1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương

93 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và Định giá Cổ phiếu Công ty Cổ phần Xây dựng và giao thông Bình Dương (BCE)
Tác giả Trần Hoàng Long
Người hướng dẫn TS. Dương Quỳnh Nga
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (13)
    • 1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI (13)
    • 2. MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI (14)
    • 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (15)
    • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 5. NGUỒN DỮ LIỆU SỬ DỤNG (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (17)
    • 2.1 PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẦU (DCF) (0)
      • 2.1.1 MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG CỔ TỨC (18)
      • 2.1.2 MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TỰ DO (19)
    • 2.2 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TƯƠNG ĐỐI (23)
      • 2.2.1 PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ GIÁ TRÊN LỢI NHUẬN P/E (23)
      • 2.2.2 PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ GIÁ TRÊN GIÁ TRỊ SỔ SÁCH P/B (24)
    • 2.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC TRONG ĐỊNH GIÁ (25)
      • 2.3.1 TỶ SUẤT LỢI NHUẬN PHI RỦI RO … (25)
      • 2.3.2 PHẦN BÙ RỦI RO VỐN CỔ PHẦN (25)
      • 2.3.3 HỆ SỐ BETA (27)
      • 2.3.4 CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN (28)
    • 2.4 DỰ BÁO GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG MÔ HÌNH ARIMA (29)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ (33)
    • 3.1 PHÂN TÍCH (33)
      • 3.1.1 PHÂN TÍCH VĨ MÔ (33)
      • 3.1.2 TỔNG QUAN NGÀNH XÂY DỰNG (39)
      • 3.1.3 PHÂN TÍCH CTCP XÂY DỰNG VÀ GIAO THÔNG BÌNH DƯƠNG 29 (0)
    • 3.2 ĐỊNH GIÁ (47)
    • 3.3 DỰ BÁO GIÁ CỔ PHIẾU (55)
  • CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN (62)
    • 4.1 NHẬN XÉT (62)
    • 4.2 KẾT LUẬN (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)
  • PHỤ LỤC (66)

Nội dung

Trong phần phân tích công ty, tôi đã tiến hành phân tích tình hình hoạt động, tài chính, định hướng phát triển và sử dụng mô hình SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và

GIỚI THIỆU

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Ra đời vào đầu năm 2000, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, từ các tổ chức chuyên nghiệp cho đến các nhà đầu tư cá nhân nghiệp dư, nhỏ lẻ Tuy nhiên, bên cạnh mức sinh lợi cao thì TTCK cũng luôn tồn tịa những rủi ro tiềm ẩn, và càng rủi ro hơn nữa với những nhà đầu tư chỉ xem chỉ xem đầu tư chứng khoán là một trò chơi may rủi, đầu tư theo đám đông… Do vậy các nhà đầu tư muốn hạn chế rủi ro và nắm bắt được cơ hội tốt để đầu tư nên có những tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích chính xác để nhận biết được cơ hội và đầu tư đúng đắn

Việc xác định thị giá giao dịch của một cổ phiếu đắt, rẻ hay hợp lý để quyết định nắm giữ hay mua bán là việc hết sức cần thiết đối với nhà đầu tư Nhưng việc xác định như thế nào cho chính xác là không hề đơn giản Đặc biệt đối với TTCK Việt Nam, TTCK đôi khi tăng rất nóng mà không dựa trên bất cứ cơ sở hay nguyên tắc nào, các nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu là các cá nhân, đầu tư nhỏ lẻ ít đầu tư cho việc nghiên cứu đánh giá năng lực nội tại, giá trị thực sự của cổ phiếu đầu tư mà chỉ quan tâm đến suất sinh lợi tại thời điểm đầu tư

Ngoài ra, với sự bất ổn của nền kinh tế cũng như ngành bất động sản trong thời gian vừa qua thì việc lựa chọn và phân tích các công ty trong ngành này lại càng phải cẩn trọng hơn, trong đó, Công ty CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương (BCE) là một trong những công ty tương đối nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Công ty là công ty con của Becamex IDC do đó công ty chủ yếu thi công các dự án đầu tư xây dựng của Becamex, là một đại diện tiêu biểu cho các công ty trong ngành xây dựng có những bước đi khác biệt để vượt qua giai đoạn khủng hoảng Do đó, về hiệu quả hoạt động công ty này lại tốt hơn nhiều so với các công ty cùng ngành Doanh thu tăng bình quân 5% và lợi nhuận trung bình 6.6% năm đặc biệt trong giai đoạn 2009–2013 là giai đoạn khó khăn của ngành bất động sản nhưng công ty vẫn duy trì doanh thu tăng và lợi nhuận tương đối ổn định.Tuy nhiên giá cổ phiếu của công ty lại tăng giảm không tương ứng với tăng giảm doanh thu và lợi nhuận do đó việc xác định giá trị của cổ phiếu là một câu hỏi cần được giải đáp Vì vậy, việc xác định nên mua cổ phiếu BCE với giá nào, mua vào thời điểm nào là một trong những vấn đề cần được giải đáp trước khi đưa ra quyết định đầu tư

Do đó, đề tài “phân tích và định giá cổ phiếu của CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương” Nhằm mong muốn cung cấp cho các nhà đầu tư một quy trình định giá chuẩn mực đối với một cổ phiếu cụ thể, cung cấp thêm cho họ những kiến thức, thông tin thêm về giá trị của công ty để họ biết cần chuẩn bị những gì và phải làm gì để có thể định giá đúng công ty để đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả.

MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Phân tích và định giá công ty tại thời điểm cuối năm 2014, cụ thể sẽ bao gồm các vấn đề sau:

- Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô kinh tế Việt Nam

- Phân tích thực trạng và triển vọng của ngành xây dựng Việt Nam Phân tích chiến lược và tình hình tài chính công ty Becamex Bình Dương

- Định giá công ty và định giá cổ phiếu công ty tại thời điểm cuối năm 2014

- Dự báo giá cổ phiếu vào đầu năm 2015

Dựa trên các mô hình tính toán khác nhau, so sánh giá trị tính toán với giá trị thực tế thị trường, dự báo giá cổ phiếu BCE từ đó đưa ra các kiến nghị đầu tư đối với cổ phiếu BCE Ý nghĩa đề tài:

Cung cấp thêm thông tin giúp các nhà đầu tư có cơ sở để ra quyết định đầu tư, để có sự nhìn nhận đúng hơn về giá trị cổ phiếu trước khi đầu tư, ít bị tác động bởi yếu tố bên ngoài

Hỗ trợ các nhà đầu tư cá nhân trong việc định giá các công ty tương tự trên thị trường chứng khoán giúp cho thị trường chứng khoán ngày càng tiến gần đến thị trường hiệu quả hơn.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: giá trị cổ phiếu và giá trị công ty của công ty Cổ phần xây dựng và giao thông Becamex (Mã CK: BCE) Công ty chuyên thi công xây dựng được chính thức niêm yết trên sàn giao dich chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vào ngày 28/6/2010

Phạm vi đề tài: Đề tài tiến hành định giá giá trị nội tại của công ty và định giá cổ phiếu tại thời điểm cuối năm 2014 dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty và các chỉ số tài chính trên trang cophieu68.com

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khóa luận sẽ sử dụng các phân tích cơ bản ở đây chủ yếu là sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và phương pháp so sánh tương đối

Trong phương pháp dòng tiền chiết khấu sẽ sử dụng 1/ phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM), 2/ mô hình chiết khấu dòng tiền tự do, vốn cổ phần (FCFE) và mô hình chiết khấu dòng tiền của công ty (FCFF)

Trong phương pháp tương đối sẽ sử dụng 1/phương pháp hệ số P/E và 2/ hệ số P/B Mô hình ARIMA để dự báo giá cổ phiếu

- Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, các trang báo của chính phủ, các trang mạng về TTCK …

- Xác định tỷ suất lợi tức kỳ vọng và tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng - Ước lượng dòng tiền của công ty

- Xác định giá trị của cổ phiếu và giá trị nội tại của công ty

- Dự báo giá cổ phiếu trong ngắn hạn - Phân tích giá trị nội tại và đưa ra kiến nghị đối với nhà đầu

NGUỒN DỮ LIỆU SỬ DỤNG

Công ty chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán 28/6/2010 thời gian niêm yết cũng tương đối ngắn nên ngoài việc sử dụng và phân tích số liệu tài chính của công ty, đồng thời sẽ tham khảo các dữ liệu về ngành, đối thủ cạnh tranh, về nền kinh tế Việt Nam từ các bài viết được công bố, đăng báo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TƯƠNG ĐỐI

Phương pháp P/E và P/B được lựa chọn để định giá vì: phương pháp này đơn giản, được sử dụng phổ biến phù hợp với nhà đầu tư cá nhân

2.2.1 PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ GIÁ TRÊN LỢI NHUẬN P/E

Hệ số P/E là tỷ lệ giá trị thị trường mỗi cổ phần và lợi nhuận trên mỗi cổ phần đó

- Po: giá trị thị trường của cổ phiếu

- EPS: lợi nhuận trên mỗi cổ phần Ở phương pháp này chúng ta thường gặp vấn đề bởi sự thay đổi các biến thể của lợ nhuận, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của nhà phân tích

Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến tại TTCK đã phát triển Ưu điểm của phương pháp: đơn giản dễ sử dụng

Hạn chế của phương pháp: Khi một công ty có lợi nhuận trên mỗi cổ phần âm thì hệ số P/E không có ý nghĩa và thường không được cảnh báo

2.2.2 PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ GIÁ TRÊN GIÁ TRỊ SỔ SÁCH P/B

Hệ số giá P/B là tỷ lệ giá thị trường của mỗi cổ phần và giá trị sổ sách hiện tại của vốn cổ phần trên mỗi cổ phần

- Po: giá thị trường của cổ phiếu

- P BV : Giá trị sổ sách của vốn cổ phần trên mỗi cổ phần

Phương pháp này thường dung định giá các công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư hay các công ty được cho là không còn tiếp tục hoạt động Ưu điểm của phương pháp: có thể định giá cho các công ty có lợi nhuận âm, ngoài ra giá trị PBV ổn định hơn EPS

Hạn chế của phương pháp: Không phù hợp để định giá các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình (tài sản con người) còn quan trọng hơn bất kì tài sản hữu hình nào

Sự khác biệt trong các mô hình và chiến lược kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành có thể dẫn đến sự khác biệt giá trị BV, do vây P/BV sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành

Sự linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán (expensing vs capitalizing) dẫn đến sự khác biệt về giá trị tài sản, thậm chí chất lượng tài sản, được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán Điều này khiến cho việc so sánh giữa các công ty với nhau sử dung P/BV có thể gây nhầm lẫn.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC TRONG ĐỊNH GIÁ

Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro là tỷ suất lợi nhuận kì vọng của tài sản phi rủi ro nghĩa là khi đó suất sinh lợi thực sẽ bằng tỷ suất sinh lợi kì vọng Điều kiện để một tài sản được xem là phi rủi ro:

- Không có rủi ro vỡ nợ

- Không có rủi ro tái đầu tư

Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro thường được tính dựa vào tỷ suất lợi nhuận của trái khoán chính phủ

2.3.2 PHẦN BÙ RỦI RO VỐN CỔ PHẦN Đối với tất cả các tài sản đầu tư, lợi nhuận kì vọng nên bằng tổng của lợi nhuận phi rủi ro và phần lợi nhuận thêm vào để bù đắp cho rủi ro hay nói cách khác đó là lợi nhuận kì vọng được xác định bởi suất sinh lợi phi rủi ro và phần bù rủi ro của các yếu tố

Theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) có nhiều cách xác định phần bù rủi ro

2.3.2.1 Phần bù rủi ro lịch sử:

Phần bù rủi ro sẽ được ước tính dựa trên việc so sánh tỷ suất lợi nhuận thực của cổ phiếu trong một khoảng thời gian dàivới tỷ suất lợi nhuận thực của một chứng khoán không có rủi ro vỡ nơ (thường là trái khoán chính phủ) Mức chênh lệch tính theo năm giứa hai con số này sẽ đại diện cho phần bù rủi ro lịch sử

Phương pháp này có thể cho ra những con số chính xác ở những TTCK lớn, đa dạng và có dữ liệu lịch sử lâu đời về tỷ suất lợi nhuận Tuy nhiên đối với các thị trường khác nó không có hiệu quả vì thị trường vốn cổ phần chỉ đại diện cho một phần nhỏ của toàn bộ nền kinh tế và chỉ có số liệu về tỷ suất lợi nhuận lích sử ngắn hạn

2.3.2.2 Phần bù rủi ro lịch sử được điều chỉnh:

Phần bù rủi ro cho các thị trường vốn cổ phần không đại diện cho toàn bộ nền kinh tế sẽ được điều chỉnh như sau:

Phần bù rủi ro vốn cổ phần điều chỉnh = phần bù rủi ro cơ sở của thị trường vốn cổ phần đã phát triển + phần bù rủi ro quốc gia (công thức 2.13)

(Bùi Hữ Phước, 2009) Đo lường phần bù rủi ro quốc gia: Ở đây ta sẽ xem xét hai phương pháp Phương pháp thứ nhất là căn cứ vào tỷ lệ dự phòng vỡ nợ trên trái phiếu chính phủ do mỗi quốc gia phát hành, phương pháp thư hai là căn cứ vào biến động của thị trường vôn cổ phần

Tỷ lệ dự phòng rủi ro vỡ nợ: dựa vào thứ hạng định mức tín nhiệm nợ (mức tín nhiệm này đo lường rủi ro vỡ nợ) được đưa ra bởi một tổ chức sếp hạng như Standard & Poor’s, Moody’s investors service và Fitch IBCA Độ lệch chuẩn tương đối: sử dụng độ lệch chuẩn trong giá cổ phiếu để làm thước đo rủi ro vốn cổ phần, độ lệch chuẩn cao hơn đồng nghĩa rủi ro cao hơn Khi tính độ lệch chuẩn của một thị trường so với thị trường của quốc gia chuẩn sẽ biết được độ rủi ro tương đối Độ lêch chuẩn tương đối x =

Khi độ lệch chuẩn tương đối này với phần bù rủi ro của thị trường quốc gia chuẩn ta sẽ được phần bù rủi ro của quốc gia cần tính

Tỷ lệ dự phòng vỡ nợ & độ lệch chuẩn tương đối: Khi xem xét độ biến động của thị trường vốn cổ phần trong tương quan với độ biến động của trái phiếu chính phủ được dùng để ước tính tỷ lệ dự phòng vỡ nợ Ta có phần bù rủi ro vốn cổ phần quốc gia được xác định như sau:

Phần bù rủi ro quốc gia = tỷ lệ dự phòng vỡ nợ ×

Ba phương pháp ước tính phần bù rủi ro quốc gia cho ra kết quả khác nhau Thường phương pháp tỷ lệ dự phòng vỡ nợ trái phiếu và phương pháp độ lệch chuẩn tương đối của vốn cổ phần sẽ cho ra phần bù rủi ro quốc gia thấp hơn phương pháp sử dụng cả phần bù rủi ro vỡ nợ trái phiếu chính phủ và độ lệch chuẩn vốn cổ phần

2.3.2.3 Phần bù vốn cổ phần ẩn

Giả định được sử dụng ở đây là về tổng thể, thị trường được định giá hợp lý Từ mô hình định giá cổ phiếu cụ thể, ta xác định được tỷ lệ lợi nhuận kì vọng ẩn, lấy kết quả này trừ đi tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro, khi đó ta có được phần bù rủi ro vốn cổ phần ẩn Ưu điểm của phương pháp này là nó được điều chỉnh theo thị trường và tình hình hiện tại, không đòi hỏi phải có dữ liệu lịch sử Tuy nhiên nó cũng bị giới hạn bởi vấn đề là liệu mô hình sử dụng trong quá trình định giá có phù hợp hay không Các dữ liệu đầu vào của mô hình này có dễ thu thập và đáng tin cậy hay không

Hệ số beta trong mô hình CAPM là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường

Trong mô hình một yếu tố hay đa yếu tố, chúng ta phải xác định hệ số beta tương ứng với từng yếu tố làm phát sinh rủi ro

Các cách xác định hệ số beta Hệ số beta thị trường lịch sử: beta được xác định bằng phương pháp hồi quy, tỷ xuất lợi nhuận của cổ phiếu R j theo tỷ suất lợi nhuận của thị trường R m

(Bùi Hữ Phước, 2009) Trong đó

- a: hệ số chặn từ phương trình hồi quy - b: hệ số góc của phương trình hồi quy

Hệ số góc của phương trình hồi quy tương ứng với hệ số beta của cổ phiếu và đo lường mức độ rủi ro của cổ phiếu

Hệ số beta căn bản:

Beta xác định bằng mô hình hồi quy nhưng được quyết định bởi lĩnh vực hoạt động của công ty, tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh đòn bẩy tài chính áp dụng trong lĩnh vực đó của công ty

Hệ số beta kế toán

Beta được tính từ các tham số rủi ro thị trường từ thu thập kế toán chư không phải từ giá cả giao dịch

Phương pháp này tương đối đơn giản tuy nhiên có những hạn chế nhất định như sau: chi phí và lợi nhuận dàn trải qua nhiều kì nên hệ số beta có khuynh hướng tiến gần đến 1 hơn, thu thập kế toán có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phi hoạt động, thu thập kế toán thường xác định theo quý, năm … nên mô hình hồi quy ít quan sát hơn và tính giải thích không cao

2.3.4 CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN

Chi phí vốn cổ phần là mức tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư yêu cầu đối với khoản đầu tư vốn cổ phần trong công ty

Phương pháp trực tiếp: sử dụng mô hình Capm, chi phí vốn cổ phần được tính như sau: r e = r f + β* (r m – r f ) (Công thức 2.17)

- r e : chi phí vốn cổ phần - r f : suất sinh lợi phi rủi ro

- r f : suất sinh lợi thị trường Phương pháp gián tiếp:

DỰ BÁO GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG MÔ HÌNH ARIMA

Mô hình sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, xem giá trị trong quá khứ của một biến số cụ thể là một chỉ tiêu tốt phản ánh giá trị trong tương lai của nó, cụ thể, cho Y t là giá trị của biến số tại thời điểm t với Yt = f(Y t-1 , Y t-2 , , Y 0 , t)

Mục đích của phân tích là để thấy rõ một số mối quan hệ giữa các giá trị Y t được quan sát đến nay để cho phép chúng ta dự báo giá trị Y t trong tương lai Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho việc dự báo trong ngắn hạn

Mô hình tự hồi quy p - AR(p): trong mô hình tự hồi qui quá trình phụ thuộc vào tổng trọng số của các giá trị quá khứ và số hạng nhiễu ngẫu nhiên

Mô hình trung bình trượt q – MA(q): trong mô hình trung bình trượt, quá trình được mô tả hoàn toàn bằng tổng trọng số của các ngẫu nhiên hiện hành có độ trễ:

(Nguyễn Thống, 2000) Mô Hình Hồi Quy Kết Hợp Trung Bình Trượt - ARMA(p,q):

2.4.1 Xem xét tính dừng của chuỗi quan sát Điều trước tiên cần phải lưu ý là hầu hết các chuỗi thời gian đều không dừng, và các thành phần AR và MA của mô hình ARIMA chỉ liên quan đến các chuỗi thời gian dừng Quy trình ngẫu nhiên của Y t được xem là dừng nếu trung bình và phương sai của quá trình không thay đổi theo thời gian và giá đồng phương sai giữa hai thời đoạn chỉ phụ thuộc vào khoảng cách độ trễ về thời gian giữa các thời đoạn này chứ không phụ thuộc vào thời điểm thực tế mà đồng phương sai được tính Do đó, để nhận diện mô hình ARIMA, chúng ta phải thực hiện hai bước sau:

Có ba cách để nhận biết tính dừng của một chuỗi thời gian là dựa vào trên đồ thị của chuỗi thời gian, đồ thị của hàm tự tương quan mẫu hay kiểm định Dickey – Fuller

Nhận dạng mô hình ARMA(p,d,q) là tìm các giá trị thích hợp của p, d, q Với d là bậc sai phân của chuỗi thời gian được khảo sát, p là bậc tự hồi qui và q là bậc trung bình trượt

Việc xác định p và q sẽ phụ thuộc vào các đồ thị SPACF = f(t) và SACF = f(t) Với SACF là hàm tự tương quan mẫu và SPACF là hàm tự tương quan mẫu riêng phần (Sample Partial Autocorrelation):

- Chọn giá trị của p nếu đồ thị SPACF có giá trị cao tại độ trễ 1, 2, , p và giảm nhiều sau p và dạng hàm SAC giảm dần

- Chọn giá trị của q nếu đồ thị SACF có giá trị cao tại độ trễ 1, 2, , q và giảm nhiều sau q và dạng hàm SPAC giảm dần

2.4.3 Ước lượng các tham số của mô hình

Có nhiều phương pháp khác nhau để ước lượng Khi đã chọn được mô hình, các hệ số của mô hình sẽ được ước lượng theo phương pháp tối thiểu tổng bình phương các sai số Kiểm định các hệ số a, b của mô hình bằng thống kê t Ước lượng sai số bình phương trung bình của phần dư S 2

(Nguyễn Ngọc Thiện, 2010) Trong đó : et = Yt – Y t = phần dư tại thời điểm t

- r = tổng số hệ số ước lượng

Tuy nhiên : công thức chỉ đưa ra để tham khảo Hiện nay phương pháp ước lượng có hầu hết trong các phần mềm thống kê : ET, SHAZAM, Eviews

Nếu phần dư là nhiễu trắng thì có thể dừng và dùng mô hình đó để dự báo

Sau khi ước lượng các tham số của một mô hình ARIMA được nhận dạng thử, chúng ta cần phải kiểm định để kiểm nghiệm rằng mô hình là thích hợp Các cách thức để thực hiện điều này:

2.4.5 Dự báo ngắn hạn mô hình

Dựa vào mô hình được chọn là tốt nhất, với dữ liệu quá khứ tới thời điểm t, ta sử dụng để dự báo cho thời điểm kế tiếp t+1.

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ

PHÂN TÍCH

3.1.1 PHÂN TÍCH VĨ MÔ 3.1.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam Chỉ số GDP

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5.98% so với năm 2013 cao hơn so với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8%, đây là dấu hiệu tốt thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau một thời gian suy thoái Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm

2013 xu hướng tăng trưởn qua các năm cho thấy mục tiêu kiềm chế lạm phát ổn định tình hình kinh tế vĩ mô là đúng đắn và đem lại kết quả tích cực qua các năm

Việt Nam đã hoàn thành tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm 2014 với mức tăng

4.09% so với năm 20013, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 7% đề ra, và đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây (Tổng cục thống kê, 2014) Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) năm 2014 đạt 21,2 tỉ USD bằng 98,1% so với năm 2013 hơn 19% so với kế hoạch đề ra là 17 tỉ USD Trong đó, sự tăng trưởng đáng kể trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây dựng cho thấy sự quan tâm nhất định của nhà đầu tư nước ngoài đến lĩnh vực này, đồng thời cũng đưa ra một tín hiệu rõ rệt về sự khởi sắc của ngành sau một thời gian đóng băng (Tổng cục thống kê, 2014)

Chính sách tiền tệ, tín dụng

Năm 2014 nhìn chung tình hình kinh tế Việt Nam đang hồi phục và khởi sắc, với việc điều hành chính sách tiền tệ phối hợp chặt chẽ hơn với chính sách tài khóa nhằm tạo điều kiện ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới mức 2% và duy trì tăng trưởng hợp lý (NHHN, 2014)

Kết quả đạt được của năm 2014 như sau:chỉ số lạm phát được duy trì ở mức dưới 2%, chỉ số CPI ở mức 1.84% Lạm phát thấp là yếu tố quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời GDP tăng ở mức khá tốt 5.98%

Với lãi suất huy động và cho vay giảm theo định hướng của Ngân Hàng Nhà Nước (NHHN), trong năm 2014 lãi suất huy động trần giảm xuống 5% năm, lãi suât cho vay dao động 7% năm Ngoài ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng được đặc biệt quan tâm và duy trì mức tăng trưởng 12% trên toàn hệ thống Việc ngân hàng giảm lãi suất cho vay ở mức thấp là một trong những điều kiện làm giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng

Nhìn chung với những chính sách tiền tệ NHHN lạm phát đã được kiểm soát, ổn định tình kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, việc điều hành lãi suất và kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý vẫn phải được duy trì để góp phần ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế

Biên độ giao động tỷ giá USD/VND năm 2014 dưới 2% so với 2-3% của năm 2013, đây là một thành công nổi bật của NHNN trong năm 2014

Trong năm 2014 NHHN Việt Nam theo đuổi chế độ neo tỷ giá theo USD Mặc dù điều này giúp làm giảm chi phí và rủi ro giao dịch nhưng đối với thị trường tài chính chưa hoàn thiện của Việt Nam, nó lại tiềm ẩn những rủi ro tiềm tàng Đồng Việt Nam bị đánh giá cao, gây áp lực lên tỷ giá, dẫn đến đầu cơ, đe dọa sự ổn định của thị trường ngoại hối Tuy nhiên việc ổn định tỷ giá sẽ ổn định niềm tin vào VND và điều đó đồng nghĩa với ổn định được lạm phát và kinh tế vĩ mô Việc ổn định tỷ giá trong thời gian vừa qua là thành công của NHNN trong việc điều hành tỷ giá, giúp làm giảm lạm phát, ổn định kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoạch toán của doanh nghiệp, giảm nợ công

Năm 2015, Việt Nam kì vọng sẽ tiếp đạt tăng trưởng GDP cao từ 5,8 đến 6,2 %;

CPI cả năm dưới 7% Trong đó, xuất khẩu sẽ có mức tăn trưởng cao hơn và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế đặc biệt khi các hiệp định tự do thương mại được kí kết thúc đẩy thương mại mạnh mẽ hơn như FTA mà Việt Nam đang và sẽ tham gia, tiêu biểu là cộng đồng kinh tế ASEAN, TPP, FTD Việt Nam - Hàn Quốc và Việt

Nam - Liên minh hải quan Nga - Belarut - Kazakhstan… Tuy nhiên, đi kèm với thuận lợi cũng là nhứng thách thức nhất định như tính cạnh tranh trong thương mại sẽ cao hơn, do đó Việt Nam cần phải cải cách về thể chế, đổi mới môi trường kinh doanh nhằm phát huy được lợi ích từ các hiệp định mang lại

Sức cầu trong nước tăng nhờ vào tiêu dùng và sản xuất trong nước khởi sắc, lạm phát được duy trì ở mức thấp, lãi suất tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp, nhìn chung tình hình kinh tế trong nước đi vào ổn định và tăng trưởng Tuy nhiên nền kinh tế Mĩ phục hồi gây sức ép lên tỷ giá Ngoài ra, sức cầu nội địa mạnh lên cũng sẽ làm gia tăng nhu cầu USD để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất trong năm tới Dù vậy, nguồn thu từ xuất khẩu và kiểu hối đều đặn, dự trữ ngoại hối cải thiện cũng như chính sách điều hành hợp lý sẽ giúp tỷ giá tương đối ổn định trong năm 2015

Do đó, để thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng 6% cũng như kiềm chế lạm phát thấp dưới 2%, Việt Nam cần thực hiện có hiệu quả các chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước Đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn Từ đó có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang phát triển chậm lại và đi vào phát triển bền vững với mức 5.8% - 6.2% (Tổng cục thống kê, 2014) Từ đó có thể dự đoán được mức tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như của nghành bất động sản việt nam mà trong đó BCE là một thành viên của ngành

3.1.1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán đạt đỉnh trong năm 2014 với mức tăng 26,9% và 34,7% so với đầu năm, tuy nhiên VN-Index và HNX-Index chỉ duy trì mức tăng lần lượt là 8,1% và 22,3% vào cuối năm Chốt phiên ngày 31/12, VN-Index đóng cửa ở mức 545,6 điểm trong khi HNX-Index chốt tại 82,98 điểm Thị trường có 2 đợt tăng điểm và giảm điểm với biên độ giao động rất lớn, khiến các chỉ số không duy trì được đà tăng điểm trong năm (Bloomberg, BSC, 2014)

Biểu đồ thể hiện sự biến động của thị trường VN-Index và HNX – Index 2014

Hình 3.1 VN-Index và HNX-Index trong năm 2014 (Bloomberg BSC, 2014)

Thị trường chứng khoán năm 2014 biến động rất mạnh và đa dạng Diễn biến thị trường được chia làm 2 giai đoạn chính từ đầu năm đến giữa tháng 05/2014 và phần còn lại của năm

Giai đoạn 1: Đầu năm 2014 - Nửa đầu tháng 5/2014

Trong giai đoạn này, VN-Index đã bật tăng mạnh 20% từ 504 điểm vào ngày 24/12/2013 lên mức 609 vào ngày 24/3/2014 HNX-Index có mức tăng hấp dẫn hơn khi tăng đến 37% từ 66 điểm lên 91 điểm Đà tăng của thị trường được củng cố thêm nhờ những diễn biến vĩ mô:

- Dòng tiền khối ngoại đẩy mạnh mua ròng, lực mua lớn và tập trung mạnh giúp thúc đẩy đà tăng mạnh của các chỉ số thị trường

- Triển vọng phục hồi của nền kinh tế (lãi suất giảm, chính sách tiền tệ nới lỏng, CPI thấp) cũng thúc đẩy dòng tiền đổ mạnh vào TTCK

Sau giai đoạn tăng điểm mạnh thì thị trường có giai đoạn giảm điểm trở lại gần như trở về vạch xuất phát đầu năm, chủ yếu do:

- Khối ngoại đẩy mạnh bán ra

- Tác động của các thông tin bất lợi như tình hình căng thẳng trên biển Đông khiến nhà đầu tư hoang mang và đẩy mạnh bán ra

Giai đoạn 2: Nửa cuối tháng 5 – Cuối năm 2014

ĐỊNH GIÁ

Việc định giá công ty BCE dựa theo mô hình phát triển một giai đoạn vì các lý do sau:

- Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển chậm lại và đi vào phát triển bền vững với mức 5.8% - 7% (Tổng cục thống kê, 2014)

- Chính phủ định hướng kiểm soát tránh để bất động tăng trưởng nóng và dần đưa ngành bất động sản về phát triển bền vững

- BCE là công ty vừa và nhỏ, tốc độ phát triển của BCE các năm gần đây đang có xu hướng giảm dần và đi vào ổn định

Theo phân tích tình hình tài chính cũng như khả năng phát triển của công ty ở phần trên, trong thời gian tới tiềm năng phát triển của công ty vẫn còn tuy nhiên sẽ thấp hơn các năm trước đây và sẽ giảm xuống theo mức giảm đều, sau đó sẽ đạt đến tỷ lệ tăng trưởng ổn định Do vậy, mô hình áp dụng cho BCE ở đây là mô hình một giai đoạn với sự tăng trưởng bền vững Do giai đoạn tăng trưởng nhanh của công ty đã qua (2011-2013), tốc độ tăng trưởng của công ty đang giảm dần từ tỉ lệ tăng trưởng cao xuống tỉ lệ tăng trưởng trung bình ngành, ở đây tỉ lệ tăng trưởng hiện tại được tính theo tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình năm 2011-2013 là 13% Với những lợi thế mà công ty hiện có sẽ giúp công ty đạt đến giai đoạn phát triển bền vững và đạt tỉ lệ tăng trưởng bền vững gần với tỷ lệ tăng trưởng dự báo của nền kinh tế là 5.5% (tỉ lệ tăng trưởng kinh tế dự báo tại đại hội XI của Chính phủ cho 2015 – 2020 là 7%- 8%)

Sử dụng phương pháp hồi qui suất sinh lợi của cổ phiếu BCE và suất sinh lợi của chỉ số thị trường (được tính từ chỉ số VN Index) từ thời điểm công ty bắt đầu chính thức giao dịch đại chúng trên sàn HOSE, ta có = 0.66

Hệ số β ngành xây dựng Việt Nam (ở đây ta lấy Beta ngành xây dựng theo số liệu trên cophieu68.com), ta có β ngành = 0.94 (lấy Beta trung bình các công ty niêm yết trên sàn, tổng cộng 82 công ty)

Theo tính toán của Damodaran 2015, hệ số Beta ngành xây dựng tại Mỹ thời điểm tháng 1/2015 là: βMỹ = 1.55 Ở đây Beta của BCE, ngành xây dựng và Damodaran 2015 có sự chênh lệch tương đối nhiều do công ty BCE có thời gian chính thức giao dịch đại chúng chưa dài (6/2010) nên dữ liệu chưa thể phản ánh hết mối quan hệ giữa độ biến động của giá chứng khoán của công ty và sự biến động mức giá chung trên thị trường Nên ta sử dụng hệ số beta trung bình để tính chi phí vốn cổ phần β TB = (β nghành + βMỹ + β BCE )/3 = (0.94+1.55 + 0.66)/3 = 0.96

Suất sinh lợi phi rủi ro

Lấy trung bình lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn10 tại Việt Nam năm từ năm 2002 – 2014, ta có rf = 9.94%

Theo dữ liệu lịch sử của TTCK Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2014 thì suất sinh lợi trung bình của TTCK Việt Nam là 17.52%/năm (phương pháp trung bình cộng) Như vậy phần bù rủi ro vốn cổ phần là 17.52% - 9.94% = 7.58%

Chi phí vốn cổ phần

Theo mô hình CAPM ta có: re = rf + β*(rm - rf) = 9.94% + 0.96 * 7.58% = 17.14%

Phương pháp gián tiếp: Ở đây lấy thị trường chuẩn là TTCK Mỹ, sử dụng số liệu thống kê của Damodaran đối với thị trường Mỹ từ giai đoạn từ 1928 đến 2014 ta có:

- Suất sinh lợi bình quân của TTCK Mỹ: 11.26%

- Lãi suất TPCP Mỹ trung bình kỳ hạn 10 năm: 5.05%

- Phần bù rủi ro vốn cổ phần thị trường Mỹ: 11.26% - 5.05% = 6.21%

- Hệ số beta trung bình ngành xây dựng Mỹ: 1.55 - Phần bù rủi ro quốc gia Việt Nam tại thời điểm 01/2015: 5.0%

- Lãi suất tiền gửi VNĐ trung bình kỳ hạn 12 tháng (năm 2015): 6.0%

- Lãi suất tiền gửi USD trung bình kỳ hạn 12 tháng (năm 2015): 0.75%

- Phần bù rủi ro ngoại hối: 6.0% - 0.75% = 5.25%

Chi phí vốn cổ phần ngành xây dựng Việt Nam

Từ tình hình hiện tại của nền kinh tế nói chung, ngành xây dựng và bất động sản nói riêng, cũng như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ Việt Nam Kết quả tính theo phương pháp gián tiếp là cao so với thực tế hiện nay của thị trường Việt Nam, do vậy chi phí vốn cổ phần dùng để định giá sẽ được lấy theo phương pháp trực tiếp là 17.14%

3.2.1 PHƯƠNG PHÁP DDM MỘT GIAI ĐOẠN

- Lợi nhuận ròng năm 2014: 21,422,379,000 VNĐ - Cổ tức đã chia năm 2014: 21,000,000,000 VNĐ

- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 30,000,000 Cổ phiếu Ước tính

- Lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu: EPS 2014: 714 VNĐ - Cổ tức trên mỗi cổ phiếu DPS 2014: 1300 VNĐ

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình (2010 – 2014): 6.6%

- Tỷ lệ tăng trưởng bền vững dự kiến: 5.5%

- Chi phí vốn cổ phần theo phương pháp trực tiếp sử dụng mô hình CAPM là 17.14% Định giá:

Tỉ lệ chi trả cổ tức hiện nay của BCE khoảng 82% (1300 đồng/1,569 đồng) ở mức cao kết hợp với giả định tỉ lệ tăng trưởng đều và ổn định, tỉ lệ chi trả cổ tức và chi phí vốn cổ phần không thay đổi, ta áp dụng mô hình tăng trưởng đều một giai đoạn để định giá cho BCE

Nếu sử dụng chi phí vốn cổ phần theo phương pháp trực tiếp (17.14%) thì giá trị cổ phiếu trong giai đoạn tăng trưởng ổn định theo công thức 2.2 ta có:

= 11,782 VNĐ Giá trị công ty = P0 x tổng số cổ phiếu đang lưu hành = 11,782 x 30,000,000 = 353,460,000,000 VNĐ

Giá trị công ty BCE cuối năm 2014: 353,460,000 VNĐ Giá trị cổ phiếu BCE cuối năm 2014: 11,782,000 VNĐ

Bảng 3.4 : Giá Cổ phiếu BCE năm 2014 theo DDM

Giá theo DDM Giá thực tế 31/12

3.2.2 PHƯƠNG PHÁP FCFE MỘT GIAI ĐOẠN

Lợi nhuận ròng năm 2014: 21,422,379,000 VNĐ Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu năm 2014: 350,896,762,000 VNĐ

Bảng 3.5 : Vốn lư động phi tiền mặt

Tên Tài khoản Năm 2014 Năm 2013

Khoản phải thu 400,713,782,000 306,322,559,000 Giá trị hàng tồn kho 413,278,151,000 366,691,149,000 Tài sản ngắn hạn khác 859,494,000 1,675,928,000 Khoản phải trả 91,783,662,000 35,422,645,000

Tăng giảm tài sản cố định hữu hình và vô hình năm 2014: 5,602,519,000 VNĐ Khấu hao trong năm 2014: 4,523,632,000 VNĐ

Nợ mới phát hành: 45,296,331,000 VNĐ Tiền trả nợ gốc vay: 216,875,133,000 VNĐ Thay đổi vốn lưu động phi tiền mặt năm 2014 = tăng giảm khoản phải thu + tăng giảm hàng tồn kho + tăng giảm các khoản phải trả + tăng giảm chi phí trả trước = 148,490,502,000 + 46,587,002,000 - 166,170,992,000 - 683,944,000

= 28,222,568,000 VNĐ Tái đầu tư = chi đầu tư – khấu hao – nợ mới phát hành + tiền trả nợ gốc vay + thay đổi vốn lưu động

= -21,597,395,000 VNĐ Theo công thức 2.7 dòng tiền FCFE được tính như sau:

FCFE = Lợi nhuận ròng – Tái đầu tư = 21,422,739,000 - (-21,597,395,000) 43,020,134,000 VNĐ

= 12,997 VNĐ Giá trị công ty = P0 x tổng số cổ phiếu đang lưu hành = 12,997 x 30,000,000 = 389,910,000,000 VNĐ

Giá trị công ty cuối năm 2014: 389,910,000,000 VNĐ Giá trị cổ phiếu BCE cuối năm 2014 : 12,997 VNĐ

Bảng 3.6 : Giá cổ phiếu BCE năm 2014 theo FCFE

Giá theo FCFE Giá thực tế 31/12

3.2.3 PHƯƠNG PHÁP FCFF MỘT GIAI ĐOẠN

Lợi nhuận - Lợi nhuận trước lãi vay, thuế (EBIT) năm 2014: 37,660,144,000 VNĐ - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014: 22%

Cơ cấu vốn - Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu năm 2014: 350,896,762,000 VNĐ - Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu năm 2013: 372,107,348,000 VNĐ - Tổng nợ phải trả năm 2014: 599,187,309,000 VNĐ

- Tổng nợ phải trả năm 2013: 395,169,101,000 VNĐ

Bảng 3.7: vốn lưu động phi tiền mặt

Tên Tài khoản Năm 2014 Năm 2013

Khoản phải thu 400,713,782,000 306,322,559,000 Giá trị hàng tồn kho 413,278,151,000 366,691,149,000 Tài sản ngắn hạn khác 859,494,000 1,675,928,000

(BCTN BCE, 2014) Tái đầu tư

Tăng giảm tài sản cố định hữu hình và vô hình năm 2014: 5,602,519,000 VNĐ Khấu hao trong năm 2014: 4,523,632,000 VNĐ

Nợ mới phát hành: 45,296,331,000 VNĐ Tiền trả nợ gốc vay: 216,875,133,000 VNĐ Thay đổi vốn lưu động phi tiền mặt năm 2014 = tăng giảm khoản phải thu + tăng giảm hàng tồn kho + tăng giảm các khoản phải trả + tăng giảm chi phí trả trước

= 28,222,568,000 VNĐ Tái đầu tư = chi đầu tư – khấu hao – nợ mới phát hành + tiền trả nợ gốc vay + thay đổi vốn lưu động = 0 – 4,523,632,000 - 262,171,464,000 + 216,875,133,000 + 28,222,568,000 = -21,597,394,000 VNĐ

Theo công thức 2.7 dòng tiền FCFF được tính như sau:

FCFF = Lợi nhuận ròng + Khấu hao – thay đổi vốn lưu động – chi tiêu vốn = 21,422,739,000 + 4,523,632,000 - 28,222,568,000 – (-38,980,431,000) = 36,704,234,000 VNĐ Ước tính Chi phí vốn vay: 17%

Chi phí vốn chủ sở hữu: 17.14%

Chi phí vốn bình quân gia quyền:

= 335,263,782,424VNĐ Giá trị cổ phiếu

Giá trị công ty cuối năm 2014 : 335,263,782,424 VNĐ Giá trị cổ phiếu BCE cuối năm 2014 : 11,175 VNĐ

Bảng 3.8 : Giá cổ phiếu BCE năm 2014 theo FCFF

Giá theo FCFF Giá thực tế 31/12

Tổng giá trị tài sản sổ sách năm 2014: 950,083,971,000 VNĐ Tổng nợ năm 2014: 599,187,209,000 VNĐ

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành năm 2014: 30,000,000 cổ phiếu Tính giá trị cổ phiếu theo phương pháp P/B: ư ư = –

= 11,697 VNĐ Giá trị công ty = P0 x tổng số cổ phiếu đang lưu hành = 11,697 x 30,000,000 = 350,910,000,000 VNĐ

Giá trị công ty BCE cuối năm 2014: 350,910,000,000 VND Giá trị cổ phiếu công ty BCE cuối năm 2014: 11,697 VND

Bảng 3.9: Giá cổ phiếu BCE năm 2014 theo P/B Giá theo P/B Giá thực tế 31/12

P/E hiện tại Giá thị trường của cổ phiếu BCE vào ngày 31/12/2014 là 10,400 đồng/cổ phiếu Thu nhập mỗi cổ phiếu trong năm 2014: 714 đồng/cổ phiếu

Hệ số P/E của BCE năm 2014 là: 14.7 Giá trị một cổ phiếu BCE theo công thức 2.18 là:

P 0 = EPS x P/E = 714 x 14.7 = 10,495 VNĐ Giá trị công ty = P 0 x tổng số cổ phiếu đang lưu hành = 10,495 * 30,000,000 = 314,850,000,000 VND

Giá trị công ty BCE cuối năm 2014: 314,850,000,000 VNĐ Giá trị cổ phiếu BCE cuối năm 2014: 10,495 VNĐ

Bảng 3.10: Giá cổ phiếu BCE năm 2014 theo P/E Giá theo P/B Giá thực tế 31/12

DỰ BÁO GIÁ CỔ PHIẾU

Một trong số các lý do về tính phổ biến của phương pháp lập mô hình ARIMA là thành công của nó trong dự báo Trong một số trường hợp dự báo thu được từ phương pháp này có tính tin cậy cao hơn so với các dự báo thu được từ các phương pháp lập mô hình kinh tế lượng truyền thống khác, đặc biệt là đối với dự báo ngắn hạn

Mô hình ARIMA cho BCE

Chọn loại dữ liệu dự báo: Dữ liệu được lấy từ http://www.cophieu68.com/datametastock.php Trong đó ta chọn Cổ phiếu có mã BCE để dự đoán, và sử dụng riêng Giá đóng cửa

Bảng 3.11: Giá Cổ phiếu BCE

(Vietstock, 2014) Dữ liệu cho quá trình dự báo được bắt đầu từ ngày 09/06/2010 đến ngày 31/12/2014 Ở đây khóa luận chỉ tập trung vào GiaDongCua, và quá trình dự báo sẽ giúp ta xác định được Giá đóng cửa của ngày kế tiếp ngay sau đó

Hình 3.4 Chọn GIADONGCUA làm mục tiêu dự báo Kiểm tra tính dừng của chuỗi chứng khoán BCE

Hình 3.5 Biểu đồ đóng cửa

Xác định các tham số p, d, q trong ARIMA

Hình 3.7 Biểu đồ của SAC và SPAC của chuỗi GIATHAMCHIEU

Nhìn vào hình 3.7, ta thấy biểu đồ hàm tự tương quan ACF giảm dần một cách từ từ về 0 Chuỗi chưa dừng, ta phải sai phân lần 1

Kiểm tra đồ thị Correlogram của chuỗi sai phân bậc 1

Hình 3.8 Biểu đồ của SPAC và SAC ứng với d=1 Như vậy sau khi lấy sai phân bậc 1 chuỗi đã dừng:  d=1, ACF tắt nhanh về 0 sau 1 độ trễ  q=1, PAC giảm nhanh về 0 sau 1 độ trễ: p=1

3.2.5 Ước lượng và kiểm định với mô hình ARIMA

Xây dựng mô hình ARIMA(1,1,1)

Hình 3.9 Ước lượng mô hình ARIMA(1,1,1) Click OK, kết quả là :

Hình 3.10 Kết quả mô hình ARIMA(1,1,1) Chọn “View/Residual tests/Correlogram-Q- Statistic”

Hình 3.11 : Kiểm tra phần dư có nhiễu trắng Như vậy, sai số của mô hình ARIMA(1,1,1) là một chuỗi dừng và nó có phân phối chuẩn Sai số này là nhiễu trắng

Ta có bảng xác định các tiêu chuẩn đánh giá sau khi đã thử với một vài mô hình khác nhau :

Bảng 3.12 : Tiêu chuẩn đánh giá các mô hình ARIMA

Mô hình ARIMA BIC Adjusted R 2 SEE

Tại cửa sổ Equation ấn nút Forecast

Hình 3.12: Dự báo giá Kết quả là :

Hình 3.13 Kết quả của bảng thống kê dự báo

Bảng 3.13: Bảng đánh giá dự báo

Ngày Giá thực tế Giá dự báo Đánh giá

Qua thực nghiệm dự báo được 3 ngày từ ngày 01/01 – 01/05/2015, chúng ta nhận thấy kết quả đưa ra khá chính xác so với giá thực tế của mã chứng khoán BCE

Tuy số lượng ngày dự báo thử nghiệm chưa nhiều song có thể nhận định rằng mô hình ARIMA(1,1,1) là khá phù hợp để dự báo mã CK BCE.

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

NHẬN XÉT

Ta có kết quả tổng hợp các phương pháp như sau:

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp kết quả các phương pháp định giá

Phương pháp DDM FCFE FCFF P/B P/E Thị trường re = 17.14%

Từ bảng tổng hợp kết quả định giá tôi có một số nhận xét sau:

Các phương pháp DCF định giá cao hơn so với các phương pháp so sánh tương đối

Nếu căn cứ vào giá trị trung bình của các phương pháp DCF thì kết quả định giá cao hơn giá thị trường tại ngày 31/12/2014 (11,985 đồng/cổ phiếu so với 10,400 đồng/cổ phiếu) Bên cạnh đó kết quả định giá trung bình của các phương pháp so sánh tương đối cũng cao hơn giá thị trường (11,096 đồng/cổ phiếu so với 10,400 đồng/cổ phiếu)

Cụ thể hơn, ta sẽ xem xét kết quả định giá cổ phiếu BCE của từng phương pháp, các phương pháp DDM, FCFE, FCFF có sự chênh lệch đáng kể Trong đó phương pháp DDM có kết quả định giá thấp nhất, FCFE cho kết quả định giá cao nhất, sự chênh lệch giữa 2 phương pháp này do dòng tiền FCFE cao hơn dòng cổ tức hiện tại Các phương pháp định giá trên đều dựa vào bản chất nội tại của công ty cũng như những phân tích vĩ mô nên kết quả định giá trên là đúng đắn và khách quan

Xét về kết quả định giá của các phương pháp so sánh tương đối, ở đây các phương pháp so sánh tương đối không dựa nhiều vào bản chất nội tại cũng như chưa phản ánh hết bản chất của Công ty BCE nên theo quan điểm của tôi kết quả định giá theo các phương pháp này chưa thể hiện đúng giá trị thực của cổ phiếu

Tuy nhiên khi xem xét kết quả định giá của từng phương pháp thì kết quả định giá theo phương pháp P/E bằng với mức giá thị trường tại ngày 31/12/2014, kết quả định giá theo phương pháp P/B cao hơn giá trị trường

Từ các số liệu hiện tại và các giả định được nêu trong phần định giá cũng như kết quả định giá tôi nhận định giá cổ phiếu BCE giao dịch trên thị trường tại ngày 31/12/2014 là thấp hơn giá trị thực Đồng thời kết hợp với dự báo trong ngắn hạn của BCE với mô hình ARIMA có độ tin cậy khá cao cho thấy xu hướng giảm nhẹ và ổn định ở mức giá 10,000 trong ngắn hạn.

KẾT LUẬN

Trong thời điểm khó khăn của ngành bất động sản và xây dựng, cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực này bị định giá thấp, có cổ phiếu bị định giá thấp hơn cả giá trị thực Cổ phiếu của BCE cũng không phải ngoại lệ, hiện giá thị trường đang thấp hơn giá trị thực, tuy nhiên có một thực tế tôi nhận thấy khi phân tích & định giá cổ phiếu BCE là giá cổ phiêu của BCE đang được thị trường điều chỉnh theo hướng về gần với giá trị thực

Các kết quả định giá phụ thuộc nội lực công ty tại thời điểm hiện tại cũng như những giả định về tỉ lệ tăng trưởng trong tương lai, tình hình kinh tế vĩ mô v.v Do vậy kết quả định giá này thể hiện giá trị thực của cổ phiếu có xem xét xu hướng của ngành và thị trường trong dài hạn, trong khi đó giá thị trường thường căn cứ vào suất sinh lợi tại thời điểm hiện tại cũng như những thông tin tốt về các dự án mới trúng thầu của công ty

Từ kết quả định giá theo các phương pháp dòng tiền và so sánh tương đối Lấy giá trị trung bình của các kết quả định giá là 11,541 đồng/cổ phiếu, kết hợp với việc xem xét thực lực hoạt động và tiềm năng phát triển của công ty Tôi khuyến nghị nên mua vào cổ phiếu BCE đối với nhà đầu tư dài hạn

4.2.2 CHÊNH LỆCH KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP Ở đây các phương pháp định giá cho ra những kết quả khác nhau là do sự lựa chọn phương pháp, mô hình định giá cũng như quan điểm của người đánh giá

Phương pháp dòng tiền chiết khấu DCF yêu cầu phải chọn lựa mô hình phù hợp, các giai đoạn phát triển cũng như các giả định hợp lý, khi đó sẽ cho ra kết quả tương đối chính xác Ngoài ra các mô hình cũng rất nhạy cảm với các biến đầu vào, dễ dẫn tới sai lệch trong kết quả Vậy nên muốn kết quả định giá thể hiện đúng giá trị người phân tích phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm

Về phương pháp so sánh tương đối, đây là phương pháp đơn giản dễ thực hiện Tuy nhiên điều kiện cần để phương pháp có độ tin cậy cao là TTCK phải hiệu quả (Market efficiency) Trong khi đó điều kiện thông tin thị trường Việt Nam chưa hoàn hảo, chưa hiệu quả về minh bạch thông tin, do đó áp dụng phương pháp này đem lại giá trị hạn chế

Các phương pháp định giá đều có những ưu, nhược điểm riêng Nhưng với khả năng định lượng cao và được công nhận nên chúng đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều TTCK cũng như tại TTCK Việt Nam

TTCK Việt Nam còn nhiều hạn chế, cơ sở dữ liệu chưa đủ, chính sách, năng lực thị trường cũng như tâm lý của nhà đầu tư chưa tốt nên việc áp dụng còn nhiều khó khăn, vướng mắc Nhưng với những đóng góp của các nhà nghiên cứu, tư vấn cũng như nhà đầu tư thì các phương pháp định giá sẽ làm cho nhà đầu tư có được các đánh giá khách quan hơn về giá trị cổ phiếu từ đó giúp TTCK hoạt động trở nên hiệu quả hơn Bài khóa luận này cũng mong muốn được góp một phần vào quá trình này với huy vọng TTCK Việt Nam phát triển ngày một hoàn thiện và bền vững hơn.

Ngày đăng: 09/09/2024, 09:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. VN-Index và HNX-Index trong năm 2014 (Bloomberg BSC, 2014) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.1. VN-Index và HNX-Index trong năm 2014 (Bloomberg BSC, 2014) (Trang 36)
Hình 3.2. Các giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam 2014 (Vietstock, 2014) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.2. Các giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam 2014 (Vietstock, 2014) (Trang 38)
Hình 3.3: Các thời kì biến động của thị trường BDS Việt Nam (FSPT, 2015) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.3 Các thời kì biến động của thị trường BDS Việt Nam (FSPT, 2015) (Trang 39)
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của BCE năm 2011 – 2014 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Bảng 3.1 Cơ cấu nguồn vốn của BCE năm 2011 – 2014 (Trang 43)
Bảng 3.2 : Hệ số thanh toán của BCE năm 2011 – 2014 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Bảng 3.2 Hệ số thanh toán của BCE năm 2011 – 2014 (Trang 44)
Bảng 3.3 : Khả năng sinh lợi của BCE năm 2011 – 2014 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Bảng 3.3 Khả năng sinh lợi của BCE năm 2011 – 2014 (Trang 44)
Bảng 3.4 : Giá Cổ phiếu BCE năm 2014 theo DDM - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Bảng 3.4 Giá Cổ phiếu BCE năm 2014 theo DDM (Trang 50)
Bảng 3.11: Giá Cổ phiếu BCE - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Bảng 3.11 Giá Cổ phiếu BCE (Trang 55)
Hình 3.4 Chọn GIADONGCUA làm mục tiêu dự báo  Kiểm tra tính dừng của chuỗi chứng khoán BCE - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.4 Chọn GIADONGCUA làm mục tiêu dự báo Kiểm tra tính dừng của chuỗi chứng khoán BCE (Trang 56)
Hình 3.5. Biểu đồ đóng cửa - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.5. Biểu đồ đóng cửa (Trang 56)
Hình 3.7 Biểu đồ của SAC và SPAC của chuỗi GIATHAMCHIEU - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.7 Biểu đồ của SAC và SPAC của chuỗi GIATHAMCHIEU (Trang 57)
Hình 3.8. Biểu đồ của SPAC và SAC ứng với d=1  Như vậy sau khi lấy sai phân bậc 1 chuỗi đã dừng:  d=1, ACF tắt nhanh về 0  sau 1 độ trễ   q=1, PAC giảm nhanh về 0 sau 1 độ trễ: p=1 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.8. Biểu đồ của SPAC và SAC ứng với d=1 Như vậy sau khi lấy sai phân bậc 1 chuỗi đã dừng:  d=1, ACF tắt nhanh về 0 sau 1 độ trễ  q=1, PAC giảm nhanh về 0 sau 1 độ trễ: p=1 (Trang 58)
Hình 3.11 : Kiểm tra phần dư có nhiễu trắng  Như vậy, sai số của mô hình ARIMA(1,1,1) là một chuỗi dừng và nó có phân phối  chuẩn - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.11 Kiểm tra phần dư có nhiễu trắng Như vậy, sai số của mô hình ARIMA(1,1,1) là một chuỗi dừng và nó có phân phối chuẩn (Trang 59)
Hình 3.10. Kết quả mô hình ARIMA(1,1,1)  Chọn “View/Residual tests/Correlogram-Q- Statistic” - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.10. Kết quả mô hình ARIMA(1,1,1) Chọn “View/Residual tests/Correlogram-Q- Statistic” (Trang 59)
Hình 3.13. Kết quả của bảng thống kê dự báo. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.13. Kết quả của bảng thống kê dự báo (Trang 60)
Hình 3.12: Dự báo giá  Kết quả là : - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Hình 3.12 Dự báo giá Kết quả là : (Trang 60)
Bảng 3.13: Bảng đánh giá dự báo - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Bảng 3.13 Bảng đánh giá dự báo (Trang 61)
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp kết quả các phương pháp định giá - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp kết quả các phương pháp định giá (Trang 62)
3. Bảng tỉ số tài chính hàng năm của Công ty BCE (www.cophieu68.com) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
3. Bảng tỉ số tài chính hàng năm của Công ty BCE (www.cophieu68.com) (Trang 71)
5. Bảng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm từ 2004 – 2014   (Nguồn: pages.stern.nyu.edu/~adamodar) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương
5. Bảng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm từ 2004 – 2014 (Nguồn: pages.stern.nyu.edu/~adamodar) (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN