2 10/09 S 11/10 CLTL%CL TL%
3.1.3. Các giải pháp thực hiện
3.1.3.1. Công tác phát triển mặt hàng và thị trường
- Ổn định và khai thác thêm nguồn hàng từ khách hàng hiện tại.
- Tổ chức và hoàn thiện bộ phận tiếp thị tạo nguồn hàng mới từ khách hàng tiềm năng. - Phát triển kinh doanh thương mại.
- Phát triển thị trường cho các sản phẩm mới.
- Hoàn thiện chiến lược marketing: Nghiên cứu phân tích thị trường, dịch vụ chăm sóc khách hàng, các chính sách chiết khấu bán hàng, chương trình khuyến mãi, quảng bá thương hiệu sản phẩm.
3.1.3.2. Định hướng đầu tư và phát triển
- Tập trung đầu tư máy móc thiết bị, giảm suất tiêu hao nhiên liệu chi phí sửa chữa để nâng cao năng lực cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm trong giai đoạn kinh tế thị trường.
- Lựa chọn nhân lực có khả năng quản lý, tiếp thị, phát triển khách hàng.
- Củng cố, hoàn thiện Công ty theo hướng hiện đại hoá, áp dụng công nghệ mới về đào tạo, gắn quá trình đào tạo với công nhân viên để phát triển Công ty ngày càng vững mạnh.
- Tổ chức mở rộng và phát triển mới việc kinh doanh các sản phẩm mới để tối đa hoá giá trị gia tăng trên một đồng lợi nhuận.
3.1.3.3. Công tác tài chính
- Cân đối mục tiêu trước mắt và lâu dài để hiện thực hóa lợi nhuận khi chưa có đủ nguồn lực đầu tư hoặc đầu tư chưa hiệu quả; giảm thiểu mất cân đối vốn trong giai đoạn lãi vay tăng cao.
- Thực hiện cơ cấu lại vốn theo chỉ đạo định hướng của hội đồng quản trị, đặc biệt là vốn đầu tư và mô hình hoạt động để nâng cao hiệu quả.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các định chế tài chính nhằm tìm kiếm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo định hướng phù hợp từng giai đoạn, mang lại hiệu quả kinh tế sớm nhất.
- Kiểm soát chặt chẽ các khoản mục chi phí, phân bổ phù hợp để phản ánh chân thực kết quả kinh doanh từng lĩnh vực; đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển tiền hàng về Công ty; quản lý dòng t i ền theo nguyên tắc tập trung tài chính, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
-Tăng cường quản lý công nợ, dự phòng tài chính để hạn chế rủi ro trong điều kiện cạnh tranh ngày càng cao.
3.1.3.4. Công tác sắp xếp hoàn thiện tổ chức bộ máy
- Cải tiến triệt để công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ chi phí để tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và nâng cao cổ tức cho cổ đông.
- Rà soát, điều chỉnh bổ sung và ban hành mới các quy định thiết thực đối với hoạt động thường xuyên; xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với quá trình đầu tư mới các máy móc thiết bị.
- Xây dựng hệ thống quản trị minh bạch, sử dụng các chương trình PM để quản lý các hoạt động kinh doanh nòng cốt; phản ánh chân thực, đúng bản chất các hoạt động của Công ty, từ đó có biện pháp điều hành phù hợp, phát hiện sớm và khắc phục nhanh các hậu quả có thể xảy ra trong bối cảnh thị trường ngày càng khó khăn, phức tạp.
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách khoa học từ đầu vào cho đến đầu ra. Đầu tư thêm trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Công ty sẽ tiếp tục thực hiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001, phiên bản 2008.
- Tổ chức cá c lớp huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động, thường xuyên kiểm tra công tác an toàn - vệ sinh lao động.
- Sắp xếp lại lực lượng lao động hợp lý, hiệu quả. Chọn lọc, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ có đủ khả năng quản lý doanh nghiệp ngày càng phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Đào tạo lực lượng công nhân có trình độ tay nghề, năng suất lao động cao thông qua công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng với chế độ chính sách hợp lý.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, phát huy tối đa các hoạt động đoàn thể, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.