Khả năng sinh lợi (Profitability Management)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

4.1. Khả năng sinh lợi (Profitability Management)

4.1.1. Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ đông (Return on Equity)

Đồ thị 4.1 – Tỷ số Profit Margin (PM)

Ta thấy PM của các ngân hàng Việt Nam cao nhất vào năm 2007 và có xu hướng giảm dần cho các năm tiếp theo. Trong 9 ngân hàng phân tích thì VietinBank có PM thấp nhất, ngược lại ACB có PM cao nhất. Như vậy tỷ số PM cho thấy khả năng quản lý chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng của ACB rất tốt, còn Vietinbank thì không được thành công. Tuy nhiên ta chưa thể kết luận mà sẽ lưu ý xem xét thêm 2 ngân hàng này qua nhóm tỷ số khả năng quản lý rủi ro tín dụng và khả năng quản lý chi phí ở phần sau. Cũng cần lưu ý là trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định cấm kinh doanh vàng tài khoản, quy định này ảnh hưởng khá lớn đến ACB (dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì doanh thu từ các hoạt động khác trong năm 2010 giảm khoảng 700 tỷ so với năm 2009), tuy nhiên thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng cao giúp cho PM của ngân hàng này không bị giảm sâu.

VietinBa nk

Eximban

k MBB Sacomba

nk Vietcom

bank ACB HabuBan

k NaviBank SHB 2007 17.02% 44.28% 45.86% 55.00% 39.86% 55.38% 48.41% 33.79% 49.11%

2008 20.40% 36.71% 35.89% 37.09% 26.99% 51.24% 40.99% 20.43% 39.99%

2009 31.55% 43.00% 40.25% 37.84% 40.06% 43.28% 44.38% 29.39% 36.17%

2010 22.37% 46.54% 39.42% 32.46% 34.63% 40.55% 35.94% 29.21% 32.49%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

Profit Margin

Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.2 – Tỷ số Asset Yield (AY)

AY của các ngân hàng Việt Nam trong khoảng 2007- 2010 dao động từ 2.15%

đến 4.57%. Trừ ACB và Eximbank thì các ngân hàng đều có tỷ lệ AY khá ổn định,

trong đó VietinBank có AY cao nhất. Dựa trên báo cáo tài chính thì tổng lợi nhuận (Total Income) của VietinBank và Vietcombank gần ngang nhau và cao hơn so với các ngân hàng khác. AY của VietinBank cao hơn Vietcombank cho thấy khả năng quản lý rủi ro lãi suất của Vietinbank cao hơn Vietcombank. Ta sẽ kiểm chứng lại giả thuyết này thông qua việc phân tích các tỷ số về khả năng quản lý rủi ro lãi suất ở phần sau.

Đồ thị 4.3 – Hệ số đòn bẩy tài chính (Leverage – Lf)

VietinBa nk

Eximban

k MBB Sacomba

nk Vietcomb

ank ACB HabuBan

k NaviBank SHB 2007 4.06% 3.10% 3.63% 3.94% 3.05% 3.72% 3.21% 2.23% 2.14%

2008 4.57% 4.01% 4.42% 3.76% 4.21% 4.10% 3.64% 2.57% 3.39%

2009 3.72% 4.02% 3.94% 4.24% 3.83% 3.03% 3.14% 2.59% 3.20%

2010 4.14% 2.97% 3.96% 3.78% 3.96% 2.81% 3.49% 2.68% 2.98%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

3.00%

3.50%

4.00%

4.50%

5.00%

Asset Yield

VietinBan k Eximbank MBB Sacomba

nk Vietcomb

ank ACB HabuBan

k NaviBank SHB 2007 15.60 5.36 8.34 8.79 14.57 13.65 7.40 17.10 5.68 2008 15.69 3.76 9.48 8.82 16.09 13.56 7.89 10.13 6.34 2009 19.39 4.90 10.02 9.86 15.29 16.61 8.99 16.03 11.36 2010 20.24 9.70 12.34 10.87 14.88 18.03 10.75 9.90 12.20 0.005.00

10.00 15.00 20.00 25.00

Leverage

Chương 4 - Phân tích tài chính

VietinBank, Vietcombank và ACB là 3 ngân hàng có hệ số đòn bẩy tài chính Lf

cao nhất, chiến lược kinh doanh này sẽ làm gia tăng rủi ro nhưng sẽ giúp ngân hàng có cơ hội đạt được suất sinh lợi ROE cao hơn, các ngân hàng còn lại đều duy trì mức Lf thấp hơn 3 ngân hàng này. Ngoài ra hệ số đòn bẩy tài chính tăng gấp đôi cũng cho thấy rằng SHB đã thay đổi chiến lược kinh doanh từ năm 2009.

Khác với Vietcombank có hệ số đòn bẩy tài chính ổn định qua các năm, hệ số đòn bẩy tài chính của Navibank lại biến động thất thường lúc tăng lúc giảm rất mạnh, do đó khó có thể kết luận về khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng này nếu chỉ nhìn vào hệ số này trên 4 năm.

Đồ thị 4.4 – Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ đông (Return on Equity – ROE)

Trong 3 ngân hàng có hệ số đòn bẩy tài chính cao là VietinBank, Vietcombank và ACB kể trên thì ACB là ngân hàng có tỷ lệ ROE cao nhất và hơn tất cả các ngân hàng khác. So sánh tỷ số Lf và ROE của VietinBank và ACB cho thấy ACB ít rủi ro hơn nhưng khả năng sinh lợi cao hơn, tương tự Vietcombank hơn Vietinbank xét về mức độ rủi ro và khả năng sinh lợi. Theo mô hình Dupont, tỷ số ROE bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là PM, AY và Lf. Tỷ số Lf cao làm gia tăng rủi ro, còn AY thì khá tương đồng

VietinBa nk

Eximban

k MBB Sacomba

nk Vietcom

bank ACB HabuBan

k NaviBank SHB 2007 10.80% 7.36% 13.88% 19.02% 17.69% 28.12% 11.50% 12.91% 5.96%

2008 14.63% 5.54% 15.04% 12.31% 18.28% 28.46% 11.77% 5.31% 8.59%

2009 22.77% 8.48% 15.89% 15.84% 23.47% 21.78% 12.53% 12.21% 13.17%

2010 18.74% 13.43% 19.28% 13.35% 20.39% 20.52% 13.48% 7.76% 11.82%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

Return on Equity

Chương 4 - Phân tích tài chính và không có sự khác biệt quá lớn giữa các ngân hàng. Do đó, để gia tăng ROE, các ngân hàng Việt Nam nên tập trung vào việc gia tăng PM bằng cách gia tăng khả năng quản lý chi phí và rủi ro tín dụng.

4.1.2. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Asset)

Đồ thị 4.5 – Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Asset – ROA)

Trừ Sacombank và ACB, các ngân hàng đều có tỷ lệ ROA ổn định trong khoảng thời gian từ 2007 – 2010, Sacombank có ROA cao nhất trong năm 2007 nhưng giảm mạnh vào 2008 – vốn là giai đoạn đầu của khủng hoảng kinh tế thế giới. ACB thì vẫn duy trì được tỷ lệ ROA cao trong năm 2008 nhưng vẫn không trụ được thành tích này và suy giảm mạnh vào 2009.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)