1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ vận dụng phương pháp canslim để lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

120 9 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Văn Thạc Sỹ Vận Dụng Phương Pháp CANSLIM Để Lựa Chọn Cổ Phiếu Ngành Ngân Hàng Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 707,66 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆUTỔNGQUAN (10)
    • 1.1. Lý do chọnđềtài (10)
      • 1.1.1. Đặtvấnđề (10)
      • 1.1.2. Tính cấp thiết củađềtài (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu củađềtài (12)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứutổngquát (12)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứucụ thể (12)
      • 1.2.3. Câu hỏinghiêncứu (12)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vinghiêncứu (13)
      • 1.3.1. Đối tượngnghiêncứu (13)
      • 1.3.2. Phạm vinghiêncứu (13)
    • 1.4. Phương phápnghiên cứu (13)
      • 1.4.1. Phương pháp tiếp cận thông tin (13)
      • 1.4.2. Phương pháp thu thậpdữliệu (15)
      • 1.4.3. Phương pháp xử lýdữliệu (16)
    • 1.5. Quy trìnhnghiêncứu (17)
    • 1.6. Đóng góp củađềtài (18)
      • 1.6.1. Đóng góp về mặtlýthuyết (18)
      • 1.6.2. Đóng góp về mặtthựctiễn (18)
    • 1.7. Cấu trúc củaluậnvăn (18)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀCÁCNGHIÊN CỨU LIÊN QUAN112.1. Các khái niệmliênquan (20)
    • 2.1.1. Cổphiếu (20)
    • 2.1.2. Nhàđầutư (23)
    • 2.1.3. Một số phương pháp lựa chọn cổ phiếu của nhàđầu tư (26)
    • 2.2. Cơ sởlý thuyết (30)
      • 2.2.1. Lý thuyết về thị trườnghiệuquả (30)
      • 2.2.2. Lý thuyếttriểnvọng (30)
      • 2.2.3. Lý thuyết tài chínhhành vi (30)
      • 2.2.4. Lý thuyết thị trườngthíchứng (31)
    • 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trong vàngoàinước (31)
      • 2.3.1. Các nghiên cứunướcngoài (31)
      • 2.3.2. Nghiên cứutrongnước (37)
    • 2.4. Tóm tắtchương 2 (38)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU (39)
    • 3.1. Quy trìnhnghiêncứu (39)
      • 3.1.1. Khái quát quy trìnhnghiêncứu (39)
      • 3.1.2. Phương pháp tiếp cậnthôngtin (40)
      • 3.1.3. Phương pháp xử lýdữliệu (41)
    • 3.2. Mô hìnhnghiêncứu (45)
    • 3.3. Phân tích các biến độc lập trong mô hình và giả thuyếtnghiên cứu (47)
      • 3.3.1. Tiêu chí C – EPStheo quý (47)
      • 3.3.2. Tiêu chí A – Thu nhập lãi thuầnhàngnăm (49)
      • 3.3.3. Tiêu chí N – Mứcgiámới (50)
      • 3.3.4. Tiêu chí S – Khối lượng cổ phiếugiaodịch (51)
      • 3.3.5. Tiêu chí L – Xếp hạng chỉ số sứcmạnhgiá (52)
      • 3.3.6. Tiêu chí I – Số lượng các quỹ đầu tư, định chế tài chính là cổ đônglớn 44 3.3.7. Tiêu chí M–VNINDEX (53)
    • 3.4. Dữ liệunghiên cứu (59)
    • 3.5. Tóm tắtchương 3 (61)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀTHẢOLUẬN (63)
    • 4.1. Bối cảnh và thực trạng thị trường chứng khoánViệtNam (63)
    • 4.2. Thống kê mô tảdữliệu (64)
    • 4.3. Kết quảnghiêncứu (66)
      • 4.3.1. Kết quảhồiquy (66)
      • 4.3.2. Kiểm tra hiện tượng đacộng tuyến (67)
      • 4.3.3. Kiểm tra hiện tượng phương sai của sai sốthay đổi (67)
    • 4.4. Thảo luận kết quảnghiêncứu (69)
      • 4.4.1. Thảo luận kết quả mô hìnhhồiquy (69)
      • 4.4.2. Ứng dụng mô hình CANSLIM để lựa chọn cổ phiếu ngân hàngtrênHOSE (71)
    • 4.5. Tóm tắtchương 4 (81)
  • CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ VÀKẾTLUẬN (82)
    • 5.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Namđếnnăm2023 (82)
    • 5.2. Đề xuất một số khuyến nghị cho nhà đầu tư khi lựa chọn cổ phiếu ngânhàng trênHOSE (83)
      • 5.2.1. Cần quan tâm các yếu tố vĩ mô của nềnkinhtế (83)
      • 5.2.3. Nhà đầu tư cần lưu ý đến chi phí giao dịch và thuế khi áp dụngphươngphápCANSLIM (85)
      • 5.2.4. Cần lưu ý thêm đến tiêu chí I - sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổchức trong tương laisắp tới (85)
    • 5.3. Kếtluận chung (86)
    • 5.4. Hạn chế của đề tại và định hướngnghiên cứu (88)
      • 5.4.1. Hạn chế củađềtài (88)
      • 5.4.2. Hướngnghiêncứu (88)

Nội dung

GIỚI THIỆUTỔNGQUAN

Lý do chọnđềtài

Ngành ngân hàng đang là một ngành nghề được chú ý từ phía nhà đầu tư trong vài năm gần đây Trong năm 2021, nhóm ngành này chứng kiến những chuyển biến tích cực khi giá cổ phiếu (CP) liên tục tăng trên thị trường Việt Nam Theo BSC

(2022), ngành ngân hàng có nhiều triển vọng và cơ hội đầu tư khả quan trong năm

2022 Tuy vậy, nhà đầu tư cũng cần có phương pháp thích hợp để chọn lọc cổ phiếu khi có nhu cầu tham gia đầu tư.

Phương pháp và hệ thống đầu tư là công cụ giúp cho nhà đầu tư chọn mua cổ phiếu tăng khả năng sinh lời và quan trọng hơn là xác định được thời điểm bán để chốt lời hoặc cắt lỗ, giúp kiểm soát độ rủi ro trong giới hạn cho phép Việc xác định phương pháp và hệ thống đầu tư phù hợp là rất quan trọng để nâng cao lợi nhuận và quản lí rủi ro khi tham gia đầu tư.

Trên thế giới, có rất nhiều phương pháp lựa chọn cổ phiếu được các nhà đầu tư áp dụng như phương pháp Top-down và Bottom-up xuất phát từ nghiên cứu của Kinchala

& Wolfe (1979), phương pháp đầu tư tăng trưởng của Fisher (1958), tuy nhiên phương pháp được xem là có hệ thống chi tiết và được biết đến rộng rãi nhất là CANSLIM. Phương pháp lựa chọn cổ phiếu CANSLIM được O’Neil (1988) đề xuất, cho đến nay đây vẫn là hệ thống đầu tư nổi tiếng và được nhiều nhà đầu tư áp dụng Có rất nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của hệ thống CANSLIM như nghiên cứu của Deboeck

(2000), Lutey, Crum & Rayome (2013), Sareewiwatthana & Janin (2017) đều cho kết quả lợi nhuận vượt trội so với thị trường Tuy nhiên,cácnghiêncứutrêndựatrênthịtrườngcổphiếuMỹ,vốnhóalớnhơnrấtnhiềuso với thị trường Việt Nam, vì vậy tính khả thi và hiệu quả của phương pháp này tại thị trường Việt Nam vẫn còn bị bỏngỏ.

Riêng tại Việt Nam, các nghiên cứu khoa học được công bố về việc vận dụng phương pháp CANSLIM cho thị trường Việt Nam còn khá hạn chế, mà chủ yếu là các thông tin, hướng dẫn sử dụng CANSLIM phổ biến trên mạng điện tử.

Luận văn được thực hiện nhằm đóng góp bằng chứng thực nghiệm về lĩnh vực vận dụng mô hình CANSLIM trong việc lựa chọn cổ phiếu niêm yết phù hợp cho nhà đầu tư tại Việt Nam, từ đó chọn lọc cổ phiếu ngành ngân hàng đang niêm yết tại HOSE có kỳ vọng về suất sinh lờicao.

1.1.2 Tính cấp thiết của đềtài Đối với nhà đầu tư vừa bắt đầu tham gia thị trường và không có nền tảng về tài chính, rất khó để họ có thể lựa chọn cổ phiếu đầu tư trong số hàng nghìn cổ phiếu trên thị trường, song rủi ro mất vốn đầu tư là rất cao.

Tại Việt Nam hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư biết đến và áp dụng phương pháp đầu tư CANSLIM, tuy nhiên phương pháp CANSLIMchỉnêu khái quát chung về các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu đầu tư mà chưa được cụ thể và chi tiết hóa về phương pháp áp dụng, do đó, cách vận dụng phương pháp này hiện nay còn khá đơn giản và chưa được hệ thống hóa cụ thể Bên cạnh đó, những nghiên cứu về cách áp dụng phương pháp đầu tư CANSLIM tại Việt Nam còn khá ít, đặc biệt là nghiên cứu phương pháp để áp dụng CANSLIM sao cho phù hợp với các cổ phiếu, chứng khoán tại ViệtNam.

Với nhu cầu cần thiết phải có một phương pháp đầu tư có khả năng sinh lợi nhuận bền vững của các nhà đầu tư và sự cần thiết trong việc cụ thể hóa những giá trị cốt lõi trong phương pháp CANSLIM để giúp nhà đầu tư áp dụng thực chiến khi đầu tư cổ phiếu ngân hàng tại thị trường Việt Nam, luận văn này thực hiện đề tài “Vận dụng phương pháp CANSLIM để lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh”.

Nghiên cứu lựa chọn cổ phiếu trên HOSE để chọn lọc vì tính minh bạch của các tổ chức niêm yết trên HOSE, các yêu cầu cao về vốn điều lệ và kết quả kinh doanh tốt của doanh nghiệp có mã chứng khoán niêm yết trên sẽ được các nhà đầu tư tổ chức và quỹ đầu tư nước ngoài ưa chuộng hơn, các tiêu chí này là rất quan trọng để áp dụng phương pháp CANSLIM Và quan trọng hơn là hầu hết các ngân hàng lớn hiện nay đều đang được niêm yết tại HOSE.

Mục tiêu nghiên cứu củađềtài

Luận văn này tập trung vào phân tích các yếu tố CANSLIM để vận dụng mô hình này vào lựa chọn các cổ phiếu niêm yết trên HOSE, qua đó đề xuất các khuyến nghị dành cho nhà đầu tư cá nhân trong việc vận dụng CANSLIM để lựa chọn cổ phiếu đầu tư ngành ngân hàng trênHOSE.

Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả tiến hành chi tiết hóa thành các mục tiêu cụ thể như sau:

- Phân tích chi tiết các chỉ tiêu thuộc CANSLIM, các vấn đề quan trọng cần chú ý đối với việc lựa chọn cổphiếu.

- Phân tích việc vận dụng CANSLIM trong lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng đang niêm yết tại HOSE Cụ thể là (1) xem xét cách vận dụng phương pháp đầu tư CANSLIM một cách phù hợp cho chứng khoán tại Việt Nam; (2) lựa chọn cổ phiếu ngân hàng trên HOSE có suất sinh lời phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư; (3) kiểm định sự hiệu quả về suất sinh lời từ các cổ phiếu ngân hàng được lựa chọn bằng phương phápCANSLIM.

- Đề xuất các khuyến nghị dành cho nhà đầu tư cá nhân trong việc vận dụng phương pháp CANSLIM để lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết tại HOSE.

1.2.3 Câu hỏi nghiêncứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, luận văn tiến hành trả lời các câu hỏi sau:

- Các yếu tố, các chỉ tiêu nào cần lưu ý khi lựa chọn cổ phiếu theo phương phápCANSLIM?

- Việc vận dụng phương pháp CANSLIM trong lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng đang niêm yết tại HOSE được tiến hành rasao?

- Các khuyến nghị nào được đề xuất dành cho nhà đầu tư cá nhân đối với việc vận dụng CANSLIM khi lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết tạiHOSE?

Đối tượng và phạm vinghiêncứu

1.3.1 Đốitượng nghiêncứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Vận dụng phương pháp CANSLIM để lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết trên HOSE”.

Trong đó, đối tượng phục vụ của của luận văn này (đối tượng thụ hưởng nghiên cứu) là các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cần có cho mình phương pháp phù hợp, hiệu quả để lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng.

Số liệu trong luận văn là các số liệu về cổ phiếu được thu thập theo năm và quý trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021 của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết tạiHOSE.

Phương phápnghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được tác giả triển khai theo trình tự sau đây

1.4.1 Phương pháp tiếp cận thôngtin

- Luận văn tiếp cận các khái niệm và những khía cạnh liên quan đến thuật ngữ như cổ phiếu, cổ phiếu niêm yết, nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân, v.v.), các vấn đề lưu ý và tiêu chí khi lựa chọn cổ phiếu, mô hình CANSLIM là gì, ý nghĩa và các lưu ý khi vận dung mô hìnhnày.

- Luận văn trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan, baogồm:

+ Phương pháp lựa chọn cổ phiếu CANSLIM (O’Neil, 1988) đề xuất nhằm lựa chọn cổ phiếu để đầu tư hiệu quả Với mỗi chữ cái trong phương pháp CANSLIM ứng với một tiêu chí mà cổ phiếu phải thỏa mãn thì mới đủ điều kiện để đượcchọn.

+ Phương pháp lựa chọn cổ phiếu Top-Down (Kinchala & Wolfe, 1979): Nhấn mạnh vào bối cảnh kinh tế vĩ mô, phân tích tình hình chung của toàn nền kinh tế tới các ngành, sự ảnh hưởng chung của ngành đến các doanh nghiệp trong ngành, từ đó tìm hiểu về doanh nghiệp một cách chi tiếthơn.

+ Phương pháp lựa chọn cổ phiếu Bottom-Up (Kinchala & Wolfe, 1979): Ngược lại với phương pháp Top- Down, phương pháp Bottom-Up là cách thức đầu tư bắt đầu từ việc phân tích mỗi mã cổ phiếu và không đặt nặng những ảnh hưởng của chu kì kinh tế vĩ mô hay thị trường.

+ Lý thuyết về thị trường hiệu quả (Fama, 1970): Cổ phiếu được mua bán với giá trị hợp lí của chúng trên thị trường, khiến các nhà đầu tư không thể mua cổ phiếu với giá thấp hoặc bán cổ phiếu với giá cao.

+ Lý thuyết triển vọng (Kahneman & Tversky, 1979): Hầu hết mọi người đều có tâm lý sợ thua lỗ hơn là sự phấn khích khi thu về được món hời Nếu phải đưa ra sự kỳ vọng trước hai tình huống, họ sẽ chọn tình huống không đem lại thua lỗ, thay vì tình huống mang lại nhiều lợi nhuận mà có rủi ro cao hơn Lý thuyết này được xem là tiền đề của lý thuyết tài chính hành vi.

+ Lý thuyết tài chính hành vi (Thaler, 2003; Shiller, 2003; Lo, 2004): Các lý thuyết tài chính hành vi rất đa dạng nhưng chủ yếu là kết hợp giữa lý thuyết triển vọng về tâm lý học hành vi con người và kinh tế học vào thị trường tài chính nhằm giải thích các quyết định phi lý trí của nhà đầu tư.

+ Lý thuyết thị trường thích ứng (Lo, 2004): Lý thuyết này tin rằng các nhà đầu tư qua các thử nghiệm cũng như thất bại sẽ rút ra quy luật để đối phó với các tình huống trên thị trường, hay nói cách khác là trở nên tiến hóa để thích ứng với thịtrường.

Khi so sánh với các lý thuyết khác về lựa chọn cổ phiếu đầu tư, cách tiếp cận của O’Neil (1988) cũng có nhiều điểm chung với các lý thuyết nổi tiếng khác như luôn đi theo xu hướng của thị trường, chỉ lựa chọn các cổ phiếu đang tăng giá, trên đà tăng trưởng và không bị định giá thấp trên thị trường CANSLIM cũng có ưu điểm nổi trội hơn các lý thuyết đầu tư kể trên là các chỉ tiêu lựa chọn cổ phiếu được cụ thể hóa bằng con số và nhờ đó có sự chi tiết hơn, cụ thể và rõ ràng hơn.

- Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoàinước:

+ Nghiên cứu nước ngoài: Deboeck (2000), Beyoglu & Ivanov (2008), Gilligan

(2009), Wisudanto (2010), Lutey và các cộng sự (2013), Gunn (2013), Lutey, Crum &Rayome (2014), Rawlin (2015), Sareewiwatthana, & Janin (2017),

Lutey, Hassan & Rayome (2018), Pan & Long (2021), Lutey & Rayome (2022), v.v. + Nghiên cứu trong nước: Nguyễn Lê Duy (2009), Nguyễn Bảo Giang (2017), nghiên cứu khoa học được công bố mà tác giả được biết thì khá hạn chế ở trong nước, mà chủ yếu là các thông tin, hướng dẫn sử dụng CANSLIM phổ biến trên mạng điện tử.

Việc tổng hợp các lý luận trên tạo nên căn cứ quan trọng để tác giả phát hiện ra khoảng trống nghiên cứu, từ đó luận án được thực hiện để cung cấp bằng chứng thực nghiệm, bổ sung vào lĩnh vực nghiên cứu vận dụng CANSLIM trong lựa chọn cổ phiếu và chọn lọc cổ phiếu niêm yết ngành ngân hàng phù hợp với phương pháp CANSLIM.

1.4.2 Phương pháp thu thập dữliệu

- Luận văn xác định dữ liệu thu thập là dữ liệu thứcấp.

- Dữ liệu thứ cấp trong luận văn được thiết kế theo dạng dữ liệu bảng ngắn có cấu trúc không cân bằng Nghiên cứu chọn dạng dữ liệu bảng vì (1) Yêu cầu của phương pháp CANSLIM là so sánh tốc độ tăng trưởng EPS theo thời kì của từng cổ phiếu, vì vậy cần thu thập số liệu theo thời gian của nhiều mã cổ phiếu; (2) Nghiên cứu cần xem xét chu kỳ tăng trưởng của chỉ số EPS là ổn định hay không ổn định. Kiểu dữ liệu này cho phép nghiên cứu xem xét được thay đổi của đối tượng khảo sát theo thời gian, giúp nghiên cứu tìm thấy cổ phiếu có sự tăng trưởng đột biến so với chính nó và so với các cổ phiếukhác.

- Nguồn dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính kiểm toán được các ngân hàng niêm yết trên HOSE công bố từ năm 2016 đến năm 2021 So với các nghiên cứu tương tự trước đây tại thị trường Việt Nam của Nguyễn Lê Duy (2009) vàNguyễn Bảo Giang (2017), luận văn có cùng dạng dữ liệu và nguồn dữ liệu Tuy nhiên, luận văn có sự khác biệt về mốc thời gian chọn dữ liệu và chỉ tập trung xem xét cổ phiếu giao dịch của ngành ngân hàng trên HOSE nên không tương thích với các nghiên cứu trước để so sánh kết quả saunày.

1.4.3 Phương pháp xử lý dữliệu

- Luận văn sử dụng phương pháp định lượng để xử lý và thống kê dữ liệu Ưu điểm của phương pháp xử lý định lượng là (1) Hạn chế ý kiến chủ quan của người viết; (2) Tiến hành nhanh chóng nhờ các công cụ và phần mềm tin học về định lượng; (3) Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu cao Song, phương pháp này có hạn chế là (1) Cần quy mô mẫu lớn, khi tổng hợp dữ liệu số lượng cổ phiếu lớn hơn sẽ mấtnhiềuthờigianhơn;(2)Sựphứctạptrongviệclựachọnmôhìnhnghiêncứu;

(3) Không giải thích được các yếu tố về tâm lý cũng như hành vi con người.

- Các phương pháp phân tích định lượng sử dụng trong luận văn bao gồm: + Phân tích thống kê mô tả

+ Phân tích hồi quy và các kiểm định liên quan.

Luận văn này này áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường sự ảnh hưởng của các biến là đại diện cho các tiêu chí trong phương pháp lựa chọn cổ phiếu CANSLIM đến giá các cổ phiếu ngân hàng trên HOSE tại thị trường cổ phiếu ViệtNam.

Quy trìnhnghiêncứu

Quy trình của nghiên cứu bao gồm các bước nhưsau:

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

- Xác định vấn đề nghiên cứu: Luận văn này đặt trọng tâm vào phân tích các yếu tố CANSLIM để áp dụng phương pháp này vào lựa chọn cổ phiếu, qua đó đề xuất các khuyến nghị trong việc vận dụng CANSLIM để chọn lọc cổ phiếu ngành ngân hàng theo tiêu chí có suất sinh lời cao trên HOSE

-Lựa chọn thiết kế nghiên cứu: Dựa trên phương pháp nghiên cứu đã trình bày, luận văn lựa chọn phương pháp hồi quy định lương và kết hợp với phương pháp tổng hợp, thống kê và so sánh các dữ liệu như giá, EPS, kết quả kinh doanh, tăng trưởng giá, khối lượng giao dịch cổ phiếu, chỉ số sức mạnh giá, số lượng nhà đầu tư là tổ chức và chỉ số VNINDEX được công bố của các mã cổ phiếu trên HOSE, từ kết quả so sánh tổng kết để cho ra kết quả nghiên cứu.

- Thu thập dữ liệu: Dữ liệu được tổng hợp từ báo cáo tài chính được 17 ngân hàng đang niêm yết trên HOSE công bố theo quý, từ năm 2016 đến năm 2021 gồm

- Phân tích dữ liệu: Từ các dữ liệu đã tổng hợp, tiếp tục phân tích dữ liệu bằng các phương pháp (1) Phương pháp sử dụng Mô hình hồi quy sử dụng hỗ trợ từ phần mềm Stata phiên bản 15; (2) Thống kê mô tả; (3) Đối chiếu, so sánh, sử dụng hỗ trợ từ phần mềm Excel để lọc ra cổ phiếu phù hợp với mô hìnhCANSLIM.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu: Trình bày các chỉ tiêu của CANSLIM được thể hiện thế nào và làm sao để vận dụng CANSLIM lựa chọn cổ phiếu trên HOSE, lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết tại HOSE có chỉ số sinh lời phù hợp dành cho nhà đầu tư Kiểm định lại tính hiệu quả khi vận dụng phương pháp CANSLIM trong việc tìm kiếm cổ phiếu đầutư.

Đóng góp củađềtài

1.6.1 Đóng góp về mặt lýthuyết

- Luận văn bóc tách được các yếu tố thuộc CANSLIM và các chỉ tiêu quan trọng cần lưu ý đối với việc lựa chọn, tìm kiếm cổ phiếu cho nhà đầu tư Qua đó, luận văn cung cấp một nghiên cứu đóng góp vào trong lĩnh vực lựa chọn cổ phiếu đầu tư.

1.6.2 Đóng góp về mặt thựctiễn

Luận văn làm rõ được quy trình vận dụng CANSLIM trong lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết tại HOSE Cụ thể là:

+ Luận văn cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về việc vận dụng phương pháp đầu tư CANSLIM một cách phù hợp cho thị trường cổ phiếu tại Việt Nam

+ Luận văn cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về việc vận dụng CANSLIM để lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng trên HOSE có suất sinh lời phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư.

+ Luận văn kiểm tra tính hiệu quả trong mặt tăng trưởng về giá cổ phiếu từ việc vận dụng phương pháp CANSLIM để lựa chọn cổ phiếu ngành ngân tại HOSE.

+ Luận văn đưa ra được các khuyến nghị trong việc vận dụng CANSLIM trong việc lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng đang niêm yết tạiHOSE.

Cấu trúc củaluậnvăn

Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Nội dung chương 1 giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, đóng góp của đề tài và cấu trúc của luận văn.

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Nội dung chương 2 trình bày chi tiết các khái niệm liên quan, cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước.

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào việc tiếp cận cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước để làm cơ sở cho quá trình phân tích của luận văn, nội dung chương 3 trình bày chi tiết phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu.

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nội dung chương 4 trình bày bối cảnh và thực trạng lựa chọn cổ phiếu trên HOSE, các tiêu chí dùng để lựa chọn cổ phiếu trên HOSE được thể hiện ra sao, các chỉ tiêu của CANSLIM được thể hiện và vận dụng thế nào để lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết trên HOSE có chỉ số sinh lời phù hợp dành cho nhà đầu tư.

Chương 5 KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Nội dung chương 5 trình bày định hướng phát triển của các quy định liên quan tới thị trường cổ phiếu, liên quan tới nhà đầu tư; bên cạnh đó, thông qua các căn cứ về lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, cũng như kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn, một số khuyến nghị cũng được tác giả đề xuất đối với nhà đầu tư để góp phần áp dụng CANSLIM trong việc lựa cổ phiếu ngành ngân hàng đang niêm yết tại HOSE có chỉ số sinh lời phù hợp dành cho nhà đầu tư Tiếp theo, phần kết luận sẽ khẳng định lại tính cần thiết của việc vận dung mô hình CANSLIM trong việc lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết trên HOSE, khẳng định các nội dung đã đạt được tương ứng với các mục tiêu đề ra Cuối cùng, nội dung chương 5 trình bày các hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tài liệu trích dẫn trong bài và liệt kê trong danh mục tham khảo trong luận văn được thực hiện theo quy địnhAPA.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀCÁCNGHIÊN CỨU LIÊN QUAN112.1 Các khái niệmliênquan

Cổphiếu

2.1.1.1 Khái niệm về cổ phiếu

Hiện nay có nhiều thuật ngữ dành cho cổ phiếu dựa trên nhiều quan điểm và góc nhìn, tuy nhiên về bản chất các định nghĩa này không có quá nhiều sự khác nhau.

Theo Hayes (2021), cổ phần (hay vốn chủ sở hữu) đại diện cho một phần quyền sở hữu của một công ty, đồng nghĩa với việc được sở hữu một tỉ lệ tài sản tương đương với lượng cổ phần mà họ sở hữu Người mua cổ phần hay còn gọi là cổ đông, được cấp giấy xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu Còn theo quan điểm của O’Shea (2021), cổ phiếu là chứng khoán đại diện cho một phần sở hữu trong một công ty Phát hành cổ phiếu là cách huy động vốn để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của họ Đối với các nhà đầu tư, cổ phiếu là một kênh đầu tư để tránh mất giá đồng tiền của họ bởi lạmphát. Trong luận văn này, khi nhắc đến cổ phiếu, luận văn muốn đề cập đến cổ phiếu của các công ty đã niêm yết Theo đó, cổ phiếu niêm yết là cổ phiếu của doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và có các ưu điểm so với cổ phiếu chưa niêm yết nhưsau

 Tính thanh khoản cao: Cổ phiếu đã niêm yết thường dễ dàng mua đi, bán lại, giúp cho nhà đầu tư giảm các rủi ro về việc khó bán cổ phiếu để thu hồi vốn như các loại tài sản khác (vàng, bất độngsản,v.v).

 Tiềm năng tăng trưởng tốt hơn: Khi xem xét về dài hạn, giá của đa số cổ phiếu đều sẽ tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêmyết.

 Mức độ uy tín – an toàn được nâng cao: Để được niêm yết, các công ty phải đảm bảo đạt những yêu cầu về tài chính, hiệu quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức Do đó, các công ty niêm yết thường hoạt động ổn định, lâu dài và ít rủi ro đầu tưhơn.

Trên thế giới, theo các văn bản pháp luật và các quy định chung của các cơ quan liên quan đến lĩnh vực chứng khoán thì thông thường, cổ phiếu có 2 loại là: Cổ phiếu phổ thông (common stock) và Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock) (US SEC, 2021; SSC Viet Nam,2021).

Người sở hữu cổ phiếu phổ thông, hay còn gọi là cổ phiếu thường, được gọi là cổ đông phổ thông, có các quyền lợi cơ bản về việc hưởng cổ tức, biểu quyết và giao dịch mua bán Người sở hữu số lượng cổ phiếu như nhau sẽ có các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Người mua cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi, đồng thời có một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông phổ thông Hiện nay trên thị trường có bốn loại cổ phiếu ưu đãi như: (1) CP ưu đãi biểu quyết; (2) CP ưu đãi cổ tức; (3) CP ưu đãi hoàn lại; (4) CP ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty Tùy vào từng loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông sở hữu sẽ có các quyền lợi ưu đãi khácnhau.

Dựa trên quyền lợi mà cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ, CP phổ thông và CP ưu đãi có những điểm khác nhau cơ bản:

Bảng 2.1So sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

CP phổ thông CP ưu đãi

Có quyền biểu quyết Không có quyền biểu quyết, trừ CP ưu đãi biểu quyết

Số lượng nhiều Số lượng ít

Không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi

Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường

Có quyền tự do chuyển nhượng Không được tự do chuyển nhượng

Cổ tức Cổ tức thay đổi theo kết quả hoạt động của công ty

Cổ tức cố định Ưu tiên nhận lại vốn góp

Thứ tự ưu tiên cuối cùng Thứ tự ưu tiên trước cổ đông thường

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Tóm lại, mỗi loại CP sẽ có những quyền lợi khác nhau dành cho người sở hữu và cũng đều có những điểm hạn chế riêng Tuy nhiên, CP phổ thông có thanh khoản cao hơn

CP ưu đãi nhờ các ưu điểm (1) CP phổ thông đem lại cho người nắm giữ quyền biểu quyết, tham gia vào các quyết định điều hành công ty; (2) CP phổ thông có số lượng phát hành lớn, cổ đông dễ tìm mua và tiếp cận; (3) CP phổ thông được tự do chuyển nhượng, không bị hạn chế về thời gian nắm giữ hay quyền mua bán, chuyểnnhượng. Trên thực tế, CP phổ thông tuy không được chi trả cổ tức ổn định như CP ưu đãi nhưng bởi được tự do chuyển nhượng, người nắm giữ CP phổ thông lại chủ động hơn trong việc tìm kiếm lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ bằng cách mua bán khi giá cổ phiếu tăng hoặc giảm, do đó CP phổ thông thường phổ biến hơn trên thị trường.

Chính vì các đặc điểm kể trên, nghiên cứu chỉ tập trung xem xét loại hình cổ phiếu phổ thông của các ngân hàng được niêm yết tại Việt Nam.

2.1.1.3 Đặc điểm cổ phiếu ngành ngânhàng

Trong số các ngành nghề, ngân hàng là ngành nghề kinh doanh đặc thù, chứa đựng nhiều rủi ro mà đặc biệt là rủi ro hệ thống.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là rủi ro hệ thống khi sự đổ vỡ của một tổ chức tín dụng có thể gây ra nhiều rủi ro khủng hoảng đối với hệ thống ngân hàng, kéo theo khủng hoảng về kinh tế.

Theo Laeven & Valencia (2008), chi phí tiêu tốn cho quản lý khủng hoảng ngân hàng có thể rất đáng kể (khoảng 13,3% của GDP trung bình) Họ cũng cho rằng, thiệt hại sản lượng của các cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể lớn và phạm vi từ 0% đến 98% của GDP trong 4 năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng ngân hàng (khoảng 20% củaGDP trung bình) Có thể thấy, ổn định tình hình kinh doanh ngân hànglàhếtsứchệtrọngđốivớinềnkinhtếvàtàichínhcủamộtđấtnước,dođó, cổ phiếu ngân hàng sẽ là lựa chọn đầu tư an toàn vì ngành ngân hàng sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía chínhphủ.

Một đặc điểm khác của cổ phiếu ngành ngân hàng, đây là loại cổ phiếu chu kỳ (cyclical stock) Theo Graham & Dodd (1934), cổ phiếu chu kỳ là cổ phiếu mà giá của chúng sẽ biến động theo chu kỳ của nền kinh tế Ưu điểm chính của việc đầu tư vào các cổ phiếu theo chu kỳ là lợi nhuận mang lại từ các cổ phiếu này khi kinh tế và xu hướng chung của thị trường cổ phiếu đi lên là rất cao Tuy nhiên, nếu kinh tế suy thoái hay chứng khoán có dấu hiệu lao dốc, cổ phiếu chu kỳ cũng sẽ giảm giá theo sự suy giảm của nền kinhtế.

Nhìn chung, cổ phiếu ngành ngân hàng được xem là an toàn và ít gây rarủiro mất vốn cho nhà đầu tư hơn cổ phiếu của các loại hình doanh nghiệp khác do đặc thù về rủi ro hệ thống có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, nhóm ngành ngân hàng luôn nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước Ngân hàng cũng thuộc nhóm cổ phiếu chu kỳ, đối với loại cổ phiếu chu kỳ, nhà đầu tư có thể dựa vào vào mối tương quan giữa chúng và nền kinh tế để chủ động tìm thấy cơ hội đầu tư hoặc rút lui để bảo toàn vốn Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về phương pháp lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng hiệu quả trong giai đoạn hiệnnay.

Nhàđầutư

Nhà đầu tư thường là cá nhân hoặc tổ chức tham gia đầu tư với mục tiêu lợi nhuận, thường là tham gia các hoạt động về kinh doanh, sản xuất, chứng khoán.

Theo Graham và Dodd (1934), đầu tư là hoạt động phân tích, tham gia góp vốn để nhận về khoản lợi tức nhất định Thực tế, rất khó để tìm ra một định nghĩa chung duy nhất và đúng nhất về nhà đầu tư, Graham (1934) cũng đã thừa nhận không có định nghĩa duy nhất về đầu tư được chấp nhận chung.

Trong luận văn này khi nhắc đến nhà đầu tư, luận văn muốn đề cập đến những nhà đầu tư mua cổ phiếu của các công ty, tổ chức đang được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán để mua bán lại nhằm tìm kiếm lợi nhuận khi cổ phiếu tăng giá hoặc nắm giữ để được hưởng mức cổ tức mà công ty, tổ chức chia lại khi kinh doanh có lời.

Trong giới đầu tư mà đặc biệt là lĩnh vực chứng khoán hay bất động sản thường phân loại nhà đầu tư thành hai nhóm chính, nhà đầu tư (investor) và nhà đầu cơ (speculator).

Carret (1930) cho rằng nhà đầu cơ tìm kiếm cơ hội tiềm ẩn trên thị trường, còn nhà đầu tư luôn tìm kiếm những món đầu tư có thị giá phù hợp với giá trị đầu tư Theo Graham và Dodd (1934), đầu tư phải bao gồm quá trình phân tích toàn diện khoản đầu tư, nhà đầu tư phải nhận thấy sự an toàn khi bỏ vốn và khoản lợi tức thu về phải thỏa mãn với kỳ vọng, các hoạt động không thỏa các yêu cầu này được gọi là đầu cơ. Keynes (1936) sử dụng thuật ngữ đầu cơ cho hoạt động dự đoán giá của tài sản dựa vào tâm lý thị trường, thuật ngữ đầu tư cho việc dự đoán lợi suất tiềm năng của tài sản cho đến hết vòng đời của chúng Theo Bogle (2012), đầu tư đơn giản là sở hữu và nắm giữ tài sản trong một thời gian dài, còn đầu cơ chỉ thực hiện các giao dịch mua bán ngắn hạn, ôngtinrằng ngày nay, sự khác nhau trong tư tưởng của đa số nhà đầu tư và nhà đầu cơ đã bị xóa mờ và khó có thể phân biệtđược.

Tóm lại, nhà đầu tư được dùng để gọi cá nhân hay tổ chức nắm giữ các tài sản trong một thời gian dài với tìm hiểu và kỳ vọng sẽ có được lãi vốn Trong khi đó, nhà đầu cơ dựa vào các biến động liên tục của thị trường để thu lợi từ chênh lệch giá trong ngắnhạn.

Trong nghiên cứu này, về tư cách pháp nhân, nhà đầu tư cóthểlà cá nhân hoặc tổ chức, trong hay ngoài nước, khi tham gia thị trường đều có thể lựa chọn sử dụng phương pháp CANSLIM để xây dựng phương pháp đầu tư cho riêng mình miễn là phù hợp với Dựa trên quan điểm của Bogle (2012), ranh giới giữa đầu tư và đầu cơ ngày nay cũng không còn quá rõ ràng, tuy nhiên, CANSLIM sẽ là công cụhỗtrợphùhợpchocácnhàđầucơhơnlànhàđầutư,bởicáclídosau,baogồm

(1) Chiến lược CANSLIM xoay quanh việc tìm kiếm cổ phiếu được kỳ vọng sẽ tăng mạnh giá trị thị trường trong tương lai gần, tuy có xem xét các yếu tố cơ bản nhưng không tập trung quá nhiều vào việc định giá cổ phiếu hay quan tâm đến nguồnthutừcổtứcnếunắmgiữcổphiếutrongdàihạn;(2)Yếutốthịtrườngluôn phải được quan tâm hàng đầu trong phương pháp CANSLIM, mua khi thị trường giảm, bán khi thị trường tăng và tuyệt đối không đi ngược lại thị trường Như vậy, CANSLIM là phương pháp hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ các giao dịch mua bán hơn là đầu tư trong dài hạn.

2.1.2.3 Lựa chọn cổ phiếu của nhà đầutư

Dù đầu tư hay đầu cơ, khi tham gia đầu tư chứng khoán mỗi nhà đầu tư đều cần một chiến lược đầu tư, một phương pháp lựa chọn cổ phiếu phù hợp.

Dựa trên giả thuyết về thị trường hiệu quả của Fama (1970), cổ phiếu luôn biến động quanh giá trị hợp lí của chúng trên thị trường, những người tin vào thuyết này sử dụng phương pháp đầu tư thụ động Theo nhà đầu tư thụ động, phương pháp đầu tư cổ phiếu chủ động sẽ khiến nhà đầu tư phát sinh nhiều chi phí giao dịch nhưng không chắc sẽ đem lại lợi nhuận như kỳ vọng Hai trường phái đầu tư chủ động thụ động cho đến hiện nay vẫn là hai trường phái được các nhà đầu tư áp dụng rộng rãi trên thịtrường. Phương pháp lựa chọn chọn cổ phiếu được xem là hoàn toàn không cần thiết với chiến lược thụ động Ngược lại, phương pháp lựa chọn cổ phiếu là một tiền đề bắt buộc, là nhu cầu thiết yếu đối với tất cả các nhà đầu tư chủ động luôn mong muốn tìm kiếm mức lợi nhuận vượt trội hơn thị trường.

Mục tiêu của nhà đầu tư theo chiến lược chủ động là né tránh những nhược điểm mà chiến lược thụ động mang lại Chiến lược thụ động có những hạn chế nhất định như:

(1) Lợi nhuận từ chiến lược đầu tư này mang lại không thể vượt trội hơn thị trường;

(2) Tính linh động thấp, không thể tự cắt giảm rủi ro bằng cách bán chứng khoán khi nó giảm giá vì phải tuân theo t trọng phân phối của bộ chỉ số thị trường mà danh mục thụ động đang mô phỏng; (3) Phụ thuộc hoàn toàn vào biến động lên xuống của thị trường, do đó chỉ có thể áp dụng trong giai đoạn thị trường đi lên và có xu hướng tích cực Nhà đầu tư theo chiến lược thụ động sẽ không thể tìm kiếm lợi nhuận nếu thị trường có xu hướng đi ngang hoặc tệ hơn là bước vào giai đoạn điều chỉnh hoặc giảm giá.

Khi xem xét tìm kiếm cổ phiếu đầu tư, khẩu vị rủi ro là vấn đề lớn ảnh hưởng đến việc ra quyết định của đa số nhà đầu tư Theo nghiên cứu của Gai và Vause

(2005), khẩu vị rủi ro (risk appetite) là mức độ có thể chấp nhận của nhà đầu tư đối với một điều không chắc chắn và mức độ của sự không chắc chắn đó.

Như vậy, tùy thuộc vào chiến lược của nhà đầu tư là thụ động hoặc chủ động mà họ sẽ có chiến lước đầu tư, xu hướng lựa chọn cổ phiếu khác nhau Và tùy theo khẩu vị rủi ro, nhà đầu tư sẽ có những quyết định đầu tư không giống nhau.

Một số phương pháp lựa chọn cổ phiếu của nhàđầu tư

Phương pháp tìm kiếm cổ phiếu đầu tư là công cụ giúp nhà đầu tư tim ra cổ phiếu, tìm điểm mua – bán và kế hoạch giao dịch, dựa trên mức chấp nhận rủi ro và kinh nghiệm riêng của bản thân, mỗi nhà đầu tư sẽ có phương pháp đầu tư khác nhau. Việc xác định phương pháp và hệ thống đầu tư phù hợp là rất quan trọng để tìm kiếm lợi nhuận và quản lí rủi ro khi tham gia đầu tư trên thị trường Sau đây là một số phương pháp đầu tư cơ bản, đang được sử dụng phổ biến.

2.1.3.1 Phương pháp lựa chọn cổ phiếu Top-Down

Trường phái Top-Down có nguồn gốc từ nghiên cứu của Kinchala & Wolfe (1979) bắt đầu từ xem xét thị trường chung, sau đó tìm ra ngành nghề triển vọng nhất từ xu hướng thị chung và cuối cùng chọn ra cổ phiếu tiềm năng nhất trong ngành nghề đã xác định.

Phương pháp Top-Down tập trung vào toàn bộ nền kinh tế vĩ mô để xem xét tác động các chỉ số vĩ mô đến các ngành, sau đó xem xét sự ảnh hưởng chung của ngành đến các doanh nghiệp trong ngành, từ đó tìm hiểu về doanh nghiệp một cách chi tiết hơn. Để đánh giá được tình hình vĩ mô nền kinh tế, một số các chỉ tiêu thường được nhà đầu tư sử dụng là GDP, CPI, chỉ số lạm phát, tỉ giá hối đoái, lãi suất, thuế,v.v.

Tiếp theo, nhà đầu tư đi sâu vào tìm hiểu các ngành trong nền kinh tế, để xem ở giai đoạn tiếp theo ngành nào sẽ có khả năng tăng trưởng mạnh hơn so với các ngành khác.Cuối cùng là việc đọc và phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong ngành để tìm là doanh nghiệp tốt nhất để đầu tư.

2.1.3.2 Phương pháp lựa chọn cổ phiếuBottom-Up

Ngược lại với phương pháp Top-Down, phương pháp Bottom-Up cũng phát triển dựa trên nghiên cứu của Kinchala & Wolfe (1979) là phương pháp đầu tư dựa trên những phân tích cá thể mỗi mã cổ phiếu trước tiên, không đặt nặng các vấn đề vĩ mô hay thị trường.

Phương pháp lựa chọn cổ phiếu CANSLIM được O’Neil (1988) nghiên cứu bằng cách quan sát và thống kê các đặc tính của 500 cổ phiếu được xem là có mức tăng giá mạnh nhất trong lịch sử chứng khoán Mỹ từ năm 1993 đến năm 2005 như Dell Computer, Cisco Systems, America Online, v.v CANSLIM là phương pháp giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu có kì vọng đem lại tỉ suất sinh lời cao dựa trên 7 tiêu chí tương ứng với

7 chữ cái như trình bày dưới đây.

Tiêu chí C – EPS quý gần nhất (Current quarterly earnings per share)

Tiêu chí C đề cập đến mối quan hệ giữa việc tăng trưởng lợi nhuận quý gần nhất và sự tăng giá của cổ phiếu.

Tiêu chí C yêu cầu cổ phiếu được chọn phải có sự tăng trưởng EPS quý hiện tại so với EPS của cùng kỳ quý trước, để tránh các yếu tố về chu kỳ, mùa vụ trong kinh doanh tác động đến sự tăng trưởng EPS, và tỉ lệ tăng trưởng này tốt nhất nên đạt trên 20%.

Sự tăng trưởng EPS phải liên tục và tăng dần qua ba quý để cho thấy độ ổn định của sự tăng trưởng EPS.

Một tín hiệu cần lưu ý khi xem xét tiêu chí C khi đầu tư là sự tăng trưởng đột biến của EPS trong quý gần nhất Một cổ phiếu tốt sẽ có tỉ lệ tăng trưởng EPS tăng dần theo thời gian và đạt được sự đột biến (breakout) trong tăng trưởng EPS quý gần nhất, cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng ổn định và tăng mạnh trong quý gần nhất, điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy giá cổ phiếu tăng vọt.

Tiêu chí A – Tăng trưởng hàng năm (Annual earnings growth)

Tiêu chí A yêu cầu cổ phiếu phải có lợi nhuận hoặc EPS tăng dần trong suốt 3 năm liên tục, có thể chấp nhận nếu có 1 năm bị sụt giảm nhưng các năm sau đó phảităngvàđạtđượcđỉnhc aomới.Lợinhuậnởđâychỉ tínhđếnlợi nhuậncủa hoạt động cốt lõi trong kinh doanh của doanh nghiệp, mà không phải bởi các nguồn đầu tư tài chính khác ngoài hoạt động kinh doanh chính của công ty.

Bên cạnh đó, tỉ suất sinh lời trên một cổ phần (ROE) hàng năm của doanh nghiệp cũng cần được quan tâm Doanh nghiệp phù hợp tiêu chí CANSLIM sẽ có ROE nhỏ nhất là 17% mỗi năm.

Tiêu chí N – Sản phẩm mới, lãnh đạo mới, mức giá mới (New products, New Management, New Highs)

Tiêu chí N nhấn mạnh đến những thay đổi mới có thể khiến việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên đột phá, từ đó, giá cổ phiếu có thể tăng vọt trên thị trường cổ phiếu. Trong lý thuyết của mình, O’Neil (1988) đưa ra ví dụ về những cổ phiếu có sự tăng giá đột phá trên thị trường cổ phiếu Mỹ nhờ những điểm mới, những thay đổi cách mạng trong kinh doanh của họ như McDonald, Microsoft tăng gần 18 lần từ tháng 03/1993 đến cuối năm 1999.

Tiêu chí N cho rằng cổ phiếu đã tăng giá cuối cùng sẽ còn tăng cao hơn nữa, trong khi cổ phiếu nào trông có vẻ thấp và rẻ cuối cùng lại giảm sâu hơn Điều này hàm ý rằng chiến thuật mua đáy, bán đỉnh là sai lầm mà rất nhiều nhà đầu tư gặp phải khi họ cảm thấy mua một cổ phiếu đang giảm giá sẽ an toàn hơn và có vẻ rẻ hơn.

Tiêu chí S – Cung và cầu (Supply and demand)

Theo tiêu chí S, cung và cầu gần như là một quy luật cơ bản trong mọi giao dịch hay nguyên tắc kinh doanh.

Trong tiêu chí này, nhà đầu tư cần quan sát số lượng giao dịch của cổ phiếu Thanh khoản hay số lượng cổ phiếu giao dịch lớn không đồng nghĩa với việc cổ phiếu sẽ tăng giá, nhưng nó là một tín hiệu kết hợp với giá cổ phiếu để nhà đầu tư dự đoán xu hướng của cổ phiếu trong tuong lai Ví dụ, khi cổ phiếu tăng giá, khối lượng tham gia giao dịch cổ phiếu so với các phiên trước đó cũng tăng là một tín hiệu khẳng định cổ phiếu có sự tăng giá chắc chắn Tiêu chí này cũng tỏ ra hiệu quả hơn khi dùng chung với phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng biểu đổ nến thể hiện giá cổ phiếu.

Tiêu chí L – Cổ phiếu dẫn dắt (Leading industry)

Tiêu chí L đề cập đến việc chọn ra cổ phiếu sau khi nhà đầu tư đã xác định được ngành mà mình muốn đầu tư. Để nhận biết rõ hơn về cổ phiếu dẫn đầu trong ngành, O’Neil (1988) sử dụng Chỉ số sức mạnh giá tương đối (Relative Strength – RS) để so sánh và sàng lọc những cổ phiếu có mức biến động giá mạnh mẽ (sức mạnh về giá) so với các cổ phiếu khác để đầu tư.

Chỉ số được tính trên mức độ thay đổi giá của tất cả cổ phiếu trên thị trường trong giai đoạn là một năm (52 tuần) và được gán 1 điểm số từ 1 đến 99 Một cổ phiếu có RS 99 là cổ phiếu đó ưu việt hơn 99% các cổ phiếu khác về sức mạnh giá cổ phiếu.

Tiêu chí I – Sự ủng hộ của các nhà đầu tư tổ chức (Institutional Sponsorship)

Tiêu chí I dùng để chỉ số lượng cổ đông lớn của công ty là nhà đầu tư tổ chức hoặc các quỹ đầu tư

Cơ sởlý thuyết

Trên thế giới có rất nhiều lý thuyết về đầu tư, những lý thuyết về đầu tư ra đời nhằm giải thích cho những xu hướng và chuyển động của thị trường Các lý thuyết đầu tư giữ nhà đầu tư đi đúng hướng trong quá trình tham gia đầu tư từ đó giúp việc đầu tư có hiệu quả hơn.

2.2.1 Lý thuyết về thị trường hiệuquả

Lý thuyết thị trường hiệu quả tuy gây ra nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của lý thuyết này trong lĩnh vực đầu tư và kinh tế.

Theo Fama (1970) - giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis), cổ phiếu luôn biến động quanh giá trị hợp lí của chúng Giả thuyết thị trường hiệu quả nhấn mạnh rằng do nhà đầu tư sẽ giao dịch dựa theo các thông tin mới một cách nhanh chóng nên những thay đổi giá cả trong tương lai được điều chỉnh một cách ngẫu nhiên so với giá trị cơ bản của chứng khoán.

Lý thuyết triển vọng được Kahneman và Tversky (1979) giới thiệu Lý thuyết triển vọng chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều có tâm lý sợ thua lỗ hơn là sự phấn khích khi thu về được món hời Nếu phải đưa ra sự kỳ vọng trước hai tình huống, họ sẽ chọn tình huống không đem lại thua lỗ, thay vì tình huống khả năng có nhiều lợi nhuận hơn mà rủi ro lại caohơn.

2.2.3 Lý thuyết tài chính hànhvi

Dựa trên Lý thuyết triển vọng được Kahneman và Tversky (1979) giới thiệu, Thaler

(2003), Shiller (2003), Lo (2004) thực hiện các nghiên cúu kết hợp giữa tâm lý học hành vi con người và kinh tế học, kết quả các nghiên cứu này chỉ ra rằng con người, cụ thể là các nhà đầu tư cá nhân, đôi khi sẽ ra các quyết định phi lý trí trong đầu tư mà không phải lúc nào cũng đem lại lợi nhuận cho họ.

2.2.4 Lý thuyết thị trường thíchứng

Lý thuyết thị trường thích ứng (Adaptive Market Hypothesis) là sự kết hợp giữa Lý thuyết thị trường hiệu quả của Fama (1970) và tài chính hành vi được Lo (2004) giới thiệu.

Lý thuyết này tin rằng các nhà đầu tư qua các thử nghiệm cũng như thất bại sẽ rút ra quy luật để đối phó với các tình huống trên thị trường, hay nói cách khác là trở nên tiến hóa để thích ứng với thị trường.

Nhà đầu tư thường hành động theo lí trí nhưng có thể trở nên phi lí trí trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh Hoặc có thể nói, nếu chiến lược của một người thất bại, người đó sẽ chuyển sang một chiến lược khác nếu gặp tình huống tương tự Nếu chiến lược thành công, người này có thể sẽ tiếp tục sử dụng chúng Giả thuyết thị trường thích ứng dựa trên các nguyên tắc, cụ thể là (1) mọi người được thúc đẩy bởi lợi ích riêng của bản thân; (2) họ mắc phải những sai lầm một cách tự nhiên; (3) họ thích nghi và học hỏi từ sai lầm.

Các nghiên cứu thực nghiệm trong vàngoàinước

Từ khi được công bố lần đầu bởi O'Neil (1988), phương pháp CANSLIM đã nhận được nhiều sự chú ý của giới đầu tư sinh lợi cũng như các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành nhằm chứng minh tính hiệu quả của phương phápCANSLIM.

Deboeck (2000) đã sử dụng các tiêu chí CANSLIM đối với các chứng khoán trong rổ chỉ số S&P 500 đã cho thấy kết quả rất tốt, đặc biệt là khi thêm các trọng số khác nhau vào các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu CANSLIM có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trên thị trường Hệ thống CANSLIM đem lại sự tăng trưởng lợi nhuận 20,6% so với chỉ số S&P 500 là8,28%.

Lutey (2013) nhận thấy rằng phiên bản sửa đổi của hệ thống CANSLIM đã hoạt động với kết quả vượt trội được so sánh với S&P 500; đồng thời, dựa trên mô hình đơn giản về thu nhập quý hiện tại và hàng năm (tiêu chí C và A trong CANSLIM) trên mỗi cổ phiếu, Lutey và các cộng sự (2013) tìm được danh mục cổ phiếu có chỉ số giá tăng cao hơn chỉ số S&P 500 0,82% mỗi tháng từ năm 2001 đến 2012.

Tiếp đó, Lutey (2014) cũng đã thực hiện một nghiên cứu tương tự khi so sánh rổ danh mục cổ phiếu được chọn bởi phương pháp CANSLIM và rổ chỉ số NASDAQ 100 từ năm 1999 đến năm 2013, kết quả danh mục CANSLIM đem đến lợi nhuận vượt trội hơn chỉ số NASDAQ 100 trong cả ba giai đoạn thị trường tăng, điều chỉnh và đi ngang.

Lutey (2018) lại tiếp tục thực hiện nghiên cứu tương tự khi so sánh rổ cổ phiếu chọn lọc bằng phương pháp CANSLIM với chỉ số Dow Jones, sử dụng kiểm định Z cho suất sinh lời của danh mục CANSLIM so với chỉ số Dow Jones từ 1999 đến 2015, dùng Beta và R bình phương để khẳng định mức ý nghĩa dữ liệu, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lần này đã thất bại trong việc chứng minh tính hiệu quả của rổ cổ phiếu CANSLIM so với chỉ số DowJones.

Lutey (2022) công bố kết quả đầu tư của danh mục cổ phiếu được lựa chọn theo CANSLIM sử dụng bộ dữ liệu có sẵn trên finviz.com kết hợp với các hệ thống quản lí danh mục miễn phí tại Barchart.com và Google Portfolios từ năm 2014 đến năm 2017 có hiệu quả vượt trội hơn so với thị trường, cụ thể là vượt trội hơn 20% so với chỉ số S&P 500, 17% so với Dow Jones và 9% so với Nasdaq Tuy đã dừng theo dõi và điều chỉnh danh mục từ năm 2017 nhưng có đến 4/5 cổ phiếu trong danh mục này đạt mức tăng trưởng trên 100% tính đến hiệntại.

Tại thị trường Ấn Độ, Rawlin, Shanmugham và Kiran (2015) đã thực hiện áp dụng phương pháp CANSLIMđểlựa chọn cổ phiếu đầu tư ngành ngân hàng, bằng phương pháp so sánh phân tích dữ liệu bảng từ năm 2010 đến năm 2013, họ đã chọn lọc được

5 ngân hàng thỏa mãn tiêu chí CANSLIM và các ngân hàng này đều được đánh giá có nhiều cơ hội xa hơn trên thị trường cổphiếu.

Sareewiwatthana & Janin (2017) nghiên cứu kiểm chứng độ hiệu quả của các phương pháp đầu tư nổi tiếng thế giới, trong đó bao gồm nhiều phương pháp khác nhaucủaGraham(1949),DremanvàLufkin(1997),Fisher(1984),O’Neil(1988),

Slater (2010) và Neff (2001), O’Shaughnessy (2006), Greenblatt (2006), Carlisle

(2014), Piotroski (2000), áp dụng cho cổ phiếu tại thị trường Thái Lan Nghiênc ứ u so sánh dữ liệu chéo về lợi nhuận của 11 danh mục cổ phiếu được chọn bằng các phương pháp đầu tư nổi tiếng khác nhau từ năm 2002 đến 2015 Kết quả chiến lược CANSLIM có trung bình lợi nhuận hằng năm là 19,58%.

Pan & Long (2021) xây dựng các mô hình đầu tư thông minh cho cổ phiếu tại thị trường Trung Quốc gồm có hai mô hình là mô hình lựa chọn cổ phiếu đa nhân tố và mô hình CANSLIM từ năm 2012 đến năm 2017, sau đó quan sát danh mục từ năm

2018 đến năm 2019 Kết quả cho thấy cả hai mô hình đều đem lại lợi nhuận cao hơn so với thị trường, tuy nhiên lợi nhuận đem lại từ mô hình CANSLIM là vượt trộihơn. Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm kiểm chứng thành công kết quả mà phương pháp CANSLIM mang lại cho nhà đầu tư Dẫu vậy, bên cạnh các nghiên cứu thành công trong việc chứng minh tính hiệu quả của phương pháp CANSLIM, cũng có những nghiên cứu đã chỉ ra tính chưa hiệu quả của phương pháp này.

Wisudanto (2013) đã sử dụng kiểm định t-test cho một danh mục được lập từ phương pháp CANSLIM và một danh mục có quy mô vốn tương đương được chọn bởi người đầu tư kinh nghiệm từ tháng 02/2009 đến tháng 01/2010 trên thị trường cổ phiếu Indonesia, kết quả cho thấy danh mục được lập bởi phương pháp CANSLIM không tạo ra hiệu suất đầu tư lớn hơn thị trường Đồng thời cũng đưa ra một khoảng trống trong phương pháp CANSLIM là phương pháp này không đề cập đến cách phân chia trọng số của mỗi cổ phiếu trong danh mục Tuy nhiên, khoảng thời gian nghiên cứu này lựa chọn khá ngắn, dẫn đến độ tin cậy là chưa cao, thêm vào đó trong thời kỳ từ tháng 02/2009 đến tháng 01/2010, thị trường cổ phiếu Indonesia biến động rất phức tạp và thị trường chung có xu hướng giảm, trong khi đó, phương pháp CANSLIM luôn đi theo xu hướng của thị trường và chỉ phù hợp để chọn lọc những cổ phiếu tăng giá tốt nhất khi thị trường chungtăng.

Gunn (2013) so sánh dữ liệu chéo suất sinh lời của danh mục cổ phiếu được lựa chọn bởi hệ thống CANSLIM và một số các chỉ báo khác (dựa vào phân tích kỹ thuật) từ năm 2003 đến năm 2012, kết quả chỉ ra rằng hệ thống CANSLIM có thể được thay thế bằng các chỉ báo khác đem lại hiệu quả về lợi nhuận cao hơn Thế nhưng phân tích đầu tư chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật và đồ thị mà không chú trọng đến các chỉ số cơ bản hay tình hình kinh doanh của cổ phiếu có thể đem lại lợi nhuận lớn nhất thời, tuy nhiên cũng dễ gặp phải những rủi ro nếu cổ phiếu bị thao túng giá hay sự không trung thực trong báo cáo tài chinh, những điều có thể khiến giá cổ phiếu rớt giá rất sâu mà những nhà phân tích kỹ thuật không thể lường trước được, Phương pháp đầu tư dựa trên phân tích kỹ thuật sẽ phù hợp cho những nhà đầu cơ có mức chịu đựng rủi ro cao hơn mà luận văn này hướngtới.

Nhìn chung, phương pháp CANSLIM mang lại những kết quả có ý nghĩa nhất định trong đầu tư đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, tuy nhiên, cách thức lựa chọn và sàng lọc danh mục cổ phiếu CANSLIM là cực kỳ quan trọng, khi một số yếu tố trong phương pháp CANSLIM có thể áp dụng linh hoạt, do đó dù cùng dùng phương pháp này thì danh mục cổ phiếu của mỗi nhà đầu tư vẫn có thể rất khác nhau Kế đến phải nói đến thời điểm tham gia thị trường sau khi đã chọn ra danh mục cũng khá quan trọng, nếu đi ngược hướng với xu thế của thị trường, người đầu tư cũng dễ gặp phải tổn thất không mong muốn khi áp dụng phương pháp CANSLIM Để xác định điểm mua, thông thường có thể kết hợp phương pháp CANSLIM cùng một số phương pháp phân tích kỹ thuật đơn giản như phương pháp của Beyoglu & Ivanov(2008).

Tác giả cũng tổng hợp các nghiên cứu có đề cập đến độ hiệu quả của phương pháp CANSLIM trong việc lựa chọn cổ phiếu, bao gồm cả các nghiên cứu chứng minh phương pháp CANSLIM là hiệu quả và chưa hiệu quả Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra thêm một vài nghiên cứu không liên quan đến tính hiệu quả của mô hình CANSLIM nhưng liên quan đến các phương pháp phân tíchkỹthuật kết hợp để tạo thành hệ thống đầu tư CANSLIM hoàn chỉnh, có thể tham khảo cho các phần sau của nghiên cứu nhưsau.

Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Phương pháp xử lý Kết quả

A Các nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của CANSLIM

Lựa chọn cổ phiếu đầu tư dựa trên giátrịbản thân doanh nghiệp ứng dụng phương pháp

So sánh dữ liệu về giá của 8 cổ phiếu được chọn lọc bằng phương pháp CANSLIM từ 30/09/1999 đến 30/11/1999

Hệ thống CANSLIM đem lại sự tăng trưởng lợi nhuận 20,6% so với chỉ số S&P500 là 8,28%

Kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp

Sử dụng kiểm định t-test cho danh mục ngẫu nhiên gồm 10 cổ phiếu thiết lập bằng phương pháp CANSLIM và chỉ sốS&P500 từ năm 2001 đến 2012

Hệ thống CANSLIM đem đến lợi nhuận vượt trội hơn Chỉ số S&P 500 0,82% mỗi tháng

Kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp

Sử dụng kiểm định t-test cho danh mục ngẫu nhiên gồm 10 cổ phiếu thiết lập bằng phương pháp CANSLIM và chỉ số NASDAQ 100 từ năm 1999đến 2013

Hệ thống CANSLIM đem đến lợi nhuận vượt trội hơn Chỉ số NASDAQ 100trongcả

Vận dụng phương pháp CANSLIM để lựa chọn cổ phiếu đầu tư trong số các ngân hàng tư nhân tại Ấn Độ

So sánh phân tích dữ liệu bảng từ năm 2010 đến năm 2013

Tóm tắtchương 2

Tóm lại, các lý thuyết và phương pháp được trình bày trong chương này đều là những phương pháp, công cụ phân tích rất cần thiết cho việc xây dựng và chọn lọc danh mục cổ phiếu, trong đó, mô hình CANSLIM đã được chứng minh tính khả thi qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm tại nhiều quốc gia khác nhau cũng như các giai đoạn thời gian khác nhau Và tất nhiên, cũng như nhiều phương pháp đầu tư khác, phương pháp chọn lọc cổ phiếu CANSLIM cũng không thể cam kết mang lại lợi nhuận một cách chắc chắn cho nhà đầu tư và rủi ro trong đầu tư là không thể né tránh Điều quan trọng là nhà đầu tư cần lưu ý vận dụng phương pháp CANSLIM linh hoạt sao cho phù hợp với thị trường Một điểm thiếu hụt trong phương pháp đầu tư CANSLIM là chỉ giúp chọn lọc được cổ phiếu nhưng không hướng dẫn về thời điểm thực hiện giao dịch mua bán cụ thể, phương pháp chọn lọc cổ phiếu CANSLIM kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư khắc phục bớt thiếu hụt này Nội dung chương 2 cũng chính là căncứcủng cố lập luận của tác già về phương pháp nghiên cứu ở chương3.

PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

Quy trìnhnghiêncứu

3.1.1 Khái quát quy trình nghiêncứu

Quy trình thực hiện nghiên cứu này gồm các bước:

- Xác định vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu này phân tích các yếu tố CANSLIM để áp dụng phương pháp này vào lựa chọn cổ phiếu, qua đó đề xuất các khuyến nghị trong việc vận dụng CANSLIM để chọn lọc cổ phiếu ngành ngân hàng theo tiêu chí có suất sinh lời cao trênHOSE.

-Lựa chọn thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu lựa chọn phương pháp định lượng hồi quy gộp Pooled OLS để xem xét mức ý nghĩa về mặt thống kê khi áp dụng phương pháp CANSLIM trong việc lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng trên HOSE cũng như ý nghĩa thông kê của từng tiêu chí trong CANSLIM khi áp dụng cho ngành ngân hàng tại thị trường Việt Nam Từ kết quả hồi quy tiếp tục tiến hành lọc cổ phiếu theo CANSLIM để kiểm tra hiệu quả đầu tư của phương pháp.

- Thu thập dữ liệu: Dữ liệu được tổng hợp từ báo cáo tài chính và các trang cung cấp dữ liệu như Fintrade, Tradingview về 17 ngân hàng đang niêm yết trên HOSE công bố theo quý, từ năm 2016 đến năm 2021 gồm 408 quan sát cho mỗi biến.

- Phân tích dữ liệu: Từ các dữ liệu đã tổng hợp, tiếp tục phân tích dữ liệu bằng các phương pháp (1) Phương pháp sử dụng Mô hình hồi quy gộp Pooled OLS sử dụng hỗ trợ từ phần mềm Stata phiên bản 15 và thực hiện các kiểm định liên quan cho kết quả hồi quy; (2) Thống kê mô tả; (3) Đối chiếu, so sánh, sử dụng hỗ trợ từ phần mềm Excel để lọc ra cổ phiếu phù hợp với mô hìnhCANSLIM.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu: Trình bày các chỉ tiêu của CANSLIM được thể hiệnthếnàovàlàmsaođểvậndụngCANSLIMlựachọncổphiếutrênHOSE,lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết tại HOSE có chỉ số sinh lời phù hợp dành cho nhà đầu tư Kiểm định lại tính hiệu quả khi vận dụng phương pháp CANSLIM trong việc tìm kiếm cổ phiếu đầu tư.

3.1.2 Phương pháp tiếp cận thôngtin

Từ các khái niệm và thuật ngữ như cổ phiếu, cổ phiếu niêm yết, nhà đầu tư, cùng một số lý thuyết về phương pháp lựa chọn cổ phiếu và nghiên cứu thực nghiệm được đề cập ở Chương 2, tác giả tổng hợp các điểm cần lưu ý khi chọn lựa cổ phiếu đầu tư bất kỳ theo các tiêu chí (1) CP mang lại lợi nhuận phù hợp với kỳ vọng nhưng cũng bảo đảm về độ uy tín, an toàn nhằm hạn chế rủi ro mất vốn; (2) CP có tính thanh khoản cao, dễ dàng mua bán, giao dịch, chuyển nhượng; (3) CP có tính phổ thông, dễ tiếp cận và dễ tìm kiếm, cụ thể như sau:

 Ưu tiên lựa chọn cổ phiếu đã niêmyết.

 Tập trung đầu tư cho cổ phiếu thường thay vì cổ phiếu ưuđãi.

 Đầu tư chủ động, nhưng giao dịch thuận theo thị trường và chu kỳ tăng giảm của cổphiếu.

 Tùy vào khẩu vị rủi ro mà mỗi nhà đầu tư đưa ra quyết định khác nhau khi chọn mã cổ phiếu đầutư. Ứng với các lưu ý trên, khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư ngành ngân hàng, luận văn chỉ nói đến các cổ phiếu ngành ngân hàng đã niêm yết.

Tháng 12/2020, Thủ tướng ban hành Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg thành lập Sở Giao dịch Chứng Khoán Việt Nam (VNX) là công ty mẹ của Sàn Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) và Sàn Giao dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) Tuy nhiên, Sở Giao dịch Chứng Khoán Việt Nam (VNX) còn trong giai đoạn hoàn thiện về nhiều mặt như nhân sự, khung quy chế, pháp lý và hệ thống Bên cạnh đó, mốc thời gian chọn dữ liệu nghiên cứu là từ năm 2016 đến 2021, khi HOSE và HNX vẫn hoạt động độc lập, do đó nghiên cứu này vẫn áp dụng bối cảnh thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam chưa được thống nhất và có sự tách biệt trong hoạt động của HOSE vàHNX.

Nghiên cứu này lựa chọn tập trung vào các mã cổ phiếu ngành ngân hàng trên HOSE vì các lí do: (1) HOSE có yêu cầu về vốn điều lệ cao hơn gấp 4 lần HNX;

(2) HOSE cũng yêu cầu doanh nghiệp công khai các khoản nợ đối với thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc, cổ đông lớn và những người liên quan và (3) cổ phiếu niêm yết trên HOSE cũng được nhà đầu tư tổ chức và quỹ đầu tư nước ngoài ưa chuộng hơn là những đặc điểm khiến chứng khoán trên HOSE tương thích với các tiêu chí của mô hình CANSLIMhơn.

Phương pháp lựa chọn cổ phiếu trong nghiên cứu này chủ yếu dựa trên lý thuyết về

Mô hình lựa chọn cổ phiếu CANSLIM Mô hình CANSLIM là phương pháp lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng dựa trên giá trị cơ bản của cổ phiếu, cụ thể là theo các tiêu chí (1)

C - EPS quý hiện tại; (2) A - tăng trưởng lợi nhuận hằng năm;

(3) N - sản phẩm mới, quản lí mới, mức giá mới; (4) - Cung và cầu; (5) L - cổ phiếu dẫn đầu ngành; (6) I - sự ủng hộ của các định chế tài chính (7) M - định hướng thị trường.

3.1.3 Phương pháp xử lý dữliệu

Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp phân tích định lượng, các bước xử lý dữ liệu được thực hiện theo trình tự sau:

 Trước tiên, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Pooled OLS để đo lường sự ảnh hưởng của các tiêu chí trong phương pháp CANSLIM đến giá của các cổ phiếu ngành ngân hàng trên HOSE tại thị trường Việt Nam Từ các số liệu tổng hợp được, nghiên cứu thực hiện hồi quy để xem xét sự phù hợp của các tiêu chí này đối với thị trường Việt Nam nói chung và các cổ phiếu ngành ngân hàng nói riêng, sau đó loại bỏ hoặc điều chỉnh các tiêu chí chưa phùhợp.

 Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện các kiểm định đa cộng tuyến để thấy được các biến trong mô hình không có tương quan mạnh với nhau bằng hệ số VIF, và kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi nhằm xác định sai số của mô hình là nhỏ nhất thông qua kiểm định White được công bố bởi White (1980), quá trình thực hiện hồi quy và kiểm định được tiến hành trên phần mềm tin học Stata phiên bản15.

 Sau cùng, nghiên cứu trình bày thống kê mô tả các biến cụ thể theo các tiêuc h í C A N S L I M l à p h ù h ợ p t ạ i V i ệ t N a m t r o n g m ô h ì n h h ồ i q u y đ ã được kiểm định, tiếp đó thực hiện sàng lọc cổ phiếu theo tiêu chí CANSLIM và so sánh sự hiệu quả về sự tăng trưởng giá của các cổ phiếu được chọn và các cổ phiếu khác trong ngành ngân hàng.

Mô hìnhnghiêncứu

Từ lý thuyết gốc của O’Neil (1988), có thể thấy giá cổ phiếu trong tương lai sẽ bị tác động bởi nhiều tiêu chí Dựa vào lý thuyết này, luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu có biến phụ thuộc là giá cổ phiếu và các biến độc lập là các tiêu chí của mô hìnhCANSLIM Trên cơ sở các dữ liệu đã được tổng hợp, luận văn sử dụng phương pháp hồi quy gộp Pooled OLS như đã trình bày tại phần 3.1.3 để nghiên cứumốiquanhệcủacácbiếnthuthậpđược,môhìnhhồiquytổngthểtrêndữliệu bảng không cân bằng để xem xét tác động của các tiêu chí trong lý thuyết CANSLIM đến giá cổ phiếu như sau:

𝑃 𝑖,𝑡 : Giá cổ phiếu của ngân hàng i tại thời điểmt;

𝐶𝑈𝑅 𝑖,𝑡 : EPS của ngân hàng i tại thời điểmt

𝐴𝑁𝑈 𝑖,𝑡 : Thu nhập lãi thuần của ngân hàng i tại thời điểmt

𝑁𝐸𝑊 𝑖,𝑡 : Biến giả khi Giá cổ phiếu của ngân hàng i tại thời điểm t đạt đỉnh mới trong giai đoạn nghiên cứu (bằng 1 khi giá cổ phiếu đạt đỉnh mới so với giai đoạn trước và bằng 0 khi giá cổ phiếu thấp hơn đỉnh của giai đoạn trước)

𝑆𝑈𝑃 𝑖,𝑡 : Khối lượng giao dịch cổ phiếu trung bình của ngân hàng i tại thời điểm t 𝐿𝐸𝐴 𝑖,𝑡 : Biến giả khi Chỉ số sức mạnh giá của cổ phiếu ngân hàng i trong 52 tuần - RS (52W) tại thời điểm t > 70 điểm (bằng 1 khi RS (52W)

> 70 và bằng 0 khi RS (52W) 50%.

PHỤ LỤC 2 KIỂM TRA MỨC ROE TRUNG BÌNH PHÙ HỢP

Năm Mã cổ phiếu Giá cổ phiếu

% giá cổphiếuthay đổi sovới năm trước(*)

(*) chỉ xét riêng những năm có tăng trưởng giá > 50%

PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH CÁC CỔ ĐÔNG LÀ QUỸ ĐẦU TƯ,

Mã cổ phiếu Tên tổ chức SLCP Tỉ lệ sở hữu

ACB Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế 2.255.971 0,24%

ACB Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Thiên Việt 300.000 0,03%

ACB Vietnam Enterprise Investments Limited 103.707.986 6,26%

ACB Sather Gate Investments Limited 83.010.435 4,99%

ACB Quỹ Đầu tư Tăng trưởng TVAM 1.250.000 0,08%

ACB Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 2 1.160.000 0,07%

ACB Quỹ Đầu tư Giá Trị MB Capital (MBVF) 395.865 0,02%

ACB Quỹ Đầu tư Tăng trưởng MB Capital 325.000 0,02%

ACB Quỹ ETF SSIAM VNX50 301.042 0,02%

ACB Quỹ Đầu tư trái phiếu Bảo Việt 211.009 0,01%

ACB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu triển vọng Bảo Việt 211.009 0,01%

ACB Quỹ đầu tư Cổ phiếu Manulife 176.407 0,01%

ACB Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN 150.000 0,01%

ACB Quỹ Đầu tư Năng động Eastspring Investments 143.581 0,01%

ACB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Techcom 135.030 0,01%

ACB Quỹ Đầu tư Cân bằng Bản Việt 67.800 0,00%

ACB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt 22.065 0,00%

ACB Quỹ Đầu tư Cân bằng Manulife 6 0,00%

ACB Dragon Financial Holdings Limited 186.956.999 6,92%

ACB DC Developing Markets Strategies Public Limited Company 5.210.000 0,19% ACB Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) 368.000 0,02%

ACB Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt 5.285 0,00%

BIDV KEB Hana Bank Co., Ltd 758.778.572 15,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán FUNAN 80.760 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán AGRIBANK 752 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán MB 319 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 73 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 45 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán HD 41 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 33 0,00%

CTG Công ty TNHH Chứng khoán JB Việt Nam 26 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 20 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán An Phúc 12 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt 9 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương 9 0,00% CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL 9 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong 7 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán Beta 4 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) 4 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS 3 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí 2 0,00%

CTG Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt 2 0,00%

CTG Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt 96.030 0,00%

CTG Quỹ đầu tư cấp vốn IFC 124.865.943 3,35%

CTG Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD 4.252.080 0,11%

CTG Quỹ đầu tư Cổ phiếu Manulife 388.480 0,01%

CTG Quỹ Đầu tư Cân bằng Manulife 185.170 0,00%

CTG Quỹ Đầu tư Năng động Eastspring Investments 147.440 0,00%

CTG Quỹ ETF SSIAM VNX50 122.410 0,00%

CTG Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN 110.000 0,00%

CTG Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt 75.190 0,00%

CTG Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ 948.150.205 19,73%

CTG PYN Elite Fund (Non-UCITS) 106.565.946 2,22%

EIB Công ty TNHH Chứng khoán ACB 48.549.956 3,93%

EIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 59.544.451 4,84%

EIB VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Ltd 61.489.065 5,00%

EIB Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD 1.228.640 0,10%

EIB Quỹ Đầu tư Cân bằng Manulife 217.560 0,02%

EIB Quỹ ETF SSIAM VNX50 199.010 0,02%

EIB Quỹ đầu tư Cổ phiếu Manulife 112.020 0,01%

EIB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt 105.510 0,01%

EIB Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN 30.000 0,00%

EIB Sumitomo Mitsui Banking Corpration 185.329.207 15,00%

HDB Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD 2.010.300 0,21%

HDB Quỹ ETF SSIAM VNX50 128.770 0,01%

HDB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt 68.270 0,01%

HDB Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN 41.000 0,00%

HDB PYN Elite Fund (Non-UCITS) 37.212.338 1,85%

LPB Quỹ Đầu tư Trái phiếu Ngân hàng Công thương Việt Nam 57.749 0,01%

LPB Quỹ đầu tư Cổ phiếu Manulife 1 0,00%

LPB Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam 122.175.343 8,13%

MBB Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Findex 9 0,00% MBB Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ - NHTMCP Công thương Việt Nam 916.612 0,08%

MBB Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt 248.691 0,02%

MBB Công ty TNHH quản lý quỹ KIM Việt Nam 70.000 0,01%

MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam 79.869.646 4,99%

MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 107.517.176 4,98%

MBB Quỹ Đầu tư Giá trị Bảo Việt 5.386.365 0,23%

MBB Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD 5.079.990 0,21%

MBB Vietnam Co-Investment Fund 2.479.492 0,10%

MBB Quỹ Đầu tư Năng động Eastspring Investments 760.543 0,03%

MBB Quỹ Đầu tư trái phiếu Bảo Việt 424.116 0,02%

MBB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu triển vọng Bảo Việt 424.116 0,02%

MBB Quỹ ETF SSIAM VNX50 273.428 0,01%

MBB Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 2 250.000 0,01%

MBB Quỹ Đầu tư Cân bằng Bản Việt 215.200 0,01%

MBB Quỹ Đầu tư Tăng trưởng TVAM 200.000 0,01%

MBB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt 146.076 0,01%

MBB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Techcom 140.480 0,01%

MBB Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN 125.000 0,01%

MBB Quỹ đầu tư Cổ phiếu Manulife 62.532 0,00%

MBB Quỹ Đầu tư Trái phiếu SSI 48.800 0,00%

MBB Quỹ Đầu tư Cân bằng Manulife 1 0,00%

MBB CTBC Vietnam Equity Fund 41.000.754 1,09%

MBB Vietnam Enterprise Investments Limited 38.690.079 1,02%

MBB DC Developing Markets Strategies Public Limited Company 22.017.740 0,58%

MBB Hanoi Investments Holdings Limited 17.744.986 0,47%

MBB KB Vietnam Focus Balanced Fund 2.089.628 0,06%

MBB Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) 1.826.125 0,05%

MBB Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC 1.000.000 0,03%

MSB Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 93.050.283 6,09%

MSB Công ty Cổ phần Đầu tư và cho thuê tài sản TNL 62.670.471 4,10%

MSB Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam 309.663 0,03%

OCB Aozora Bank Limited 205.482.440 15,00% SHB VanEck Vectors ETF Trust-VanEck Vectors-Vietnam-ETF 34.813.621 3,67%

SHB Quỹ ETF SSIAM VNX50 235.827 0,01%

SSB Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Phú Mỹ 103.343.307 5,22%

SSB Công ty TNHH Đầu tư tài chính và Thương mại Vạn Lộc 60.701.712 3,06% SSB Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng và Thương mại Đức Thịnh 50.164.139 3,02% SHB Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội 39.487.278 1,48%

STB Dragon Capital Vietnam Fund 8.250.966 0,66%

STB Công ty Cổ phần Khai thác và Quản lý KCN Đặng Huỳnh 6.236.450 0,50%

STB Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn EXim 47.355.510 2,63%

STB Công ty Cổ phần Chứng khoán Beta 2.420.894 0,13%

STB Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt 249.310 0,01%

STB VanEck Vectors ETF Trust-VanEck Vectors-Vietnam-ETF 17.910.022 0,99% STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 88.470.716 4,91%

STB Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD 5.313.840 0,29%

STB Quỹ đầu tư Cổ phiếu Manulife 1.070.530 0,06%

STB Quỹ Đầu tư Cân bằng Manulife 815.050 0,05%

STB Quỹ ETF SSIAM VNX50 343.460 0,02%

STB Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN 193.000 0,01%

STB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt 182.105 0,01%

STB CTBC Vietnam Equity Fund 32.000.000 1,70%

STB Vietnam Enterprise Investments Limited 22.377.400 1,19%

STB Hanoi Investments Holdings Limited 13.100.000 0,69%

STB DC Developing Markets Strategies Public Limited Company 11.600.000 0,62%

STB KB Vietnam Focus Balanced Fund 920.000 0,05%

STB Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) 868.000 0,05%

TCB Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD 4.865.440 0,14%

TCB Quỹ Đầu tư Tăng trưởng TVAM 580.000 0,02%

TCB Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 2 550.000 0,02%

TCB Quỹ ETF SSIAM VNX50 433.260 0,01%

TCB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt 229.700 0,01%

TCB Quỹ Đầu tư Năng động Eastspring Investments 184.280 0,01%

TCB Quỹ đầu tư Cổ phiếu Manulife 176.900 0,01%

TCB Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN 86.000 0,00%

TPB Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI 8.000.000 1,19% TPB Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam 39.138.102 3,79%

TPB Quỹ ETF SSIAM VNX50 93.300 0,01%

TPB Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN 39.000 0,00%

TPB SBI VEN HOLDINGS PRIVATE LIMITED 71.138.031 4,50%

TPB PYN Elite Fund (Non-UCITS) 54.531.458 3,45%

TPB Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT 1.000.000 0,06%

VCB Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt 72.681 0,00%

VCB VanEck Vectors ETF Trust-VanEck Vectors-Vietnam-ETF 10.002.852 0,28%

VCB Vietnam Enterprise Investments Limited 11.142.740 0,30%

VCB Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD 1.208.480 0,03%

VCB Quỹ đầu tư Cổ phiếu Manulife 252.294 0,01%

VCB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Techcom 103.030 0,00%

VCB Quỹ ETF SSIAM VNX50 77.090 0,00%

VCB Quỹ Đầu tư Cân bằng Manulife 71.950 0,00%

VCB Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN 65.000 0,00%

VCB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt 41.190 0,00%

VIB Commonwealth Bank of Australia (CBA) 310.628.598 20,00%

VPB Composite Capital Master Fund LP 121.844.222 5,00%

VPB Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD 4.030.700 0,17%

VPB Quỹ ETF SSIAM VNX50 324.967 0,01%

VPB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt 172.290 0,01%

VPB Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN 97.000 0,00%

VPB Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Techcom 70.000 0,00%

VPB Quỹ Đầu tư Cân bằng Manulife 7 0,00%

VPB Quỹ đầu tư Cổ phiếu Manulife 5 0,00%

VPB Vietnam Enterprise Investments Limited 87.513.888 1,97%

VPB CTBC Vietnam Equity Fund 18.904.135 0,43%

VPB DC Developing Markets Strategies Public Limited Company 13.590.991 0,31%

VPB Hanoi Investments Holdings Limited 12.234.366 0,28%

VPB KB Vietnam Focus Balanced Fund 1.611.051 0,04%

VPB Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) 1.230.222 0,03%

PHỤ LỤC 4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

STT MÃ CP NĂM QUÝ P C A N S L I M

PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ HỒI QUY

Kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS

Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến VIF

Kết quả kiểm tra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi (Kiểm định White)

Kết quả mô hình sai số chuẩn mạnh Robust Standard Errors

Thống kê toàn bộ biến trong mô hình

Ngày đăng: 03/08/2023, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w