Đặc điểm về lao động của Công ty

Một phần của tài liệu Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc (Trang 41 - 46)

Công ty đã ý thức được rằng yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp, việc phân công và bố trí lao động đúng ngành nghề, đúng chuyên môn sẽ phát huy được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Hàng năm Công ty luôn có bản theo dõi về lao động trong đó chỉ rõ về tổng số lao động, trình độ lao động, kết cấu lao động...

2.1.6.1 Cơ cấu lao động

 Cơ cấu theo trình độ lao động

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Đơn vị: Người

Năm 2009 2010 2011

Trình độ (người)Sl Tỷ lệ(%) (người)Sl Tỷ lệ(%) (người)Sl Tỷ lệ(%)

Đại học, cao đẳng 25 11,36 27 11,64 30 12

TC, CNKT 138 62,73 146 62,93 160 64

LĐPT 57 25,91 59 25,43 60 24

Tổng 220 232 250

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Đội ngũ lao động của Công ty có chất lượng khá cao và tăng dần qua các năm. Cụ thể lao động của Công ty tăng từ năm 2009 là 220 người đến năm 2011 là 250 người, trong đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng từ 25 người năm 2009 lên đến 30 người năm 2011, lao động có trình độ trung cấp và CNKT tăng từ 138 người năm 2009 lên đến 160 người năm 2011, số lao động phổ thông cũng tăng lên nhưng tỷ trọng của nó lại giảm nhẹ qua các năm. Sự biến động này là hoàn toàn hợp lý với yêu cầu của thực tế sản xuất kinh doanh trong việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và môi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chủ yếu là lao động gián tiếp và được phân công làm việc trong các bộ phận phòng ban chuyên trách. Số lao động có trình độ trung cấp và CNKT luôn chiếm tỷ trọng cao vì công ty luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật, chú trọng đầu tư máy móc và trang thiết bị tiên tiến vào sản xuất bao bì carton nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, do đó đòi hỏi lao động phải có đủ kỹ năng và trình độ để nhận thức công nghệ cũng như vận hành máy móc thiết bị. Trong cơ cấu lao động của công ty, lao động phổ thông luôn chiếm một vị thế nhất định đảm bảo cho hoạt động của nhà máy sản xuất bao bì.

 Cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Từ 18 - 30 117 53,18 124 53,45 137 54,8 Từ 30 - 40 70 31,82 70 30,17 72 28,8 Từ 40 - 50 30 13,64 35 15,09 38 15,2 Trên 50 3 1,36 3 1,29 3 1,2 Tổng 220 232 250 (Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Theo độ tuổi thì công ty có lượng lao động trẻ và dồi dào, đây là một trong những lợi thế của Công ty trong sản xuất cũng như trong kinh doanh. Lao động dưới 30 tuổi luôn chiếm tỷ lệ trên 50%. Đây là một lợi thế rất đáng kể của Công ty để thực hiện những mục tiêu trong tương lai và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường vì những người trẻ tuổi luôn nhiệt huyết, năng động và dễ thích nghi với sự thay đổi. Tuy vậy, đội ngũ nhân viên này đặt ra thách thức cho Công ty vì ít kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng chưa chín muồi, chưa thành thạo và rất hay để ra sai sót trong quá trình làm việc.

Năm 2009 số lao động có độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm 45,46%, năm 2010 là 45,26 năm 2011 là 44%. Đây là những người có năng lực trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, vì vậy trong công việc họ là lực lượng chủ chốt.

Số lao động có độ tuổi trên 50 trung bình từ năm 2009 đến năm 2011 chiếm tỷ lệ rất thấp, năm 2009 chiếm 1,36%, năm 2010 chiếm 1,29%, năm 2011 chiếm 1,2%. Tuy nhiên số lao động này đa phần giữ vững chức vụ chủ chốt, quan trọng trong Công ty.

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, lao động trẻ năng động, sáng tạo trong công việc luôn giữ một vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của Công ty. Tuy nhiên Công ty cần có sự đan xen giữa các lao động để bổ sung hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm làm việc, kiến thức kỹ năng chuyên môn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

 Cơ cấu lao động theo giới tính

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính

Đơn vị: Người

Giới tính Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Nam 140 63,64 154 66,38 175 70

Nữ 80 36,36 78 33,62 75 30

Tổng 220 232 250

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Nhìn chung lực lượng lao động nam của Công ty luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với nữ và tăng dần qua các năm, điều này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty đòi hỏi lượng lao động kỹ thuật và vận chuyển nhiều để đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty. Cụ thể năm 2009 lao động nam chiếm tỷ trọng 63,64% trong khi ở nữ con số này là 36,36%; năm 2010 tỷ trọng lao động nam trong tổng số lao động là 66,38% tăng 2,74%, tỷ trọng lao động nữ là 33,62%; năm 2011, tỷ trọng lao động nam là 70% tăng 3.62%, tỷ trọng lao động nữ là 30%. Lao động nữ chủ yếu tập trung ở khối văn phòng, đảm nhận các vị trí công việc kế toán, hành chính nhân sự, và công nhân ở các tổ hoàn thiện, các tổ có tính chất công việc nhẹ nhàng.

 Cơ cấu lao động theo tính chất lao động

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo tính chất lao động

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Lao động trực tiếp 193 87,73 203 87,5 220 88

Lao động gián tiếp 27 12,27 29 12,5 30 12

Tổng 220 232 250

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Năm 2009, tổng số lao động của Công ty là 220 lao động, trong đó số lao động gián tiếp là 27 người chiếm 12,27%. Năm 2010 số lao động của Công ty là 232 người (tăng lên 12 người so với năm 2009, số lao động trực tiếp tăng 10 người, số lao động gián tiếp tăng 2 người), trong đó số lao động trực tiếp là 203 người chiếm 87,5% và số lao động gián tiếp là 29 người chiếm 12,5%. Đến năm 2011, số lao động trong toàn

Công ty là 250 người (tăng 18 người so với năm 2010, số lao động trực tiếp tăng 17 người, số lao động gián tiếp tăng 1 người), trong đó số lao động trực tiếp là 220 người chiếm 88%, số lao động gián tiếp là 30 người chiếm 12%.

Nhìn chung trong cả 3 năm, cơ cấu lao động của công ty luôn có sự chênh lệch rất lớn về tỷ trọng của lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Số lao động trực tiếp luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn ở mức trên 80% còn số lao động gián tiếp lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Khoảng chênh lệch này ở một mức độ nào đó thể hiện sự tinh lọc bộ máy quản trị của Công ty, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí, tránh sự cồng kềnh, rườm rà.

Tóm lại, số lượng và cơ cấu lao động của Công ty là khá phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Trình độ lao động của công nhân trong Công ty khá cao và đã phần nào đáp ứng được yêu cầu công việc đối với từng độ tuổi khác nhau và các giới khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có thể thực hiện được những mục tiêu của mình. Trong thời gian tới với việc mở rộng thêm hoạt động sản xuất thì lao động cần phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng mới đáp ứng được và cạnh tranh với các Công ty khác.

 Tình hình biến động nhân lực tại Công ty

Bảng 2.5. Tình hình biến động nhân sự của Công ty giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm Số lao động đầu kỳ báo cáo

Số lao động tăng trong kỳ Số lao động giảm

trong kỳ Số lao động cuối kỳ báo cáo Tuyển ngoài Đề bạt và thuyên chuyển Hưu trí Thôi việc và chuyển công tác 2009 210 18 0 0 8 220 2010 220 19 2 2 5 232 2011 232 26 2 0 8 250 (Nguồn: Phòng hành - chính nhân sự)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động tại Công ty luôn có sự biến động qua các năm. Năm nào Công ty cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân lực và con số tuyển dụng cũng tăng dần qua các năm. Năm 2010 số lao động của Công ty tăng 5,5% tương ứng với 12 lao động . Năm 2011 số lao động của Công ty tăng 7,8% tương ứng với 18 lao động. Trong 3 năm từ 2009 đến 2011 Công ty đã tuyển mới 63 lao động , số lao động dừng công tác ở công ty là 23 người. Trong số lao động dừng công tác ở Công ty, số lao động nghỉ hưu trí là 2 người chiếm 8,7%, số lao động thôi việc và

chuyển công tác là 21 người chiếm 91,3% chủ yếu là lao động phổ thông mới vào làm, có thâm niên công tác tại Công ty từ 1 – 2 năm. Nguyên nhân gây ra tình trạng lao động nghỉ việc tại Công ty là do thu nhập bình quân của người lao động khi làm việc tại Công ty so với mặt bằng chung thì thấp hơn các công ty cùng ngành nghề, mặt khác với giá cả, chi phí đang gia tăng hiện nay rất khó để thu hút và giữ chân người lao động. Nguyên nhân thứ hai là do thị trường lao động được mở rộng, hàng loạt các khu công nghiệp ra đời, kéo theo là sự đầu tư ồ ạt của nước ngoài vào Việt Nam, do đó người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn với điều kiện làm việc hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành doc (Trang 41 - 46)