giữ an toàn sinh thái tại Việt Nam

Cùng chia sẻ suy nghĩ đó, có tác giả khác cho rằng: “Ngày nay, do tính chất cấpbách của vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với nhiều

hành vi gây ô nhiễm hoặc huỷ hoại môi trường Mặc dù phạm vi áp dụng trách

nhiệm hình sự đối với hành vi xâm hại môi trường không rộng, song phải thừa nhận

tính răn đe của nó rất lớn [11, 41] Qua đây có thể thấy, tác dụng của luật hình sự - ítnhất là tác dụng phòng ngừa các hành vi xâm hại môi trường - đã được khẳng định

Không chỉ dừng lại ở đó, luật hình sự còn được đánh giá là biện pháp bảo đảm cho

Trang 37

lược, chương trình, chính sách bảo vệ môi trường quốc gia mà còn là một trongnhững đảm bảo cho việc thực hiện quyền sống trong môi trường trong lành của công

dan” [27, 5] Ngoài ra, xét trong mối quan hệ với luật pháp quốc tế, việc sử dụngpháp luật hình sự để bảo vệ môi trường của Việt Nam chính là một biểu hiện của sự

hài hoà hoá pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, như một nhà khoa học đã nhận

định: “Pháp luật hình sự nước ta là phương tiện để thực hiện các biện pháp bảo vệ

môi trường được quy định trong các công ước và văn bản quốc tế khác mà Việt Nam

tham gia.” [27, 5] Từ những ý kiến nêu trên, có thể thấy việc sử dụng pháp luậthình sự để bảo vệ môi trường cũng đã nhận được sự tán thành tại Việt Nam giốngnhư tại Thụy Điển và điều đó khẳng định vai trò to lớn và không thể nghi ngờ của

pháp luật hình sự trong việc bảo vệ môi trường

Có được nhận thức trên chính là bởi Việt Nam đã hội nhập được với xu thếchung của nhân loại trong việc đánh giá ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việcbảo vệ môi trường và còn bởi Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự huỷ hoại

nghiêm trọng đến mức báo động an toàn sinh thái cùng với những hậu quả khácnghiệt của nó Chính vì vậy có tác giả đã khẳng định: “Cùng với xu thế chung, tất

yếu và có tính quy luật của sự hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới,

ở một mức độ nào đó Việt Nam cũng đã khẳng định quyết tâm bảo vệ bằng phápluật, kể cả pháp luật hình sự an toàn sinh thái trên đất nước của mình” [6, 17] Hơnnữa, cũng như quan điểm của các nước Châu Âu, Việt Nam - qua thực tiễn xử lý vi

phạm pháp luật về môi trường- đã nhận ra sự thiếu hiệu quả, chưa đủ sức răn đe củacác biện pháp xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường Về điều này có ý kiếncho rằng: “ nhưng nếu việc thực hiện chúng (các hành vi xâm hại môi trường) gâynên những hậu quả nghiêm trọng đến mức phải áp dụng các chế tài hình sự, thì sự áp

dụng các chế tài hành chính rõ ràng là không đủ sức ngăn chặn” [6, 19]

Đánh giá đúng vai trò của luật hình sự trong việc bảo đảm an toàn sinh thái,

các quan điểm được đưa ra tại Việt Nam về mức độ can thiệp của luật hình sự đã rấtkhách quan và khá thống nhất với quan điểm quốc tế Có tác giả khẳng định: “Cần

Trang 38

phải nhận thấy rằng pháp luật hình sự không phải là biện pháp chính, cơ bản để bảo

vệ môi trường” [27, 6] Như vậy, vai trò của luật hình sự ở đây chỉ nên được xem làcông cụ hỗ trợ, và cũng như tác giả trên tiếp tục bình luận: “không nên trông cậy

vào sức mạnh vô hạn của sự trừng trị (của pháp luật hình sự) mà có thể bỏ qua cácbiện pháp khác có hiệu quả hơn để bảo vệ môi trường” [27, 6] Qua đây có thể thấy

sự giống nhau một lần nữa giữa quan điểm của Việt Nam với quan điểm quốc tếtrong nhận thức về vai trò của pháp luật hình sự Điều này có thể được lý giải bởi sựcùng chung nhận thức về đặc điểm của luật hình sự, về đặc điểm của loại tội phạm

về môi trường cũng như về quan niệm còn hạn chế của xã hội về tính nguy hiểm của

các tội phạm này.

Cũng như Thụy Điển, Việt Nam rất chú trọng vấn đề tội phạm hoá nhữnghành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại môi trường Thực tế, đây là vấn đề nhận được

sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước và cả giới khoa học Đối với Đảng và Nhà

nước ta, việc đưa ra đường lối chỉ đạo cho việc xây dựng chương các tội phạm vềmôi trường trong BLHS 1999 chính là biểu hiện rõ nét nhất mối quan tâm này Điều

đó phản ánh thái độ kiên quyết hơn của Nhà nước ta trong chính sách hình sự đối

với các tội phạm về môi trường Về phía các nhà khoa học, quan điểm của họ đối

với vấn đề này khá thống nhất Các ý kiến, nhận định được đưa ra trong các bài viết,

bài bình luận đều nhất trí với yêu cầu tội phạm hoá những hành vi nguy hiểm đáng

kể cho xã hội xâm hại môi trường Vấn đề này, có tác giả khẳng định: “ Việc hình

sự hoá một số quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trongquản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh củapháp luật môi trường” [4, 5] Điều đó cho thấy việc tội phạm hoá các hành vi xâmhại môi trường đã được coi là một phần trong chính sách hình sự của Nhà nước ta

để tăng cường hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước về môi trường Để luận giải

cho sự can thiết của việc tội phạm hoá trong lĩnh vực này, các ý kiến đều xuất phat

từ chỗ cảnh báo về tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi xâm hại môi trườngdiễn ra trong thời gian gần đây, chẳng hạn như nhận định sau:

hiện nay các hành vi vi phạm pháp luật môi trường đang diễn ra ngàycàng phổ biến hơn và dưới rất nhiều hình thức khác nhau, như không thực hiện

các quy định về đánh giá tác động môi trường, vi phạm các quy định về bảo vệ

Trang 39

quản và sử dụng các chất dễ gây 6 nhiễm; vi phạm các quy định về vệ sinh

công cộng, Các hành vi này đã và đang làm huỷ hoại nghiêm trọng đến môi

trường, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản

của nhân dân Nếu không được hình sự hoá một cách kịp thời thì các hành vị

và hậu quả nói trên sẽ không được ngăn chan va đẩy lùi [4, 7]

Nhận định trên là hết sức xác đáng nếu chúng ta tìm hiểu một chút về tìnhhình vi phạm pháp luật về môi trường trong thời gian gần đây Thực tiễn cho thấymột trong những loại vi phạm pháp luật phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là nhữnghành vi xâm hại môi trường và thiệt hại do các hành vi đó gây ra đang ngày càng trởnên nghiêm trọng Có thể dẫn chứng bằng một con số rất điển hình: theo Báo cáocủa Phòng thanh tra Cục Môi trường, khi tổ chức thanh tra diện rộng về bảo vệ môitrường năm 1997, trong tổng số 9384 cơ sở sản xuất kinh doanh bị thanh tra thì có

tới 4390 cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường bị xử phạt hành chính, chiếm tới46,7% [12, 35] Trong khi đó, việc xử lý hình sự lại hết sức hiếm hoi Theo số liệu

thống kê xét xử của Toà án nhân dân tối cao, từ 1985 đến hết năm 1998 (hơn 10năm kể từ khi các tội phạm môi trường chính thức được pháp luật hình sự quy định)

thì chỉ có một vụ án được xét xử theo điều 195 - Bộ luật hình sự năm 1985 - "Tội viphạm các quy định về bảo vệ môi trường” [24] Như vậy, con số các vi phạm hànhchính trong lĩnh vực môi trường đặt cạnh con số cực ky ít ôi của những vụ án đượcxét xử hình sự trong lĩnh vực này cho thấy một sự khập khiễng trong thực tiễn xử lý

các hành vi xâm hại môi trường Hơn nữa, những số liệu trên cũng phần nào cho

thấy sự bất lực của việc sử dụng các chế tài hành chính nhằm ngăn ngừa và giảm

bớt các hành vi xâm hại môi trường Đến lúc này, có thể nói mức độ nguy hiểm cho

xã hội của một số hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đã trở nên gay gắt, đòi

hỏi phải được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật hình sự Với suy nghĩ đó, tácgiả Võ Khánh Vinh - Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật - trong một bài viếtcủa mình đã luận giải: “Sự cần thiết khách quan của việc tội phạm hoá các hành vi

nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường, trước hết, được quyết định bởi tính

Trang 40

nguy hiểm ngày càng cao của các hành vi xâm hại lĩnh vực môi trường và sự thayđổi trong tính chất của tính nguy hiểm của các hành vi xâm hại đó.” [27, 4].

Nhu vậy, trước những diễn biến nghiêm trọng, phức tap của nhiều hành vi vi

phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, việc tội phạm

hoá: các hành vi này là xu thé tất yếu Điều đó sẽ góp phần ngăn chặn con người tiếptục tàn phá môi trường để rồi không bao lâu nữa sẽ huỷ diệt cả cộng đồng, trong đó

có chính bản thân mình Nhận thức được sự cần thiết này nên nhân dân và giới khoa

học: đều tán thành và hết sức ủng hộ quan điểm lập pháp của Nhà nước ta khi xây dựngmột chương trong BLHS năm 1999 về các tội phạm về môi trường Từ những phân tíchtrên, có thé thấy sự đồng quan điểm về việc nên hình sự hoá một số hành vi xâm haimôi trường của Việt Nam và Thụy Điển đã phản ánh một thực tế là họ đang cùng chịu

sự đe doa nghiêm trong của những hành vi này lên đời sống xã hội

Theo chúng tôi, những hệ quả của các hành vi tàn phá môi trường tự nhiên đã

được khoa học khẳng định như sự mất cân bằng sinh thái, nhiệt độ trái đất tăng, lũlụt lở đất, hạn hán, bão xảy ra liên miên, nghiêm trọng và bất thường, nhiều thànhphần của môi trường bị ô nhiễm quá mức cho phép gây ảnh hưởng nặng nề cho sức

khoẻ của con người v.v là những minh chứng hùng hồn cho sự nguy hiểm của các

hành vi này Vi vậy, chúng tôi hết sức đồng tình với hoạt động tội phạm hoá cũng

như quy định các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi đó

Một vấn đề được coi là khó khăn cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự vàđịnh lượng khung hình phạt đối với các tội phạm về môi trường là vấn đề xác định

thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra Nói chung, các

quan điểm về vấn đề này đều thống nhất với nhận định cho rằng thiệt hại gây ra bởicác hành vi này là hết sức nghiêm trọng, hơn nữa lại hết sức khó khan để khác phục,nếu như không muốn nói là không thể khắc phục được trong nhiều trường hợp Cácnhận định này còn kèm theo hàng loạt thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường,suy thoái môi trường và sự cố ý môi trường ở Việt Nam thời gian gần đây, nhằmtăng cường sức thuyết phục cũng như tìm kiếm sự đồng tình trong nhận thức về

những thiệt hại nghiêm trọng của các hành vi xâm hại môi trường [4], [26] Trái với

một số quan điểm đưa ra tại Thụy Điển cho rằng tội phạm về môi trường là loại tội

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số vụ án và số bi cáo bi dua ra xét xử về một số tội phạm liên quan đến môi trường từ năm 1992 đến năm 1998 - Luận văn thạc sĩ Luật học: Các tội phạm về môi trường - So sánh giữa luật hình sự Thụy Điển và luật hình sự Việt Nam
Bảng 1 Số vụ án và số bi cáo bi dua ra xét xử về một số tội phạm liên quan đến môi trường từ năm 1992 đến năm 1998 (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN