Thương hiệukhông chỉ đơn thuần là dấu hiệu nhận biết sản phẩm dịch vụ giữa các doanh nghiệp mà quan trọng hơn, đó là sự khẳng định vị thế trên thị trường cũng như tạo dựng niềm tin trong
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA KHOA HQC QUAN LY
DE TAI
MOT SO GIAI PHAP HOAN THIEN XAY DUNG VA PHAT TRIEN
THUONG HIEU CUA CONG TY TNHH CEO HOSPITALITY
HA NỘI - 11/2020
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUAN LÝ
SINH VIEN : NGUYEN PHUONG HA
LOP : QUAN LY KINH TE 59B
MSV : 11171285
CHUYEN NGANH : QUAN LY KINH TE GIÁO VIÊN HUONG DAN _: TS ĐÀM SƠN TOẠI
Hà Nội - 11/2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, dé tài “ Một số giải pháp hoàn thiện xây dựng và phát
triển thương hiệu của công ty THNN CEO Hospitality” là do tôi thực hiện dướisự hướng dẫn của TS Đàm Sơn Toại Mọi tham khảo dùng trong đề tài này đềuđược trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong dé tàithực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bat kì
một tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phương Hà
Trang 4LOI CAM ONTrải qua quá trình chuẩn bi va tiến hành, đến nay tôi đã hoàn thànhChuyên dé thực tập tốt nghiệp của mình Đề có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của những cá nhân và tập
thể
Nhân dịp này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình của TS Đàm Sơn Toại — giảng viên rất tận tâm với họctrò Tôi cũng chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế quốcdân, Khoa Khoa học quản lý đã giúp đỡ và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý
báu trong suốt quãng thời gian trên giảng đường đại học Tôi cũng đặc biệt bày tỏlòng biết ơn tới các cô chú, anh chị công ty CEO Hospitality đã đào tạo, hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tai don vi
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phương Hà
Trang 51.Tính cấp thiết của đề tài 2225ss 222112 c2 122221 2222 re |
2.Tỗng quan nghiên cứu -¿-+22222112++22222111112222211 1t 1 2
3.Mục đích nghiền CỨU - G2212 S3 3SE9E521111111212111111111111111111111111111 011 tre 3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2-¿2222E2222++t22EEE1122EE22211ccctrrrtrred 3
5.Phương pháp nghiên cỨu - + th 1 ng re 3
6.Kết cẫu chuyên đề 22222 2c2212211111 2222221111222 21 3
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XÂY DUNG VA PHÁT TRIEN
THƯƠNG HIIỆU 2- 22222522221 2E21222512231271127112711271127112111 211.111.121 e 5
1.1.Tổng quan về thương hiệu 222-2222EE222+2222211112222111112 2 1 re 51.1.1.Khái niệm, các quan niệm về thương hiệu và phát triển thương hiệu 5
1.1.2 Vai trò của thương hiệu - -ó- G111 ng ng ng nh rưệp 7
1.2 Nội dung xây dựng và phát triển thương hiệu -22 ©22222E222vccccccee 9
1.2.1 Nội dung tầm nhìn thương hiệu - 2 2 S+S£+E£EzEv£zEerxerrrxree 91.2.2 Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu 25 2+5 s+szc+2 101.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển thương hiệu 111.4 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu 131.4.1 Vingroup — Thương hiệu số 1 trong lĩnh vực bat động sản nghỉ dưỡng 13
1.4.2 TH True Milk — Thực sự thiên nhiên - 55 2S xsseeeseeerxes 15
CHUONG 2: THUC TRẠNG XÂY DUNG VA PHÁT TRIEN THƯƠNGHIỆU TẠI CÔNG TY CEO HOSPITALITY -222222222222222222222222222222222 172.1 Tổng quan về công ty TNHH CEO Hospitality 000.0 17
Trang 62.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25-552 17
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công £y c2 2c 11+ ssiirsssrreess 18
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công Éy -¿- 52s SE EEE2EE21212111121 1121111 18
2.1.4 Môi trường kinh doanh của công fy - - - SĂS + sssiseirerereree 25
2.2 Thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty
CEO Hospitalify nh HH re 32
2.2.1 Xác định tầm nhìn thương hiệu - 2 - ¿S2 SE SE2EeEEEzEeErxrxrrrrs 322.2.2 Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu 2-2-2 s2 5+2 332.2.3 Thực trạng hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty 352.3 Đánh giá tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty
CEO Hospitalify ch re 39
2.3.1 Đánh giá hệ thống nhận diện 2 S2 SSE‡E SE EEEEEErEeErkrrrrrerres 392.3.2 Đánh giá hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty 40
CHUONG 3: MỘT SO GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA XÂY DUNG
VÀ PHÁT TRIEN THƯƠNG HIỆU TAI CÔNG TY CEO HOSPITALITY 42
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 222222: 2211122222221 E22 ceerae 423.1.1 Bối cảnh thị trườngg - - 2 SE E21 EE1215111212111 11111111 xe 42
3.1.2 Chiến lược kinh doanh của công ty 2 2-52 +s+cz+xeEzEerxrrerxrrees 423.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu -: - + 43
3.2.1 Giải pháp đối với hệ thống nhận diện 2 2+ +sz+E+EzzEvzxzxerxez 43
3.2.2 Giải pháp đối với hoạt động truyền thông của công ty 44KET LUẬN -22222-cc 22222111111 tt 222222200 c2 c2 eererree 51
DANH MỤC THAM KHẢO -222222222++++222222221111112222222217121111 re 53
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
Trang 8BANG BIEU
Bang 2.1: Tổng hợp phân tích ma tran SWOT
Trang 9HÌNH VE
Hình 2.1: Cơ cau nhân sự tại CEO Hospitality -¿-2222222++tttEEEEExeerrrrrrrrvee 24
Hình 2.2: Hệ thống khách sạn Vinpearl: Số đêm khách lưu trú (nghìn đêm khách) 28
Hình 2.3: Logo của CEO HospItaÏIty - nhé 33 Hình 2.4: Slogan của CEO HospIfaÌItV - -5: 5:5: St 2t 2222111111221 tre 35
Hình 2.5: Website chính thức của BWWP -c:ct c1 ke 36
Hình 2.6: Tỷ lệ % khách hàng đánh giá mức độ hài lịng - :+++c+55+2 37
Hình 2.7: Điểm trung bình của mỗi bộ phận dịch vụ -ccsccccrererrrres 41
Trang 10SƠ DO
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty CEO Hospitality
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bàn về tên gọi của một người, nguyên tắc vàng số 6 sách Đắc Nhân Tâmcó viết: “ Luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm đềm, thân thương và
quan trọng nhất đối với họ.” Nguyên tắc này được áp dụng thực tế trong kinh
doanh, khi các doanh nghiệp bắt đầu lựa chọn tên (trademark) đăng ký sở hữuvới Nhà nước đánh dấu chính thức sự ra đời của thương hiệu Thương hiệukhông chỉ đơn thuần là dấu hiệu nhận biết sản phẩm dịch vụ giữa các doanh
nghiệp mà quan trọng hơn, đó là sự khẳng định vị thế trên thị trường cũng như
tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng Đối với các doanh nghiệp, tên thươnghiệu là thanh âm tuyệt vời nhất họ muốn lắng nghe từ phía người tiêu dùng nênhọ tập trung đầu tư và phát triển cho “ cái tên”, để nó trụ vững trên thị trường đầytính cạnh tranh như hiện nay Thực tế, thương hiệu là tài sản vô hình vô giá củamỗi doanh nghiệp, phát triển thương hiệu uy tín là sức mạnh giúp cho doanhnghiệp trường tồn với thời gian Vì thế, trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,xây dựng thương hiệu và phát triển ngày một vững mạnh là mục tiêu cốt lõi của
các doanh nghiệp.
Ngày nay, kinh doanh bat động sản, nghỉ dưỡng là một trong những ngànhtrọng điểm, đóng góp đáng kế vào GDP của cả nước Tuy nhiên, quá trình toàn
cầu hóa cùng với sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid — 19 đã đặt
doanh nghiệp trong ngành trước sức ép cạnh tranh vô cùng lớn Câu hỏi đặt ra
với các chủ doanh nghiệp là làm thế nào để xây dựng thương hiệu mạnh và cósức ảnh hưởng khi mà nhắc đến lĩnh vực này, những thương hiệu nỗi tiếng như:
VinGroup, SunGroup là những cái tên hiện hữu tức thì trong suy nghĩ của hầu
hết khách hàng Trong khi đó, CEO Hospitality là doanh nghiệp mới thành lập,dé nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thì van đề trước mắt chính là xây dựngvà phát triển thương hiệu thành công Trải qua hơn 3 tháng thực tập tại Công ty
CEO Hospitality, tôi nhận thấy doanh nghiệp có những tiềm năng nhất định khi
đang vận hành các dự án tại các thành phố lớn: Hà Nội, Phú Quốc, Quảng Ninh.
Các dự án của công ty bao gồm khu nghỉ dưỡng, tòa nhà với nhiều căn hộ, biệt
Trang 12thự nghỉ dưỡng và villas Tuy nhiên, công tác tập trung đầu tư cho xây dựng vàphát triển thương hiệu còn nhiều hạn chế, công ty chưa có chiến dịch truyềnthông rộng rãi dé quảng bá thương hiệu Chính vì vậy, điều này ảnh hưởng đến vịthế của công ty trên thị trường Công ty thiếu những điểm ấn trong lòng ngườitiêu dùng và khó có thể tồn tại bền lâu trước thị trường đầy biến động Căn cứ
vào lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp hoàn thiện xây dựng và
phát triển thương hiệu của Công ty TNHH CEO Hospitality” làm chuyên đề tốtnghiệp của mình Với mong muốn đề tài này sẽ giúp CEO Hospitality có hướng
đi đúng đắn trong tương lai dé tạo dựng hình ảnh thương hiệu có giá trị và sức
ảnh hưởng nhất định trong ngành kinh doanh bất động sản cũng như khách hàng.2 Tổng quan nghiên cứu
Vào đâu những năm 90 của thê kỉ 20, các vân đê vê thương hiệu được bàn luận sôi nôi Tại Việt Nam, từ trước đên nay, vân đê “ xây dựng và phát triên
thương hiệu” thu hút nhiêu sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các doanh
nghiệp.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “ Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của
Việt Nam trong giai đoạn 2007 — 2010” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương.
Đề tài này đề cập đến một vấn đề khá mới mẻ trong vấn đề thương hiệu,không phải là một sản phẩm của doanh nghiệp mà là một mặt hàng thiết yêu đối
với người Việt Nam, đó là gạo Trong nghiên cứu này, ngoài việc hệ thống hóacơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển thương hiệu, phân tích và
làm rõ vai trò của thương hiệu với mặt hàng gạo, đánh giá thực trạng xây dựng
và phát triển thương hiệu gạo giai đoạn 2007 — 2010 thì tác giả đã đúc kết một sốkinh nghiệm về xây dựng và phát triển thương hiệu của các nước trên thế giới.Một trong khía cạnh tác giả đề cập đến là quảng bá thương hiệu Tác giả đưa raminh họa của Toyota và Nike Nếu Nike thành công nhờ biết tìm cách cộng tácvới những vận động viên nổi tiếng và giành được vi trí là nhà cung cấp cho cácsự kiện thể thao lớn trong và ngoài nước thì Toyata lại thành công thông qua cáchoạt động vì cộng đồng
Trang 13- Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh “ Thương hiệu Trường Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh — Đại học Thái Nguyên dưới quan điểm của sinh viên
và người sử dụng lao động” của tác giả Dương Thanh Hà.
Tác giả nghiên cứu thương hiệu của trường qua điểm đánh giá của sinh viênnhư là yếu tô bên trong và quan điểm của người sử dụng lao động như lực lượng
đánh giá bên ngoài với thương hiệu nhà trường Luận văn đã nêu những thành
công, hạn chế trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Nhà trường
và đưa ra nguyên nhân của cả hai khía cạnh Một trong những nguyên nhân chủ
yếu là do Trường mới được thành lập do đó số lượng sinh viên theo học còn ít,
cán bộ giảng viên thiếu sự đồng bộ về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất
thiếu thốn, quy trình đào tạo chưa được quan tâm đầu tư Dựa trên những số liệuphân tích, tổng hợp và đánh giá về thực trạng của sinh viên và người sử dụng lao
động, tác giả đề xuất giải pháp nhằm phát triển thương hiệu Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh — Đại học Thái Nguyên
3 Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra hạn chế, phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển
thương hiệu tại Công ty TNHH CEO Hospitality.
- Dé xuất giải pháp nâng cao công tác xây dựng và phát triển thương hiệu
của Công ty.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty
TNHH CEO Hospitality.
- Pham vi:
+ Không gian: Công ty CEO Hospitality
+ Thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2019
5 Phuong pháp nghiên cứu
Phương pháp tông hợp, so sánh, phân tích Ngoài ra còn sử dụng các bảngbiểu, sơ đồ dé minh họa van đề đang nghiên cứu
6 Kết cấu chuyên đề
Kết cầu chuyên đề gồm có 3 chương chính:
Trang 14Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển thương hiệu tại doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng về xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty
TNHH CEO Hospitality.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu qua xây dựng va phát triển
thương hiệu tai Công ty TNHH CEO Hospitality.
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIÊN THƯƠNG HIỆU
1.1 Tổng quan về thương hiệu1.1.1 Khái niệm, các quan niệm về thương hiệu và phát triển thương hiệu
Thương hiệu xuất phát từ chữ “Brandr” trong tiếng Nauy cô mang ý nghĩa
là đốt cháy Khoảng 2700 năm TCN, người Ai Cập cô đại tham gia công việcchăn nuôi gia súc đã sử dụng thanh sắt nung nóng in những biểu tượng đặc trưng
của chủ sở hữu lên da bò, trâu, Đây là cách đầu tiên đánh dấu quyền sở hữu tàisản, sau đó lần lượt là nhà sản xuất gốm, tơ lụa cũng tìm cách đánh dấu sản phẩm
của mình để thuận tiện cho quá trình nhận biết trên thị trường.Tuy nhiên, tất cảchỉ là những dấu hiệu nhận biết đơn giản mãi đến ngày 1/1/1876, tại nước Anh,nhãn bia Bass Ale với logo hình tam giác đỏ lần đầu tiên được đăng kí bảo hộ.Sự kiện mang tính chất tiên phong dẫn đường cho các doanh nghiệp ngày nay đitheo hướng đăng kí bảo hộ thương hiệu.(Nguyễn Yến Ngọc, 2017)
Ngày nay, thuật ngữ Thương hiệu được áp dụng pho biến trong đại đa số
ngành nghề dịch vụ và ngày càng được quan tâm đầu tư kĩ lưỡng Đó không chỉ
là dấu hiệu để giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp nàyvới doanh nghiệp khác mà còn là tài sản có giá trị quyết định sự tồn tại và thành
công của tô chức.
Khi nghiên cứu vê thương hiệu có rât nhiêu quan niệm khác nhau:
* Dưới góc độ Marketing — theo quan điểm truyền thống
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kì: “ Thương hiệu (brand) là một cái tên,
một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả cácyếu tố ké trên nhăm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một( hay một nhóm)
người bán và phân biệt các sản phẩm, dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh.”(Nguồn: giáo trình Quản trị marketing — PGS.TS Trương Đình Chiến)
s* Quan điểm tổng hợp:
- Theo Simon Anholt định nghĩa:
Trang 16“ Thương hiệu là một sản phâm, dịch vụ hay tô chức, có tên gọi, nhận diện và uy tín đã được công nhận.” ( New Brand Justice — Công lý mới của thương hiệu).
- Theo Philip Kotler — ông tô của marketing hiện đại định nghĩa:“ Thương hiệu (Brand) có thé được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng,hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của ngườibán và dé phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”
- Theo Jeff Bezos - CEO Amazon định nghĩa:
“ Thương hiệu của bạn sé là những gi người ta nói về khi bạn không ở đó.”
“+ Dưới góc độ sở hữu trí tuệ:
- Theo tô chức sở hữu trí tuệ thế giới (W/PO): “ Thương hiệu là một dấu
hiệu (hữu hình va vô hình) đặc biệt dé nhận biết một sản phâm hàng hoá hay mộtdịch vụ nao đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tôchức Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về
sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch
vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ Thương hiệu là một tài sản vô hình
quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
chiếm một phan đáng ké trong tổng giá trị của doanh nghiệp.”
Mặc dù thuật ngữ “ thương hiệu” đôi khi được hiểu với ý nghĩa tương
đương từ “ nhãn hiệu” trong thương mại nhưng thực ra nó được dùng với nghĩa
rộng hơn nhiều Thương hiệu là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hìnhnhư một nội dung, hình ảnh, biểu tượng liên quan đến sản phẩm dịch vụ cụ thểđược doanh nghiệp khơi gợi lên mang đến cảm nhận khác biệt trong lòng kháchhàng và dần dần hình thành một vị thế nhất định tại đó
Trước bối cảnh hội nhập toàn cầu và tự do hóa thương mại, hàng hóa càngphong phú và đa dạng về mẫu mã, chủng loại Quá trình xuất nhập khâu mangđến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn trong đó sản phẩm của thươnghiệu nước ngoài chiếm được sự quan tâm và lòng tin của khách hàng nhiều hơn.Điều đó đặt các doanh nghiệp trong nước trước một thách thức lớn khi thương
hiệu chưa đủ mạnh và sức cạnh tranh, sản phâm không có đủ sức cạnh tranh với
Trang 17sản phẩm ngoại Vì thé đòi hỏi các doanh nghiệp chú trọng đầu tư phát triểnthương hiệu của mình để đứng vững trên thị trường cũng như trong lòng ngườitiêu dùng Vậy phát triển thương hiệu là gì?
Phát triển thương hiệu chính là tận dụng sức mạnh của thương hiệu mởrộng lĩnh vực kinh doanh hay vạch ra những hướng đi mới nhằm mục đích tăng
độ tin cậy, độ uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu đã xây
dựng.
Phát triển thương hiệu là công việc vô cùng quan trọng nhằm củng cô vànâng cao vi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Mục tiêutối cao của phát triển thương hiệu là chiếm lĩnh thị trường và giành được niềmtin, sự yêu thích của người tiêu dùng với sản phâm dịch vụ mà thương hiệu mang
lại.
1.1.2 Vai trò của thương hiệu
Thương hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp, khách hàng và ngành kinh doanh, xã hội.
Y Đối với doanh nghiệp
Thương hiệu được hình thành đồng nghĩa với việc đánh dấu sự ra đời của
doanh nghiệp trên thị trường, là lời cam kết của doanh nghiệp với các bên liênquan và góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp
Là công cụ nhận diện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanhnghiệp khác đồng thời tạo ra sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm.Theo dòng thời gian, sự khác biệt cơ bản về đặc điểm, tính năng của chung loạiyêu cầu tô chức có chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu của khách hàng tại phân khúc thị trường khác nhau
Thương hiệu tạo dựng hình ảnh, cảm nhận và sự tin cậy trong tâm trí
khách hàng Lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nó chưa thể có ấn tượng nàovới người sử dụng mà sự cảm nhận ấy là kết quả của quá trình trải nghiệm cácnhân tố gắn liền với sản phẩm như tên gọi, màu sắc, âm thanh, đồng thời sự gankết những giá trị cảm xúc vào thương hiệu sẽ được truyền tải để người tiêu dùng
Trang 18có hiểu biết nhất định về sản phẩm Dần dần, thương hiệu được định vị trong
lòng khách hàng và là điểm mau chốt giữ chân khách hàng, dé họ tin tưởng lựachọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó
Thương hiệu giúp cho doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí marketing vatruyền thông Khi một thương hiệu có chỗ đứng nhất định, chủ doanh nghiệpkhông cần tốn quá nhiều tiền để đánh bóng thương hiệu nhăm thu hút sự chú ýmà chỉ cần tập trung đầu tư nâng cao phát triển thương hiệu để nó có vị thế vữngchắc trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dùng
Đối với các công ty, thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị vì đó làmột trong những yếu tố quyết định hành vi tiêu dùng Danh tiếng của thươnghiệu cho thấy lợi nhuận tiềm năng và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong
tương lai.
Y Đối với người tiêu dùng
Thương hiệu cung cấp thông tin về nguồn gốc và xuất xứ cho người tiêudùng Như vậy, nếu họ có những kiến thức về thương hiệu đó hoặc nhận ra đó là
thương hiệu đã mang đến cho họ những trải nghiệm tốt trong quá khứ thì họ sẽ
không cần tốn quá nhiều thời gian hay công sức để đưa ra quyết định sử dụng.Do đó, thương hiệu là công cụ tối thiểu hóa chỉ phí tìm kiếm và ra quyết định của
người tiêu dùng.
Hiện nay, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều hàng nhái vì thế thươnghiệu sẽ bảo vệ lợi ích của khách hàng khi mua hàng Ngoài ra, với những đốitượng thuộc phân khúc cấp cao và cấp trung, họ sẽ có xu hướng lựa chọn những
thương hiệu nổi tiếng, có uy tín dé tránh tồn thất khi mua hang: hàng không đúng
như yêu cau, chat lượng hàng hóa không tương xứng với giá ca
Thương hiệu là công cụ góp phân tạo nên giá trị cá nhân, mang đên cho
người tiêu dùng cảm giác đăng câp, nôi bật khi sử dụng dòng sản phâm của
thương hiệu cao câp và nôi tiêng.
v_ Đối với nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập
Trang 19Có thể nói toàn cầu hóa với Việt Nam vừa là cơ hội, vừa là thách thứckhông nhỏ Trên con đường hội nhập ấy, thương hiệu đã vượt qua rào cản nhưvăn hóa, khoảng cách địa lý, ngôn ngữ trở thành đại sứ đại diện cho bản sắc vàniềm tự hào quốc gia Thực tế chứng minh rằng quốc gia nào càng có nhiều
thương hiệu mạnh, chinh phục được toàn cầu thì càng khang định sự trường tồn
và khả năng đi xa của quôc gia đó khi cạnh tranh với cường quôc năm châu.
Thương hiệu uy tín là phương thức hiệu quả ngăn chặn sự xâm nhập tràn
lan của sản phẩm giả, tránh rủi ro cho khách hang và bảo vệ môi trường cạnh
tranh lành mạnh ở thị trường nội địa.
Những thương hiệu nỗi tiếng ở Việt Nam: Viettel, Vinamilk, Vinhomes,
FPT đã và đang thu hút sự quan tâm của nước ngoài Điều đó mở đường cho
nước ta thâm nhập thị trường toàn cầu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mụctiêu phát triển thành thương hiệu toàn cầu Điều đó góp phần khăng định vị thếcủa Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển với
các quôc gia hùng mạnh khác.
1.2 Nội dung xây dựng và phát triển thương hiệu
1.2.1 Nội dung tầm nhìn thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu là viễn cảnh, là mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệpmuốn hướng đến trong tương lai
Tầm nhìn thương hiệu là bức tranh tương lai tái hiện những điều có thểxảy ra với một tổ chức Khi một ý tưởng cốt lõi, mục dich mang tính chiến lượcđược hình thành, chúng thường thường cụ thể hóa băng hình dung trong tươnglai Tầm nhìn bao gồm phân tích định vi giữa hiện tại và tương lai lựa chọn giá
trị tuyệt vời nhất, mang tính độc đáo và khác biệt cho thương hiệu và qua đó định
hướng phát triển cho thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu là thông điệp ngắn gọn, xuyên suốt định hướngđường dài cho hoạt động của thương hiệu Tầm nhìn như một lăng kính hội tụ ưuđiểm và nhược điểm của doanh nghiệp dé qua đó, doanh nghiệp xác định được
Trang 20những việc nên làm và những việc không nên làm cho quá trình xây dựng và phát
triển thương hiệu
1.2.2 Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tong hop cac dau hiéu cua mét thuonghiệu mà người tiêu dùng nghe thay và nhìn thấy trong cuộc sông thường nhật: têngọi, logo, slogan, danh thiếp, dé họ có ấn tượng về sản phẩm, dịch vụ Ngoài ra
còn bao gồm các yếu tố thuộc về ban sắc và văn hóa doanh nghiệp là không nhìn
thấy được sẽ được khách hàng cảm nhận trong quá trình sử dụng sản phẩm
Hệ thống nhận diện thương hiệu là bước đầu trong xây dựng thương hiệu
với mục đích không chỉ tạo ra sự khác biệt trên thị trường mà còn mang đến niềm
tin và tác động đến nhận thức của người tiêu dùng Một hệ thống nhận diệnthương hiệu mạnh có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển giá trị thương hiệubền vững Vì thế, hệ thống nhận diện thương hiệu cần được thiết kế đồng bộ và
nhất quán dé thu hút sự chú ý và tạo điểm nhắn trong lòng khách hàng ngay từ
những lần đầu sử dụng sản phẩm dịch vụ
1.2.2.1 Tên thương hiệu
Tên thương hiệu (Brand name) là tên doanh nghiệp áp dụng cho sản phẩmdịch vụ cụ thể nào đó Đây là nhân tố cốt lõi không thể thiếu trong xây dựngthương hiệu nhằm giúp doanh nghiệp ghi tên sự hiện diện của mình trên thịtrường, giúp người tiêu dùng phân biệt thương hiệu giữa vô vàn sản phẩm củacác đối thủ cạnh tranh hoặc đơn giản mua sản phẩm dé dang hơn
Tên thương hiệu là công cụ truyền thông hữu hiệu vì nó đánh thăng vào
tiềm thức người tiêu dùng và là yếu tố đầu tiên được nhắc đến khi nói về thương
hiệu nào đó Một khi tên thương hiệu được đón nhận sẽ mang lại lợi nhuận lâu đài cho doanh nghiệp.
1.2.2.2 Biểu trưng (Logo) thương hiệu
Logo là biểu tượng thé hiện sự khác biệt của doanh nghiệp ở cấp độ đơngiản nhất giúp dễ dàng phân biệt rõ ràng doanh nghiệp với nhau Logo được thiếtkế băng chữ, hình ảnh hoặc kí hiệu, thông thường logo sử dụng các chữ viết tắt,
10
Trang 21kí hiệu đơn giản ngắn gọn mang tính tượng trưng cao Logo không chỉ là hình đạidiện của một tổ chức mà còn chứa đựng và truyền tải thông điệp ý nghĩa đếncộng đồng.
1.2.2.3 Khẩu hiệu (Slogan)
Khẩu hiệu ( slogan) là một bộ phận cau thành thương hiệu và giữ một vaitrò khá quan trọng Slogan là câu văn ngắn, chứa đựng thông điệp truyền thông
của doanh nghiệp Câu khẩu hiệu có tính hàm súc, khái quát, phô biến rộng rãi và
thường xuất hiện trong các tin tức quảng cáo, có thể trên TV, đài phát thanh haysách báo, tạp chí để khách hàng dễ dàng ghi nhớ Slogan dù chỉ là một câu nóinhưng thé hiện sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp giúp cho người tiêudùng hình dung thương hiệu đó là gì và sự cạnh tranh khác biệt với các đối thủ.Một slogan hay cần phải ngắn gọn, ấn tượng, nhắn mạnh vào lợi ích sản pham vàcó mục tiêu rõ ràng dé làm đòn bay cho thương hiệu và thúc day marketingthương hiệu đạt hiệu quả cao Một số slogan ấn tượng như: Viettel — Không
ngừng vươn xa; The best or nothing ( Tốt nhất hoặc không có gì) là slogan mới
của Mercedes-Benz.
1.3 Cac nhân tố ảnh hướng đến xây dựng và phát triển thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu là một hoạt động rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp dé khang định vi trí của thương hiệu trên thi trường va
trong tâm trí người tiêu dùng Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm tạo động lực đề cácdoanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra sự khác biệt Nhất làtrước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các doanh nghiệp đangtrên con đường cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
Một khi không có thương hiệu đủ mạnh tức là doanh nghiệp đang tự loại mình ra
khỏi cuộc dua Song, quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu là chặngđường dài và không hề đơn giản Doanh nghiệp phải tìm tòi, nghiên cứu, đưa ragiải pháp trước sự tác động của các nhân tô ảnh hưởng đến xây dựng và phát
triển thương hiệu, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
+* Nhận thức nhà quản lý doanh nghiệp:
11
Trang 22Đây là nhân t6 đầu tiên ảnh hưởng đến xây dựng va phát triển doanhnghiệp Nhà lãnh đạo đóng vai trò như thuyền trưởng đưa con tàu đi đúng hướng.Sự hiểu biết sâu rộng của các nhà lãnh đạo về ý nghĩa thương hiệu, về quá trình
tạo dựng thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có mục tiêu định hướng rõ ràng
đồng thời là kim chỉ nam dẫn dắt thành viên tổ chức có những kế hoạch, địnhhướng xây dựng và phát triển thương hiệu phù hợp với xu thế thị trường
«+ Đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển thương hiệu:
Xây dựng chiến lược sao cho hiệu quả, tính khả thi cao là điều không hềdễ dàng, đòi hỏi các cán bộ thực hiện phải có trình độ chuyên môn, tinh thầntrách nhiệm va am hiéu kĩ lưỡng về thương hiệu cũng như hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp Chiến lược xây dựng thương hiệu mang tính thực tiễn hay lý
thuyết phụ thuộc rất lớn vào trình độ và sự tận tâm của đội ngũ cán bộ
s* Nguồn lực doanh nghiệp:
Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tổ thiết yếu với chiến lượcxây dựng và phát triển thương hiệu Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính
mạnh thì đây được coi là lợi thé xúc tiến quá trình thuận lợi, trái ngược lại với
doanh nghiệp tài chính còn yếu kém thì sẽ là khó khăn lớn Các doanh nghiệp sẽphải tính toán kĩ lưỡng sao cho đạt được hiệu qua tối ưu nhất với mức chi phíthấp nhất Ngoài ra, doanh nghiệp cần cân nhắc quy trình thực hiện và mục tiêu
phát triển thương hiệu có tương xứng với nguồn lực hiện có hay không và có khả
năng thực hiện được hay không? Đó là những vấn đề liên quan đến nguồn lựccần được doanh nghiệp suy xét thận trọng
s* Sự hiểu biết về thị trường
Thương hiệu là công cụ đánh dấu sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị
trường và ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng Tham gia vào nền kinh tế thịtrường, các doanh nghiệp cần tiễn hành khảo sát thị trường và tâm lí, thói quen
của khách hàng Hiểu biết rõ về đối thủ cạnh tranh và đảm bảo nhu cầu, quyềnlợi người tiêu dùng sẽ thúc day chiến lược xây dựng va phát triển thương hiệu
thành công Hơn nữa, nó giúp cho doanh nghiệp nhận thức rõ ràng trách nhiệm
12
Trang 23của mình trong việc củng cố, bảo vệ và nâng cao thương hiệu dé luôn tạo ra sự
khác biệt bền vững
1.4 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu
1.4.1 Vingroup — Thương hiệu số 1 trong lĩnh vực bat động sản nghỉ dưỡng
Năm 2015 đánh dấu tròn 15 năm Tập đoàn Vingroup trở về Việt Nam đầutư với khát vọng phát triển đất nước Trải qua hơn 15 năm xây dựng và pháttriển, thương hiệu Vingroup đã trở nên quen thuộc và là cái tên xuất hiện đầu tiên
trong suy nghĩ người tiêu dùng khi nhắc đến bat động sản nghỉ dưỡng.
Ngày nay, Vingroup là một trong số thương hiệu xây dựng hình ảnhthương hiệu có trách nhiệm với cộng đồng Vingroup đặt chữ TÂM là một trong
nền tảng quan trọng của việc kinh doanh Tập đoàn luôn lấy khách hàng là trung
tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu Đối với Vingroup,sự hài long của khách hang là thước đo thành công Trong môi trường kinh tế thitrường, có thể thấy rằng Vingroup đã sớm có tầm nhìn xa và coi trọng vai trò
khách hàng.
- Tạo dựng chương trình thương hiệu mang dấu ấn riêngThương hiệu là những giá trị doanh nghiệp mà xã hội, khách hàng có thécảm nhận được Với suy nghĩ như vậy, việc phát triển thương hiệu không chỉ ởquảng bá trên phương tiện truyền thông mà còn là những hoạt động thiết thực đã
được triển khai mang dấu ấn riêng của tập đoàn Minh chứng rõ ràng là
3/10/2006, quỹ Thiện Tâm được thành lập với chi phí tài trợ bởi tập đoàn và các
nhà hảo tâm, gieo mầm hạt giống thiện nguyện Quỹ đã thực hiện hàng loạt dự ánvì cộng đồng: giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, tài trợ cho hàng nghìn cuộc
phẫu thuật tim, điều trị ung thư Nồi bật nhất là dự án từ thiện “ Quỹ cho vay bê,
nghé giống” được đánh giá cao về tính bền vững Không chỉ hỗ trợ con giống,người dân còn được hướng dẫn kiến thức, kĩ năng chăm sóc đàn bê Điều đó giúp
cho các hộ vươn lên trong sản xuât băng chính khả năng lao động của mình.
- Xây dựng thương hiệu một cách khôn ngoan, bài bản
13
Trang 24Hiện nay, chúng ta biết đến Vingroup là một tập đoàn kinh doanh đa
ngành nhưng khác với doanh nghiệp khác, Vingroup không tham vọng hoạt động
trong tất cả các lĩnh vực ngay từ đầu thay vào đó tập trung phát triển với bất độngsản, bán lẻ cao cấp trước khi bước sang các lĩnh vực khác Với bất động sản,Vingroup ghi dấu ấn mạnh mẽ với thương hiệu Vinpearl ( khách sạn, du lịch) vàVinpearl Land ( vui chơi giải trí) Với bán lẻ, Vingroup hiện đang điều hànhchuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất tại Việt Nam, VinMart* với số lượng khoảng 650cửa hàng, chuyên phục vụ đa dạng mặt hàng tiện lợi cho cuộc sống sinh hoạt
thường ngày của người dân.
- Khang định bang chất lượngThương hiệu và chất lượng sản phẩm luôn đi kèm với nhau, không cóchuyện thương hiệu tốt mà sản phâm kém Vingroup xác định: “ Ving quang
thuộc về người về đích đúng hẹn” Họ coi trọng tốc độ nhưng luôn lẫy câu “
Không nhanh âu đoảng” để ty ran đe mình Chính tôn chỉ đó cho thay sự đề caochất lượng của tập đoàn và điều đó được kiêm chứng bởi người tiêu dùng trongsuốt thời gian qua Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 làm cho thị trườngbất động sản gặp nhiều khó khăn, Vingroup luôn đảm bảo chất lượng dự án, công
trình được đưa vào khởi công và đi vào hoạt động: khu nghỉ dưỡng Vinpearl
Luxury Nha Trang, Phú Quốc đăng cấp 5*, hàng loạt dự án dưới thương hiệuVinhomes với tổng số hơn 50000 căn hộ Đây là doanh nghiệp mà trước naykhách hàng chưa từng phản ánh về chất lượng công trình Không chỉ thành côngtrong nước, Vingroup 2 lần được trao giải thưởng “ Nhà phát triển bất động sảntốt nhất Việt Nam — Best Developer in VietNam”
Với tat cả những gi đã làm được trong gần 20 năm qua, Vingroup đã
khẳng định được thương hiệu của mình bằng việc ghi dấu vị trí nhất định trong
lòng khách hàng, bằng những phần thưởng cao quý được Nhà nước trao tặng.Tương lai sắp tới, trước sức ép của toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0,
chúng ta hoàn toàn tin răng VinGroup sẽ không ngừng đột phá trong dịch vụ, sản
phẩm đúng với triết lý kinh doanh “ làm đẹp cho đời”
14
Trang 251.4.2 TH True Milk — Thực sự thiên nhiên
Ngày 26/12/2010, Công ty Cổ phần Sữa TH chính thức giới thiệu ra thịtrường sản phâm sữa sạch TH True Milk với thông điệp “ Tinh túy thiên nhiên
được giữ vẹn nguyên trong từng giọt sữa sạch” Đây là sự kiện quan trọng của
ngành sữa Việt Nam bởi những sản phẩm này là thành quả đầu tiên của dự ánChăn nuôi bò sữa và chế biến sữa sạch quy mô lớn nhất Đông Nam Á với số vốndau tư lên đến 1,2 tỷ USD Bằng sự ra đời của các sản phẩm sữa sạch TH TrueMilk, Công ty CP Sữa TH đang từng bước khăng định mục tiêu trở thành nhà sảnxuất hàng đầu trong ngành hàng thực phâm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên
Hơn 40 năm hoạt động trên thị trường, Vinamilk là cái tên chiếm trọn sự
tin tưởng của người tiêu dùng Việt Nam Bat kì một ai muốn thử sức hoạt động ở
lĩnh vực này đều phải dé chừng trước tên tuổi lớn như Vinamilk Thế nhưng, từkhi gia nhập thị trường đến nay, TH True Milk nhanh chóng trở thành thươnghiệu được nhiều người yêu thích Vậy những yếu tố nào đã tạo nên sự thành công
nhanh chóng của TH True Milk:
- Thấu hiéu tâm lý khách hang là yếu tố quyết định
Hiện nay, thị trường sữa vô cùng đa dạng và phong phú nhưng không ít
người hoài nghi về hàm lượng chất đinh dưỡng và độ an toàn của nó Dựa trênthông tin báo chí, người ta phát hiện nhiều hãng sữa có thành phần dinh dưỡng íthơn số liệu ghi trên bao bì hay nguy hiểm hơn là một số loại sữa chứa những chấtđộc hại Chúng ta chắc hăn chưa quên vụ việc sữa Trung Quốc chứa melamine —một chất gây sỏi thận ở trẻ em đã được nhập khẩu và bày bán trên thị trường Việt
Nam gây lo âu cho người tiêu dùng Từ những vụ việc như vậy, người tiêu dùng
lại càng băn khoăn hơn về chất lượng sữa và có những yêu cầu khắt khe hơn mà
một trong những yêu cầu bắt buộc là sữa phải sạch
Thấu hiểu điều đó, sản phẩm TH True Milk được ra đời với thông điệp “
Tình túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong từng giọt sữa sạch” Từ khi ra
đời, quảng cáo “ sữa sạch” của TH ngay lập tức thu hút sự chú ý của người tiêu
dùng nhất là trong thời buổi hiện nay, van dé an toàn thực phâm càng ngày càngđược mọi người bận tâm Cũng là một người mẹ, bà Thái Hương am hiểu tâm lý
15
Trang 26của của bà mẹ luôn mong muốn tìm thương hiệu đảm bảo chất lượng cho conmình Chính cái tâm ấy đã lí giải tiêu chí hàng đầu của TH True Milk là “ sữa
sạch”.
Đề đảm bảo chất lượng sữa tươi ngon, bổ dưỡng, Công ty CP Sữa TH đã
áp dụng quy trình khép kín đồng bộ với công nghệ hàng đầu thế giới trong chănnuôi bò sữa và chế biến sữa tươi
- Chiến lược Marketing khôn ngoan của “ kẻ đến sau”
Gia nhập thị trường giữa một loạt thành công từ các thương hiệu di trước:
Vinamilk, NutriFood nhưng với chiến lược marketing ram rộ, TH True Milk thu
hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng Về chiến lược Marketing, TH True
Milk tập trung quảng bá sự tinh khiết của sản phẩm sữa cũng như cam kết về chấtlượng của sữa Từ các poster đến clip trên truyền hình đều gửi gam hình anh, nội
dung về sản pham chat luong, dat chuẩn vệ sinh Đặc biệt, TH True Milk đã tổchức sự kiện “ Chung tay vì tầm vóc Việt” truyền tải thông điệp mạnh mẽ liên
quan đến sức khỏe của trẻ Chương trình có sự ủng hộ của chính quyền các cấpcùng sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng Tắt cả đều hướng đến cải thiện tầmvóc của thế hệ trẻ Việt Nam, đáp ứng đòi hỏi về thể lực và trí lực và cao hơn là vìsự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa TH True Milk đánhvào những nội dung ý nghĩa, tạo ra thiện cảm đối với khách hàng từ đó định vị làmột thương hiệu với những sản phẩm tốt cho sức khoẻ
Không ai biết được tương lai TH True Milk sẽ vươn xa đến đâu nhưng
những gì TH đã làm thực sự gây dựng hình ảnh thương hiệu sữa sạch trong tâm
trí khách hàng đồng thời làm phong phú thị trường sữa Việt Nam
16
Trang 27CHUONG 2: THUC TRẠNG XÂY DUNG VÀ PHAT TRIEN
THUONG HIEU TAI CONG TY CEO HOSPITALITY
2.1 Tong quan về công ty TNHH CEO Hospitality2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH CEO Hospitality thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Tập
đoàn C.E.O được thành lập 26/11/2016 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH
Một thành viên Khách sạn và Nghỉ dưỡng C.E.O Đến 27/2/2019, Công ty chínhthức được đổi tên thành CEO TNHH Hospitality
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Hospitality
- Tên tiếng Anh: C.EO HOTELS AND RESORTS ONE MEMBER
LIMITED LIABILITY COMPANY.
- _ Tên viết tat/giao dich: CEO HOTELS AND RESORTS CO.,LTD.- Tru so chinh: Khu Tổ hợp Du lịch Sonasea Villas and Resort, tổ 5, ap
Đường Bào, huyện Phú Quốc, tinh Kiên Giang.- Van phòng tại Hà Nội: Tang 2, Tháp CEO, HH2 - 1, Đô thị mới Mễ Tri
Hạ, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội, Việt Nam.
- _ Ngày thành lập: 26/11/2016
- _ Mã số thué:1702070874, đăng ký lần đầu ngày 26/11/2016
- _ Điện thoại: 0773980026 - Fax: 0773980026
- Email: ceohr@ceohospitality.com.vn
- Gidm đốc (CEO): Nguyễn Van Kién
Được thành lập vào thang 11/2016 nhưng CEO Hospitality chính thức di
vào hoạt động từ tháng 01/2017 với lượng nhân sự khá it oi (Ban Tổng Giám đốc
01 người và Phong TCHC 01 người) Từ tháng 01/03/2017, CEO Hospitality
chính thức triển khai công tác quản lý vận hành Tòa nhà văn phòng, Khu đô thị là
Tháp CEO và Khu đô thị Sunny Garden City, dự án Bamboo Garden City (Khu
nhà ở xã hội) Đến tháng 1/2019, CEO Hospitality chính thức triển khai loại hình
17
Trang 28kinh doanh dịch vụ trọng điểm - quản lý vận hành khách sạn khu nghỉ dưỡng vớiDự án đầu tiên là Khách san Best Western Premier Sonasea Phú Quốc — một sảnphẩm bat động sản nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5* của Tập đoàn CEO Như vậy, tínhđến thời điểm hiện tại CEO Hospitality đã có 4 Dự án triển khai tại Hà Nội vàPhú Quốc Ngoài ra, Công ty chịu trách nhiệm quản lý Công ty Thành viên là
Công ty CEO Bảo vệ.
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
CEO Hospitality là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ quản lý
bắt động sản bao gồm các trụ cột kinh doanh chính:
- Quan lý khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
- Quan lý vận hành tòa nhà, khu chung cư.
- _ Kinh doanh tư van bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu,
chủ sử dụng hoặc đi thuê.
- Tu vấn, mô giới dau giá bất động san, đấu giá quyền sử dụng đất
- - Nhà hàng, các dịch vụ ăn uống.
- Dich vụ hỗ trợ quảng bá và tổ chức tour du lịch
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cau tô chức của Công ty TNHH CEO Hospitality được thể hiện thông qua Sơ
đồ 2.1 dưới đây:
18
Trang 29Hội đồng thành viên
Phòng Phòng Phòng tô Phòng tàiQuản lý Quản lý tài chức hành chính kế khách sạn sản chính toán
Premier ; Garden CEO vu bao vé
Sonasea Phú Tower CEO
thực hiện chức năng tham mưu và giúp việc cho Tổng Giám đốc Côngty trong lĩnh vực tô chức nhân sự, lao động tiền lương, công tác hànhchính tông hop và một số công tác liên quan khác
e Nhiém vụ:
19
Trang 30Bảo vệ quyên lợi hợp lệ Công ty và Người lao động; trao đổi với Côngđoàn, cân băng các lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với tô chức;Tham mưu, đề xuất mô hình va cơ cấu tổ chức của bộ máy Công tygồm các Phòng/Ban chức năng phù hợp với mục tiêu, định hướngchiến lược phát triển Công ty trong từng thời kỳ;
Xây dựng và tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến công tácquản lý và phát trién nguồn nhân lực; công tác cán bộ; công tác tuyêndụng, đào tạo, đánh giá chất lượng nhân sự; công tác xây dựng các quy
chế, quy định, quy trình có liên quan;
Xây dựng hệ thống chính sách thu nhập tiền lương, bảo hiểm, khenthưởng, kỷ luật toàn Công ty; thực hiện và giải quyết các chế độ đối
với người lao động;
Tiếp nhận, kiểm tra, giải quyết hoặc chuyên đến người có thâm quyềngiải quyết kiến nghị, khiếu nại của người lao động rong Công ty theo
đúng quy định của Pháp luật;
Quản lý và tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, công tác hànhchính tông hợp và công tác bảo mật theo quy định của Công ty và Pháp
luật;
Quản lý tài sản, công cụ dụng cụ, trang thiết bị văn phòng chuẩn bịcông tác hậu cần cho các cuộc họp tại văn phòng Công ty;
Hệ thống, phân tích và làm báo cáo liên quan đến tiến độ thực hiện kế
hoạch tháng, quý, năm và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của
lãnh đạo Công ty và Tập đoàn;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc Công
ty.
Phòng Tài chính — Kế toánChức năng: là phòng chuyên môn thuộc bộ máy điều hành Công tythực hiện chức năng tham mưu và giúp việc cho Tổng Giám đốc Côngty trong các lĩnh vực Tài chính — Kế toán
Nhiệm vụ:
Thực hiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty;
20
Trang 31Hướng dẫn và chỉ đạo các bộ phận liên quan lập báo cáo thống kê, lậpchứng từ kế toán phù hợp với hoạt động SXKD toàn Công ty theo Chếđộ Kế toán của Nhà nước, tuân thủ Chuan mực kế toán và chấp hànhđúng Luật Kế toán, Luật quản lý thuế và các Luật khác có liên quan;
Kiểm soát nội bộ, giám sát sử dụng tài sản, vốn và chi phí:Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cân đối và quản lý nguồn vốn, dòngtiền để đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả;
Tổ chức công tác lưu trữ hồ sơ, chứng từ Kế toán theo đúng quy định
của Nhà nước đảm bảo an toàn, khoa học;
Xây dựng chiến lược, xây dựng quy hoạch và kế hoạch sản xuất kinh
doanh dài hạn, trung hạn và hàng năm của Công ty Quản lý công tác
kế hoạch và thống kê của Công ty;
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Phòng Quản lý Tài sản
Chức năng: là phòng chuyên môn thuộc bộ máy điều hành Công ty,
thực hiện chức năng tham mưu và giúp việc cho Tổng Giám đốc Công
ty trong lĩnh vực quản lý, vận hành Toa nhà/Khu Đô thi/Nha chung cư Nhiệm vụ:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến công tác
quản lý, vận hành Tòa nhà văn phòng:
= Tìm kiếm, sàng lọc và lựa chọn khách thuê mặt bằng:= Tim kiếm, đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho Tòa nhà;
đảm bảo các dịch vụ được lựa chọn cung cấp cho Tòa nhà đáp ứng
các yêu câu đã cam kêt với khách thuê mặt băng;
= Xây dựng các quy định, quy trình quản lý kiểm soát các hoạt động
của Tòa nhà;
"Xây dựng và tổ chức thực hiện kênh chăm sóc khách hàng, đảm
bảo các yêu cầu của khách hàng được xử lý nhanh chóng chuyên
nghiệp;
21
Trang 32Phối hợp với các Phòng/Ban trong Công ty và Tập đoàn về dao taonhân viên bộ phận, nhân viên nhà cung cấp tham gia quá trình quảnlý, cung cấp dịch vụ trong Tòa nhà;
Kiểm soát công tác bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hạng mục;các thay đôi về thiết kế, trang trí nội thất trong Tòa nhà;
Đánh giá định kỳ nhu cầu của khách hàng trong quá trình sửa dụng
dịch vụ; thực hiện xử lý vi phạm đối với các khách hàng không
tuân thủ nội quy, quy định chung của Tòa nhà;
Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo định kỳ.đột xuất về tình trạng
vận hành và hiệu quả hoạt động của Tòa nhà.
- - Xây dựng và tô chức thực hiện các công việc liên quan đên công tác
quản lý, vận hành Khu đô thị/Nhà chung cư:
Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện công tác bàn giao tài
sản (căn hộ/biệt thự) cho cư dân;
Tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho Khu đô thị(KĐT); đảm bảo các dịch vụ được lựa chọn cung cấp cho KĐT đáp
ứng các yêu câu đã cam kết với cư dân;
Xây dựng các quy định, quy trình quản lý vận hành KĐT và thực hiện công tác xử lý vi phạm;
Tổ chức điều phối việc thực hiện bảo trì, bảo dưỡng các Phần sử
dụng chung và Tiện ích chung trong Khu đô thị;
Phối hợp với Cơ quan Nha nước có thâm quyền, Chủ đầu tư déthực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội trong Khu đô thị ;
Thu phí dịch vụ, phí bảo trì và các loại phí khác theo quy định của
Chủ đầu tư;Kiểm soát các khoản thu, chi phí dịch vụ, phí bảo trì của Khu đô
thi;
22