1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
Tác giả Nguyễn Trường Thành
Người hướng dẫn TS. Dương Như Hùng
Trường học Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 774,13 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU (16)
    • 1.1. Giới thiệu đề tài (16)
    • 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.3. Quy trình và phương pháp nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Quy trình nghiên cứu (18)
    • 1.4. Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu, đóng góp về mặt thực tiễn (18)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (19)
    • 2.1. Tổng kết một số nghiên cứu về quản trị ngân hàng (19)
      • 2.1.1. Giới thiệu về nghiên cứu của tác giả Y. Sree Rama Murthy (19)
      • 2.1.2. Mô hình Dupont (20)
      • 2.1.3. Tính thanh khoản (21)
      • 2.1.4. Rủi ro lãi suất (22)
      • 2.1.5. Rủi ro tín dụng (23)
      • 2.1.6. Khả năng quản lý vốn (23)
    • 2.2. Các tỷ số tài chính được dùng trong bài phân tích (24)
      • 2.2.1. Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi (Profitability Management Ratios) (24)
        • 2.2.1.1. Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ đông (Return on Equity) (25)
        • 2.2.1.2. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets) (26)
      • 2.2.2. Nhóm tỷ số khả năng quản lý rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk (26)
        • 2.2.2.1. Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao (Liquid Assets Ratio) (27)
        • 2.2.2.2. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (Loans to Deposit Ratio - LDR) (28)
      • 2.2.3. Nhóm tỷ số khả năng quản lý rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk Management Ratios) (28)
        • 2.2.3.1. Tỷ số doanh thu từ lãi suất trên tài sản (Asset Interest Yield), điểm hòa vốn (Break Even Yield) và lợi nhuận biên từ lãi suất (Net Interest Margin) (29)
        • 2.2.3.2. Chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn biến động theo lãi suất (Cumulative Gap) (30)
      • 2.2.4. Nhóm tỷ số khả năng quản lý rủi ro tín dụng (Credit Risk Management Ratios) (30)
        • 2.2.4.1. Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans to Loans) (31)
        • 2.2.4.2. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Total Loan Loss Provisions as % of Loans) (32)
        • 2.2.4.3. Biên hiệu chỉnh rủi ro (Risk Adjusted Margin) (32)
        • 2.2.5.1. Hệ số đòn bẩy tài chính (Leverage Multiplier - L f ) (33)
        • 2.2.5.2. Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) (34)
      • 2.2.6. Nhóm tỷ số khả năng quản lý chi phí (Cost Management Ratios) (35)
        • 2.2.6.1. Tỷ số gánh nặng chi phí hoạt động (Overhead Burden Ratio) (35)
        • 2.2.6.2. Tỷ số hiệu quả hoạt động (Productivity Ratio) (35)
    • 2.3. Mô hình nghiên cứu (36)
  • CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1. Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam (38)
    • 3.2. Giới thiệu sơ lược các ngân hàng cần phân tích (39)
      • 3.2.1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) (39)
      • 3.2.2. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) (39)
      • 3.2.3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) (40)
      • 3.2.4. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) (40)
      • 3.2.5. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (40)
      • 3.2.6. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB) (41)
      • 3.2.7. Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nhà Hà Nội (HabuBank) (41)
      • 3.2.8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (NaviBank) (42)
      • 3.2.9. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) (42)
  • CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (43)
    • 4.1. Khả năng sinh lợi (Profitability Management) (43)
      • 4.1.1. Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ đông (Return on Equity) (43)
      • 4.1.2. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Asset) (46)
    • 4.2. Khả năng quản lý rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk Management) (46)
      • 4.2.1. Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao (Liquid Assets Ratio) (46)
      • 4.2.2. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (Loans to Deposit) (47)
    • 4.3. Khả năng quản lý rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk Management) (48)
      • 4.3.1. Tỷ số doanh thu từ lãi suất trên tài sản (Asset Interest Yield), điểm hòa vốn (Break Even Yield) và lợi nhuận biên từ lãi suất (Net Interest Margin) (48)
      • 4.3.2. Chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn biến động theo lãi suất (Cumulative Gap) (52)
    • 4.4. Khả năng quản lý rủi ro tín dụng (Credit Risk Management) (52)
      • 4.4.1. Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans to Loans) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Total Loan Loss Provisions as % of Loans) (52)
      • 4.4.2. Biên hiệu chỉnh rủi ro (Risk Adjusted Margin) (56)
    • 4.5. Khả năng quản lý tài khoản vốn (Capital Account Management) (57)
      • 4.5.1. Hệ số đòn bẩy tài chính (Leverage Multiplier - L f ) (57)
      • 4.5.2. Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) (57)
    • 4.6. Khả năng quản lý chi phí (Cost Management) (58)
      • 4.6.1. Tỷ số gánh nặng chi phí hoạt động (Overhead Burden Ratio) (58)
      • 4.6.2. Tỷ số hiệu quả hoạt động (Productivity Ratio) (59)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN (61)
    • 5.1. Kết quả phân tích (61)
      • 5.1.1. Kết luận về khả năng sinh lợi (61)
      • 5.1.2. Kết luận về khả năng quản lý rủi ro thanh khoản (61)
      • 5.1.3. Kết luận về khả năng quản lý rủi ro lãi suất (61)
      • 5.1.4. Kết luận về khả năng quản lý rủi ro tín dụng (62)
      • 5.1.5. Kết luận về khả năng quản lý tài khoản vốn (63)
      • 5.1.6. Kết luận về khả năng quản lý chi phí (63)
    • 5.2. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của nghiên cứu (63)
    • 5.3. Hạn chế và kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (66)
  • PHỤ LỤC (69)

Nội dung

Chương 4: Đây là phần nội dung chính của khóa luận, chương này phân tích tình hình kinh doanh và khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng dựa trên 6 tiêu chí: Khả năng sinh lợi, khả năng qu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng kết một số nghiên cứu về quản trị ngân hàng

2.1.1 Giới thiệu về nghiên cứu của tác giả Y Sree Rama Murthy

Bài nghiên cứu này sẽ chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Y Sree Rama Murthy

Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là tính các chỉ số tài chính quan trọng của những ngân hàng thương mại lớn tại Oman và từ đó so sánh khả năng quản lý tài chính của các ngân hàng này

Tác giả Y Sree Rama Murthy sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính từ năm 1997 đến 2004 của 6 ngân hàng thương mại tại Oman bao gồm: Bank Muscat, National

Bank of Oman, Oman International Bank, Oman Arab Bank, Bank of Al Omani Al Fransi, Majan International Bank để tiến hành tính toán các chỉ số tài chính quan trọng và so sánh sự khác biệt giữa 6 ngân hàng này Nghiên cứu của Murthy cũng so sánh sự khác biệt của các ngân hàng tại Oman với một số ngân hàng tại các quốc gia phát triển khác như HSBC, Barclays, Deutsche Bank, ANZ

Dựa trên nghiên cứu của Sinkey (1989) và Prefontaine & Thiebault (1993) Tác giả Murthy chia các tỷ số tài chính quan trọng thành 6 nhóm bao gồm:

Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi (Profitability Management Ratios) Nhóm tỷ số khả năng quản lý rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk

Management Ratios) Nhóm tỷ số khả năng quản lý rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk Management Ratios)

Nhóm tỷ số khả năng quản lý rủi ro tín dụng (Credit Risk Management Ratios)

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết

Nhóm tỷ số khả năng quản lý tài khoản vốn (Capital Account Management

Ratios) Nhóm tỷ số khả năng quản lý chi phí (Cost Management Ratios)

Nghiên cứu này chỉ ra sự khác biệt trong hoạt động của các ngân hàng Oman về khả năng sinh lời, quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất, vốn, tín dụng và chi phí Tuy nhiên, vì nghiên cứu không đề cập đến tên các ngân hàng cụ thể mà sử dụng mã hóa, nên kết quả chỉ phản ánh tình hình hoạt động chung của các ngân hàng tại quốc gia này.

Mô hình DuPont, do F.Donaldson Brown phát minh, là một công cụ hữu ích trong phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Mô hình này khám phá mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính, giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận theo một trình tự logic Sự ứng dụng rộng rãi của mô hình Dupont không chỉ giới hạn trong lĩnh vực ngân hàng mà còn được sử dụng trong nhiều ngành khác Nghiên cứu này sẽ tận dụng mô hình DuPont để phân tích khả năng sinh lợi của các ngân hàng.

Dưới góc độ đầu tư, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn cổ đông (ROE), do vốn cổ đông là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản, mối quan hệ này được thể hiện như sau: hay: ROE = ROA × L f

Mô hình Dupont có thể được triển khai chi tiết thành:

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết hay: ROE = PM × AY × L f

Mô hình Dupont có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến suất sinh lợi của ngân hàng như khả năng quản lý chi phí và rủi ro tín dụng (PM), khả năng quản lý thanh khoản và cấu trúc tài sản (AY), khả năng quản lý tài khoản vốn (L f )

Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác Vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động nên việc kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng nào cũng phải chấp nhận Bởi vì trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình, ngân hàng thương mại không những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi khi loại hình doanh nghiệp khác mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng Do đó, việc phân tích khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại có ý nghĩa rất quan trọng

Nghiên cứu của Diamond và Dybvig (1983) chỉ ra rằng người đi vay thường cần vốn để chi tiêu trước mắt hoặc đầu tư dài hạn; do đó, họ mong muốn các khoản vay có thời hạn dài Ngược lại, người gửi tiền đòi hỏi sự linh hoạt trong việc rút tiền bất ngờ Điều này khiến ngân hàng phải dùng các khoản nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn, dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản nếu người gửi tiền rút hàng loạt, vì thời hạn đáo hạn của tài sản thường dài hơn nguồn vốn.

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết nguy cơ phá sản nếu không đủ khả năng xử lý việc đáo hạn của các khoản nợ và cho vay, tình trạng này xảy ra khi lượng tiền được rút ra khỏi ngân hàng gia tăng đột biến

Theo nguyên tắc 12 chuẩn Basel về quản lý rủi ro thanh khoản, thì ngân hàng cần duy trì một lượng tài sản có tính thanh khoản đáng tin cậy như tiền mặt, trái phiếu chính phủ hoặc các tài sản khác có độ tin cậy tương đương để tự bảo vệ trong những tình huống khó khăn Độ lớn của lượng tài sản thanh khoản phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng Ngân hàng phải đảm bảo rằng tài sản thanh khoản phải được duy trì với một số lượng hợp lý cho những tình huống bất ngờ và chi tiêu cho các hoạt động hàng ngày (chi phí hoạt động, hoạt động rút tiền,…)

Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng phải đối mặt với nhiều hình thức rủi ro lãi suất, phổ biến nhất là rủi ro tái định giá (re-pricing), xảy ra khi có sự bất tương xứng về thời điểm đáo hạn giữa tài sản và vốn của ngân hàng khi môi trường lãi suất thay đổi Rủi ro lãi suất sẽ làm thay đổi lợi nhuận của ngân hàng, theo chuẩn Basel (Principles for the Management and Supervision of Interest Rate Risk, 2004), ta có thể sử dụng một phương pháp phổ biến là phân tích độ chênh lệch (Gap analysis) để đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng Ta xác định khoảng chêch lệch (gap) này bằng cách lấy tài sản biến động theo lãi suất trừ cho nguồn vốn biến động theo lãi suất với độ biến động lãi suất được xác định trong một khoảng thời gian xác định Tùy vào cách thức phân tích, khoảng thời gian lãi suất thay đổi này có thể được xác định dựa trên nhiều nhân tố như lịch sử hoạt động, giả định về sự biến đổi lãi suất trong tương lai hay khả năng quản lý của ngân hàng Hệ số này âm (nguồn vốn biến động cao hơn tài sản biến động) có nghĩa là việc lãi suất thị trường tăng sẽ làm giảm thu nhập từ lãi suất của ngân hàng, ngược lại hệ số này dương (nguồn vốn biến động thấp hơn tài sản biến động) nghĩa là thu nhập ngân hàng giảm khi lãi suất giảm

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết

Ngoài ra, khảo sát của Ahmed, Beatty, Takeda (1997) trên 152 ngân hàng cũng chỉ ra rằng các ngân hàng thường tập trung vào việc quản lý rủi ro lãi suất thông qua thu nhập ròng từ lãi suất (thu nhập ròng từ lãi suất thể hiện cơ chế tái định giá khi lãi suất thay đổi của ngân hàng tốt hay xấu) Ta có thể ứng dụng điều này để phân tích việc quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thông qua các tỷ số liên quan đến thu nhập và chi phí lãi suất như Asset Interest Yield, Break Even Yield và Net Interest Margin (ba tỷ số này sẽ được trình bày trong phần 2.2.3.1)

Rủi ro là yếu tố căn bản của thị trường tài chính, còn rủi ro tín dụng tuy cũ nhưng là vấn đề lớn nhất mà bất cứ ngân hàng nào cũng gặp phải Chỉ những ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tốt mới có thể tồn tại lâu dài Trong ngành ngân hàng, cho vay vốn là sản phẩm cốt lõi của ngân hàng thương mại, các khoản cho vay chiếm phần lớn tài sản và ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của ngân hàng, các khoản cho vay này thường chiếm từ 50-70% tổng tài sản của ngân hàng (Koch, 1998) và khi cho vay, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro là người vay nợ có khả năng bị phá sản, khi người đi vay càng thể hiện rõ nguy cơ không trả được nợ thì ngân hàng sẽ phải trích lợi nhuận ra để trích lập dự phòng rủi ro Ba tỷ số có thể dùng để đo lường khả năng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng là: Dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ xấu và biên hiệu chỉnh rủi ro

2.1.6 Khả năng quản lý vốn

Hệ số an toàn vốn (CAR) là thước đo quan trọng về khả năng quản lý vốn của ngân hàng Theo nguyên tắc 1 mục 2 tiêu chuẩn Basel II, ngân hàng cần duy trì tỷ lệ an toàn vốn hợp lý tùy thuộc mức độ rủi ro và chiến lược bảo toàn vốn mà ngân hàng đang theo đuổi Để xác định được tỷ lệ CAR hợp lý, ngân hàng phải quan tâm đến thời điểm hoạt động hiện tại đang thuộc giai đoạn nào trong chu kỳ kinh tế, và phải dự đoán được những sự kiện và khả năng thay đổi của thị trường mà có thể gây ảnh hưởng đến

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết hoạt động của ngân hàng CAR phải ở mức hợp lý để có khả năng chống chọi với rủi ro.

Các tỷ số tài chính được dùng trong bài phân tích

2.2.1 Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi (Profitability Management Ratios)

Khả năng sinh lợi có thể được đo lường bởi các tỷ số khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nghiên cứu Có nhiều thành phần tạo nên thu nhập và chi phí của một ngân hàng như: thu nhập lãi suất, thu nhập từ các hoạt động thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh doanh tài chính khác, còn chi phí thì có chi phí lãi suất, chi phí hoạt động, chi phí cho các hoạt động đầu tư, thuế thu nhập,…Do các ngân hàng thường cố gắng duy trì mức lợi nhuận cao và ổn định để thu hút nhà đầu tư, nên việc xem xét lợi nhuận dựa trên các tỷ số là một công cụ hữu ích (mặc dù việc phân tích tỷ số cần phải đi kèm với các phân tích khác về hoạt động và khả năng quản lý của ngân hàng), các tỷ số lợi nhuận thể hiện những gì mà ngân hàng đạt được xét trên một tiêu chí nào đó, ví dụ như lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn cổ đông, hay lợi nhuận sau thuế trên tổng lợi nhuận,… Đối với mục tiêu so sánh lợi nhuận thì ROE là tỷ số phổ biến nhất – vốn thường được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế (theo quan điểm đầu tư) chia cho vốn cổ đông Mặc dù ROE không hẳn là thước đo lợi nhuận đầu tư vì lợi nhuận đầu tư phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chia cổ tức và giá trị cổ phiếu nhưng nhiều ý kiến cũng cho rằng tỷ lệ ROE cao sẽ dẫn đến lợi nhuận đầu tư cao Bên cạnh ROE thì tỷ số ROA cũng là một thước đo hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi của ngân hàng Tuy nhiên ROA lại không thể hiện được ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên lợi nhuận doanh nghiệp

Ta sẽ ứng dụng mô hình Dupont để phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi vì mô hình Dupont giúp phân tích các tỷ số bằng cách xem xét nhiều tiêu chí khác nhau

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết (Trong nghiên cứu này, ta dùng Dupont để phân tách ROE và ROA thành Profit Margin, Asset Yield, Leverage)

2.2.1.1 Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ đông (Return on Equity)

Mô hình Dupont phân tách ROE ra làm 2 thành phần chính là: ROA và Lf

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage - Lf) là thước đo rủi ro tài chính Return on Assets (ROA) bao gồm biên lợi nhuận (Profit Margin - PM) và lợi nhuận trên tài sản (Asset Yield - AY).

Profit Margin (PM) được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế (Profit After Tax – PAT) chia cho tổng lợi nhuận (Total Income) Total Income được xác định bằng cách lấy lợi nhuận ròng từ hoạt động cho vay cộng với thu nhập từ các hoạt động khác, còn PAT chính là Total Income loại trừ chi phí quản lý, khấu hao và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng PM chỉ ra số lợi nhuận sau thuế mà ngân hàng đạt được trên mỗi đồng lợi nhuận Tỷ số PM phụ thuộc chủ yếu vào khả năng quản lý chi phí và quản lý rủi ro tín dụng nên PM cao thể hiện rằng ngân hàng đã quản lý các chi phí không phải lãi suất tốt

Asset Yield (AY) là % của tổng lợi nhuận (Total Income) trên tổng tài sản AY phụ thuộc vào khả năng quản lý rủi ro tín dụng và quản lý thanh khoản của ngân hàng cũng như cấu trúc tài sản của ngân hàng Nếu ngân hàng duy trì được độ rộng giữa thu nhập lãi suất và chi phí lãi suất trong một khoảng thời gian cao thì AY của ngân hàng đó sẽ cao, ngược lại nếu ngân hàng không quản lý được sự thay đổi về môi trường lãi suất thì AY thấp Tương tự, cấu trúc tài sản cũng ảnh hưởng đến AY, vì nếu một ngân hàng duy trì nhiều tài sản có mức độ thanh khoản cao thì thông thường lợi nhuận từ hoạt động cho vay sẽ thấp đi, do đó AY sẽ thấp

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết

Lf được xác định bằng cách lấy tài sản chia cho vốn cổ đông (Lf không tính bằng

% mà tính bằng số lần), Lf thể hiện khả năng quản lý tài khoản vốn của ngân hàng thương mại Một ngân hàng quyết định duy trì L f cao thì sẽ cho một tỷ lệ ROE cao và đổi lại thì rủi ro tài chính cũng sẽ cao hơn

2.2.1.2 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets)

Theo như trình bày ở trên, ta có ROA theo mô hình Dupont:

2.2.2 Nhóm tỷ số khả năng quản lý rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk

Khả năng quản lý rủi ro thanh khoản cho thấy khả năng cân đối giữa tài sản thanh khoản cao với với tổng tài sản hay cân đối giữa việc cho vay với lượng vốn huy động được để tránh tình trạng thiếu thanh khoản hay dư quá nhiều thanh khoản trong một thời điểm Đối với một ngân hàng thương mại thì yếu tố thanh khoản là yếu tố quan trọng, tuy nhiên ta cũng cần phải lưu ý rằng quá nhiều thanh khoản cũng chưa phải là điều tốt vì như vậy ngân hàng sẽ không thể tối đa hóa lợi nhuận do quá nhiều tiền mặt thì sẽ không tạo ra lãi suất mặc dù đổi lại khả năng quản lý thanh khoản của ngân hàng sẽ cao Thứ hai, chúng ta đều biết rằng lượng tiền mặt mà ngân hàng có được đa phần đều là do các khoản tiền gửi tạo nên, do đó sẽ tồn tại thêm một khoản “chi phí của tiền” –

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết chính là chi phí lãi suất, chi phí an ninh, bảo hiểm (chưa kể đến chi phí cơ hội) cho các khoản tiền gửi này

2.2.2.1 Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao (Liquid Assets Ratio)

Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa tài sản có tính thanh khoản cao so với tổng tài sản của ngân hàng Mức độ tài sản thanh khoản mà ngân hàng nắm giữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự ổn định của nguồn vốn, xu hướng thay đổi trong vay vốn và cho vay.

Nếu nguồn vốn được tạo thành từ các tài sản nhỏ và có độ an toàn cao, ngân hàng chỉ cần duy trì lượng tài sản thanh khoản thấp, nếu nguồn vốn chủ yếu dành cho các khoản vay lớn và dài hạn hay trong trường hợp các khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng cá nhân có xu hướng giảm việc gửi tiền thì ngân hàng sẽ phải nâng lượng tài sản thanh khoản lên để bảo đảm tính an toàn

Tỷ lệ tài sản thanh khoản cao giúp ngân hàng ứng phó với tình trạng thiếu tiền mặt, nhưng nếu tỷ lệ này thấp sẽ tạo cơ hội gia tăng lợi nhuận nhưng cũng đi kèm rủi ro mất thanh khoản cao hơn.

Total Cash Resources = Cash + Treasury Bill + Placements with Banks

Dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng Việt Nam thì Total Cash Resources chính là tiền mặt, vàng bạc, đá quí, ngoại tệ, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết

2.2.2.2 Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (Loans to Deposit Ratio - LDR)

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi phản ánh khả năng chuyển đổi từ tiền gửi sang cho vay Tỷ lệ này cho thấy mức thanh khoản của ngân hàng, khi tỷ lệ cao thể hiện ngân hàng đang ưu tiên cho vay hơn đầu tư Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi tăng đồng nghĩa với tính thanh khoản giảm Ngược lại, tỷ lệ tài sản thanh khoản thường tỷ lệ nghịch với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, là chỉ số cảnh báo nguy cơ tăng tín dụng quá nóng của ngân hàng.

2.2.3 Nhóm tỷ số khả năng quản lý rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk

Các tỷ số khả năng quản lý rủi ro lãi suất thể hiện khả năng kiểm soát rủi ro lãi suất của ngân hàng trong trường hợp lãi suất thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập từ các khoản cho vay, các khoản đầu tư và chi phí lãi suất từ các khoản tiền gửi

Trong trường hợp lãi suất có sự thay đổi, ngân hàng vẫn có khả năng kiểm soát rủi ro lãi suất bằng cách tái định giá (re-pricing) đồng thời cả tài sản và nguồn vốn có tính biến động theo lãi suất (tiền gửi và khoản cho vay) từ đó duy trì được lợi nhuận biên từ lãi suất (Net Interest Margin) do cả thu nhập và chi phí lãi suất đều đồng thời tăng hoặc giảm Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang gặp vấn đề mất cân đối gây khó khăn cho việc tái định giá, đó là các ngân hàng này dùng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các khoản vay dài hạn, điều này dẫn đến sự không ổn định nếu môi trường lãi suất biến đổi thường xuyên vì các khoản cho vay này luôn cố định trong suốt kỳ hạn của nó trong khi chi phí lãi suất phải trả cho nguồn vốn huy động ngắn hạn lại biến đổi khi nó đến kỳ hạn Hậu quả là nguồn vốn được tái định giá

Mô hình nghiên cứu

Dựa vào phần cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên, ta có mô hình phân tích như sau:

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết

Hình 2.1 – Mô hình phân tích

GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam

Hệ thống ngân hàng Việt Nam được thành lập từ những năm 1950 hoạt động theo phương thức bao cấp độc quyền trong 40 năm đầu Đến năm 1988, theo Nghị định 53/NĐ, hệ thống này chuyển hướng kinh doanh theo thị trường Ngân hàng Nhà nước tách ra thành lập 4 ngân hàng quốc doanh độc lập: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Từ đó, Ngân hàng Nhà nước tập trung vào chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, không trực tiếp kinh doanh, trong khi chức năng này được giao cho các ngân hàng thành viên mới thành lập.

Từ năm 2007, tăng trưởng tín dụng phát triển nhanh giúp hệ thống ngân hàng phát triển vượt bậc, tính đến thời điểm hiện nay, đã có khoảng hơn 100 tổ chức tín dụng với phân nửa là ngân hàng thương mại cổ phần trong nước Nghiệp vụ ngân hàng không chỉ bó hẹp ở hoạt động cho vay truyền thống nữa mà phát triển thêm nhiều hình thức kinh doanh khác như kiều hối, bảo hiểm, thuê tài chính, chứng khoán, L/C, …

Hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải trải qua giai đoạn khó khăn, thứ nhất là vấn đề lạm phát và các chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, thứ hai là khó khăn về thanh khoản, đặc biệt là đối với các ngân hàng nhỏ vì đã có những thời điểm mà khách hàng có thể mặc cả lãi suất với ngân hàng và cuối cùng là chủ trương thanh lọc các ngân hàng yếu của Ngân hàng Nhà nước

Chương 3 - Giới thiệu về môi trường và đối tượng nghiên cứu

Giới thiệu sơ lược các ngân hàng cần phân tích

3.2.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank)

VietinBank được thành lập ngày 26/03/1988 với tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam, là một trong những ngân hàng đầu tiên ra đời theo Nghị định 53.

VietinBank được cổ phần hóa và IPO vào cuối năm 2008 VietinBank là một trong những Ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam với thị phần cho vay chiếm 11,6% của toàn hệ thống và là một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất thị trường hiện nay với tổng tài sản chiếm 10% tổng tài sản toàn hệ thống

Lĩnh vực kinh doanh của VietinBank khá đa dạng thuộc các mảng huy động vốn, tín dụng, đầu tư, thanh toán và ngân quỹ Chiến lược khách hàng của ngân hàng là thiết lập các mối quan hệ chiến lược với các đối tác, hợp tác lâu dài với các công ty và doanh nghiệp lớn, cụ thể là với các tổ chức trong nước và quốc tế có thế mạnh và tiềm năng chiến lược

Vietinbank hiện được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE với mã giao dịch là CTG

3.2.2 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) thành lập ngày 24/05/1989 và chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990, Eximbank là ngân hàng có tổng vốn chủ sở hữu đứng thứ 2 trong hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau Vietcombank

Lĩnh vực kinh doanh chính của Eximbank là kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn nước ngoài và các hoạt động trung gian tiền tệ khác

Thế mạnh của Eximbank là kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu

Chương 3 - Giới thiệu về môi trường và đối tượng nghiên cứu

Eximbank được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE với mã giao dịch là EIB

3.2.3 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) được thành lập năm 1994, các cổ đông chính của Ngân hàng Quân đội là Vietcombank, Viettel, và Tổng Công ty bay Dịch vụ Việt Nam

Ngoài dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Quân đội còn tham gia vào các dịch vụ môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc bằng cách nắm cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này

Ngân hàng Quân đội được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE với mã giao dịch là MBB

3.2.4 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Sacombank thành lập năm 1991 với vị thế là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng Khi thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ, Sacombank đã tận dụng việc phát hành cổ phiếu đại chúng làm kênh huy động chính cho việc huy động vốn dài hạn cho những giai đoạn sau này

Bên cạnh lĩnh vực hoạt động truyền thống là huy động vốn và cho vay, Sacombank cũng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như làm dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc…

Sacombank niêm yết trên sàn giao dịch HOSE với mã chứng khoán là STB

3.2.5 Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Được thành lập vào ngày 01/04/1963 trên cơ sở tách ra từ cục quản lý ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hoạt động như một ngân hàng đối ngoại độc quyền tại thời điểm đó Vietcombank được chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần

Chương 3 - Giới thiệu về môi trường và đối tượng nghiên cứu vào năm 2008 và hiện là ngân hàng đứng đầu toàn ngành trong lĩnh vực kinh doanh thẻ với 42% tổng thị phần thẻ

Vietcombank là một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, bao gồm huy động vốn, tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại hối, vàng, quản lý tài sản,…

Vietcombank được niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán là VCB

3.2.6 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB)

ACB được thành lập vào năm 1993 và lên sàn giao dịch vào năm 2006 ACB là một trong những ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất với hơn 200 sản phẩm dịch vụ

Lĩnh vực kinh doanh chính của ACB là huy động vốn bằng VND, ngoại tệ và vàng, làm các dịch vụ trung gian

ACB niêm yết trên sàn HNX với mã giao dịch là ACB

3.2.7 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nhà Hà Nội (HabuBank)

Habubank được thành lập vào năm 1988 theo đề nghị của tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Habubank là một trong những ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động lâu nhất tại Việt Nam

Lĩnh vực kinh doanh chính của Habubank là các mảng truyền thống như huy động vốn, cho vay và dịch vụ thanh toán Chiến lược kinh doanh của ngân hàng này là tập trung vào cả 2 mảng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân

Hiện Habubank được niêm yết trên sàn HNX với mã giao dịch là HBB

Chương 3 - Giới thiệu về môi trường và đối tượng nghiên cứu

3.2.8 Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (NaviBank)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (NaviBank) được thành lập từ năm 1995, với chiến lược kinh doanh chính là tập trung vào lĩnh vực bất động sản

Navibank tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân với định hướng là trở thành một trong những ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu của Việt Nam

Navibank được niêm yết trên sàn HNX với mã chứng khoán là NVB

3.2.9 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Khả năng sinh lợi (Profitability Management)

4.1.1 Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ đông (Return on Equity) Đồ thị 4.1 – Tỷ số Profit Margin (PM)

Ta thấy PM của các ngân hàng Việt Nam cao nhất vào năm 2007 và có xu hướng giảm dần cho các năm tiếp theo Trong 9 ngân hàng phân tích thì VietinBank có PM thấp nhất, ngược lại ACB có PM cao nhất Như vậy tỷ số PM cho thấy khả năng quản lý chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng của ACB rất tốt, còn Vietinbank thì không được thành công Tuy nhiên ta chưa thể kết luận mà sẽ lưu ý xem xét thêm 2 ngân hàng này qua nhóm tỷ số khả năng quản lý rủi ro tín dụng và khả năng quản lý chi phí ở phần sau Cũng cần lưu ý là trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định cấm kinh doanh vàng tài khoản, quy định này ảnh hưởng khá lớn đến ACB (dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì doanh thu từ các hoạt động khác trong năm 2010 giảm khoảng 700 tỷ so với năm 2009), tuy nhiên thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng cao giúp cho PM của ngân hàng này không bị giảm sâu

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcom bank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 17.02% 44.28% 45.86% 55.00% 39.86% 55.38% 48.41% 33.79% 49.11%

Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.2 – Tỷ số Asset Yield (AY)

Từ năm 2007-2010, tỷ lệ an toàn (AY) của các ngân hàng Việt Nam dao động trong khoảng 2,15% đến 4,57% Ngoại trừ ACB và Eximbank, các ngân hàng đều có tỷ lệ AY ổn định, trong đó VietinBank có AY cao nhất Báo cáo tài chính cho thấy tổng lợi nhuận (Total Income) của VietinBank và Vietcombank tương đương nhau và cao hơn so với các ngân hàng khác Mặc dù AY của VietinBank cao hơn Vietcombank, tuy nhiên, để kiểm chứng giả thuyết về khả năng quản lý rủi ro lãi suất của Vietinbank cao hơn Vietcombank, cần phân tích các tỷ số về khả năng quản lý rủi ro lãi suất trong những nội dung tiếp theo.

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcomb ank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 4.06% 3.10% 3.63% 3.94% 3.05% 3.72% 3.21% 2.23% 2.14%

VietinBan k Eximbank MBB Sacomba nk Vietcomb ank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 15.60 5.36 8.34 8.79 14.57 13.65 7.40 17.10 5.68 2008 15.69 3.76 9.48 8.82 16.09 13.56 7.89 10.13 6.34 2009 19.39 4.90 10.02 9.86 15.29 16.61 8.99 16.03 11.36 2010 20.24 9.70 12.34 10.87 14.88 18.03 10.75 9.90 12.20 0.00 5.00

Chương 4 - Phân tích tài chính

VietinBank, Vietcombank và ACB là 3 ngân hàng có hệ số đòn bẩy tài chính Lf cao nhất, chiến lược kinh doanh này sẽ làm gia tăng rủi ro nhưng sẽ giúp ngân hàng có cơ hội đạt được suất sinh lợi ROE cao hơn, các ngân hàng còn lại đều duy trì mức L f thấp hơn 3 ngân hàng này Ngoài ra hệ số đòn bẩy tài chính tăng gấp đôi cũng cho thấy rằng SHB đã thay đổi chiến lược kinh doanh từ năm 2009

Khác với Vietcombank có hệ số đòn bẩy tài chính ổn định qua các năm, hệ số đòn bẩy tài chính của Navibank lại biến động thất thường lúc tăng lúc giảm rất mạnh, do đó khó có thể kết luận về khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng này nếu chỉ nhìn vào hệ số này trên 4 năm Đồ thị 4.4 – Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ đông (Return on Equity – ROE)

Trong 3 ngân hàng có hệ số đòn bẩy tài chính cao là VietinBank, Vietcombank và ACB kể trên thì ACB là ngân hàng có tỷ lệ ROE cao nhất và hơn tất cả các ngân hàng khác So sánh tỷ số Lf và ROE của VietinBank và ACB cho thấy ACB ít rủi ro hơn nhưng khả năng sinh lợi cao hơn, tương tự Vietcombank hơn Vietinbank xét về mức độ rủi ro và khả năng sinh lợi Theo mô hình Dupont, tỷ số ROE bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là PM, AY và L f Tỷ số L f cao làm gia tăng rủi ro, còn AY thì khá tương đồng

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcom bank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 10.80% 7.36% 13.88% 19.02% 17.69% 28.12% 11.50% 12.91% 5.96%

Chương 4 - Phân tích tài chính và không có sự khác biệt quá lớn giữa các ngân hàng Do đó, để gia tăng ROE, các ngân hàng Việt Nam nên tập trung vào việc gia tăng PM bằng cách gia tăng khả năng quản lý chi phí và rủi ro tín dụng

4.1.2 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Asset) Đồ thị 4.5 – Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Asset – ROA)

Trừ Sacombank và ACB, các ngân hàng đều có tỷ lệ ROA ổn định trong khoảng thời gian từ 2007 – 2010, Sacombank có ROA cao nhất trong năm 2007 nhưng giảm mạnh vào 2008 – vốn là giai đoạn đầu của khủng hoảng kinh tế thế giới ACB thì vẫn duy trì được tỷ lệ ROA cao trong năm 2008 nhưng vẫn không trụ được thành tích này và suy giảm mạnh vào 2009.

Khả năng quản lý rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk Management)

VietinBan k Eximbank MBB Sacomba nk Vietcomb ank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 0.69% 1.37% 1.66% 2.16% 1.21% 2.06% 1.55% 0.75% 1.05%

Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.6 – Tỷ số tài sản thanh khoản (Liquid Asset Ratio)

Dựa trên đồ thị, ta thấy có 5 ngân hàng là MBB, ACB, Habubank, Navibank và SHB có tỷ lệ tài sản thanh khoản khá cao trong năm 2007 (từ 45% - 50%), nhưng hầu hết đều có sự biến động lớn theo chiều hướng giảm từ 2008 và tiếp tục giảm dần trong các năm tiếp theo, điều này cho thấy các ngân hàng có xu hướng giảm bớt mức độ an toàn của tài sản để chuyển hướng theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Về cá nhân, VietinBank có tỷ lệ tài sản thanh khoản thấp nhất trong các ngân hàng, điều này phù hợp với hệ số đòn bẩy tài chính cao nhất của VietinBank trong phân tích ở phần trên rằng VietinBank có chiến lược kinh doanh chấp nhận rủi ro cao hơn các ngân hàng khác Ngoài ra, hệ số đòn bẩy tài chính và tỷ lệ tài sản thanh khoản ổn định của Vietcombank cũng cho thấy ngân hàng này không có sự thay đổi lớn trong chiến lược kinh doanh theo hướng rủi ro của mình, khác với Navibank có hệ số đòn bẩy tài chính biến động thất thường nhưng lại ổn định về xu hướng giảm của tỷ số tài sản thanh khoản

4.2.2 Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (Loans to Deposit)

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcomb ank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 13.89% 22.02% 46.44% 18.38% 28.60% 45.95% 47.14% 50.18% 45.60%

Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.7 – Tỷ số khoản cho vay trên tiền gửi (Loans to Deposit Ratio - LDR)

VietinBank, Eximbank, Sacombank, HabuBank và Navibank là những ngân hàng có LDR khá cao, LDR càng cao thì tính thanh khoản của ngân hàng càng thấp nên về lý thuyết LDR thường tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tài sản thanh khoản, điều này thể hiện rõ nhất ở VietinBank và MBB: LDR của VietinBank cao nên tỷ lệ tài sản thanh khoản của ngân hàng này thấp, ngược lại MBB và ACB có tỷ lệ LDR thấp nên đổi lại có lượng tài sản có tính thanh khoản cao Tuy nhiên điều này không thể hiện ở HabuBank và NaviBank, cả 2 ngân hàng này đều có tỷ lệ LDR và tỷ lệ tài sản thanh khoản ở mức cao, điều này khá kỳ lạ vì nếu hầu hết các khoản tiền gửi được huy động để tài trợ cho khoản cho vay thì việc 2 ngân hàng này vẫn có khả năng nắm giữ một lượng khá lớn tài sản thanh khoản là điều khó có thể đạt được.

Khả năng quản lý rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk Management)

4.3.1 Tỷ số doanh thu từ lãi suất trên tài sản (Asset Interest Yield), điểm hòa vốn (Break Even Yield) và lợi nhuận biên từ lãi suất (Net Interest Margin)

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcom bank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 90.68% 80.56% 65.29% 79.98% 68.88% 57.54% 111.24% 71.06% 149.15%

Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.8 - Tỷ số doanh thu từ lãi suất trên tài sản (Asset Interest Yield - AIY) Đồ thị 4.9 – Điểm hòa vốn (Break Even Yield) Đồ thị 4.10 – Lợi nhuận biên từ lãi suất (Net Interest Margin - NIM)

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcomb ank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 8.47% 6.74% 7.33% 7.57% 6.25% 6.98% 12.02% 6.77% 5.78%

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcom bank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 5.36% 4.11% 4.39% 4.99% 4.00% 4.96% 8.48% 5.39% 4.47%

VietinBan k Eximbank MBB Sacomba nk Vietcomb ank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 3.11% 2.63% 2.94% 2.58% 2.25% 2.02% 3.54% 1.37% 1.31%

Chương 4 - Phân tích tài chính

Nhìn chung, VietinBank, Sacombank, HabuBank và Navibank là những ngân hàng có AIY (thể hiện thu nhập từ lãi suất) cao nhưng HabuBank và NaviBank lại có Break Even Yield (thể hiện chi phí lãi suất) cao hơn VietinBank và Sacombank, đây cũng là điều dễ hiểu vì các ngân hàng nhỏ thường gặp khó khăn trong việc cạnh tranh huy động vốn với các ngân hàng lớn Ta cũng thấy rằng Vietcombank là ngân hàng có Break Even Yield thấp nhất, điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Vietcombank khá tốt so với các ngân hàng khác Còn về NIM, VietinBank là ngân hàng có tỷ số cao nhất, tiếp theo là nhóm Eximbank và MBB Tuy nhiên, để phân tích khả năng quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng, ta không chỉ dựa mức độ cao thấp của NIM mà còn phải xem xét ổn định của NIM qua các giai đoạn biến động của lãi suất

Sau sự bùng nổ tín dụng vào năm 2007, thị trường ngân hàng năm 2008 lại trải qua những biến động mạnh và bất ổn về lãi suất, đây là thời điểm mà lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có so với trước đây Trong thời gian này, có ngân hàng đã tăng lãi suất huy động từ thị trường 1 lên 20%/năm, còn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã đạt đến mức kỷ lục là 43%/năm (theo vneconomy) Trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản (Hình 4.1 và bảng 1.1 – Phụ lục) Do đó, để phân tích về khả năng quản lý rủi ro lãi suất thì năm 2008 là năm thích hợp làm cơ sở so sánh sự ổn định về NIM của các ngân hàng

Hình 4.1 – Biểu đồ lãi suất Việt Nam năm 2008 (nguồn: vneconomy)

Chương 4 - Phân tích tài chính

Tuy nhiên, ngoại trừ Sacombank và ACB có đầy đủ dữ liệu trong năm 2008, hiện không có tổ chức nào lưu trữ và phổ biến dữ liệu về báo cáo tài chính 4 quý trong năm 2008 của các ngân hàng còn lại (vndirect, cophieu68, sở giao dịch chứng khoán TPHCM, Hà Nội, và bản thân các ngân hàng) Đây là điều khá đáng tiếc vì xem xét sự ổn định của NIM để kết luận khả năng quản lý rủi ro lãi suất qua 4 năm không hiệu quả bằng việc xem xét NIM trong những giai đoạn lãi suất có biến động lớn

Xem xét tỷ số NIM theo năm của các ngân hàng cũng cho thấy sự tương đồng giữa NIM và AY, điều này dễ thấy ở các ngân hàng thương mại, vốn có khoản cho vay chiếm tỷ lệ lớn trong tài sản Dựa trên báo cáo tài chính, Sacombank, Vietcombank và ACB là những ngân hàng có thu nhập không từ lãi suất khá cao so với thu nhập từ hoạt động truyền thống là cho vay nên mặc dù NIM của 3 ngân hàng này thấp hơn nhóm VietinBank, Eximbank và MBB nhưng AY lại không cách biệt quá xa

So sánh phân tích AY cho thấy VietinBank quản lý rủi ro lãi suất hiệu quả hơn Vietcombank nhờ AY cao hơn Điều này được củng cố bởi tỷ số NIM của VietinBank Đồ thị 4.11 minh họa lợi nhuận biên từ lãi suất năm 2008 (NIM), phản ánh khả năng quản lý rủi ro lãi suất tốt hơn của VietinBank.

Trong năm 2008, NIM của Sacombank và ACB đều có điểm chung là giảm nhẹ trong quý 2 và giảm mạnh trong quý 3, sau đó phục hồi ở quý 4 Xem xét tình hình lãi suất của Việt Nam trong năm 2008 (Bảng 1.1 phần phụ lục), ta thấy những điểm chính sau:

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcom bank ACB HabuBan k NaviBank SHB

Chương 4 - Phân tích tài chính

Quý 1: Tăng 1 lần (0.5%) Quý 2: Tăng 2 lần (lần đầu 3.25% và lần thứ hai là 2%) Quý 3: Không thay đổi nhưng có lãi suất cao nhất năm (giữ ở mức 14%) Quý 4: Giảm 5 lần (4 lần đầu giảm mỗi lần 1% và lần cuối cùng giảm 1.5%)

Như vậy, NIM của Sacombank và ACB đều giảm và thấp khi lãi suất tăng hoặc ở mức cao (quý 2 lãi suất tăng cao và quý 3 lãi suất đạt đỉnh dẫn đến NIM thấp), NIM sẽ tăng và cao khi lãi suất giảm hoặc ở mức thấp (quý 4 lãi suất giảm mạnh và cũng chứng kiến sự phục hồi mạnh của NIM) Theo như phần rủi ro lãi suất đã trình bảy ở cơ sở lý thuyết (2.1.4) thì với đặc tính này, hệ số Gap của Sacombank và ACB sẽ là âm, có nghĩa rằng nguồn vốn của 2 ngân hàng này biến động cao hơn sự biến động tài sản khi lãi suất thay đổi Điều này phù hợp với giả thuyết rằng các ngân hàng Việt Nam đang sử dụng nhiều khoản tiền gửi ngắn hạn để tài trợ các khoản vay dài hạn Để kết luận chính xác về vấn đề này, ta cũng cần phải phân tích thêm về hệ số Gap của các ngân hàng

4.3.2 Chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn biến động theo lãi suất (Cumulative

Gap) Để xác định được hệ số Gap, ta phải xác định được các tài sản và nguồn vốn biến động theo lãi suất trong khoảng thời gian cần xem xét, cụ thể ở đây là các khoản cho vay và tiền gửi ngắn hạn Tuy nhiên, báo cáo tài chính của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chỉ phân loại thời hạn đối với các khoản cho vay khách hàng chứ không phân loại thời hạn đối với các khoản tiền gửi Do đó không thể tính được hệ số Gap nếu dựa vào các báo cáo tài chính được các ngân hàng công bố.

Khả năng quản lý rủi ro tín dụng (Credit Risk Management)

Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.12 – Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans to Loans)

Số liệu trên cho thấy năm 2008 là một năm tài chính khó khăn khi mà tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng đều cao: 7/9 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong năm 2008 trừ Sacombank và SHB Lưu ý là tuy không thể thu thập được dữ liệu về tỷ lệ nợ xấu năm 2008 của HabuBank nhưng tỷ lệ dự phòng rủi ro cao trong năm 2008 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của HabuBank trong năm này cũng khó có thể tốt

Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, tiếp theo là nhóm của Habubank, NaviBank và SHB Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2008 của Eximbank cao đột biến (tăng gấp 5 lần so với 2007) nhưng đã giảm mạnh trong năm 2009

VietinBan k Eximbank MBB Sacomba nk Vietcomb ank ACB HabuBan k NaviBank SHB

Non Performing Loans to Loans

Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.13 – Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Total Loan Loss Provisions as % of Loans)

Tỷ lệ dự phòng rủi ro của các ngân hàng đều khá tương ứng với tỷ lệ nợ xấu, tuy nhiên cũng có 2 điểm cần lưu ý là: thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank trong năm 2008 khá cao tuy nhiên tỷ lệ dự phòng của ngân hàng này cũng chỉ gần tương đương với các ngân hàng khác có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nhiều như VietinBank hay MBB Thứ hai, trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chỉ sau Vietcombank là HabuBank, NaviBank và SHB thì chỉ có HabuBank là có tỷ lệ dự phòng cao Do đó ta sẽ tiến hành so sánh tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng này và Vietcombank với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đề nghị của Greuning & Bratanovic như đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết Trong báo cáo tài chính, Vietcombank chỉ công bố mức dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2007, SHB công bố dự phòng rủi ro tín dụng trong 2009 – 2010, còn Habubank không công bố thông tin này

VietinBan k Eximbank MBB Sacomba nk Vietcomb ank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 1.67% 0.40% 1.24% 0.50% 2.16% 0.42% 1.42% 0.14% 0.19%

Total Loan Loss Provisions as % of Loans

Chương 4 - Phân tích tài chính Bảng 4.1 – Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank (2007) và SHB (2009 - 2010)

Năm Dự phòng rủi ro tín dụng đề nghị

Có khả năng mất vốn

Có khả năng mất vốn

Trong 3 ngân hàng cần xem xét về tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thì Vietcombank có tỷ lệ dự phòng cho các khoản nợ dưới chuẩn nằm trong mức đề nghị, tỷ lệ dự phòng đối với nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn tuy không nằm trong mức đề nghị nhưng vẫn cao hơn so với SHB, tuy không thể tính được các khoản dự phòng chi tiết cho các loại nợ nhưng dựa trên đồ thị 4.12 và 4.13 thì tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank thấp hơn năm 2007 nhưng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng lại cao hơn, điều

Chương 4 - Phân tích tài chính này thể hiện sự an toàn về khả năng quản lý rủi ro tín dụng của Vietcombank cao so với SHB nếu dựa trên tiêu chí dự phòng rủi ro Không thể so sánh khả năng quản lý rủi ro tín dụng của Navibank so với Vietcombank và SHB vì ngân hàng này không công bố chi tiết tỷ lệ dự phòng của các loại nợ trong giai đoạn 2007 – 2010

Ngoài ra, ta cũng thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro của Sacombank, ACB, Habubank và SHB mặc dù không cao nhưng có xu hướng tăng từ 2007 đến 2010, nhưng so với Sacombank và ACB thì tỷ lệ nợ xấu của Habubank và SHB cao hơn rất nhiều Trong 4 ngân hàng này thì chỉ có ACB là thể hiện được sự an toàn trong hoạt động tín dụng khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm và đổi lại là sự suy giảm thu nhập từ lãi suất thể hiện ở NIM của ACB giảm từ 2008 SHB và Navibank có tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn ACB nhưng NIM của 2 ngân hàng này không giảm như trên lý thuyết mà thậm chí là tăng cao (đặc biệt là SHB), điều này cho thấy mặc dù hoạt động cho vay mang lại suất sinh lợi cao nhưng đi kèm với nó là mức độ rủi ro cao của SHB và Navibank trong hoạt động tín dụng

4.4.2 Biên hiệu chỉnh rủi ro (Risk Adjusted Margin) Đồ thị 4.14 – Biên hiệu chỉnh rủi ro (Risk Adjusted Margin – RAM)

VietinBan k Eximbank MBB Sacomba nk Vietcomb ank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 2.92% 3.89% 4.59% 5.42% 2.78% 4.75% 3.81% 3.91% 3.68%

Chương 4 - Phân tích tài chính

Vietcombank và Navibank là 2 ngân hàng có RAM khá thấp, điều này hợp lý với Vietcombank vì ngân hàng này phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khá lớn cho những khoản nợ xấu của mình Sau Vietcombank là Navibank cũng có hệ số RAM thấp, đây là điều cần lưu ý khi quyết định đầu tư vào Navibank vì với tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ dự phòng rủi ro thấp, và hệ số RAM thấp cho thấy các khoản kinh doanh rủi ro này không mang lại lợi nhuận cao như mong đợi theo triết lý “High Risk High Return” thường thấy.

Khả năng quản lý tài khoản vốn (Capital Account Management)

4.5.1 Hệ số đòn bẩy tài chính (Leverage Multiplier - L f )

Như đã phân tích trong phần 4.1.1: VietinBank, Vietcombank và ACB là 3 ngân hàng có hệ số Lf cao nhất cho thấy chiến lược kinh doanh theo hướng chấp nhận rủi ro cao của 3 ngân hàng này

4.5.2 Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) Đồ thị 4.15 – Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR)

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcom bank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 11.62% 27.00% 14.21% 11.07% 9.20% 16.19% 20.89% 36.31%

Chương 4 - Phân tích tài chính

Các ngân hàng lớn là VietinBank, Sacombank và Vietcombank có hệ số an toàn vốn thấp hơn các ngân hàng nhỏ như Eximbank, Habubank và SHB Đặc biệt là VietinBank trong năm 2010 vẫn có CAR là 8%, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của VietinBank vì thông tư 13 quy định hệ số an toàn vốn tối thiểu là 9% Ta cũng nhận thấy rằng hệ số an toàn vốn tỷ lệ nghịch với hệ số đòn bẩy tài chính Các ngân hàng có hệ số Lf cao như VietinBank, Vietcombank và ACB đều có tỷ lệ CAR thấp

Một điểm cần lưu ý khác là trong năm 2008, hệ số an toàn vốn của Eximbank đạt mức cao kỷ lục là 45.89% trong khi các tài sản rủi ro (nợ xấu) của Eximbank khá cao trong năm 2008, đây là điểm không hợp lý vì ngay cả trong những năm Eximbank có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 2008 rất nhiều thì CAR cũng không thể đạt được mức cao bất thường như vậy.

Khả năng quản lý chi phí (Cost Management)

4.6.1 Tỷ số gánh nặng chi phí hoạt động (Overhead Burden Ratio) Đồ thị 4.16 – Tỷ số gánh nặng chi phí hoạt động (Overhead Burden Ratio)

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcom bank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 17.10% 3.16% 3.84% -47.62% -0.87% -69.03% 12.40% -43.54% -110.99%

Chương 4 - Phân tích tài chính

VietinBank là ngân hàng có tỷ số gánh nặng chi phí hoạt động cao nhất, SHB khá thấp trong những năm đầu nhưng lại có xu hướng tăng: Dựa trên báo cáo tài chính, chi phí hoạt động của SHB tăng rất nhanh so với thu nhập không phải từ lãi suất, các ngân hàng còn lại đều có tỷ số gánh nặng chi phí hoạt động thấp

Trong giai đoạn 2007 – 2010, VietinBank có chi phí hoạt động từ 3000 – 7000 tỷ, Vietcombank có chi phí hoạt động từ 2000 – 5000 tỷ, đây là 2 ngân hàng có chi phí hoạt động cao nhất so với các ngân hàng khác Tuy nhiên tỷ số gánh nặng chi phí của Vietcombank lại thấp bởi thu nhập từ các hoạt động ngoài lãi suất của ngân hàng này khá cao Còn đối với VietinBank thì chi phí hoạt động tăng rất nhanh (Chi phí hoạt động năm 2009 tăng 78% so với năm 2008, chi phí hoạt động năm 2010 tăng 35% so với 2009) trong khi thu nhập không từ lãi suất lại tăng không tương ứng và thậm chí là giảm trong suốt các năm từ 2007 – 2009 Như vậy lợi nhuận chính của Vietinbank đến từ các hoạt động tín dụng, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến VietinBank nếu môi trường lãi suất có sự cạnh tranh cao

Navibank có sự thay đổi tỷ số gánh nặng chi phí khá thất thường: Tăng trong năm 2008 và 2010, giảm trong năm 2009 và rất thấp trong năm 2007 Theo như báo cáo tài chính thể hiện thì chi phí hoạt động của Navibank thay đổi không nhiều, nhưng thu nhập từ các hoạt động ngoài lãi suất lại thấp trong năm 2007 và 2008, tăng cao trong năm 2009 và giảm mạnh trong 2010 Điều này thể hiện sự không ổn định trong việc quản lý chi phí của Navibank

4.6.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động (Productivity Ratio)

Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.17 – Tỷ số hiệu quả hoạt động (Productivity Ratio)

VietinBank, Sacombank và NaviBank đều có tỷ số hiệu quả hoạt động cao, điều đó có nghĩa là các ngân hàng này phải tiêu tốn nhiều chi phí để tạo ra lợi nhuận hơn các ngân hàng còn lại, nói cách khác là hiệu quả hoạt động và quản lý của 3 ngân hàng này vẫn chưa cao, đặc biệt là Vietinbank vì ngân hàng này còn có tỷ số gánh nặng chi phí và các chi phí hoạt động cao

Eximban k MBB Sacomba nk Vietcom bank ACB HabuBan k NaviBank SHB 2007 42.49% 36.65% 43.30% 33.10% 31.25% 30.27% 27.75% 50.82% 28.63%

Ngày đăng: 24/09/2024, 13:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 – Danh sách các ngân hàng được phân tích - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
Bảng 1.1 – Danh sách các ngân hàng được phân tích (Trang 17)
Hình 2.1 – Mô hình phân tích - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
Hình 2.1 – Mô hình phân tích (Trang 37)
Đồ thị 4.2 – Tỷ số Asset Yield (AY) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.2 – Tỷ số Asset Yield (AY) (Trang 44)
Đồ thị 4.3 – Hệ số đòn bẩy tài chính (Leverage – L f ) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.3 – Hệ số đòn bẩy tài chính (Leverage – L f ) (Trang 44)
Đồ thị 4.4 – Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ đông (Return on Equity – ROE) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.4 – Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ đông (Return on Equity – ROE) (Trang 45)
Đồ thị 4.6 – Tỷ số tài sản thanh khoản (Liquid Asset Ratio) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.6 – Tỷ số tài sản thanh khoản (Liquid Asset Ratio) (Trang 47)
Đồ thị 4.7 – Tỷ số khoản cho vay trên tiền gửi (Loans to Deposit Ratio - LDR) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.7 – Tỷ số khoản cho vay trên tiền gửi (Loans to Deposit Ratio - LDR) (Trang 48)
Hình 4.1 – Biểu đồ lãi suất Việt Nam năm 2008 (nguồn: vneconomy) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
Hình 4.1 – Biểu đồ lãi suất Việt Nam năm 2008 (nguồn: vneconomy) (Trang 50)
Đồ thị 4.11 – Lợi nhuận biên từ lãi suất năm 2008 (Net Interest Margin - NIM) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.11 – Lợi nhuận biên từ lãi suất năm 2008 (Net Interest Margin - NIM) (Trang 51)
Đồ thị 4.12 – Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans to Loans) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.12 – Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans to Loans) (Trang 53)
Đồ thị 4.14 – Biên hiệu chỉnh rủi ro (Risk Adjusted Margin – RAM) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.14 – Biên hiệu chỉnh rủi ro (Risk Adjusted Margin – RAM) (Trang 56)
Đồ thị 4.15 – Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.15 – Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) (Trang 57)
Đồ thị 4.16 – Tỷ số gánh nặng chi phí hoạt động (Overhead Burden Ratio) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.16 – Tỷ số gánh nặng chi phí hoạt động (Overhead Burden Ratio) (Trang 58)
Đồ thị 4.17 – Tỷ số hiệu quả hoạt động (Productivity Ratio) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
th ị 4.17 – Tỷ số hiệu quả hoạt động (Productivity Ratio) (Trang 60)
Bảng  1  –  Lãi  suất  cơ  bản  của  Việt  Nam  2007  –  2010  (nguồn:  Ngân  hàng  Nhà  nước  Việt Nam) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
ng 1 – Lãi suất cơ bản của Việt Nam 2007 – 2010 (nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) (Trang 69)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w