1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp văn phòng luật sư kết nối

45 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Hình Phạt Chính Không Tước Tự Do Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Và Thực Tiễn
Tác giả Trần Diệu Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 7,13 MB

Nội dung

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu s* A/ục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của bài viết là thông qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về các hình phạt chính không tước tự do: Cảnh c

Trang 1

BO MON PHU TRACH: LY LUAN VA LICH SU NN &PL

GIANG VIEN HUONG DAN : THAC Si NGUYEN THI HOAI PHUONG

CO QUAN THUC TAP : VAN PHONG LUAT SU KET NÓI

Hà Nội - 2022

Trang 2

KHOA LUẬT

BAO CAO CHUYEN DE THUC TAP TOT NGHIEP

DE TAI:

CAC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO THEO PHAP LUAT

HINH SU VIET NAM VA THUC TIEN

HO VA TEN : TRAN DIEU LINH

LOP : K64B

BO MON PHU TRACH : LY LUAN VA LICH SU NN & PL

GIANG VIEN HUONG DAN : THAC SI NGUYEN THI HOAI

PHUONG

CO QUAN THUC TAP: VAN PHONG LUAT SU KET NOI

Hà Nội - 2022

Trang 3

Kính thưa quý thầy cô Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội nói chung và thầy cô

khoa Luật nói riêng!

Qua quá trình được học tập và rèn luyện ở đưới mái trường Đại học Quốc gia

Hà Nội, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy (cô), đặc biệt là quý

thầy cô Khoa Luật đã truyền đạt cho em những kiến thức bồ ích về lý luận và thực tiễn

pháp luật trong suốt thời gian học ở trường Và trong suốt thời gian thực tập tại Văn

phòng Luật sư Kết Nối, em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào

công việc thực tế Cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp từ phía văn phòng

Luật sư, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình

Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô giáo của Khoa Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội đã cho em cơ hội đề em được học tập trong môi trường đầy chuyên nghiệp

và năng động Đặc biệt, em xin gửi lời sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hoài Phương đã tận

tình hướng dẫn, giúp em bồ sung những thiếu sót trong quá trình em viết chuyên đề và

cung cấp cho em nhiều thông tin, kiến thức để em có thê thực hiện viết chuyên đề

thành công

Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm ơn trưởng Văn phòng Luật sư Kết

Nối- Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng và các anh chị nhân viên trong văn phòng đã cho

phép và tạo điều kiện để em thực tập tại văn phòng , đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong thời

gian qua

Một lần nữa, em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2022

Trang 4

Em xin cam đoan đề tài “ Các hình phạt chính không tước tự do theo pháp

luật hình sự Việt Nam và thực tiễn “ là bài viết của cá nhân em dưới sự hướng dẫn

của giảng viên hướng dẫn ThS§.Nguyễn Thị Hoài Phương Ngoài ra không có bất kì sự

sao chép của người khác Đề tài này là sản phẩm mà đã nỗ lực nghiên cứu trong quá

trình học tập tại trường cũng như trong quá trình làm việc tại Văn phòng Luật sư Kết

Ni

Những số liệu báo cáo là hoản toàn trung thực, em xin chịu trách nhiệm, kỷ

luật của trường nếu có vẫn đề gì xảy ra

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2022 Chữ kí của giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Linh

Trần Diệu Linh

Trang 5

1.4 Lý luận về hình phạt cải tạo không giam giữ 12

1.5 Lý luận về hình phạt trục xuất 16

CHUONG 2: THUC TIEN AP DỤNG PHÁP LUẬT ĐÓI VỚI CÁC HÌNH

PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO 18

2.1 Khái quát tình hình các vụ án áp dụng hình phạt chính không tước tự do

do Văn phòng Luật sư Kết Nỗi đảm nhận 18

3.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật 29

3.2 Giải pháp đổi mới tư duy trong áp dụng pháp luật và nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật đối với các hình phạt chính không tước tự do

31

Trang 6

với các hình phạt chính không tước tự do 33

3.4 Tăng cường nguồn lực trong áp dụng pháp luật đối với các hình phạt chính

Trang 7

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang tiếp tục đây mạnh phát triển, hội nhập quốc tế nhờ đó đất nước và nhân đân ta đã đạt được những thành tựu to lớn làm thay đổi bộ mặt xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đặc biệt là sự phức tạp của những tiêu cực xã hội, của tình hình tội phạm

Tội phạm diễn ra ở nhiều nơi, nhiều mặt của đời sống xã hội Như vậy cần phải có

những biện pháp đề trừng trị, giáo dục, răn đe và đấu tranh, phòng ngừa tội phạm Đối với tội phạm, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách khoan hồng, có cơ chế pháp lý bảo đảm quyên con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công đân Qua

đó thể hiện tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện trong đường lối xử lý người phạm tội của pháp luật hình sự Việt Nam

Cụ thể tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về Chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020 da dé ra “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tổ tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiễn, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm”

Quy định vẻ hình phạt, Bộ luật hình sự Việt Nam ghi nhận có 7 hình phạt chính

và 7 hình phạt bổ sung Trong 7 hình phạt chính, có 4 hình phạt không tước tự đo đó là: Cảnh cáo, Phạt tiền, Cải tạo không giam giữ và Trục xuất Về lý luận và thực tiễn còn tổn tại bất cập, một số điều kiện áp dụng chung chung khó áp dụng nên dẫn đến việc ít được áp dụng Tương quan việc áp dụng giữa các hình phạt truyền thống như hình phạt tủ có thời hạn, tù chung than và các hình phạt chính không tước tự do chưa tương xứng Số lượng hình phạt chính không tước tự do ít được áp dụng trong thực tiễn xét xử

Đề hiểu hơn những vẫn đề lý luận và thực tiễn áp đụng như thế nào? Những ưu nhược điểm của các hình phạt chính không tước tự do ra sao? Từ đó sẽ có những giải pháp, hướng hoàn thiện các chế định nói trên Với sự cần thiết và quan trọng của các hình phạt chính không tước tự do nên em đã quyết định chọn “Các hình phạt chính không tước tự do theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến các hình phạt chính không tước tự do, ở các mức độ khác nhau đã được đê cập đên trong một số công trình khoa học nghiên cứu và được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau như:

(1) Trần Thị Ngọc Anh, “77? hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”, luan văn thạc sỹ, Học viện khoa

học xã hội năm 2018

(2) Nguyễn Thị Thu Thảo, “Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước”, luận văn thạc sỹ luật học,

Học viện khoa học xã hội năm 2017

! Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

Trang 8

(3) Nguyễn Gia Viễn, “Ap dung hinh phat cai tạo không giam giữ đối VỚi người dưới 18 tuổi phạm tội và đề xuất, kiến nghị”, tạp chí Kiêm sát số 18 (tháng 9/2018)

(4) Mai Thị Thủy, Đào Thị Nguyệt, “VỀ hình phạt tiền áp dụng đối với người phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015”, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 04/2016

(5) Lê Hữu Hòa, “ ÄM⁄ộf số vấn để về áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ”, tạp chí khoa học xã hội số 2/2012

(6) Một số giáo trình giảng dạy tại các trường Đại học luật

Các bài viết, công trình nghiên cứu trên đây đã phân tích và làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về các hình phạt chính không tước tự đo theo các góc độ khác nhau Từ đó gợi mở cho em nhiều ý tưởng và hướng nghiên cứu, các công trình sẽ là những tài liệu bồ ích va giá trị trong quá trình nghiên cứu của em

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

s* A/ục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của bài viết là thông qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về các hình phạt chính không tước tự do: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất dưới góc độ lý luận hình sự và thực tiễn áp dụng, từ đó hướng đến mục đích kiến nghị được những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này trong thực tiễn s* Nhiệm vụ nghiên Cứu:

Đề đạt được những mục đích đã đặt ra, đề tài sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về các hình phạt chính không tước tự do như: Khái niệm, đặc điểm, chủ thẻ, nội dung, điều kiện áp dụng

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các hình phạt chính không tước tự do và thực tiễn áp dụng những hình phạt này

Từ lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, em sẽ đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định nảy trong thực tiễn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

s% Đối tượng nghiên cứu:

Với mục đích và nhiệm vụ đã nêu, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những van

đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam vé 4 hinh phat chinh không tước tự do: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất, cũng như thực tiễn áp dụng 04 hình phạt này qua những vụ án mà văn phòng Luật nơi em thực tập đảm nhận

“ Pham vi nghién ctu:

Trong phạm vi đề tài, em chỉ tập trung nghiên cứu 2 nội dung chính sau:

Thứ nhất, nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về 4 hình phạt chính: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất, em sẽ làm rõ những

khái niệm, đặc điểm, nội dung, điều kiện áp dụng đối với 4 hình phạt trên

Tứ hai, đánh giá thực tiễn áp dụng 3 hình phạt chính không tước tự do đó là Cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm

Trang 9

2020 từ những vụ án mà văn phòng Luật nơi em thực tập đã từng đảm nhận Riêng với hình phạt trục xuất, về thực tiễn áp đụng em xin phép không được đề cập vì hình phạt này chỉ áp dụng với người nước ngoài, mà thực tiễn văn phòng Luật nơi em thực tập chưa tiếp nhận vụ án có yếu tố nước ngoài nào Vì vậy em không phân tích thực tiễn

áp hình phạt trục xuất trong phần thực tiễn

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác- xít, tư tưởng của C.Mác- Ph Ănghen về tội phạm, tư tưởng Hỗ Chí Minh vệ con người, về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về cải cách tư pháp được thê hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng khóa X, XI và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích- tông hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, phương pháp thông kê đồng thời dựa vào số liệu thống kê và các vụ án từ thực tiễn các vụ án do văn phòng Luật nơi em thực tập đảm nhận đề phân tích và làm sáng tỏ các vẫn đề lý luận và thực tiễn

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật và các quan điểm khoa học về hình phạt chính không tước tự do, đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn

đề lý luận và thực tiễn áp dụng 4 hình phạt: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất Từ đó góp phần bồ sung thêm lý luận về các hình phạt không tước tự

do cũng như lý luận về áp dụng các hình phạt không tước tự do

Những kết quả nghiên cứu đạt được có thé duoc dùng làm tài liệu tham khảo trong qua trình công tác, học tập cho các sinh viên chuyên ngành luật hình sự va những độc giả quan tâm van dé nay Gop phan làm đa dạng hơn tài liệu nghiên cứu đối với các hình phạt cải tạo không giam giữ

7 Kết cấu của báo cáo tông kết

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tải liệu tham khảo, nội dung của báo cáo tổng kết gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận về các hình phạt chính không tước tự do Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các hình phạt chính không tước

Trang 10

hình phạt tương ứng đối với từng tội phạm? Luật hình sự nói chung, hình phạt nói riêng là cung cụ pháp lý hữu hiệu nhất của Nhà nước trong việc đâu tranh phòng, chống tội phạm” Người phạm tội phải chịu những hậu quả tương ứng với hành vi phạm tội, đây là mỗi quan hệ giữa tội phạm và hình phạt, là biểu hiện giữa nguyên nhân và hậu quả và chính là trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội

Về khái niệm pháp lý của hình phạt, đã được quy định tại điều 30 của Bộ luật hình sự năm 2015: “Hinh phat là biện pháp Cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đối VỚI người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyên, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.*

Hình phạt thường được chia thành hình phạt chính và hình phạt bồ sung Hình phạt chính là hình phạt được áp dụng độc lập và mỗi tội phạm chỉ có thê áp dụng một hình phạt chính Đối với hình phạt bố sung không thé áp dụng độc lập mà chỉ có thể

áp dụng kèm theo hình phạt chính và mỗi tội phạm có thể bị á áp dụng một hoặc một số hình phạt bô sungŠ Mặc dủ trong Bộ luật hình sự 2015 không quy định về “hình phạt chính tước tự do” và “hinh phạt chính không tước tự đo” nhưng căn cứ vào tính chất tước tự do về thân thê của người phạm tội có thê chia hình phạt chính thành hai nhóm như trên Thuật ngữ “hình phạt chính không tước tự do” cũng đã được thừa nhận và được nhắc đến nhiều trong các tài liệu khoa học pháp lý, được nhiều chuyên gia pháp

lý vả người làm công tác pháp luật sử dụng”

Qua tìm hiểu nhiều luận văn và bài viết về “hình phạt chính không tước tự do”

có thể nhận thấy các bài nghiên cứu đều có cách hiểu về hình phạt chính không tước

tự do là hình phạt không buộc người phạm tội phải cach ly hoàn toàn khỏi mỗi trường sống bình thường, hay nói cách khác là người phạm tội không phải sống tập trung trong môi trường giam giữ, nhưng họ bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyên nhất định" Em đồng tình với cách hiểu trên vì hình phạt tước tự do là các hình phạt tủ, người phạm tội sẽ phải sống, cải tạo trong các cơ sở giam giữ Còn đối với các hình phạt chính không tước tự do thì người phạm tội không phải sông trong môi trường giam giữ, họ vẫn được sống và làm việc trong môi trường xã hội bình thường Từ cách hiểu nảy và trên cơ sở khái niệm về hình phạt trong Bộ luật hình sự có thê định nghĩa các hình phạt chính không tước tự do như sau: Các hình phạt chính không tước tu do

? Lành Lưu Mai Thảo, “Các hình phạt chính không tước tự do theo pháp luật hình sự Việt Nam từ

thực tiễn quận 5 TP Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ 2017

3 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam 1, NXB Công an nhân dân 2010, tr.16

* Điều 30, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đôi bố sung 2017

Š Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo mình Luật hình sự Việt Nam phan chung, NXB Công an nhân dân

Trang 11

là các hình phạt nằm trong hệ thống hình phạt chính, được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án có thẩm quyên áp dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyên, lợi ích của người phạm tội, nhưng không tước tự do bằng cách không buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt trong các cơ sở giam giữ phạm nhân nhằm giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo đục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

Từ khái niệm này, đối chiếu với hệ thống hình phạt được quy định tại Điều 32

của Bộ luật hình sự năm 2015 thì các hình phạt chính không tước tự do bao gồm các

hinh phat sau:

1 Canh cao

2 Phat tién

3 Cải tạo không gI1am g1ữ

4 Trục xuất

1.1.2 Đặc điểm của các hình phạt chính không tước tự do

Điểm khác nhau cơ bản của hình phạt chính không tước tự do so với hình phạt chính tước tự do là không cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội bình thường Ngoài những những đặc điểm chung của hình phạt như: Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với người phạm tội, đo Tòa án quyết định áp dụng thì hình phạt chính không tước tự do còn có một số đặc điểm sau:

Người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội Đây là một nét thê hiện nguyên tắc

nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam khi không cách ly người phạm tội khỏi môi trường sống bình thường nhưng vẫn đảm bảo được mục đính của hình phạt, tạo điều kiện cho người phạm tội được sống, lao động, học tập và cải tạo trong môi trường xã hội bình thường Dưới sự giám sát, giúp đỡ của gia đình, cơ quan nhà nước, tô chức nơi họ sinh sông, làm việc sẽ có tác động tích cực đến nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, các quy tắc của cuộc sống, giúp họ cải tạo tốt, phấn đấu trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

Tính chất và mức độ nguy hiếm của hành vi đối với xã hội thấp Đề áp dụng hình phạt chính không tước tự do Tòa án phải căn cứ vào nhiều yếu tố như hành vi phạm tội, tính chất nguy hiểm của hành vi, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ của người phạm tội Đánh giá về vai trò, mục đích, động cơ phạm tội của người pham tội trong vụ án dé xác định, xem xét người phạm tội có đủ khả năng tự cải tạo hay không, đề không ảnh hưởng đến công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm Như vậy, khi tính chất, mức độ, hâu quả của hành vi phạm tội thấp thì cũng phải áp đụng những hình phạt tương ứng mới có thể phát huy được tác dụng, mục đích của hình phạt, dé người phạm tội không

có tâm lý bất mãn với các quyết định, mức phạt do Tòa án áp dụng

Mức độ nghiêm khắc của các hình phạt chính không tước tự do thấp hơn so với các hình phạt chính tước tự do Hệ thống hình phạt nước ta có sự phân chia thang bậc theo mức độ nghiêm khắc đối với hành vi phạm tội, hình phạt được quy định theo trình tự từ nhẹ đến nặng Bộ luật hình sự Việt Nam quy định 07 hình phạt chính thì 04 hình phạt chính không tước tự do xếp ở đầu tiên theo thứ tự là Cảnh cáo, phạt tiền, cal tạo không giam giữ và trục xuất Mức độ ít nghiêm khắc thế hiện ở việc các quyên, lợi ích mà người phạm tội bị tước bỏ hoặc hạn chế, theo đó hình phạt chính không tước tự

Trang 12

do chỉ hạn chế tự do một số quyên, phạt một số tiền nhất định hay chỉ là cảnh cáo

khiến trách Trong khi đó, các hình phạt chính tước tự do lại cách ly người phạm tội ra

khỏi môi trường sống bình thường, buộc họ phải chấp hành hình phạt trong môi trường trại giam có quy chế và kỷ luật chặt chẽ

Được áp dụng cho những người có khả năng tự giáo đục, cải tạo dưới sự giảm sát của chính quyền địa phương, gia đình và xã hội Do người bị kết án không phải cách ly khỏi xã hội, họ vân được sinh hoạt, làm việc trong môi trường song binh thường và chỉ phải chịu sự giám sát của chính quyền địa phương và gia đình, xã hội nên ý thức và trách nhiệm của người bị kết án trong việc tự cải tạo, giáo dục là một yếu tố quan trọng giúp cho quá trình cải tạo, giáo dục đạt được hiệu quả cao Việc đánh giá những người có khả năng tự giáo đục, cải tạo phụ thuộc và nhiều yếu tô như hành vi phạm tội, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân của người phạm tội, tình tiết giảm nhẹ, sự ăn năn hối cải những yếu tố này do Tòa án xem xét và đánh giá khách quan đề quyết định áp dụng hình phạt không tước tự do đối với bị cáo

Việc thì hành án đối với các hình phạt chính không tước tự do được giao cho

nhiều cơ quan, tô chức khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, bản chất khác nhau của

hình phạt Cô thé giao cho chinh quyén địa phương là Xã, Phường, Thị trấn, hoặc cơ quan, tô chức nơi người bị kết án làm việc kết hợp với gia đình tham gia vào việc giám sát, cải tạo, giáo dục người phạm tội Việc quy định giao cho nhiều cơ quan khác nhau đề phối hợp thi hành án hình sự có ý nghĩa quan trọng trong, vừa đảm bảo việc thi hành án hiệu quả, vừa thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước và giúp người phạm tội có thê hòa nhập cộng đồng tốt hơn, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật cũng được nâng cao.Š

1.1.3 Ý nghĩa

Các hình phạt chính không tước tự đo góp phần đa dạng hóa hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam, trong hệ thông hinh phạt các hình phạt chính không

tước tự do chiếm đa số 4/7 hình phạt chính Việc quy định như vậy là hợp lý, nó giúp

giảm gánh nặng cho Nhà nước nói chung và các cơ sở giam giữ nói riêng khi giảm được các chỉ phi dé thi hành án, chi phí để xây dựng và mua các trang thiết bị cho cơ

sO giam gIữ

Các hình phạt chính không tước tự do cũng góp phần làm giảm khoảng cách giữa các hình phạt Khoảng cách càng xa thì độ chính xác khi áp dụng càng thấp, khoảng cách gần thì độ chính xác khi áp dụng càng cao Nó tạo ra khả năng áp dụng linh hoạt, mềm dẻo cho các cán bộ Tòa án trong việc lựa chọn hình phạt đề áp dụng, phủ hợp và tương xứng với tính chất của từng hành vi vi phạm pháp luật

Các hình phạt chính không tước tự do thê hiện rõ nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta Hình phạt không phải là sự trả thù của Nhà nước mà là sự giáo dục, cải tạo người bị kết án ° Các hình phạt chính không tước tự do còn tạo điều kiện giúp đỡ người bị kết án đễ dàng, thuận lợi trong quá trình tự cải tạo, giáo dục để trở thành một công dân tốt, một người có ích cho gia đình và xã hội

8 Trần Ngọc Anh , Hình phạt không tước tự do theo Bộ luật Hình sự 2015 , Tạp chí Công Thương ,số

22

? Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam 1, NXB Công an nhân dân 2010, tr.23

Trang 13

1.2 Lý luận về hình phạt cảnh cáo

“Khái niệm, ý nghĩa

Cảnh cáo là hình phạt có mức độ nghiêm khắc thấp nhất trong hệ thông hình phạt chính của Bộ luật hình sự nước ta, hình phạt này không có khả năng đưa lại những hạn chế pháp lý liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích thiết thân về thé chất và tài sản của người bị kết án Mặc dù Bộ luật hình sự năm 2015 không đưa ra

khái niệm về hình phạt cảnh cáo, nhưng vẫn có thể hiểu được đây chính là sự &#Zển trách công khai của Nhà nước do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội '° Căn cứ

vào bản chất pháp lý của hình phạt cảnh cáo, cơ quan có thâm quyền áp dụng, đối

tượng bị áp dụng và những điều kiện áp dụng thì có thể hiểu định nghĩa hình phạt

cảnh cáo như sau: #ình phạt cảnh cáo là một trong các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Bộ luật hình sự Việt Nam quy định, thể hiện sự khiến trách công khai của Nhà nước do Tòa án áp dụng đổi với người bị kết án phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiễu tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt Hình phạt cảnh cáo thể hiện rõ nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng, bên cạnh các chế định khác như các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, các tỉnh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự ” thì hình phạt cảnh cáo chỉ là sự khiến trách công khai của Nhà nước đối với người bị kết án, các quyền và lợi ích khác vẫn được đảm bảo họ không buộc phải cách ly khỏi xã hội, được sống cùng gia đình người thân, lao động và học tập bình thường

# Điều kiện áp dụng

Điều 34 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Cánh cáo được ap dung đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt” Nội đung của cảnh cáo thê hiện ở việc Tòa án tuyên bản án có tội đối với người bị kết án và Tòa án sẽ nhân danh Nhà nước lên án người bị kết án về việc họ đã thực hiện tội phạm

Khi xét xử Tòa án phải xem xét đến những điều kiện sau để áp đụng hình phạt cảnh cáo cho bị cáo:

Thứ nhất, áp dụng đổi với người phạm lội ít nghiêm trọng Theo quy định tại điểm a khoản L điều 9 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì “ 7ö? phạm ít nghiêm trọng là lội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiên, phạt cải tạo

không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm” ' Luật quy định mức cao nhất của khung

hình phạt đến 03 năm tù nên phải, hiểu là mức cao nhất của khung hình phạt tối đa là 3 năm tù Ví dụ: 7ôi làm sai lệch kết quá bầu cử, kết quả trưng câu ý đân (Điều 161) có

ba khoản, trong đó có hai khoản quy định hình phạt chính, tương ứng với hai khoản là

hai khung hình phạt Khoản I có mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù đến 02

năm, khoản 2 có mức cao nhất của khung hình phạt là 03 năm tù Như vậy, cả hai

khoản đều là tội phạm ít nghiêm trọng nên tội làm sai lệch kết quả bầu cử luôn luôn là

" Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phân chung, NXB Công an nhân dân 2020, tr.295 SỐ ¬

Đính Thị Hoài Phương, “Một số vấn để lý luận và thực tiên về hình phạt cảnh cáo theo pháp luật

hình sit Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học 2010

'“ Điều 34 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017

19 Điêm a khoản I điêu 9, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi bô sung 20L7

7

Trang 14

tội phạm ít nghiêm trọng dù người phạm tội có bị truy cứu theo khoản 1 hay khoản 2

của Điều lóI Bộ luật hình sự Hay điều 182 quy định về Tội vỉ phạm chế dộ hôn

nhân một vợ, một chồng cũng vậy, cả 2 khoản đều có mức hình phạt không quá

03 nam

Tuy nhiên, có những tội vừa là tội ít nghiêm trọng lại vừa là tội nghiêm trong Vi dụ: 7ôi ộm cắp tài sản (Điểu 173) có 5 khoản, trong đó có 4 khoản quy định hình phạt chính và tương ứng với 4 khoản là 4 khung hình phạt, nhưng chỉ có khoản I là tội

phạm ít nghiêm trọng, còn khoản 2, khoản 3 và khoản 4 là tội phạm nghiêm trọng, vì

các khoản này có mức cao nhất của khung hình phạt trên 03 năm tù

Việc xác định tội phạm ít nghiêm trọng hay không, không phải căn cứ vảo mức cao nhất của hình phạt đối với tội đó mà phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt Một tội phạm được quy định trong một điều luật có thể có một khung hình phạt

nhưng cũng có thể có nhiều khung hình phạt ''

Thứ hai, có nhiều tình tiết giảm nhẹ Tức là có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên theo quy định tại Điều 5l của Bộ luật hình sự năm 2015 Khoản 2, diéu 51 con quy dinh Khi quyét định hình phạt, Tòa án có thê coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghỉ rõ lý do giảm nhẹ trong bản án Như vậy thì trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể có l tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoan | va | tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 5l Đối với các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi la tinh tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt

Thứ ba, chưa đến mức miễn hình phại Theo Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015 thì: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điểu 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt

nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự" ©

Ba điều kiện trên là điều kiện cần và đủ để Tòa án áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội, thiếu một trong ba điều kiện này Tòa án không được áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội Ngoài ba điều kiện trên luật không quy định thêm điều kiện nào khác, nhưng khi áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội, Tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự Sau khi đã xem xét đánh giá một cách toàn diện thấy bi cao thuộc diện gần được miễn hình phạt thì mới áp dụng hình phạt cảnh cáo đôi với họ Việc xác định một người thuộc diện gân được miễn hình phạt là thuộc quyền của Hội đồng xét xử, sau khi đã cân nhắc một cách toàn diện các tỉnh tiết của vụ án thì Hội đồng sẽ quyết định

% Hậu quả

Hậu quả pháp lý duy nhất mà hình phạt cảnh cáo mang lại cho người bị kết án là

họ phải chịu án tích trong thời hạn một năm Hình phạt này cũng gây ra cho người bị kết án những tôn thất nhất định về mặt tỉnh thần, kế cả việc họ phải mang án tích Đối với người dưới 18 tuôi phạm tội thì theo quy định của Bộ luật hình sự năm

2015 về xóa án tích quy định như sau: “/ Người đưới 18 tuổi bị kết án được coi là

* Dinh Thị Hoài Phương, “4ô? số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo pháp luật

hình Sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học 2010

° Điêu 59, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi bô sung 2017

8

Trang 15

không có án tích, nếu thuộc mét trong các trường hợp sau đây: a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuôi; b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này

2 Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuôi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố

y hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn

03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thì hành

bản ỉn mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới ” "“Ô Đây là quy định thê hiện sự quan tâm và đảm bảo lợi ích cho người dưới l8 tuổi phạm tội, không thê hiện

sự định kiến với họ, tạo điều kiện cho họ không còn những mặc cảm về lỗi lầm trong quá khứ Do những đối tượng này đang trong quá trình phát triển, chưa có đủ nhận thức về hành vi phạm tội nêu quy định án tích như đối với người trên I8 tuổi thì sẽ không được công bằng, sẽ ảnh hưởng đến ý thức của họ và họ sẽ có những mặc cảm nhất định

1.3 Lý luận về hình phạt tiền

*% Khái niệm, ÿ nghĩa

Hình phạt tiền là một loại hình phạt được áp dụng với tư cách là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, chỉ được áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung khi hình phạt chính là một hình phạt không phải là hình phạt tiền Hình phạt phải do Tòa án quyết định áp dụng trong những trường hợp do Bộ luật hình sự quy định, theo

đó người bị kết án bị tước một số tiền nhất định tủy theo mức độ nghiêm trọng của tội

phạm trên cơ sở xem xét đến tình hình tài sản, thu nhập của người bị kết án '

Bộ luật hình sự chỉ đưa ra quy định về hình phạt tiền chứ chưa đưa ra khái niệm, nhưng chúng ta có thé hiéu: Phat tién là hình phạt tước bỏ một phân quyên, lợi ích về tài sản của người phạm lội thể hiện ở việc tước của người bị kết án một khoản tiền

+ Điều kiện áp dụng

Hình phạt tiền được quy định trong Bộ luật hình sự với nội dung như sau:

“1 Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây: a) Nguoi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật hình sự 2015 quy định; b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi

1 Điều 107, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi bô sung 2017

* Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phân chung, NXB Công an nhân dân 2020, tr.296

*® Mai Thi Thủy, Đào Thị Nguyệt, “Về hình phạt tiền đp dụng đối với người phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015”, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 04/2016

Trang 16

trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một SỐ lội phạm khác do Bộ luật hình

4 Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điễu

77 của Bộ luật hình sự 2015?

Bộ luật hình sự 2015 quy định ??h phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính cho người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và cả rất nghiêm trọng Đố: với trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng việc quy định và áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính không bị giới hạn về nhóm tội phạm

Đối với trường hợp người phạm tội rất nghiêm trọng thì bị giới hạn về nhóm tội phạm rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng”? và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối

với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù”

+ Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyên và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua

hành vi ví phạm các quy định của Nhà nước về quản lý nền kinh tế” Các tội xâm

phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Chương XVIII Bộ luật hình sự 2015

gồm 47 điều từ điều 188 đến điều 234, chia thành 03 mục: Mục I- Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại; Mục 2- Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm: Mục 3- Các tội phạm khác xâm phạm trật tw quan ly kinh te Vi du: 767 san xuất, buôn bán hàng cấm (điều 190), Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lăng phí (điều 219)

+ lội phạm về môi trường là tội phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên thuận lợi, có chất lượng, đến việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đối với dân cư Tội phạm về môi trường bao gồm tội phạm gây thiệt hại cho môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, cho nguồn lợi thủy sản, tài nguyên rừng cũng như cachanh vi nguy hiểm cho xã hội khác có liên quan đến việc bảo vệ môi trường” Các tội về môi trường được quy định tại Chương XIX Bộ luật hình sự 2015 gồm I2 điều,

* Diéu 35, Bo luật hình sự năm 2015, sửa đôi bô sung 2017

? Nguyễn Thị Ánh Hồng, A6? số thành công và hạn chế trong quy định của Bộ luật hình sự 2015 về các hình phạt chính không tước fự đo, tạp chí khoa học pháp lý số 08/2016

?! Điểm c, khoản 1, điều 9, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đối bỗ sung 2017

? Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, website Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh (tand.hochiminhcity.gov.vn)

?'Tội phạm về môi trường là gï?, website nganhangphapluat.thukyluat.vn

10

Trang 17

từ điều 235 đến điều 246 Ví dụ: 7ôi hủy hoại rừng (điều 243), Tội vì phạm quy định

về báo vệ động vật nguy cấp, quỹ, hiếm (điều 244)

+ Tội phạm xâm phạm trật t công cộng, an toàn công cộng là hành vị nguy hiểm cho xã hội, cố ý hoặc vô ý xâm hại an toàn, trật tự trong các lĩnh vực giao thông vận tải, lao động sản xuất, hoạt động xây dựng, quản lý chất nỗ, chất cháy, chất độc,

vệ sinh thực phẩm, hoạt động v tế, bảo vệ môi trường, trật tự xã hội và trật tự pháp

luật xã hội chủ nghĩa ”! Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng quy

định tại Chương XXI Bộ luật hình sự năm 2015 bao gồm: 4 mục với 69 điều từ điều

260 đến điều 329 Ví dụ: 76¡ Ø6 chức đua xe trái phép (điều 265), Tội vì phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (điều 298)

Bên cạnh những loại tội, nhóm tội được liệt kê, luật còn có quy định mở là một

số tội phạm khác do Bộ luật hình sự 2015 quy định như vậy có thê hiểu rằng phạm vi

áp dụng hình phạt tiền đối với tội rất nghiêm trọng là không bị giới hạn một cách rõ ràng, luật quy định như vậy là hợp lý vì chúng ta không thể liệt kê hết được những tội hay nhóm tội cụ thế nào mà đề mở như vậy sẽ linh hoạt khi cần áp dụng

Với tư cách là hình phạt bố sung thì hình phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định Tòa án có thê áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bồ sung nếu điều luật có quy định hình phạt bố sung là hình phạt tiền và hình phạt tiền không được áp dụng là hình phạt chính

+ Tôi phạm về tham những là những hành vi xâm phạm uy tín và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tô chức, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực

hiện trong khi thi hành công vụ nhằm mục đích vụ lợi ?Š Tội phạm về tham nhũng

được quy định tại mục I, chương XXIHI với 07 điều từ điều 353 đến điều 359 Ví dụ: Tội nhận hồi lộ (điều 354), Tội giả mạo trong công tác (điều 359)

+ Tội phạm về ma fú4y là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy và các loại thuốc gây nghiện, xâm phạm trật tự

an toàn xã hội và tính mạng, sức khỏe con người và sự phát triển bình thường của nòi giống dân toc 7% Các tội về ma túy được quy định tại Chương XX Bộ luật hình sự

2015 gồm 13 điều, từ điều 247 đến điều 259 Ví dụ: 7ổi sản xuất trái phép chất ma

ty (điều 248), Tội mua bản trải phép chất ma táy (điều 251)

Về quyết định mức phạt tiền: khi quyết định mức phạt tiền Hội đồng xét xử phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xét đến tình hình tài sản, hoàn cảnh gia đình của người phạm tội, nhưng mức thấp nhất cũng không được dưới I.000.000đ Việc quy định như vậy là hợp lý bởi khi quyết định xong thì còn phải được thí hành, nếu quyết định mức phạt tiền không phù hợp thì không thể thi hành, như vậy sẽ không có ý nghĩa trên thực tế

2 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phân các tội phạm, NXB Công an nhân dân 2019, tr.63, 64, 169

? Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phân các tội phạm, NXB Công an nhân dân 2019, tr.247

Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phân các tội phạm, NXB Công an nhân dân 2019, trl1, 12

11

Trang 18

Về hình phạt tiền áp dụng với người đưới 18 tuôi phạm tội Bộ luật hình sự quy

dinh: “Phat tién duoc ap dung la hinh phat chinh đối với người từ đu l6 tuổi đến dưới

18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng Miức tiền phạt đối VỚi người

từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không qua mot phan hai mức tiền phạt mà

điểu luật quy định” ” Như vậy, người từ đủ 16 tuôi đến dưới I§ tuôi phạm tội mả

không có tài sản riêng thì không được áp dụng hình phạt tiền đối với họ Nếu áp dụng thì mức phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuôi không được quá một phần hai mức phạt tiền mà luật quy định Nhà làm luật quy định điều kiện này là hợp lý, bởi

ở hứa tuôi này, hầu hết đang trong độ tuổi ăn học, họ chưa tham gia lao động nếu có tham gia thì thu nhập cũng không đáng kê, cuộc sống chu yeu van dua vào gia đình ?%, Nếu Tòa án áp dụng hình phat tiên như quy định đối với người trưởng thành thì họ sẽ không có khả năng đề chấp hành và cơ quan thi hành án cũng gặp khó khăn, như vậy

sẽ không đảm bảo tính kha thi cho hình phạt

% Hậu quả

Hình phạt tiền mang tính chất kinh tế thông qua việc buộc người bị kết án phải nộp một khoản tiền để sung quỹ Nhà nước, từ đó tác động đến ý thức của người bị kết

án, buộc họ phải nhận thức được lỗi lầm và sửa chữa Khi đã bị áp dụng hình phạt tiền

là hình phạt chính, ngoài việc bị tước đi một khoản tiền nhất định, người bị kết án sẽ

bị án tích trong thời hạn 01 năm kê từ khi chấp hành xong bản án

1.4 Lý luận về hình phạt cải tạo không giam giữ

% Khái niệm, ÿ nghĩa

Hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định trong Bộ luật hình sự, đây la một loại hình phạt không tước bỏ tự do của người bị kết án khi không cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội, hình phạt đã tạo điều kiện nhất định cho người bị kết án học tập

và làm việc tại cộng đồng, tạo môi trường xã hội lành mạnh dé ho tự lao động tạo ta sản phẩm, kinh tế đảm bao cuộc sống cho minh va gia dinh, gop phan lam giam ganh nang cho ban than, gia dinh, han chế đến mức thấp nhất các chỉ phí Nhà nước phải bỏ

ra đề đảm bảo cho việc cải tạo, giáo dục cũng như các điều kiện xã hội cho công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người bị kết án sau khi chấp hành xong hình phạt” Như vậy, có thé hiểu: Hình phạt cải tạo không giam giữ là không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi đời sống xã hội mà họ được sông với gia đình như những người khác dưới sự giám sát của cơ quan, tô chức hoặc chỉnh quyên địa phương nơi người đó làm việc hoặc cư I1

Hinh phạt này thê hiện quan điểm nhân đạo và chính sách hình sự của Dang va Nhà nước ta doi với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện khi không cách ly họ

ra khỏi đời sống xã hội mà tạo điều kiện đề họ được giáo dục, cải tạo trong môi trường

xã hội bình thường, đồng thời chứng tỏ khả năng tự giáo dục cải tạo trở thành người

có ích cho xã hội của họ Đó là một trong những biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội để giúp họ nhận thấy lỗi lầm và sữa chữa

? Diều 99, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi bỗ sung 2017

?® Mai Thị Thủy, Đào Thị Nguyệt, “Về hình phạt tiền áp dụng đối với người phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015”, tạp chí Nhà nước và pháp luật sô 04/2016

? Hồ Ngọc Thảo, “Bàn về việc áp dựng hình phạt cải tạo không giam giữ

luật số 08-2010

vad , tap chi dan chu va phap

12

Trang 19

# Điều kiện áp dụng

Hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định tại điều 36, Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 Hình phạt được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, xét thấy không cần thiết phải cách ly người đó ra khỏi xã hội mà giao

họ cho chính quyên địa phương, cơ quan, tô chức nơi người đó cư trú, học tập, lao động đề giám sát, giáo dục

Trong số 04 hình phạt chính không tước tự do, hình phạt cải tạo không giam giữ đứng ở vị trí thứ 02 về sự nghiêm khắc, thê hiện ở việc người phạm tội phải chịu sự giám sát, giáo dục của gia đỉnh, cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc hoặc Ủy ban nhân dân câp xã nơi người đó cư trú Người phạm tội phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định trong quá trình chấp hành hình phạt như bị khấu trừ một phần thu nhập hoặc phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng

Đề áp dụng hình phạt cải tạo không giam, Tòa án cần xem xét đủ 03 điều kiện

sau:

Thir nhat, thoi han 4p dung hinh phat cai tao khéng giam gir nr 06 thang dén 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng *°, đây là khung thời hạn áp dụng biện pháp cải tạo không giam giữ, sẽ tùy trường hợp mà áp dụng mức hình phạt cụ thể khác nhau Tuy nhiên bắt buộc không được dưới 06 tháng và không được quá 03 năm Đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng được hiểu là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn

mà mức cao nhất của khung hình phạt này đến 03 năm và từ 03 năm đến 07 năm tù đối với tội nghiêm trọng

Thứ hai, người phạm tội phải có nơi làm việc 6n định hoặc có nơi cư trú rõ ràng

31 Nơi cư trú rõ ràng là chỗ ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống có thê là

nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thé mà người bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi bị áp dụng hình phạt cai tao khong giam git Con noi lam việc ôn định là nơi người phạm tôi làm việc

có thoi han tire 01 năm trở lên theo hop dong lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tô chức có thẩm quyên ® VÌ vậy, điều kiện này cua hinh phat cai tao khong giam giữ chính là cơ sở đề Tòa án có thê xem xét, cân nhắc việc giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người

đó cư trú nhằm đảm bảo việc theo dõi, giám sát, giáo đục của cơ sở đối với người bị kết án trong thời gian chấp hành hình phạt Đồng thời nhằm bảo đảm cho việc áp dụng hinh phat có hiệu quả, thuận lợi cho người bị kết án Tuy không tước tự do của người

bị kết án nhưng mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội vẫn đạt được khi người đó chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình

Thứ ba, hai điều kiện phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đang có nơi làm việc ôn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng là điều kiện cần, để người thực hiện hành vĩ phạm tội được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ còn cần điều kiện đủ là xé

thấy không cân thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội ? Điều kiện này có thê

® Khoản 1, điều 36, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi bỗ sung 2017

*% Khoản I1, điều 36, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi bỗ sung 2017

® Nghị quyết 02/2018 của Hội đồng Thâm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng điều 65 của Bộ luật

hình sự về án treo

®% Khoản 1, điều 36, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi bỗ sung 2017

13

Trang 20

hiểu là việc Tòa án không cách ly người phạm tội khỏi xã hội nhưng vẫn có căn cứ để giáo dục, cải tạo người đó trở thành người có ích, không hoặc ít ảnh hưởng đến việc đầu tranh phòng, chống tội phạm việc xét thấy cần thiết hay không cần thiết phải cách

ly người phạm tội khỏi xã hội là điều kiện mở, phụ thuộc vào sự phân tích, đánh giá

hồ sơ, nhận định của Hội đồng xét xử Trong quá trình giải quyết, Hội đồng xét xử chủ yếu dựa vào 3 căn cứ là mức phạt tù, nhân thân của người bị kết án và các tình tiết giảm nhẹ, phân tích từng căn cứ và đánh giá các căn cứ đó, đồng thời đối chiếu với yêu cầu phòng ngừa và chống tội phạm ở từng loại tội trong môi trường xã hội cụ thế của từng thời kì dé cé thé kết luận về khả năng tự giáo dục, cải tạo của người bị kết án phạt tù với sự giúp đỡ của gia đình và xã hội đề từ đó xác định chính xác việc bắt người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù hay áp dụng hình phạt hình phạt cải tạo không giam giữ C”ỉ khi nào xét thấy nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì cũng không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chỗng tội phạm mà ngược lại, còn có tác dụng tốt cho việc cải tạo, khuyến khích người phạm tội sửa chữa thì mới áp dụng hình phạt hình phạt cải tạo

không giam

Khác với hình phạt tù, việc thị hành án cải tạo không giam giữ không phải được giao cho một cơ quan chuyên trách thực hiện mà thâm quyền giám sát giáo dục đối với người bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp

xã nơi người đó cư trú hoặc Cơ quan, tô chức nơi người đó làm việc, học tập cùng với

su phối hợp của gia đình Sự quan tâm phối hợp giữa các cơ quan tô chức có thâm quyền và gia đình người bị kết án cải tạo không giam giữ chính là điều cần thiết nhất

để tạo ra hiệu quả của hình phạt này

Theo khoản 3 Điều 36 Bộ luật hình sự, người bị kết án cải tạo không giam giữ

phải thực hiện một số nghĩa vụ theo quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập đề sung quỹ nhà nước Cụ thê, theo Điều 99 Luật Thi hành án hình

sự 2019, người bị kết án cải tạo không giam giữ phải chấp hành nghiêm cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; có mặt theo yêu cầu của

Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục Đặc biệt, người bị kết án về hình phạt này còn phải chịu nghĩa vụ là khấu trừ một phần thu

nhập Theo quy định hiện nay, người bị kết án phải khấu trừ một phần thu nhập từ

5%-20% để sung vào công quỹ Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt, Tòa án có thê miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án Luật còn quy định thêm

là không khẩu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người dang thực hiện nghĩa

vụ quân sự Đây là một quy định phù hợp với thực tiễn bởi, người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì học sẽ không thê làm việc để có thu nhập mà họ phải lao động, rèn luyện trong quân ngũ, hoàn thành các nhiệm vụ được câp trên g1ao

Ngoài ra Bộ luật hình sự cũng quy định rõ nếu người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng với thời gian không quá

3 Tạp chí Tòa án nhân đân Về điều kiện áp dụng và nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam

giữ

3 Tran Thi Ngoc Anh, “Thi hanh các hình phạt không tốc tự do theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn

tỉnh Bắc Giang ”, luận văn thạc sỹ, Học viện khoa học xã hội năm 2018

14

Trang 21

04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần Đây là một quy định mới

và tiễn bộ, giảm thiếu sự bất công Bởi lẽ, nếu hai người cùng bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nhưng người thứ nhất có việc làm và có thu nhập thì sẽ bị khẩu trừ

trong khi người thứ hai thất nghiệp mà bị khấu trừ và cũng không bị chế tài khác thay

thế là không hợp lý Do đó trong Bộ luật, nhà làm luật đã đưa vào biện pháp có giá trị thay thế khá tương xứng với việc bị khấu trừ thu nhập là hợp lý

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuôi, người giả yêu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật khi đã quan tâm đến những trường hợp đặc biệt và miễn cho

họ những nghĩa vụ mà cho dủ có áp dụng cũng không đạt được mục đích giáo dục, cải

tạo

Đối với người đưới 18 tuôi phạm tội, việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định như sau: “7 #?nh phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đu 16 tuôi đến đưới 18 tuổi phạm tôprát nghiêm trọng do vô ý hoăp phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tôjnghiêm trọng hoăpngười từ đủ 14 tuổi đến đưới

16 tuổi phạm tôiyất nghiêm trọng

2 Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khẩu trừ thu nhập của người đó

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người đưới 18 tuổi phạm tội không quá một phân hai thời hạn mà điều luật quy định" °%

Người dưới I8 tuôi thường chưa có thu nhập hoặc có thu nhập chưa cao, thông thường chỉ đủ đề dam bảo mức sống bình thường của họ Vì vậy, khác với áp dụng hinh phạt cải tạo không gI1am giữ đối với người đủ 18 tuổi phạm tội, Điều luật nảy quy định khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khẩu trừ thu nhập của người đó

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới l8 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định Như vậy, zếu điều luật quy định cả mức tôi thiểu và mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ thì mức tôi thiếu và tối

đa được áp dụng đối với người đưới 18 tuổi phạm tội là một phân hai các mức tương ứng đó Nếu điều luật chỉ quy định mức tôi đa của hình phạt cải tạo không giam giữ thì đối với người đưới 18 tuổi phạm tội, mức tối thiểu là 6 tháng và mức tối đa là một

phần hai mức tối đa điều luật đó quy định

% Hậu quả

Hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt chính nặng thứ 02 trong số các hình phạt không phải là hình phạt tù, nó chỉ đứng sau hình phạt trục xuất và nặng hơn

hình phạt cảnh cáo và phạt tiền ?Š Các trường hợp phạm tội bị áp dụng hình phạt này

khi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội họ gây ra không lớn hoặc chưa đến mức phải chịu hình phạt tù và nếu cảnh cáo và phạt tiên thì quá nhẹ đối với hành

vi phạm tội mả cá nhân đó gây ra

% Điều 100, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bồ sung 2017

* Tìm hiểu nội dung về hình phạt cải tạo không giam giữ, Công thông tin điện tử của Công an Quảng Binh

% Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phân chung, NXB Công an nhân dân 2020, tr.297

15

Trang 22

Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tô chức nơi người

đó làm việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tô chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó

Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo

không giam giữ và bị khấu trừ một phân thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà

nước

Trường hợp người bị phat cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mắt việc làm trong thoi gian chap hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày

trong 01 tuần””

1.5 Lý luận về hình phạt trục xuất

*% Khái niệm, ÿ nghĩa

Trong hệ thống hinh phat của Bộ luật hình sự, nhà làm luật quy định hình phạt trục xuất là phù hợp với thực tế và làm đa dạng hình phạt của nước ta Với sự phát triển của xã hội, xu thế hội nhấp quốc tế, toàn cầu hóa như hiện nay xã hội sẽ có nhiều thay đôi, có cả tích cực và tiêu cực Số lượng người nước ngoài nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam rất nhiều vì vậy việc phát sinh các tội phạm là người nước ngoài thực hiện cũng có sự gia tăng đáng kế Từ thực tế đó, đòi hỏi pháp luật nước ta phải có quy định đề điều chỉnh những hành vi đó, để có cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm phạm Tạo cho toà án khi xét xử có điều kiện lựa chọn loại hình phạt thích hợp hơn cho việc

cá thể hoá hình phạt đối với bị cáo trong mỗi trường hợp cụ thê để không chỉ trừng trị

mà còn phòng ngừa triệt để khả năng phạm tội của người nước ngoải tại Việt Nam, nham bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, các quyên và lợi ích của công dân

Có thể hiểu: Hình phạt trục xuất là một trong những biện pháp CưỠng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Bộ luật hình sự quy định, được Tòa án quyết định

áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thô Việt Nam và buộc họ phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam Hình phạt trục xuất được áp dụng với hai tư cách là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung gop phan nâng cao công tác đầu tranh, phòng chống tội phạm nước ngoài, tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, bảo vệ trật tự

xã hội và độc lập dân tộc “ Việc quy định hình phạt trục xuất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam và công tác đâu tranh phòng, chồng tội phạm nước ngoài trên lãnh thô Việt Nam trước tỉnh hình phát triển xã hội với xu thê hội nhập, giao lưu và hợp tác quốc tế

® Khoản 3,4, Điều 36, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi bỗ sung 2017

® Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phân chung, NXB Công an nhân

dân 2020, tr.298

Ngày đăng: 25/09/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN