So sánh tội phạm về môi trường trong luật hình sự Thụy Điển và Việt Nam

MỤC LỤC

THU WIEN |

QUAN NIỆM VỀ PHAP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI VIỆC BAO VE MOI TRƯỜNG VÀ VỀ CÁC TỘI PHAM VỀ MÔI TRƯỜNG

    Sự nguy hiểm của chúng đã gây nhiều lo lắng cho xã hội và chính vì vậy tại Thụy Điển, Hiệp hội Quốc gia các nhà khoa học môi trường đã trình một dự thảo luật trong đó tội phạm hoá các hành vị xâm hại môi trường, kể cả những hành vi mới chỉ de doa gây thiệt hai cho môi trường, với lập luận rằng đó cũng giống như trường hợp “một người lái xe say rượu phải chịu trách nhiệm ngay cả khi không gây ra một tình huống nguy hiểm nào trên đường” [32, 157]. Về vấn đề này có tác giả đã nhận định: “Việc đánh giá thiệt hại - làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm hình sự và những biện pháp khác phục hậu quả - là hết sức phức tạp bởi một thực tế là thiệt hại gây ra có thể được tích lũy dần (là loại thiệt hại tiềm ẩn, dần dần nảy sinh), và gây ra cho nhiều nạn nhân mà một vài người trong số họ thậm chí có thể không biết rằng mình đang là nạn nhân” [37, 58].

    Công ước Châu Âu số 172, một đòi hỏi về hình phạt được quy định đối với các tội phạm về môi trường là phải có sự phù hợp giữa bản chất nguy hiểm của các

    Ví dụ như trong một công trình khoa học liên quan đến các tội phạm về môi trường do Cục môi trường của Việt Nam phối hợp với Dự án Sema tiến hành, các tác giả đã kết luận rằng “việc xác định thiệt hại về môi trường gặp rất nhiều khó khăn” và luận giải bang một số lí do như: do “thiệt hại về môi trường rất khó được chứng minh đầy đủ”, do “tác hại mà con người gánh chịu từ hành vi gây ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường có thể trực tiếp và có thể gián tiếp hoặc do sự cộng hưởng với những nguyên nhân khác”, do hậu quả thường phát sinh sau một thời gian rất dài kể từ khi hành vi xâm hại được thực hiện, và cuối cùng là do chúng ta chưa có cơ sở vững chắc cho việc phân loại thiệt hại môi trường, xác định tính chất, phạm vi ảnh hưởng của các thiệt hại này tới các thiệt hại khác và tới mọi mat của đời sống kinh tế, xã hội [4, 20 - 21]. Chính vì những khó khăn trong việc xác định thiệt hai do các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra nên đã có ý kiến cho rằng không cần thiết phải quy định dấu hiệu hậu quả trong cấu thành tội phạm của các tội phạm về môi trường với những lý do được đưa ra như: Thit nhất, hậu qua của hành vi xâm hai cho các yếu tố cấu thành nên môi trường rất đa dạng, mặt khác, rất khó có được các tiêu chí có tính khoa học và thực tiễn để đánh giá một cách đầy đủ mức độ tác động của hành vi xâm hại môi trường; thit hai, những hậu quả này thường khó xác định được ngay sau khi hành vi vi phạm được thực hiện và phải có một quá trình chuyển hoá rất lâu [15]. Chẳng hạn như tác giả Trần Thắng Lợi trong một nghiên cứu của mình đã cho rằng hình thức lập pháp nêu trên sé có ba ưu điểm: thir nhất là làm cho việc phân định các hình thức trách nhiệm pháp lý chính xác hơn (vi trong trường hợp này trách nhiệm hình sự đã được quy định cùng các hình thức trách nhiệm pháp lý khác trong một văn bản luật chuyên ngành), /hứ hai là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người áp dụng pháp luật và cuối cùng, giúp cho hoạt động lập pháp được kịp thời trước những thay đổi trong các quy định có liên quan đến tội phạm về môi trường của các văn bản luật chuyên ngành [15, 47].

    CÁC TOI PHAM VỀ MOI TRƯỜNG THEO QUY ĐỊNH HIỆN HANH CUA LUAT HÌNH SỰ THUY DIEN VÀ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG

      Tuy Việt Nam đã ký kết hoặc phê chuẩn một số điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, trong đó cũng bao gồm một số quy định về các biện pháp xử lý (cả xử lý hình sự ) đối với các hành vi xâm hai môi trường, như Công ước CITES về buôn bán quốc tế các chủng loại động vật, thực vật hoang đã có nguy cơ tuyệt chủng (Việt Nam tham gia ngày 31/12/1993), song tại Việt Nam, vấn đề áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế chưa được công nhận. Điều này x:uất phát từ chỗ nhà làm luật khi xây dựng Chương XVII “Các tội phạm về môi trường” đã chỉ tội phạm hoá 7 nhóm hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 29, Luật bảo vệ môi trường năm 1993 mà không xem xét đến các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các yêu cầu hoặc các điều kiện mang tính tlhủ tục của pháp luật về bảo vệ môi trường, ví dụ như hành vi không lập báo cáo điánh giá tác động môi trường để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thhẩm định theo quy định tại Điều 18 Luật bảo vệ môi trường năm 1993. Hai là, xuất phát từ yêu cầu của việc hình sự hoá các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vì đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ cho nên quan điểm chỉ đạo của Nhà nước ta khi xây dựng quy định về các tội phạm về môi trường là: hình sự hoá cũng có quá trình, có “sự tập dượt” [2, 37] .Như vậy, có thể hiểu việc quy định dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một biểu hiện của quan điểm lập pháp nêu trên.

      CÁC TỘI PHAM VỀ MÔI TRƯỜNG CỤ THỂ

        Theo quy định tại Điều 188 BLHS, hình phạt đối với người phạm tội trong trường hợp theo quy định tại khoản | là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cai tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phat tù từ 6 tháng đến 3 nam và trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 2 là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 2 nam đến 5 năm. Tóm lại, tuy còn có một số loại tội phạm cụ thể hoặc không được qui định là tội phạm về môi trường hoặc không bị coi là tội phạm theo qui định của luật hình sự mỗi nước, song cả BLMT của Thụy Điển năm 1999 và BLHS của Việt Nam năm 1999 đều qui định những tội phạm về môi trường điển hình, phổ biến và hiện đang gay ra những hậu quả đáng lo ngại cho môi trường sống của con người. Cùng với những thay đổi trong đường lối, chính sách về bảo vệ môi trường của hai Nhà nước, với những yêu cầu mới của công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm cũng như trước những diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, những thay đổi trong nội dung các quy định về các tội phạm về môi trường đã được cả hai quốc gia tiến hành ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể, với những mức độ khác nhau.

        Đó là sự giống nhau về quy định "trách nhiệm hình sự cá nhân”, về loại hình phạt chủ yếu được quy định cho người phạm tội về môi trường (phạt tiền và phạt tù có thời hạn), về một số loại hành vi xâm phạm môi trường điển hình bị tội phạm hoá trong luật hình sự của cả hai nước như: các hành vi gây 6 nhiễm không khí, nguồn nước, đất; hành vi nhập khẩu một số đối tượng không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ hệ động vật, thực vật, các loài sinh vật hoang da, quý hiếm, các khu bảo tồn thiên nhiên. Trong khi đó, do những khác biệt về đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, về lý luận về tội phạm, truyền thống lập pháp, trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của người đân của mỗi quốc gia, có khá nhiều điểm khác nhau trong quy định về các tội phạm về môi trường của hai nước như: về hình thức lập pháp, về xây dựng các loại CTTP cũng như lựa chọn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng đưa vào CTTP của các tội, về mức độ cụ thể của việc mô tả các dấu hiệu trong CTTP, về loại lỗi va cách quy định lỗi của các tội phạm, về mức độ nghiêm khắc của hình phạt, về nhiều hành vi phạm tội không được quy định trong luật hình sự của nước này trong khi được quy định bởi luật hình sự của nước kia.

        TIẾNG VIỆT

        Trần Minh Hưởng, Nguyễn Van Hoàng, Lê Trung Kiên (2002), Tìm hiểu các tội phạm về môi trường, Nxb Lao động, Hà Nội. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1998), Hệ thống các quy định pháp luật về hình sự, Hà Nội. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1997), Luật bảo vệ môi trường và Nghị định hướng dẫn thi hành, Hà Nội.