Khả năng quản lý rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk Management)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

4.3. Khả năng quản lý rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk Management)

4.3.1. Tỷ số doanh thu từ lãi suất trên tài sản (Asset Interest Yield), điểm hòa vốn (Break Even Yield) và lợi nhuận biên từ lãi suất (Net Interest Margin)

VietinBa nk

Eximban

k MBB Sacomba

nk Vietcom

bank ACB HabuBan

k NaviBank SHB 2007 90.68% 80.56% 65.29% 79.98% 68.88% 57.54% 111.24% 71.06% 149.15%

2008 99.27% 68.76% 57.95% 75.89% 71.81% 54.24% 94.89% 90.91% 65.76%

2009 109.86% 99.01% 74.01% 98.58% 83.76% 71.74% 97.87% 103.43% 87.44%

2010 113.74% 107.21% 74.23% 105.30% 86.35% 81.54% 115.44% 100.42% 95.09%

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

120.00%

140.00%

160.00%

Loans to Deposit

Chương 4 - Phân tích tài chính Đồ thị 4.8 - Tỷ số doanh thu từ lãi suất trên tài sản (Asset Interest Yield - AIY)

Đồ thị 4.9 – Điểm hòa vốn (Break Even Yield)

Đồ thị 4.10 – Lợi nhuận biên từ lãi suất (Net Interest Margin - NIM)

VietinBa nk

Eximban

k MBB Sacomba

nk Vietcomb

ank ACB HabuBan

k NaviBank SHB 2007 8.47% 6.74% 7.33% 7.57% 6.25% 6.98% 12.02% 6.77% 5.78%

2008 11.71% 10.24% 9.95% 10.77% 8.22% 11.01% 8.98% 9.85% 9.67%

2009 8.65% 7.64% 7.15% 8.28% 6.41% 7.04% 9.11% 8.46% 7.94%

2010 10.44% 7.68% 9.81% 9.21% 7.31% 8.02% 9.10% 8.86% 9.52%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

Asset Interest Yield

VietinBa nk

Eximban

k MBB Sacomba

nk Vietcom

bank ACB HabuBan

k NaviBank SHB 2007 5.36% 4.11% 4.39% 4.99% 4.00% 4.96% 8.48% 5.39% 4.47%

2008 7.71% 7.02% 6.11% 9.04% 5.06% 8.15% 7.56% 7.81% 8.47%

2009 5.02% 4.17% 3.90% 5.61% 3.68% 4.99% 6.62% 6.52% 4.87%

2010 6.49% 4.74% 5.87% 6.17% 4.40% 5.79% 6.87% 6.33% 6.42%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

Break Even Yield

VietinBan k Eximbank MBB Sacomba

nk Vietcomb

ank ACB HabuBan

k NaviBank SHB 2007 3.11% 2.63% 2.94% 2.58% 2.25% 2.02% 3.54% 1.37% 1.31%

2008 4.00% 3.22% 3.84% 1.72% 3.16% 2.86% 3.23% 2.04% 1.20%

2009 3.63% 3.47% 3.24% 2.67% 2.72% 2.05% 2.49% 1.94% 3.07%

2010 3.95% 2.93% 3.94% 3.03% 2.91% 2.23% 2.23% 2.53% 3.10%

0.00%

1.00%

2.00%

3.00%

4.00%

5.00%

Net Interest Margin

Chương 4 - Phân tích tài chính

Nhìn chung, VietinBank, Sacombank, HabuBank và Navibank là những ngân hàng có AIY (thể hiện thu nhập từ lãi suất) cao nhưng HabuBank và NaviBank lại có Break Even Yield (thể hiện chi phí lãi suất) cao hơn VietinBank và Sacombank, đây cũng là điều dễ hiểu vì các ngân hàng nhỏ thường gặp khó khăn trong việc cạnh tranh huy động vốn với các ngân hàng lớn. Ta cũng thấy rằng Vietcombank là ngân hàng có Break Even Yield thấp nhất, điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Vietcombank khá tốt so với các ngân hàng khác. Còn về NIM, VietinBank là ngân hàng có tỷ số cao nhất, tiếp theo là nhóm Eximbank và MBB. Tuy nhiên, để phân tích khả năng quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng, ta không chỉ dựa mức độ cao thấp của NIM mà còn phải xem xét ổn định của NIM qua các giai đoạn biến động của lãi suất.

Sau sự bùng nổ tín dụng vào năm 2007, thị trường ngân hàng năm 2008 lại trải qua những biến động mạnh và bất ổn về lãi suất, đây là thời điểm mà lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có so với trước đây. Trong thời gian này, có ngân hàng đã tăng lãi suất huy động từ thị trường 1 lên 20%/năm, còn lãi suất trên thị trường liên

ngân hàng đã đạt đến mức kỷ lục là 43%/năm (theo vneconomy). Trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản (Hình 4.1 và bảng 1.1 – Phụ lục). Do đó, để phân tích về khả năng quản lý rủi ro lãi suất thì năm 2008 là năm thích hợp làm cơ sở so sánh sự ổn định về NIM của các ngân hàng.

Hình 4.1 – Biểu đồ lãi suất Việt Nam năm 2008 (nguồn: vneconomy)

Chương 4 - Phân tích tài chính

Tuy nhiên, ngoại trừ Sacombank và ACB có đầy đủ dữ liệu trong năm 2008, hiện không có tổ chức nào lưu trữ và phổ biến dữ liệu về báo cáo tài chính 4 quý trong năm 2008 của các ngân hàng còn lại (vndirect, cophieu68, sở giao dịch chứng khoán TPHCM, Hà Nội, và bản thân các ngân hàng). Đây là điều khá đáng tiếc vì xem xét sự ổn định của NIM để kết luận khả năng quản lý rủi ro lãi suất qua 4 năm không hiệu quả bằng việc xem xét NIM trong những giai đoạn lãi suất có biến động lớn.

Xem xét tỷ số NIM theo năm của các ngân hàng cũng cho thấy sự tương đồng giữa NIM và AY, điều này dễ thấy ở các ngân hàng thương mại, vốn có khoản cho vay chiếm tỷ lệ lớn trong tài sản. Dựa trên báo cáo tài chính, Sacombank, Vietcombank và ACB là những ngân hàng có thu nhập không từ lãi suất khá cao so với thu nhập từ hoạt động truyền thống là cho vay nên mặc dù NIM của 3 ngân hàng này thấp hơn nhóm VietinBank, Eximbank và MBB nhưng AY lại không cách biệt quá xa.

Trong phân tích AY ở trên, ta nhận thấy rằng VietinBank có khả năng quản lý rủi ro lãi suất tốt hơn Vietcombank do AY cao hơn, tỷ số NIM của VietinBank cũng ủng hộ kết luận này.

Đồ thị 4.11 – Lợi nhuận biên từ lãi suất năm 2008 (Net Interest Margin - NIM)

Trong năm 2008, NIM của Sacombank và ACB đều có điểm chung là giảm nhẹ trong quý 2 và giảm mạnh trong quý 3, sau đó phục hồi ở quý 4. Xem xét tình hình lãi suất của Việt Nam trong năm 2008 (Bảng 1.1 phần phụ lục), ta thấy những điểm chính sau:

VietinBa nk

Eximban

k MBB Sacomba

nk Vietcom

bank ACB HabuBan

k NaviBank SHB

Q1/2008 0.61% 0.56%

Q2/2008 0.47% 0.51%

Q3/2008 0.08% 0.31%

Q4/2008 0.39% 1.02%

0 0.002 0.004 0.006 0.0080.01 0.012

Net Interest Margin - 2008

Chương 4 - Phân tích tài chính

Quý 1: Tăng 1 lần (0.5%) Quý 2: Tăng 2 lần (lần đầu 3.25% và lần thứ hai là 2%) Quý 3: Không thay đổi nhưng có lãi suất cao nhất năm (giữ ở mức 14%) Quý 4: Giảm 5 lần (4 lần đầu giảm mỗi lần 1% và lần cuối cùng giảm 1.5%)

Như vậy, NIM của Sacombank và ACB đều giảm và thấp khi lãi suất tăng hoặc ở mức cao (quý 2 lãi suất tăng cao và quý 3 lãi suất đạt đỉnh dẫn đến NIM thấp), NIM sẽ tăng và cao khi lãi suất giảm hoặc ở mức thấp (quý 4 lãi suất giảm mạnh và cũng chứng kiến sự phục hồi mạnh của NIM). Theo như phần rủi ro lãi suất đã trình bảy ở cơ sở lý thuyết (2.1.4) thì với đặc tính này, hệ số Gap của Sacombank và ACB sẽ là âm, có nghĩa rằng nguồn vốn của 2 ngân hàng này biến động cao hơn sự biến động tài sản khi lãi suất thay đổi. Điều này phù hợp với giả thuyết rằng các ngân hàng Việt Nam đang sử dụng nhiều khoản tiền gửi ngắn hạn để tài trợ các khoản vay dài hạn. Để kết luận chính xác về vấn đề này, ta cũng cần phải phân tích thêm về hệ số Gap của các ngân hàng.

4.3.2. Chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn biến động theo lãi suất (Cumulative

Gap)

Để xác định được hệ số Gap, ta phải xác định được các tài sản và nguồn vốn biến động theo lãi suất trong khoảng thời gian cần xem xét, cụ thể ở đây là các khoản cho vay và tiền gửi ngắn hạn. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chỉ phân loại thời hạn đối với các khoản cho vay khách hàng chứ không phân loại thời hạn đối với các khoản tiền gửi. Do đó không thể tính được hệ số Gap nếu dựa vào các báo cáo tài chính được các ngân hàng công bố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)