CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
4.4. Khả năng quản lý rủi ro tín dụng (Credit Risk Management)
Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.12 – Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans to Loans)
Số liệu trên cho thấy năm 2008 là một năm tài chính khó khăn khi mà tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng đều cao: 7/9 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong năm 2008 trừ Sacombank và SHB. Lưu ý là tuy không thể thu thập được dữ liệu về tỷ lệ nợ xấu năm 2008 của HabuBank nhưng tỷ lệ dự phòng rủi ro cao trong năm 2008 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của HabuBank trong năm này cũng khó có thể tốt.
Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, tiếp theo là nhóm của Habubank, NaviBank và SHB. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2008 của Eximbank cao đột biến (tăng gấp 5 lần so với 2007) nhưng đã giảm mạnh trong năm 2009.
VietinBan k Eximbank MBB Sacomba
nk Vietcomb
ank ACB HabuBan
k NaviBank SHB
2007 1.02% 0.88% 1.01% 0.23% 3.29% 0.08% 0.50%
2008 1.81% 4.71% 1.83% 0.60% 4.61% 0.89% 2.91% 1.89%
2009 0.61% 1.83% 1.58% 0.64% 2.47% 0.41% 2.25% 2.45% 2.79%
2010 0.66% 1.42% 1.26% 0.54% 2.83% 0.34% 2.39% 2.24% 1.40%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
Non Performing Loans to Loans
Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.13 – Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Total Loan Loss Provisions as % of Loans)
Tỷ lệ dự phòng rủi ro của các ngân hàng đều khá tương ứng với tỷ lệ nợ xấu, tuy nhiên cũng có 2 điểm cần lưu ý là: thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank trong năm 2008 khá cao tuy nhiên tỷ lệ dự phòng của ngân hàng này cũng chỉ gần tương đương với các ngân hàng khác có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nhiều như VietinBank hay MBB. Thứ hai, trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chỉ sau Vietcombank là HabuBank, NaviBank và SHB thì chỉ có HabuBank là có tỷ lệ dự phòng cao. Do đó ta sẽ tiến hành so sánh tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng này và Vietcombank với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đề nghị của Greuning & Bratanovic như đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết. Trong báo cáo tài chính, Vietcombank chỉ công bố mức dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2007, SHB công bố dự phòng rủi ro tín dụng trong 2009 – 2010, còn Habubank không công bố thông tin này.
VietinBan k Eximbank MBB Sacomba
nk Vietcomb
ank ACB HabuBan
k NaviBank SHB 2007 1.67% 0.40% 1.24% 0.50% 2.16% 0.42% 1.42% 0.14% 0.19%
2008 1.78% 1.77% 1.57% 0.72% 3.78% 0.66% 2.29% 0.40% 0.41%
2009 0.95% 0.99% 1.51% 0.86% 3.27% 0.81% 1.65% 0.96% 0.99%
2010 1.18% 1.01% 1.51% 0.99% 3.22% 0.82% 2.06% 1.19% 1.12%
0.00%
0.50%
1.00%
1.50%
2.00%
2.50%
3.00%
3.50%
4.00%
Total Loan Loss Provisions as % of Loans
Chương 4 - Phân tích tài chính Bảng 4.1 – Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank (2007) và SHB (2009 - 2010)
Tên ngân hàng
Phân loại nợ
Năm Dự
phòng rủi ro tín
dụng đề nghị
2007 2008 2009 2010
Vietcombank
Dưới chuẩn
15.34% 10 – 30%
Nghi ngờ 41.60% 50 – 75%
Có khả năng mất
vốn
58.63% 100%
SHB
Dưới chuẩn
3.30% 3.74% 10 – 30%
Nghi ngờ 18.60% 17.33% 50 – 75%
Có khả năng mất
vốn
28.62% 33.26% 100%
Trong 3 ngân hàng cần xem xét về tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thì Vietcombank có tỷ lệ dự phòng cho các khoản nợ dưới chuẩn nằm trong mức đề nghị, tỷ lệ dự phòng đối với nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn tuy không nằm trong mức đề nghị nhưng vẫn cao hơn so với SHB, tuy không thể tính được các khoản dự phòng chi tiết cho các loại nợ nhưng dựa trên đồ thị 4.12 và 4.13 thì tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank thấp hơn năm 2007 nhưng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng lại cao hơn, điều
Chương 4 - Phân tích tài chính này thể hiện sự an toàn về khả năng quản lý rủi ro tín dụng của Vietcombank cao so với SHB nếu dựa trên tiêu chí dự phòng rủi ro. Không thể so sánh khả năng quản lý rủi ro tín dụng của Navibank so với Vietcombank và SHB vì ngân hàng này không công bố chi tiết tỷ lệ dự phòng của các loại nợ trong giai đoạn 2007 – 2010.
Ngoài ra, ta cũng thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro của Sacombank, ACB, Habubank và SHB mặc dù không cao nhưng có xu hướng tăng từ 2007 đến 2010, nhưng so với Sacombank và ACB thì tỷ lệ nợ xấu của Habubank và SHB cao hơn rất nhiều. Trong 4 ngân hàng này thì chỉ có ACB là thể hiện được sự an toàn trong hoạt động tín dụng khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm và đổi lại là sự suy giảm thu nhập từ lãi suất thể hiện ở NIM của ACB giảm từ 2008. SHB và Navibank có tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn ACB nhưng NIM của 2 ngân hàng này không giảm như trên lý thuyết mà thậm chí là tăng cao (đặc biệt là SHB), điều này cho thấy mặc dù hoạt động cho vay mang lại suất sinh lợi cao nhưng đi kèm với nó là mức độ rủi ro cao của SHB và Navibank trong hoạt động tín dụng.
4.4.2. Biên hiệu chỉnh rủi ro (Risk Adjusted Margin)
Đồ thị 4.14 – Biên hiệu chỉnh rủi ro (Risk Adjusted Margin – RAM)
VietinBan k Eximbank MBB Sacomba
nk Vietcomb
ank ACB HabuBan
k NaviBank SHB 2007 2.92% 3.89% 4.59% 5.42% 2.78% 4.75% 3.81% 3.91% 3.68%
2008 4.19% 3.95% 4.70% 3.76% 3.04% 4.43% 3.18% 2.53% 3.51%
2009 3.92% 4.39% 4.16% 4.79% 3.77% 3.51% 3.26% 2.72% 3.71%
2010 3.99% 3.70% 4.25% 4.25% 3.79% 2.97% 3.12% 2.56% 3.49%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
Risk Adjusted Margin
Chương 4 - Phân tích tài chính
Vietcombank và Navibank là 2 ngân hàng có RAM khá thấp, điều này hợp lý với Vietcombank vì ngân hàng này phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khá lớn cho những khoản nợ xấu của mình. Sau Vietcombank là Navibank cũng có hệ số RAM thấp, đây là điều cần lưu ý khi quyết định đầu tư vào Navibank vì với tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ dự phòng rủi ro thấp, và hệ số RAM thấp cho thấy các khoản kinh doanh rủi ro này không mang lại lợi nhuận cao như mong đợi theo triết lý “High Risk High Return”
thường thấy.