Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 (Trang 81 - 87)

II. Các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động theo ngành

2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực

2.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề

Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh có trên 30 trường và các cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 22 cơ sở công lập, 9 cơ sở đào tạo tư thục, ngoài ra còn 7 doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề. Mặc dù, số lượng cơ sở đào tạo nghề phát triển nhưng lại phân bố không đồng đều, chỉ tập trung ở thành phố, thị xã, còn các huyện miền núi hầu như chưa có cơ sở đào tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần chú trọng trong công tác quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề.

Công tác quy hoạch phải đảm bảo mở rộng mạng lưới đào tạo nghề cả về quy mô và chất lượng, mở rộng ngành nghề đào tạo phù hợp vói quy hoạch các khu công nghiệp.

Triển khai và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập để thu hút các cá nhân thành lập các cơ sở dạy nghề, tập trung đào tạo một số ngành nghề mũi nhọn như: công nghệ viễn thông, gò, hàn,…và một số ngành nghề có sử dụng nhiều lao động như: dệt, may, chế biến nông sản, thuỷ sản, thương mại, du lịch và các nghề phục vụ công tác xuất khẩu lao động.

Khuyến khích xây dựng các cơ sở dạy nghề thủ công mỹ nghệ ở nông thôn. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề cho người lao động: đào tạo tại

chỗ, đào tạo tại các cở sở của doanh nghiệp, đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, con em người dân tộc thiểu số được học nghề, nhân rộng mô hình dạy nghề với tạo việc làm tại chỗ.

Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động dạy nghề, tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm làm thay đổi nhận thức trong gia đình xã hội, giúp người dân thấy được học nghề là tạo điều kiện thuận lợi để có việc làm, thu nhập cho bản thân và gia đình ổn định cuộc sống. Bổ sung hoàn thiện các chính sách hộ trợ để người lao động có nhu cầu đều được tham gia học nghề.

2.2.Tăng cường cở sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo nghề

Mở rộng quy mô dạy nghề, bố trí hợp lý và cấp đủ mặt bằng không gian theo quy định cho các cơ sở vào năm 2006; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để nâng thời gian học thực hành lên từ 65% - 75% quỹ thời gian đào tạo nghề, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt tiêu chuẩn quy định vào năm 2008.

Phát triển mạng lưới, nâng tổng số cơ sở dạy nghề đến năm 2010 lên hơn 40 đơn vị, phân bổ đều ở các huyện, thị, thành với quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 21.000 học sinh.

Các ngành và đoàn thể có kế hoạch tăng cường đầu tư vốn, nâng cấp về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề hiện có, đảm bảo cho yêu cầu dạy nghề của người lao động.

2.3 .Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề

Chất lượng giáo viên là một trong các nhân tố quyết định chất lượng đào tạo nghề, nâng cao trình độ giáo viên tạo điều kiện cải thiện chất lượng dạy và học góp phần tăng năng lực cho đội ngũ lao động mới về chuyên môn kỹ thuật.. tác động trực tíêp đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Vì vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần:

Tăng cường đào tạo kỹ năng dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề, cải tiến chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tăng tỷ trọng thực hành sư phạm kỹ thuật và tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học thực hành trong quá trình đào tạo. Tăng cường kỹ năng nghề, kỹ năng dạy học thực hành nghề của người giáo viên, gửi giáo viên đến các cơ sở sản xuất để họ cập nhật công nghệ mới.

Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng đạt trình dộ chuẩn bậc học về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi ở các địa phương khác ở nước ngoài để nâng cao trình độ.

Về nội dung chương trình giảng dạy: Xây dựng và hoàn thiện chương trình giảng dạy theo quy định của Bộ lao động thương binh xã hội, tiếp nhận ý kiến đóng góp của học sinh, của doanh nghiệp về nội dung chương trình học. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận thị trường: thị trường lao động cần gì? Đòi hỏi gì ở người lao động? Tổ chức cho sinh viên thực tập cơ bản tại xưởng trường và thực tập nâng cao tại các cơ sở sản xuất. Các trường thực hiện liên kết với các cơ sở sản xuất nhằm tạo ra môi trường, điều kiện để học sinh, sinh viên được tiếp cận với các thiết bị máy móc, các quy trình công nghệ tiên tiến mà trường chưa có.

2.4. Gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho người lao động

Phối hợp giữa trường, các trung tâm đào tạo nghề với doanh nghiệp cở sở sản xuất kinh doanh, để hợp đồng đào tạo nghề theo địa chỉ. Có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề tạo điều kiện để học sinh được thực tập tại cơ sở sản xuất, khi học sinh ra trường có việc làm ngay tại cơ sở thực tập đó.

Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, kêu gọi đầu tư thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để tạo mở và giải quyết việc làm cho lao động.

Tăng cường năng lực của các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm làm tốt công tác dạy nghề với cung ứng lao động, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để nắm thông tin về thị trường lao động trong và ngoài tỉnh để từ đó có kế hoạch giải quyết việc làm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là hoạt động không những đem lại mức gia tăng thu nhập cho người lao động mà còn là hoạt động góp phần thúc đẩy chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, vì phần lớn lao động di xuất khẩu đều là lao động ở khu vực nông nghiệp. Hoạt động xuất khẩu rút bớt lao động nông nghiệp, tỷ trọng lao động có xu hướng giảm khi lượng lao động đi xuất khẩu càng lớn. Vì vậy để tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian tới tỉnh cần:

Triển khai đồng bộ công tác xuất nhập khẩu đến từng cơ sở, các cơ quan liên quan đến công tác xuất nhập khẩu. Thường xuyên mở các chương trình đối thoại với người tham gia xuất khẩu lao động, thông báo rõ cơ cấu ngành nghề, mức thu nhập trách nhiệm và quyền lợi của người lao động.

Nâng cao chất lượng thẩm định các đơn hàng của các tỏ chức doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu. Thực hiện đào tạo nghề dạy tiếng nước ngoài cho người lao động tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Đào tạo nghề phải đáp ứng được 4 tiêu chuẩn: ngoại ngữ, văn hoá, phong tục tập quán, pháp luật của nước sở tại và kỹ năng nghề nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu phù hợp với quá trình phát triển, với quy luật vận động của xã hội. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia với những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau trong từng thời điểm khác nhau.

Đối với tỉnh Phú Thọ, vốn là một tỉnh phát triển dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng những năm gần đây đã có những bước tiến trong chuyển dịch cơ cấu lao động, kết quả đạt được là một cơ cấu lao động tiến bộ và phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu theo ngành của Phú Thọ còn chậm, còn bất hợp lý vì vậy trong giai đoạn tới tỉnh Phú Thọ cần phải tích cực chủ động tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành hơn nữa để thúc đẩy tỉnh phát triển theo đúng định hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Lực lượng lao động Phú Thọ có quy mô lớn có thể cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp giản đơn, các ngành sản xuất cần nhiều lao động. Vì vậy lao động Phú Thọ cần kết hợp với những lợi thế so sánh về tài nguyên, khoáng sản tạo ra thế mạnh để thu hút vốn đầu tư và công nghệ phát triển.

Đảng và chính quyền tỉnh cần áp dụng các biện pháp có tính chiến lược và ưu tiên để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chính trị của tỉnh uỷ Phú Thọ năm 2007

2. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Chủ biên PGS. TS Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu, NXB ĐHKTQD năm 2008

3. Giáo trình Nguồn nhân lực. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Tiệp, NXB Lao động

4. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

5. Điều tra lao động việc làm Phú Thọ năm 2001- 2007 6. Niên giám thông kê của tỉnh Phú Thọ

7. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chủ biên PGS.TS Bùi Tất Thắng, NXB khoa học xã hội.

8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam. Chủ biên Đỗ Hoài Nam. NXB khoa học xã hội

9. Và một số bài báo về chuyển dịch cơ cấu lao động đăng trên các tạp chí: Lao động và công đoàn, kinh tế và dự báo

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w