1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn luật hàng hải quốc tế đề tài bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu một số vấn đề lý luận và thực tiễn

25 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả Trần Thị Mai Anh, Bùi Chí Công
Người hướng dẫn TS. Mai Hải Đăng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Hàng Hải Quốc Tế
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ Đề tài: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nhóm thực hiện: Nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ Đề tài: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu: Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Giáo viên hướng dẫn: TS Mai Hải Đăng

3 4 5 6 7 8 9

HÀ NỘI, 04/2024

Trang 2

Dẫn nhập

Hiện nay nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đangngày càng tăng trưởng mạnh Hoạt động xuất nhập khẩu cũng là một trong nhữngthành tố quan trọng đẩy mạnh tăng trưởng GDP của Việt Nam Khi việc giaothương quốc tế trở nên thông suốt thì cơ hội để trao đổi, hội nhập kinh tế quốc tếcủa Việt Nam ngày càng dễ dàng hơn, phục vụ đắc lực cho việc xây dựng, pháttriển và bảo vệ Tổ quốc

Cùng với xu hướng đó, hàng năm, Việt Nam có nhiều đơn vị tham gia vận tảihàng hóa qua đường biển, khiến cho mạng lưới giao thông đường biển của nước tathêm đa dạng hơn Mạng lưới giao thông đường biển của nước ta trải dài dọc theođường bờ biển 3.260 km, nằm trên tuyến đường quan trọng của Biển Đông, tiếpliền với các tuyến đường nối liền với giao thương quốc tế Bên cạnh những kết quảtích cực đem lại từ hoạt động giao thông đường biển như gia tăng hoạt động xuấtnhập khẩu hàng hóa, phát triển kinh tế, bảo vệ quốc phòng, an ninh, chủ quyền biểnđảo, hoạt động này cũng phải đối mặt với những rủi ro, bất trắc khó lường, đặc biệttrong quá trình vận chuyển hàng hóa cho cả chủ hàng bên vận chuyển hoặc các bênkhác Do đó, cần thiết phải có một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng,hợp pháp cho các bên trong hoạt động vận tải đường biển Cơ chế đó chính là bảohiểm hàng hải Trong đó, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu được xem làmột cơ chế xử lý rủi ro cần thiết dành cho chủ tàu trong trường hợp phát sinh thiệthại với bên thứ ba

Để làm rõ hơn một số vấn đề xoay quanh loại hình bảo hiểm hàng hải này,nhóm sinh viên chọn đề tài “ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu: Một số vấnđề lý luận và thực tiễn”

Trang 3

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I Ở Việt Nam

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự ởViệt Nam đã có và ở nhiều mức độ khác nhau, như luận án tiến sĩ luật học củaNguyễn Thị Nhung về đề tài “ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự”, khóa luậntốt nghiệp cử nhân luật học của Trần Thị Hồi về đề tài “ Pháp luật về bảo hiểmtrách nhiệm dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện”, luận văn thạc sĩ luật học củaNguyễn Thị Thúy về đề tài “ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàubiển Việt Nam trong pháp luật dân sự Việt Nam ” và một số nghiên cứu như “Trách nhiệm dân sự, chế tài hay biện pháp khắc phục đối với hành vi vi phạm hợpđồng” của Bùi Thị Thanh Hằng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp hay “ Tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vài nét về thực tiễn xét xử và kiếnnghị” đăng trên Tạp chí Kiểm sát

Tuy nhiên, các công trình trên chỉ nghiên cứu mức độ chung về bảo hiểm,trách nhiệm dân sự hay chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp về các vấn đề khác nhau nhưbảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm tài sản,… mà chưa cótác giả nào làm rõ một cách hệ thống, đánh giá toàn diện về thực trạng xây dựng, ápdụng pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu Duy chỉ có đề tài củaNguyễn Thị Thúy đã bàn luận về các vấn đề xoay quanh bảo hiểm trách nhiệm dânsự của chủ tàu

II Ở nước ngoài

Có nhiều đề tài xoay quanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đãđược nghiên cứu bởi các học giả nước ngoài Trong đó, có một vài đề tài nổi bậtnhư đề tài “ Vai trò của bảo hiểm P&I trong việc tiến hành sửa đổi Công ước vềLao động hàng hải năm 2014” ( Role of P&I Insurance in ImplementingAmendments to Maritime Labour Convention 2014) của nhóm tác giả Ranka

Trang 4

Petrinovíc, Ivana Lovríc,Trpimir Perkušić, đề tài “ Câu lạc bộ P&I và vai trò tronglĩnh vực bảo hiểm hàng hải” ( P & I Club and its role in marine insurance) của AsifMahmud Arnob, hay đề tài” Xây dựng thể chế bảo hiểm P&I ở Thổ Nhĩ Kỳ”( Establishing a new protection and indemnity (P&I) insurance institution inTurkey) của Muhammet Alper Keceli Nhìn chung, các đề tài nêu trên đều đã làmrõ được nhiều vấn đề quan trọng, then chốt của bảo hiểm trách nhiệm dân sự củachủ tàu ( bảo hiểm P&I).

Trang 5

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM, BẢO HIỂM HÀNG HẢI I Khái niệm

1 Khái niệm bảo hiểm

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm nhưng chưa có khái niệmchung nào được thống nhất Có thể nhìn nhận bảo hiểm là một khái niệm, một kỹthuật và một thiết chế kinh tế Nó là một công cụ chính để quản lý rủi ro và đóngvai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của tất cả các quốcgia1 Song, có thể xem bảo hiểm “ là một hợp đồng, trong đó là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm do những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”.

2 Khái niệm bảo hiểm hàng hải

Cũng giống như bảo hiểm thì bảo hiểm hàng hải cũng là một loại hợp đồngđược giao kết giữa người mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm về những rủi ro, nguycơ mà các bên đã thỏa thuận chỉ khác đối tượng đặc thù của thỏa thuận chính lànhững nghiệp vụ liên quan đến hoạt động con tàu, con người hoặc hàng hóa vậnchuyển trên biển hay những nghiệp vụ bảo hiểm những rủi ro trên biển, trên bộ,trên sông liên quan đến hành trình đường biển

II Phân loại

Căn cứ vào đối tượng của bảo hiểm hàng hải có thể chia bảo hiểm hàng hải gồm 3 loại:

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển: Là mộtloại bảo hiểm phi nhân thọ nhằm hỗ trợ bảo vệ cho những rủi ro trên biển hoặc trên

1 Xem thêm: J Francois Outreville, Theory and Practice of Insurance,

Trang 6

đường bộ liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu trên biển, gây ảnh hưởngđến các đối tượng chuyên chở và tổn thất về hàng hoá Đây là loại bảo hiểm đượcnhiều doanh nghiệp lựa chọn do có nhiều lợi ích từ bảo hiểm hàng hải đem lại.

- Bảo hiểm thân tàu: bảo hiểm cho những rủi ro tổn thất xảy ra đối với vỏtàu, máy móc thiết bị trên tàu, một phần trách nhiệm của chủ tàu do rủi ro đâm vavà những chi phí chủ tàu có thể bị thiệt hại trong quá trình kinh doanh

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu: Là bảo hiểm cho những thiệt hại phátsinh từ trách nhiệm của chủ tàu đối với người thứ ba trong quá trình sở hữu, kinhdoanh, khai thác tàu biển

III Lịch sử hình thành bảo hiểm hàng hải

Hoạt động bảo hiểm bắt đầu từ lĩnh vực hàng hải Bảo hiểm hàng hải đã rađời đầu tiên đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm thương mại trên thế giới, nhằm đảmbảo cho các rủi ro cho hàng hóa vận chuyển, cho tàu biển và cho trách nhiệm dânsự chủ tàu Có nhiều ý kiến bàn luận khác nhau về bảo hiểm hàng hải ra đời khi nàovà bắt đầu ở đâu

Nhưng các ý kiến đấy đều cho rằng, đầu tiên là vào khoảng thế kỷ thứ Vtrước Công nguyên người ta đã tìm cách giảm nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàngbằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyến hàng Đây là cách phântán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức nguyên khai của bảo hiểm Ở nướcÝ vào giữa thế kỉ XIV đang thịnh hành một hình thức cho vay đặc biệt, đó là hìnhthức “cho vay mạo hiểm”, theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với con tàuvà hàng hoá trong quá trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trảkhoản tiền cả vốn lẫn lãi Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hoáđến bến an toàn, như vậy có thể hiểu lãi suất cao này là hình thức sơ khai của phíbảo hiểm Song số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanhcho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm và thay thế nó là hình thức bảo hiểm ra

Trang 7

đời Như vậy, bảo hiểm hàng hải đã ra đời đầu tiên tại Ý Sau đó cùng với việc pháthiện ra Ấn Độ Dương và tìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểmhàng hóa nói riêng đã phát triển rất nhanh Theo đà chuyển đổi trung tâm buôn bánthương mại, hoạt động bảo hiểm hàng hải cũng từ nước Ý chuyển qua Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha, tiếp đến là Hà Lan, Anh, Đức Đến nước Ý chuyển qua Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha, tiếp đến là Hà Lan, Anh, Đức Đến thế kỷ 17, nước Anh đã chiếm vịtrí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phồnthịnh nhất Các tiệm cà phê là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân hàng, ngườichuyên chở, người bảo hiểm để giao dịch, trao đổi tin tức, bàn luận trực tiếp vớinhau Năm 1692, Edward Lloyd's là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán càphê ở phố Great Tower ở Luân Đôn Quán cafe này là nơi gặp gỡ của các nhà buônvận chuyển hàng của mình bằng đường biển và đường bộ để trao đổi các thông tinvề các con tầu viễn dương, về hàng hóa chuyên chở trên tàu, về sự an toàn và tinhhình tai nạn của các chuyến tàu… , ngoài ra còn là trung tâm cung cấp thông tinvận chuyển đường biển Ngoài việc quản lý quán cà phê, năm 1696 EdwardLloyd’s còn cho ra một tờ báo tổng hợp các tình hình tàu bè và các vấn đề khácnhằm cung cấp thông tin cho các khách hàng của ông Tuy nhiên việc làm chínhcủa ông vẫn là cung cấp địa điểm để khách hàng đến giao dịch bảo hiểm, hội họp.Sau khi Edward Lloyd’s qua đời người ta thấy rằng cần phải có một nơi tương tựnhư vậy để các nhà khai thác bảo hiểm hàng hải tập trung đến giao dịch bảo hiểmvà năm 1770, “Society of Lloyd’s” với tư cách là một tổ chức tự nguyện đã thànhlập và thu xếp một địa điểm ở Pope’s Head Alley cho các thành viên của họ Sauđó tổ chức này rời địa điểm đến trung tâm hối đoái của Hoàng gia và ở đó đến năm1828 thì rời đến toà nhà riêng của họ tại phố Leaden Hall Tổ chức này hoạt độngvới tư cách là tổ chức tư nhân đến năm 1871 thì hợp nhất lại theo luật Quốc hội vàtrở thành Hội đồng Lloyd’s và sau này đã trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảohiểm và hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới gọi là “Lloyd's”

Trang 8

Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hoả hoạn, đánh dấu bằngvụ cháy thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt 13.000 căn nhàtrong đó có hơn 100 nhà thờ trong 4 ngày để lại một sự thiệt hại quá lớn không thểcứu trợ được Sau đó những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồngchia sẻ rủi ro hoả hoạn bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm hoảhoạn như : “Fire Office” (năm 1667), “Friendly Society” (năm 1684), “Hand andHand” (năm 1696), “Lom Bard House” (năm 1704) … Lúc đó Công ty bảo hiểmLloyds đã ra đời nhưng chỉ hoạt động trong lĩnh vực hàng hải Mãi tới thế kỷ XXmới chuyển sang hoạt động cả lĩnh vực nội địa và tái bảo hiểm.

Nước Pháp do ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn ở Luân Đôn, nên năm 1786 côngty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên mới được thành lập đó là “Company L’assuranceCentree L’incendie” và “Company Royade” (năm 1788) Sự kiện đáng được lưutruyền thời gian này và trong lịch sử bảo hiểm là công trình toán học của Pascal về“Hình học của rủi ro ” (Lageometric Du Hasard) năm 1654 đã đưa đến toán học xácsuất Đó là cơ sở thống kê xác suất phục vụ cho hoạt động bảo hiểm và ngày nayvẫn được coi là kỹ thuật cơ bản của ngành bảo hiểm

Đến nay, bảo hiểm hàng hải đã phát triển phát triển rộng khắp thế giới vàđược hầu hết các quốc gia triển khai Một số thị trường bảo hiểm hàng hải lớn củathế giới là: Anh, Mĩ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc Trong đó, thị trường bảohiểm London là thị trường lớn nhất thế giới và là mẫu mực cho ngành bảo hiểm củanhiều nước Các điều khoản, luật lệ, tập quán của London được các thị trường bảohiểm khác áp dụng, nhất là Luật bảo hiểm hàng hải năm 1906 và các điều khoảnthông dụng như: các điều khoản bảo hiểm hàng hóa, các điều khoản bảo hiểm thântàu và các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa theo mẫu của Lloyd's của Viện nhữngngười bảo hiểm London ILU Hợp đồng mẫu Lloyd's Plicies của Anh là hợp đồngmẫu lâu đời nhất từ 1779 và được các tổ chức bảo hiểm của Anh dùng cho đến tậncuối năm 1981 Cho đến 1982, ITU mới cho ra mẫu hợp đồng mới, kèm theo các

Trang 9

điều kiện của hợp đồng mới (ICC 1982) để thay thế mẫu hợp hợp đồng cũ và cácđiều khoản cũ (ICC 1963)

Ở Việt Nam, không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác mà chỉphỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh,Pháp, Thụy Sĩ, Hoa kỳ đã để ý đến Đông Dương Các Hội bảo hiểm ngoại quốcđại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, cácCông ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm Vào năm 1926, Chinhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique Đến năm 1929 mới có Công tyViệt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạtđộng về bảo hiểm xe ô tô Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mởrộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảohiểm trong nước và ngoại quốc Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965, Công ty Bảo hiểmViệt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động Trong những nămđầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương Trước năm 1964, Bảo Việt chỉ làm đại lýbảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cho công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốctrong trường hợp mua theo giá FOB, CF và bán theo giá CIF với mục đích là họchỏi kinh nghiệm Từ năm 1965 – 1975, Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảohiểm đối ngoại trong đó có bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Từ sau 1970 BảoViệt có quan hệ tái bảo hiểm với Liên Xô, Ba Lan, Triều Tiên Trước đó Bảo Việtchỉ có quan hệ bảo hiểm với Trung Quốc Từ năm 1975 – 1992 Bảo Việt đã triểnkhai thêm nhiều nghiệp vụ và mở rộng phạm vi hoạt động Năm 1965 khi Bảo Việtđi vào hoạt động, Bộ tài chính đã ban hành quy tắc chung về Bảo hiểm hàng hoáxuất nhập khẩu bằng đường biển Gần đây, để phù hợp với sự phát triển thương mạivà ngành hàng hải của đất nước, Bộ tài chính đã ban hành tác chung mới – Quy tắcchung 1990 cùng với luật hàng hải Việt Nam Quy tắc chung này là cơ sở pháp lýchủ yếu điều chỉnh các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường

Trang 10

biển Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnhmẽ, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định thu hút vốnđầu tư nước ngoài thì việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm là mộtđòi hỏi thiết thực Để đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, Nghị định 100 của Chính phủvề hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành ngày 18/12/1993 đã tạo điềukiện cho nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu phát triển với sự cạnh tranhgay gắt giữa các công ty, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn là mộtnghiệp vụ truyền thống mà các nhà bảo hiểm Việt Nam vẫn duy trì và phát triển vớicác biện pháp, chiến lược, sách lược giành thắng lợi trong cạnh tranh.

IV Vai trò của bảo hiểm hàng hải 1 Chuyển giao rủi ro

Bảo hiểm hàng hải vận hành giống như một cơ chế chuyển giao rủi ro Cùngvới việc đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm đã chuyển giao những hậu quảrủi ro về tài chính sang công ty bảo hiểm Khi đó nếu có những tổn thất, thiệt hạixảy ra, công ty bảo hiểm sẽ thực hiện nghiệp vụ chi trả bồi thường

2 Chia sẻ tổn thất

Trong trường hợp tàu hoặc hàng hóa bị mất mát hoặc hỏng hóc, bảo hiểmhàng hải có thể chi trả các khoản bồi thường để giúp bù đắp thiệt hại Ngoài ra, bảohiểm hàng hải cung cấp bảo hiểm cho thủy thủ và nhân viên trên tàu, bảo đảm họđược bảo vệ tài chính và y tế trong trường hợp tai nạn hoặc thương tích

3 Đề phòng và hạn chế tổn thất

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, các công ty bảo hiểm luôn chú ý đếnviệc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ đối tượngbảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm Những biện pháp cụthể là hỗ trợ các công cụ phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có

Trang 11

thể, giải quyết hậu quả kịp thời giúp khách hàng nhanh chóng ổn định các hoạtđộng

4 Ổn định chi phí

Nếu không tham gia bảo hiểm, khách hàng có thể tiết kiệm được một khoảnchi về phí bảo hiểm Nhưng thay vào đó họ phải tự mình lập ra những khoản dựphòng (có thể rất lớn) để đề phòng cho những rủi ro, tổn thất có thể sẽ gặp phảitrong tương lai, hoặc nếu rủi ro, tổn thất xảy ra sẽ phải có những khoản chi phí phátsinh để bù đắp, khắc phục hậu quả Như vậy, dù bằng cách này hay cách khác, khikhông tham gia bảo hiểm, khách hàng không thể chủ động về mặt chi phí để đốiphó với những rủi ro, tổn thất này Ngược lại, khi tham gia bảo hiểm, khách hàngcó thể chủ động về mặt chi phí Bằng việc đóng những khoản phí bảo hiểm (rất nhỏso với những thiệt hại, tổn thất khi rủi ro xảy ra), khách hàng sẽ được đảm bảo antoàn bởi các công ty bảo hiểm

5 Góp phần tạo dưng môi trường hàng hải an toàn, ổn định, bền vững

Rủi ro luôn tồn tại trong hoạt động hàng hải, từ các yếu tố như thiên tai, thờitiết cực đoan, hỏa hoạn hay từ chính các hành vi của con người gây ra Đặc biệt,thiệt hại trong hoạt động hàng hải thường vô cùng lớn, có khả năng ảnh hưởng sâurộng tới cả một khu vực, một quốc gia, gây tổn thất khổng lồ cho các bên liên quan.Do vậy, sự ra đời của bảo hiểm hàng hải là cần thiết để kịp thời chia sẻ rủi ro tàichính cho các bên, khắc phục hậu quả nhanh nhất, đảm bảo ổn định, an toàn chohoạt động hàng hải

Trang 12

CHƯƠNG 3: BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU I Khái niệm

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu ( bảo hiểm P&I) là loại hìnhbảohiểm tương hỗ nhằm mục đích tương trợ và trợ giúp lẫn nhau giữa các chủ tàuthành viên các hiệp hội P&I trên thế giới, ra đời nhằm cung cấp các gói bảo hiểmcho các rủi ro còn bỏ ngỏ mà các doanh nghiệp bảo hiểm truyền thống còn ngầnngại cung cấp Giống như các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự khác, bảohiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sựcủa chủ tàu đối với bên thứ ba 2

II Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm

- Đối tượng bảo hiểm: Trách nhiệm dân sự chủ tàu, người quản lý, ngườiđiều hành, người thuê tàu (không phải là người thuê tàu chuyến) phải bồi thườngtheo luật định 3

- Phạm vi bảo hiểm: Bao gồm một số trách nhiệm sau :4

+ Trách nhiệm về thương tật thân thể, ốm đau, tử vong đối với thuyền viên,hành khách, người tham gia làm hàng trên tàu và người thứ ba khác

+ Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở+ Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàukhác

2 Xem thêm: Vũ Duy Đức -Tô Bình Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu: Các vấn đề pháp lý và kiến nghị,Câu

lạc bộ nhà tư vấn luật Trường Đại học Ngoại thương, https://www.lcc-ftu.com/post/b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB %83m-tr%C3%A1ch-nhi%E1%BB%87m-d%C3%A2n-s%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%A7-t %C3%A0u-c%C3%A1c-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-ph%C3%A1p-l%C3%BD-v%C3%A0-ki %E1%BA%BFn-ngh%E1%BB%8, truy cập ngày 01/04/2024

3 Xem thêm: PVI, Bảo hiểm TNDS chủ tàu P&I, https://pviholdings.com.vn/vi/news-details?id=2674 , truy cập ngày 02/04/2024

4

Xem thêm: AEGIS Vietnam, Bảo Hiểm Thân Tàu & Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Cho Chủ Tàu,

https://www.aegis.com.vn/b7843o-hi7875m-thacircn-tagraveu-vagrave-pi-club.html, truy cập ngày 02/04/2024

Ngày đăng: 25/09/2024, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w