1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tại Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Sông Hồng

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Sông Hồng
Tác giả Kiều Ngọc Kỳ Uyên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 22,14 MB

Nội dung

Qua thời gian thực tập tại Công ty Dầu khí Sông Hong, với quá trình tìm hiểuvà được sự giúp đỡ của các Thầy cô giáo trong bộ môn, khoa và các anh chị trongCông ty, em đã hoàn thành đồ án

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHUYEN DE THUC TAP

Dé tai: DAU TU NANG CAO NANG LUC CẠNH TRANH TẠI CONG TY TNHH MOT THANH VIEN DAU KHi SONG HONG

GVHD : TS Nguyén Thi Thuong

Ho tén : Kiều Ngọc Kỳ Uyên

Mã sinh viên : 11195672

Lớp : Kinh tế Dau tư 61A

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá

nhân, được thực hiện sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Một thành viên Dầukhí Sông Hồng dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GVHD Nguyễn Thị Thương và

các cán bộ của Công ty.

Các số liệu, kết quả trong chuyên đề thực tập này do sinh viên tự thu thập,trích dẫn, tuyệt đối không sao chép y nguyên từ bat kỳ bài luận văn, chuyên déthực tập nào khác Ngoài ra trong bài có sử dụng một số tài liệu tham khảo đã đượctrích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng Mọi hành vi không hợp lệ, vi phạm quy định

của Khoa và nhà trường, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội ngày thang năm 2023

Người cam đoan

Kiều Ngọc Kỳ Uyên

Trang 3

LOI CAM ON

Đề hoàn thành khóa luận thực tập tốt nghiệp với dé tai “Hoat động dau twnâng cao năng lực cạnh tại Công ty TNHH Một thành viên Dau khí SôngHồng”, ngoài sự cỗ gang nỗ lực của ban thân, em còn nhận được sự quan tâm,giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn, của các cô chú và anh chị tại địa điểm thực

tập.

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô — NguyễnThị Thương, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ em trong suốt

thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nhân viên của Công ty TNHH Mộtthành viên Dầu khí Sông Hồng và đặc biệt là mọi người làm việc tại trụ sở Hà Nộiđã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt nhiệmvu của mình trong quá trình thực tập tại don vi và thực hiện khóa luận thực tap tốt

nghiệp.

Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, khóa luận

tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em mong nhận được những

ý kiến đóng góp từ các thầy cô dé khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LOT CAM 09/0077 2

LOT CAM 100057 3

"10/9000 4

DANH MỤC BANG, BIEUDANH MỤC HÌNH, SO DO, BIEU ĐÒ 7

DANH MỤC TU VIET TẮTT e 5-5 s£ s=sessss£ssesessessessessese 11LOT MO DAU < <5 5£ 5£ S4 943433 EsEEsEESEESESSESEseEseEseEsersessessee 1CHUONG 1: CƠ SO LÝ LUẬN CHUNG VE HOAT ĐỘNG ĐẦU TƯNANG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA DOANH NGHIẸP 3

1.1 CANH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - 3

1.1.2 Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ¿5-52 5 1.1.3 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp - 52525: St +t+Eerrrrrerrtrrrrrerree 71.2 HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦADOANH NGHIỆP - - -G ( G9 nọ ng ng 8 1.2.1 Khái niệm về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.2 Ý nghĩa của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.4 Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiép

1.2.5 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp -1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAONĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊNDẦU KHÍ SONG HONG GIAI DOAN 2018-2022 s s©css¿ 22 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ SÔNGHONG - G G1 TH HH HH HH ngu 222.1.1 Thong tin Chung 1901 e - 22

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ccccesessesesesesesescesecescseseseesesssesenees 23 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công tY ¿c2 13 2v v11 11 1181111111111 101111111 0101111111110 g1 ctrkp 25 2.1.4 NguGn luc CUa CONG 0n e 32

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2018 - 2022 36

Trang 5

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ SÔNG HỒNG GIAI

DOAN 2018-2022 (<< SH HS HH ưng ngư re 39

2.2.1 Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty - 39

2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tramh Cla CONG 0 43

2.2.3 Các đối thủ cạnh tranh của Công ty cecccscscssesceccscsscscesescescscscsesscsesacscescseescseescseeees 48 2.2.4 Chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty - - 5: 50 2.2.5 Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty giai đoạn 2018-

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ SÔNG

HỒNG GIAI DOAN 2018-2022: QC HH HH n9 0% 65

2.3.1 (10/1 220117 65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA CÔNG TY TNHH MỘT

THÀNH VIÊN DAU KHÍ SÔNG HONG GIAI DOAN 2018-2022 71

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHAT TRIEN CUA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

DẦU KHÍ SÔNG HỒNG ĐẾN NAM 2030 -Ă ĂESs<eEeEeEsseeEeeree 71

3.1.1 Dinh hướng phát triển chung của Công †y: +5 25+ +x+* 2t EeEeErkrkrerrrerrsrrerree 71 3.1.2 Dinh hướng trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty: 713.2 PHÂN TÍCH SWOT CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ SÔNG HỒNG

cọ 9 0090001001099 010009100000 0.10010909010019 9010009 00010109 10010910010 19100109 9010909190000 09090109 72

3.2.1 Điểm mạnh: - s k1 1 91 11 1 0 HH HH HH HH HH HH HH Hưng re 72 3.2.2 DIGI n.ồ.: ”-: 74

E190 .ố 35344 74

3.2.4 ThACH bi/vcciaadaầđẳiầdđ(idiiŸ 75

3.3 GIẢI PHAP TANG CƯỜNG HOAT DONG ĐẦU TƯ NANG CAO NANGLỰC CANH TRANH CUA CÔNG TY TNHH MOT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ SONG

3.3.1 Giải pháp điều chỉnh cơ cấu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hợp lý 76

3.3.2 Giải pháp tăng cường một số nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 77 3.3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

3.3.4 Xây dựng chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp

3.4 Kiến nghị với Tổng công ty và đối với Nhà nước - 80

Trang 6

3.4.1 Kiến nghị với Tổng CONG †y - -:- ¿5c 2 232v St 191212121 111111 1111111 excrree

3.4.2 Kiến nghị với Nhà nước

000900575 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2-5 s°s

Trang 7

DANH MỤC BANG, BIEU

Trang 8

DANH MỤC HÌNH, SƠ BO, BIEU DO

LOT CAM 09/0077 2

LOT CAM 100057 3

"10/9000 4

DANH MỤC BANG, BIEUDANH MỤC HÌNH, SO DO, BIEU ĐÒ 7

DANH MỤC TU VIET TẮTT e 5-5 s£ s=sessss£ssesessessessessese 11LOT MO DAU < <5 5£ 5£ S4 943433 EsEEsEESEESESSESEseEseEseEsersessessee 1CHUONG 1: CƠ SO LÝ LUẬN CHUNG VE HOAT ĐỘNG ĐẦU TƯNANG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA DOANH NGHIỆẸP 3

1.1 CANH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - 3

1.1.2 Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ¿5-52 5 1.1.3 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp - 52525: St +t+Eerrrrrerrtrrrrrerree 71.2 HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦADOANH NGHIỆP - - -G ( G9 nọ ng ng 8 1.2.1 Khái niệm về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.2 Ý nghĩa của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.4 Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiép

1.2.5 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp -1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAONĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊNDẦU KHÍ SÔNG HONG GIAI DOAN 2018-2022 s s©css¿ 22 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ SÔNGHONG HH Hư như ke 222.1.1 Thong tin Chung 1901 e - 22

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ccccesessesesesesesescesecescseseseesesssesenees 23 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công tY ¿c2 13 2v v11 11 1181111111111 101111111 0101111111110 g1 ctrkp 25 2.1.4 NguGn luc CUa CONG 0n e 32

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2018 - 2022 36

Trang 9

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ SÔNG HỒNG GIAI

DOAN 2018-2022 77ẼẺẼ787 8 e 39

2.2.1 Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty - 39

2.2.3 Các đối thủ cạnh tranh của Công tY - - ¿+22 2123121211212 51 11111111 E11 xo 48 2.2.5 Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty giai đoạn 2018-

2022 HH HT ng nọ TT cv kg 52

2.2.3 Công tác quản lý hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty giai đoạn

2018-2022 ỄẼẺẼẺẼ88— Error! Bookmark not defined.

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ SÔNG

HỒNG GIAI DOAN 2018-2022: - cọ HH HH1 1n n4 65

2.3.1 KEt Qua gi, 2 e 65

2.3.2 Han ChE Va NGUYEN 8n 67CHUONG 3: GIAI PHAP TANG CUONG HOAT DONG DAU TUNANG CAO NANG LUC CANH TRANH CUA CONG TY TNHH MOTTHÀNH VIÊN DAU KHÍ SONG HONG GIAI DOAN 2018-2022 71

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN CUA CONG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

DẦU KHÍ SÔNG HỒNG ĐẾN NAM 2030 - 5-5 eEvsxesEeerse 71

3.1.1 Dinh hướng phát triển chung của Công ty: ¿52525 S2x 222v 2e EeErvexrrrrererrrerree 71

3.1.2 Định hướng trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty: 71

3.2 PHÂN TÍCH SWOT CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ SÔNG HỒNG

3.3.1 Giải pháp điều chỉnh cơ cấu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hợp lý 76

3.3.2 Giải pháp tang cường một số nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 77

3.4 Kiến nghị với Tổng công ty và đối với Nhà nước - 80

3.4.1 Kiến nghị với Tổng công ty

3.4.2 Kiến nghị với Nhà nước

KET LUẬNN c G0 T00 040046866408808148008008030008000000086

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

ATSKMT An toàn sức khỏe môi trường CBCNV Cán bộ công nhân viên

ĐTPT Đầu tư phát triển

MTV Một thành viên

NCNLCT Nâng cao năng lực cạnh tranh

Phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao

PCCC & BHLĐ

động

Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ

thuật Dầu khí Việt Nam

Công ty trách nhiệm hữu hạn Một

PVEP SONGHONG \ \

thành viên Dâu khí Sông Hong

PVN Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Công ty giám sát các hợp đồng chia

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

Dầu mỏ và khí thiên nhiên là khoáng sản quý hiếm, nguồn năng lượng vànguyên liệu quan trọng của một đất nước Ngành dau khí Việt Nam là một ngànhcông nghiệp ra đời sau so với các ngành công nghiệp khác Do đó khởi đầu cònhạn chế cả về vốn lẫn cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhất là con người, nhưng trongnhững năm qua ngành Dầu khí Việt Nam đã khăng định được vị trí, tầm quan trọng

đôi với nên kinh tê của đât nước.

Hòa nhập với tốc độ phát triển của các quốc gia trong khu vực Việt Namngày nay đã thay da đổi thịt trong mọi lĩnh vực và mọi ngành , đặc biệt là ngành

công nghiệp dâu khí đã làm khởi sắc nền kinh tế nước nhà và mở ra một chân trờimới day triển vọng Kết quả đó một phần nhờ vào chính sách tập trung quan liêubao cấp đã khép lại, chính sách mở cửa hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm phát

triên nên kinh tê trong nước vả cùng hòa nhập với sự phát triên chung của thê giới.

Từ chính sách mở cửa của Nhà nước được ban hành thì nền kinh tế bắt đầuchuyên hướng rõ rệt Có nhiều công ty nhiều nước trên thế giới đã tìm đến hợp tácđầu tư trong mọi lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch Vàđặc biệt là ngành công nghiệp dầu khí Ngành dầu khí là ngành trụ cột của ngànhnăng lượng quốc gia Ngành dầu khí không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng, màcòn tác động lớn đến 2 cột trụ còn lại của an ninh kinh tế là an ninh lương thực vàan ninh tài chính Những thành tựu mà ngành dầu khí đã đạt được có phần đóng

góp của các công ty, xí nghiệp hoạt động trong ngành Với quy mô, mức độ và vai

trò khác nhau nhưng tât cả đều hướng về một mục tiêu chung đó là đóng góp côngsức của mình vào sự phát triển của ngành, của đất nước Song song với quá trình

đó là hoạt động ồn định đời sông, cơ sở vật chất của các thành viên, cán bộ công

nhân viên.

Công ty Dau khí Sông Hồng (PVEP SONGHONG) đổi tên từ Công ty Dầukhí Thái Bình (PVEP ThaiBinh) được thành lập theo quyết định số 2911/QD-DKVN ngày 22/08/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốcgia Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Xí nghiệp Dầu khí Thái Bình là đơn vị thànhviên của Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Trải qua chặng đường hoạt động vàphát triển hơn 25 năm, công ty Dau khí Sông Hồng đã góp phần xứng đáng vào

việc hoàn thành các nhiệm vụ gia tăng trữ lượng và khai thác khí của Công ty tại

khu vực Đồng bang Bắc Bộ Nhận thức trong thời ky đầu đôi mới, công ty cần đầu

1

Trang 13

tư phát triển theo định hướng, chiến lược và đường lối đúng đắn nhằm xây dựngmột nền tảng vững chắc, phát triển thịnh vượng trong tương lai Việc đầu tư nângcao năng lực cạnh tranh càng quan trọng hơn trong thời điểm nền kinh tế biến động

như hiện nay.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Dầu khí Sông Hong, với quá trình tìm hiểuvà được sự giúp đỡ của các Thầy cô giáo trong bộ môn, khoa và các anh chị trongCông ty, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với dé tài “Dau tw nâng cao năng lựccạnh tranh tại Công ty TNHH một thành viên Dau khí Sông Hồng” với mụcđích đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trongthời gian vừa qua, từ đó chỉ ra những kết quả và hạn chế của Công ty, trên cơ sởđó sẽ đưa ra những giải pháp dé giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

trong thời gian tới.

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luậnđược kết cầu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động đâu tư nâng cao năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng hoạt động dau tư nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH Một thành viên dau khí Sông Hong giai đoạn 2018 — 2022

Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động dau tư nâng cao năng lực cạnhtranh của Công ty TNHH Một thành viên dau khí Sông Hong giai đoạn 2018 —

2022.

Trang 14

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE HOAT ĐỘNG DAU TƯ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 CẠNH TRANH VA NANG LỰC CẠNH TRANH CUA DOANH

NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

* Cạnh tranh

Cạnh tranh nói chung là khái niệm xuất hiện trong kinh doanh nhưng cũng

có mặt ở mọi khía cạnh khác của cuộc sông Nghĩa thông thường của cạnh tranh

là hành động ganh đua giữa cá nhân, nhóm hay loài dé giành một lợi thế hoặc phầnthưởng Các loài khác nhau có thé cạnh tranh giành lãnh thổ, nguồn thức ăn; các

cửa hàng có thể cạnh tranh đề lôi kéo khách hàng Có thể nói, khái niệm cạnhtranh là không thé thiếu trong sự tồn tại của chúng ta

Gắn liền với nền kinh tế thị trường còn ton tại một hiện tượng cạnh tranh đặcthù, nó đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao đổi hanghóa và phát triển kinh tế thị trường Một sé quan diém cho rang cạnh tranh là vấnđề giành lợi ích kinh tế giữa người sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các tôchức trung gian, thực hiện phân phối lại các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Cụ thé,hoạt động cạnh tranh trong kinh tế thị trường gồm ha thấp chi phi đầu vào và nâng

cao giá cả đầu ra nhăm đạt được mức lợi nhuận tôi ưu.

Cạnh tranh là một biéu hiện đặc thù của nền kinh tế hàng hóa và đóng vai tròquan trọng Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh là dẫn đến sự nâng cao trongchất lượng sản phẩm ban ra, bởi đây là mau chốt trong việc thu hút khách muahàng Đối với người tiêu dùng, ho cũng có nhiều lựa chọn hon, dé dàng đáp ứngnhu cầu của mình với cả hàng hóa và dịch vụ Cuối cùng, đối với nền kinh tế nóichung, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến những phát kiến trong sản xuất

kinh doanh, những ứng dụng đột phá của khoa học công nghệ, dẫn đến tình hình

sản xuất phát triển mạnh mẽ, năng suất lao động gia tăng Ngoài ra, cạnh tranhcũng là một cách dé Nhà nước chống độc quyền, mở ra nhiều cơ hội cho ngườitiêu dung lựa chọn những sản phẩm tốt với giá cả phải chăng Cạnh tranh là yếu tốhòa giải hợp lý mối quan hệ giữa nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ, người tiêu dùngva lợi ích xã hội Cạnh tranh còn có thé giúp loại bớt những chủ thé kinh tế có năng

Trang 15

lực thấp, nhường nguồn lực cho những bên có thê sử dụng nguồn lực đó một cách

hiệu quả hơn.

Có thé rút ra rằng cạnh tranh là có gắng giành phan thắng về minh trong môitrường cạnh tranh, dé có cạnh tranh phải có những điều kiện tiên quyết sau:

- _ Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có

cùng mục đích, mục tiêu và một đối tượng mà các chủ thể đều mong muốn có

được Trong nên kinh tế, đối với bên bán hàng, mục tiêu đó có thê là các loại sảnphẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng màcách chủ thể tham gia cạnh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận.Còn với bên mua hàng, nó có thể là mua được sản phẩm theo đúng mong muốn

của mình.

- _ Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thé,đó là các rang buộc chung mà chủ thé tham gia cạnh tranh phải tuân thủ Các ràngbuộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểmnhu cầu về sản phâm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thống kê

kinh doanh trên thị trường.

- _ Cạnh tranh có thé diễn ra trong một khoảng thời gian không có định, có thétheo từng sự kiện hoặc trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thểtham gia cạnh tranh; có thể diễn ra ở phạm vi không nhất định, trong một tô chức,

một địa phương, một ngành, hoặc trong một nước, g1ữa các nước.

cân đạt những tiêu chuân sau:

- Tiêu chuẩn về kết cau trên thị trường: tiêu chuẩn này thé hiện khi thị trườngcạnh tranh có nhiều doanh nghiệp nhưng không một doanh nghiệp nào vượt trộihay chỉ phối được doanh nghiệp khác Các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên chất

lượng và giá cả của sản phâm đó có sự phân biệt.

4

Trang 16

- Tiêu chuẩn về hành vi của doanh nghiệp: các doanh nghiệp không có hànhvi hối lộ, mua chuộc hay cấu kết lẫn nhau; không sử dụng chiến thuật cô lập déảnh hướng đến doanh nghiệp khác; có sự nhanh nhạy với nhu cầu người tiêu dùngkhác nhau với sản phâm khác nhau.

- _ Tiêu chuân về hiệu quả va chat lượng: các quy trình sản xuât cân tôi thiêu hoá chi phí cung ứng; giá cả bán ra cùng cân phù hợp với chi phí cung ứng va tính toán rủi ro trong kinh doanh; cân áp dụng những công nghệ mới lên sản phâm tăng

chất lượng sản phẩm

1.1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng đếnnay vẫn là một khái niệm chưa được định nghĩa một cách đồng nhất Có thể hiểunăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như thực lực và thế mạnh mà doanh nghiệpcó khả năng huy động nhằm duy trì va cải thiện vi tri của mình so với các doanhnghiệp khác trên thị trường cạnh tranh một cách bền vững, với mục tiêu thu được

lợi ích ngày càng lớn.

Cụ thê hơn, doanh nghiệp sẽ khai thác, sử dụng những năng lực và lợi thếbên trong cũng như bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người

tiêu dùng, từ đó dành được và cải thiện vi trí của mình trên thị trường so với các

đối thủ Khả năng chiếm lĩnh và giành thị trường càng cao, khả năng thích ứng vàđạt lợi thế của doanh nghiệp càng lớn

1.1.2 Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

¢ Hình anh thương hiệu

Tiêu chí đầu tiên đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính làhình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng Doanh nghiệp xây dựng hình ảnh

thương hiệu càng lớn mạnh, khả năng cạnh tranh càng cao.

Trên thực tế, các thương hiệu lâu đời, đã có vị thế nhất định trên thị trường

sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn Đây chính là giá trị vô hình tạo nên sức mạnh

cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu con là “thước đo” dékhách hàng đánh giá uy tín, chất lượng của doanh nghiệp

* Vị thé trên thị trường

Trang 17

Vị thé của một doanh nghiệp được xác định bằng tổng thị phần doanh nghiệpsở hữu trên thị trường Doanh nghiệp có thị phần lớn chứng tỏ sản phẩm của doanhnghiệp được nhiều người ưa chuộng Điều này cũng đồng nghĩa với năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp rất cao.

Có rất nhiều yếu tố khác nhau thúc đây sự tăng trưởng thị phần Trong đó cóthể kể đến như: chat lượng, giá thành, dich vụ đi kèm, chat lượng phục vụ Khixác định được vị thế trên thị trường, doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách

hàng và đôi tác hơn.

¢ Hiệu quả kinh doanh

Nhắc đến hiệu quả kinh doanh, ta cần xét đến 2 khía cạnh chủ đạo, đó là:năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Và đây cũng chính là yếu tố tiếp theo

khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- _ Năng suất lao động: Là tong hợp các yếu tố liên quan đến: con người, cơ sởvật chất, khả năng phối hợp, Ngoài ra, tiêu chí này còn được đo bằng số lượngsản pham chat lượng trên một don vi lao động

- Chat lượng sản phẩm: Là tiêu chi hàng đầu dé khách hàng đánh giá về mộtsản pham/dich vu

Hiệu qua kinh doanh tỷ lệ thuận với nang lực cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao nghĩa là doanh nghiệp đó có hiệu

quả kinh doanh vượt trội.

+ Nghĩa vụ với xã hội

Khi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mọi doanh nghiệp cần phải có tráchnhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội Và đây cũng chính là “thước đo” cuối cùng dé

đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiện tại, môi trường đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội Vì vậy, mọidoanh nghiệp cần tự xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với doanhnghiệp liên quan đến tài nguyên môi trường như doanh nghiệp dầu khí Để tăngkhả năng cạnh tranh trong bối cảnh hiện tại, các sản phâm của doanh nghiệp buộcphải có chứng chỉ an toàn môi trường theo tiêu chuan ISO 14000, tiêu chuan khu

vực hoặc tiêu chuân Việt Nam.

Trang 18

1.1.3 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp

* Chất lượng sản phẩmTrên thị trường nếu nhiều sản phẩm có cùng công dụng, giá cả tương đươngvà dé thay thế, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm có chất lượng caohơn Trong thời đại mà chất lượng sống của người dân đang được chú ý nâng caohơn bao giờ hết, việc cải thiện chất lượng sản phẩm càng trở thành vấn đề cấp bách

đối với các doanh nghiệp Chính vì vậy, yếu tô giá năm trong số những công cụđầu tiên và quan trọng nhất ma các doanh nghiệp sử dụng dé thang các đối thủcạnh tranh bởi nâng cao chất lượng sản phâm dẫn tới tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm,kéo đài chu kì sống của sản phẩm, tăng uy tín và khả năng sinh lời của doanhnghiệp Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kĩ thuật, công nghệ,nguyên vật liệu, tay nghề lao động, trình độ quản lý

* Giá cả sản phẩmGiá cả sản phẩm quyết định khả năng sinh lời và thị phần của doanh nghiệp.Cạnh tranh bằng giá thường thể hiện thông qua việc kinh doanh với mức chỉ phíthấp hoặc hạ giá Muốn kinh doanh với chi phí thấp, doanh nghiệp phải có nhữngbiện pháp hữu hiệu trong việc giảm chỉ phí đầu vào, tăng khả năng sinh lời củavốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu đầu vào Phương thức hạ giá làcách cuối cùng doanh nghiệp nên thực hiện trong cạnh tranh bởi nó ảnh hưởng trựctiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, khi thu nhập của đại đa số người dân tăng lênthì phương pháp này chưa thực sự hữu hiệu, thậm chí còn có nguy cơ bị đánh đồnggiá thành rẻ với chất lượng kém Do đó, cần hạ giá kết hợp linh hoạt với chu kì

sông của sản phâm.

+ Ap dung khoa học kĩ thuật va quan ly hiện đại

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên khi giá cả hàng hóa của họ thấphon giá cả trung bình trên thị trường Dé đáp ứng mục tiêu hang đầu là mục tiêulợi nhuận, các doanh nghiệp phải biết sử dụng tốt các tài nguyên của mình nhằmtăng năng suất lao động, hạ thấp chỉ phí đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hóa Dé được như vậy, doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến công nghệ, áp dungkhoa học kĩ thuật tiên tiễn, không ngừng nghiên cứu cải tiến sản phẩm, tạo ra các

sản phẩm mới lạ, độc đáo thu hút người tiêu dùng.

* Cạnh tranh về phân phối và ban hàng

Trang 19

Công cụ này được thê hiện chủ yếu qua các nội dung: đa dạng hóa kênh phânphối và chọn được kênh chủ lực, hệ thống bán hàng phong phú, dịch vụ bán hàngvà sau bán hàng hợp lý, kết hợp khéo giữa phương thức bán và phương thức thanh

toán

+ Ké hoạch dau tư đúng danNếu doanh nghiệp có kế hoạch hợp lý trong đầu tư cho máy móc thiết bị côngnghệ, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư marketing thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

của doanh nghiệp sẽ tăng, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.1.2 HOAT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA

DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Đầu tư được định nghĩa là việc dùng tài sản, nguồn lực sẵn có đề tiến hànhcác hoạt động làm gia tăng giá trị của chúng theo thời gian Dé dau tư cần hi sinh

một số nguồn lực như thời gian, tiền bạc, từ đó thu được những kết quả, mục tiêu

nhất định trong tương lai Ngoài ra, đầu tư còn gồm việc sử dụng vốn hiện tại đểtạo lập các hoạt động gia tăng hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, máymóc thiết bị ) và tài sản trí tuệ (trí thức, kỹ năng ) nhằm cải thiện năng lực sản

xuất, tạo ra nhiêu công việc, phát trién sản xuât.

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được xem như một phần của đầu tư pháttriển, diễn ra khi bản thân công ty, đơn vị hiểu rằng năng lực cạnh tranh của bảnthân đang thua thiệt và có khả năng bị thay thế Loại hình đầu tư này hướng tới các

nội dung như cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, hệthống thông tin quản lý, hoạt động tiếp thị - quảng cáo, hoạt động nghiên cứu pháttriển các sản phẩm dịch vụ nhằm tạo ra lợi thế, từ đó nâng cao năng lực cạnh

tranh so với các doanh nghiệp cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực.

1.2.2 Ý nghĩa của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mang ý nghĩa rất lớn

vì nếu không chú trọng vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì doanh

nghiệp sẽ xa dần với thị trường Ban đầu thì những dấu hiệu của sự suy giảm khôngđược thể hiện rõ nhưng theo thời gian, nếu doanh nghiệp không có sự sửa đôi vàcải thiện thì chắc chắn trong tương lai gần tình hình kinh doanh sẽ sa sút và có khảnăng bị thay thé bởi các doanh nghiệp cạnh tranh khác

8

Trang 20

Thứ nhất, đầu tư năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp được coi như là mộthình thức đầu tư đa phần vào các nội dung như xây dựng cơ bản, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, khoa học công nghệ được cải tiễn, hoạt động marketing —quảng bá, khả năng xử lý và tiếp nhận thông tin Những sự tâm huyết đầu tư vàocác nội dung này được nên móng từ nhiều chiến lược cạnh tranh khác nhau củadoanh nghiệp, ví dụ như chiến lược nhận định công cụ cạnh tranh tốt nhất dé cóđược lợi thế so với đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực.

Thứ hai, đầu tư nâng cao năng lực cũng được xem như một phần của DTPT,việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh không được tiến hành thường xuyên nhưĐTPT song cũng mang kết quả không nhỏ và đóng góp lớn giúp cho DTPT hiệu

quả hơn, khả năng cọ sát của doanh nghiệp cũng được khải thiện Từ đó doanh

nghiệp sẽ có nhiều lợi thế hon so với đối trọng của mình, duy trì phát triển 6n định.Bởi thế, quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết nếu như chủ

nhân của doanh nghiệp muốn chiếm được vị trí vững chãi trên thương trường Việcđầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cần được doanh nghiệp tiễn hành từ sớm chứkhông phải dé đến khi bị đe dọa mới bắt đầu hành động, quá trình đầu tư này giúp

duy trì những thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp Nhìn nhận và tiếp tục cải thiệncác thế mạnh cùng với chiến lược cạnh tranh hiệu quả cao thì năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp từ đó cũng sẽ nâng cao, khả năng thích ứng tốt hơn với sự cạnhtranh khốc liệt trên thị trường

Thứ ba, nhờ việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, nhiều cơ hội mới mởra cho doanh nghiệp nắm lấy và nâng tầm các công cụ cạnh tranh khác biệt, các

chiến lực mới lạ cũng được sáng tạo ra để từ đây nhận thức được điểm mạnh — yếu

của cá nhân doanh nghiệp Sức cạnh tranh trên thị trường ngay cảng mạnh mẽ va

điều này buộc các doanh nghiệp phải chủ động, nhanh nhạy, nhận thức được nhanhchóng mong muốn của người tiêu dùng bởi càng nhiều doanh nghiệp cùng hoạtđộng và cạnh tranh trong một lĩnh vực thì sản phẩm dịch vụ cần có giá tri tốt nhấtcó thể Do đó doanh nghiệp cần phải nhen nhóm các chiến lược cạnh tranh dựa vàonăng lực sẵn có của mình, nếu không đủ khả năng và nội lực để thực hiện chiếnlược này, doanh nghiệp buộc phải cân nhắc và mở ra các chính sách khác nhau décó thê bắt đầu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Nhờ vậy mà doanh nghiệp cóthể nhìn lại bản thân và tự động đổi mới, tạo ra thêm nhiều chiến lược hơn, các

công cụ cạnh tranh cũng đa dạng hơn.

Trang 21

Hiện nay có rất nhiều sức ép lớn và từ nhiều nguồn khác nhau như thịtrường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh sự đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp là một hoạt động rất cấp thiết trong bối cảnh nền kinh tế thịtrường và cạnh tranh được nâng cao và là vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp vì cầnphục hồi và phát triển trở lại sau đại dịch Covid-19

1.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Giữa hoạt động đầu tư và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan

hệ tác động qua lại lẫn nhau Một quyết định đầu tư được thực hiện trên cơ sở chiến

lược, mục tiêu của doanh nghiệp, môi trường tác động đến hoạt động đầu tư (điềukiện về môi trường vĩ mô, môi trường ngành) và các điều kiện ràng buộc (mục

tiêu, nguồn von, nhân lực, tính hiệu quả ).

Hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp thường tập trung vào các mảng:đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư bổ sung hàng dự trữ, đầu tư phát triển nguồnnhân lực, đầu tư cho chất lượng sản phẩm, đầu tư nghiên cứu và triển khai khoahọc công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại và đầu tư vào hoạt động marketing Cáchoạt động này khi thực hiện hiệu quả sẽ trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp, cùng với đó là thị phần, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp được

gia tăng, tạo tiền dé cho sự gia tăng nguồn vốn tái đầu tư và các quyết định đầu tư

của doanh nghiệp.

Đầu tư và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mỗi quan hệ mật thiết.

Đầu tư hợp lý, có hiệu quả sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và ngược lại, năng lựccạnh tranh phản ánh trực tiếp qua hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

1.2.4 Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Với mỗi doanh nghiệp, tiềm lực tài chính là nhân tố quan trọng quyết địnhtới việc xây dựng chiến lược phát triển chung cũng như chiến lược cạnh tranh củadoanh nghiệp Nguồn vốn đầu tư có được từ nhiều nơi, nhưng chủ yếu xuất phát

từ hai nguôn chính: vôn chủ sở hữu và vôn vay.

* Nguôn vốn chủ sở hữuNguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp, cóthé là một chủ sỡ hữu hoặc các bên cùng góp vốn kinh doanh Nguồn vốn nàythường bao gồm vốn ban đầu, nguồn vốn từ lợi nhuận không chia và cô phiếu

Doanh nghiệp có tỷ trọng vôn tự có cao trong tông cơ câu nguôn vôn sẽ được ưu

10

Trang 22

thế độc lập, chủ động và 6n định, tuy nhiên nếu chỉ huy động nguồn vốn này sẽ bị

hạn chê vê quy mô đâu tư.

+ Nguồn vốn vayNguồn vốn vay có thé hình thành thông qua tài trợ gián tiếp qua các trunggian tài chính (ngân hàng, thương mại, các tổ chức tin dụng ) hoặc tài trợ trựctiếp (qua thị trường vốn, thị trường chứng khoán, hoạt động tín dụng thuê mua ).Loại vốn này có thé huy động khối lượng lớn trong thời gian ngắn, nhưng sẽ tạoáp lực về tiến độ trả vốn vay cũng như thời hạn vay Hơn nữa, hiệu quả đầu tư nângcao năng lực cạnh tranh là một loại đảm bảo, ảnh hưởng đến khả năng huy động

von di vay bên ngoài, do đó càng tạo ra áp lực về hiệu quả sử dung von.

Tùy điều kiện mà mỗi doanh nghiệp sẽ xác định cơ cấu vốn huy động hợp lý

dé đầu tư phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh, và năng lực cạnh tranh sẽ ngượclại tác động tới khả năng thu hút vốn Dù thiếu vốn hay có nguồn vốn không đượcsử dụng hiệu quả, doanh nghiệp cũng sẽ khó mà nâng cao được kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh

1.2.5 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.5.1 Đầu tư vào tài sản cỗ định

Một doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt sẽ mang lại ưu thế rất lớn Việc đầutư vào cơ sở vật chất bao gồm một số công việc như mở rộng, nâng cấp cơ sở hạtầng, b6 sung cơ sở vật chất như hạ tang văn phòng, công ty con, máy móc thiết bịdùng trong công việc Các hoạt động đầu tư trong nội dung này mang tác động trựctiếp đến kha năng cạnh tranh của doanh nghiệp điền dụ như việc phát triển các chinhánh con sẽ mang một phần mở rộng, xây dựng uy tín trên thị trường khi ấy thìthị trường của công ty cũng được mở rộng, thị phần công ty cũng được gia tăng

Hai hoạt động chính của đầu tư xây dựng cơ bản đó là đầu tư hạ tầng cơ sởvà gia tăng đầu tư vào máy móc thiết bị Mỗi một hoạt động đều mang đến lợi thếcạnh tranh khác nhau như đầu tư cho cơ sở hạ tầng thì sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranhvề quy mô, mật độ trụ sở, chỉ nhánh càng dày đặc thì sẽ giúp doanh nghiệp thu hútđược nhiều khách hàng hơn Ngoài ra, đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ giúp quytrình sản xuất kinh doanh hoạt động trơn tru hơn và khách hàng từ đó cũng cónhiều thiện cảm tốt hơn với doanh nghiệp

1.2.5.2 Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

11

Trang 23

Mặc dù những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường rất đadạng nhưng không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn đáp ứng theo yêu cầu của người muatrong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì sớm muộn cũng sẽ phải ngừngsản xuất và chuyển hướng Vì thế việc liên tục đầu tư vào việc nghiên cứu, pháttriển sản phâm sẵn có cũng như tạo ra những sản phâm mới phù hợp với yêu cầumà khách hàng mong muốn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, việc sảnphẩm ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn sẽ khiến nhiều người ưa chuộng vàuy tín của công ty cũng gia tăng từ đó Đích đến cuối cùng sẽ là khả năng cạnh

tranh của doanh nghiệp cũng được nâng cao.

1.2.5.3 Đầu tư tăng cường hoạt động marketing

Lợi thế cạnh tranh của công ty sẽ không được đảm bảo nếu như sản phẩm,

dịch vụ mà công ty đem đến trên thị trường được quảng bá một cách kém hiệu quả

Hơn hết khi mà doanh nghiệp có sản phẩm, dich vụ tốt ay vậy lại không mangđược thương hiệu của mình đến cho khách hàng và từ đó người tiêu dùng không

biết đến, thiếu đi sự tin tưởng thì coi như giá tri của sản phẩm, dịch vụ mang lại là

không có Do vấn đề đó, hoạt động quảng bá - tiếp thị được chú trọng hơn bao giờhết Một số hoạt động đầu tư vào marketing dién hình như đầu tư quảng cáo thươnghiệu trên các kênh truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hoạtđộng mang lại lợi ích về mặt xã hội hoặc tổ chức những buổi ra mắt, giới thiệu sảnphẩm, dich vụ, mở ra các cuộc hội thảo tư van, bày tỏ về các lợi ích khi sử dụngsản pham, dịch vu, Doanh nghiệp nhờ vào những hoạt động này sẽ có thé tìmhiểu được nhu cầu của khách hàng và từ đây công ty cũng xây dựng được hình anh

uy tín, thương hiệu chất lượng đến người tiêu dùng Mục đích của những công việc

trên cũng giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của tô chức trên thị trường.1.2.5.4 Đầu tw nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhân lực chính là bộ mặt, cốt lõi và là yếu tố quan trọng quyết định mức độthành công của mọi tổ chức, doanh nghiệp Khi có được một tập thé với nhân lựccó trình độ cao, chuyên nghiệp thì những sản phẩm, dịch vụ của công ty cũng từđó tốt hơn và đích đến cuối cùng là lợi nhuận từ đây cũng sẽ gia tăng Tat cả những

lợi ích trên cũng sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của công ty Do vậy, nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là điều vô cùng thiết yếu Một số hoạt động

12

Trang 24

đầu tư vào chất lượng nguồn nhân lực có thé ké đến như là tô chức hoạt động daotạo chuyên sâu cho nhân sự, đầu tư cho hoạt động tuyển dụng, nâng cao phúc lợithu hút ứng viên tiềm năng, xây dựng môi trường văn hóa công sở linh hoạt, tạothiện cảm cho nhân viên Những yếu tố này đều cần thiết dé thu hút nhân sự giỏicho công ty và tạo động lực thúc đây đội ngũ nhân sự gan bó mật thiết, làm việccông hiến hết mình, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa về cho doanh nghiệp Chatlượng nguồn nhân lực vì thế là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng dịch vụ,hiệu quả trong quy trình quản lý và các hoạt động khác của tô chức tất cả các yêu

tố này sẽ quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp

Dựa trên hai tiêu chí chính là kết quả và hiệu quả, việc đánh giá hoạt độngđầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo từng giai đoạn sẽ được

triển khai Kết quả và sự gia tăng về đầu ra như thị phần, doanh thu, lợi nhuận

Hiệu quả là việc xác định được một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ mang lại được nhữnglợi ích gì cho doanh nghiệp Hoạt động đánh giá kết quả và hiệu quả của việc đầutư nâng cao năng lực cạnh tranh được diễn ra cụ thé theo những tiêu chí dưới đây:1.2.6.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động dau tư nâng cao năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp

Kết quả mang được đặc trưng của năng lực cạnh tranh chính là sự tăng củađầu ra, được đo lường băng sự cải thiện thương hiệu uy tín, thị phần cũng như nớirộng mạng lưới Hơn thế nữa còn được cân nhắc, đánh giá dựa vào doanh thu giatăng thêm, lợi nhuận tăng thêm trên một đơn vi vốn đầu tư đồng thời khả năng đôimới sáng tạo được áp dụng vào sản phâm Thông qua hoạt động đầu tư, có thê cải

thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu sau:

* Sự gia tang về thi phan cung cap san phẩm/dịch vụ

Thị phần chính là thị trường tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ mà một tô chức

doanh nghiệp chiếm lĩnh được Tổng doanh số bán hàng mà doanh nghiệp đạt đượcchia cho tổng doanh số của thị trường hàng hóa, dịch vụ đó hoặc số sản phẩm bánra của doanh nghiệp trên tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường chính là cách xácđịnh thị phần của một doanh nghiệp Đây là tiêu chí biéu đạt rõ nhất về khả năngcạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Khi công ty chiếm lĩnh

13

Trang 25

được một thị phần lớn thì chứng tỏ răng sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra sẽ mangđến sự ảnh hưởng lớn đến thị trường sẽ được đánh giá qua chỉ tiêu này.

¢ Sự thay đổi về sản lượng và chất lượng sản phẩm/dịch vụ

Sản lượng: Là khối lượng sản phẩm các tô chức có thê tạo ra ra dựa trên khả

năng cua mình trong | năm.

Khi mạng lưới phân phối được mở rộng hơn thì việc thỏa mãn nhu cầu thịtrường sẽ là mục tiêu của doanh nghiệp Nhờ đó thé hiện được phan thị trường tiêu

thụ của doanh nghiệp hiện tham gia vào các ngành, lĩnh vực hoạt động đang năm

giữ trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp Chỉ tiêu

này phản ánh chính xác thực trạng khả năng cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp,

từ đó cũng có thể nhận định được vị thế hiện tại của doanh nghiệp so với đối thủ

cạnh tranh của mình trên thị trường.

Chat lượng san pham: La một hệ thong san pham có nội tại có san được xác

định bằng các thông số đo được hoặc so sánh được đáp ứng những tiêu chuan vềmặt kỹ thuật hay những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng Các sản phâm đượchoàn thiện từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và thậm chí cả khi tiêu thụ hànghóa và dưới sự tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, dây chuyền sản xuất, trình

độ tay nghề lao động, nguyên vật liệu, trình độ quản lý,

Đây là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, nền sản xuất Việt Nam cònđang trong tình trạng phát triển, phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh thịtrường nước ngoài có ưu thế hơn hắn trong việc tạo ra hay cung cấp nguồn sảnphẩm chất lượng cao Với chất lượng sản phâm mà không được đảm bảo khiến chodoanh nghiệp dần mất đi khách hàng, mất đi thị trường và dần dần đứng trên bề

vực thiêu hụt nguôn vôn, phá sản.

¢ Sw gia tăng về tài sản co định

Tài sản có định là yếu tố chiếm tỷ trọng cao trong tông tài sản của doanhnghiệp Tài sản cô định trong doanh nghiệp tăng lên có thể đến từ nhiều nguồn

hình thành khác nhau.

Tài sản có định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dunglâu dài, phục vụ cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

14

Trang 26

Trong doanh nghiệp thì có rất nhiều loại tài sản khác nhau, và không phải tàisản nào cũng đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cô định Dé được ghi nhận là tài sảncó định thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- _ Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử

dụng tài sản đó;

- _ Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách dang tin cậy; - Co thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

- Có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên

Có những trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liênkết lại với nhau, mà mỗi bộ phận cấu thành đều thoả mãn đồng thời bốn điều kiệnghi nhận của tài sản có định thì mỗi bộ phận đó sẽ được coi là một tài sản có định

độc lập.

Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồmđầu tư vào TSCĐ: nhà xưởng, máy móc, thiết bị Vì thế, nếu hoạt động đầu tưnày mang lại kết quả đến với hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp, tài sản có định của doanh nghiệp sẽ có giá trị tăng lên

* Sự gia tăng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là khả năng lao động trong một xã hội, nguồn nhân lực vừalà chủ thê đồng thời cũng vừa là động lực của quá trình phát triển, là nguồn cungcấp sức lao động có chu kỳ sống và chịu sự khống chế của bat kỳ phương thức sản

xuât nào.

Chất lượng nguồn nhân lực: Mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động đôi với yêu câu công việc của tô chức và đảm bảo cho tô chức thực hiện

thăng lợi mục tiêu và thỏa mãn cao nhât nhu câu của người lao động.

Chất lượng nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: Trình độ chuyên môn,trình độ văn hóa, trình độ sức khỏe và năng lực phẩm chat của người lao động.Như vậy, việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực nhắn mạnh tiêu chí cần phải có.Nếu như thiếu một yếu tổ trong số yếu tô thì không thé nào tạo nên hiệu quả công

việc.

15

Trang 27

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là thuật ngữ có hàm ý chỉ việc xây dựngvà thực hiện một số các hoạt động nhằm mục đích dẫn đến sự tăng lên về chấtlượng nguồn nhân lực so với chất lượng nguồn nhân lực hiện có của tô chức Đólà những biểu hiện tăng lên về thé lực, trí lực và tâm lực của mỗi cá nhân trong tổ

chức.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một mặt tạo ra nguồn nhân lực có khả

năng tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng caotrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang trên đà hội nhập quốc tế; một mặt

tạo ra nguồn nhân lực tự tin hơn trong quá trình làm việc điều này giúp tạo ra của

cải vật chất cho bản thân, cho tổ chức và tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững nhất

Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồmđầu tư cho nguồn nhân lực — yếu tố con người của tố chức Vì thế, nếu hoạt độngđầu tư này mang lại kết quả đến với hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp, số lượng cán bộ nhân viên sẽ có xu hướng tăng, do quy mô sản xuấtkinh doanh được mở rộng nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường Chất lượng

của đội ngũ này cũng sẽ ngày càng được cải thiện, có xu hướng tăng, đáp ứng được

yêu cầu của doanh nghiệp đó, góp phần tạo ra giá trị trong việc nâng cao năng lực

cạnh trnah của doanh nghiệp.

*® Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm

Doanh thu tăng thêm chính là kết quả từ hoạt động dau tư phát triển của côngty, hiệu qua là so sánh giữa kết qua đạt được va chi phí bỏ ra dé thu được kết quađó Chỉ tiêu này cho biết mức doanh thu tăng thêm tính trên một đơn vi vốn đầu tư

phát huy tác dụng trong năm của công ty.

Bên cạnh doanh thu thì loi nhuận tăng thêm cũng phan ánh kết quả hoạt độngsản xuất — kinh doanh của doanh nghiệp hay đồng nghĩa kết quả hoạt động đầu tưNCNLCT của doanh nghiệp có mang lại kết quả tốt hay không

1.2.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động dau tư nâng cao năng lực

cạnh tranh cua doanh nghiệp

Bằng cách lấy các kết quả đạt được từ hoạt động đầu tư chia cho chỉ phí bỏra dé đạt được kết quả đó ta sẽ đo lường được các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt độngđầu tư Khi một đồng vốn đầu tư được bỏ ra và thu về được nhiều kết quả hơn thìđó là hoạt động đầu tư hiệu quả Trong trường hợp hoạt động đầu tư nâng cao năng

16

Trang 28

lực cạnh tranh, doanh nghiệp cũng muôn biệt được hiệu quả của việc sử dụng đông von đê từ đây tìm ra được các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dung von dau

tư cho nội dung này Căn cứ vào các chỉ tiêu sau ta có thê đánh giá được hiệu quả

của quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp:

* Thi phan tăng thêm trên tổng vốn dau tư nâng cao năng lực cạnh tranhĐây là chỉ tiêu cho biết hiệu quả của một đơn vị vốn đầu tư nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp, chi tiêu giúp biết được mức độ cải thiện của thịphần doanh nghiệp diễn ra như thế nào

* Doanh số bán hàng thêm trên tổng vốn dau tư nâng cao năng lực cạnh tranh

thực hiện

Đây là chỉ tiêu cho thay nếu có một đồng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnhtranh thì mang lại được bao nhiêu đơn vị doanh số tăng thêm đối với mỗi sản phẩm.Doanh số bán hàng gia tăng hơn so với vốn đầu tư càng cao chứng tỏ việc đầu tư

ra càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

¢ Mét số chỉ sô khác

Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, chính sách giá và sản phẩm, năng suấtlao động, chất lượng sản phẩm

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp

1.2.7.1 Các nhân té chủ quan

* Nguồn lực của doanh nghiệpMột số nguồn lực như nguồn lực tài chính, nguồn lực về nhân su, tai sản vôhình ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanhnghiệp Nguồn lực về tài chính mạnh sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện được

17

Trang 29

các hoạt động đầu tư Nguồn lực về nhân sự, đặc biệt là nhân sự có trình độ cao,dày dặn kinh nghiệm, tầm nhìn sẽ quản lý tốt hơn các hoạt động đầu tư của doanhnghiệp N guồn lực từ tài sản vô hình như thương hiệu, vi trí công nghệ, tạo thuậnlợi cho hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp có nguồn lực mạnh thì doanh nghiệpcó thê kế hoạch giảm đầu tư sau đó Tình hình tài chính của doanh nghiệp thé hiệnsức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh Vốn là một trong những điều kiệncần dé doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình Do vậy khả năng huyđộng vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệpmạnh lon Tuy nhiên khả năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ thé hiện ởquy mô vốn kinh doanh Có những doanh nghiệp quy mô vốn lớn nhưng khôngmạnh đó là do cơ cấu tài sản nguồn vốn chưa hợp lý Ngược lại có những doanh

nghiệp quy mô nhỏ nhưng vẫn được đánh giá là mạnh vì doanh nghiệp duy trì tình

trạng tài chính tốt, biết cách huy động những nguôn tài chính thích hop dé sản xuấtkinh doanh những sản phẩm hàng hóa cú sức cạnh tranh tốt phục vụ thị trườngmục tiêu Vì vậy van đề không năm ở chỗ quy mô vốn của doanh nghiệp là baonhiêu mà là doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả như thé nào dé phục vụ tốt nhucầu của đối tượng khách hàng mục tiêu trong phạm vi kinh doanh của doanhnghiệp Đánh giá nhận định đúng về năng lực các nguồn lực này sẽ giúp doanhnghiệp cơ cau được nội dung dau tư phù hợp, tránh tinh trang lãng phí nguồn nhân

lực.

¢ Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệpMỗi một doanh nghiệp sẽ thuộc từng ngành nghề khác nhau, thậm chí trongcùng một ngành lại có những điểm khác nhau, có thé về nhân sự, về vốn, về quymô, về chất lượng hay các sản phẩm dịch vụ Do vậy nên mỗi công ty sẽ có mộtchiến lược kinh doanh của riêng mình, tận dụng tất cả những điểm mạnh và phùhợp với mục tiêu của công ty Một công ty khi có chiến lược kinh doanh tốt, nhạybén và phù hợp với những biến đổi liên tục của thị trường sẽ có khả năng phát triểntốt hơn, chủ động trước những thay đổi của thị trường, từ đó thu được lợi nhuận

cao hơn và dân dân cải thiện được khả năng cạnh tranh.

* Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpKhả năng tạo ra sản phẩm dich vụ có chất lượng cao, giá thành rẻ và quy môsản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường Chỉ có như vậy mới tạo ra sức cạnhtranh lớn cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, yếu t6 công nghệ ngày càng có anhhưởng lớn tới năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghệ trên thếgiới hiện đang trải qua quá trình phát triển nhanh chóng Việc lựa chọn công nghệ

18

Trang 30

nào cho doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp Công nghệ được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện, môi trường kinh

doanh hiện tại của doanh nghiệp và trong tương lai nó phải được phát huy hiệu quả

nhằm giúp cho doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ

* Nguôn nhân lựcNhân lực là nguồn lực rat quan trọng, từ xưa đến nay con người luôn là yêutố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Trình độ của nguồnnhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có giá trị và giá trị sử dung cao Sản phẩm cóhàm lượng kỹ thuật cao sẽ có lợi thế bán được số lượng nhiều hơn, với giá cả caohơn, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên, uy tín và danh tiếng củadoanh nghiệp ngày càng lớn Nhờ uy tín và danh tiếng đó mà doanh nghiệp có điềukiện phát triển thị trường, nâng cao vị thế của mình trên thị trường hơn

* Cơ sở vật chat kỹ thuật và khoa học công nghệVới nhiều doanh nghiệp hiện nay, cơ sở vật chất được ví như là cột sống vôcùng quan trọng, đặt nền móng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Một doanh nghiệp nếu như muốn thành lập thì cũng cần đáp ứng nhữngyêu cầu nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật ví dụ như diện tích, lượng vốn đầu tưcho nó, chất lượng cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị máy móc Tuy vậykhông phải hệ thống cơ sở vật chất nào càng to đẹp thì công ty sẽ có hoạt độnghiệu quả Bởi vì nhu cầu về cơ sở vật chất của từng ngành là khác nhau Lấy mộtví dụ như kinh doanh chứng khoán là một ngành nghề vô cùng đặc biệt, công việcnày đòi hỏi phải có nguồn thông tin uy tín, phân tích, nhận định đưa ra phải càngxa, càng chính xác thì lòng tin đối với nhà đầu tư từ đây được tạo dựng bền chặthơn, uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng từ đó mà tăng lên Điều

này sẽ chỉ thực hiện được khi có hệ thống phần mềm, máy móc sản xuất hiện đại

chứ không can thiết phải là doanh nghiệp có trụ sở hay chi nhánh quá hoành tráng.Tuy vậy, một doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu về cơ sở vật chất cũngnhư có được một hệ thống thiết bị hiện đại sẽ thực sự mở ra tính cạnh tranh đối với

các đối thủ khác

1.2.7.2 Nhân tô khách quan

* Các nhân tô thuộc môi trường vĩ mô

- Nhân to kinh té

19

Trang 31

Bao gồm các yêu tố: Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, nguồn cung cấp tíndụng, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập dân cư tăng, khả năng thanh toáncủa họ tăng dẫn đến sức mua tăng Đây là cơ hội tốt cho các nhà DN, nếu DN nàonắm được điều này và có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng (số lượng,giá bán, chất lượng, mẫu mã ) thì chắc chắn DN đó thành công và có khả năng

cạnh tranh cao.

Khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao thì hiệu quả kinh doanh trongcác DN là cao, khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn Họ sẽ đầu tư và phát triểnsản xuất với tốc độ cao và như vậy các nhu cầu tư liệu sản xuất lại tăng, các DN

lại có cơ hội kinh doanh và có khả năng cạnh tranh cao.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năngcạnh tranh của DN, nhất là các DN thiếu vốn phải đi vay ngân hàng Khi lãi suấtcho vay của ngân hàng cao dẫn đến chỉ phí của DN tăng lên do phải trả tiền lãi vaylớn hơn, khả năng cạnh tranh của DN kém di nhất là khi các đối thủ cạnh tranh cótiềm lực mạnh về vốn

- _ Nhân to môi trường chính trị, pháp lý

Sự 6n định về chính tri, sự nhất quán về quan điểm chính sách, hệ thống phápluật hoàn thiện luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư Khi quyết định đầu tư sản xuấtkinh doanh, nhà quản trị các DN cần hiểu rõ tình hình chính trị ở khu vực đầu tư,khu vực phát triển thị trường mua bán, có như vậy nhà quản trị sẽ quyết định đầutư ở đâu, đầu tư cái gì, đầu tư như thế nào, đầu tư trong bao lâu

- _ Nhân tổ văn hóa - xã hội

Gồm các quan điểm sống, phong cách sống, tính tích cực tiêu dùng, tỷ lệtăng dân số, tỷ lệ sinh đẻ, tất cả các nhu cầu đó ảnh hưởng đến nhu cầu thị trườngvà do đó ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh của DN Những khu vực khác nhaumà ở đó thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu khác nhau đòi hỏi DN phải có chính sách sảnphẩm và tiêu thụ khác nhau

- Moi trường kỹ thuật — công nghệ

Đây là loại nhân tô năng động, chứa đựng nhiêu cơ hội và đe dọa đôi với các DN, có ảnh hưởng lớn, trực tiêp đôi với chiên lược kinh doanh của từng chiên lược,

20

Trang 32

từng ngành Trên thé giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậmchí mắt đi nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh

doanh mới hoàn thiện hơn.

Su thay đối của công nghệ đương nhiên ảnh hưởng đến một chu kỳ sống củamột sản phẩm, dịch vụ Hơn nữa sự thay đổi của công nghệ cũng làm ảnh hưởngtới các phương thức sản xuất cũng như thái độ ứng xử của người lao động Từ đóđòi hỏi các DN phải thường xuyên quan tâm đến sự thay đổi cũng như đầu tư chotiễn bộ công nghệ Đặc biệt các DN cần quan tâm đến việc tận dụng công nghệthông tin dé tạo ra lợi thé cạnh tranh trên thị trường

* Các nhân tô thuộc môi trường vi mô

- Poi thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là yếu tố tác động trực tiếp nhất đến khả năngduy trì vị thế của doanh nghiệp Do là lực lượng đe dọa trực tiếp đến sự tồn tai vàphát triển của doanh nghiệp Mỗi quyết định hành động của đối thủ đều có những

tác động nhất định đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiép.

Doanh nghiệp luôn phải dự đoán hành động của đối thủ để chủ động có nhữngchiến lược, sách lược đối phó nhằm củng cố và nâng cao vi thế của mình trên thịtrường Thêm vào đó, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng cũng là một trong các yếutố doanh nghiệp phải lưu tâm để có các biện pháp đối phó kịp thời nhằm giữ vững

dia vi của mình.

- San phẩm thay thé

Với trình độ kỹ thuật cao, từ đó nhiều chủng loại sản phẩm mới được tạo racó thé thay thế cho nhau Hiện tượng này, đó đang và sẽ gây trở ngại cho việc tiêuthụ các sản phẩm của các doanh nghiệp, làm cho môi trường cạnh tranh trở nêngay gắt hơn Day là đối thủ bất ngờ và rất khó đối phó mà doanh nghiệp phải lườngtrước Đề giữ vững vị thế của mình không còn cách nào khác là doanh nghiệp phảicải tiến, đổi mới công nghệ để tạo được sản phẩm có tính khác biệt cao về chất

lượng, kiêu dáng, giá cả

21

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG HOAT ĐỘNG DAU TƯ NANG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH

VIÊN DAU KHÍ SONG HONG GIAI DOAN 2018-2022

2.1 TONG QUAN VE CONG TY TNHH MOT THANH VIEN DAU KHiSONG HONG

2.1.1 Thông tin chung về Công ty

2.1.1.1 Thông tin chung

Hình 2.1: logo Công ty TNHH MTV Dầu khí Sông Hồng- Tên gọi đầy đủ của Công ty: Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Sông

Hồng.

- Tên giao dich: Công ty Dầu khí Sông Hồng.- Tên giao dịch quốc tế: PVEP SONGHONG Company Limited

- Tên viết tắt: PVEP SONGHONG.

- Trụ sở chính : Đông Cơ - Tiền Hải - Thái Bình.- Văn phòng Hà Nội: Tang 25, Toa nhà Charmvit, Số 117 đường Trần Duy

Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Trang 34

và phê duyệt, ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Thăm dòkhai thác Dầu khí (PVEP).

Quyết định số 291 1/QÐ - DKTN ngày 22/08/2007 của Hội đồng quản trị Tậpđoàn Dầu khí Việt Nam về việc thành lập Công ty TNHH MTV thành viên Dầu

khí Thái Bình.

Quyết định số 839/QD - TDKT - HDTV ngày 23/04/2008 của Hội đồng thànhviên Tổng Công ty PVEP về việc đôi và bồ sung, sửa đổi Điều lệ Công ty Dầu khí

Thái Bình thành Công ty Dầu khí Sông Hong

2.1.1.3 Quy mô của Doanh nghiệp

- Loại hình hoạt động: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn

nhà nước - Quy mô doanh nghiệp: vừa.

- _ Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VND.- Số cán bộ công nhân viên: 137 người.2.1.1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh của Doanh nghiệp

* Tam nhìn

Xây dựng Công ty TNHH một thành viên dầu khí Sông Hồng có nguồn lựcmạnh, điều hành, tham gia nhiều dự án ở trong và ngoai nước, có khả năng cạnhtranh với các Công ty dầu khí trong khu vực và trên thế giới, có uy tín hợp tác quốctế, nhằm phát triển không ngừng nguồn vốn và lợi nhuận, tăng cường nguồn thucho Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho sựphát triển của đất nước

* Su mệnh

Thực hiện thăm dò khai thác dầu khí một cách hiệu quả song song với tráchnhiệm bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích tốt đẹp cho cộng đồng và tất cả người

lao động.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Sông Hồng (viết tắt là PVEP SONGHONG) là một trong những công ty đầu tiên của Tập đoàn dầu khí ViệtNam Năm 1975, dòng khí đầu tiên của Việt Nam được phát hiện tại GK61 - Mỏ

-23

Trang 35

khí Tiền Hải C đánh dấu bước ngoặt lịch sử của ngành Dầu khí Việt Nam tronghoạt động tìm kiếm thăm do.

Ngày 3/7/1981, xí nghiệp khai thác khí (tiền thân của Công ty Dầu khí SôngHồng ngày nay) được thành lập với nhiệm vụ khai thác và cung cấp khí phục vụ

tuabin phát điện.

Năm 1993, xí nghiệp khai thác khí được bàn giao về UBND tỉnh Thái Bìnhquản lý và đổi tên là Công ty Khai thác khí Thái Bình với nhiệm vụ khai thác cungcấp khí cho khu công nghiệp Tiền Hải

Tháng 9/1999, Công ty Khai thác khí Thái Bình được bàn giao về ngành Dầukhí quản lý, trực thuộc Công ty giám sát các hợp đồng chia sản phẩm (PVSC) vàđổi tên là Xí nghiệp Dầu khí Thái Bình

Thái Bình thành lập Công ty Dầu khí Thái Bình hoạt động theo Tháng8/2007, trên cơ sở t6 chức lại Xí nghiệp Dầu khí mô hình Công ty TNHH MTV doCông ty Thăm đò khai thác (PVEP) đầu tư 100% vốn điều lệ

Tháng 4/2008, Công ty Dầu khí Thái Bình được đổi tên thành Công ty Dầukhí Sông Hồng với nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, cung cấp cáchoạt động dịch vụ dầu khí liên quan

Năm 2008 là năm đánh dau bước chuyền đổi quan trong của Công ty theomô hình trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng Công ty Thăm dò Khai thácDầu khí đầu tư 100% vốn điều lệ Trong bối cảnh khó khăn chung về sự khủnghoảng của nền kinh tế và thời điểm sản lượng khí mỏ Tiền Hải đã sụt giảm đángkể, Công ty đã không ngừng vận động, sáng tạo dé tim ra những giải pháp và cơchế hoạt động, áp dụng công nghệ khai thác phủ hợp, an toàn theo kha năng củatừng giếng khoan, sửa chữa một số giếng đã hết khả năng khai thác dé duy trì cung

cấp khí, đồng thời tiếp tục khoan thăm đò một số giếng mới dé đưa vào sử dụng.Bên cạnh đó Công ty còn triển khai đấu thầu phục vụ thi công khoan và đàm phánvới nhà thầu về hợp tác đầu tư tìm kiếm thăm do và khai thác dầu khí tại khu vực,ký kết các thoả thuận hợp tác nghiên cứu một số dự án tiền khả thi sản xuất vàphân phối sản phẩm trong khu vực Thái Bình và các tỉnh lân cận Thực hiện khâuhiệu: Mục tiêu rõ ràng - phương pháp cụ thé - trách nhiệm cá nhân, phan đấu datmục tiêu cả về sản lượng và công nghệ khai thác khí lâu dài, Công ty đã đầu tư 88tỷ đồng vào xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị, trong đó hơn 70 tỷ đồng đầu tưmua mới giàn khoan tự hành trên đất liền ký hợp đồng dịch vụ với PVEP lập báo

24

Trang 36

cáo đầu tư xây dựng hệ thông đường ống dẫn khí vào bờ từ các lô ngoài khơi Hoàntất các thủ tục mua sắm 2 ô tô, xe cầu tự hành, đồng hồ đo lưu lượng khí, máy phátđiện 35KW, xây dựng dự án khí hoá than, dự án sản xuất kinh doanh nước khoáng,đây mạnh công tác tìm kiếm thăm dò khu vực Miền võng Hà Nội đạt hiệu quả.

Xác định nhiệm vụ tìm kiếm và khai thác khí là một ngành nghề sản xuấtkinh công nghiệp doanh mang tính chất đặc thù, đòi hỏi công nghệ cao và trình độtay nghề của người lao động, vì vậy Công ty luôn chú trọng việc đào tạo bồi dưỡngnguồn nhân lực Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 4 phòng chức năng, 2 phân xưởng và1 chi nhánh tại Hà Nội, gần 150 cán bộ công nhân viên Công ty được bố trí công

việc phù hợp với trình độ và năng lực Hàng năm cán bộ CNV được tham gia các

lớp đào tạo chuyên ngành của tập đoàn Dau khí, Tổng Công ty (PVEP) mở, các

lớp học tiếng Anh, đào tạo tại chỗ nhờ vậy chất lượng lao động được nâng lên rõ

rệt, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh

Hiện tại Công ty đang tích cực đầu tư hạ tầng kỹ thuật và máy móc thiết bịđáp ứng kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh, phan đấu trở thành một trongnhững đơn vị tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí hàng đầu của Việt Nam, có

đủ khả năng điều hành một cách hiệu quả các dự án dầu khí.2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty

2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

25

Trang 37

Kiêm soát viên

Sơ đồ 2.1: Cơ cau tô chức của Công ty

(Nguôn: website PVEP SONGHONG)

2.1.3.2: Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quan lý và các phòng ban trong Công

ly

Theo Quy chế về tô chức va hoạt động của bộ máy quan lý điều hành Côngty Dầu khí Sông Hồng ban hành kèm Quyết định số 244/QD - DKSH - TCHC ngày31/3/2009 và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV Dầu khí SôngHồng ban hành kèm Quyết định số 79/QD - TDKT ngày 16/01/2012, chức năng

nhiệm vụ của các bộ phận, Chủ tịch, KSV và Giám doc như sau:

* Chủ tịch

- Truc tiếp quyết định và phê duyệt những van đề liên quan đến Công ty đượcChủ sở hữu phân cấp hoặc ủy quyên

- Chi đạo xây dựng chiến lược, kế hoạch dai hạn, kế hoạch kinh doanh hàng

năm của Công ty và trình Chủ sở hữu phê duyệt.

- _ Đề nghị Chủ sở hữu sửa đôi, bố sung Điều lệ Công ty

- _ Thông qua các báo cáo tài chính hang năm của Công ty.

- _ Tổ chức kiểm tra, giám sát Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty trong việcthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều lệ này

- _ Thực hiện sự chỉ đạo và các Quyết định, Nghị quyết của Chủ sở hữu

26

Trang 38

- Chiu trách nhiệm trước Chủ sở hữu và pháp luật về thực hiện quyền hạn,

nhiệm vụ của mình và sự phát triên của Công ty.

* Kiểm soát viên- _ Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cân trọng của Hội đồng thành viên, Chủtịch Công ty và Giám đốc hoặc Tổng Giám déc trong tô chức thực hiện quyền chủsở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty

- Tham định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh

giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu Công ty hoặc

cơ quan nhà nước có liên quan trình chủ sở hữu Công ty báo cáo thẩm định

- Kién nghị chủ sở hữu Công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cau tôchức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của Công ty

- Cac nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ Công ty hoặc theo yêu cầu, quyết

định của chủ sở hữu Công ty.

* Giám đốc- _ Điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình

- _ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.- _ Quyết định các van đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của

công ty.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án dau tư của công ty

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty - _ Bồ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản ly trong công ty, trừ

các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên

- Ky kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền củaChủ tịch Hội đồng thành viên

- _ Kiến nghị phương án cơ cấu tô chức công ty.- Trinh báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên.- _ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.- _ Tuyến dụng lao động

- Cac quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồnglao động mà Giám đốc ký với Công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên

* Phòng tô chức hành chính

Chức năng:

- Tham mưu, giúp việc Giám đốc quan lý, điều hành và triển khai công tác

văn thư, hành chính, quản tri và quan hệ đôi ngoại trong nước của công ty.

27

Trang 39

- Tham mưu, giúp việc Giám đốc quản lý, điều hành và triển khai công tác tổchức, cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo phát triểnnguồn nhân lực của công ty, cung ứng lao động cho các đối tác, các nhà thầu dau

khí.

Nhiệm vụ:

- Chu trì xây dung, trình phê duyệt các quy định về hành chính, văn thư

của công ty, hướng dẫn giám sát việc thực hiện.

- Quan lý công tác hành chính, văn thư theo quy định của công ty, Tổngcông ty, Giám đốc

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quyết định của chủ tịch công ty,Giám đốc

- _ Chuẩn bị chương trình đi công tác của Ban Giám đốc.- Pam bảo đủ cơ sở vật chất, trang thiết bi văn phòng, phương tiện và điều

kiện đi lại, làm việc, công tác hội họp, hội nghị, học tập trong và ngoài nước của

- Pau mối tổ chức thực hiện công tác thành lập, chuyên đổi, tổ chức lại, giảithể các đơn vị trong công ty, chủ trì và chuẩn bị và trình phê duyệt Điều lệ/Quy

chê tô chức và hoạt động của các đơn vi trực thuộc, đơn vi thành viên.

- Chu trì xây dựng, trình duyệt và hướng dẫn tô chức thực hiện giám sát việcthực hiện các Quy định/Quy chế quản lý nội bộ về công tác tô chức cán bộ, laođộng tiền lương, tiền thưởng, đánh giá nhân viên, tuyên dụng lao động, đào tạo,

thi đua khen thưởng, kỷ luật và nội quy lao động.

- - Nghiên cứu, dé xuât áp dung va chủ trì thực hiện các chê độ bảo hiêm xã

hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm con người cho CBCNV công ty

- _ Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ chính tri của công ty

- _ Thực hiện hỗ trợ cung ứng nhân lực cho các đôi tác và các và nhà thâu dâu

khí trong nước và ngoài nước tuân thủ pháp luật Việt Nam.

28

Trang 40

* Phòng tài chính kế toán

Chức năng:

Tham mưu, giúp việc Giam doc quản lý, điêu hành và thực hiện công tác tài

chính, kế toán của công ty

- Quan lý và thực hiện công tác thanh toán, hạch toán, quyết toán các công

trình, các dự án và các hoạt động của công ty.

- Lap báo cáo Giám đốc về công tác tải chính, kế toán, vốn và tài sản của

công ty.

- _ Chủ trì chuẩn bị và phê duyệt quy chế tài chính của các đơn vị.- Hướng dan, tô chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy chế tài

chính của công ty.

- Quan lý việc chi tiêu các quỹ của công ty - Tham gia chuẩn bị phương án chuyên đổi thành lập.

- Tham gia công tác đấu thầu trong hoạt động thương mai của công ty.- Tham gia cùng phòng Tổ chức Hành chính giải quyết các chế độ cho người

Nhiệm vụ:

- Thu thập, xử lý, nghiên cứu, tổng hợp các tải liệu liên quan Đánh giá triểnvọng dầu khí, quy hoạch thăm dò và khai thác dầu khí của Công ty ở trong nướcvà ngoài nước, xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển dầu khí

- Chủ trì tổng hợp các nghiên cứu, đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ, theodõi quản lý, phát triển mỏ và quản lý các thiết bị thăm dò thuộc các dự án của

29

Ngày đăng: 26/09/2024, 03:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w