1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc

99 1,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 836,5 KB

Nội dung

Khái niệm về tuyển dụng nhân lực Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm, thu hút ứng cử viên từ nhữngnguồn khác nhau đến tham gia dự tuyển vào các vị trí còn trống trong tổ chức và lự

Trang 1

Em xin chân thành cảm ơn đến chị Tống Thị Loan – trưởng phòng nhân sựcùng các cô chú trong công ty cổ phần Tiến Thành đã tạo điều kiện và giúp đỡ emtrong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này tại Qúy công ty.

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy, Cô Khoa Kinh Tế - Trường Đại học

Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên mạnh khỏe, công tác tốt Chúc Quý công ty cổ phầnTiến Thành ngày càng thịnh vượng hơn!

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Tống Thị Ánh

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN ix

LỜI MỞ ĐẦU x

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1 Khái niệm về tuyển dụng nhân lực 1

1.1.1 Khái niệm, tầm quan trọng của tuyển mộ nhân lực 1

1.1.2 Khái niệm, tầm quan trọng của tuyển chọn 1

1.2 Mối quan hệ giữa công tác tuyển dụng nhân lực với hoạt động khác của quản trị nhân lực 2

1.2.1 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với phân tích công việc 4

1.2.2 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với công tác đào tạo và phát triển nhân lực 4

1.2.3 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với công tác đánh giá tình hình thực hiện công việc 6

1.2.4 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với các quan hệ lao động 6

1.2.5 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với công tác thù lao cho người lao động 7

1.3 Phân tích các yếu tố tác động đến công tác tuyển dụng nhân lực 8

1.3.1 Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp 8

1.3.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 9

1.4 Quá trình tuyển dụng nhân lực 11

1.4.1 Quá trình tuyển mộ nhân lực 11

1.4.2 Quá trình tuyển chọn nhân lực 16

1.5 Ý nghĩa của công tác tuyến dụng đối với doanh nghiệp 23

1.6 Kết luận 24

Trang 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN TIẾN THÀNH 25

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tiến Thành 25

2.1.1 Tên, địa chỉ của công ty 25

2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 25

2.1.3 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 26

2.1.4 Quy trình sản xuất 29

2.1.5 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 31

2.1.6 Đặc điểm về lao động của Công ty 33

2.1.7 Kết quả sản xuất kinh doanh 38

2.1.8 Các hoạt động quản trị nhân lực liên quan đến công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Tiến Thành 40

2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Tiến Thành 45

2.2.1 Quy trình tuyển dụng nhân lực của Công ty cổ phần Tiến Thành 45

2.2.2 Kết quả tuyển dụng của công ty 57

2.2.3 Chi phí tuyển dụng 61

2.3 Đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty 62

2.3.1 Những mặt đạt được 62

2.3.2 Những mặt hạn chế 63

2.3.3 Nguyên nhân 64

2.4 Kết luận 65

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN THÀNH 66

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 66

3.1.1 Mục tiêu 66

3.1.2 Nhiệm vụ trọng tâm 66

3.1.3 Các giải pháp thực hiện 67

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Tiến Thành 69

3.2.1 Đa dạng hoá nguồn tuyển dụng 69

Trang 4

3.2.2 Hoàn thiện quy trình tuyển dụng 71

3.2.3 Thực hiện tốt các hoạt động quản trị nhân lực làm cơ sở cho công tác tuyển dụng… 80

3.2.4 Một số giải pháp khác 82

3.3 Kết luận 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

1 KCN Khu công nghiệp

3 PGĐ SX - KD Phó giám đốc sản xuất – kinh doanh

4 P.KH SX - KD Phòng kế hoạch sản xuất – kinh doanh

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Tuyển dụng với các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực 2

Sơ đồ 1.2 Quá trình tuyển mộ nhân lực 11

Sơ đồ 1.3 Quy trình tuyển chọn nhân lực 17

Trang 6

Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất bao bì carton 29

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy của Công ty cổ phần Tiến Thành 31

Sơ đồ 2.3 Quy trình tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Tiến Thành 45

Sơ đồ 2.4: Quy trình tuyển dụng nhân lực 71

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 34

Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động 34

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo giới tính 35

Trang 7

Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo tính chất lao động 36

Bảng 2.5 Tình hình biến động nhân sự của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 37

Bảng 2.6 Năng lực tài chính của Công ty trong giai đoạn 2009 – 2011 38

Bảng 2.7 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 -2011 39

Bảng 2.8 Xác định nhu cầu tuyển dụng qua các năm 47

Bảng 2.9 Kết quả tuyển dụng nhân sự của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 58

Bảng 2.10 Kết quả tuyển dụng nhân sự của Công ty phân theo nguồn tuyển dụng 60

Bảng 2.11 Chi phí tuyển dụng của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 61

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu trong giai đoạn 2013 - 2015 66

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Đề tài khóa luận "Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành"

Trong bài viết này, em đã đưa ra một cách tổng quát nhất các vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng trong doanh nghiệp như: các yếu tố ảnh hưởng, các bước của tuyển dụng và nói lên được sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực

Trang 8

trong doanh nghiệp Mặt khác, qua việc nghiên cứu thực trạng công tác tuyển dụngnhân lực tại Công ty cổ phần Tiến Thành, em đã đưa ra nhận xét và đánh giá việctuyển dụng nhân lực trong Công ty, từ đó tìm ra những mặt chưa được của Công táctuyển dụng làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng choCông ty

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức nào và nógiữ vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức,đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay Trong xu thế cạnh trang ngày càng gay gắt thìnguồn nhân lực vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về thể lực và trí lực là

Trang 9

một lợi thế cạnh tranh hàng đầu giúp doanh nghiệp tồn tại, đứng vững và phát triểntrên thị trường.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tìm kiếm, sử dụng và biếtkhai thác nguồn lực này hiệu quả, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy

để nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh, để nâng cao chất lượngtrong công tác quản trị nhân lực, công tác tuyển dụng nhân lực – “đầu vào” để có mộtnguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm…, phải đượcđặt lên hàng đầu

Là một công ty có uy tín trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng bao bì carton,công ty cổ phần Tiến Thành đã rất trọng đến hoạt động tuyển dụng nhân lực nhằm thuhút, lựa chọn được những người có trình độ cao, đáp ứng được những yêu cầu côngviệc và tăng khả năng cạnh tranh của công ty

Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Tiến Thành, em thấy công tác tuyểndụng nhân lực của công ty vẫn còn nhiều tồn tại Xuất phát từ những lý do trên emchọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công

ty cổ phần Tiến Thành”

2 Mục đích nghiên cứu

Hiểu rõ những lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực trong các doanh nghiệp.Vận dụng những lý thuyết nghiên cứu để đánh giá các vấn đề về thực trạngcông tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Tiến Thành

Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn côngtác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Tiến Thành

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng nhân lựccủa công ty

Phạm vi nghiên cứu: Công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần TiếnThành trong thời gian tử năm 2009 – 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp tra cứu tài liệu

Trang 10

Khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác tuyển dụng nhân lực trongdoanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần TiếnThành

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công

ty cổ phần Tiến Thành

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG

NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm về tuyển dụng nhân lực

Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm, thu hút ứng cử viên từ nhữngnguồn khác nhau đến tham gia dự tuyển vào các vị trí còn trống trong tổ chức và lựachọn trong số họ những người đáp ứng tốt yêu cầu công việc đặt ra Tuyển dụng baogồm 2 quá trình là: tuyển mộ và tuyển chọn

1.1.1 Khái niệm, tầm quan trọng của tuyển mộ nhân lực

Khái niệm tuyển mộ

Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượnglao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức Mọi tổ chức phải có đầy đủkhả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động để nhằm đạt được các mụctiêu của mình

Tầm quan trọng của tuyển mộ

Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyểnchọn Trong thực tế sẽ có người lao động có trình độ cao nhưng họ không được tuyểnchọn vì họ không được biết các thông tin tuyển mộ, hoặc họ không có cơ hội nộp đơnxin việc Chất lượng của quá trình lựa chọn sẽ không đạt được như các yêu cầu mongmuốn hay hiệu quả thấp nếu như số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc ít hơn sốnhu cầu cần tuyển chọn Công tác tuyển mộ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồnnhân lực trong tổ chức Tuyển mộ không chỉ ảnh hưởng đến việc tuyển chọn, mà cònảnh hưởng tới các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như: Đánh giá tìnhhình thực hiện công việc, thù lao lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cácmối quan hệ lao động…

1.1.2 Khái niệm, tầm quan trọng của tuyển chọn

Khái niệm tuyển chọn

Quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiềukhía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những ngườiphù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trìnhtuyển mộ Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản

mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc Quá trình tuyểnchọn phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

Trang 12

- Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạchnguồn nhân lực.

- Tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho côngviệc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt

- Tuyển được những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc với

tổ chức

Tầm quan trọng của tuyển chọn

Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trị nhânlực đưa ra được các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất Quyết định tuyểnchọn có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các tổ chức,bởi vì quá trình tuyển chọn tốt sẽ giúp cho các tổ chức có được những con người có

kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong tương lai Tuyển chọn tốt cũng sẽgiúp cho tổ chức giảm được các chi phí do phải tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng nhưtránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc Để tuyển chọnđạt được kết quả cao thì cần phải có các bước tuyển chọn phù hợp, các phương phápthu thập thông tin chính xác và đánh giá các thông tin một cách khoa học

1.2 Mối quan hệ giữa công tác tuyển dụng nhân lực với hoạt động khác của quản trị nhân lực.

Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp chủ yếu là tập trung vào năm nội dung cơbản sau: Phân tích công việc, tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực,đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao và các mối quan hệ lao động Trong đócông tác tuyển dụng nhân lực được coi là khâu đầu tiên, cơ bản của cả quá trình, làmột nội dung của quản trị nhân lực, công tác tuyển dụng nhân lực có mối liên hệ chặtchẽ với các hoạt động khác của quản trị nhân lực

Sơ đồ 1.1 Tuyển dụng với các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực

Trang 13

(Nguồn: ThS Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, giáo trình Quản trị

nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội 2004)

Nhiều người tham gia tuyển mộ cho phép người sử dụng lao động có khả

năng lựa chọn nhiều hơn

Tỷ lệ số người được chấp nhận ảnh hưởng đến số người cần

thiết phải tuyển mộ

Những người xin việc trình độ cao thì thực hiện công việc

Người lao động có tay nghề giỏi đòi hỏi ít phải đào tạo hơn

người không có tay nghề

Tuyển mộ được đơn giản hóa nếu nhân viên mới có thể được

đào tạo phù hợp với ít thời gian và kinh phí hơn

Những người lao động được bố trí vào những vị trí thích hợp

có tỷ lệ công việc thay đổi ít hơn, sự thỏa mãn cao hơn

Hình ảnh của công ty ảnh hưởng đến quyết định nộp đơn

tuyển vào một vị trí

Tuyển chọn

Đánh giá tình hình thực hiện công việc

Thù lao

Đào tạo phát triển

Các mối quan

hệ lao động

Trang 14

1.2.1 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với phân tích công việc

Phân tích công việc là việc xác định quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng theoyêu cầu của công việc và là cơ sở để người lao động thực hiện công việc một cáchtốt nhất

Qua hoạt động phân tích công việc, nhà quản lý sẽ phân tích các đặc điểm, tínhchất, đặc trưng của từng công việc Từ đó sẽ đưa ra các yêu cầu về kiến thức, kỹ năngcông việc, kinh nghiệm và các năng lực cá nhân cần có để người lao động có thể thựchiện tốt công việc được giao, đồng thời đưa ra được mức lương phù hợp với những vịtrí công việc đó Sản phẩm của phân tích công việc là các bản mô tả công việc, bảnyêu cầu công việc với người thực hiện, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc

- Bản mô tả công việc là một tài liệu cung cấp các thông tin có liên quan đếncác hoạt động về quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của người thực hiệncông việc, xác định các điều kiện làm việc, các công việc hỗ trợ người thực hiện côngviệc hoàn thành nhiệm vụ của mình, các mối quan hệ với các bộ phận, cá nhân kháctrong tổ chức

- Bản yêu cầu công việc với người thực hiện là bản liệt kê các đòi hỏi của công việcđối với người thực hiện về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có, trình độ giáodục và đào tạo cần thiết, các đặc trưng về tinh thần và thể lực, và các yêu cầu cụ thể khác

- Bản tiêu chuẩn công việc là bản trình bày các điều kiện, tiêu chuẩn tối thiểu có thểchấp nhận được mà một người cần phải có để hoàn thành công việc nhất định nào đó

Phân tích công việc được coi là cơ sở của hoạt động tuyển dụng nhân lực Bởituyển dụng thực chất là sự thu hút và đánh giá các ứng viên tham gia tuyển dụng đểlựa chọn ra những ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển Điều này có nghĩa là trướckhi tiến hành tuyển dụng, nhà quản lý cần nắm được vị trí cần tuyển là vị trí nào?Nhân viên ở vị trí đó có thể làm được những công việc gì? Từ đó hình thành nhữngtiêu chuẩn cho từng vị trí tuyển dụng Việc xây dựng những tiêu chuẩn này được hìnhthành qua phân tích công việc Do đó, hoạt động tuyển dụng đạt được chất lượng cao

thì các tiêu chuẩn thực hiện công việc đưa ra phải đảm bảo có độ chính xác cao 1.2.2 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Một trong các yêu cầu của tuyển là tuyển được người có chuyên môn cầnthiết, có thể làm việc đạt tới năng suất cao, hiệu suất công tác tốt, đáp ứng đượccác yêu cầu công việc Tuyển dụng không phù hợp với thực tiễn và khoa học thìngười lao động được tuyển sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc Ta phải căn

cứ vào phân tích công việc để tiến hành tuyển dụng theo đúng yêu cầu của công

Trang 15

việc Trong tuyển chọn phải thông qua bản tiêu chuẩn thực hiện công việc và bảnyêu cầu của công việc đối với người thực hiện Qua đây sàng lọc kỹ hơn các đốitượng không đáp ứng được yêu cầu công việc và tuyển chọn được người lao động

có trình độ kỹ năng phù hợp Nếu khi tuyển dụng, cán bộ tuyển dụng không căn cứvào các yêu cầu của công việc đối với người lao động, không sử dụng các phươngpháp tuyển chọn khoa học thì chất lượng của người lao động được tuyển vào sẽkhông cao Như vậy vô hình dung tổ chức đã tuyển dụng những người không đápứng được nhu cầu công việc, bắt buộc tổ chức phải đào tạo những người này vớithời gian và kinh phí nhất định Bằng các phương pháp tuyển dụng khoa học tổchức có thể tiết kiệm được các khoản chi phí này

Chính sách tuyển dụng của tổ chức: Ta biết rằng chính sách tuyển dụng củamột tổ chức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tuyển dụng của chính tổ chức đó, thểhiện qua việc người lao động có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không? Tuyểndụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nhân lực đó là đào tạo và phát triểnnhân lực Tuyển dụng mà đánh giá chính xác trình độ chuyên môn tay nghề của ngườilao động sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo Để đánh giá chính xác trình độ chuyênmôn tay nghề thì tổ chức lại tiếp tục dựa vào bản tiêu chuẩn thực hiện công việc vàbản yêu cầu công việc đối với người thực hiện Đây là cơ sở để ta đối chiếu khả năngthực tế của người lao động đối với các tiêu chuẩn, yêu cầu Trong quá trình tuyểnchọn nhất định phải phỏng vấn chuyên môn và tham quan thử việc từ đây đánh giáđược trình độ chuyên môn của người lao động Người lao động được tuyển vào cótrình độ kỹ thuật phù hợp họ sẽ thực hiện được công việc ngay tạo ra năng suất laođộng Họ dễ dàng nâng cao hiệu quả thực hiện công việc mà không cần đào tạo thêm

Tuy rằng người lao động mới vào doanh nghiệp thì đều phải làm quen vớidây chuyền sản xuất, công nghệ của doanh nghiệp, những người có trình độ taynghề cao, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm từ các tổ chức khác được tuyển, họ

có số năm đảm nhận công việc lớn Thời gian định hướng cho những lao động nàyrất ít, họ thường làm quen nhanh chóng với công nghệ sản xuất Người lao độngđược tuyển vào doanh nghiệp được bố trí làm đúng công việc yêu thích theo đúngkhả năng là động lực to lớn khích lệ tinh thần làm việc hăng say, tận tâm với côngviệc đưa đến kết quả làm việc cao Song song với những yếu tố tốt đẹp trên ngườilao động sẽ tự biết rèn luyện nâng cao tay nghề mà không cần phải qua các lớp đàotạo trong công việc, ít tốn kém Người lao động mới đáp ứng được ngay các yêucầu công việc mà không phải tiến hành đào tạo thêm là một thành công rất lớn củahoạt động tuyển dụng

Trang 16

1.2.3 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với công tác đánh giá tình hình thực hiện công việc

Tuyển dụng được những người lao động có trình độ lành nghề thấp, kỹ năng, kỹxảo nghề nghiệp chưa vững thì kết quả thực hiện của họ ở mức trung bình Trong quá trìnhsản xuất vì kinh nghiệm và kỹ năng chưa nhiều nên sản phẩm mà họ làm ra có chất lượngkhông cao, độ chính xác và thẩm mỹ ở mức vừa phải, đôi khi tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cao

từ đây gây khó khăn cho việc đánh giá sự thực hiện công việc Tuyển lao động có trình độthấp không những doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo rất tốn kém mà công tác đánh giá

sự thực hiện công việc của những người này cũng không dễ dàng Đến đây ta càng thấy rõhơn vai trò của hoạt động tuyển dụng nhân lực với các chức năng khác của quản trị nhânlực và với tổ chức Kết quả thực hiện công việc của người lao động ở một thời điểm nào đó

là một phần trong kết quả sản xuất chung của toàn doanh nghiệp, vì vậy, đánh giá đúngchính xác sự thực hiện của người lao động là rất cần thiết Trên thực tế công tác đánh giá sựthực hiện công việc sẽ thuận lợi với những người lao động có trình độ chuyên môn cao.Người lao động được tuyển mới có trình độ chuyên môn cao, thao tác làm việc chính xác,kết quả sản xuất ít sai hỏng nên dễ đo lường để đánh giá kết quả thực hiện công việc Vấn

đề đặt ra với hoạt động tuyển dụng là phải tuyển được đội ngũ lao động có trình độ chuyênmôn tay nghề cao, tạo thuận lợi cho đánh giá sự thực hiện công việc của họ Ngược lạiđánh giá đúng kết quả thực hiện công việc của người lao động, sẽ tạo cho họ sự yên tâmvới công việc và người lao động sẽ gắn bó hơn với doanh nghiệp Khi thực hiện khenthưởng đề bạt, những người có chuyên môn tay nghề cao với kết quả thực hiện công việctốt sẽ được ưu tiên trước tiên Đề bạt như vậy tạo ra sự công bằng dân chủ trong doanhnghiệp, gây dựng được tình cảm và sự đồng tình của người lao động

Người lao động mới được đảm nhận một vị trí công việc với nhiệm vụ rõ ràng sẽtạo thuận lợi cho việc đánh giá sự thực hiện công việc hay nhiệm vụ của họ Vậy tuyểndụng phải tuyển đúng người cho đúng công việc Người lao động luôn quan tâm đến côngviệc và nhiệm vụ mình làm được đánh giá như thế nào, có tương ứng với đóng góp của họhay không Người lao động được làm đúng chuyên môn, họ sẽ tự hạn chế được các saiphạm trong quá trình lao động vì thế kết quả thực hiện công việc của họ thường là tốt Kếtquả thực hiện công việc chủ yếu là thành tích của người lao động mà không có các yếu tốkhông mong muốn xảy ra như tai nạn lao động, sản phẩm hỏng không hoàn thành nhiệm

vụ được giao… Kết quả đánh giá thực hiện công việc giúp cho bộ phận quản lý nguồnnhân lực và lãnh đạo cấp cao có thể đánh giá được thắng lợi của hoạt động tuyển dụng

1.2.4 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với các quan hệ lao động

Tuyển dụng với việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.Tuyển được người lao động đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công việc thì việc thực

Trang 17

hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể sẽ rất thuận lợi Do đó trong quátrình thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể không vấp phải cáctrường hợp bỏ dở hợp đồng hoặc là người lao động không đáp ứng được yêu cầu côngviệc phải làm các công việc không đúng như hợp đồng đã ký Việc này có thể dẫn đếnnhững thiệt hại cho tổ chức nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Người lao động được tuyển vào doanh nghiệp thực hiện hợp đồng với sự nhấttrí cao thì kết quả thực hiện hợp đồng tốt hơn, từ đó gây dựng được mối quan hệ laođộng tốt đẹp giữa người lao động với tổ chức

Tuyển dụng dựa trên cơ sở của phân tích công việc sẽ đảm bảo thành công hơntrong việc bố trí sắp xếp, thuyên chuyển và khen thưởng một cách kịp thời và hợp lý.Không những thế mà còn tạo động lực kích thích lao động, gắn bó được người laođộng đối với công việc, khích lệ phát triển năng lực cá nhân Người lao động đượcdoanh nghiệp quan tâm đúng mức sẽ trung thành hơn với doanh nghiệp và vun đắpcho mối quan hệ lao động tốt sẽ nâng cao danh tiếng, uy tín của tổ chức, tạo dựnghình ảnh về một nơi làm việc tốt cho người lao động, thuận lợi cho những lần tuyểnsau Vậy tuyển dụng lao động có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành quan hệlao động và duy trì quan hệ lao động tốt đẹp trong tổ chức

1.2.5 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với công tác thù lao cho người lao động

Tình hình cung, cầu lao động sẽ ảnh hưởng đến mức lương mà doanh nghiệpquyết định trả cho người lao động Thông thường người lao động mới được tuyển sẽnhận được mức lương thấp hơn so với những người cùng chức vụ nhưng đã làm lâunăm (mức lương khởi điểm của doanh nghiệp) Kết quả tuyển dụng sẽ chỉ cho doanhnghiệp biết đã tuyển được bao nhiêu lao động, cơ cấu lao động, chất lượng lao động

và từ đây xác định mức lương tương ứng cho từng loại lao động, từng người lao động

Người lao động được tuyển có trình độ cao sẽ mong đợi các mức thù lao cao hơn

Tổ chức luôn phải trả cho những người này mức thù lao tương ứng làm cho người lao độngyên tâm về thù lao của mình Nếu doanh nghiệp có chính sách thu hút các nhân tài thìdoanh nghiệp phải có chương trình thù lao hợp lý cho các nhân tài đó Làm được như vậythì những người lao động có trình độ cao mới đến với doanh nghiệp, vì ở đây mong muốn

về mức thù lao xứng đáng được đảm bảo Khi trúng tuyển lao động, người lao động luônmong muốn được trả mức lương cao Người lao động được trả mức lương phù hợp sẽ cóđộng lực tăng năng suất lao động, gắn bó với tổ chức

Tuyển dụng tốt đánh giá được khả năng chuyên môn của từng người lao động tạothuận lợi cho quản lý lao động và quản lý thù lao trong tổ chức Doanh nghiệp trả thù lao cho

Trang 18

người lao động tương ứng với sức lao động, chất xám mà họ đã bỏ ra trong quá trình laođộng Tuyển dụng được các ứng viên cử viên tiềm năng, đánh giá chung tiềm năng của họ.

Tỷ lệ tuyển mộ phần lớn do tính đặc thù của công việc, tâm lý xã hội của ngườixin việc quyết định, trong đó yếu tố thu nhập có ý nghĩa quan trọng nhất Vì vậy mứclương cao của doanh nghiệp sẽ tạo thuận lợi cho việc thu hút người có trình độ cao.Vậy chính sách tuyển dụng kết hợp chặt chẽ với các chính sách tiền lương, bảo hiểm

xã hội, phúc lợi, các biên pháp đãi ngộ tinh thần thông qua công việc và môi trườnglàm việc sẽ tạo điều kiện thu hút nhân viên và nâng cao khả năng tuyển chọn nhânviên có chất lượng cao cho doanh nghiệp

1.3 Phân tích các yếu tố tác động đến công tác tuyển dụng nhân lực

Công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố tác độngđến Nếu tác động tích cực sẽ làm cho quá trình tuyển dụng diễn ra theo ý muốn củadoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lựa chọn được những ứng viên, hội tụ đầy đủ nhữngphẩm chất, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho công việc cần tuyển Ngược lại những tácđộng tiêu cực của môi trường làm trở ngại cho công tác tuyển dụng, doanh nghiệpkhông tuyển được những ứng viên đáp ứng được điều kiện của công việc, điều kiệnnày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng lao động và kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý đến sự tác động của các yếu tố bêntrong doanh nghiệp, các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp

1.3.1 Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Có nhiều nhân tố bên trong có thể ảnh hưởng đến kết quả thu hút, tuyển chọnứng viên cho công việc của công ty Bao gồm các nhân tố sau:

- Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp: Trong thực tế khi tiến hành mọi hoạtđộng của doanh nghiệp nói chung và đối với công việc tuyển dụng nói riêng thì nhàquản trị đều phải căn cứ vào mục tiêu phát triển, chiến lược của doanh nghiệp, mỗidoanh nghiệp đều có một sứ mạng, một mục tiêu riêng và tất cả các hoạt động đềuđược tiến hành để theo đuổi mục tiêu đó Để theo đuổi mục đích và chiến lược đó các

bộ phận lại căn cứ vào đó để bố trí công việc, bố trí nhân sự sao cho phù hợp Do vậycông tác tuyển dụng nhân lực cũng phụ thuộc vào từng bộ phận đó, từng loại mục tiêu

mà đưa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cho đúng

- Uy tín của tổ chức trên thị trường; tổ chức càng có uy tín thì càng dễ thu hútlao động Người lao động khi đi xin việc thì họ luôn mong đợi xin vào làm việc tại cácdoanh nghiệp có uy tín, có truyền thống lâu năm

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Đây là yếu tố quan trọng tác động đến hoạtđộng tuyển dụng vì khi tổ chức một chương trình tuyển dụng rất tốn kém về kinh phí

Trang 19

- Nhu cầu nhân lực các cán bộ: Việc tuyển dụng các nhân viên cũng ảnh hưởngrất nhiều bởi nhu cầu nhân lực của các bộ phận hoặc tính chất của từng công việc Tùytừng giai đoạn mà mỗi bộ phận có nhu cầu nhân lực khác nhau và cũng tùy từng bộphận mà có nhu cầu tuyển dụng khác nhau Với từng công việc cụ thể sẽ tuyển chọncác nhân viên có phẩm chất khác nhau Ví dụ, có những công việc đòi hỏi kỹ năngnhưng cũng có những công việc đòi hỏi khả năng học hỏi Bản thân công việc cũngảnh hưởng tới khả năng thu hút ứng viên, nhiều cơ hội thăng tiến, an toàn, vị trí xã hộicao… sẽ thu hút được nhiều ứng viên giỏi.

- Thái độ của nhà quản trị: Thái độ của nhà quản trị ảnh hưởng rất lớn đến chấtlượng của công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp Đây là yếu tố quyết địnhthắng lợi của tuyển dụng Đây là yếu tố quyết định thắng lợi của tuyển dụng Một nhàquản trị có thái độ coi trọng người tài, tìm nhiều biện pháp để thu hút nhân tài thì sẽtìm được nhân viên có tài năng Còn những nhà quản trị chỉ tuyển những nhân viênkém hơn mình thì công ty sẽ làm ăn kém hiệu quả Nhà quản trị phải thấy được vai tròcủa công tác tuyển dụng nhân lực trong một tổ chức, từ đó có thái độ đúng đắn trongtuyển dụng lao động, tránh hiện tượng thiên vị Nhà quản trị cũng tạo bầu không khíthoải mái, làm sao để các ứng viên có thể tự tin, bộc lộ hết năng lực thực tế của cánhân họ, có như vậy công tác tuyển dụng mới có chất lượng cao

Các chính sách về nguồn nhân lực của doanh nghiệp, chính sách đào tạo, đềbạt, sử dụng lao động Người lao động ở bất cứ tổ chức nào cũng rất quan tâm đến cácchính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng lao động vì vậy nếu các chính sách này phù hợpthì sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, còn người lao động cũng tintưởng và trung thành hơn với doanh nghiệp

- Các yếu tố khác như văn hóa doanh nghiệp, phong cách người lãnh đạo, điềukiện làm việc Người lao động luôn mong muốn được làm việc trong một môi trường

có sự gắn kết chặt chẽ các thành viên, có đầy đủ mọi điều kiện để thực hiện công việcđược khuyến khích sáng tạo và được các thành viên trong môi trường đó quý mếngiúp đỡ… Khi các điều kiện trên là hợp lý thì đều thu hút được người lao động đến vàlàm việc lâu dài với doanh nghiệp

1.3.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

- Yếu tố kinh tế - chính trị: Khi một quốc gia có tình hình chính trị ổn định nền kinh

tế sẽ có điều kiện phát triển bền vững, thu nhập của người lao động được cải thiện, do vậyđời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần Đây là điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, hoàn thiện công tác của mình

và mở rông quy mô Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng thêm lao động mới

Trang 20

- Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động: Khi doanh nghiệp có nhu cầu vềlao động thì cung về lao động là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm Qua đó doanhnghiệp sẽ biết được cung về lao động sẽ đáp ứng đến đâu so với nhu cầu lao động củadoanh nghiệp về số lượng và chất lượng Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến doanhnghiệp và công tác tuyển dụng, nếu trên thị trường lao động đang dư thưa loại laođộng mà doanh nghiệp cần tức là cung lớn hơn cầu điều này sẽ có lợi cho công táctuyển dụng Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng được lao động có trình độ cao và khá dễdàng Thông thường tỷ lệ lao động thất nghiệp càng cao thì nguồn cung ứng cử viêncàng nhiều và công ty càng dễ thu hút và tuyển chọn lao động Ngược lại nếu cungnhỏ hơn cầu, doanh nghiệp không thể áp dụng phương pháp tuyển chọn thông thường

mà phải chớp thời cơ, tuyển dụng ngay nếu không nguồn nhan lực này sẽ rơi vào taycác đối thủ cạnh tranh Trong trường hợp này doanh nghiệp phải chi phí một khoản tàichính cũng như thời gian lớn để có được các ứng viên phù hợp với công việc đang cónhu cầu tuyển dụng Doanh nghiệp phải có nhiều chính sách ưu đãi với các ứng cửviên phù hợp với công việc đang có nhu cầu tuyển dụng

- Quan niệm về nghề nghiệp công việc: Ở các thời gian khác nhau thì quanniệm về nghề nghiệp, công việc là khác nhau Nếu các vị trí công việc cần tuyển dụng,các công việc của tổ chức đang là các công việc của nhiều người yêu thích thì doanhnghiệp sẽ thu hút được nhiều người lao động hơn

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn tới có sự thay đổi cơ cấu lao động trongtoàn bộ nền kinh tế vì vậy nó có tác động đến việc ngành này hay ngành khác có tuyểnđược lao động hay không? Ngành nào được người lao động lựa chọn nhiều hơn

- Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp: Đó là sự cạnh tranh của các tổchức, các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng Cạnh tranh là một yếu tố ảnhhưởng tới việc tiến hành tuyển dụng và chất lượng công tác tuyển dụng Khi môitrường cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao sẽ thu hútđược nhiều lao động trên thị trường và ngược lại các doanh nghiệp có sức cạnh tranhkém thì sẽ gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân tài Do đó cạnh tranh buộccác doanh nghiệp phải đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tuyển dụng

- Hệ thống pháp luật và các chính sách, quy định của Nhà nước về công tác tuyểndụng: Các chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến công táctuyển dụng Các doanh nghiệp có những phương pháp tuyển dụng khác nhau, nhưng ápdụng phương pháp nào thì cũng phải chấp hành các quy định của luật lao động Doanhnghiệp phải chấp hành các quy định về đối tượng chính sách, đối tượng ưu tiên của Nhànước trong tuyển dụng Chẳng hạn khi Nhà nước yêu cầu ưu tiên tuyển dụng quân nhân

Trang 21

xuất ngũ thì trong trường hợp này cùng với các ứng viên có đủ tiêu chuẩn, trình độ và điềukiện như nhau thì doanh nghiệp phải xếp thứ tự ưu tiên cho lực lượng lao động trên.

- Trình độ khoa học kỹ thuật: Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ,

để đủ sức cạnh tranh trên thị trường các công ty phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị

Sự thay đổi này cũng ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân lực của tổ chức, đòi hỏi phải có thêmnhân viên mới có khả năng và tuyển dụng những người này không phải là chuyện dễ Sựthay đổi của khoa học kỹ thuật cũng đồng nghĩa với sự kiện là chỉ cần ít nhân lực hơn

1.4 Quá trình tuyển dụng nhân lực

1.4.1 Quá trình tuyển mộ nhân lực

Sơ đồ 1.2 Quá trình tuyển mộ nhân lực

(Nguồn: ThS Bùi Hoàng Lợi, Quản trị nhân lực, Tủ sách nhà quản trị doanh nghiệp,

nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh – 2007)

Kế hoạch hóa nguồn nhân lực

Giải pháp thay thế

Tuyển mộ

Tiến hành tuyển mộ

Trang 22

Kế hoạch hóa nguồn nhân lực

Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là hoạt động được tiến hành vào cuối mỗi nămtrên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tới của tổ chức nhằm đánh giá, xácđịnh nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xâydựng các kế hoạch lao động để đáp ứng được nhu cầu đó

Nội dụng của kế hoạch hóa nguồn nhân lực bao gồm: Ước tính xem cần bao nhiêungười có trình độ lành nghề thích ứng để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra (cầu nhân lực); ướctính có bao nhiêu người sẽ làm việc cho tổ chức (cung nhân lực); Lựa chọn các giải pháp

để cân đối cung và cầu nhân lực của tổ chức tai thời điểm thích ứng trong tương lai Dựatrên cơ sở đó đưa ra quyết định tuyển dụng và nội dung tuyển dụng như các vị trí tuyển, sốlượng cần tuyển ở mỗi vị trí, yêu cầu về trình độ chuyên môn ra sao…

Các giải pháp để thay thế tuyển mộ

Khi các tổ chức gặp khó khăn về tài chính cho việc tuyển mộ, ta có thể dùngcác biện pháp dưới đây để thay thế cho tuyển mộ

Hợp đồng thầu lại

- Trong điều kiện hiện nay một số tổ chức vì khó khăn về lao động không thểtuyển mộ được thì có thể cho một tổ chức khác thực hiện công việc dưới dạng hợpđồng thuê lại Tuy nhiên giải pháp này muốn thực hiện có hiệu quả thì cần phải phântích kỹ lưỡng các mặt như chất lượng công việc chi phí và lợi ích các bên Trong quátrình cho thầu lại thì phải chú ý tới các công việc có chuyên môn cao để cho thầu lạitừng phần Vì các đơn vị nhận thầu các phần việc này là các đơn vị có trình độ chuyênmôn hóa cao, do vậy chi phí cho các công việc này thường là thấp

Làm thêm giờ

Trong sản xuất kinh doanh, thực hiên các dịch vụ, nhiều khi các tổ chức phải hoànthành trong một thời gian rất eo hẹp do vậy các tổ chức không thể tuyển chọn ngay được màphải áp dụng biện pháp phổ biến là làm thêm giờ, biện pháp này cho phép tiết kiệm được chiphí tuyển thêm người và tăng khả năng sản xuất mà không cần tăng lao động Mặt khác cũngcần phải thấy rằng các nhân viên trẻ thường thích làm thêm giờ để tăng thu nhập

Tuy nhiên việc tổ chức làm thêm giờ cũng cần phải chú ý các điều sau đây:

- Việc làm thêm giờ phải tuân theo những điều khoản đã được quy định trong

“Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Tại Việt Nam thìngười lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận làm việc thêm giờ khôngđược quá 4 giờ trong một ngày và 200 giờ trong một năm (điều 69 Bộ luật Lao động)

Trang 23

- Khi huy động làm thêm giờ mà tổ chức không khoa học sẽ dẫn đến tình trạnglà: số người làm giờ hành chính sẽ giảm, sẽ tăng khả năng gây tai nạn lao động.

- Nếu lạm dụng làm thêm giờ quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm luật lao động,dẫn đến tình trạng tranh chấp và xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động

Do đó khi bố trí làm thêm giờ phải thật chú ý tới các điều trên đây nếu không

sẽ không có hiệu quả

Thuê lao động từ công ty cho thuê

Hình thức này tiến bộ hơn so với nhờ giúp tạm thời ở chỗ:

- Giảm bớt các chi phí có liên quan đến nhân sự

- Các lao động thuê được có thể tham gia vào các kế hoạch lâu dài tốt hơn là côngnhân thuê tạm thời vì trình độ chuyên môn đã được chuẩn bị kỹ hơn, tính kỷ luật cao hơn

Khi sử dụng các biện pháp thay thế tuyển mộ chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

- Những người lao động thuê từ các công ty khác về thường họ không đượchưởng các loại phúc lợi của đơn vị họ đang làm việc do đó phần nào gây trạng tháitâm lý không phấn khởi, và thực chất đây là cách hạ tháp mức sống của người laođộng, do vậy phải ngăn chặn tư tưởng “lợi dụng người lao động”

- Để nâng cao sự gắn bó của người lao động với công việc và hạn chế tìnhtrạng làm thua thiệt người lao động ta cần phải đưa ra một số quy định như sau:

Công việc tạm thời phải được quy định thời gian là bao nhiêu ngày hoặc giờ Những người sử dụng lao động phải mua bảo hiểm y tế, phải đóng bảo hiểm xã hộicho người lao động và phải thực hiện các quy định khác cho người lao động về phúc lợi

Đề nghị các công ty cho thuê lao động phải giải quyết các phúc lợi cho ngườilao động theo các chế độ hiện hành

Trang 24

Nguồn tuyển mộ

Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí việclàm còn thiếu người, tổ chức cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí công việc nào nênlấy người từ bên trong tổ chức và vị trí nào nên lấy người từ bên ngoài tổ chức và đikèm với nó là phương pháp tuyển phù hợp Có hai nguồn tuyển mộ đó là từ: nguồntuyển mộ từ bên trong tổ chức và nguồn tuyển mộ từ bên ngoài tổ chức

Tuyển mộ từ bên ngoài hay đề bạt người lao động từ vị trí công việc thấp hơnlên vị trí công việc cao hơn là một vấn đề phải xem xét kỹ vì các lý do sau:

Nguồn nhân lực bên trong tổ chức, bao gồm những người đang làm việc cho

tổ chức đó

Đối với những người đang làm việc trong tổ chức, khi ta tuyển mộ nhữngngười này vào làm tại các vị trí cao hơn vị trí mà họ đang đảm nhận là ta đã tạo rađược động cơ tốt cho tất cả những người làm việc trong tổ chức Vì khi họ biết sẽ có

cơ hội được đề bạt họ sẽ làm việc với động lực mới và họ sẽ thúc đẩy quá trình làmviệc tốt hơn, sẽ làm tăng sự thỏa mãn đối với công việc, sẽ tăng được tình cảm, sựtrung thành của mọi người đối với tổ chức

- Ưu điểm của nguồn này là:

+ Đây là những người đã quen với công việc trong tổ chức, họ đã qua thử thách vềlòng trung thành Cái được lớn nhất khi đề bạt nguồn này là tiết kiệm được thời gian làmquen với công việc, quá trình thực hiện công việc diễn ra liên tục không bị gián đoạn, hạnchế được một cách tối đa ra các quyết định sai trong đề bạt và thuyên chuyển lao động

- Nhược điểm của nguồn này là:

+ Khi đề bạt những người đang làm việc trong tổ chức chúng ta phải đề phòng

sự hình thành nhóm “ứng cử viên không thành công” (đây là những người không được

bổ nhiệm) nhóm này thường có biểu hiện như không phục lãnh đạo, không hợp tác vớilãnh đạo… Những nhược điểm này thường tạo ra những xung đột về tâm lý như chia

bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ

+ Đối với các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, nếu chúng ta chỉ sử dụng nguồntrong nội bộ thì sẽ không thay đổi được chất lượng lao động

+ Khi xây dựng chính sách đề bạt trong tổ chức cần phải có một chương trình pháttriển lâu dài với cách nhìn tổng quát hơn, toàn diện hơn và phải có quy hoạch rõ ràng

Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài tổ chức, đây là những người mới đếnxin việc, những người này bao gồm:

Trang 25

+ Những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạynghề (bao gồm cả những người được đào tạo trong nước và ở nước ngoài).

+ Những người đang trong thời gian thất nghiệp, bỏ việc cũ

+ Những người đang làm việc tại các tổ chức khác

- Ưu điểm của nguồn này là:

+ Đây là những người được trang bị những kiến thức tiên tiến và có hệ thống.+ Những người này thường có cách nhìn mới đối với tổ chức

+ Họ có khả năng làm thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ nhữngngười trong tổ chức phản ứng

- Nhược điểm của nguồn này là:

+ Tuyển người ở ngoài tổ chức chúng ta sẽ phải mất thời gian để hướng dẫn họlàm quen với công việc

+ Nếu chúng ta thường xuyên tuyển người ở bên ngoài tổ chức (nhất là trongviệc đề bạt, thăng chức) thì sẽ gây tâm lý thất vọng cho những người trong tổ chức vì

họ nghĩ rằng họ sẽ không có cơ hội được thăng tiến, và sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phứctạp khi thực hiện các mục tiêu của tổ chức

+ Nếu chúng ta tuyển mộ những người đã làm việc ở các đối thủ cạnh tranh thìphải chú ý tới các điều bí mật của đối thủ cạnh tranh, nếu không họ sẽ kiện Vì xưanay còn tồn tại ý kiến cho rằng người lao động khi chạy sang với chủ mới thường hay

lộ bí mật về các thông tin kinh doanh của họ

Khi tuyển nguồn từ bên ngoài tổ chức chúng ta cần chú ý tới một số rủi ro cóthể xảy ra bởi vì những kỹ năng của các ứng viên này mới chỉ dừng ở dạng tiềm năng

nó chưa được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài do đó người được tuyển mộ sẽ không đápứng được ngay cho công việc

Phương pháp tuyển mộ

Đối với nguồn tuyển mộ từ bên trong tổ chức chúng ta có thể sử dụng cácphương pháp sau:

- Phương pháp thu hút thông qua bản thông báo tuyển mộ, đây là bản thông báo

về các vị trí công việc cần tuyển người Bản thông báo này được gửi đến tất cả cácnhân viên trong tổ chức Thông báo này bao gồm các thông tin về nhiệm vụ thuộccông việc và các yêu cầu về trình độ cần tuyển mộ

Trang 26

- Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viêntrong tổ chức Qua kênh thông tin này chúng ta có thể phát hiện được những người cónăng lực phù hợp với yêu cầu của công việc, một cách cụ thể và nhanh.

- Phương pháp thu hút căn cứ vào các thông tin trong: “Danh mục các kỹnăng”, mà các tổ chức thường lập về từng cá nhân người lao động, lưu trữ trong phầnmềm nhân sự của các tổ chức Trong bảng này thường bao gồm các thông tin như: các

kỹ năng hiện có, trình độ giáo dục và đào tạo, quá trình làm việc đã trải qua, kinhnghiệm nghề nghiệp và các yếu tố liên quan khác đến phẩm chất cá nhân những ngườilao động cần tuyển mộ

Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài chúng ta có thể áp dụng các phương phápthu hút sau:

- Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ công chức trong tổchức (tương tự như trên)

- Phương pháp thu hút nguồn tuyển mộ qua quảng cáo trên các phương tiệntruyền thông như: Trên các kênh của đàì truyền hình, đài phát thanh, trên các báo, tạpchí và các ẩn phẩm khác Nội dung quảng cáo tùy thuộc vào sồ lượng cũng như chấtlượng lao động cần tuyển mộ và tính chất của công việc mà có thể tập chung thànhchiến dịch quảng cáo với sự kết hợp của nhiều phương tiện khác nhau hay quảng cáoriêng biệt Đối với phương pháp thu hút này nên chú ý nội dung quảng cáo để ngườixin việc khẩn trương liên lạc với cơ quan tuyển mộ

- Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua các trung tâm môi giới và giớithiệu việc làm Đây là phương pháp thu hút đang áp dụng phổ biến ở nước ta nhất làđối với các doanh nghiệp hay tổ chức không có bộ phận chuyên trách về quản trị nhânlực Các trung tâm này thường được đặt trong các trường đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp và các tổ chức quần chúng cũng như các cơ quan quản lý lao động ởđịa phương, trung ương (Bộ lao động, Sở lao động, Công đoàn, Báo lao động…)

- Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua các hội chợ việc làm Đây làphương pháp mới đang được nhiều các tổ chức áp dụng Phương pháp thu hút này chophép các ứng viên được tiếp xúc trực tiếp với nhiều nhà tuyền dụng, mở ra khả nănglựa chọn rộng hơn với quy mô lớn hơn Cùng một thời điểm các ứng viên và các nhàtuyển dụng sẽ nhận được nhiều thông tin hơn, tạo ra những căn cứ xác đáng hơn để đitới những quyết định đúng nhất cho các ứng viên và nhà tuyển dụng

1.4.2 Quá trình tuyển chọn nhân lực

Quá trình tuyển chọn là một quy trình gồm nhiều bước, mỗi bước trong quá trình đượcxem như là một hàng rào chắn để sàng lọc loại bỏ những ứng viên không đủ các điều kiện đi tiếp

Trang 27

vào các bước sau Số lượng các bước trong quá trình tuyển chọn không phải là cố định mà nó tùythuộc vào mức độ phức tạp của công việc khi tuyển chọn lao động, tính chất của loại lao độngcần tuyển chọn Để được nhận vào làm việc thì các ứng viên phải vượt qua được tất cả các bướctrong quá trình tuyển chọn đề ra Để đánh giá các ứng viên của mình thì có nhiều tổ chức thựchiện theo các cách khác nhau Hầu hết các tổ chức loại bỏ các ứng viên không thích hợp qua từngbước để giảm lượng người phải theo dõi trong quá trình xin việc, có một số tổ chức lại thực hiệntheo cách cho toàn bộ các ứng viên tham gia toàn bộ quá trình tuyển chọn cho đến khi tuyểnđược những ứng viên phù hợp nhất Việc vận dụng theo cách nào là tùy thuộc vào tỷ lệ tuyển mộcủa từng tổ chức, khả năng tài chính cho phép, mức độ tin cậy của thông tin thu được.

Khi thiết kế số bước và nội dung của từng bước trong quá trình tuyển chọnchúng ta cần phải thiết kế sao cho thu được các thông tin đặc trưng nhất và đáng tincậy để từ đó mới làm căn cứ quyết định cho việc tuyển hay không

Sơ đồ 1.3 Quy trình tuyển chọn nhân lực

(Nguồn: ThS Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, giáo trình Quản trị

nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội 2004)

Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ

Sàng lọc qua đơn xin việc

Các trắc nhiệm nhân sự trong tuyển chọn

Phỏng vấn tuyển chọn

Khám sức khỏe và đánh giá thể lực các ứng viên

Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp

Thẩm tra các thông tin đã thu được trong quá trình tuyển chọn

Tham quan công việc

Ra quyết định tuyển dụng

Trang 28

Nội dung các bước:

Bước 1: Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ

Đây là bước đầu tiên trong quá trình tuyển chọn, là buổi gặp gỡ đầu tiên giữacác nhà tuyển chọn với các ứng viên Bước này nhằm xác lập mối quan hệ giữa ngườixin việc và người sử dụng lao động, đồng thời bước này cũng xác định được những cánhân có những tố chất và khả năng phù hợp với công việc hay không để từ đó ranhững quyết định có tiếp tục mối quan hệ với ứng viên đó hay không Quá trìnhphỏng vấn ở bước này nếu phát hiện được các cá nhân không có khả năng phù hợp vớicông việc cần tuyển thì loại bỏ ngay, tuy nhiên để ra được quyết định này thì các tiêuchuẩn cần được xây dựng một cách kỹ lưỡng Bởi vì, khi phỏng vấn thì ý chủ quancủa người phỏng vấn là có tính chất quyết định nhất do đó các tiêu chuẩn có tính độcđoán thì không nên dùng nó để loại người xin việc Đặc biệt không nên dùng các yếu

tố tuổi, giới, chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, và các khuyết tật bẩm sinh để loại bỏ nhữngngười nộp đơn xin việc, những lý do chính để loại bỏ các ứng viên ở bước đầu tiên là

họ chưa đáp ứng được các yêu cầu về giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, cần thiết đểthực hiện công việc như không có các kỹ năng như đã thông báo, trái nghề, không đầy

đủ các văn bằng chứng chỉ, kết quả phỏng vấn cho thấy quá yếu về nghiệp vụ, nhậnthức nghề nghiệp chưa đạt yêu cầu…

Bước 2: Sàng lọc qua đơn xin việc

Trong các tổ chức, các ứng viên muốn có việc làm thì đều phải nộp đơn xinviệc Đơn xin việc là nội dung quan trọng của quá trình tuyển chọn

Đơn xin việc thường được các tổ chức thiết kế theo mẫu, người xin việc cótrách nhiệm điền vào đơn xin việc theo yêu cầu mà các nhà sử dụng lao động đề ra.Các mẫu đơn xin việc được thiết kế một cách khoa học và hợp lý có thể được coi làmột công cụ quan trọng để tuyển chọn một cách chính xác người xin việc, vì đơn xinviệc giúp cho ta các thông tin đáng tin cậy về các hành vi hoạt động trong quá khứcũng như các kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức hiện tại, các đặc điểm về tâm lý cánhân, các kỳ vọng, ước muốn và các khả năng đặc biệt khác Đơn xin việc là cơ sởcho các phương pháp tuyển chọn khác như phương pháp phỏng vấn, đơn xin việccung cấp tên, nơi đã làm việc, các hồ sơ nhân sự khác

Khi thiết kế các mẫu đơn xin việc ta nên cân nhắc kỹ lưỡng các thông tin cầnphải có, nội dung các thông tin cần thu thập phải đảm bảo được tính toàn diện, tínhchính xác và làm sao cho người xin việc trả lời được đúng các yêu cầu đề ra

Ngoài ra các mẫu đơn xin việc còn có các câu hỏi mở, xét mẫu chữ viết…

Trang 29

Mẫu đơn xin việc mặc dù có nhiều ưu điểm song cũng không tránh khỏinhững hạn chế nhất định Đơn xin việc là thủ tục khách quan nó không thể thay thếcho việc gặp gỡ trực tiếp giữa người xin việc với người đại diện cho công ty, mặtkhác đơn xin việc chỉ hỏi được một số hạn chế các vấn đề do đó nó mất đi tính đadạng và phong phú của quá trình làm việc, kinh nghiệm của người xin việc, họkhông thể lý giải được kỹ lưỡng những vấn đề mà họ đã làm trong quá khứ Trongđơn, người xin việc chỉ luôn nói tốt về mình, chỉ nói cái lợi cho bản thân họ Trongđơn xin việc mới cho chúng ta thấy hiện trạng theo kiểu mô tả mà nó chưa cho tabiết được “như thế nào” hoặc “tại sao”… Thông qua nội dung của mẫu đơn xinviệc, các nhà tuyển chọn sẽ có chứng cớ của mình để tuyển chọn tiếp các bước sauhay chấm dứt quá trình tuyển chọn.

Bước 3: Các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn

Để giúp cho các nhà tuyển chọn nắm được các tố chất tâm lý, những khả năng,

kỹ năng và các khả năng đặc biệt khác của các ứng viên khi mà các thông tin về nhân

sự khác không cho ta biết được một cách chính xác và đầy đủ Các trắc nghiệm nhân

sự mang lại cho ta những kết quả khách quan về các đặc trưng tâm lý của con ngườinhư khả năng bẩm sinh, sở thích, cá tính của cá nhân này so với các cá nhân khác Cáctrắc nghiệm giúp cho việc tìm hiểu được các đặc trưng đặc biệt trong thực hiện côngviệc của từng cá nhân, các công việc có tính đặc thù

Khi dùng phương pháp trắc nghiệm để tuyển chọn ta cũng nên chọn cácphương pháp thích hợp thì mới dự đoán được thành tích thực hiện công việc Muốnthế thì khi xây dựng các bài trắc nghiệm cần phải có những người am hiểu về côngviệc hoặc đã nghiên cứu kỹ về công việc nhất là bản mô tả công việc, bản yêu cầu củacông việc đối với người thực hiện Hiện nay trong thực tế có rất nhiều loại trắcnghiệm do đó việc lựa chọn để sử dụng loại trắc nghiệm nào là một vấn đề khó khăn

Để đánh giá các khía cạnh của các ứng viên người ta thường sử dụng các bài trắcnghiệm bằng chính công việc mà sau này các ứng viên phải làm, hoặc là bài trắcnghiệm mẫu

Trong trắc nghiệm nhân sự có nhiều loại trắc nghiệm và có nhiều cách phânloại khác nhau Người ta có thể phân loại theo nhóm hay cá nhân, dựa vào cơ cấu, haydựa vào kết quả đánh giá để phân loại Thông thường người ta chia trắc nghiệm nhân

sự ra các loại trắc nghiệm như: trắc nghiệm thành tích, trắc nghiệm về năng khiếu vàkhả năng, trắc nghiệm về tính cách và sở thích, trắc nghiệm về tính trung thực, trắcnghiệm y học

Trang 30

Bước 4: Phỏng vấn tuyển chọn

Phỏng vấn tuyển chọn là quá trình giao tiếp bằng lời (thông qua các câu hỏi vàcác câu trả lời) giữa những người tuyển chọn và người xin việc, đây là một trongnhững phương pháp thu thập thông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn Phươngpháp phỏng vấn trong tuyển chọn giúp chúng ta khắc phục được nhược điểm mà quátrình nghiên cứu đơn xin việc không nắm được, hoặc các loại văn bằng chứng chỉkhông nêu hết được

Mục tiêu của các cuộc phỏng vấn trong tuyển chọn

- Để thu thập các thông tin về người xin việc - Bởi vì các thông tin thu thậpđược từ các công cụ tuyển chọn khác có thể chưa đủ, chưa rõ ràng, quá trình phỏngvấn tạo cơ hội cho thông tin được rõ ràng hơn, được giải thích cặn kỹ hơn

- Đề cao công ty - Qua phỏng vấn giúp cho các nhà tuyển chọn giới thiệu vềcông ty của mình, làm cho người xin việc hiểu rõ về những mặt mạnh, ưu thế củacông ty Đây là hình thức quảng cáo tốt nhất

- Để cung cấp các thông tin về tổ chức cho người xin việc, trong khi phỏng vấnnên giải thích cho các ứng viên biết rõ về tình hình công ty như mục tiêu của công ty,

cơ cấu bộ máy quản lý, các chính sách về nhân sự, các cơ hội thăng tiến, việc làm…

- Thiết lập quan hệ bạn bè, tăng cường khả năng giao tiếp

Các loại phỏng vấn

Hiện nay người ta thường áp dụng nhiều loại phỏng vấn để thu thập thông tin

- Phỏng vấn theo mẫu

Phỏng vấn theo mẫu là hình thức phỏng vấn mà các câu hỏi được thiết kế sẵn

từ trước theo yêu cầu của công việc, phỏng vấn theo mẫu là hình thức các câu hỏi đềuđược chuẩn bị kỹ để người đi phỏng vấn hỏi và các câu trả lời của người xin việc

- Phỏng vấn theo tình huống

Phỏng vấn theo tình huống là quá trình người hỏi yêu cầu các ứng viên phải trảlời về ứng xử hay cách thực hiện, xử lý các công việc theo các tình huống giả địnhhoặc các tình huống có thật trong thực tế, mà những người phỏng vấn đặt ra

- Phỏng vấn theo mục tiêu

Phỏng vấn theo loại này là cuộc phỏng vấn dựa vào công việc cụ thể mà yêucầu các ứng viên phải trả lời theo những mục tiêu xác định từ trước Các câu hỏi cũngdựa vào sự phân tích công việc một cách kỹ lưỡng để xác định các mục tiêu cho các vị

Trang 31

trí việc làm Phương pháp phỏng vấn theo mục tiêu là phương pháp cho ta độ tin cậycao và đúng đắn nhất.

- Phỏng vấn không có hướng dẫn

Phỏng vấn không có hướng dẫn là cuộc phỏng vấn mà người đi phỏng vấnkhông chuẩn bị trước nội dung các câu hỏi, mà để cho các ứng viên trao đổi một cáchthoải mái xung quanh công việc, người hỏi chỉ có định hướng cho cuộc thao luận

- Phỏng vấn căng thẳng

Phỏng vấn căng thẳng là hình thức phỏng vấn mà trong đó người phỏng vấnđưa ra các câu hỏi có tính chất nặng nề, mang nhiều nét của sự chất vấn, hoặc cường

độ hỏi dồn dập, cách phỏng vấn này mong tìm kiếm ở các ứng viên lòng vị tha, sự ứng

xử công việc trong thời gian eo hẹp Nó giúp chúng ta tìm được những người để bố trívào những vị trí việc làm căng thẳng như công việc bán hàng vào các dịp lễ tết, thanhquyết toán cuối quý hay cuối năm…

- Phỏng vấn theo nhóm

Phỏng vấn theo nhóm là hình thức phỏng vấn mà một người hỏi cùng lúc đốivới nhiều người Loại phỏng vấn này giúp ta có thể thu thập được nhiều thông tintrùng lặp mà các ứng viên đều có, mà ta không cần hỏi riêng từng người một

Để cuộc phỏng vấn đạt kết quả cao cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Khâu tổ chức phải chu đáo như chuẩn bị phòng phỏng vấn, các câu hỏi phỏng vấnliên quan đến các vị trí dự tuyển của ứng viên, các thiết bị phục vụ cho phỏng vấn…

- Cần tạo dựng và duy trì quan hệ tôn trọng lẫn nhau trong suốt cuộc phỏng vấn

- Câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, tránh tình trạng dài dòng ứngviên không nắm bắt hết được ý câu hỏi của nhà tuyển dụng

- Trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng cần ghi lại các thông tin chínhtrong quá trình trả lời của ứng viên kết hợp quan sát sự thay đổi tâm trạng qua các cửchỉ, nét mặt

Trang 32

- Kết thúc phỏng vấn phải đánh giá qua về ứng viên theo bảng điểm: năng lực.kinh nghiệm, động cơ, kỹ năng hợp tác… Nên có thời gian thư giãn khi phỏng vấnngười tiếp theo.

Bước 5: Khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên

Để đảm bảo cho các ứng viên có sức làm việc lâu dài trong các tổ chức vàtránh những đòi hỏi không chính đáng của người được tuyển về đảm bảo sức khỏe thìbước quan trọng tiếp theo là phải tiến hành khám sức khỏe và đánh giá thể lực củ cácứng viên Bước này do các chuyên gia về y tế đảm nhận, phòng nguồn nhân lực cầncung cấp các tiêu chuẩn về thể lực cho các vị trí việc làm để các chuyên gia y tế dựavào đó để tuyển chọn Bước này cần phải được xem xét và đánh giá một cách kháchquan, tránh các hiện tượng hình thức, qua loa

Bước 6: Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp

Để đảm bảo sự thống nhất từ hội đồng tuyển chọn cho đến người phụ trách trựctiếp và sử dụng lao động thì cần phải có sự phỏng vấn trực tiếp của người phụ trách đểđánh giá một cách cụ thể hơn các ứng viên, đây là một bước nhằm xác định vai tròquan trọng của các cấp chuyên môn Nó giúp ta khắc phục được sự không đồng nhấtgiữa bộ phận tuyển chọn và nơi sử dụng lao động

Bước 7: Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn

Để xác định độ tin cậy của các thông tin thu được qua các bước tuyển chọn ta phảithực hiện bước thẩm tra lại xem mức độ chính xác của các thông tin Có nhiều cách đểthẩm tra các thông tin như trao đổi với các tổ chức cũ mà người lao động đã làm việc, đãkhai trong đơn xin việc, hoặc là nơi đã cấp các văn bằng chứng chỉ… Các thông tin thẩmtra lại là những căn cứ chính xác để các nhà tuyển dụng ra quyết định cuối cùng

Bước 8: Tham quan công việc

Những người xin việc luôn có kỳ vọng về sự thỏa mãn công việc do đó nếu tatạo ra sự thất vọng đối với công việc do không có đầy đủ các thông tin thì sẽ gây rấtnhiều bất lợi cho người mới đến nhận công việc Do đó để tạo điều kiện cho nhữngngười xin việc đưa ra những quyết định cuối cùng về việc làm thì tổ chức có thể chonhững ứng viên tham quan hoặc nghe giải thích đầy đủ về các công việc mà sau khiđược tuyển dụng họ sẽ phải làm Điều này giúp cho người lao động biết được mộtcách khá chi tiết về công việc như: mức độ phức tạp của công việc, tình hình thu nhập,

sự thỏa mãn đối với công việc

Qua đó người ta tham gia dự tuyển sẽ nắm được những gì họ phải thực hiện trongtương lai để khỏi phải ngỡ ngàng khi gặp những điều không phù hợp với sự suy nghĩ của họ

Trang 33

Bước 9: Ra quyết định tuyển chọn (tuyển dụng)

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên đây và các thông tin tuyển dụng đãđảm bảo theo đúng yêu cầu tuyển chọn đề ra thì hội đồng tuyển chọn sẽ ra quyết địnhtuyển dụng đối với người xin việc Cơ sở của việc ra quyết định này là dựa vàophương pháp đánh giá chủ quan theo thủ tục loại trừ dần và theo kết quả đánh giá củaphỏng vấn và trắc nghiệm Khi đã có quyết định tuyển dụng thì người sử dụng laođộng cần tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động Những cơ sởpháp lý của hợp đồng lao động là Bộ luật lao động mà Nhà nước ban hành Trong hợpđồng lao động nên chú ý một số điều khoản sau đây: thời gian thử việc, tiền công, thờigian làm thêm giờ, các loại bảo hiểm phải đóng cho người lao động

1.5 Ý nghĩa của công tác tuyến dụng đối với doanh nghiệp

Công tác tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp có một ý nghĩa cực kỳ tolớn, có tính chất quyết định đến sự thành, bại của một doanh nghiệp Tuyển dụng nhânlực có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đến người lao động và xa hơn còn tácđộng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Đối với doanh nghiệp

Việc tuyển dụng nhân lực có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một độingũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp vớiyêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuyển dụng nhân lực có tầm quantrọng rất lớn đối với doanh nghiệp vì nó là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhânlực, chỉ khi làm tốt khâu tuyển dụng nhân lực mới có thể làm tốt các khâu tiếp theo

Tuyển dụng nhân lực tốt giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinhdoanh hiệu quả nhất, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra người phù hợp với công việc,

có đủ năng lực và phẩm chất để hoàn thành tốt công việc được giao Từ đó nâng caohiệu quả kinh doanh, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trongnền kinh tế toàn cầu

Chất lượng của đội ngũ nhân lực tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững chodoanh nghiệp Tuyển dụng nhân lực tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra đầu vàocủa nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ nhânviên, đáp ứng đòi hỏi nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Tuyển dụng nhân lực tốt giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí kinh doanh

và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp

Tuyển dụng nhân lực tốt cho phép doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch kinhdoanh đã định

Trang 34

Như vậy, tuyển dụng nhân lực có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp,nếu một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên không đủ năng lực cần thiết theo đúngyêu cầu công việc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến hiệu quả hoạt độngquản trị và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó dẫn đến tình trạngkhông ổn định về mặt tổ chức, thậm chí còn là nguồn gốc gây mất đoàn kết, chia rẽnội bộ, gây xáo trộn trong doanh nghiệp, lãng phí chi phí kinh doanh.

Đối với người lao động

Tìm được việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn

Tuyển dụng nhân lực giúp cho người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ thêm

về triết lý, quan điểm của các nhà quản trị, từ đó sẽ định hướng cho họ theo nhữngquan điểm đó

Tuyển dụng nhân lực tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội bộnhững người lao động của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh

Đối với xã hội

Việc tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp giúp cho việc thực hiện các mụctiêu kinh tế - xã hội Người lao động có việc làm, có thu nhập, giảm bớt gánh nặng

xã hội như thất nghiệp và các tệ nạn xã hộ khác Đồng thời việc tuyển dụng nhân lựccủa doanh nghiệp cò giúp cho việc sử dụng nguồn nhân lực của xã hội một cách hữuích nhất

Tóm lại tuyển dụng nhân lực là một công việc rất quan trọng, nhà quản trị phảitrực tiếp theo dõi và thực hiện những công đoạn quan trọng trong quy trình tuyểndụng nhân lực

1.6 Kết luận

Qua phân tích trên ta thấy công tác tuyển dụng có vai trò quan trọng đối với sự tồntại và phát triển của mọi tổ chức Trước hết tuyển dụng nhân lực có hiệu quả sẽ cung cấpcho doanh nghiệp một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồnnhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giúp doanhnghiệp thực hiện tôt các mục tiêu kinh doanh Mặt khác, tuyển dụng là khâu đầu tiên củacông tác quản trị nhân lực, chỉ khi làm tốt khâu tuyển dụng nhân lực mới có thể làm tốt cáckhâu tiếp theo Không chỉ đối với doanh nghiệp, tuyển dụng còn có vai trò hết sức quantrọng đối với người lao động và xã hội Qúa trình tuyển dụng bao gồm các bước như đãtrình bày ở trên Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng thực hiện tuyển dụngđầy đủ qua các bước mà quá trình tuyển dụng có thể được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợpvới từng doanh nghiệp và tiết kiệm thời gian, chi phí

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN THÀNH 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tiến Thành

2.1.1 Tên, địa chỉ của công ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN THÀNH

Tên giao dich:TIENTHANH PACKAGE FACTORY

Địa chỉ: KCN Quế Võ, Lô G11 Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

Ngày cấp: 20 / 12 / 1997 Nơi cấp: Công an Bắc Ninh

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 414 Tiên Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh

2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân là Xí nghiệp Giấy Tiến Thành, năm 2006, công ty Bao bì Tiến Thànhđược thành lập rồi chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tiến Thành Đây cũng là giaiđoạn bước ngoặt với sự phát triển tăng tốc của Tiến Thành Để tạo tiềm lực, tăng sứccạnh tranh, ban giám đốc công ty đã có những giải pháp chiến lược: Huy động nguồnvốn, mở rộng đầu tư Hưởng ứng chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khucông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, Công ty đã thuê 3 ha mặt bằng sản xuất tại KCN Quế

Võ Với tổng vốn đầu tư khoảng 34 tỷ đồng, Công ty triển khai đầu tư máy móc nhàxưởng, dây chuyền sản xuất hiện đại

Hiện nay nhà máy sản xuất với công suất 5 triệu m2/năm của Công ty đã đi vàosản xuất, Công ty đang tiếp tục hoàn thiện dây chuyền công nghệ in nhằm chủ độngtrong mọi công đoạn từ nguyên liệu đầu vào đến hoàn thiện sản phẩm Từ hướng đầu

tư bài bản, hiện nay Tiến Thành là một trong những đơn vị sản xuất bao bì carton hàngđầu tại khu vực miền Bắc Công ty đã cung cấp nhiều sản phẩm bao bì cho các đơn vị

Trang 36

sản xuất thiết bị điện, điện tử, thực phẩm, may mặc… ngay trong KCN Quế Võ và cáctỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên…

Song song với đầu tư máy móc thiết bị, Công ty cũng chủ động đào tạo taynghề, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân Hiện tại Công ty tạoviệc làm ổn định cho 250 công nhân với mức thu nhập bình quân 2,3 triệu đồng/người/tháng Người lao động ở đây không chỉ được chăm lo đầy đủ về vật chất mà cả đờisống tinh thần, trình độ tay nghề, kiến thức an toàn, vệ sinh lao động Từ đó TiếnThành đã từng bước tạo được hình ảnh tốt đẹp, đáng tin cậy trên thị trường Nhữngkhách hàng khi đến với Tiến Thành luôn có được tâm lý yên tâm, thoải mái bởi Công

ty xác định: Luôn cung cấp sản phẩm có chất lượng cao hơn khách hàng mong muốn;Luôn đáp ứng đúng tiến độ giao hàng; Luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản hồi củakhách hàng…

Từ một xí nghiệp quy mô nhỏ đến Công ty cổ phần Tiến Thành với quy mô sảnxuất hàng đầu tại miền Bắc đó là một lộ trình đưa thương hiệu Tiến Thành đến với thịtrường một cách bền vững Đó cũng là hành trình để Tiến Thành thực hiện triệt để phươngchâm: Chất lượng là thước đo phẩm giá mỗi người, là niềm tự hào của Công ty

Để làm được điều này, mỗi cán bộ, công nhân của Công ty tuyệt đối tuân thủcác quy trình của hệ thống quản lý ISO 9001-2008 Đồng thời, do luôn gắn quyền lợicủa người lao động vào năng suất, chất lượng sản phẩm, Tiến Thành không chỉ đảmbảo cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và ổn định cho thị trường mà còn xâydựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo sự gắn kết người lao động vớidoanh nghiệp

Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Thiết kế cung ứng, sản xuất bao bì carton và giấy Kinh doanh vật tư, thiết bị ngành giấy, ngành bao bì, ngành in, lắp đặt, chuyển giao công nghệ sản xuất giấy và bao bì Kinh doanh dịch vụ khách sạn, kinh doanh vật tư thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, đồ điện gia dụng Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ kim loại Kinh doanh vật liệu xây dựng, sắt thép

Sản phẩm chính của Công ty hiện nay đang sản xuất là thùng carton 2 lớp, 3 lớp, 5 lớp

2.1.3 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường

 Đặc điểm về sản phẩm

Để đạt chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng, chiếm lĩnh thị trường các sảnphẩm do Nhà máy sản xuất đạt các yêu cầu sau:

Trang 37

- Tất cả các sản phẩm tuân thủ quy trình của hệ thống quản lý chất lượng ISOphiên bản 2002 được xây dựng song song với quá trình xây dựng dự án và áp dụngngay khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động.

- Sản phẩm làm ra có mẫu mã đẹp

- Chất lượng, độ bền sản phẩm cao

Công ty luôn chú trọng việc thăm dò thị trường, tìm hiểu nhu cầu của từngkhách hàng để từ đó cải tiến mẫu mã, hình dáng, chất lượng, màu sắc của sản phẩmcũng như nghiên cứu chế tạo những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu cụ thể của từngkhách hàng Định hướng phát triển của Công ty trong năm 2012 và cho đến năm 2015

là sẽ tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị nhằm tăng giá trị sản phẩm từ tấm carton,

đa dạng hóa sản phẩm carton và các sản phẩm khác

Hiện tại, công ty cung cấp các sản phẩm bao bì carton 2 lớp, 3 lớp, 5 lớp với cácsóng A,B,E và cung cấp hầu hết cho các ngành nghề

 Đặc điểm thị trường

Công ty có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên trục đường quốc lộ 18 cách trung tâm

Hà Nội 30 km, giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đườnghàng không tới tất cả các địa phương trên toàn miền Bắc

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất rộng lớn, bao gồm các tỉnh BắcNinh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên…Khu vựcthị trường này có quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng cao, tập trung nhiều công ty, nhàmáy sản xuất là khách hàng của công ty Ở thị trường này công ty phải đối mặt với sựcạnh tranh rất gay gắt nhưng công ty cũng đã thiết lập được các mối quan hệ và tạođược uy tín với các công ty sản xuất thiết bị điện, điện tử, thực phẩm, may mặc…

Một số nhóm khách hàng Công ty cung cấp:

- Nhóm khách hàng thực phẩm đồ uống: Công ty cổ phần Tràng An, công ty cổphần thực phẩm Hữu Nghị, công ty Bibica, công ty thực phẩm Việt Nam, nhà máy biaNam Á, nhà máy sữa Phù Đổng, công ty Thuỷ Sản 2

- Nhóm khách hàng dược liệu, dược phẩm: Công ty cổ phần dược liệu TW 1,công ty cổ phần dược liệu TW 2, công ty cổ phần dược liệu Bắc Ninh, công ty cổ phầndược liệu Vĩnh Phúc, công ty liên doanh dược phẩm ELOGE FRANCE Việt Nam

- Nhóm khách hàng may mặc, vải sợi: Công ty TNHH NN MTV Dệt MinhKhai, công ty cổ phần may Đáp Cầu, công ty TNHH RICHWAY, công ty may ETM…

- Nhóm khách hàng sản xuất nhựa: Công ty HANEL xốp nhựa, công ty cổ phầnnhựa Hà Nội, công ty TNHH SEIYO Việt Nam…

Trang 38

- Nhóm khách hàng thiết bị điện tử: Công ty Cổ phần Điều hòa quốc tế, Công tyTNHH SANYO Việt Nam, công ty TNHH UHM Việt Nam, công ty ENDO…

- Nhóm khách hàng thủ công mỹ nghệ: Công ty cổ phần SELTA, công tyTNHH sứ Long Phương, công ty TNHH TAEYANG Việt Nam…

-Nhóm khách hàng thiết bị phụ tùng ôtô, xe máy: Công ty TNHH YAMAHAMOTOR Việt Nam, tổng công ty thiết bị điện Việt Nam, công ty TNHH TOKAITRIM Việt Nam…

- Nhóm khách hàng sản xuất đồ gia dụng, hàng tiêu dùng: Công ty cổ phần nộithất Hoà Phát Việt Nam, công ty sản xuất nến cao cấp AIDI VN, công tyVIGRACERA Hà Nội…

- Nhóm khách hàng thiết bị vật tư, văn phòng phẩm và nông nghiệp: Công tyTNHH SPINDEX Việt Nam, công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Dương, công tyTNHH 4P…

Trang 39

2.1.4 Quy trình sản xuất

Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất bao bì carton

(Nguồn: BCTC-Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần Tiến Thành)

Hoá chất,

Bột sắn

Tạo sóngGiấy Karap

Xả tấm, cán lằn

Trang 40

Nguyên liệu chính để sản xuất carton sóng là giấy Kraft có định lượng từ 300g/m2 Keo dán được pha chế từ bột sắn, xút và borat

130-Nguyên liệu giấy Kraft được đưa vào trục hướng dẫn được sấy khô trước khiphun hồ vào trục tạo sóng Thông qua các trục (rulo) dẫn tạo ra carton 3 lớp hoặc 5lớp Giai đoạn sấy khô được khống chế từng cung đoạn với các nhiệt độ khác nhau.Sấy xong carton sóng được đưa vào máy cán lằn để chia khổ và cắt theo quy định Saukhi hoàn thành giai đoạn này, bán thành phẩm sẽ được đưa vào máy in và máy bồi để

in theo yêu cầu của khách hàng và tiếp tục được đưa vào máy bế để cắt khe và tạođường gấp cho hộp carton Cuối cùng bán thành phẩm được đưa tới máy dán và máyghim để dán và ghim lại với nhau tạo thành thành phẩm

Ngày đăng: 28/06/2014, 06:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trịnhân sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
[2]. ThS Bùi Hoàng Lợi, Quản trị nhân lực, Tủ sách nhà quản trị doanh nghiệp, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, HCM – 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân lực
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
[3]. Trần Minh Nhật, Giáo trình Phương pháp sử dụng nguồn nhân lực, NXB Thời đại, TP HCM, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp sử dụng nguồn nhân lực
Nhà XB: NXB Thờiđại
[4]. PGS.TS. Lê Văn Tâm và PGS.TS. Ngô Kim Thanh, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trịdoanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
[7]. Tài liệu tham khảo trên Internet:http://www.tailieu.vn Link
[6]. Các tài liệu của Công ty cổ phần Tiến Thành Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Tuyển dụng với các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực.........Error: - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Sơ đồ 1.1. Tuyển dụng với các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực.........Error: (Trang 3)
Hình  thực  hiện  công - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
nh thực hiện công (Trang 11)
Sơ đồ 1.2. Quá trình tuyển mộ nhân lực - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Sơ đồ 1.2. Quá trình tuyển mộ nhân lực (Trang 19)
Sơ đồ 1.3. Quy trình tuyển chọn nhân lực - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Sơ đồ 1.3. Quy trình tuyển chọn nhân lực (Trang 25)
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất bao bì carton - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất bao bì carton (Trang 37)
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy của Công ty cổ phần Tiến Thành - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy của Công ty cổ phần Tiến Thành (Trang 39)
Bảng 2.1.  Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn (Trang 42)
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính (Trang 43)
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo tính chất lao động - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo tính chất lao động (Trang 44)
Bảng 2.5. Tình hình biến động nhân sự của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Bảng 2.5. Tình hình biến động nhân sự của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 (Trang 45)
Bảng 2.6. Năng lực tài chính của Công ty trong giai đoạn 2009 – 2011 - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Bảng 2.6. Năng lực tài chính của Công ty trong giai đoạn 2009 – 2011 (Trang 46)
Sơ đồ 2.3. Quy trình tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Tiến Thành - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Sơ đồ 2.3. Quy trình tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Tiến Thành (Trang 54)
Bảng 2.9. Kết quả tuyển dụng nhân sự của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Bảng 2.9. Kết quả tuyển dụng nhân sự của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 (Trang 66)
Bảng 2.10. Kết quả tuyển dụng nhân sự của Công ty phân theo nguồn tuyển dụng - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Bảng 2.10. Kết quả tuyển dụng nhân sự của Công ty phân theo nguồn tuyển dụng (Trang 69)
Bảng 2.11. Chi phí tuyển dụng của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Bảng 2.11. Chi phí tuyển dụng của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 (Trang 70)
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu trong giai đoạn 2013 - 2015 - Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu trong giai đoạn 2013 - 2015 (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w